Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tl tvth khảo sát đánh giá những ưu, nhược điểm về phương diện ngôn ngữ văn bản trên báo mạng điện tử vietnamnet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.88 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................... 1
NỘI DUNG......................................................................5
1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.............5
1.1 Ngơn ngữ báo chí, báo mạng điện tử........................5
1.2 Khái quát về các phương diện ngôn ngữ...................6
II. Khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng ngôn ngữ
trên báo mạng điện tử VietNamNet.........................................7
2.1 Giới thiệu về trang báo mạng điện tử VietNamNet....7
2.2 Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên trang báo mạng
điện tử Vietnamnet..................................................................8
3.2 Về hành động:.........................................................12
KẾT LUẬN.....................................................................13
Tài liệu tham khảo:....................................................14


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Báo mạng điện tử là phương tiện truyền thông đại chúng
ra đời muộn hơn truyền hình, báo in, phát thanh. Trước đây,
khi một sự kiện xảy ra thì “phát thanh đưa tin, truyền hình
minh hoạ, báo in minh hoạ và giải thích”. Nhưng giờ đây báo
mạng điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh,
truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng.
Báo mạng với dung lượng gần như vô tận cũng phá vỡ sự
gị bó về mặt diện tích của báo in hay thời lượng phát sóng
của truyền hình, phát thanh. Số lượng tin bài đăng tải không
hạn chế. Điều này làm cho thơng tin vừa đảm bảo tính thời
sự, vừa phong phú hơn… Chính vì có nội dung thơng tin
phong phú, số lượng tin bài nhiều nên vấn đề sử dụng tốt các


thành tố ngôn ngữ để chuyển tải thơng tin một cách có hiệu
quả rất quan trọng đối với báo mạng điện tử. Ngôn ngữ báo
mạng điện tử hiểu theo nghĩa rộng gồm chữ viết, âm thanh,
hình ảnh động, hình ảnh tĩnh… cịn theo nghĩa hẹp, đó là
ngơn ngữ tồn tại dưới dạng chữ viết.
Như chúng ta đều biết, dùng từ, câu mơ hồ, không rõ
nghĩa, sẽ làm cho độc giả mất thời gian đọc mà không tiếp
nhận được thơng tin, cịn dùng sai từ sẽ dẫn đến việc người
đọc hiểu sai thơng tin. Bài báo lúc đó khơng chỉ khơng có hiệu
quả mà nhiều khi cịn phản tác dụng. Cả hai điều trên đều
làm xói mịn niềm tin của cơng chúng với tờ báo. Mặt khác,
báo chí là hoạt động truyền thông đại chúng, nghĩa là tác
động tới số đông, là một trong những kênh thông tin chủ yếu
1


để hình thành dư luận xã hội, là kênh thơng tin có vai trị định
hướng tư tưởng, vì thế, thơng tin sai sẽ khiến tới việc định
hướng sai, tạo dư luận xã hội lệch lạc, gây hiệu quả xã hội
không tốt. Trong khi đó, báo mạng điện tử với đặc thù lưu
hành trên mạng internet toàn cầu nên tốc độ chuyển tải
thơng tin gần như đồng thời, ngay khi tịa soạn phát tin thì ở
tận bên kia Trái Đất, người ta đã có thể tiếp nhận thơng tin.
Sau khi người phụ trách đưa tin bài lên trang quyết định phát
tin và ấn phím enter thì lập tức, hàng triệu người trên tồn
cầu có thể tiếp nhận thơng tin cùng một lúc. Vì thế, đăng tải
thơng tin sai sẽ làm cho hàng triệu triệu người ở khắp nơi thu
nhận sai, dẫn tới nhận thức sai và có thể có hành động sai.
Xét ở một góc độ khác, việc dùng ngơn ngữ chữ viết không
chuẩn cũng làm giảm sút sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng

Việt.
Bằng cách đi vào khảo sát cách dùng từ, ngữ lệch chuẩn
của tờ báo mạng VietNamNet để làm rõ vấn đề vừa nêu trên
để thấy được sự ảnh hưởng của việc sử dụng từ, ngữ chính là
lý do em thực hiện đề tài này. Vì thế, tiểu luận này cũng đưa
ra một vài nhận xét về ưu điểm và hạn chế sử dụng ngôn ngữ
trong các bài viết của báo mạng điện tử VietNamNet trong
thời gian gần đây. Từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục
và phát huy ưu điểm.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
+ Làm rõ ưu và nhược điểm về phương diện ngôn ngữ
văn bản trên báo mạng điện tử VietNamNet

2


+ Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế để
nâng cao chất lượng bài viết báo mạng điện tử Việt Nam hiện
nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ
trên báo mạng điện tử VietNamNet chỉ ra các lỗi trong việc sử
dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử, tiểu luận nêu ra những ưu
điểm, nhược điểm, đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục
các hạn chế, từ đó phát huy hơn nữa các ưu thế nhằm nâng
cao hiệu quả truyền thông của báo mạng điện tử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến việc sử
dụng từ ngữ. Cụ thể là những ưu điểm và hạn chế của ngôn

ngữ trên các bài báo của báo mạng điện tử VietNamNet
- Phạm vi nghiên cứu: Trang báo mạng điện tử
VietNamNet từ tháng 1/2005- nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
+ Dựa trên nền tảng lý thuyết về ngôn ngữ tiếng Việt.
+ Dựa trên cơ sở lý luận báo chí và truyền thơng
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin
+ Phương pháp thống kê, khảo sát
+ Phương pháp so sánh

3


+ Phương pháp phân tích và tổng hợp
5. Ý nghĩa của đề tài
Về lý luận: Trên cơ sở khảo sát thực tiễn đề tài góp phần
làm rõ hơn những vấn đề lý luận được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm là “ giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt” và “ ngôn
ngữ trên báo mạng điện tử”.
Về thực tiễn: Việc thực hiện đề tài sẽ góp phần đưa ra
những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm nâng cao việc sử
dụng tiếng Việt. Trên cơ sở đó, giúp họ có ý thức sâu sắc hơn
về việc sử dụng ngôn ngữ đối với thể loại tin, có những điều
chỉnh phù hợp theo hướng tích cực trong việc sử dụng ngơn
ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử, nhằm nâng cao hơn
nữa hiệu quả truyền thơng.
Ngồi ra, đề tài cũng có giá trị tham khảo đáng kể đối
với các nhà nghiên cứu về ngơn ngữ báo chí nói chung và

ngơn ngữ báo mạng điện tử nói riêng, đối với các giảng viên,
học viên và sinh viên chuyên ngành báo chí của các trường
đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm đào tạo về báo
chí - truyền thơng.
6. Kết cấu của tiểu luận
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tà
1.1 Ngơn ngữ báo chí,báo mạng điện tử
1.2 Khái quát về phương diện ngôn ngữ tiếng Việt

4


2. Khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng ngôn
ngữ trên báo mạng điện tử VietNamNet
2.1 Giới thiệu về trang báo mạng điện tử
VietNamNet
2.2 Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên trang báo
mạng điện tử Vietnamnet
3. Giải pháp hạn chế các lỗi sai trên báo mạng
điện tử
3.1 Về nhận thức
3.2 Về hành động
KẾT LUẬN

NỘI DUNG
1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1 Ngôn ngữ báo chí, báo mạng điện tử
Ngơn ngữ báo chí là cách viết của người làm báo, với

cách viết ngắn gọn, súc tích thể hiện những thơng tin mà
người làm báo muốn truyền tải đến người đọc, trong đó ngơn
ngữ báo chí chính là cơng cụ truyền thơng điệp chính và cơ
bản nhất, như vậy có thể thấy ngơn ngữ báo chí là một phần
của sự phát triển ngôn ngữ.

