Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tổng quan đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.58 KB, 15 trang )

TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG TRỊ
Thứ Hai, 30-11-2020 (BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 2020)

1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 1.1.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Quảng Trị
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16o18 đến 17o10 vĩ độ Bắc, 106o32 đến
107o34 kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Đơng giáp Biển Đơng.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Quảng Trị nằm ở trung điểm đất nước, là điểm đầu trên tuyến đường huyết
mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua
cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây,
Đà Nẵng, Vũng Áng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác
kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại,
dịch vụ và du lịch.
Tỉnh Quảng Trị có diện tích là 473.744 ha, có 10 huyện, thị xã, thành phố
gồm: Cam Lộ, Đakrơng, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh
Linh, đảo Cồn Cỏ và thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị.
1.1.2. Đặc điểm địa hình


1.1.2.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành các
dạng địa hình: Vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi
bát úp; Vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; Kế đến là vùng cát nội
đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống
sơng suối đều ngắn và dốc.
- Địa hình núi cao: Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp,


chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250 - 2000 m, độ dốc 20 - 300 m. Địa hình phân
cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trơi mạnh. Các khối núi điển hình là
Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng. Địa hình bị chia cắt mạnh,
sơng suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng
như giao thông, mạng lưới điện cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất.
- Địa hình gị đồi, núi thấp: Có độ cao từ 50 - 250 m, một vài nơi có độ cao trên
500 m, tạo nên các dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Khối bazan
Gio Linh - Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100 - 250 m dạng bán bình nguyên, lượn sóng
thoải, vỏ phong hóa dày, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối
từ 50 - 100 m. Loại địa hình này thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ
tiêu, cây ăn quả lâu năm.
- Địa hình đồng bằng: Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các
sông, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25 - 30 m. Bao gồm đồng
bằng Triệu Phong được bồi đắp từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu mỡ; Đồng bằng
Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là vùng trọng điểm sản
xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh,
Vĩnh Linh.
- Địa hình ven biển: Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa
hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu vực có địa
hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số
khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đời sống dân cư
thiếu ổn định.
1.1.2.2. Đặc điểm địa chất
- Vùng đồng bằng ven biển: Bao gồm các xã nằm phía Ðơng quốc lộ 1A kéo
dài từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng. Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá bazan
(Vĩnh Linh) vùng trầm tích biển và phù sa sơng.
- Vùng gò đồi:
+ Tiểu vùng đất đỏ Bazan: Thuộc khu vực Cồn Tiên, Dốc Miếu và Tân Lâm,
Cùa. Diện tích khoảng 10.200 ha. Ðất có tầng dày trên 1,2 m có tới 6.300 ha. Ðây là
hai khối Bazan lớn nhất của tỉnh và có nhiều tiềm năng phát triển cây cơng nghiệp dài

ngày như hồ tiêu, cà phê, cao su. Khu Cồn Tiên - Dốc Miếu là vùng cao su chủ lực của
tỉnh.


+ Tiểu vùng đồi thấp sa phiến thạch giáp đồng bằng: Được hình thành trên đá
mẹ sa phiến thạch, tầng mỏng bị bào mòn mạnh, thực vật nghèo nàn. Vùng đất này
phù hợp với trồng cây lâm nghiệp để tái tạo môi sinh môi trường.
- Vùng đồi, núi dãy Trường Sơn: Ở đây núi cao bị chia cắt mạnh, thực vật
nghèo. Khu vực Dự án nằm trong đới cấu trúc kiến tạo của đứt gãy sâu bậc như đứt
gãy Trường Sơn, đứt gãy Đakrông - Huế. Khu vực vùng công trình bao gồm các thành
tạo đá vơi, sét vơi, sét bột kết chứa vôi, phiến sét thuộc các hệ tầng A Ngo (J 1an1), hệ
tầng Tân Lâm (D1 tl1.2), các đá Granit, Granodiorit thuộc hệ tầng Bến Giằng  - Quế Sơn
(γδPZ3 bg-qs2) và các đai mạch xâm nhập không phân chia. Đặc điểm địa chất cấu tạo
khá phức tạp do các quá trình hình thành tạo đá trong vùng chịu ảnh hưởng địa động
lực kiến tạo.
1.1.3. Đặc điểm hệ thống thủy văn
Tỉnh Quảng Trị có hệ thống sơng ngịi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8 - 1,0
km/km2. Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn ở phía Tây nên các
sơng của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Tồn tỉnh có 03 hệ thống sơng
chính là sơng Bến Hải, sơng Thạch Hãn và sơng Ô Lâu.
- Hệ thống sông Bến Hải: Bắt nguồn từ khu vực động Châu có độ cao 500 m,
chảy theo hướng từ Tây sang Đông, đổ ra biển tại Cửa Tùng, có chiều dài 76 km. Diện
tích lưu vực rộng khoảng 923 km 2, trong đó phần diện tích lưu vực thuộc tỉnh Quảng
Trị vào khoảng 863 km2. Sông Bến Hải có 4 sơng nhánh cấp I và 4 sơng nhánh cấp II.
Sông Sa Lung là nhánh lớn nhất của sơng Bến Hải. Phần  thượng nguồn có tên là Rào
Quang, bắt nguồn từ độ cao 150 m của vùng đồi phía Tây xã Vĩnh Ơ, huyện Vĩnh
Linh, đổ vào sơng Bến Hải ở thượng nguồn cầu Hiền Lương từ  phía tả ngạn. Sơng Sa
Lung dài 41,5 km, diện tích lưu vực 397 km 2, chiều dài lưu vực 31 km, độ cao bình
qn lưu vực 75 km.
- Hệ thống sơng Thạch Hãn: Thạch Hãn là sông lớn nhất của Quảng Trị. Có

