Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

(Skkn 2023) ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp dạy học trải nghiệm nâng cao chất lượng môn toán lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.97 KB, 19 trang )

1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mơn Tốn 1 hiện nay giúp hình thành và phát triển phẩm chất và năng
lực chung, góp phần hình thành năng lực toán học, các phẩm chất chủ yếu, khả
năng giải quyết vấn đề. Kiến thức mơn Tốn 1 hiện nay về cơ bản khơng có
nhiều khác biệt so với Chương trình Giáo dục phổ thông 2000. Tuy nhiên kiến
thức tương đối tổng hợp theo Chủ đề và thêm nhiều mảng kiến thức mới với học
sinh. Ba năm học trước, ở Mầm non các em phải học trực tuyến kéo dài, học
sinh còn nhỏ. Tư liệu, bài giảng còn chưa phong phú, chưa có nhiều. Đây cũng
là khó khăn cho q trình lĩnh hội kiến thức của các em.
Năm học 2022– 2023 là năm học thứ ba triển khai chương trình sách giáo
khoa giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Đổi mới nội dung, chương trình gắn
với đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT, gắn bài học với thực tế, tích
hợp liên mơn, liên kết giữa các bộ sách hiện hành là yêu cầu tất yếu đặt ra trong
quá trình dạy học hiện nay.
Làm thế nào để dạy học sinh đạt hiệu quả, thích ứng với tình hình thực tế
của địa phương, của lớp mình chủ nhiệm, với điều kiện của bản thân? Làm thế
nào để dạy tốt mơn Tốn 1 trong chương trình giáo dục phổ thơng mới? Đây là
những câu hỏi luôn đặt ra cho tôi. Với mong muốn đầu tư thực sự vào bài giảng
điện tử và tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm thực tế khi dạy học giúp học
sinh học tốt môn Tốn 1 tơi quyết định viết: “ Ứng dụng cơng nghệ thông tin
kết hợp dạy học trải nghiệm nâng cao chất lượng mơn Tốn lớp 1”
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh lớp 1B, trường Tiểu học Tản Hồng trong giờ học tốn có sự hỗ
trợ của cơng nghệ thơng tin trong chương trình Tốn lớp 1.


2
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN


Trí thơng minh là sự tổng hợp, phối hợp nhịp nhàng các năng lực trí tuệ
như: quan sát, ghi nhớ, óc tưởng tượng và chủ yếu là năng lực tư duy mà đặc
trưng là năng lực tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo, vận dụng những hiểu biết
đã học để giải quyết vấn đề được đặt ra một cách tốt nhất. Chính vì vậy, nghị
quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển trí
thơng minh cho học sinh cấp I nhất là học sinh lớp 1. Nghị quyết đã chỉ ra rất rõ
yêu cầu “Phát triển tư duy khoa học” và “tăng cường ở các em ý thức, năng lực
vận dụng một cách thông minh những điều đã học”.
Một điểm đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay luôn coi trọng
việc lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trị là người giúp các
em đi đúng hướng, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo.
Chính vì vậy, ở lớp 1, việc phát triển trí thơng minh cho trẻ thơng qua mơn tốn
là hết sức cần thiết.
Học sinh tiểu học cịn nhỏ nên q trình nhận thức thường gắn với những
hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong
quá trình giảng dạy. Đặc biệt là phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu
hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp,
học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn,
nhớ lâu hơn.
Đối với mơn Tốn, ngồi bộ đồ dùng dạy học toán chỉ là những con số, các
bài tốn và hình vẽ, học sinh sẽ khơng quan sát rõ và sự tập trung cốt lõi của bài
học còn hạn chế. Thế nhưng, những con số, những bài tốn và hình vẽ nếu áp
dụng soạn giảng bằng giáo án điện tử, khi đưa lên màn hình trình chiếu với sự
nhấn mạnh bằng cách đổi màu chữ hay gạch chân… thì mức độ tập trung của
học sinh sẽ cao hơn đồng thời nắm bắt được cốt lõi của nội dung bài học hơn.
Chính vì vậy mà việc đưa ứng dụng cơng nghệ thơng tin, cải tiến phần mềm và
tích hợp phần mềm để soạn giáo án điện tử vào giảng dạy mơn tốn là cần thiết


