Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

(Skkn 2023) tạo hứng thú cho học sinh qua liên hệ thực tế trong dạy học môn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.39 KB, 18 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài :
“Tạo hứng thú cho học sinh qua liên hệ thực tế trong dạy học mơn Hóa học ”.
Đổi mới căn bản, toàn diện là yêu cầu của giáo dục hiện nay. Việc xây dựng,
áp dụng phương pháp mới trong dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy và học
là yêu cầu phải được giải quyết . Thời gian qua, Ngành giáo dục đã và đang triển
khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các mơn học trong đó có mơn
Hóa học.
Mơn Hóa học là môn khoa học gắn liền với tự nhiên và đời sống con người.
Việc học tốt bộ mơn Hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu rõ về cuộc
sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường sống trước những hiểm họa về môi trường do con người gây ra, nhằm tạo
dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Môn Hóa học là mơn khoa học ứng dụng gần gũi với cuộc sống là cơ sở nền
tảng, cung cấp những kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học như vật lí ,sinh
học và các hiện tượng tự nhiên . Việc học tập tốt mơn Hóa học giúp học sinh nâng
cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế, đặc biệt là giúp các em biết gắn liền
lí thuyết với thực hành, biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống
hang ngày , hình thành những hiểu biết về tự nhiên và cuộc sống xung quanh
chúng ta.
Hóa học là mơn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm nên có tính hấp dẫn,
nhưng lại là một mơn học rất khó đối với học sinh lớp 8, 9.Tuy nhiên trong thực
tế, mơn Hóa học hiện nay vẫn chưa thực sự được quan tâm ở nhiều nhà trường,
nhiều nơi, nhiều lúc cịn coi đây là mơn học bổ trợ kiến thức cho toán học và đời
sống, chứ chưa được coi là tiền đề nền tảng cho một số môn học, cơ sở trong việc
đào tạo, rèn luyện học sinh có hiểu biết cơ bản về một số nghề hoặc áp dụng trong


2

đời sống, trong hướng nghiệp. Có nhiều học sinh coi mơn Hóa học là mơn “ phụ”


nên chưa mặn mà với mơn học. Vì vậy trong mỗi giờ dạy ngay từ đầu tiết học, nếu
không lôi cuốn được học sinh thì ắt hẳn các em lại càng chán hơn.
Với phương pháp dạy học truyền thống, chúng ta thường sử dụng phương pháp
thuyết trình bằng những lời lẽ lập luận, dẫn dắt logic, có lý từ phía giáo viên, mang
tính khởi động cho giáo viên là chủ yếu. Bởi học sinh vẫn đóng vai trị thụ động
lắng nghe. Cịn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự “lây lan” từ giáo viên sang học sinh
chứ khơng phải được khơi dậy, hình thành từ sự hoạt động của học sinh.
Mặt khác, phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động
hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa chú ý đến những liên hệ thực tế và vận dụng
kiến thức vào cuộc sống, tạo hứng thú cho học sinh trong một tiết học. Nó địi hỏi
người giáo viên Hóa học ngồi chun mơn vững vàng cần có tâm thế tốt, luôn
nhiệt huyết, yêu nghề, luôn trau dồi đổi mới phương pháp để tạo được hứng thú
học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy.
Xuất phát từ những lí do trên, cùng với một số kinh nghiệm sau những năm giảng
dạy bản thân tôi đề ra một số biện pháp nhằm giúp các em học sinh có hứng
thú ,say mê và u thich mơn học hơn. Và tôi đã chọn giải pháp “Tạo hứng thú
cho học sinh qua liên hệ thực tế trong dạy học mơn Hóa học ”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích của đề tài này là giúp học sinh vận dụng kiến thức giải thích được
các hiện tượng trong tự nhiên. Đồng thời đề tài cũng làm rõ ý nghĩa khoa học hóa
học có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày.Từ đó tạo sự hứng thú,
tích cực tự giác kích thích sự hứng thú ,say mê và yêu thich môn học hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đối với đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nhằm xây dựng cơ sở lí kuận cho đề tài.
Phương pháp quan sát: nhằm tìm hiểu thái độ của học sinh trong giờ học.


