Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.64 KB, 37 trang )

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................4
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ..........................................................5
1. Chủ dự án.....................................................................................................................5
2. Dự án đầu tư ................................................................................................................5
2.1. Tên dự án đầu tư: Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam ...........................................5
2.2. Địa điểm thực hiện dự án: ........................................................................................5
2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở xây dựng tỉnh Phú Thọ ..........................6
2.4. Cơ quan thẩm định cấp các loại giấy phép có liên quan đến mơi trường của dự án
đầu tư:UBND tỉnh Phú Thọ .............................................................................................6
2.6. Quy mô của dự án đầu tư: ........................................................................................6
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư .......................................6
3.1. Công suất của dự án đầu tư: .....................................................................................6
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án ..................................................................................7
3.3. Sản phẩm của dự án: .................................................................................................8
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất phụ vụ dự án ............................................9
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư .........................................................12
5.1. Hiện trạng quy mô nhà xưởng sản xuất và các cơng trình phụ trợ của nhà máy ...12
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ
NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG .....................................................................15
1. Sự phù hợp của dự án với các dự án và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà
nước cóthẩm quyền phê duyệt .......................................................................................15
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận
chất thải..........................................................................................................................15
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận
nước thải ........................................................................................................................16
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của mơi trường tiếp nhận
khí thải ...........................................................................................................................16


1. Cơng trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.........................17
1.1. Thu gom và thoát nước mưa ...................................................................................17
1.2. Thu gom, thốt nước thải .......................................................................................17
1.3. Cơng trình xử lý nước thải......................................................................................18
2. Cơng trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải ...................................................................24
3. Cơng trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thơng thường ..............................25
4. Cơng trình biện pháp lữu giữ, xử lý chất thải nguy hại .............................................25
5. Cơng trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung nếu có ......................................26
6. Phương án phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường trong quá trình hoạt động ........27
7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường.................................................................................................29
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ................31
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: ..........................................................31
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (khơng có) ............................................32
3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với tiếng ồn, độ rung ....................32
1

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

CHƯƠNG V: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CƠNG TRÌNH XỬ LÝ
CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MƠI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN .33
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các cơng trình xử lý chất thải .................................33
1.1. Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm .................................................33
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các cơng trình, thiết bị
xử lýchất thải. ................................................................................................................33
2. Chương trình quan trắc chất thải ...............................................................................34

3. Kinh phí thực hiện quan trắc mơi trường hằng năm..................................................35
CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ .............................................36

2

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, phụ liệu khi dự án đi vào hoạt động ...............9
Bảng 1.2. Bảng nhu cầu sử dụng hố chất xử lý mơi trường của nhà máy ...................10
Bảng 1.3. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất .............................................11
Bảng 1.4. Các hạng mục cơng trình hiện có của nhà máy ............................................12
Bảng 1.5. Danh mục cơng trình, máy móc, thiết bị xử lý mơi trường cơng ty đã đầu tư
.......................................................................................................................................13
Bảng 3.1: Kích thước, vị trí các bể tự hoại của nhà máy ..............................................18
Bảng 3.2. Thông số kỹ thuật của các cơng trình trong hệ thống xử lý nước thải..........23
Bảng 3.3. Khối lượng từng loại chất thải nguy hại phát sinh của nhà máy ..................26
Bảng 3.4. Các công trình bảo vệ mơi trường của dự án đã được điều chỉnh, thay đổi so
với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt ......................................29
Bảng 4.1. Giá trị so sánh các thông số ô nhiễm ............................................................31
Bảng 5.1: Thời gian dự kiên vận hành thử nghiệm của nhà máy ..................................33
Bảng 5.2: Kế hoạch quan trắc đánh giá hiệu quả xử lý của các cơng trình, thiết bị xử lý
chất thải trong giai đoạn vận hành ổn định. ..................................................................33

3


Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí thực hiện dự án .......................................................................................6
Hình 1.2. Sơ đồ cơng nghệ sản phẩm may mặc của Dự án .............................................7
Hình 3.1: Sơ đồ thu gom nước mưa ..............................................................................17
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải phát sinh của nhà máy ............................18
Hình 3.3. Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt .....................................19
Hình 3.4: Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung ....................................20

4

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

CHƯƠNG I:
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Chủ dự án
- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam.
- Địa chỉ văn phịng: Lơ CN18.3, khu cơng nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm
Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
- Người đại điện pháp luật:
Ông: GU, YANZHONG

Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0965849296.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên mã số doanh nghiệp 2601067235, do Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Phú Thọ đăng ký lần đầu ngày 27/09/2021, đăng ký thang đổi lần thứ 1
ngày 28/02/2022.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 8786170466do Ban quản
lý các KCN Phú Thọ cấp lần đầu ngày 23 tháng 09 năm 2021, thay đổi lần thứ
nhất ngày 27 tháng 04 năm 2022 cho dự án “Dự án Nhà máy dệt may Sunrise
Việt Nam”.
2. Dự án đầu tư
2.1. Tên dự án đầu tư: Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam
2.2. Địa điểm thực hiện dự án:
Vị trí thực hiện dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại lô
CN18.3, khu Công nghiệp Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ của Cơng ty
TNHH Sunrise Cơng nghiệp Việt Nam có tổng diện tích 49.490 m2. Vị trí này
được Cơng ty th lại đất của Công ty cổ phần xây dựng Đức Anh tại hợp đồng
số 05/2021/HĐCT-KCNCK/DUCANH-SUNRISE ngày 12/10/2021 với thời hạn
thuê đất đến hết ngày 30/10/2067. Tồn bộ diện tích đất nhà máy phù hợp với
phân khu chức năng và nằm trong quy hoạch KCN Cẩm Khê.
* Vị trí tiếp giáp của nhà máy đối với các đối tượng tự nhiên xung quanh
như sau:
- Phía Bắc giáp Cơng ty TNHH Majestic Fashion Inc. Hanoi.
- Phía Đơng giáp với đất quy quy hoạch KCN Cẩm Khê.
- Phía Tây giáp với đất quy hoạch KCN Cẩm Khê.
- Phía Nam giáp với đất quy hạch KCN Cẩm Khê.

