Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Qlgd nqc một số giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 67 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
- Hội đồng sáng kiến Trường THPT Nho Quan C;
- Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình.
Tơi là: Trần Ngọc Thúy
Sinh ngày 10 tháng 3 năm 1978
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ
thuật Trường THPT Nho Quan C
Nơi cơng tác: Trường THPT Nho Quan C
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngữ văn
Là tác giả sáng kiến năm học 2021-2022, đề tài: Một số giải pháp đổi mới
tổ chức hoạt động Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật đáp ứng Chương trình giáo
dục phổ thơng tổng thể 2018
I- TÊN SÁNG KIẾN, THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ LĨNH VỰC ÁP
DỤNG
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động Câu lạc
bộ Văn hóa Nghệ thuật đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
2018
2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
II- NỘI DUNG
1. Giải pháp cũ thường làm
1.1. Một số giải pháp cũ thường làm
Một là, tập hợp những học sinh cùng chung sở thích, năng khiếu
thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Trong trường phổ thơng, ngồi ngồi hoạt động dạy học, nhà trường còn
tổ chức các hoạt động giáo dục khác nhằm giáo dục phẩm chất, phát triển năng
lực cho học sinh, như các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao thông
qua các ngày lễ lớn trong năm. Những học sinh có cùng sở thích, năng khiếu


thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật được phát hiện qua các hội thi văn nghệ, được
nhà trường tuyển chọn thành đội văn nghệ. Đội văn nghệ biểu diễn trong các dịp
lễ hội trong năm học.
Hai là, tổ chức chương trình văn nghệ nhân dịp ngày lễ của dân tộc,
của ngành giáo dục.
1


Để kỷ niệm thiết thực các ngày lễ của dân tộc, của ngành giáo dục, đội
văn nghệ luyện tập và biểu diễn chương trình văn nghệ với chủ đề phù hợp: Lễ
khai giảng năm học; Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, Ngày thành
lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Lễ sơ kết học kì I, Lễ tổng kết
năm học,...
Ba là, tổ chức giao lưu, biểu diễn văn nghệ ở địa phương và đơn vị kết
nghĩa.
Ngoài việc biểu diễn văn nghệ tại trường, đội văn nghệ còn tham gia biểu
diễn ở địa phương và các đơn vị kết nghĩa nhân dịp các ngày lễ trọng đại, nhằm
tăng cường tinh thần đoàn kết và giáo dục ý thức trách nhiệm với cộng đồng cho
học sinh.
1. 2. Ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ
Về ưu điểm:
- Đảm bảo vai trò chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của
Đồn Thanh niên trong nhà trường thơng qua hoạt động văn hóa văn nghệ;
- Khơng địi hỏi cao về tính chun nghiệp, tính nghệ thuật, tạo tâm lí
thoải mái và hưng phấn cho học sinh khi tham gia biểu diễn;
- Học sinh không bị ràng buộc sau khi kết thúc một chương trình biểu
diễn;
- Học sinh được thể hiện sở thích, năng khiếu cá nhân;
- Học sinh xây dựng được mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ với bạn bè, tính
chất cạnh tranh thấp.

Về nhược điểm:
- Hoạt động biểu diễn mang tính định kỳ nên khơng thường xun;
- Thiếu tính kế hoạch xun suốt trong giáo dục phẩm chất và phát triển
năng khiếu do hoạt động văn nghệ mang tính chủ điểm, định kỳ;
- Tổ chức hoạt động văn nghệ chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền, tính
chuyên nghiệp, tính nghệ thuật ít được đề cao.
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1. Bản chất của giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động Câu lạc bộ Văn
hóa Nghệ thuật đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018
Về mục tiêu, sáng kiến nhằm khắc phục hạn chế của giải pháp cũ, đồng
thời đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường đáp
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ban hành theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được quy định bắt buộc đối với
trường phổ thông là 105 tiết/ năm học, trong đó có hình thức sinh hoạt câu lạc
bộ là hình thức do học sinh tự nguyện tham gia. Vì vậy, sáng kiến hướng tới
2


phát hiện, bồi dưỡng phân luồng năng khiếu thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
cho học sinh, giúp học sinh tự rèn luyện và hướng nghiệp, hoặc bổ trợ kỹ năng
mềm cho học sinh khơng có nguyện vọng hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh
vực này.
Về hình thức tổ chức, trên cơ sở kế thừa những thành công đạt được thuộc
lĩnh vực văn hóa văn nghệ của những năm học trước, từ năm học 2021-2022,
hoạt động của Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật đi vào chiều sâu, có tính chun
nghiệp và được tổ chức có kế hoạch, mục tiêu cụ thể, hình thức phong phú và đa
dạng: sinh hoạt theo chủ đề từng lĩnh vực, giao lưu văn hóa văn nghệ, trải
nghiệm, thể nghiệm mới, biểu diễn, sáng tác, tổ chức sự kiện,... xuyên suốt.
2.2. Các giải pháp tổ chức hiệu quả việc đổi mới tổ chức hoạt động
Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông

tổng thể 2018
Một là, chủ động nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thơng tổng
thể 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có Chương trình Hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp.
Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cơng bố Chương trình giáo dục tổng thể
2018, dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình, nhà trường chỉ
đạo tổ nhóm chun mơn và giáo viên tiếp cận, nghiên cứu chi tiết về mục tiêu,
quan điểm xây dựng chương trình bộ mơn, nội dung chương trình, xu hướng
đánh giá kết quả học tập của học sinh,...
Trên cơ sở đó, giáo viên – chủ nhiệm câu lạc bộ xác định rõ vị trí, vai trị
của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ
thơng tổng thể 2018 theo cấp học; trong đó xác định rõ vị trí, vai trị của hình
thức sinh hoạt câu lạc bộ trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Hai là, sơ tuyển thành viên Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật đảm bảo
yêu cầu.
Đầu năm học, đầu mỗi học kỳ, chủ nhiệm câu lạc bộ phát tờ rơi quảng bá
mục tiêu, nội dung và hình thức hoạt động của Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật
đến học sinh tồn trường. Từ đó, học sinh xác định mức độ phù hợp của câu lạc
bộ với bản thân để đăng ký nguyện vọng sơ tuyển. Hình thức sơ tuyển linh hoạt,
sáng tạo, đảm bảo tính chất tự nhiên để học sinh thoải mái bộ lộ: trò chuyện;
phỏng vấn; test năng khiếu; quan sát hành vi, thái độ, cảm xúc của học sinh,...
Sau khi qua vòng sơ tuyển, học sinh viết đơn xin tham gia sinh hoạt Câu
lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật phù hợp sở thích, năng khiếu, nguyện vọng hướng
nghiệp, có sự tư vấn và nhất trí của cha mẹ học sinh.
(Phụ lục minh chứng 1: Đơn xin tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật)

3


Ba là, dựa trên kế hoạch tổ chức hoạt động câu lạc bộ của nhà

trường, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ
Văn hóa Nghệ thuật.
Chủ nhiệm câu lạc bộ chịu trách nhiệm lập kế hoạch hoạt động của Câu
lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật đảm bảo yêu cầu về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ
chức hoạt động như đã quảng bá; đáp ứng yêu cầu nhận thức, sở thích, năng
khiếu và hướng nghiệp của học sinh trong từng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật,
theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
(Phụ lục minh chứng 2: Kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật năm
học 2021-2022).

Bốn là, ban hành Quy chế hoạt động nhằm đảm bảo hoạt động của
Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật mang tính thống nhất, quy củ.
Dựa trên đặc trưng của hoạt động câu lạc bộ mang tính tự nguyện của
người tham gia, đặc trưng của hoạt động văn hóa nghệ thuật, chủ nhiệm câu lạc
bộ dự thảo Quy chế hoạt động của Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật. Bản dự thảo
được cơng khai rộng rãi, lấy ý kiến góp ý chỉnh sửa của các thành viên trong nhà
trường (giám hiệu, giáo viên, nhân viên, học sinh), cha mẹ học sinh và những
người có chun mơn.
Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ tiếp thu, giải trình, chỉnh sửa bản dự thảo và
ban hành Quy chế hoạt động của Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật. Quy chế được
trình bày bằng ngơn ngữ hành chính – cơng vụ, cấu trúc văn bản mạch lạc được
chia thành cách chương, mục, điều cụ thể, đảm bảo tính hành chính – cơng vụ.
(Phụ lục minh chứng 3: Quy chế hoạt động của Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật)

Năm là, soạn giáo án và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ
thuật theo kế hoạch, đáp ứng linh hoạt điều kiện thực tiễn khách quan.
Chủ nhiệm câu lạc bộ chịu trách nhiệm soạn giáo án, quản lí, tổ chức sinh
hoạt câu lạc bộ theo đúng kế hoạch được Ban Giám hiệu phê duyệt. Việc thực
hiện kế hoạch hoạt động đảm bảo cụ thể, thiết thực qua giáo án tổ chức từng
buổi, không để học sinh bị bỏ rơi. Trong sinh hoạt, chủ nhiệm câu lạc bộ chú

trọng giáo dục phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước, nhân ái;
phát triển kỹ năng mềm trong giao tiếp ứng xử, phong thái tự chủ, tự tin; phát
hiện và bồi dưỡng năng khiếu; tư vấn hướng nghiệp gắn với từng lĩnh vực cụ
thể, như vẽ, hát, múa, nhảy, dẫn chương trình, biểu diễn nhạc cụ, nhiếp ảnh,
sáng tác văn học, tổ chức sự kiện,...
Ngoài ra, nội dung và hình thức sinh hoạt được linh hoạt bổ sung, điều
chỉnh, luyện tập, biểu diễn nghệ thuật đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan gắn
với các sự kiện văn hóa câu lạc bộ được mời tham dự.
(Phụ lục minh chứng 4: Giáo án tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật và
một số hình ảnh hoạt động của thành viên).