3


Phương pháp điều tra: nhằm đánh giá thực trạng có bao nhiêu học sinh yêu
thích, hứng thú trong các giờ học.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua kết quả các bài
kiểm tra có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả trong các giờ học của học sinh.
4. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
a. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian: Từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023
b. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh lớp 9A, 9B trường THCS Tiên Phong
c. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong năm học 2022 - 2023 tại các lớp 9A,9B của trường THCS
Tiên Phong:
- Lớp học đại trà
- Lớp học chuyên đề, tự chọn.

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Tên đề tài:
“Tạo hứng thú cho học sinh qua liên hệ thực tế trong dạy học mơn Hóa học ”.
2. Cơ sở lí luận:
Trong xu thế hiện nay việc dạy học mơn Hóa học phải theo tinh thần đổi mới,
lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội
Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân… (Điều 23-Luật giáo dục).


4


Nhưng trong thực tế hiện nay muốn thực hiện vấn đề này vẫn cịn gặp khơng ít
khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau: các em học sinh bắt đầu được tiếp cận,
nên thường học qua loa hay một cách máy móc, rập khn, khơng sáng tạo, thiếu
sự quan tâm của gia đình, cùng với phương tiện, thiết bị dạy học thí nghiệm chưa
đáp ứng đủ cho nên chưa kích thích học tập của học sinh… từ đó làm cho chất
lượng dạy học Hóa học thiếu hiệu quả và chưa đạt kết quả cao.
Giáo dục là phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động và sáng tạo của học
sinh phù hợp với từng môn học, lớp học tác động đến tình cảm đem lại niềm vui,
hứng thú trong khi học mơn Hóa học.
Phương pháp dạy học tích cực là phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh
thơng qua nghiên cứu thí nghiệm đồ dùng dạy học, mơ hình…
3. Cơ sở thực tiễn:
Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
a.Thuận lợi
- Cùng với quan điểm đổi mới của ngành giáo dục, trong những năm qua
Trường THCS Tiên Phong cũng đã áp dụng phương pháp giáo dục mới, kết hợp
hài hịa giữa lí thuyết và thực hành, với rất nhiều những hoạt động ngoại khóa,
giúp học sinh phát triển tồn diện bản thân.
- Giáo viên được phân cơng giảng dạy đều có trình độ và lịng nhiệt tình tâm
huyết với nghề.
- Có nhiều tài liệu sách tham khảo do nhiều tác giả biên soạn giúp giáo viên có thể
tham khảo để lựa chọn các phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
- Nhà trường luôn quan tâm và hỗ trợ giáo viên, trong q trình giảng dạy
b) Khó khăn:
- Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường cịn khó khăn, diện tích cịn hep có
phịng học bộ mơn nhưng hóa chất và dụng cụ còn thiếu nhiều nên việc tổ chức
hoạt động học và làm thực hành của các em học sinh còn hạn chế.


5


- Nhiều học sinh khơng có hứng thú lắm khi học mơn Hóa học. Cịn hiện
tượng lười học bài cũ, lười chuẩn bị bài ở nhà, không chịu phát biểu xây dựng bài
trong giờ học, tiếp thu bài chậm. Học sinh chưa thể hiện được hết năng lực của bản
thân.
- Một số giáo viên lớn tuổi, ngại thay đổi, ngại đổi mới phương pháp giảng
dạy, chưa tạo sự hứng thú cho HS trong học tập bộ môn, việc hướng dẫn học sinh
nắm bắt những kiến thức mới cịn hạn chế.
Chính từ những lí do trên, qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tơi đã tích
luỹ được một số kinh nghiệm: Để đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường
tính tích cực, tư duy, sáng tạo ở học sinh là phải tạo được hứng thú cho các em
trong các giờ học.
4. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài
- Theo điều tra đầu năm học 2022-2023 ở hai lớp 9A, 9B số lượng học sinh
u thích mơn Hóa học cũng rất ít, chỉ chiếm khoảng 25% - 30%.
- Bài khảo sát đầu năm cho kết quả như sau:

Lớp Sĩ số
9A
9B

45
44

Giỏi
SL
6
5

%

13,3
11,4

Khá
SL
12
10

%
26,7
22,7

Trung bình
SL
%
24
53,3
26
59,1

Yếu
SL
3
3

%
6,7
6,8

Với những lý do trên nên có thể khẳng định kết quả học tập mơn Hóa học ở

trường THCS nhìn chung cịn chưa cao.
5. Các giải pháp cụ thể
Việc liên hệ kiến thức thực tế vào bài dạy hóa học sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm
say mê, học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn của bộ mơn Hố học. Để
thực hiện người giáo viên cần cải tiến phương pháp nhằm phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh, nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm


6

-Phân thành các dạng liên hệ thực tế phù hợp với nội dung các bài học: - Đặt tỉnh
huống vào bài mới để có thể tạo sự bất ngờ, gây sự chú ý quan tâm trong quá trình
học tập của học sinh.
- Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh trong đời sống hàng ngày qua các phản
ứng hoá học cụ thể trong bài học hoặc từ các hiện tượng thực tế có thể dẫn dắt học
sinh nghiên cứu các nội dung hóa học cụ thể trong bài học mà khơng cần thực hiện
thí nghiệm. Cách nêu vấn đề này làm cho học sinh hiểu, dễ nhớ hiện tượng,
phương trình và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học và giải thích để giải toả
tính tỏ mỏ của học sinh.
- Liên hệ thực tế sau khi đã kết thúc bài học; có thể tạo cho học sinh căn cứ vào
những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp
hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó.
- Liên hệ thực tế qua những câu chuyện ngắn có tính chất khơi hài, gây cười có thể
xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học; có thể góp phần tạo khơng khí học
tập thoải mải và cũng là cách kích thích niềm đam mê học hóa.
5.1 Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài giảng mới.
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất
khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng
lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
5.1.a .Trước khi vào giảng dạy bài: “Một số oxit quan trọng - CaO” , giáo viên có

thể nêu vấn để vào bài bằng câu hỏi:
Tại sao khi cho vơi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước như bị sôi
lên và nhiệt độ hố với rất cao có thể gây nguy hiểm cho tín mạng của người và
động vật ?
Để giải quyết thắc mắc trên, chúng ta nghiên cứu bài : “Một số oxit quan trọng CaO”
- Với cách giới thiệu trên sẽ gợi mở cho học sinh chú ý tìm hiểu hiện tượng khi cho
vơi sống vào nước. Trong q trình học tính chất hóa học của CaO sẽ giải thích:
Khi tơi vôi(cho vôi sống vào nước) xảy ra phản ứng tạo thành canxi hidroxit:
CaO+ H2O



Ca(OH)2

Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả
những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên
nhiệt độ của hố vơi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh
rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng.


7

5.1.b . Trước khi vào giảng dạy bài: “Sự ăn mịn kim loại và bảo vệ kim loại khơng
bị ăn mịn” giáo viên có thể nêu vấn đề vào bài với câu hỏi sau: Tại sao những đồ
dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
Để giải quyết thắc mắc trên, chúng ta nghiên cứu bài “Sự ăn mòn kim loại
và bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn”.
Với cách giới thiệu này gợi mở học sinh chú ý tìm hiểu vì sao đồ vật bằng kim
loại bị gỉ, cách bảo vệ các đồ vật đó như thế nào. Trong quá trình nghiên cứu bài
“Sự ăn mon kim loại”giáo viên giải thích

Khi tiếp xúc với khơng khí ẩm có oxi, hơi nước .... sắt bị oxi hóa theo các phản
ứng sau:
2Fe + O2 + 2H2O