5

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam



Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Hình 1.1. Vị trí thực hiện dự án

2.3. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở xây dựng tỉnh Phú Thọ
2.4. Cơ quan thẩm định cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi
trường của dự án đầu tư: UBND tỉnh Phú Thọ
2.5. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM: Báo cáo đánh giá tác động môi
trường dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại lô CN18.3, khu công
nghiệp Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ của Công ty TNHH Sunrise
Công nghiệp Việt Nam đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định
số 61/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022.
2.6. Quy mô của dự án đầu tư: Dự án có tổng vốn đầu tư
230.000.000.000 VNĐ đồng. Quy mơ dự án thuộc loại dự án nhóm B theo tiêu
chí phân loại dự án của luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 06
năm 2019. Dự án có phát sinh nước thải, khí thải sản xuất, chất thải rắn, thuộc
thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường và thẩm quyền cấp phép của
UBND cấp tỉnh theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 41 Luật Bảo vệ môi
trường năm 2020.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
Sản xuất sản phẩm may mặc quần áo với số lượng 240.000.000 sản
phẩm/năm.
Hiện tại nhà máy đã đầu tư lắp đặt được 80% máy móc thiết bị phục vụ
sản xuất, tuy nhiên căn cứ vào nhu cầu thực tế cũng như nguồn cung cấp nguyên
vật liệu nhà máy đang hoạt động với công suất thiết kế 100.000.000 sản
phẩm/năm.

6

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án
Trong q trình hoạt động sản xuất Cơng ty chúng tôi chỉ nhập nguyên
liệu để gia công các sản phẩm may mặc, khơng thực hiện quy trình dệt vải. Do
đó, quy trình sản xuất như sau:
Khâu chuẩn bị

Phân loại vải, khổ

Mẫu, giác sơ đồ

Sơ đồ rách, hỏng

Trải vải, pha cắt

Bụi vải, vải lỗi,vụn

Cắt chi tiết
Đánh số, KCS chi tiết

Điện

- Bụi vải, vải vụn

- Tiếng ồn
- Bụi vải, mã số
hỏng

May, là chi tiết

- Tiếng ồn, bụi
- Hơi nóng là

KCS trên truyền

- Tiếng ồn, bụi
- Hàng may lỗi

Lắp ráp sản phẩm

- Tiếng ồn, bụi

Là thành phẩm

- Tiếng ồn, bụi
- Hơi nóng là

KCS thành phẩm

- Bụi
- Sản phẩm lỗi

Đóng gói, nhập kho


- Bụi, lõi băng dán

Hình 1.2. Sơ đồ cơng nghệ sản phẩm may mặc của Dự án
(Nét đứt trên hình vẽ thể hiện các nguồn gây ô nhiễm môi trường)

* Thuyết minh quy trình sản xuất:
Các sản phẩm được thực hiện theo một quy trình đồng nhất. Tùy theo yêu
cầu kỹ thuật của từng mặt hàng, sản phẩm được may trên các loại máy chuyên
dùng khác nhau. Công nghệ sản xuất triển khai theo các công đoạn sau:
1. Công đoạn nhận hoặc tạo mẫu thiết kế:
Sau khi ký hợp đồng bàn giao bộ phận nhận và tạo kiểu mẫu thiết kế. Bộ
phận này sẽ phác thảo các mẫu trang phục cần thiết kế theo yêu cầu hợp đồng.
7

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

2. Công đoạn tạo sản phẩm mẫu:
Sau khi nhận được bản thiết kế mẫu sản phẩm, bộ phận tạo sản phẩm mẫu
sẽ cắt theo bản thiết kế và may thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Sau khi may
xong hàng mẫu, nhóm các nhà thiết kế, thợ làm rập và chuyên gia may sẽ đánh
giá lại. Những nội dung cần chỉnh sửa so với mẫu thiết kế sẽ được hồn thiện
trong cơng đoạn này.
3. Cơng đoạn cắt:
Vải được nhập về kho, kiểm tra về trọng lượng, độ co giãn được chuyển
đến bộ phận cắt theo đúng kích cỡ, chủng loại hợp đồng.
Cơng đoạn cắt được thực hiện trên các máy cắt công nghiệp hiện đại theo

sơ đồ thiết kế trên máy tính chuyên dùng cho ngành may. Vải cắt thành bán
thành phẩm được đánh số theo từng lớp vải, được kiểm tra nếu không đạt yêu
cầu thì loại ra sau đó u cầu cắt bổ sung. Bán thành phẩm đạt yêu cầu được
xuất sang các dây chuyền may tiến hành hồn chỉnh sản phẩm.
4. Cơng đoạn may:
Vải đã cắt theo mẫu được lắp ghép thành sản phẩm: Trước khi may lắp
ghép, căn cứ vào đơn hàng, những chi tiết cần vắt sổ, ren, là sẽ được thực hiện,
sau đó các bộ phận phụ được lắp ghép vào bộ phận chính hình thành thân trước
và thân sau. Thân trước và thân sau lắp ghép với nhau tạo thành sản phẩm. Quá
trình may ghép sản phẩm sẽ sinh ra lượng chỉ thừa. Sản phẩm sau khi được ráp
hoàn chỉnh sẽ được kiểm tra. Sản phẩm đạt thì chuyển đến bộ phận hồn thiện,
khơng đạt thì trả lại chuyền may để sửa chữa.
Trong quá trình sản xuất phát sinh tiếng ồn, bụi vải, lõi chỉ, các đầu chỉ
thừa, vải vụn. Lõi chỉ được thu gom vào xô đựng rác. Các đầu chỉ thừa, vải vụn
được thu gom theo đường rãnh của máy và được thu gom, tập kết về khu vực
chứa rác thải cơng nghiệp.
5. Cơng đoạn hồn thiện:
Các sản phẩm được dị kim, dập cúc, đính cúc, gắn khóa, gắn nhãn mác
(Cơng ty khơng tổ chức in nhãn mác mà đặt in ở cơ sở khác) sau đó những sản
phẩm cần giặt, sấy, là sẽ được mang đến bộ phận giặt, những sản phẩm không
cần giặt sẽ được chuyển thẳng đến bộ phận là. Công đoạn là là cơng đoạn cuối
cùng để hồn thiện sản phẩm. Hệ thống là sử dụng bàn là với nhiên liệu điện.
Sản phẩm sau là được QC hoàn thiện kiểm tra. Sản phẩm đạt yêu cầu
đóng gói chuyển về kho thành phẩm để chờ xuất hàng, những sản phẩm không
đạt sẽ trả lại để sửa chữa.
3.3. Sản phẩm của dự án:
* Sản phẩm của dự án:
Sản xuất sản phẩm may mặc quần áo với công xuất 240.000.000 sản
8


Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

phẩm/năm.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Các sản phẩm của công ty không cung cấp
tiêu thụ cho thị trường Việt Nam, 100% sẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ,
Canada, Nhật bản, Châu âu, Nga.... Chủ sở hữu của nhà đầu tư có kinh nghiệm
lâu năm (20 năm kinh nghiệm) tại Singapore, có nhiều đối tác đầu tư, sản xuất
trong các lĩnh vực này. Với uy tín và kinh nghiệm lâu năm, chủ đầu tư đã có
nhiều khách hàng trên thị trường Mỹ, Canada, Nhật bản, Châu âu, Nga..... Do
đó, sản phẩm của cơng ty sẽ được cung cấp cho những khách hàng này và trong
tương lai sẽ mở rộng trên toàn thế giới.
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất phụ vụ dự án
a. Nhu cầu nguyên, phụ liệu đầu , hóa chất của của nhà máy:
* Nhu cầu nguyên, phụ liệu đầu của của nhà máy:
Bảng 1.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, phụ liệu khi dự án đi vào hoạt động
TT
Tên nguyên liệu
ĐV tính Khối lượng Nguồn gốc
I
1

2

3
4
II

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Nguyên liệu
Vải dệt kim, thành phần (95%
RECYCLE
POLYESTER
5%
SPANDEX )
Vải dệt kim, thành phần (45%
RECYCLE
POLYESTER
50%
POLYESTER 5% SPANDEX )
Vải dệt kim, thành phần ( 48%
RECYCLE
POLYESTER
48%
POLYESTER 4% SPANDEX)

Vải dệt thoi, thành phần ( 60%
COTTON 40% RAYON ) 
Phụ liệu
Dây chun
Nhãn vải đã in
Mếch
Nhãn ép nhiệt
Nhãn giấy
Dây treo nhãn bằng nhựa
Nhãn decan
Móc treo bằng nhựa WHB08NHKSP có
lá nệm
Thẻ nhựa
Móc treo bằng nhựa W340N có Foam
Móc treo bằng nhựa W491N có Foam
Móc treo bằng nhựa
Decan

Kg

678.033,92

Trung Quốc

Kg

99.895,20

Trung Quốc


Kg

330.394,65

Trung Quốc

Kg

306.610,50

Trung Quốc

m
pcs
m
pcs
pcs
pcs
pcs
pcs

1.870.069
5.483.556
2.900
659.900
7.801.397
4.031.000
267360

Nội địa

Nội địa
Nội địa
Trung Quốc
Nội địa
Nội địa
Nội địa
Nội địa

pcs
pcs
pcs
pcs
pcs

3.223.795
112.500
553.800
866.360
432460

580.816

Nội địa
Nội địa
Nội địa
Nội địa
Nội địa
9

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam



Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

14
15
16
17
18
19
20

Móc treo bằng nhựa có Foam
pcs
200.000
Nội địa
Chỉ may
Cuộn
63.255
Nội địa
Cúc nhựa
pcs
1.436.800
Nội địa
Kim máy khâu
Kg
11
Nội địa
Giấy gác mẫu các loại

Tấn
1.648
Nội địa
Thùng cactong
Hộp
8.000.000
Nội địa
Băng dính
Cuộn
80.000
Nội địa
[Nguồn: Cơng ty TNHH Suunrise Cơng nghiệp Việt Nam]

* Nhu cầu về hóa chất
Do đặc thù sản xuất, nhà máy chỉ sử dụng hóa chất cho q trình xử lý
nước thải sinh hoạt của nhà máy như sau:
- Men vi sinh, chế phẩm sinh học bồn cầu cho các nhà vệ sinh: 155
kg/năm.
- Hóa chất Javen để vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung
của nhà máy: 1.728 lít/năm.
Bảng 1.2. Bảng nhu cầu sử dụng hoá chất xử lý mơi trường của nhà máy
TT
Tên hóa chất
ĐVT Nhu cầu sử
Mục đích sử dụng trong các
dụng/năm
cơng đoạn sản xuất
I. Hóa chất sử dụng hệ thống bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy
1 Chế phẩm sinh học
Xử lý nước thải sinh hoạt

kg
155
bồn cầu
từ bể tự hoại
II. Hóa chất sử dụng vận hành hệ thống xử lý nước thải chung của nhà máy
2 Javen khử trùng
lít
1.728
Khử vi sinh vật gây bệnh
(NaOCl)

b. Nhu cầu sử dụng nước, điện và nguyên liệu phụ trợ khác cho hoạt động
của Dự án
* Nhu cầu sử dụng nước
Nước phục vụ cho nhà máy bao gồm nước cấp cho sinh hoạt của cán bộ
công nhân, nước sử dụng cho quá trình bốc hơi của hệ thống làm mát của điều
hòa, nước tưới cây, phun ẩm đường nội bộ. Nước cấp cho hoạt động của Công
ty được đấu nối với hệ thống nước cấp của KCN Cẩm Khê cấp vào bể chứa
nước.
Lượng nước sạch sử dụng trong 3 tháng gần đây của nhà máy trung bình
là 1.865 m3/tháng, trong đó: Lượng nước thải sử dụng trong sinh hoạt là
1.170m3/tháng, lượng nước sử dụng làm mát hệ thống điều hòa nhà xưởng:
695m3/tháng.
* Nhu cầu sử dụng điện
- Nhiên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy bao gồm điện, nước. Lượng
10

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam



Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

nhiên liệu phục vụ sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất của nhà máy trung
bình 3 tháng gần đây là: 84.424 kWh/tháng.
- Điện năng tiêu thụ: điện năng phục vụ nhu cầu sản xuất của nhà máy
được lấy từ nguồn điện 22KV dẫn về trạm biến áp 1.250KV của nhà máy.
- Để phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Công ty sử dụng các
máy móc thiết bị như sau:
Bảng 1.3. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
TT

Tên máy móc, thiết bị

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Hệ thống dây chuyền treo tự động
hộp đèn xem màu vải
Áp lực tay lấy mẫu
Cân điện tử
Bàn đóng gói sản phẩm
Máy khim vai.
Máy xả vải
Máy cắt viền
Máy cắt đầu vải
Máy cắt vải cầm tay
Máy khoan điện
Máy khâu điện tử 1 kim
Máy vắt sổ 4 chỉ
Máy khâu hình ống

Máy khâu
Bàn ủi hơi
Máy dò kim
Máy trải vải
Bàn cắt vải
Máy thùa khuy
Máy đóng nút
Máy may viền bọ
Máy cắt vải tự động
Bàn chuyên dụng của máy trải vải
Kệ để vải bốn tầng
Máy phác họa mẫu quần áo
Máy cắt mẫu giấy
Máy ép nhãn
Băng tải dùng vận chuyển hàng hóa liên tục
Máy kiểm tra vải
Kệ để vải