chiều dài 155 km, diện tích lưu vực lớn nhất (2.727 km 2), đổ ra biển ở Cửa Việt. Sơng
Thạch Hãn có 37 con sơng gồm 17 sơng nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh
Phước, Rào Quán và sông Hiếu, 16 nhánh sông cấp II, 6 sông cấp III. Sông nhánh cấp
I lớn nhất của sông Thạch Hãn là sơng Rào Qn có tổng chiều dài là 42 km bắt nguồn
từ Động Sá Mùi trên 1500 m ở xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, chảy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam. Lưu vực sông Rào Quán có diện tích 244 km 2, độ cao trung bình
517 m.
Vĩnh Phước là sơng nhánh cấp I ở phía tả ngạn sông Thạch Hãn, bắt nguồn từ
vùng đồi cao 400 m ở phía Tây xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ. Có chiều dài 59 km,
diện tích lưu vực 285 km2.
Sơng Hiếu (cịn gọi là sơng Cam Lộ) là sơng nhánh ở phía tả ngạn sơng Thạch
Hãn, bắt nguồn từ vùng núi Đông Trường Sơn ở độ cao 1425 m, chảy theo hướng Tây
Tây Nam - Đông Đông Bắc qua thành phố Đông Hà, đổ vào sông Thạch Hãn tại ngã
ba Gia Độ, có chiều dài 78 km, diện tích lưu vực 535 km2.


Về phía hạ lưu, Sơng Thạch Hãn được nối với sơng Bến Hải bởi sơng đào Cánh
Hịm và nối với sơng Ơ Lâu bởi sơng đào Vĩnh Định.
- Hệ thống sơng Ơ Lâu (sơng Mỹ Chánh): Được hợp lưu bởi hai nhánh sơng
chính là Ơ Lâu ở phía Nam và sơng Mỹ Chánh ở phía Bắc. Sơng Ơ Lâu bắt nguồn từ
độ cao khoảng 900 m của vùng rừng núi thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Diện tích lưu vực của hai nhánh sông 926 km 2, chiều dài 99 km, diện tích lưu vực
thuộc tỉnh Quảng Trị 233 km2. Phần thượng lưu của sơng Ơ Lâu chảy trên địa bàn tỉnh
Thừa thiên Huế, chỉ có một đoạn hạ lưu chảy qua tỉnh Quảng Trị và làm thành đường
ranh giới phía Đơng Nam giữa tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi vịng
qua vùng cát phía Đơng Nam tỉnh Quảng Trị, sơng chính Ơ Lâu lại chảy sang địa phận
tỉnh Thừa Thiên Huế và đổ vào phá Tam Giang qua cửa Lác, đổ ra Biển Đông qua cửa
Thuận An.
- Ngồi ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào có một số sơng nhánh chảy theo
hướng Tây thuộc hệ thống sơng Mê Kơng. Các nhánh điển hình là sông Sê Pôn đoạn

cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sơng Sê Păng Hiêng đoạn đồn biên phịng Cù Bai, Hướng
Lập.
+ Sông Sê Pôn - Sê Păng Hiêng: Bao gồm sông Sê Pôn đoạn cửa khẩu Lao Bảo
- A Đớt, sơng Sê Păng Hiêng đoạn Đồn Biên phịng Cù Bai, Hướng Lập (Hướng Hóa).
Sơng Sê Pơn bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1000 m thuộc nước Lào, chảy về biên giới
Việt - Lào và tạo thành đường biên giới tự nhiên giữa hai quốc gia. Sơng có chiều dài
59 km, phần lưu vực thuộc Quảng Trị là 425 km2.
+ Sông Sê Păng Hiêng bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1200 m ở phía Tây
Trường Sơn thuộc vùng Đơng Bắc xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa có chiều dài là
37km và diện tích lưu vực thuộc Quảng Trị là 195 km 2. Sông Sê Păng Hiêng và Sông
Sê Pôn hợp nhất trên địa phận nước Lào và đổ vào hệ thống sông Mê Kông.
- Hệ thống suối: Phân bố dày đặc ở vùng thượng nguồn. Các thung lũng suối
phần lớn rất hẹp, độ dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức tạp.
- Thuỷ triều trên dải bờ biển Quảng Trị có chế độ bán nhật triều khơng đều, gần
½ số ngày trong hàng tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước rịng. Mực nước đỉnh triều
tương đối lớn từ tháng 8 đến tháng 12 và nhỏ hơn từ tháng 1 đến tháng 7. Biên độ triều
lớn nhất hàng tháng trong các năm không lớn, dao động từ 0,1 - 1,1 m. Độ lớn triều
vào kỳ nước cường có thể đạt tới 2,5 m.
1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Điều kiện khí hậu mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa của tỉnh Quảng Trị,
chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam và gió mùa Đơng Bắc. Khí hậu phân thành 2
mùa: Mùa khơ từ tháng 3 đến tháng 9, có sự xuất hiện của gió Tây Nam khơ nóng làm
cho mức nhiệt tăng, độ ẩm giảm thấp. Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc làm cho nhiệt độ giảm kèm theo mưa bão và lũ lụt.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 24,9 - 26,5oC, có xu hướng tăng rõ rệt so
với nhiều năm trước. Giai đoạn 2015 - 2019 nằm trong chu kỳ tăng nhiệt độ tại Quảng


Trị. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất
nhiệt độ xuống dưới 22oC ở đồng bằng, dưới 20oC ở độ cao trên 500 m. Mùa nóng từ

tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ cao trung bình 29,7 oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và
tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất lên tới 31,8oC (tháng 6 năm 2019). Biên độ
nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 10 - 12oC [5]. So với giai đoạn 2010 - 2014
(24 - 25oC), nhiệt độ có xu hướng tăng từ 0,9 - 1,5 oC vào giai đoạn 2015 - 2019.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.900 - 2.500 mm. Lượng mưa
nhiều tập trung vào tháng 9 đến tháng 12 (chiếm 65  - 75% lượng mưa cả năm). Số
ngày mưa phân bố không đều, dao động trong năm từ 154 - 190 ngày, trong các tháng
cao điểm trung bình mỗi tháng có 17 - 18 ngày mưa. Lượng mưa bình quân 5 năm là
2.166 mm [5]. So với giai đoạn 2010 - 2014 (2.200 - 2.500 mm), lượng mưa bình qn
hằng năm có sự biến động không lớn vào giai đoạn 2015 - 2019.
- Độ ẩm: Quảng Trị có độ ẩm trung bình năm khoảng 81 - 85%, các tháng có
độ ẩm cao thường là các tháng mùa mưa (tháng 02, 11, 12). Vào mùa khô độ ẩm thấp
hơn nhiều, đặc biệt vào thời kỳ có gió Tây Nam hoạt động, độ ẩm trung bình tháng
thấp nhất chỉ còn 66% (tháng 6) [5]. So với giai đoạn 2010 - 2014 (83 - 88%), độ ẩm
có xu hướng giảm từ 2 - 3% vào giai đoạn 2015 - 2019.
- Nắng: Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5 - 6 giờ/ngày, có sự
phân hóa theo thời gian và không gian rõ rệt, tổng số giờ nắng rơi vào các tháng mùa
hạ, trung bình hàng năm là 1873 giờ. Với số giờ nắng phân hóa khơng đều trong năm,
những tháng mùa hạ thường có số giờ nắng cao gấp 2 đến 3 lần mùa đơng. Các tháng
có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8 đạt trên 200 giờ [5]. So với giai đoạn
2010 - 2014 (1875 giờ), số giờ nắng ít có sự biến động vào đoạn 2015 - 2019.
- Gió, bão và áp thấp nhiệt đới: Các hướng gió thịnh hành là gió Đơng Nam,
Đơng Bắc và đặc biệt là gió Tây Nam khơ nóng. Gió Đơng Nam xuất hiện từ tháng 11
đến tháng 01 năm sau. Gió Tây Nam khơ nóng xuất hiện từ hạ tuần tháng 2 và kết thúc
vào trung tuần tháng 9. Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 8. Trong các
tháng này có nhiều ngày có gió, riêng tháng 6, 7 có đến 10 - 16 ngày tốc độ gió lớn.
Mùa bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11, các cơn bão đổ bộ vào đất liền
thường là các cơn bão số 7, 8, 9 và 10 [5]. Bão thường kèm theo mưa to kết hợp triều
cường trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở vật chất kỹ thuật và mùa màng. Thời tiết,
khí hậu khá khắc nghiệt đã gây bất lợi cho sản xuất và đời sống, điều kiện lao động

khó khăn, năng suất lao động giảm.


