Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tl ttvđ vận động chính phủ ban hành chính sách cải tạo và bảo trì hệ thống lọc nước ngọt ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.91 KB, 10 trang )

Mục lục

I. Phân tích đề án vận động chung của nhóm....................................................1
1.1.Nội dung đã làm được.................................................................................1
1.2.Nội dung chưa làm được.............................................................................2
1.3.Phần nội dung thay đổi................................................................................5
II. Thiết kế sản phẩm truyền thông giúp truyền tải thông điệp.........................7
Bài đăng Facebook:...........................................................................................7
Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................9


I. Phân tích đề án vận động chung của nhóm.
1.1.Nội dung đã làm được
Trước tình hình các tỉnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đang chịu
ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, hạn hạn và ngập mặn. Nhóm đã phân tích và
lựa chọn một đề án vận động khá mới mẻ, mang tính thời đại và thời sự: “Vận
động chính phủ ban hành chính sách cải tạo và bảo trì hệ thống lọc nước
ngọt ở Đồng bằng sơng Cửu Long”. Xâm nhập mặn là vấn đề khá nóng và
được sự quan tâm của rất nhiều người. Đặt ra những yêu cầu bức thiết để có
thể giải quyết và khắc phục hậu quả của thiên tai gây ra. Nhóm đã đưa ra vấn
đề cấp bách hiện tại là phải có đủ lượng nước ngọt phục vụ nhu cầu thiết yếu
của người dân các vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long để nhân dân yên tâm lao
động sản xuất.
Đề tài nhóm đưa ra có tính thời sự và là giải pháp khá tốt trong việc
khắc phục hậu quả của hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng Bằng Sơng
Cửu Long.
Nhóm đã xác định rõ đối tượng của vận động chính sách chỉ dõ đối
tượng đích mà nhóm hướng đến là thủ tướng chính phủ nước cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Để xây dựng một thông điệp hiệu quả đối với các nhà lãnh đạo nhóm
đã xây dựng và đưa ra thơng điệp “một phút”.


Nhóm đã xây dựng được mạng lưới đồng minh là các tổ chức, cá nhân
có cùng mục tiêu.
Đưa ra được các bản kế hoạch thực hiện đầy đủ và khá chi tiết ở từng
phần mục. chỉ dõ các mục tiêu cần làm và đánh giá từng mục tiêu cụ thể qua
các chỉ số về thời gian, nguồn lực cần thiết, kết quả mong muốn đạt được và
người chịu trách nhiệm của từng hoạt động xây dựng trong mục tiêu đề ra.
Nhóm đã xây dựng bảng kế hoạch giám sát và đánh giá các hoạt động
mà nhóm làm thơng qua các chỉ số, phương pháp đánh giá, thời gian đánh giá,
người thực hiện, mức độ hoàn thành, các nhận xét và khuyến nghị . Bảng kế
1


hoạch nhóm xây dựng giúp nhóm có thể quản lý thời gian hoàn thành các mục
tiêu đề ra cũng như các lỗi phát sinh khi thực hiện các mục tiêu đó để có thể
kịp thời sửa chữa, thay đổi, điều chỉnh tìm ra giải pháp phù hợp.
1.2.Nội dung chưa làm được
1.2.1.Mục đích, mục tiêu và giải pháp vận động
a.Mục đích vận động
Nhóm đưa ra mục đích của nhóm là: “Cải tạo hệ thống lọc nước ngọt
để đảm bảo cho người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đủ nước ngọt để
sinh hoạt và sản xuất”. Mục đích này chưa thực sự tốt bởi mục đích của nhóm
chỉ đề ra chứ chưa xác định dõ thời gian hồn thành của mục đích và mục
đích của nhóm khơng phù hợp với đề tài nhóm vận động: ‘Vận động chính
phủ ban hành chính sách cải tạo và bảo trì hệ thống lọc nước ngọt ở Đồng
bằng sơng Cửu Long”
Mục đích của nhóm đề ra là chưa đủ với đề tài mà nhóm muốn vận
động. trên đề tài nhóm muốn chính phủ có chính sách để cải tạo và bảo trì hệ
thống lọc nước ngọt nhưng đến phần mục đích nhóm chỉ có mục đích là: “Cải
tạo hệ thống lọc nước”
b.Mục tiêu vận động

Nhóm đưa ra các mục tiêu:
Mục tiêu 1 : Tìm hiểu thực trạng
Mục tiêu 2 : Tìm và kêu gọi nguồn ủng hộ.
Mục tiêu 3 : Tạo dư luận xã hội
Mục tiêu 4 : Tác động vào Thủ tướng và những người có khả năng
Các mục tiêu nhóm đưa ra chưa đầy đủ nội dung. Nhóm phải xác định
được các mục tiêu đó cần phải là kết quả đo lường được, có thể đạt được
trong một khoảng thời gian cụ thể và các mục tiêu đó phải giúp nhóm thực
hiện được mục đích của mình. Tất cả các mục tiêu của nhóm đề ra đều chưa
có khung thời gian cụ thể.