Số lượng
(máy)
18
1
5
6
30
1
4
4
24
28

12
252
350
42
172
76
2
6
6
10
10
10
1
10
40
2
1
11
2
1
50

Xuất
xứ
2021
2021
2021
2021
2021
2021

2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021
2021

Năm sx
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc

Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
11


Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55

56
57
58
59
60
61

Máy khâu điện tử 1 kim
Máy dán nhãn
Máy dò kim tự động
Máy cắt CNC
Máy nén khí
Ổn áp điện 220V
Hệ thống móc treo tự động
Máy vắt sổ 4 chỉ
Máy khâu hình ống
Băng chuyền hàng
Máy Photto copy
Máy may kansai
Máy khâu hình ống
Máy khâu
Máy trải vải
Máy xả vải
Máy khâu điện tử 1 kim
Máy khâu cơng nghiệp hình ống
Máy ép nhãn (kiểu là hơi)
Bàn ủi hơi (bao gồm bàn + máy tạo hơi)
Máy thùa khuy
Máy may 2 kim công nghiệp
Máy cắt đai vải

Máy cắt viền vải
Bàn chuyên dụng của máy chải vải
Máy trải vải tự động
Máy thùa khuy
Máy may viền bọ
Máy cắt dây chun tự động
Máy vắt sổ 5 chỉ công nghiệp

264
10
2
1
2
2
39
160
66
2
2
10
50
80
2
2
44
20
10
8
9
10

4
4
8
4
15
15
20
49

2021
2021
2021
2021
2021
2022
2022
2022
2022
2022
2022
2022
2022
2022
2022
2022
2022
2022
2022
2022
2022

2022
2022
2022
2022
2022
2022
2022
2022
2022

Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc

Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1. Hiện trạng quy mô nhà xưởng sản xuất và các cơng trình phụ trợ
của nhà máy
Trên tổng diện tích mặt bằng 49.490 m2 Cơng ty đang quản lý và hoạt
động hiện nay, công ty đã xây dựng các hạng mục cơng trình cụ thể như sau:
Bảng 1.4. Các hạng mục cơng trình hiện có của nhà máy
Diện tích
Diện tích
Số
TT
Tên hạng mục
ĐVT
xây dựng
sàn
tầng
S1 = 13.554
2
1 Xưởng sản xuất 1
m

13.554
S2 = 7.716
02
S = 21.270

Chiều
cao
12,5
12

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

2

Xưởng sản xuất 2

m

13.554

3

Nhà ăn

m2


1.731

4

Nhà nghỉ giữa ca

m2

441,9

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Sân đỗ xe
Nhà để xe
Nhà bảo vệ 1
Trạm xử lý nước thải
Trạm điện
Bãi đỗ xe con
Nhà rác
Bãi đỗ xe container
Bể PCCC

Nhà bơm PCCC

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

841
1.052
36
87
43,13
80,1
50
475
612
29,16

15

Bể nước sạch + nhà đặt bơm

m2


65

16

Sân bê tơng + kho bãi ngồi
trời và các cơng trình cấp
thốt nước

2

S1 = 13.554
S2 = 7.716
S = 21.270
1.731
S1 = 441,9
S2 = 422,9
S3 = 422,9
S = 1.287,7
841
300
36

02

12,5

01

4,84


03

11,22
3,855
3,855
3,5

29,16

01
01
01
ngầm
01
ngầm
01
ngầm
ngầm
01

65

01

43,13
50

3,8
3,5


2,8
2,08
Bể âm 2,12m

Phần diện tích cịn lại

* Danh mục máy móc, thiết bị xử lý mơi trường
Trong q trình hoạt động nhà máy đã đầu tư xây dựng các cơng trình bảo
vệ mơi trường đảm bảo xử lý lượng chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động
của nhà máy đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngồi mơi trường. Các
cơng trình bảo vệ mơi trường hiện có của nhà máy được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.5. Danh mục cơng trình, máy móc, thiết bị xử lý mơi trường cơng ty đã đầu tư
STT
Tên thiết bị
ĐVT
Số lượng
I. Thiết bị xử lý khí thải
01 Quạt hút cơng nghiệp
cái
218
02 Giàn trao đổi nhiệt
HT
88
II. Cơng trình xử lý nước thải
01 Bể tách dầu mỡ nhà ăn ca
bể
01
02 Bể tự hoại 3 ngăn
bể
09

03 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung
HT
01
04 Xây dựng hệ thống rãnh thoát nước mưa và các hố ga
HT
01
III. Cơng trình, thiết bị thu gom, lưu giữ CTR sinh hoạt, công nghiệp, CTNH
01 Thùng đựng rác thải sinh hoạt
cái
15
13

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

02 Thùng đựng chất rắn sản xuất
03 Thùng chứa chất thải nguy hại
04 Kho lưu giữ chất thải nguy hại 15 m2
05 Kho lưu giữ chất thải công nghiệp 20 m2
06 Kho chứa rác thải sinh hoạt 15 m2
IV. Cơng trình, thiết bị phịng chống cháy nổ
01 Đầu báo khói
02 Bình chữa cháy
03 Nút chng báo cháy
04 Họng nước chữa cháy
05 Đầu sprinkler
06 Máy bơm chữa cháy

V. Các cơng trình BVMT khác
01 Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy
02 Hệ thống phun nước giảm bụi do hoạt động vận chuyển.

cái
cái
cái
cái
cái

05
06
01
01
01

cái
cái
cái
cái
cái
cái

145
257
35
69
138
2


HT

01

14

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của dự án với các dự án và quy hoạch phát triển do cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Việc triển khai dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” của Công ty
TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Namtại lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê,
huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phân khu chức
năng của khu công nghiệp Cẩm Khê đã được phê duyệt tại báo cáo đánh giá tác
động môi trường hạ tầng kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ
tầng khu công nghiệp Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ tại Quyết định số
1771/QĐ-BTNMT ngày 04/06/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bên cạnh
đó, dự án cũng phù hợp với các quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh Phú
Thọ, cụ thể được nêu trong các Quyết định sau:
- Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 03/08/2018 của UBND tỉnh Phú
Thọ về việc thành lập khu công nghiệp Cẩm Khê.
- Quyết định số 1163/QĐ-UBND ngày 06/06/2015 của UBND tỉnh Phú
Thọ về việc phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp tỉ lệ
1/2.000.

- Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 về bổ sung, điều chỉnh
quy hoạch phân khu khu công nghiệp.
- Quyết định số 3360/QĐ-UBND ngày 14/12/2016 của UBND tỉnh Phú
Thọ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải
rắn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến 2030.
Khu công nghiệp Cẩm Khê là một khu công nghiệp đa ngành, công nghệ
cao chủ yếu là công nghiệp điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí, may mặc, chế
biến lâm sản,…Như vậy, dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” hoàn toàn
phù hợp với quy hoạch ngành nghề sản xuất tại khu cơng nghiệp. Dự án sẽ góp
phần khai thác quỹ đất của KCN Cẩm Khê một cách hiệu quả, thức đẩy sự phát
triển ngành cơng nghiệp địa phương. Ngồi ra, việc thực hiện dự án sẽ góp phần
tạo cơng ăn việc làm ổn định cho lao động tại địa phương, góp phần giải quyết
vấn đề việc làm, phát triển xã hội cho UBND tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện
Cẩm Khê nói riêng.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi
trường tiếp nhận chất thải.
Dự án đầu tư “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại lô CN4, khu công
nghiệp Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đây là khu vực có vị trí địa lý
15

Chủ dự án: Cơng ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

tương đối tốt, có khoảng cách an toàn đến khu dân cư, trường học. Tuy nhiên,
trong quá trình sản xuất nhà máy sẽ phát sinh một lượng nước thải và chất thải rắn
nhất định với lượng phát sinh không quá lớn. Để giảm thiểu các động của việc
phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động ra ngồi mơi trường cơng ty đã đầu

tư lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, khí thải và xây dựng các kho chứa chất thải
theo đúng quy định đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường cũng như khu vực
xung quanh dự án. Với công nghệ sản xuất tiên tiến cùng với sự quản lý, giám sát
chặt chẽ quy trình sản xuất và các nguồn thải cơng ty chúng tôi cam kết rằng các
hoạt động của nhà máy sẽ không ảnh hưởng nhiều đến môi trường và đáp ứng được
sức chịu tải môi trường khi thực hiện các biện pháp xử lý môi trường khu vực xung
quanh.
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi
trường tiếp nhận nước thải
Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy là nước thải
sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động sẽ được thu
gom xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó theo đường ống dẫn về hệ thống xử lý tập
trung của nhà máy xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B). Với lượng nước
thải phát sinh 112,5 m3/ngày thì khi hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN
đi vào hoạt động hoàn toàn đáp ứng khả năng thu gom, xử lý nước thải phát sinh
từ dự án .
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của mơi
trường tiếp nhận khí thải
Đối với mơi trường khơng khí: Hoạt động sản xuất của dự án khơng phát
sinh khí thải, do đó mơi trường khơng khí khu vực hồn tồn có khả năng tiếp
nhận nguồn khí thải từ dự án.

16

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN
PHÁP BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Cơng trình, biện pháp thốt nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1. Thu gom và thoát nước mưa
- Nước mưa trên mái nhà: thu gom vào các đường ống nhựa 125mm rồi
chảy vào hệ thống cống thu gom thoát nước mưa của nhà máy. Đường ống thu
gom nước mưa có chiều dài 888m.
- Nước mưa từ mặt đường, sân bãi, mái nhà xưởng và khu vực nhà văn phịng,
nhà ăn,… của tồn nhà máy được thu gom vào hệ thống cống trịn thốt nước mưa
chạy xung quanh nhà máy có đường kính D300, D400, D600 và D800 có chiều dài
lần lượt là 73m; 607,5m; 424,5m và 83,5m. Riêng đối với khu vực nhà để xe 1 và nhà
để xe 2 xây dựng rãnh thoát nước mưa có kích thước B400 dài 124m độ dốc 0,3% tùy
theo địa hình đảm bảo thốt nước kịp thời khi có mưa to và có 44 hố ga lắng cặn có
kích thước 70cmx 70cm. Cuối cùng nước mưa được thu vào hố ga để lắng cặn trước
khi chảy ra 02 điểm thoát nước chung của KCN. Tổng số hố ga là 2 hố, kích thước hố
ga 1: LxBxH= 0,5x0,5x0,8; kích thước hố ga 2: LxBxH= 0,7x0,7x0,8.
- Định kỳ 06 tháng/lần công ty chúng tôi tiến hành kiểm tra, nạo vét hệ
thống đường ống dẫn nước mưa. Kiểm tra phát hiện hỏng hóc, mất mát để có kế
hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh công cộng để giảm bớt nồng độ các chất
bẩn trong nước mưa.
Nước mưa mái

Đường ống
PVC D125

Nước mưa chảy tràn trên
sân đường, nội bộ

Cống, rãnh thu

gom mưa, hố ga
lắng cặn

Hệ thống
thốt nước
mưa chung
của KCN

Hình 3.1: Sơ đồ thu gom nước mưa

1.2. Thu gom, thoát nước thải
a. Xử lý nước thải sản xuất:
Nhà máy sản xuất hàng may mặc do vậy khơng làm phát sinh nước thải
sản xuất trong q trình hoạt động.
b. Nước thải sinh hoạt
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh, với số lượng cán bộ công
nhân hiện tại là 1.000 người, lượng nước thải phát sinh là 45 m3/ngày.đêm được
17

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

thu gom xử lý như sau:
- Nước từ các bồn vệ sinh được thu gom xử lý sơ bộ qua 9 bể tự hoại 3
ngăn có tổng thể tích 132m3 sau đó được dẫn bằng đường ống nhựa PVC D110
có chiều dài khoảng 420m độ dốc 0,75% vào hệ thống xử lý nước thải tập trung
của nhà máy.