5


Trong lĩnh vực báo chí ngơn ngữ báo chí có vai trị và
chức năng vơ cùng quan trọng trong việc truyền tải thông tin,
là phương tiện để chạm đến trái tim người đọc, nó quyết định
đến việc tác phẩm của bạn, dịng thơng tin của bạn đưa cho
người đọc hay - dở của một bài | bảo. Hiện nay có rất nhiều
hình thức để truyền tải thơng tin chúng ta có báo in sử dụng
chữ viết, ngơn ngữ để truyền tải thông tin, để đưa thông tin
cho động giá và tác động trực tiếp đến tác giả. Báo chí phản
ánh hiện thực thơng tin. Báo chí phản ánh hiện thực thơng
qua việc đề cấp các sự kiện, khơng có sự kiện thì khơng có tin
tức báo chí được đưa ra cho người đọc hàng ngày, do đó nét
đặc trưng nhất của báo chí chính là tính sự kiện.
Báo mạng điện tử là loại hình báo viết được xây dựng
theo hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền
tảng Internet. Báo điện tử được tòa soạn điện tử xuất bản, cịn
người đọc báo dựa trên máy tính, thiết bị cá nhân như máy
tính bảng, điện thoại di động trung cao cấp,... có kết
nối internet.
Khác với một trang web nói chung hay trang thơng tin
điện tử, báo trực tuyến cập nhật thường xuyên tin tức, đặc
biệt là đăng "tin tức thời" hay "tin giật gân" (Breaking news).

Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin
tức nhanh chóng khơng phụ thuộc vào khơng gian và thời
gian. Sự phát triển của Báo điện tử đã làm thay đổi thói quen
đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo
giấy truyền thống.
1.2 Khái quát về các phương diện ngôn ngữ

6


Ngữ âm: chữ viết là phương tiện vật chất dùng để ghi lại
âm thanh của ngôn ngữ, cũng làm lên một hình thức của từ
ngữ.Như vậy, ngữ âm và chính tả ( chữ viết) không phải là
đồng nhất mà là 2 mặt của từ ngữ nói riêng và ngơn ngữ nói
chung.
Từ vựng: Mỗi ngơn ngữ đều có một kho từ ngữ khổng lồ
đươc gọi là hệ thống từ vựng chung tồn tại trong kí ức cộng
đồng sử dụng ngơn ngữ đó. Từ là đơn vị có sẵn mà mỗi thành
viên trong cộng đồng đều có thể tự do huy động để tạo ra lời
nói hoặc văn bản nhằm phục vụ cho mục đích giao tiếp theo
những quy tắc nhất định. Tuy nhiên, việc dùng từ khi nói hay
viết phải đảm bảo được những yêu cầu nhất định:
Dùng từ phải đúng về nghĩa: từ của ngôn ngữ luôn chứa
những nội dung ngữ nghĩa nào đó, cho dù là nghĩa phản ánh
nội dung ý niệm về hiện thực( ý nghĩa của thực từ) hay chỉ là
ý nghĩa chức năng của từ ( các hư từ) muốn đạt được hiệu quả
giao tiếp, tất cả các từ trong văn bản đều phải được đùng
đung ý nghĩa của nó, nghĩa là phải phù hợp với nội dung cần
biểu hiện sự vật, hành động, trạng thái, tính chất của hiện
thực khách quan hoặc khái niệm trừu tượng.

Biện pháp tu từ: để truyền tải nội dung văn bản khơng
bị nhàm chán và tăng tính liên kết, người viết có thể sử dụng
thêm các biện pháp tu từ- cách sử dụng ngôn ngữ theo một
cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ ( về từ, câu, văn bản)
trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng thức gợi hình, gợi
cảm trongg diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc về một
hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.
7


II. Khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng ngôn
ngữ trên báo mạng điện tử VietNamNet
2.1 Giới thiệu về trang báo mạng điện tử
VietNamNet
Báo VietNamNet được thành lập vào ngày 19 tháng 12
năm 1997. Ngày 23 tháng 1 năm 2003, VietNamNet được cấp
giấy phép là tờ báo mạng điện tử và trở thành một trong
những tờ báo mạng có mặt trong thời kỳ đầu xuất hiện loại
hình báo mạng đầu tiên ở Việt Nam.
Ngày 21 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có
văn bản đồng ý tách các báo điện tử VietNamNet thành Công
ty Phần mềm và Truyền thông (VASC) theo đề nghị của VNPT.
Ngày 17 tháng 6 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định chuyển báo điện tử VietNamNet về trực thuộc Bộ
Thông tin và Truyền thông. Báo VietNamNet thực hiện chức
năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước, góp phần giáo dục, nâng cao dân
trí, phục vụ đời sống tinh thần của người Việt Nam đồng thời
là một kênh thông tin quan trọng cung cấp thông tin trung
thực về các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Thơng tin và