2


Trong các mục tiêu bên trên nhóm đưa ra mục tiêu: “Tìm hiểu thực
trang”. Mục tiêu này dường như khơng phù hợp với mục đích mà nhóm đề ra.
Để xây dựng một đề án vận động trước hết cần biết vấn đề xã hội đó đã có
những văn bản chính sách đã ban hành. Cần xem xét và sửa lại mục tiêu cho
phù hợp và hợp lý. Trong phần bảng kế hoạch hoạt động nhóm chỉ nói đến
phần tìm hiểu thực trạng nhà máy nước ở đó mà khơng nhắc đến việc tìm và
kiểm tra xem đã có chính sách nào liên quan đến vấn đề nhóm vận động chưa.
Nếu có rồi thì chính sách đó thiếu sót ở đâu. Cần chỉ ra và phân tích một cách
đầy đủ và cặn kẽ.
Ở mục tiêu 2: “Tìm và kêu gọi nguồn ủng hộ” nhóm có tìm hiểu các tổ
chức/cá nhân có khả năng ủng hộ. mục tiêu này không hợp ý theo logic có thể
tạo dưu luận xã hội sau trước sau đó tổ chức sẽ thơng qua dư luận để tìm kiếm
đồng minh (có thể có tổ chức, cá nhân là đồng minh sẽ tìm đến tổ chức của
nhóm). Vì có dư luận xã hội các hoạt động của tổ chức tại Đồng Bằng Sông
Cửu Long sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn và từ đó có thể thực hiện mục tiêu:
“Tìm và kêu gọi nguồn ủng hộ” (nhân lực và tài chính ) đễ ràng hơn.

Mục tiêu 3: “Tạo dư luận xã hội” nhóm có đưa ra hai hoạt động đó là
hoạt động: In poster tuyên truyền, lập fanpage trên các trang mạng xã hội
( facebook, instagram,... ). Lên kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh và Tổ chức
triển lãm ảnh. Mục tiêu này của nhóm khơng đủ tạo dư luận xã hội . Để có thể
vận động thành cơng đề án của nhóm thì nhóm cần sử dụng thêm một số hoạt
động xã hội khác . Có thế tổ chức nhạc hội, cuộc thi ảnh …. Và nhiều hình
thức khác để tạo môi trường ủng hộ cho tổ chức.
Mục tiêu 4 của nhóm cũng khơng được rõ ràng: “Tác động và Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc và những người có khả năng, bên cạnh Thủ tướng
nhằm ban hành chính sách” trong bảng kế hoạch hoạt động nhóm có đưa ra
hai hoạt động: Sử dụng quan hệ  để tiếp cận Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó cố gắng liên lạc và thuyết phục họ sắp xếp một buổi gặp với ông Phúc
và Gửi thư, thông điệp đến ông Phúc, mong muốn gặp để trình bày dự án và
3


dự thảo ban hành chính sách mới. Hai hoạt động trên chỉ có mục đích nhằm
gặp được đối tượng đích của vận động . Muốn để đề án của nhóm vận động
đem lại kết quả tốt đẹp thì sử dụng thêm những hoạt động những ý tưởng để
đề án vấn động có thể đến được với đối tượng đích và đối tượng đích nhất
định phải xem và có ấn tượng với đề án mà nhóm muốn thực hiện.
c.Giải pháp vận động
Nhóm chưa đưa ra được các chiến lược vận động cho từng mục tiêu.
1.2.2.Đối tượng vận động và các bên liên quan
Nhóm chỉ đưa ra đối tượng đích của nhóm hướng đến vận động mà
chưa phân tích dõ ràng đối tượng sơ cấp và đối tượng thứ cấp trong đề tài
nhóm vận động.
Bên cạnh đó cần xác định dõ các bên liên quan trực tiếp tới vấn đề
nhóm vận động từ đó để xác định được phe đồng minh và phe đối lập. Nhóm
chưa phân tích tới các nhóm: Nhóm bảo thủ, Nhóm đối tác/đồng minh, nhóm
người hưởng lợi, nhóm hoạch đinh chính sách. Mặc dù các nhóm khơng phải