QUẢNG TRỊ VÀI NÉT TỔNG QUAN
| 17:03 | 03-04-2017 |
1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16 độ 18 phút đến 17 độ 10 phút vĩ độ
Bắc, 106 độ 32 phút đến 107 đợ 34 phút kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Đơng giáp Biển Đơng.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào.
- Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung
điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của
hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế
Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng
Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu
vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
- Quảng Trị có điều kiện giao thơng khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và
đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thơng huyết mạch như Quốc lộ
1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đơng và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam
chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể
giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những
cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng
hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú
Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).
2. Điều kiện tự nhiên


Địa hình

Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang
Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ
đỉnh dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy
dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển. Do địa hình phía Tây núi cao, chiều
ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc.
- Địa hình núi cao: Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp,
chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250-2000 m, độ dốc 20-300. Địa hình phân cắt
mạnh, độ dốc lớn, q trình xâm thực và rửa trơi mạnh. Các khối núi điển hình là
Động Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng. Địa hình vùng núi có thể phát
triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên phần lớn địa
hình bị chia cắt mạnh, sơng suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc
xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện... cũng như tổ chức đời sống
xã hội và sản xuất. Tuy nhiên có tiềm năng thủy điện nhỏ khá phong phú.
- Địa hình gị đồi, núi thấp: Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa
hình đồng bằng, chạy dài dọc theo tỉnh. Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có độ cao
trên 500 m. Địa hình gị đồi, núi thấp (vùng gò đồi trung du) tạo nên các dải thoải,
lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Khối bazan Gio Linh - Cam Lộ có độ
cao xấp xỉ 100 - 250 m dạng bán bình ngun, lượn sóng thoải, vỏ phong hóa dày,
khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối từ 50-100m. Địa hình gị
đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây cơng nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu
năm.
- Địa hình đồng bằng: Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các
sơng, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30 m. Bao gồm đồng
bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu mỡ; đồng bằng Hải
Lăng, đồng bằng sơng Bến Hải tương đối phì nhiêu. Đây là vùng trọng điểm sản xuất
lương thực, nhất là sản xuất lúa ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh
Linh.
- Địa hình ven biển: Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa
hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư. Một số khu vực có địa
hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số

khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đời sống dân cư
thiếu ổn định.
Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hố thành các tiểu khu vực, nhiều vùng
sinh thái khác nhau tạo cho Quảng Trị có thể phát triển tồn diện các ngành kinh tế,


đặc biệt là tạo nên các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây
trồng vật ni trong sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp.
Khí hậu
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế
độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ơn cao... là những thuận lợi cơ bản cho phát
triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được coi là vùng có
khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khơ nóng thổi mạnh từ
tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc kèm theo mưa nên dễ gây nên lũ lụt.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 24-25 đợ C ở vùng đồng bằng, 22-23 độ
C ở độ cao trên 500 m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp,
tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 22 độ C ở đồng bằng, dưới 20 độ C ở độ cao trên
500 m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 28 đợ C, tháng nóng
nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 40-42 độ C. Biên độ nhiệt giữa các
tháng trong năm chênh lệch 7-9 độ C. Chế độ nhiệt trên địa bàn tỉnh thuận lợi cho phát
triển thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200-2.500 mm; số
ngày mưa trong năm dao động từ 154-190 ngày. Chế độ mưa ở Quảng Trị biến động
rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung vào các tháng 9,
10, 11. Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa chiếm xấp xỉ 65% lượng mưa trung
bình nhiều năm. Mùa khô thường từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, khơ nhất vào tháng
7, đây là thời kỳ có gió Tây Nam thịnh hành. Tính biến động của chế độ mưa ảnh
hưởng nhiều tới sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cũng như thi cơng các cơng trình xây
dựng... Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt;

mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn.
- Độ ẩm: Quảng Trị có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83-88%. Giữa
hai miền Đông và Tây Trường Sơn chế độ ẩm cũng phân hóa theo thời gian. Tháng có
độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến 22%; trong những tháng
mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 88-90%.
- Nắng: Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ ngày, có sự phân
hóa theo thời gian và khơng gian rõ rệt: miền Đơng có tổng số giờ nắng lên tới 1.910
giờ, miền Tây chỉ đạt 1.840 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6,
7, 8, đạt trên 200 giờ. Nắng nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho quang hợp, tăng năng
suất sinh học cây trồng. Tuy nhiên, nắng nhiều và kéo dài, nhiệt độ cao dẫn đến hạn
hán ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư.