3

II. THỰC TRẠNG
KHẢO SÁT:
Để có tư liệu, nắm bắt được thực tế vấn đề nghiên cứu tôi khảo sát bằng phiếu
điều tra đối với giáo viên và học sinh. Kết quả đầu vào khi nhận lớp như sau:
(Học sinh được khảo sát: 32emc sinh được khảo sát: 32emc khảo sát: 32emo sát: 32em)
Đã nhớ

Chưa nhớ

Nhận biết

Chưa nhận

Nhận biết

Chưa

mặt số

mặt số

đúng vị trí

biết đúng vị

đúng hình

nhận biết

25


trí
7

26

đúng hình
6

22

10

Đánh giá chung:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo dục Ba Vì, Ban giám hiệu nhà
trường đã tổ chức nhiều lần tập huấn, hỗ trợ, khuyến khích giáo viên đổi mới,
nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Giáo viên yêu nghề.
- Có rất nhiều kho tài liệu, tư liệu, trang tải hình ảnh, thơng tin, bài giảng tham
khảo phục vụ cho việc soạn giảng.
- Kiến thức mơn Tốn 1 hiện nay về cơ bản khơng có nhiều khác biệt so với
Chương trình Giáo dục phổ thơng 2000. SGK Tốn 1 xây dựng đồng bộ với
SGV và sách bổ trợ, cùng bộ đồ dùng dạy học. Có bản sách điện tử, đáp ứng xu
hướng dạy học bằng công nghệ trong thời đại 4.0.
- Đa số các bậc phụ huynh quan tâm đầu tư thiết bị, thời gian cho con học tập.
2. Khó khăn:
Giáo viên sử dụng phần mềm PowerPoint cịn ít, chủ yếu mới dừng lại ở
việc biết trình chiếu kênh chữ, chưa nắm được cách khai thác các hình ảnh động,
các video clip phục vụ cho bài học. Việc thiết kế giáo án điện tử chưa có
nhiều kinh nghiệm.

Học sinh tiểu học cịn nhỏ đặc biệt là học sinh lớp 1, nhận thức thường gắn
với những hình ảnh, hoạt động trực quan sinh động, cụ thể. Nhưng ba năm liền
các em phải học trực tuyến. Đây cũng là khó khăn cho q trình lĩnh hội kiến
thức. Dẫn đến nhận dạng các chữ số, vị trí, nhận dạng hình cịn hạn chế, chưa


4
mạnh dạn tự tin và chủ động trong giao tiếp. Từng giờ học chưa đạt hiệu quả
cao.
- Còn một vài gia đình chưa có điều kiện đầu tư thời gian, phương tiện tạo điều
kiện tốt cho con học tập
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1: Đầu tư thiết kế bài giảng điện tử Power point tích hợp bài
giảng điện tử Elearning hấp dẫn, sinh động
1.1. Đầu tư thiết kế bài giảng điện tử Power point
Yêu cầu tối thiểu là giáo viên phải điều khiển và sử dụng được máy tính theo ý
muốn của mình: Biết cách truy cập Internet, sử dụng phần mềm trình diễn
Power Point, Ispring suite nằm trong bộ MS Office, Ispring suite, Adobe
Presenter hay Violet. Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt
các file âm thanh. Biết cách sử dụng projector. Từ những giáo án được soạn sẵn
trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen. Tơi đã sử dụng Power Point và
nhiều phần mềm ứng dụng Power Point để tạo các trình diễn đa dạng trên máy
tính. Tơi thiết lập các hiệu ứng. Các hiệu ứng này là gì? Đó chính là các hoạt
ảnh của các đối tượng (văn bản, hình ảnh…) được thiết lập có thứ tự. Có thể
dòng chữ này xuất hiện trước dòng chữ kia hay khi dòng chữ này xuất hiện từ
dưới lên, khi từ trên rơi xuống…chẳng hạn trong giờ học toán khi tổ chức trị
chơi, giáo viên cho học sinh đốn kết quả trước, sau đó mới hiển thị kết quả trên
màn hình nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh. Nhờ vậy giúp tôi tiết kiệm
được thời gian, nội dung hiển thị đến đâu, giáo viên giảng đến đó, làm cho thời
gian giảng bài nhiều hơn, các em học sinh hiểu bài sâu hơn.