4


Sáu là, phát huy vai trị của nhóm trưởng của mỗi lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật.
Chủ nhiệm phát hiện năng lực, năng khiếu của một thành viên nổi trội
trong một lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; tư vấn vai trị ảnh hưởng tích cực của
nhóm trưởng đối với thành viên trong tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, luyện tập và
biểu diễn. Điều này mang lại hiệu quả học tập cao cho các thành viên trong một
nhóm của mỗi lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
(Phụ lục minh chứng 5: Nhóm trưởng nhóm múa phát huy vai trị trong nhóm).

Bảy là, chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật thường xuyên cập
nhật kiến thức, tự bồi dưỡng một hoặc một số năng khiếu.
Để tổ chức hoạt động Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật có hiệu quả thiết
thực, chủ nhiệm câu lạc bộ thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức thuộc các
lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (lịch sử ra đời, đặc trưng, phân loại, kỹ năng biểu
diễn và tổ chức sự kiện, xu hướng phát triển, khuynh hướng thẩm mĩ,...).
Bên cạnh đó, chủ nhiệm câu lạc bộ tự khám phá năng lực, năng khiếu của

bản thân, tự rèn luyện một hoặc một số năng khiếu (hát/ múa/ vẽ/ sáng tác/ tổ
chức sự kiện,...).
(Phụ lục minh chứng 6: Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật tham gia sự kiện
văn hóa).

Tám là, tổ chức cho thành viên Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật được
giao lưu, học tập các văn nghệ sĩ.
Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, học sinh có điều kiện được trải nghiệm
giao lưu, học tập các văn nghệ sĩ thông qua các sự kiện văn hóa: Ngày Thơ Việt
Nam, triển lãm mỹ thuật, triển lãm nhiếp ảnh, giao lưu trò chuyện cùng văn
nghệ sĩ,... Đặc biệt, học sinh có năng khiếu sáng tác văn học, được chủ nhiệm
câu lạc bộ giới thiệu tham gia Trại sáng tác Văn học Trẻ của Hội Văn học Nghệ
thuật Ninh Bình.
(Phụ lục minh chứng 7: Tác phẩm của học sinh và chủ nhiệm câu lạc bộ).

2.3. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp mới
Một là, đổi mới quản lý và tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp của nhà trường thơng qua hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ Văn hóa
Nghệ thuật.
Trường THPT Nho Quan C đã và đang tiếp cận Chương trình giáo dục
phổ thơng tổng thể 2018, trong đó có Chương trình Hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp. Việc đổi mới tổ chức hoạt động Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật
góp phần đổi mới quản lý và tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệm đáp
ứng Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể 2018, hướng tới thực hiện nhiệm
vụ giáo dục phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
5


Hai là, việc xác định và đánh giá mang tính định lượng, đảm bảo mục
tiêu đổi mới giáo dục theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng

Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể 2018, trong đó có Chương trình
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Việc xác định và đánh giá năng khiếu, kết quả đạt được của học sinh
trong một lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cụ thể mang tính định lượng, được thể
hiện ở chỉ số hành vi. Cụ thể là: học sinh làm được gì trong bối cảnh nào (các
chỉ số hành vi gồm: biên tập, chuyển thể, thiết kế, trình diễn, biểu diễn, đọc diễn
cảm, dẫn chương trình,...)
Chỉ số hành vi + nội dung + bối cảnh.
Chẳng hạn, biên tập được chương trình văn nghệ phù hợp đặc trưng của
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Việc đánh giá năng khiếu, kết quả biểu diễn văn hóa nghệ thuật của học
sinh dựa trên mục tiêu cần đạt về chỉ số hành vi như trên; đồng thời dựa trên tiêu
chí cụ thể, đáp ứng đặc trưng cơ bản từng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, tránh
việc đánh giá dựa trên so sánh lĩnh vực này với lĩnh vực khác.
Hình thức đánh giá phong phú, đa dạng, công bằng, khách quan (chủ
nhiệm đánh giá, khán giả đánh giá, đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá) qua phiếu.
(Phụ lục minh chứng 8: Phiếu đánh giá tài năng thuộc một số lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật).