- Gió: Tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây
Nam và gió mùa Đơng Bắc. Đặc biệt gió Tây Nam khơ nóng ở Quảng Trị là hiện
tượng rất điển hình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta. Trung bình mỗi năm có
khoảng 45 ngày. Trong các đợt gió Tây Nam khơ nóng, nhiệt độ có thể lên tới 40-42
đợ C. Gió Tây Nam khơ nóng làm ảnh hưởng khơng nhỏ tới các hoạt động kinh tế - xã
hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
- Bão và áp thấp nhiệt đới: Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng
của bão. Mùa bão thường tập trung vào các tháng 9 và 10. Bão có cường suất gió
mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nơng
nghiệp và đời sống dân cư.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của Quảng Trị có những thuận lợi khá cơ bản:
do sự phân hóa đa dạng của độ cao địa hình tạo nên các vùng tiểu khí hậu thích hợp
cho sự phát triển một nền nơng nghiệp đa dạng với các loại cây trồng vật ni có
nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt và cận ơn đới, có giá trị kinh tế cao. Điều này mang lại lợi
thế cạnh tranh trong phát triển nơng nghiệp hàng hóa. Tiểu vùng khí hậu đỉnh Trường
Sơn với tính ơn hồ là tài nguyên quý mang lại sức hấp dẫn cho sự phát triển các hoạt
động dịch vụ, du lịch, tạo không gian mát mẻ cho tham quan, nghỉ dưỡng, đặc biệt là

trong mùa hè nóng gay gắt của vùng Bắc Trung Bộ. Đây là điểm độc đáo của khí hậu
Quảng Trị.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, điều kiện khí hậu, thời tiết của Quảng
Trị cũng như ở các tỉnh miền Trung mang tính chất khắc nghiệt: thường xảy ra hạn hán
về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa. Do đó việc khắc phục thiên tai, xây dựng các cơng
trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước chống lũ lụt nhằm ổn định sản xuất
và đời sống có ý nghĩa to lớn cần được quan tâm.
Thuỷ văn
Quảng Trị có hệ thống sơng ngịi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1 km/km2.
Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía Tây nên các
sơng của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Tồn tỉnh có 12 con sơng lớn
nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sơng chính là sơng Bến Hải, sơng Thạch Hãn và sơng Ơ
Lâu (Mỹ Chánh).
- Hệ thống sông Bến Hải: Bắt nguồn từ khu vực động Châu có độ cao 1.257 m,
có chiều dài 65 km. Lưu lượng trung bình năm 43,4 m3/s. Diện tích lưu vực rộng
khoảng 809 km2. Sơng Bến Hải đổ ra biển ở Cửa Tùng.


- Hệ thống sơng Thạch Hãn: Có chiều dài 155 km, diện tích lưu vực lớn nhất
2.660 km2. Nhánh sơng chính là Thạch Hãn bắt nguồn từ các dãy núi lớn Động Sa
Mui, Động Voi Mẹp (nhánh Rào Quán) và động Ba Lê, động Dang (nhánh Đakrông).
Sông Thạch Hãn đổ ra biển ở Cửa Việt.
- Hệ thống sơng Ơ Lâu (sơng Mỹ Chánh): Được hợp bởi hai nhánh sơng chính
là Ơ Lâu ở phía Nam và sơng Mỹ Chánh ở phía Bắc. Diện tích lưu vực của hai nhánh
sơng khoảng 900 km2, chiều dài 65 km. Sông đổ ra phá Tam Giang thuộc địa phận
tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra, ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào có một số sông nhánh chảy theo
hướng Tây thuộc hệ thống sông Mê Kơng. Các nhánh điển hình là sơng Sê Pơn đoạn
cửa khẩu Lao Bảo - A Đớt, sông Sê Păng Hiêng đoạn đồn biên phịng Cù Bai, Hướng
Lập (Hướng Hóa).

Hệ thống suối: Phân bố dày đặc ở vùng thượng nguồn. Các thung lũng suối
phần lớn rất hẹp, độ dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức tạp.
Nhìn chung, hệ thống sơng suối của Quảng Trị phân bố đều khắp, điều kiện thủy văn
thuận lợi cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống, đồng thời có
tiềm năng thủy điện cho phép xây dựng một số nhà máy thuỷ điện với công suất vừa
và nhỏ.
Thuỷ triều trên dải bờ biển Quảng Trị có chế độ bán nhật triều khơng đều, gần
nửa số ngày trong mỡi tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng. Mực nước đỉnh triều
tương đối lớn từ tháng 8 đến tháng 12 và nhỏ hơn từ tháng 1 đến tháng 7. Biên độ triều
lên lớn nhất hàng tháng trong các năm không lớn, dao động từ 59 - 116 cm. Biên độ
triều xuống lớn nhất cũng chênh lệch không nhiều so với giá trị trên. Độ lớn triều vào
kỳ nước cường có thể đạt tới 2,5 m.
Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2008, tổng diện tích tự nhiên tồn
tỉnh có 474.699,11 ha. Các loại đất chia theo mục đích sử dụng bao gồm:
- Đất nơng nghiệp: Có diện tích là 301.993,75 ha, chiếm 63,62% tổng diện tích
đất tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp/người là 4.770 m2.