Khơng khí ẩm

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 

2Fe(OH)2
4Fe(OH)3

Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O
xốp nên quá trình ăn mịn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi tồn bộ khối kim loại
đều gỉ. Gỉ sắt khơng cịn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật
bị hỏng.
5.1.c . Khi dạy về bài “Clo” , giáo viên có thể mở bài như sau :
- Tại sao nước máy lại có mùi clo? Vì sao khơng dùng nước máy để tưới cây
cảnh?
- HS: có thể biết sẽ trả lời đó là mùi của khí clo.
- GV : Đây cũng là tên bài học của chúng ta hôm nay.
Cách giới thiệu này sẽ tạo cho học sinh chú ý hơn để tìm hiểu tại sao Clo lại có
tính chất như vậy. Và trong q trình học về tính chất của khí Clo các em sẽ
giải thích được như sau :
Khi sục vào nước lượng nhỏ khí Clo thì có phương trình hóa học của phản
ứng xảy ra như sau:
Cl2 + H2O



HClO + HCl



8

HClO có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn. Trong nước vẫn còn
lượng nhỏ clo nên nước máy có mùi clo.
-Khi dùng nước máy tưới cây cảnh thì trên lá cây xuất hiện những đómtrắng và
làm rụng lá vì chất diệp lục trên lá bị oxi hóa bởi lượng HClO trong nước máy. Do
vậy không dùng nước máy để tưới cây, hoa cảnh.
5.1.d .Giáo viên có thể đặt câu hỏi này vào bài bài bài 20: Hợp kim sắt: Gang,
Thép.
Chảo, môi, dao đều được làm từ sắt. Vì sao chảo lại giịn ? mơi lại dẻo ? cịn dao
lại sắc ?
Hs: bằng hiểu biết của mình có thể trả lời được có thể khơng trả lời được
Gv: Đó là nội dung bài học hơm nay cơ trị chúng ta cùng tìm hiểu
Trong quá trình học các em sẽ giải thích được: Chảo xào rau, mơi và dao đều làm
từ các hợp kim của sắt nhưng chúng lại không giống nhau.
Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất cứng và giịn. Trong cơng
nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang”.
Môi múc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non khơng giịn như gang nó
dẻo hơn. Vì vậy người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vật có
h́ nh dạng khác nhau.
Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa dẻo vừa dát
mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc.
-Vấn đề từ sắt có thể làm được những vật dụng có chức năng khác nhau được sử
dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Giải thích được điều này địi hỏi học sinh phải
biết được tính chất của sắt cũng như hợp kim của nó và thành phần của gang ,sắt.
5.2 Liên hệ thực trong các giờ học
Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và
thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học và thấy mơn hóa học rất gần gũi với cuộc

sống các em, giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tinh tị mị của học sinh.
Đồng thời góp phần giúp học sinh nhớ hiện tượng và phương trình nhanh hơn.


9

5.2.a .Khi dạy bài “Một số oxit quan trọng” sau khi xong phần tinh chất hóa học
của SO2 giáo viên có thể liên hệ thực tế và liên hệ bảo vệ mơi trưởng hoặc có thể
hướng dẫn các em làm bài tập giải thích hiện tượng) “Hiện tượng mưa axit” là gì
? Tác hại như thế nào ?
- Giải thích: Khí thải cơng nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ơ tơ, xe
máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O 2 và hơi
nước trong khơng khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) tạo ra
axit sunfuric H2SO4 …
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trị chính của mưa axit
là H2SO4 cịn HNO3 đóng vai trị thứ hai.
Hiện nay mưa axit là nguồn ơ nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm mùa màng thất thu , sinh vật bị chết và phá hủy các cơng trình xây
dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến…….
5.2.b . Khi dạy bài “Một số axit quan trọng – H2SO4”, sau khi học xong tính chất
vật lý của H2SO4. giáo viên có thể liên hệ thực tế và lưu ý học sinh qua câu hỏi:
“Vì sao khơng nên rót nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể rót từ từ axit
sunfuric đậm đặc vào nước”
-Giải thích: Khi axit sunfuric tan vào nước sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit
sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu bạn cho nước vào axit,
nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Tại vị trí nước tiếp xúc với axit nhiệt độ cao làm cho
nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.
Trái lại khi cho axit sunfuric vào nước thì axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu
cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân

bố đều trong tồn bộ dung dịch. Như vậy nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều
trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá
nhanh.
5.2.c . Khi dạy về bài “Canxihidroxit” , sau khi học xong tính chất hóa học của
Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit, giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau :
Tại sao khi tơ vơi lên tường thì lát sau vơi khô và cứng lại ?