Truyền thơng. Với sự phát triển của mình, báo điện tử
VietNamNet thoả mãn nhu cầu thông tin của cơng chúng và
trở thành tờ báo mạng có uy tín tại Việt Nam.
Tổng Biên tập đầu tiên của VietNamNet là ông Nguyễn
Anh Tuấn. Các Tổng biên tập kế nhiệm là ông Bùi Sĩ Hoa và
hiện tại là ông Phạm Anh Tuấn.

8


Trụ sở Báo VietnamNet: Tòa nhà C’Land - 156 Xã Đàn 2,
Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa, Hà Nội.
Báo VietnamNet có những chun mục chính là Thời sự,
Kinh doanh, Giải trí, Thế giới, Giáo dục, Đời sống, Pháp luật,
Thể thao, Công nghệ, Sức khỏe, Bất động sản, Tuần Việt Nam,
Du lịch, Ơ tơ xe máy, Bạn đọc, Video.
Năm 2019, hợp nhất báo điện tử VietNamNet và báo Bưu
điện Việt Nam.
Tổ chức bộ máy cụ thể gồm: Báo điện tử VietNamNet, ấn
phẩm Bưu điện Việt Nam; duy trì Infonet hiện nay là phiên
bản điện tử của ấn phẩm của Bưu điện Việt Nam thuộc Báo
VietNamNet (mới).
Báo VietNamNet (mới) kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ
hợp pháp của báo Bưu điện Việt Nam và báo điện tử
VietNamNet; có trách nhiệm tiếp nhận bàn giao từ 2 báo và
duy trì ổn định hoạt động tin, bài.
2.2 Khảo sát, đánh giá ngôn ngữ trên trang báo
mạng điện tử Vietnamnet
- Ưu điểm: Trong hoạt động làm báo của mình, để tránh
việc sai sót thơng tin, các biên tập viên ln kiểm định tính

chính xác của phóng viên đưa về cũng như những vấn đề đòi
hỏi kiến thức chuyên ngành. Đội ngũ biên dịch viên nằm trong
ban Quốc tế hầu hết đều có khả năng chuyển ngữ và tiếp
nhận thông tin dễ dàng. Do vậy, báo VietNamNet ít khi xảy ra
việc đưa thơng tin sai do việc biên dịch thiếu chính xác.
- Một số lỗi sai thường gặp:

9


- Lỗi viết tắt và viết không đúng chuẩn tiếng Việt
- Lỗi dùng từ sai: Do báo mạng điện tử cần các thông tin
nhanh bởi đây là lợi thế so với các loại hình báo chí khác do
đó dễ dẫn đến sự cẩu thả trong tác nghiệp của các phóng
viên, biên tập viên.
Ví dụ 1: Ngày 14/6/2015, trong bài Thót tim kể chuyện
dơng lốc khiến Hà Nội tan hoang, có câu “ Khiếp sợ nhất vẫn là
những người dân lưu hành trên đường lúc cơn dơng xảy ra”.
Để mơ tả ai đó, vật nào đó đang đi trên đường thì người ta
dùng từ “lưu thông” chứ không dùng từ “lưu hành” (đưa ra
sử dụng rộng rãi).
Chưa kể, câu này còn mắc lỗi diễn đạt, dễ gây hiểu lầm.
Chắc tác giả định diễn đạt ý “ Ai khiếp sợ ?”, nhưng viết như
vậy, vơ hình trung lại thành ra ý “ Khiếp sợ ai ?”.
Chúng ta thử so sánh câu trên với câu cùng cấu trúc
sau “Khiếp sợ nhất vẫn là những kẻ đói thuốc trên đường đi
kiếm cơm đen”. Do đó, câu trên có thể được hiểu là những
người đi trên đường trong cơn dông là khiếp sợ
nhất! Vậy, câu đó phải diễn đạt lại là “ Cảm giác khiếp sợ
vẫn còn chưa tan trong lòng những người đi trên đường

lúc cơn dơng xảy ra”
Ví dụ 2:Vẫn trên VietNamNet (dẫn theo Trí Thức Trẻ),
ngày 9/6/2015, trong bài Lệ Rơi phản pháo Đàm Vĩnh Hưng,
có câu “ Mỗi người có một yếu điểm  khác nhau và cái tài,
cái duyên khác nhau”. Ở đây, đáng lẽ dùng từ “điểm