- Đất phi nơng nghiệp: Diện tích có 41.421,31 ha, chiếm 8,73% tổng diện tích
đất tự nhiên.

nhiên.

- Đất chưa sử dụng: Cịn 131.284,05 ha, chiếm 27,66% tổng diện tích đất tự

Tuy diện tích đất chưa sử dụng cịn nhiều nhưng phần lớn là đất cồn cát, đất
chua mặn, đất đồi núi chia cắt mạnh, có tầng dày mỏng, nhiều diện tích bị kết vón đá
ong, phân bố rải rác, khơng tập trung và có những vùng cịn bom mìn chưa được rà
phá. Do đó để cải tạo, khai thác đưa vào sử dụng được trong các ngành kinh tế cần có

đầu tư vốn lớn và kỹ thuật, thuỷ lợi, rà phá bom mìn...
Tài nguyên rừng và thảm thực vật
Năm 2009, tồn tỉnh có 220.797 ha đất lâm nghiệp có rừng với tổng trữ lượng
gỗ khoảng 11 triệu m3. Rừng Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thực vật thuộc 528 chi,
130 họ, trong đó có 175 lồi cây gỗ. Động vật rừng cũng khá phong phú và đa dạng.
Hiện tại có khoảng 67 loài thú, 193 loài chim và 64 loài lưỡng cư bò sát (thuộc 17 họ,
3 bộ) đang sinh sống tại rừng Quảng Trị. Do chiến tranh tàn phá nặng nề và do khai
thác rừng để phát nương làm rẫy trong nhiều năm, đặc biệt một số vùng rừng bị chất
độc hóa học hủy hoại, khó có thể khơi phục lại nên hệ sinh thái rừng tự nhiên bị suy
thoái, trữ lượng rừng tự nhiên bị giảm sút, chất lượng rừng thấp kém. Cần có biện
pháp hữu hiệu nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên.
Rừng trồng các loại có diện tích 85.820 ha, nhìn chung rừng trồng chất lượng
tốt, tăng trưởng ở mức độ trung bình; rừng trồng sản xuất chủ yếu bao gồm các loại
keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai. được trồng tập trung và có yếu tố thâm canh nên
hiệu quả kinh tế khá cao; đã chú trọng du nhập đưa các cây lâm nghiệp mới vào trồng
rừng sản xuất; một số cây bản địa như sến, muồng đen, sao đen đã được đưa vào trồng
rừng phịng hộ.Diện tích rừng thông nhựa khoảng 25.000 ha, sản lượng khai thác nhựa
thơng năm 2010 đạt 1.998 tấn.
Tài ngun biển
Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa
Tùng. Vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km2, ngư trường đánh bắt rộng
lớn, khá giàu hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sâm, tảo
và một số lồi cá, san hơ q hiếm. Trữ lượng hải sản vùng biển tỉnh Quảng Trị có
khoảng 60.000 tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 17.000 tấn. Diện tích vùng
bãi bồi ven sơng trên 4.000 ha, đặc biệt vùng ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước


và một số diện tích đất bị nhiễm mặn, đất cát có khả năng chuyển đổi để phát triển
ni trồng thuỷ hải sản các loại.
Ngoài khơi cách đất liền 28 hải lý là đảo Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về kinh tế