10

- Giải thích: Vơi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho
nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi tơ lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chóng
khơ và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong khơng khí theo phương trình:
Ca(OH)2 + CO2  CaCO3  + H2O
Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của canxi
hiđroxit.
5.2.d . Khi dạy về bài “Các oxit của cacbon” , sau khi học xong nội dung khí CO
có thể liên hệ thực tế bảo vệ sức khỏe và môi trường như sau :
Vì sao về mùa đơng khơng được dùng than ẩm để sưởi ấm trong phịng kín?
-Giải thích:Than cháy theo phản ứng: C +O2



CO2

Khi thiếu oxi than( cacbon) cháy xảy ra phản ứng 2C + O2



2CO


Học sinh biết được CO là khí độc, có thể kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn
không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi cho tế bảo, gây rối loạn hệ thống hơ hấp,
tuần hồn, nhiều trường hợp tử vong do ngửi nhiều khí này, nó sinh ra trong lị khí
than đặc biệt là than ẩm, vì thế khi sưởi than phải khơ, lị phải thống, tuyệt đối
khơng dùng bếp than để sưởi và ủ bếp trong phịng kín.
5.2.e . Khi dạy về bài “Protein” sau khi học xong phần tính chất của protein, giáo
viên có thể liên hệ thực tế như sau:
Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên? Khi nấu trứng, hoặc
cho rượu etylic vào thì lịng trắng trứng kết tủa lại ?
- Khi nghiên cứu xong phần tính chất của protein thì có thể giải thích: Vì gạch cua,
lịng trắng trứng là protein, trong những trường hợp đó có xảy ra sự kết tủa protein
bằng nhiệt, hoặc bằng hóa chất, gọi là sự đơng tụ.
5.3. Liên hệ thực tế sau khi đã kết thúc bài học.
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã
học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó,
học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó ?
5.3.a . Sau khi học xong bài “Phân bón hóa học” . Để tạo cho học sinh ở khu vực
làm nông nghiệp có thể kiểm nghiệm trong đời sống, giáo viên có thể liên hệ thực
tế như sau :
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,


11

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu ca dao mang hàm ý khoa học hóa học như thế nào ?
-Giải thích:Vụ chiêm khi lúa đang trổ địng địng mà có trận mưa rào, kèm theo
sấm chớp
thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này.

Do trong khơng khí có 78% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa
điện khoảng 20000C) lúc này N2 phản ứng ngay với O2
N2 + O2



2NO

NO lại phản ứng ngay với O2 tạo NO2( khí màu nâu)
2NO+ O2



2NO2

Khi có mưa thì có phản ứng xảy ra tạo HNO3
4NO2+O2+2 H2O



4HNO3

Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất( chủ yếu gốc kim loại R+ hoặc
NH4+) để tạo thành muối nitrat → rất nhiều dinh dưỡng cho cây hấp thụ nhờ vậy
cây → phất cờ mà lên
Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6–7 kg N cho mỗi mẫu đất.
5.3.b . Sau khi học xong bài “Tính chất vật lý của kim loại” giáo viên có thể liên
hệ thực tế như sau :
Tại sao nhôm lại được dùng làm dây dẫn điện cao thế ? Còn dây đồng lại được
dùng làm dây dẫn điện trong nhà?

- Giải thích: Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của
nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là 8,96 g/cm3). Do
đó, nếu như dùng dây đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các
cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó khơng
có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà việc chịu trọng lực của dây dẫn điện khơng
ảnh hưởng lớn lắm. Vì vậy, ở trong nhà thì ta dùng dây dẫn điện bằng đồng.
5.3.c . Sau khi dạy xong bài Axitcacbonic và muối cacbonat, giáo viên có thể liên
hệ thực tế học sinh qua câu hỏi sau:
Giải thích hiện tượng tạo thạch nhũ trong hang động ?