Ba là, đổi mới tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật thể
hiện được chức năng của nghệ thuật: vì con người, vì cuộc sống, mang tính
nhân bản sâu sắc.
Đổi mới tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật khơng chỉ thực
hiện nhiệm vụ chính trị trong nhà trường mà còn thực hiện được chức năng của
nghệ thuật là: vì con người, vì cuộc sống, mang tính nhân bản sâu sắc. Điều này
thể hiện ở việc: học sinh được học tập, thể nghiệm các loại hình văn hóa nghệ
thuật, các chủ đề, các xu hướng thẩm mĩ lành mạnh của dân tộc, thế giới, đáp
ứng nguyện vọng, sở thích, năng khiếu cá nhân. Con người cá nhân của học sinh
bộ lộ rõ: tâm lí, cảm xúc, cá tính sáng tạo, hành vi sáng tạo,... mà khơng bị gị
vào khn mẫu giáo điều, dập khn máy móc.

Bốn là, đổi mới tổ chức hoạt động Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật gắn
liền với giáo dục phân luồng, định hướng nghề nghiệp, trải nghiệm nghề
nghiệp tương lai.
Quá trình tổ chức hoạt động câu lạc bộ là quá trình lâu dài, gắn với định
hướng, phân luồng nghề nghiệp cho học sinh. Bằng công cụ đo năng lực cụ thể,
qua hoạt động trải nghiệm câu lạc bộ, học sinh hình thành và phát triển tình cảm
thẩm mĩ, nhu cầu thẩm mĩ mới và định hình cá tính sáng tạo của cá nhân.
6


Phối hợp với cha mẹ học sinh, trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu nghề nghiệp
của học sinh, chủ nhiệm câu lạc bộ tư vấn, định hướng phân luồng trong sinh
hoạt câu lạc bộ và hướng nghiệp. Theo đó, học sinh được tìm hiểu, trải nghiệm
cơng việc cụ thể của một nghề nghiệp tương lai. Chẳng hạn, học sinh được tiếp
cận lí thuyết và thực hành phân tích phim chuẩn bị cho bài thi đạo diễn phim;
tiếp cận lí thuyết và thực hành dựng hình chuẩn bị cho bài thi biên kịch; tập tiết
tấu chuẩn bị bài thi năng khiếu âm nhạc,... Học sinh thể nghiệm thiết kế sản
phẩm, quảng bá tác phẩm đem lại thu nhập kinh tế.
(Phụ lục minh chứng 7: Một số tác phẩm của học sinh là thành viên Câu lạc bộ Văn
hóa Nghệ thuật ).

Năm là, đổi mới về không gian và thời gian sinh hoạt câu lạc bộ.
- Về không gian, học sinh được sinh hoạt tại nhiều khơng gian khác nhau:
phịng học, sân trường, thực địa, sân khấu sự kiện trong và ngoài trường,...
- Về thời gian, học sinh được sinh hoạt nhiều thời điểm khác nhau: trong
buổi sinh hoạt theo kế hoạch và thời khóa biểu, chủ động thời gian sinh hoạt của
nhóm, của cá nhân, tại thời điểm lễ hội và các thời điểm khác,...
Sáu là, phát triển năng lực, năng khiếu cho người giáo viên là chủ
nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật.
Qua tổ đổi mới sinh hoạt Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật đáp ứng Chương

trình giáo dục phổ thơng tổng thể 2018, trong đó có Chương trình Hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp, năng lực và năng khiếu của giáo viên là chủ nhiệm câu
lạc bộ được trau đồi, phát triển, như: tổ chức sự kiện, nghiên cứu khoa học, sáng
tác,…
(Phụ lục minh chứng 9: Hoạt động sáng tác, nghiên cứu khoa học của giáo viên là
chủ nhiệm câu lạc bộ)

Bảy là, hoạt động của Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật mang tính xã
hội hóa cao.
Ngồi trách nhiệm của chủ nhiệm câu lạc bộ, thì trách nhiệm của cha mẹ
học sinh, của người có chun mơn về các lĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học,
nghệ thuật – những người làm việc ở các cơ sở học sinh được tham quan trải
nghiệm - được nêu cao. Đặc biệt, học sinh còn được tiếp cận với phương pháp
làm việc chuyên nghiệp của các văn nghệ sĩ ở địa phương và trên toàn quốc.
(Phụ lục minh chứng 10: Buổi duyệt chương trình Cúc Phương đại ngàn – Tuần lễ
văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2022 cùng các biên đạo).

III- HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1. Hiệu quả kinh tế
Sáng kiến đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, thể hiện ở việc tiết kiệm
các khoản chi cho phối nhạc, thuê đạo diễn sự kiện diễn ra trong năm; đồng
7


thời, một số học sinh được trải nghiệm kiếm tiền từ việc vẽ tranh tường và làm
một số sản phẩm mỹ nghệ.
(Phụ lục minh chứng 11: Dự trù kinh phí chi cho tổ chức một sự kiện văn hóa văn
nghệ trong năm)

2. Hiệu quả xã hội

Sáng kiến đem lại hiệu quả xã hội như sau:
- Nhà trường: chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt kết quả cao, thể hiện ở
chất lượng chương trình sự kiện đại diện nhà trường tham gia, góp phần đổi
mới tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng Chương trình giáo dục phổ
thơng tổng thể 2018;
(Phụ lục minh chứng 12: Lễ tổng kết và trao giải Chương trình Cúc Phương đại
ngàn - Tuần lễ văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2022, Câu lạc bộ Văn
hóa Nghệ thuật đại diện cụm phía Bắc tham gia, giải Nhì hội diễn văn nghệ, giải Ba tổng
thể)

- Giáo viên tham gia sinh hoạt hoặc làm chủ nhiệm câu lạc bộ được trau
dồi năng lực chuyên môn, bổ trợ chuyên môn cho hoạt động dạy học môn Ngữ
văn và rèn kỹ năng tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo Chương
trình giáo dục phổ thông tổng thể; trau dồi năng lực sáng tác văn học - nghệ
thuật, nghiên cứu khoa học áp dụng cho đổi mới giáo dục. Kết quả được nhận
Giải thưởng về Văn học Nghệ thuật năm 2021 của Liên hiệp các Hội Văn học
Nghệ thuật Việt Nam và giải thưởng sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2022;
(Phụ lục minh chứng 9: Hoạt động sáng tác, nghiên cứu khoa học của giáo viên là
chủ nhiệm câu lạc bộ)

- Cha mẹ học sinh yên tâm với kế hoạch tổ chức hoạt động câu lạc bộ,
tạo môi trường học tập lành mạnh, cùng câu lạc bộ hỗ trợ hướng nghiệp cho
con;
- Cá nhân học sinh, nhất là học sinh nơng thơn khơng có điều kiện tiếp
xúc và học năng khiếu với thầy, được giáo dục phẩm chất, phát triển kỹ năng
mềm và năng khiếu theo định hướng, mục tiêu Chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể 2018.
(Phụ lục minh chứng 13: Câu lạc bộ Văn hóa Nghệ thuật được báo chí
ghi nhận là nơi ươm mầm ước mơ của những tài năng, và nhiều học sinh đã
trưởng thành từ hoạt động câu lạc bộ, theo con đường nghệ thuật chuyên

nghiệp).
IV- ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
8


1. Điều kiện áp dụng
* Cơ sở vật chất:
- Tận dụng cơ sở vật chất vốn có của nhà trường: máy chiếu, hệ thống âm
thanh, phòng chức năng, thư viện,...
- Sáng tạo linh hoạt trong việc thiết kế đạo cụ, thiết kế trang phục, thiết kế
sân khấu và những sáng tạo khác (có thể tận dụng những nguyên vật liệu phế
thải để tái chế đạo cụ).
* Về nhân lực:
- Nhà quản lí (Ban Giám hiệu, Bí thư Đồn):
+ Có năng lực xây dựng chương trình, lập kế hoạch và quản lí, tổ chức
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm định hướng hoạt động câu lạc bộ;
+ Đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức, giám sát, đánh giá hiệu
quả của mỗi hoạt động.
* Đối với giáo viên – chủ nhiệm câu lạc bộ:
- Giáo viên – chủ nhiệm câu lạc bộ nhiệt tình, trách nhiệm cao; có năng
lực xây dựng chương trình, quản lí và tổ chức thực hiện; thuyết phục cha mẹ học
sinh đồng thuận;
- Giáo viên – chủ nhiệm câu lạc bộ có vốn văn hóa sâu rộng, tổ chức được
sự kiện, công tâm trong tư vấn và đánh giá năng khiếu cá nhân học sinh.
* Đối với học sinh:
- Học sinh tự tin, tự chủ, có như cầu trải nghiệm ở lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật; có tinh thần hợp tác, có năng khiếu nghệ thuật, sáng tạo,...
- Số đông học sinh là khán giả cần tự tin, có tinh thần tương trợ và cổ vũ
các hoạt động tập thể.
* Đối với cha mẹ học sinh:

- Cha mẹ cần tìm hiểu năng lực, năng khiếu, nguyện vọng của con; tạo
điều kiện để con phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu một cách thường
xuyên trong lĩnh vực nghệ thuật;
- Thấu hiểu, ủng hộ và đồng hành cùng chương trình hoạt động của nhà
trường.
2. Khả năng áp dụng
- Áp dụng trực tiếp: Trường THPT;
- Ngoài ra, trong môi trường học đường ở các cấp học; ở các tổ chức
chính trị - xã hội, nghề nghiệp; phù hợp với mọi lứa tuổi.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng
sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Nho Quan, ngày 15 tháng 5 năm 2022
nộp đơn

Trần Ngọc Thúy

9

Người


PHỤ LỤC MINH CHỨNG
SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG TỔNG THỂ 2018

10



MINH CHỨNG 1:
ĐƠN XIN THAM GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

11


TRƯỜNG THPT NHO QUAN C
CLB VĂN HĨA NGHỆ THUẬT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN THAM GIA CLB VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Kính gửi: Ban Chủ nhiệm CLB Văn hóa Nghệ thuật Trường THPT
Nho Quan C
Tên tôi là: .....................................................................Năm sinh:................
Học sinh lớp: ............................................................ Năm học 20.... – 20...
Nơi cư trú:.....................................................................................................
Sở thích:........................................................................................................
Năng khiếu: ..................................................................................................
Đã đạt thành tích trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (nếu có):.....................
.................................................................................................................................
E-mail:...........................................................................................................
Số điện thoại:.................................Nick faceboook......................................
Sau khi tìm hiểu về CLB Văn hóa Nghê thuật, tơi nhận thấy:
IMục tiêu hoạt động của CLB
CLB Văn học Nghệ thuật là nơi giao lưu, sinh hoạt của những thành viên
có cùng sở thích, năng khiếu trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật;
Trong xu hướng chung về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, lấy người
học là chủ thể trung tâm, hoạt động của CLB góp phần thúc đẩy đổi mới các

hoạt động giáo dục của nhà trường;
Trong đó, mục tiêu chủ yếu là phát hiện, tư vấn, rèn luyện bổ trợ cho niềm
đam mê và phát triển năng khiếu thuộc lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật như: biểu
diễn (hát, múa, nhảt, diễn kịch, đóng phim,...); tổ chức sự kiện (viết kịch bản,
đạo diễn chương trình sự kiện, dẫn chương trình, thiết kế sân khấu, báo chí
truyền thơng,...); sáng tác (vẽ tranh, sáng tác văn học, biên kịch,...); tư vấn nghề
nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật. Qua đó, CLB tạo mơi trường giáo
dục lành mạnh góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho
người học.
2. Lĩnh vực hoạt động HS được đăng kí
- Biểu diễn: hát, múa, nhảt, diễn kịch, đóng phim,...;
- Tổ chức sự kiện: viết kịch bản, đạo diễn chương trình sự kiện, dẫn
chương trình, thiết kế sân khấu, báo chí truyền thông,...;
- Sáng tác: vẽ tranh, sáng tác văn học, biên kịch, nhiếp ảnh...;
- Tư vấn hướng nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật.
3. Điều kiện tham gia CLB
- Học sinh hiện đang học tại Trường:
+ Hạnh kiểm tốt;
+ Lực học trung bình trở lên;
+ Có đam mê ít nhất một trong những bộ môn thuộc lĩnh vực văn hóa –
nghệ thuật đã nêu ở mục 2.
+ Chăm chỉ, nghiêm túc rèn luyện và hết mình khi thực hiện nhiệm vụ;
12


+ Tự nguyện tham gia hoạt động CLB;
+ Chấp hành nghiê túc Quy chế hoạt động của CLB.
Cựu học sinh khơng cịn cơng tác, học tập tại Trường THPT NhO Quan C
nếu có nguyện vọng sinh hoạt thì được Ban Chủ nhiệm xem xét, chấp nhận,
được là thành viên danh dự của CLB với nghĩa vụ và quyền lợi bình đẳng như

thành viên chính thức của CLB.
4. Quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên
Về quyền lợi, thành viên được tham gia các hoạt động do CLB tổ chức,
đảm bảo sự phù hợp với năng lực bản thân; được rèn luyện trong môi trường
giáo dục lành mạnh, dân chủ, thân thiện; được tham gia Trại sáng tác Văn học
Trẻ của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Bình (kinh phí bao cấp); được tư vấn
hướng nghiệp; được đưa ra ý kiến tham luận; được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi
với các văn nghệ sĩ, trong điều kiện có thể.
Về nghĩa vụ, thành viên CLB chấp hành nghiêm chỉnh quy chế của CLB,
nội quy học sinh; tích cực đóng góp tài năng và cơng sức để góp phần xây dựng
hình ảnh CLB vừa văn hóa, vừa nghệ thuật.
Với nhận thức như trên, đối chiếu với sở thích, nguyện vọng, năng lực,
năng khiếu của bản thân, tôi viết đơn xin được tham gia CLB Văn hóa Nghệ
thuật.
Được tham gia sinh hoạt ở CLB Văn hóa Nghệ thuật, tơi xin cam đoan
thực hiện nghiêm túc quyền lợi và nghĩa vụ của một thành viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Nho Quan, ngày ......... tháng ....... năm...
Ý KIẾN CỦA CHAM MẸ HỌC SINH
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