và quốc phòng, hiện đang xây dựng cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Cồn Cỏ
để phục vụ cho tàu thuyền trong tỉnh và các tỉnh trong vùng. Ven biển có một số vũng
kín gió, thuận lợi cho phát triển cảng, xây dựng các nhà máy đòng tàu, sửa chữa tàu
biển và xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền như khu vực Cửa Việt, Cửa Tùng. Dọc
bờ biển Quảng Trị có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp, có các di tích lịch sử cách mạng
có thể đưa vào khai thác du lịch như bãi tắm Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thuỷ, Triệu
Lăng, địa đạo Vịnh Mốc...
Cách không xa bờ biển Quảng Trị khoảng 100 - 120 km có nguồn khí mêtan
chất lượng cao với trữ lượng từ 60 - 100 tỷ m3. Khu vực mỏ nằm gần đảo Cồn Cỏ, nếu
khai thác nguồn khí này đưa vào đất liền thì tỉnh Quảng Trị là địa điểm gần nhất và tạo
ra khả năng cho phát triển cơng nghiệp chế biến từ ngun liệu khí đốt và vật liệu công
nghệ mới.
Với tiềm năng tài nguyên biển, đảo đa dạng, Quảng Trị có điều kiện đẩy mạnh
phát triển tổng hợp kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; dịch vụ hậu
cần nghề cá; cảng hàng hóa và vận tải biển; du lịch sinh thái biển, đảo. Trên cơ sở phát
triển hài hòa các ngành kinh tế biển trong sự gắn kết chặt chẽ với định hướng phát
triển chung của vùng và cả nước, gắn kết với phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây
nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng về biển, đảo.
Tài nguyên nước
Trên địa bàn tỉnh có 3 hệ thống sơng chính đổ ra biển là Bến Hải, Thạch Hãn và
Ô Lâu. Sự phân bố đều khắp của các sơng này là nguồn nước mặt chính cung cấp nước
cho sản xuất và sinh hoạt. Các con sông này đều có lưu lượng nước lớn về mùa mưa.
Trong những năm mưa ít thì các sơng nhánh và khe suối nhỏ thường bị cạn kiệt gây
nên hạn hán.
Nước ngầm trong các tầng trầm tích và phong hóa phát triển các địa hình núi
thấp ven sơng. Đây là nguồn cung cấp nước khá quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt.
Nước trong tầng đất đỏ phong hóa từ đá bazan có chất lượng tốt theo các chỉ tiêu hóa
học... Nguồn nước này rất có giá trị đối với nhân dân vùng miền núi. Hình thức khai
thác hiện nay chủ yếu là các giếng đào theo quy mơ hộ gia đình với lưu lượng thấp.
Tài nguyên khoáng sản



Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị khá phong phú và đa dạng, đặc biệt
là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng. Đây là điều
kiện để tỉnh có thể phát triển mạnh công nghiệp xi măng và VLXD.
Theo tài liệu hiện có, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 130 mỏ và điểm khống
sản, trong đó có 86 điểm, mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng với
các loại chủ yếu như đá vôi, đá sét và các chất phụ gia (như đá bazan, quặng sắt), sét
gạch ngói, cát cuội sỏi, cát thủy tinh, cao lanh... Ngồi ra cịn có các điểm, mỏ khống
sản khác như vàng, titan, than bùn...
- Đá vơi xi măng: Có tổng trữ lượng trên 3 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở các mỏ:
Tân Lâm, Cam Thành (Cam Lộ), Tà Rùng, Hướng Lập (Hướng Hóa); sét ximăng ở
Cam Tuyền, Tà Rùng, phụ gia xi măng khác ở Cùa, Tây Gio Linh...
- Đá xây dựng, ốp lát: Tồn tỉnh có 10 điểm, mỏ đá xây dựng, trữ lượng khoảng
500 triệu m3; phân bố chủ yếu dọc Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh trở về phía Tây,
có điều kiện giao thơng khá thuận lợi. Đá ốp lát có 4 điểm là đá granit Chân Vân, đá
hoa Khe Ngài, granodiorit Đakrông và gabro Cồn Tiên.
- Sét gạch ngói: Hiện có 18 điểm, mỏ với trữ lượng khoảng gần 82 triệu m3,
phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu
Phong, Hải Lăng.
- Cát, cuội, sỏi xây dựng: Có 16 mỏ và điểm, trữ lượng dự báo khoảng 3,9 triệu
m3, tập trung ở phần thượng nguồn các sơng, nằm ở những vùng có giao thơng thuận
lợi cho việc khai thác.
- Cát thủy tinh: Dự báo trữ lượng khoảng 125 triệu m3, chất lượng tốt, phân bố
chủ yếu ở Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng nhưng tập trung ở khu vực Cửa Việt; có
khả năng chế biến silicát, sản xuất thủy tinh và kính xây dựng.
- Cao lanh: Đã phát hiện được 03 điểm cao lanh là Tà Long, A Pey (Đăkrông)
và La Vang (Hải Lăng) chất lượng khá tốt, đang tiếp tục thăm dò, thử nghiệm để đưa
vào khai thác.
- Than bùn: Phân bố tập trung ở Hải Lăng và Gio Linh với tổng trữ lượng gần

400 ngàn tấn cho phép khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh với khối lượng
khá lớn.