- Nước thải nhà ăn ca: thu gom qua bể tách dầu mỡ có thể tích 30m3 (chiều
dài 4m, chiều rộng 3m, chiều sâu 2,5m) sau đó theo đường ống PVC D110, dài
250m dẫn về hệ thống xử lý tập trung của nhà máy.
Nước rửa tay

Nước thải nhà bếp

Bể tách mỡ

Nước thải xí tiểu

Bể phốt 3 ngăn

Hệ thống xử lý nước thải

Đấu nối vào hệ thống
thoát nước chung của vực
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải phát sinh của nhà máy

- Điểm xả nước thải sau xử lý:
+ Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý tập trung được dẫn bằng đường
đường ống PVC 110 dài 3,2m vào hệ thống thoát nước chung của khu cơng
nghiệp. Vị trí điểm đấu nối nước thải vào hệ thống thốt nước trung của KCN
Cẩm Khê có tọa độ VN 2000 là X: 2370834; Y: 536181.
1.3. Cơng trình xử lý nước thải
b. Cơng trình xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải từ các bồn vệ sinh: Công ty đã đầu tư 09 bể tự hoại với tổng thể
tích 132m3 để thu gom xử lý sơ bộ nước thải phát sinh từ các bồn vệ sinh sau đó
theo đường ống nhựa PVC D110 dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của

nhà máy xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi đấu nối với hệ thống thốt
nước thải của KCN. Kích thước và vị trí các bể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1: Kích thước, vị trí các bể tự hoại của nhà máy
TT
Vị trí bể
Số lượng
Kích thước (m)
Thể tích(m3)
1 Xưởng sản xuất 1
03 cái
LxBxH=4,54x2x1,95 m
18 m3
2 Xưởng sản xuất 2
02 cái
LxBxH=4,54x2x1,95 m
18 m3
18

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

3
4
5

Nhà ăn
Nhà nghỉ giữa ca

Nhà bảo vệ 1, 2

01 cái
01 cái
02 cái

LxBxH=4,54x2x1,95 m
LxBxH=4,54x2x1,95 m
LxBxH=1,5x1,45x1,4m

18 m3
18 m3
3 m3

Bể tự hoại được xây dựng có thể tích phù hợp với nhu cầu sử dụng của
nhà máy. Hiệu suất xử lý của bể tự hoại đạt 70- 75% trong đó loại bỏ được 5560% tạp chất khơng tan.
Bể được xây ngầm dưới nền có nắp đan BTCT, lớp bê tơng lót móng dày
150 mác 100, thành xây gạch 3 lớp dày 210mm, thành láng vữa xi măng chống
thấm dày 30mm.
NT Vào

NT ra

Ngăn 1

Ngăn 2

Ngăn 3

Hình 3.3. Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt


Như vậy nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3
ngăn sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý
đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sinh hoạt sau đó dẫn ra mương thốt nước chung của khu vực.
Đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong quá trình xây dựng nhà
máy để đảm bảo xử lý nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động đạt quy
chuẩn cho phép trước khi thải ra ngồi mơi trường cơng ty đã tiến th nhà thầu
xây dựng Công ty TNHH TKN Hà Nội là đơn vị có đủ năng lực về thiết kế, thi
cơng, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy đảm bảo theo
yêu cầu trước khi thải ra môi trường (hồ sơ hồn cơng, biên bản nghiệm thu bàn
giao hệ thống được đính kèm phụ lục của báo cáo). Hệ thống xử lý nước thải
tập trung công suất 120 m3/ngày đêm như sau:

19

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Nước thải SH

Bể gom

Bể điều hịa

Bể hiếu khí 1 - MBBR
Dinh dưỡng


Máy thổi
khí 1, 2

Bể thiếu khí
Bơm TH1

Bể hiếu khí 2 - MBBR

Bể lắng
Bơm ĐL

javen

Bể bùn
Khử trùng

Nước sau xử lý (đạt cột
B QCVN 14/2008)

Hình 3.4: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung

* Thuyết minh quy trình cơng nghệ:
- Bể gom: Nước thải phát sinh sẽ theo đường ống dẫn vào bể gom. Từ đây
nước thải được bơm đều vào bể điều hồ theo cơng suất chỉ định. Đồng thời
cũng là nơi tích chữ nước thải khi hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố. Do tính
chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, (phụ thuộc nhiều vào các
yếu tố như: nguồn thải và thời gian thải nước). Vì vậy, bể gom là cơng trình đơn
vị khơng thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào.
- Bể điều hòa: Bể điều hòa là nơi tập trung các nguồn nước thải thành

một nguồn duy nhất, được khuấy trộn đều và điều chỉnh sơ bộ một số chỉ tiêu
sao cho phù hợp với môi trường phát triển của vi sinh.
Bể điều hịa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo
chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ
thống xử lý bị quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy
thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy
bể. Nước thải sau bể điều hòa được bơm qua bể sinh học MBBR 1.
20

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

- Bể hiếu khí 1 - MBBR:
Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ được bơm qua bể xử lý sinh hoc dính
bám với giá thể lơ lửng. Trong bể MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) được
thiết kế hệ thống xử lý nước thải đem lại kết quả cao nhất: diện tích nhỏ, khả năng
xử lý triệt để ô nhiễm, dễ dàng tăng công suất mà không cần xây dựng thêm hệ
thống. Kỹ thuật dạng màng vi sinh chuyển động dựa vào giá thể vi sinh lưu động
(Mutag Biochip) là bước tiến lớn của kỹ thuật xử lý nước thải. Giá thể này có
dạng trịn hoặc paraboloid với diện tích tiếp xúc đáng nể: 3.000 m2/m3. Nhờ vậy
sự trao đổi chất, nitrat hóa diễn ra nhanh nhờ vào mật độ vi sinh lớn tập trung
trong giá thể lưu động. Vi sinh được di động khắp nơi trong bể, lúc xuống lúc lên
xuống, lúc trái lúc phải trong “ngơi nhà” giá thể lưu động. Lượng khí cấp cho q
trình xử lý hiếu khí đủ để giá thể lưu động vì giá thể nhẹ, xấp xỉ khối lượng riêng
của nước.
- Bể thiếu khí:
Nước thải từ bể UASB tự chảy qua bể sinh học thiếu khí (Anoxic) theo

hướng từ dưới lên. Bể sinh học này có có nhiệm vụ khử Nitơ. Các vi khuẩn hiện
diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng do tác động của dịng chảy. Vi sinh
thiếu khí phát triển sinh khối bằng cách lấy các chất ô nhiễm làm thức ăn. Nước
thải sau khi qua bể Anoxic sẽ tự chảy sang bể sinh học hiếu khí để tiếp tục được
xử lý.
- Bể hiếu khí 2 - MBBR:
Mục đích của q trình xử lý sinh học là nhằm loại bỏ chất hữu cơ hòa tan
(BOD, COD), nitơ, phốt pho và một phần màu trong nước thải.
- Vùng xử lý hiếu khí: Tại vùng xử lý hiếu khí có một lượng bùn vi sinh
chứa các loại vi khuẩn hiếu khí.
Quy trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí có thể mô tả bằng
sơ đồ sau:
(CHO)nNS + O2
CO2 + H2O + NH4+ + H2S + Tế bào vi sinh vật + ∆H
Thực chất quá trình phân hủy chất bẩn hữu cơ bằng phương pháp hiếu khí
là q trình lên men bằng vi sinh vật trong điều kiện có Oxy để cho sản phẩm là
CO2, H2O, NO3- và SO42-. Cũng như xử lý kỵ khí, khi xử lý hiếu khí các chất bẩn
phức tạp như Protein, Tinh bột, Chất béo… sẽ bị thủy phân bởi các men ngoại
bào cho các chất đơn giản là các Axit amin, các axit béo, các axit hữu cơ, các
đường đơn… Các chất đơn giản này sẽ thấm qua màng tế bào và bị phân hủy tiếp
tục hoặc chuyển hóa thành các vật liệu xây dựng tế bào mới bởi q trình hơ hấp
nội bào cho các sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. Quy trình oxy hóa tồn bộ
chất hữu cơ có trong nước thải để đáp ứng nhu cầu năng lượng của tế bào:
21