10


yếu” (hạn chế, nhược điểm, mặt yếu) thì tác giả lại dùng từ
“yếu điểm”   (điểm chính, điểm trọng yếu).
Bài Hậu

trường

“bay

show

xác

thịt”

gái

chân

dài (báo Việt Nam Nét, ngày 14/6/2015) dùng từ “khuyến
mại” để diễn đạt ý “khuyến khích mua hàng” trong câu ““Gói
hẹn hị” giá 700 ngàn được nắm tay bạn gái đi dạo phố và

phải khuyến mại thêm một món q”. “Khuyến mại” là
khuyến khích bán hàng, cịn “khuyến mãi” mới là khuyến
khích mua hàng.
- Lỗi dùng thừa từ, thiếu từ, sai kết hợp từ:
Ví dụ 1: Bài Nữ tiểu thư nổi tiếng nhà đại gia bậc nhất
Việt Nam (báo Việt Nam Nét, ngày 20/2/2015) có câu “ Ái
nữ Trần Thị Quỳnh Ngọc là con gái của doanh nhân quá cố
Trần Văn Cường và Chủ tịch đương nhiệm tập đoàn Nam
Cường Lê Thị Thúy Ngà ”. 
Ái nữ đã có nghĩa người con gái yêu quý rồi, sao lại
cùng dùng thêm một từ con gái  nữa cho rườm rà, tối nghĩa ?
Câu trên chỉ cần viết “ Ái nữ  Trần Thị Quỳnh Ngọc của
doanh nhân quá cố...” là được.
Rồi cái tiêu đề bài báo, “ Nữ tiểu thư...”, có cần thiết phải
thêm “nữ” vào trước từ “tiểu thư” không, khi mà từ “tiểu
thư” đã bao hàm nghĩa con gái rồi ? 
Ví dụ 2: Câu chú thích một ảnh trong bài Hà Nội: Nhà kỳ
dị 'làm đẹp' đường đắt nhất hành tinh (báo VietNamNet, ngày
14/6/2015) lại dùng sai kết hợp từ và diễn đạt câu không rõ
nghĩa “ Ngôi nhà này đang bỏ không chỉ che chắn bằng tấm
bạt đã rách rưới ”.

11


Thứ nhất là phải thêm dấu phẩy sau từ “không” và
thêm từ “được” sau từ “chỉ”. Thứ hai là phải sửa cách dùng
từ, hoặc bỏ từ “đã”  hoặc bỏ tiếng “rưới”, vì khơng có kiểu
kết hợp “ đã rách rưới”.
- Lỗi chính tả: Lỗi sai chính tả có rất nhiều tình huống và

xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng những trường hợp phổ
biến là do lỗi phát âm vùng miền hoặc do thói quen. Các từ
ngữ hay sai chính tả trên báo chí là: vơ hình chung (đúng ra là
vơ hình trung), sáng lạn (xán lạn), cọ sát (cọ xát), thăm
quan ( tham quan), sơ xuất (sơ suất),...
Ví dụ 1: “Giữa cầu, bốn chiếc ơ tô 1 eurospace, 1 chiếc
16 chỗ, 1 sedan, 1 bán tải nằm dúm dó (đúng ra phải là rúm
ró), trước đó là một cột đèn nằm ngang giữa đường ” (Thót
tim kể chuyện dơng lốc khiến Hà Nội tan hoang, báo
VietNamNet, ngày 14/6/2015).
“14h30’ ngày 27/3, cơn lốc có kèm theo mưa
đá đã tràn qua huyện miền núi Nam Đông trên diện rộng
(Thừa Thiên Huế: Mưa lốc quấn bay 354 ngôi nhà,
VietNamNet, 29/3/2005)”. Chữ này phải thay bằng "cuốn
bay". Theo như giải thích trong từ điển Tiếng Việt có nghĩa là
"kéo đi theo trên đà chuyển động mạnh". Có thể tác giả đã
đồng nhất “cuốn” và “quấn” vì cách đọc của hai từ này là
gần giống nhau.
Ví dụ 2 : Bài viết “ Thịt già nhập khẩu giá 20ngàn/kg”
đăng trên báo điện tử VietNamNet ngày 27/11/2015 tiếp tục
mắc phải lỗi sai chính tả ở ngay chữ đầu tiên và cũng là phần
chính của tít “Thịt gà” thành “Thịt già”