13


MINH CHỨNG 2:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT NĂM HỌC 2021-2022

14



TRƯỜNG THPT NHO QUAN C
CLB VĂN HĨA NGHỆ THUẬT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nho Quan, ngày 02 tháng 4 năm 2022
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
NĂM HỌC 2021 – 2022
Căn cứ vào Nghị quyết Hội đồng giáo dục tháng 4 năm 2022,
Trường THPT Nho Quan C;
Căn cứ mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 của Bộ
GD&ĐT về tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (hình thức sinh
hoạt câu lạc bộ);
Thể theo nguyện vọng của học sinh, được sự thống nhất của cha mẹ
học sinh Trường THPT Nho Quan C,
Ban Chủ nhiệm CLB Văn hóa Nghệ thuật xây dựng kế hoạch hoạt
động năm học 2021 – 2022 như sau:
I- MỤC TIÊU
- Phát triển kĩ năng xã hội cho thành viên là học sinh;
- Phát triển năng lực chuyên biệt cho thành viên là học sinh thông qua
hướng dẫn tự học và các buổi sinh hoạt câu lạc bộ:
+ Tổ chức được sự kiện trong phạm vi nhà trường, lớp học;
+ Biểu diễn văn nghệ;
+ Sáng tác văn học nghệ thuật theo năng khiếu;
+ Sân khấu hóa một số tác phẩm, đoạn trích văn học;
+ Đánh giá tác phẩm văn học nghệ thuật gần với nhận thức, tâm lí, thị

hiếu thẩm mỹ của sinh và yêu cầu phát triển chuyên môn của giáo viên Ngữ văn;
- Tư vấn hướng nghiệp cho các thành viên là học sinh có nhu cầu theo học
chuyên ngành văn hóa – nghệ thuật;
- Góp phần giáo dục tồn diện cho học sinh, nâng cao chất lượng chuyên
môn của giáo viên, tạo hình ảnh về sự khác biệt của nhà trường; thực hiện đề án
phát triển nhà trường.
II- NỘI DUNG
1. Nhân sự BCN câu lạc bộ

Stt
1
2
3

Họ tên
Trần Ngọc Thúy
Nguyễn Trung Phong
Đinh Thành Đoan

Đơn vị/ chức vụ
Giáo viên Ngữ văn
Học sinh lớp 10A
Học sinh lớp 10A

Nhiệm vụ
Chủ nhiệm
Phó Chủ nhiệm
Ủy viên
15



2. Phân công nhiệm vụ của thành viên BCN
- Đ/c Trần Ngọc Thúy:
+ Sơ tuyển thành viên;
+ Đề xuất dự kiến nhân sự BCN câu lạc bộ lên BGH;
+ Lập kế hoạch hoạch hoạt động;
+ Xây dựng phân phối chương trình hoạt động cho từng buổi;
+ Quản lí hoạt động của câu lạc bộ mỗi buổi sinh hoạt;
+ Tham gia dạy/ hướng dẫn thành viên câu lạc bộ;
+ Đề xuất, liên hệ với GV ngoài nhà trường tham gia dạy một số nội
dung;
+ Biên tập, dàn dựng, tổ chức sự kiện;
+ Tư vấn hướng nghiệp cho một số thành viên có nhu cầu phát triển về
lâu dài;
+ Đánh giá sự tiến bộ của thành viên.
- Em Nguyễn Trung Phong:
+ Tham gia trợ giảng ở một số nội dung; quản lí hoạt động của câu lạc bộ
ở mỗi buổi sinh hoạt; chuẩn bị các điều kiện cho mỗi buổi sinh hoạt;
+ Tham gia vào tổ chức một số sự kiện.
- Em Đinh Thành Đoan:
+ Tham gia minh họa một số nội dung;
+ Chuẩn bị các điều kiện cho mỗi buổi sinh hoạt;
+ Thông báo lịch sinh hoạt của câu lạc bộ tới thành viên;
+ Tham gia tổ chức các chương trình văn nghệ.
3. Một số hoạt động trọng tâm
Các môn/ phân mơn chính:
- Tổ chức sự kiện: biên tập chương trình sự kiện, viết kịch bản sự kiện,
đạo diễn sự kiện, dẫn chương trình;
- Biểu diễn: múa, nhảy, hát, diễn kịch, nhạc cụ,...;
- Sáng tác:

+ Mĩ thuật (vẽ tranh);
+ Văn học (thơ, truyện, kịch bản/ tiểu phẩm sân khấu,...).
Một số hoạt động trọng tâm:
- Sinh hoạt theo hướng tạp kĩ;
- Giao lưu tư vấn hướng nghiệp;
- Đi thực tế sáng tác (đối với thành viên là hội viên Hội Văn học Nghệ
thuật Ninh Bình), đi trại hè sáng tác văn học Trẻ của Hội Văn học Nghệ thuật
Ninh Bình theo giới thiệu của chủ nhiệm CLB; bồi dưỡng sáng tác văn học, gửi
bài cộng tác báo;
- Tổ chức các chương trình văn nghệ của trường.
4. Phân phối chương trình sinh hoạt động
16


Thời lượng:
- Số buổi: 5;
- Số tiết/ buổi: 4;
- Tổng số tiết: 20 tiết.
Thời gian sinh hoạt: từ tuần 31 (bắt đầu từ ngày 04 tháng 4
cho đến khi kết thúc năm học.
Buổi
Nội dung
Số tiết Mục tiêu
GV dạy
1
Xin chào! Tôi là... Cịn
4
- Giới thiệu Cơ Trần
bạn?
được những Ngọc

thơng tin cá Thúy;
nhân; thể hiện
năng khiếu,
năng lực cá
nhân;
- Làm quen
được với các
thành viên;
- Giới thiệu
một số thông
tin về hoạt
động
của
CLB:
+ Mục tiêu;
+ Lĩnh vực
hoạt động;
+ Thành tích
đã đạt được;
+ Gương mặt
thành
viên
tiêu biểu.
2
Học hát một số ca khúc
4
+ Hát được Cơ Trần
nghi lễ:
chính xác lời Ngọc
+ Tiến quân ca (Quốc

và nhạc của Thúy
ca)
ba bài hát;
Sáng tác: Văn Cao;
+ Hát biểu
+ Thanh niên làm theo
cảm ba bài
lời Bác (Đồn ca)
hát;
Sáng tác: Hồng Hịa;
+ Tập biểu
+ Hát về mái trường
diễn bài hát
Nho Quan C
Hát về mái

năm 2022)
Quản lí
Ban Chủ
nhiệm

Ban Chủ
nhiệm

17


3

Nhạc: Chí Linh

Phỏng thơ: Nguyễn
Đình Hưng.
(Nội dung sinh hoạt
chung)
Làm quen với một số
loại hình nghệ thuật

trường Nho
Quan C.

4

4

Kỹ năng năng tham gia
tổ chức sự kiện và biểu
biểu diễn sân khấu

4

5

Hướng dẫn tổ chức và
tham gia chương trình
văn nghệ Lễ tổng kết
năm học và tri ân
trưởng thành

4


Tiếp cận làm
quen, có ấn
tượng
nhấ
định về mỹ
thuật,
điện
ảnh,
nhiếp
ảnh, âm nhạc,
sân khấu,...
Viết
được
kịch bản sự
kiện, tham gia
tổ chức, biểu
diễn văn nghệ
tổng kết năm
học và tri ân
trưởng thành.
Luyện
tập
chương trình
văn nghệ Lễ
tổng kết năm
học và tri ân
trưởng thành:
viết kịch bản,
dẫn chương
trình, thiết kế

mỹ
thuật,
biểu diễn một
số tiết mục
văn nghệ.

Cơ Trần Ban Chủ
Ngọc
nhiệm
Thúy;
em Trần
Ngọc
Sơn
12K.
Cơ Trần Ban Chủ
Ngọc
nhiệm
Thúy

Ban Chủ
nhiệm
Cơ Trần
Ngọc
Thúy

5. Tài chính
(Theo Quy chế chung chi tiêu nội bộ của nhà trường được phê duyệt và
theo thỏa thuận tự nguyện của cha mẹ học sinh).
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nội dung sinh hoạt câu lạc

bộ;
18


- Trong q trình thực hiện, nếu có bất cập thì Ban Chủ nhiệm CLB thảo luận, thống
nhất nội dung điều chỉnh.
Nơi nhận:
BGH PHÊ DUYỆT
CHỦ NHIỆM CLB
- Giám hiệu
phụ trách;
- Lưu hồ sơ
CLB.

Trần Ngọc Thúy

MINH CHỨNG 4:
GIÁO ÁN TỔ CHỨC SINH HOẠT
CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT THEO CHỦ ĐỀ TỪNG LĨNH VỰC

19


Bài 1.

XIN CHÀO! TƠI LÀ.... CỊN BẠN?
20




×