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ


CxHyOzN + (x+y/4+z/3+3/4)O2 → x CO2 + [(y-3)/2] H2O + NH3
Trong điều kiện hiếu khí, NH4+ và H2S cũng bị phân hủy nhờ quá trình
Nitrat hóa và Sunfat hóa. Nitrat hố là một q trình tự dưỡng (năng lượng cho
sự phát triển của vi khuẩn được lấy từ các hợp chất ơxy hố của Nitơ, chủ yếu là
Amôni. Ngược với các vi sinh vật dị dưỡng các vi khuẩn nitrat hố sử dụng CO2
(dạng vơ cơ) hơn là các nguồn các bon hữu cơ để tổng hợp sinh khối mới. Sinh
khối của các vi khuẩn nitrat hoá tạo thành trên một đơn vị của quá trình trao đổi
chất nhỏ hơn nhiều lần so với sinh khối tạo thành của quá trình dị dưỡng. Quá
trình Nitrat hố từ NitơAmơni được chia làm hai bước và có liên quan tới hai
loại vi sinh vật , đó là vi khuẩn Nitơsomonas và Vi khuẩn Nitơbacteria. Ở giai
đoạn đầu tiên amôni được chuyển thành nitrit và ở bước thứ hai nitrit được
chuyển thành nitrat. Cụ thể như sau:
• Phản ứng tại giai đoạn 1:
NH4+ + 1,5 O2 –> NO2- + 2H+ + H2O
• Phản ứng tại giai đoạn 2:
NO-2 + 0,5 O2 –> NO3Các vi khuẩn Nitơsomonas và Vi khuẩn Nitơbacteria sử dụng năng lượng
lấy từ các phản ứng trên để tự duy trì hoạt động sống và tổng hợp sinh khối. Có
thể tổng hợp q trình bằng phương trình sau:
NH4+ + 2 O2 –> NO3- + 2H+ + H2O.
Cùng với q trình thu năng lượng, một số iơn Amơni được đồng hố vận
chuyển vào trong các mơ tế bào. Q trình tổng hợp sinh khối có thể biểu diễn
bằng phương trình sau:
4CO2 + HCO3- + NH+4 + H2O –> C5H7O2N + 5O2
C5H7O2N tạo thành được dùng để tổng hợp nên sinh khối mới cho tế bào
vi khuẩn.
Toàn bộ q trình ơxy hố và phản ứng tổng hợp trong ngăn hiếu khí
được thể hiện qua phản ứng sau:
NH4++1,83O2 + 1,98HCO3- –> 0,021C5H7O2N + 0,98NO3-+1,041H2O+1,88H2CO3
Nước thải sau khi qua bể hiếu khí MBBR 2 sẽ mang theo một lượng bùn

lơ lửng tiêp tục chảy qua bể lắng.
- Bể lắng:
Nước thải được dẫn vào ống trung tâm nhằm phân phối đều trên tồn bộ
mặt diện tích ngang ở đáy ống trung tâm. Ống trung tâm ở bể lắng được thiết kế
sao cho nước khi ra khỏi ống trung tâm có vận tốc nước đi lên trong thiết bị
chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bơng cặn hình thành có tỉ trọng đủ
lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy thiết bị lắng.
22

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Nước thải ra khỏi thiết bị lắng có nồng độ COD giảm 80-85%.
Nước thải sau khi lắng các bông bùn sẽ qua máng thu nước hoặc máng lọc
và được dẫn qua bể khử trùng.
- Bể khử trùng:
Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105
– 106 vi khuẩn trong 100ml, các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải khơng
phải hồn tồn là vi khuẩn gây bệnh, nhưng cũng khơng loại trừ một số lồi vi
khuẩn có khả năng gây bệnh. Nên ta tiêu diệt hết tất cả các loại vi khuẩn trước
khi thải ra môi trường
Khi cho javen vào nước, dưới tác dụng chảy rối do cấu tạo vách ngăn
(hoặc hệ thống trộn đều) của bể, hóa chất javen có tính oxi hóa mạnh sẽ khuếch
tán xun qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế
bào vi sinh vật làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu
diệt.
- Bể chứa bùn:

Giữ & tách bùn lắng. Bùn sẽ được hợp đồng thu gom bởi đơn vị có chức
năng. Phần nước sau khi tách cặn sẽ được đưa trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử
lý.
* Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải:
- Nhà thầu thi công xây dựng: Công ty TNHH TKN Hà Nội
- Công suất thiết kế: 120 m3/ngày.đêm
- Phương thức xả nước thải: Bơm cưỡng bức
- Chế độ xả nước thải: Gián đoạn theo chu kỳ xử lý nước thải
- Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý: javen.
- Tiêu chuẩn nước thải đầu ra: Đảm bảo theo cột B của QCVN 14:2008/
BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Bảng 3.2. Thơng số kỹ thuật của các cơng trình trong hệ thống xử lý nước thải
TT
Tên thiết bị
ĐVT
Số lượng
Kích thước (m)
1