là đối tượng vận động nhưng vẫn cần phải phân tích để có một hướng đi tốt
cho đề án vận động.
1.2.3.Xây dựng thơng điệp
Trong thơng điệp nhóm xây dựng có đưa ra thơng điệp có cấu trúc một
phút . Tuy nhiên nhóm chỉ đưa ra phần: Lời tuyên bố, Bằng chứng và phần
hành động mong muốn của nhóm trong khi phần ví dụ cụ thể của thơng điệp
thì nhóm chưa đưa ra được. Vì vậy thơng điệp nhóm đưa ra thiếu thuyết phục
đối với người nhận thông điệp.
1.2.4. Đồng minh và mạng lưới
Nhóm đã nêu ra được một số tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực: Tổ
chức NGOIC, tổ chức WARECOD, tổ chức AFEO (Tổ chức Hành động vì
Mơi trường, Actions for Environment Organization, viết tắt: AFEO) tuy nhiên
chưa chỉ ra được các đối tác trên tổ chức nào có thể tham gia liên minh cùng
với tổ chức của nhóm và chưa chỉ ra được tổ chức nào có thể ảnh hưởng tiêu
4


cực tới nỗ lực vận động của nhóm (nhóm chống đối). Phân tích đánh giá thật
đúng năng lực của các tổ chức trên xã định dõ tổ chức nào có khả năng lôi
kéo tham gia vào khối liên minh. Tổ chức nào ở phe trung lập và tổ chức nào
ở phe đối lập.
Trong phần đồng minh và mạng lưới nhóm khơng nhắc tới các cá nhân
có ảnh hưởng tới xã hội. các cá nhân là nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên… Nhưng
trong bảng kế hoạch hoạt động nhóm lại chỉ ra một số ca sĩ, người mẫu, và
Mc có sự ủng hộ làm đồng minh của nhóm.
1.3.Phần nội dung thay đổi
1.3.1. Vấn đề cần vận động
Cải tạo và bảo trì hệ thống lọc nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
1.3.2.Mục đích vận động
Vận động chính phủ ban hành chính sách cải tạo và bảo trì hệ thống lọc

nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. 
1.3.2.Các mục tiêu cần thực hiện để đạt được mục đích đó
Mục tiêu 1: Tác động nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ chính
quyền địa phương về tầm quan trọng của việc nâng cấp, bảo trì hệ thống lọc
nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Mục tiêu 2: Tạo môi trường ủng hộ mục đích vận động
Mục tiêu 3: Bộ trưởng bộ Tài Nguyên Và Môi Trường Trần Hồng Hà
ký văn bản dự thảo và trình lên thủ tướng chính phủ
Mục tiêu 4: Chính phủ nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
thơng qua và thủ tướng chính phủ Nguyễn Xn Phúc ký.
1.3.3. Đối tượng vận động
- Đối tượng đích: Ơng Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người có quyền trực tiếp ban hành chính sách.
- Nhóm đối tượng cấp 1/sơ cấp:
+ Thủ tướng
5


+Bộ trưởng bộ tài ngun và mơi trường
- Nhóm đối tượng cấp 2 /thứ cấp:
+Uỷ ban nhân dân các tỉnh Đồng Bằng Sơng Cửu Long
+Các tổ chức phi chính phủ
+Các tổ chức nước ngồi….
1.3.4. Thơng điệp “ 1 phút ” :
Lời tun bố:
Cần có chính sách cải tạo và nâng cấp hệ thống lọc nước để có thể sống
chung với hạn mặn trong tương lai. Thiên nhiên không nhân nhượng với bất
kì mảnh đất nào, hạn mặn sẽ cịn kéo dài và chúng ta phải chủ động hòa nhập
sống chung với nó, hướng tới một tương lai phát triển bền vững.
Bằng chứng:

Nếu như hạn mặn 2016 đạt kỷ lục 100 năm mới có một lần thì năm
2020 là năm đã phá vỡ mọi kỷ lục ấy, 10/13 tỉnh ở ĐBSCL bị nhiễm mặn, 5
tỉnh cơng bố tình huống khẩn cấp.
Ví dụ:
Hiện nay, ở một số nơi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nước sinh hoạt
đang có giá 200.000đ/khối. Ơng Nguyễn Thế Hải (Cần Giộc-Long An) chia
sẻ: Giá mua nước ngọt hiện từ 150.000 đến 200.000 đồng/khối. Với một gia
đình trung bình 4 - 5 người, thì mỗi tháng phải chi ra ít nhất là hơn 1 triệu
đồng tiền mua nước ngọt, cao hơn gấp 4 lần tiền mua gạo. “Vì phải bỏ số tiền
lớn ra mua nước ngọt, nên hầu như gia đình nào cũng phải tính cách sử dụng
sao cho tiết kiệm nhất cho thể. Chẳng hạn, sử dụng lại nước vo gạo để lại tưới
cây, hay cho vật ni uống, cịn nước tắm rửa của các thành viên trong nhà thì
phải dùng nước mặn, sau đó rửa sơ lại bằng nước ngọt”.
Hành động mong muốn:
 Hãy ban hành chính sách cải tạo và bảo trì hệ thống lọc nước ngọt ở
vùng bị hạn mặn vì một tương lai sống chung với hạn mặn từ thiên nhiên.