- Ti tan: Phân bố dọc ven biển nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh, Gio Linh,
Hải Lăng, có trữ lượng trên 500.000 tấn, có thể khai thác với khối lượng khoảng 10 20 nghìn tấn/năm để chế biến xuất khẩu.
- Nước khống: Phân bố ở Cam Lộ, Đakrơng cho phép phát triển cơng nghiệp
sản xuất nước khống, phát triển các dịch vụ nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
- Vàng: Phân bố ở Vĩnh Ô (Vĩnh Linh), Tà Long, A Vao (Đakrơng) với trữ
lượng khoảng 20 tấn, trong đó điểm mỏ vàng góc A Vao đã được thăm dị có thể tổ
chức khai thác với quy mơ cơng nghiệp.
- Ngồi ra cịn có pirít phân bố ở Vĩnh Linh.
Nguồn tài ngun khoáng sản trên địa bàn hầu hết chưa được điều tra thăm dò
chi tiết, cần phải tập trung thực hiện trong thời gian tới để có sơ sở thu hút đầu tư, tổ
chức khai thác đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
Tài nguyên du lịch
Quảng Trị có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn khá phong phú,
phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần các trục giao thơng chính nên rất
thuận lợi cho khai thác. Đặc biệt Quảng Trị có hệ thống di tích chiến tranh cách mạng
gắn liền với cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, trong đó có những địa danh
nổi tiếng thế giới như Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, di tích Hiền Lương,
Cồn Tiên, Dốc Miếu, đường mịn Hồ Chí Minh, Khe Sanh, Làng Vây, nghĩa trang liệt
sỹ Trường Sơn...
Quảng Trị cịn là bảo tàng sinh động nhất về di tích chiến tranh cách mạng, đó
là cơ sở để tạo sản phẩm du lịch hoài niệm về chiến trường xưa độc đáo.
Quảng Trị có bờ biển dài với những cảnh quan đẹp, còn nguyên sơ với những
bãi tắm nổi tiếng như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Triệu Lăng, Cồn Cỏ... để phát
triển du lịch sinh thái biển. Quảng Trị có vị trí đầu cầu trên hành lang kinh tế Đơng Tây, điểm kết nối giữa sản phẩm du lịch Đông - Tây, Con đường di sản miền Trung và
Con đường huyền thoại.



Ngồi ra, Quảng Trị cịn có những cánh rừng ngun sinh, suối nước nóng ở
Đakrơng, khu vực hồ Rào Qn - Khe Sanh... cho phép phát triển du lịch lâm sinh
thái; có tiềm năng phát triển du lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc như lễ hội dân tộc Vân
Kiều, Pa Cô, lễ hội truyền thống cách mạng; du lịch nghiên cứu tâm linh như lễ kiệu
La Vang... Tiềm năng du lịch cho phép Quảng Trị phát triển du lịch thành ngành kinh
tế quan trọng của tỉnh trong giai đoạn tới.
3. Dân cư
Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị chủ ́u gờm 3 dân tợc chính: Kinh, Vân
Kiều (mợt nhóm của dân tộc Bru-Vân Kiều) và Pa Cô (một nhóm của dân tợc Tà Ơi).
Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân số. Mỗi dân tộc đều có lịch sử
lâu đời và có truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, đặc biệt là văn hóa dân gian.
Đồng bào người thiểu số Vân Kiều và Pa Cô sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi
phía Tây của tỉnh như: Hướng Hóa, Đakrơng.
Năm 2010 dân số trung bình của tỉnh là 601.672 người. Tồn tỉnh có 136.743
hộ gia đình, bình qn 4,4 nhân khẩu/hộ. Dân số thành thị có 170.073 người, chiếm
28,31%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,05% năm 2007 và 1,12% năm 2010;
dân số cơ học tăng không đáng kể. Bình qn mỗi năm dân số trung bình tồn tỉnh
tăng thêm khoảng 5.000-6.000 người.
Mật độ dân số toàn tỉnh là 126,7 người/km2,thuộc loại thấp so với các tỉnh,
thành khác trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung
đông ở các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng như thị xã Quảng Trị: 308
người/km2, thị xã Đơng Hà: 1.157 người/km2, trong khi đó huyện Đakrơng chỉ có 29
người/km2, Hướng Hố 64 người/km2. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các
vùng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thơng,
điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế... phục vụ sản xuất và dân sinh ở những
vùng có địa hình núi cao, chia cắt, thưa dân.
4. Trùn thớng văn hóa: Nhân dân Quảng Trị có truyền thống cần cù, hiếu
học; sáng tạo trong lao động sản xuất và có tình tương thân, tương ái, giúp nhau trong
đời sống, nhất là khi thiên tai, dịch bệnh, trong xóa đói giảm nghèo. Trải qua những

giai đoạn khốc liệt của các cuộc chiến tranh, người dân Quảng Trị vẫn bất khuất, kiên
trung vượt qua gian khó vươn lên. Quảng Trị còn là vùng đất lịch sử nổi tiếng, có
truyền thống yêu nước, cách mạng, sản sinh những người con kiệt xuất cho đất nước,
tiêu biểu là Tổng bí thư Lê Duẩn. Qua các thời kỳ phát triển, Quảng Trị đã có nhiều
danh nhân đạt những danh hiệu cao quý.



×