12

-Giải thích: Ở các vùng núi đá vơi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong
khơng khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vơi. Những giọt
mưa rơi xuống sẽ bào mịn đá theo phương trình:
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO 3)2 ở đá thay đổi
về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2  + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa
dạng. Đó chính là thạch nhũ trong các hang động.
5.3.d . Sau khi học xong bài « Tính chất của phi kim » , giáo viên có thể liên hệ
thực tế hoặc hướng dẫn học sinh làm bài tập giải thích:
“Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Giải thích: Trong xương của động vật hoặc xương người ln có chứa một hàm
lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành
photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ
thường(khi đun nóng đến 150°C mới cháy được). Cịn điphotphin P2H4 thì tự bốc
cháy khi cháy tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 1500C sau

đó PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ ngọn lửa ma trơi”
5.4 Liên hệ thực tế cung cấp mẹo vặt trong đời sống hằng ngày:
- Cung cấp mẹo vặt trong đời sống góp phần giúp học sinh vận dụng kiến thức
đã học trong đời sống hàng ngày. Học sinh có thể ứng dụng trong gia đình
mình, tạo sự hứng thú trong học tập và đó cũng là một thí nghiệm tự làm được
trong cuộc sống.
5.4a. Tại sao khi bị muỗi, kiến hoặc ong đốt, bôi vôi sẽ thấy đỡ đau?
Giải thích:Trong nọc độc của một số cơn trùng (muỗi, kiến, ong.. ) có chứa 1
lượng axit fomic gây bỏng da và đồng thời gây rát ngứa. Ngoài ra trong nọc đọc
của ong cịn có: HCl, H3PO4, histamin...nên khi bị ong đốt da sẽ bị phồng rộp lên
và rất rát. Khi bị muỗi, kiến, ong đốt... người ta lấy vôi bôi vào vết côn trùng đốt,
sẽ xảy ra phản ứng trung hòa làm cho vết phồng xẹp xuống và khơng cịn cảm giác
rát ngứa nữa.


13

5.4 b: - Khi học xong bài Axitaxetic giáo viên có thể cung cung cấp mẹo trong
cuộc sống cho học sinh
-Vì sao khi chiên xào thức ăn, nếu ta thêm 1 ít giấm rồi lại thêm vào 1 ít rượu thì
sẽ có một đĩa đồ xào với mùi thơm phưng phức?
-Giải thích:Trong chiếc chảo nóng: rượu (C2H5OH) sẽ tác dụng với giấm
(CH3COOH.) tạo thành este (CH3COOC2H5) có mùi thơm.
CH3COOH+ C2H5OH



CH3COOC2H5 + H2O

5.4.c. Tại sao khi ăn thịt, cá người ta thường chấm vào nước mắm giấm hoặc

chanh thì thấy ngon và dễ tiêu hóa hơn ?
-Giải thích:Trong mơi trường axit protein trong thịt, cá dễ thủy phân hơn nên khi
chấm và nước mắm giấm hoặc chanh có mơi trường axit thì quá trình nhai protein
nhanh thủy phân thành các animo axit nên ta thấy ngon hơn và dễ tiêu hơn.
-Giáo viên có thể dùng câu hỏi trên để đặt vấn đề vào bài 53: Protein cuối bài yêu
cầu học sinh giải thích kích thích sự tìm tịi và tư duy của học sinh.
5.4.d Sau khi học xong tính hấp phụ của cacbon giáo viên hỏi học sinh:
Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi?
-Giải thích: Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm
khê, làm cho cơm đỡ mùi khê.
5.4.h.Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn (NaCl)?
-Giải thích: Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1at là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì
lúc đó làm cho nhiệt độ của nước muối khi sôi (dung dịch NaCl lỗng) là > 100oC. Do
nhiệt độ sơi của nước muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc
rau khơng lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh
hơn.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Số liệu so sánh đối chứng với kết quả khảo sát ban đầu.