6


II. Thiết kế sản phẩm truyền thông giúp truyền tải thông điệp.
Bài đăng Facebook:
NƯỚC NGỌT GIÁ “MẶN”
VÀ VẤN ĐỀ ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU
(cải tạo và bảo trì hệ thống lọc nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long)
Hạn mặn khốc liệt đang uy hiếp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Xâm nhập mặn đã đi sâu vào đất liền hơn 50 km và dự báo sẽ còn xâm nhập
sâu hơn nữa. Hiện tình trạng thiếu nước ngọt đang xảy ra trên diện rộng, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân.
Vấn đề thiếu hụt nguồn nước ngọt tác động hết sức tiêu cực đến mọi

mặt đời sống kinh tế xã hội của người dân nơi đây. hiện nay một số nơi ở
ĐBSCL, nước sinh hoạt đang có giá lên đến 200.000 đồng/khối (mức giá cao
gấp hàng chục lần so với giá nước sinh hoạt ở đô thị), thậm chí chính quyền
địa phương phải dùng xe chở nước cho người dân giải hạn. "Năm nay mưa trễ
hơn 1 tháng, tất cả những bể chứa nước ngọt của người dân trong vùng đều đã
cạn khơ. Trung bình mỗi ngày tôi phải thuê 2 lần xe tải chở nước ngọt về cho
6 người trong gia đình sử dụng”, ơng Nguyễn Thế Hải (huyện Cần Giuộc,
Long An) cho biết.
Cũng theo ông Hải, giá mua nước ngọt hiện từ 150.000 đến 200.000
đồng/khối. Với một gia đình trung bình 4 - 5 người, thì mỗi tháng phái chi ra
ít nhất là hơn 1 triệu đồng tiền mua nước ngọt, cao hơn gấp 4 lần tiền mua
gạo. “Vì phải bỏ số tiền lớn ra mua nước ngọt, nên hầu như gia đình nào cũng
phải tính cách sử dụng sao cho tiết kiệm nhất cho thể. Chẳng hạn, sử dụng lại
nước vo gạo để lại tưới cây, hay cho vật ni uống, cịn nước tắm rửa của các
thành viên trong nhà thì phải dùng nước mặn, sau đó rửa sơ lại bằng nước
ngọt", ơng Hải chia sẻ.
7


Hiện nay nhà nước, chính quyền địa phương, các mạnh thường quân và
các nhà hảo tâm đã tài trợ cho nhân dân nơi đây hệ thống lọc nước ngọt để
đảm bảo tạm thời cuộc sinh hoạt cho bà con ở vùng này. Nhưng tính đến
tương lai, liệu một ngày máy lọc nước ngọt lại lọc ra nước mặn hay nước bẩn
khơng? Chắc chắn là có, vì khơng gì là mãi mãi nếu chúng ta không khắc
phục và thay đổi cả, hạn mặn không phải năm một năm hai là hết, nó cịn theo
ta trong cả thế hệ mai sau, thay vì cố gắng thay đổi thiên nhiên thì ta học cách
chấp nhận và thích nghi. Và với hệ thống lọc nước được trang bị để giải quyết
nỗi lo cho nhân dân thì cũng cần một biện pháp hướng tới tương lai. Vậy nên
xét đến việc cải tạo và bảo trì hệ thống lọc nước là cần thiết , để cho nhân dân
không phải lo nỗi lo nước ngọt giá “mặn” nữa. Cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn,

nay lại gánh thêm mối lo về nước thì quả là chịu khơng thấu, nhu cầu sử dụng
nước luôn ở mức cấp thiết mà hệ thống lọc nước thì có hạn, nên chung tay cải
tạo và bảo trì hệ thống lọc nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ giúp đỡ
được phần nào cho bà con nơi đây.
Tổ chức của chúng tôi với sứ mệnh đảm bảo nguồn nước ngọt cho nhân
dân vùng đồng bằng sông Cửu Long sống chung với hạn mặn trong tương lai
xin khẩn thiết kêu gọi mọi người chung tay vì đồng bào, thể hiện tinh thần
tương thân tương ái. Mọi sự ủng hộ chúng tôi xin đảm bảo đến tận nơi, trao
tận tay, công khai minh bạch.
Thân mến và trân trọng !
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ :
Vũ Văn Dũng – trưởng ban Ngoại giao
ĐT: 0866772046
Email:

8


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tuyên truyền vận động các vấn đề xã hội – một tiếp cận thực hành
của TS Bùi Thu Hương.
2. Báo Tài nguyên môi trường.
3. Báo Thanh niên.

9



×