Bể gom

Bể

01

LxBxH= 1,42x2,19x3,0

2

Bể điều hịa


Bể

01

LxBxH= 5,24x2,19x3,0

3

Bể hiếu khí 1

Bể

01

LxBxH= 3,6x2,19x3,0

4

Bể thiếu khí

Bể

01

LxBxH= 3,5x3,3x3,0

5

Bể hiếu khí 2


Bể

01

LxBxH= 2,7x4,6x3,0

6

Bể lắng

Bể

01

LxBxH= 2,5x2,5x3,0

7

Bể khử trùng

Bể

01

LxBxH= 2,5x1,88x3,0

8

Bể chứa bùn


Bể

01

LxBxH = 3,5x1,08x3,0

Nước thải của nhà máy được xử lý qua hệ thống tập trung đạt mức B
23

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

QCVN 14:2008/BTNMT sau đó theo đường ống dẫn về hệ thống thoát nước thải
tập trung của KCN.
2. Cơng trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
* Giảm thiểu tác động bụi vải trong công đoạn cắt, may:
Trong quá trình cắt và may sản phẩm, nhà máy có phát sinh bụi vải. Cơng
ty áp dụng các biện pháp sau nhằm giảm thiểu tác động của bụi vải:
- Hằng ngày, công nhân vệ sinh 4-5 lần/ngày khu vực cắt, may sản phẩm.
- Các đầu chỉ thừa, vải vụn trong quá trình vắt sổ được thu gom theo
đường rãnh của máy và rơi xuống rổ chứa. Hàng ngày các đầu chỉ thừa, vải vụn
được thu gom từ các rổ chứa và tập kết về khu vực chứa rác thải công nghiệp.
- Làm mát nhà xưởng:
Một đầu nhà xưởng được lắp đặt hệ thống quạt hút công nghiệp với lưu
lượng gió lớn để hút khơng khí trong nhà xưởng ra ngồi; Phía đầu đối diện lắp
hệ thống giàn trao đổi nhiệt, nước sạch được bơm lên đỉnh bề mặt của các tấm

phân phối trong giàn, sau đó nước sẽ thấm ẩm trên toàn bộ bề mặt của các tấm
trao đổi nhiệt. Nước sau đó được thu về hệ thống ống máng nước để sử dụng
tuần hoàn.
* Hệ thống quạt hút công nghiệp:
- Số lượng quạt công nghiệp sử dụng là 218 chiếc:
- Thông số kỹ thuật của quạt như sau:
+ Công suất tiêu thụ: 0,75 – 1,1 kW.
+ Lưu lượng thơng gió: 4.850 m³/h.
+ Tốc độ: 1.500 vịng/phút.
+ Tiết diện quạt: 1,3 m x 1,3 m.
* Hệ thống giàn trao đổi nhiệt:
- Số lượng: 88 tấm.
- Thông số mỗi tấm:
+ Tấm làm mát colling pad, kích thước 1,4 m x 3,0 m x 0,2m;
+ Tấm phân phối nước, kích thước 1,4 m x 3,0 m x 0,2m;
Ngồi ra cịn có khung máng nước được chế tạo từ vật liệu inox; hệ thống
đường ống nước cấp, nước hồi và đường ống phân phối nước cho các giàn lạnh;
88 máy bơm, 08 tủ điện điều khiển.
* Giảm thiểu ơ nhiễm khí bụi thải từ các hoạt động vận chuyển sản phẩm
và nguyên liệu:
+ Để giảm thiểu bụi chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp tưới nước làm ẩm
đường giao thông nội bộ nhất là vào những ngày khô hanh (tần suất 3 – 4
lần/ngày, tại các tuyến đường gần khu vực nhà máy và đường nội bộ trong nhà
24

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án “Nhà máy dệt may Sunrise Việt Nam” tại
lô CN18.3, khu công nghiệp Cẩm Khê, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ


máy) và bố trí các phương tiện giao thông ra vào nhà xưởng hợp lý, khoa học.
+ Khi vận chuyển nguyên liệu từ nơi cung cấp đến khu vực nhà máy và sản
phẩm đi tiêu thụ các phương tiện vận chuyển sẽ có các tấm bạt che phủ nhằm hạn
chế tối đa các tác động của bụi và tránh khuếch tán bụi vào môi trường khơng khí,
khơng chở hàng hóa vượt q tải trọng của xe ô tô. Không sử dụng các phương tiện
giao thông vận tải quá cũ, quá thời gian lưu hành.
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
a. Chất thải rắn sản xuất:
- Các loại chất thải rắn sản xuất phát sinh trong nhà máy bao gồm:
Chất thải rắn từ quá trình sản xuất chủ yếu gồm bụi vải, vải vụn từ quy
trình cắt, may, sản phẩm lỗi hỏng, nilon, lõi chỉ, lõi giấy cuộn sợi và lõi giấy
cuộn vải, giấy cắt các chi tiết may; kim khâu hỏng …. Phát sinh 23,64 tấn/tháng
được thu gom xử lý như sau:
+ Đối với chất thải là nilon, lõi chỉ, lõi giấy cuộn sợi và lõi giấy cuộn vải,
giấy cắt các chi tiết may; kim khâu hỏng hoặc thay định kỳ, vải tấm lỗi, vải đầu
tấm; phần vải vụn, chỉ rối, bụi vải được sẽ thu gom vào 5 thùng chứa có dung
tích 220l trong kho chứa chất thải cơng nghiệp có diện tích 20m2 (kích thước
LxB=5,0x4,0m) sau đó th Cơng ty TNHH MTV Anh Đức là đơn vị đủ chức
năng đến thu gom, xử lý theo đúng quy định.
Các sản phẩm lỗi hỏng, bẩn công ty sẽ tiến hành tiêu hủy theo yêu cầu của
khách hàng sau đó hợp đồng với Cơng ty TNHH MTV Anh Đức là đơn vị đủ
chức năng đến thu gom, xử lý theo đúng quy định.
b. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt: thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy
(rau thừa, vỏ hoa quả, thức ăn thừa....), giấy phế thải và các loại phế thải từ khâu
phục vụ văn phòng với tổng số lượng cán bộ cơng nhân viên hiện tại là 1.000
người thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 0,3 x1.000 = 300 kg/ngày.
Lượng chất thải này được thu gom 05 thùng chứa có dung tích 200l đặt tại nhà bếp,
hàng ngày cho nhân viên nhà bếp hoặc các hộ dân xung quanh chở về cho gia

súc và 15 thùng nhựa dung tích 15 lít/thùng để đựng rác thải như túi, giấy, vỏ
bìa, chai lọ vận chuyển vào kho chứa chất thải sinh hoạt của cơng ty có diện tích
15m2 (kích thước LxB = 5,0x4,0m) và Hợp đồng với Ban quản lý các cơng trình
cơng cộng Cẩm Khê vận chuyển đi xử lý theo quy định.
4. Cơng trình biện pháp lữu giữ, xử lý chất thải nguy hại
- Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất của nhà máy chủ
yếu gồm găng tay, giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang hỏng, hộp mực in
thải,.... với lượng phát sinh khoảng 91 kg/năm. Lượng chất thải này được thu
25

Chủ dự án: Công ty TNHH Sunrise Công nghiệp Việt Nam


×