14

- Qua việc áp dụng những kinh nghiệm trên vào từng tiết học, lớp trở nên sinh
động, học sinh hứng thú học tập, góp phần đổi mới phương pháp dạy học từ thầy là
trung tâm, trò thụ động ghi chép chuyển sang hoạt động trò làm trung tâm đúng
vai trò chủ động trong quá trình học tập làm cho chất lượng mơn học Hóa học
khơng ngừng được nâng cao.
-Kết quả thu được như sau:
Lớp 9A+9B (89 HS)


Lớp 9A+9B (89 HS)

Trước khi áp dụng giải pháp
HS
HS
HS
HS rất
khơng

bình

hứng thú thường
56%
23%

hứng

hứng

thú
21%

thú
0%

Sau khi áp dụng giải pháp
HS
HS
HS rất

HS khơng
bình
hứng
hứng
hứng thú
thường
thú
thú
9%
14,2% 54,8% 22%

Từ sự hứng thú, u thích mơn học dẫn đến kết quả học tập mơn Hóa học HKI
năm học 2022-2023 của các em tương đối tốt. Cụ thể:
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
45
12
26,7
18
40
15

33,3
9B
44
8
18,2
15
34,1
21
47,7
-Như vậy, kết quả cho thấy sau khi tơi thay đổi hình thức dạy học kết hợp liên hệ

Lớp Sĩ số

Giỏi

Khá

thực tế trong các tiết học thì các em học sinh có sự thay đổi rõ rệt , các em rất hứng thú
vì được vận dụng và hiểu biết nhiều hơn. Các em tự tin, mạnh dạn, ln có ý thức sẵn
sàng đón nhận nhiệm vụ, và đặc biệt luôn mong đợi đến tiết tôi dạy. Đó là động lực
thúc đẩy tơi hồn thành giải pháp và nghiên cứu tiếp các giải pháp khác sắp tới.
2. Nội dung và ý nghĩa:
-Hóa học là một mơn gắn với đời sống, từ thực tế các em được học kiến thức
cơ bản rồi lại áp dụng những kiến thức đó trong đời sống, góp phần cải thiện và
nâng cao chất lượng cuộc sống.


15

-Liên hệ thực tế trong tiết học nhằm giúp học sinh huy động những kiến

thức đã học, những kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân trong đời sống về các vấn
đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Thơng qua liên hệ thực tế sẽ kích thích
tính tị mò, sự hứng thú, tạo tâm thế cho học sinh có nhu cầu khám phá những hoạt
động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học, khơi dậy niềm đam mê, gây
dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học, đáp ứng được mục tiêu đổi mới
giáo dục tồn diện.
- Bên cạnh đó, việc giúp học sinh chú ý, hứng thú học mơn Hóa học, nắm
bắt được những kiến thức cơ bản của bài học là một yêu cầu cấp thiết mà mỗi giáo
viên cần phải nghiên cứu, tìm tịi sáng tạo trong giảng dạy để đạt được hiệu quả
cao.
-Kết hợp với các môn học như tốn học,vật lí,sinh học , các thí nghiệm, liên
hệ các hiện tượng trong thực tế sẽ mang lại cho học sinh những kinh nghiệm và
chúng ta cần phải khuyến khích và phát triển nó theo phương pháp quan sát ,
hướng dẫn học sinh từ bài học biết liên hệ và vận dụng trong cuộc sống .
-Chuyên đề này tôi nghiên cứu thực hiện từ đầu học năm học 2022 -2023 thời
gian thực hiện tuy chưa dài song cũng thu được kết quả tương đối khả quan. Học
sinh những lớp tôi tiến hành triển khai chuyên đề có hứng thú hơn trong các giờ
hoc có thể làm được bài tập tốt hơn, học sinh hoạt động trong giờ tích cực hơn,
lớp học trở nên sinh động và các em có điều kiện để trình bày kiến thức tiếp thu
được trong quá trình học tập, các em sẽ tự tin hơn khi đến giờ hoc. Do đó đã góp
phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh và giúp cho học sinh u
thích mơn Hóa học hơn.
Học sinh biết vận dụng các kiến thức đó học vào thực tiễn cuộc sống.
Là một giáo viên ai cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng cho học sinh của
mình khi chất lượng của các em đạt thấp. Mỗi mơn đều có cái khó riêng của nó
nhưng cái khó đó nếu tìm được một phương pháp dạy học thích hợp thì sẽ đạt kết