12


- Lỗi nội dung: Một lỗi khó chịu hơn lỗi trình bày kể trên
là lỗi nội dung và văn phong. Điểm khó chịu đầu tiên là việc
dùng văn nói tràn lan trong báo viết, làm bài báo nghe như
một bài bình luận vỉa hè. Về khoản này thì trang Văn hóa Giải trí của VietNamNet mắc lỗi nhiều nhất, đặc biệt là các bài

viết do các phóng viên ghép từ các mẩu tin nước ngồi ngắn
và điền thêm các bình luận cá nhân.
Ví dụ 1: là bài Jude tìm lại hạnh phúc, Leo lại bị
cắm sừng, tải lên VietNamNet vào ngày 4/11/2005. Nguyên
văn như sau:
VietNamNet - Người tìm lại được hạnh phúc, kẻ đau xót
khi bị cắm sừng. Đời thật khó đốn!
Qua bao nhiêu sóng gió cuối cùng họ cũng đã nhận ra
rằng họ không thể sống thiếu nhau. Chàng và nàng đã quyết
định đánh dấu sự tái hợp của mình bằng một buổi đi chơi đêm
kéo dài đến 4 giờ sáng.
Thứ nhất là câu cảm thán đầy tính văn nói “Đời thật
khó đốn!” là một câu hết sức kệch kỡm khi đưa vào bài báo.
Thứ hai, đứng về mặt tin tức, cả đoạn trên chỉ có một sự kiện
là Jude và Sienna đi chơi đến 4 giờ sáng; tất cả những dịng
bình luận cịn lại như “họ nhận ra rằng họ không thể sống
thiếu nhau” hoặc “quyết định đánh dấu sự tái hợp của mình”
là những dịng suy diễn thiếu căn cứ. Người viết bài khơng
nên đưa những bình luận kiểu này khi khơng biết gì về sự
kiện; nó dễ đưa đến những nhận định sai cho những người đọc
khơng có đầu óc quan sát.

13


Ví dụ 2 :cũng được tờ Vietnamnet đưa lên ngày
4/11/2005 trong bài Kevin hết tiền, con của Beck giàu to,
nguyên

văn


như

sau:

“Vậy là Kevin đang thực sự bị Britney cấm vận? Chưa
biết nhưng những tấm hình dưới đây đang chứng minh điều
ấy. Ngược lại, 3 cậu con trai của Becks đang giàu to khi nhận
được mỗi cậu chiếc đồng hồ trị giá gần 50.000 USD, quà
Giáng Sinh.
... Mặt mếu xệ nhưng rất nhanh chóng Kevin lấy lại tươi
tỉnh vì gã vẫn cịn 1 thẻ ATM, visa hết tiền thì rút bằng ATM,
khó gì, chẳng qua tiền nhiều q để khơng hết chỗ phải xài
nhiều thẻ cho đỡ chật chội, Kevin muốn chữa thẹn với mọi
người như vậy.”
Không những từ ngữ dùng sai, cách viết khơng
mang phong cách báo chí; mà tác giả cịn khơng hiểu gì về
thẻ tín dụng nên mới viết “visa hết tiền thì rút bằng ATM”.
Một lỗi khó chịu tiếp theo là việc các nhà báo bình
luận các sự kiện như thể họ đang nói sự thật chứ khơng phải ý
kiến riêng của họ. Họ đặt các sự kiện ra ngồi hồn cảnh, hỏi
hoặc trích lời người phỏng vấn một cách thiếu chính xác để
bóp méo sự việc hoặc nhân vật theo ý họ. Từ cách đặt tít bài
cho đến những câu hỏi đặt ra cho đều thiên về sự giật gân, tị
mị, thậm chí xâm phạm riêng tư hoặc thiếu tôn trọng với
người được hỏi.
3. Giải pháp hạn chế các lỗi sai trên báo mạng
điện tử