16


quả tối ưu. Trong bộ mơn Hóa học cái khó ở đây của các em học sinh là khả năng
quan sát, kỹ năng vận dụng kiến thức.
-Với việc vận dụng các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
qua hoạt động liên hệ thực tế trong giờ học Hóa học cùng với q trình khảo
nghiệm và thu thập kết quả, tơi nhận thấy giải pháp có hiệu quả thiết thực vào việc
đổi mới phương pháp giảng dạy mơn Hóa học.Từ kết quả và ý nghĩa của giải pháp,
bản thân tôi đã thực hiện ở hầu hết ở các lớp đang dạy đều cho kết quả khả quan.
Các em có hứng thú học tập bộ mơn, tự tin cởi mở hơn trong giao tiếp với bạn bè
thầy cô, các em biết lựa chọn, sắp xếp các ý tưởng trình bày mạch lạc một vấn đề,
biết tự khẳng định, so sánh đánh giá bản thân. Có thái đúng đắn tích cực hơn trong
học tập.
-Tuy nhiên đối tượng học sinh ở các khối lớp khác nhau, trình độ khác nhau đòi
hỏi người giáo viên phải biết vận dụng thật linh hoạt cho phù hợp. Đặc biệt với những
lớp đối tượng học sinh còn hạn chế về mức độ nhận thức và cách thức tổ chức hoạt
động tránh để các em cảm thấy nặng nề trong giờ học.
Trên đây là một số kinh nghiệm tạo hứng thú cho học sinh khi học mơn Hóa
học qua liên hệ thực tế trong các tiết dạy, mà tơi đó đúc kết được qua nhiều năm
công tác ở THCS Tiên Phong.
3. Đề xuất, kiến nghị
-Liên hệ thực tế trong tiết học là một trong những biện pháp đổi mới phương
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Để việc đổi mới đạt
hiệu quả tơi xin có một số kiến nghị sau:
2.1 Đối với nhà trường:
-Cần bổ sung thêm dụng cụ và hóa chất đang thiếu và xuống cấp.
-Có những biện pháp thiết thực động viên, giúp đỡ những học sinh nghèo, khó
khăn có đủ đồ dùng học tập.


17


-Tổ chức các chuyên đề dạy học tạo hứng thú cho học sinh trong các môn
học.
-Yêu cầu giáo viên bộ môn kiểm tra, đánh giá thường xuyên để thấy được sự
tiến bộ của học sinh.
2.2. Với giáo viên giảng dạy
-Cần tăng cường theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, tham khảo
sách báo…để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân, đồng thời giúp việc dạy và học
đạt hiểu quả cao.
-Tham gia các chuyên đề do ngành cũng như trường tổ chức nhằm tích luỹ
thêm kinh nghiệm cho bản thân….
- Phải thật sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, ln có tinh thần học hỏi, đổi
mới các hình thức dạy học cho phù hợp với học sinh của từng khối, lớp.
- Luôn luôn thực hiện theo phương châm khen nhiều hơn chê. Động viên
khích lệ kịp thời những việc làm của các em.
2.3. Với học sinh:
- Tâm thế tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp.
- Mạnh dạn ,tự tin, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
- Trên đây tơi đã trình bày giải pháp “Tạo hứng thú cho học sinh qua liên hệ
thực tế trong dạy học mơn Hóa học ”. Tơi đã áp dụng giải pháp này vào thực tế
cơng tác giảng dạy, song thiếu sót là điều khơng tránh khỏi. Rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp.
Tiên phong, ngày 5 tháng 4 năm 2023
Người viết

Nguyễn Thị Bảo


18




×