14



3.1 Về nhận thức: Tầm quan trọng và vai trò của kiến
thức về ngôn ngữ văn bản thu được qua môn Tiếng việt thực
hành.
3.2 Về hành động:
Thực hành viết nhiều để rèn luyện khả năng diễn
đạt, viết đúng và trúng vấn đề, viết hay và hấp dẫn nhờ khả
năng sử dụng thành thạo những kiến thức đã học về ngôn ngữ
tiếng Việt.
Sai chính tả trong bài báo làm mất độ tin tưởng và
thiện cảm của người đọc. Để khắc phục lỗi sai này, ngay từ
khi viết phải tự mình kiểm tra, kiểm duyệt trước khi chuyển
lên biên tập, tiếp đó người biên tập cũng cần cẩn thận hơn
trong khâu biên tập của mình để tránh được những sai sót
nhỏ gây ảnh hưởng lớn với tờ báo của mình.

15


KẾT LUẬN
Bên cạnh những thành công mà báo mạng VietNamNet
đã làm được, việc để các lỗi sai lan tràn trên báo mạng điện
tử đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, làm giảm uy tín
báo chí, làm ảnh hưởng tới tư tưởng của một thế hệ độc giả
trẻ, gây phản cảm đối với những người có văn hóa đọc, nghe,
nhìn. Do vậy cần phải có những giải pháp để hạn chế tối đa
nhất những lỗi sai này, trong đó u cầu về đính chính cũng
đóng vai trị là một giải pháp. Sự đính chính cơng khai sẽ
khiến các tòa soạn báo kiểm tra sát sao hơn bài đăng.

Bên cạnh đó cần có các giải pháp đồng bộ từ cơ quan
quản lý là tòa soạn đến người làm báo là các phóng viên, biên
tập viên và độc giả là đối tượng phục vụ của báo chí. Trong
đó, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức của người làm
báo trong q trình sử dụng ngơn ngữ báo mạng điện tử là
quan trọng nhất. Vì có ý thức nghề nghiệp sẽ giúp người làm
báo không ngừng trau dồi tri thức, hồn thiện bản thân để
khơng mắc lỗi sai về kiến thức, nghiệp vụ. Có đạo đức nghề
nghiệp sẽ giúp người làm báo tránh khỏi cám dỗ để không
biến thông tin báo chí thành thơng tin câu khách, thương mại,
gây ảnh hưởng tới danh dự, tính mạng của người khác. Có
trách nhiệm với nghề nghiệp, với sự nghiệp phát triển của báo
chí nước nhà sẽ là động lực để người làm báo hoạt động đúng
với tơn chỉ, mục đích, chức năng của tịa soạn nói riêng và
báo chí nói chung, từ đó nâng cao uy tín nghề nghiệp. Với tất
cả những phẩm chất đó thì nhà báo sẽ là một nhà văn hóa, và
tác phẩm báo chí sẽ phát huy đầy đủ chức năng của báo chí

16


là giáo dục, quản lý, giám sát xã hội, giải trí và phát triển văn
hóa.

17


Tài liệu tham khảo:
1. Hoàng Anh (chủ biên) - Phạm Văn Thấu: Tiếng Việt thực hành,
Nxb. Lý luận Chính trị, H. 2005. 

 2. Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng: Tiếng Việt thực hành,
Nxb. Giáo dục, H. 2006. 
 3. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp: Tiếng
Việt thực hành, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2001. 
 4. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) - Nguyễn Thái Hoà: Phong cách
học tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H. 2004. 
 5. Trần Ngọc Thêm: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, H. 2000. 
6. />
18



×