Ví dụ 1: Trong SGK tốn lớp 1 các hình ảnh như con vật, cây cối, các hiện
tượng sự vật chỉ là hình ảnh tĩnh, kích cỡ nhỏ, màu sắc mờ nhạt . Công nghệ
tiên tiến của máy vi tính và máy chiếu Projector đã tạo ra những hình ảnh rực rỡ,
sinh động. Những bài tốn về hình học ta có thể tơ màu phần cần thiết, cắt ghép
hình để biểu diễn nhiều cách ghép khác nhau…đều thao tác được trên máy và
học sinh đều quan sát được. (minh chứng biện pháp 1)
Ví dụ 2: Các bài: Làm quen với hình khối (minh chứng biện pháp 1)


5
Thay bằng slide chiếu các hình ảnh có trong sách giáo khoa lên để giới
thiệu đây là khối lập phương, đây là khối hộp chữ nhật. HS công nhận kết quả
đó. Tơi làm bài và chuẩn bị kĩ bài dạy, tôi quay vi deo và dự định chiếu slide
quay giới thiệu đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương xoay cho HS
xem các mặt, tư thế đứng, nằm của khối. Cho HS xem các đồ vật thật có dạng
khối lập phương, khối hộp chữ nhật khác ngồi sách giáo khoa.
Ví dụ 3: Trong các tiết học để giảm bớt căng thẳng, kết nối bài cũ với bài mới,
khám phá kiến thức, vận dụng thực hành hay củng cố kiến thức tôi nghiên cứu
kĩ, tuỳ từng bài tôi đã thiết kế các trị chơi phù hợp như: Ơ cửa kiến thức, Ơ cửa
bí mật, Ai là triệu phú, Ai nhanh hơn,…Những trò chơi này khi dạy học sinh có
thể trả lời nhanh với hình thức: nói, viết. Từ đó rèn cho HS những kĩ năng cơ
bản như nghe, nhìn, đọc, nói, viết, tính tốn, kĩ năng sống, kĩ năng học tập, biết
đồn kết, biết hợp tác nhóm. (minh chứng biện pháp 1)
2. 1. Ứng dụng thiết kế bài giảng E- Learning
Bài giảng E-learning là bài giảng có thể học tập trực tuyến mọi lúc mọi nơi
nghĩa là bài giảng đó sẽ được chạy trên mơi trường mạng Internet hoặc mơi
trường offline thơng qua một trình duyệt web nào đó. Thứ hai, bài giảng phải
chứa đựng các yếu tố như hình ảnh, âm thanh, video,… nhằm tạo ra tương tác
giữa người học với bài giảng, tương tự như đang ngồi học trực tiếp trên lớp. Đặc
biệt hơn nữa bài giảng phải có cơng cụ tác động, đánh giá trực tuyến mức độ kết quả học của người học thông qua các bài tập, các câu hỏi(dạng trắc nghiệm,

điền từ, nối câu…), các trị chơi…
Ngồi dạy học trực tiếp với các bài trình chiếu trên lớp tơi cịn kết hợp
thiết kế các bài giảng E – Learning Toán. Những bài giảng này tôi cho HS
đường link kết hợp cùng phụ huynh HS cho HS chuẩn bị bài, tự học và đạt hiệu
quả rất tốt.
2.1.1. Ứng dụng thiết kế bài giảng E- Learning bằng phần mềm Violet 1.9
Violet 1.9 là phần mềm giúp giáo viên tự soạn được các bài giảng điện tử
sinh động hấp dẫn, hỗ trợ việc trình chiếu trên lớp và giảng dạy E-learning qua
mạng. Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp


6
và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phù hợp với cả những giáo
viên không giỏi Tin học và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font
chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể
hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc
tế nên font tiếng việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều
hành và mọi trình duyệt Internet. Áp dụng Violet vào phần luyện tập dưới dạng
trò chơi tạo hứng thú học tập, phát triển tư duy cho học sinh.
Khi thiết kế bài giảng tôi chú ý chọn phông chữ, màu chữ, phông nền, màu
nền cho phù hợp. Không chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ không gây được sự chú
ý của học sinh và cũng không nên chọn màu sắc quá lịe loẹt hoặc q nhiều
màu sắc trong một Slide nhìn sẽ rối mắt.
Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào Slide. Những kiến thức cần
nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch chân chứ không nên chọn
hiệu ứng quá động làm cho học sinh không chú ý đến kiến thức của bài.
Hiệu ứng chuyển trang cũng nên chọn cho phù hợp, không quá nhanh hay
quá chậm hoặc quá động. Khi sử dụng phần mềm Violet chọn bài toán phù hợp
với nội dung kiến thức của bài. Khơng chọn bài q khó vì phần trị chơi này
học sinh làm bài tập trắc nghiệm trong thời gian ngắn.

Ví dụ: Bài: Phép cộng dạng 14 + 3: (minh chứng biện pháp 1)
+ Slide 1: Trang bìa
+ Slide 2: Khởi động
+ Slide 3,4,5 : Hình thành kiến thức
+ Slide 6,7,8,9: Thực hành các bài tập 1,2,3,4
+ Slide cuối : Là trò chơi củng cố: Ai nhanh ? Ai đúng ?
Trị chơi này tơi cũng thiết kế từ phần mềm Violet (dạng chọn đúng - sai).
HS sẽ chơi theo kiểu trò chơi tiếp sức, ban đầu giáo viên sẽ chỉ định một học
sinh chơi, nếu em này trả lời đúng thì được quyền chỉ bạn khác chơi tiếp. ( Phép
tính thứ nhất là 12+ 4= 15, nếu học sinh trả lời là “đúng”, giáo viên tích vào chữ
“ đúng” ,thì trên màn hình sẽ hiện lên mặt buồn và dịng chữ “ Rất tiếc bạn đã


7
làm sai” kèm theo bơng hoa thì ủ rũ.) Nếu muốn tích vào đáp án khác thì click
chuột vào chữ làm lại, rồi làm như trên.
2.1.2.Ứng dụng thiết kế bài giảng E-Learning bằng phần mềm Ispring suite 9
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy ISpring Suite 9 là một trong những phần mềm
soạn bài giảng E-Learning được sử dụng nhiều. Phần mềm được xây dựng và
phát triển bởi iSpring. Phiên bản mới nhất tính đến thời điểm mình viết bài này
là phiên bản iSpring Suite 9. Phần mềm iSpring Suite 9 có đầy đủ các chức năng
của một trình soạn thảo E-Learning chuyên nghiệp như: Ghi âm, Ghi hình,
Hệ thống các bài tập trắc nghiệm,Tương tác, Mơ phỏng, Quay màn hình, Chèn
video từ YouTobe, Chèn Wed Object, Cho phép xuất bản ra các định dạng như
HTML5, LMS (SCORM 1.2, SCORM 2004, AICC, Expreience API, cmi5),
YouTobe. Đặc biệt chương trình hoạt động như một Add-In của PowerPoint.
Tôi nghiên cứu và nắm vững quy trình chung:
Bước 1: Soạn một bài giảng bằng chương trình PowerPoint
Bước 2: Tiến hành ghi âm ghi hình và đồng bộ.
Bước 3: Chèn bài tập trắc nghiệm, tương tác, hoạt cảnh, quay màn hình, chèn

YouTube và Wed Object nếu cần.
Bước 4: Thiết lập thông tin giáo viên và nhà trường..
Bước 5: Thiết lập thuộc tính cho slide.
Bước 6: Thiết lập các tùy chọn trong player.
Bước 7: Preview để xem trước và kiểm tra lại toàn bộ bài giảng lần cuối.
Bước 8: Publish để xuất bản bài giảng ra các định dạng đầu ra
Ví dụ : Bài : Em ơn lại những gì đã học (minh chứng biện pháp 1)
Slide 1: Thông tin về bài giảng và người soạn
Slide 2: Giới thiệu nội dung bài giảng, bằng video ghi hình của giáo viên giới
thiệu bài
Slide 3: Mục tiêu của bài giảng.
Slide nội dung: Thiết kế theo chương trình kịch bản của bài giảng.
Slide cuối: Giới thiệu các tư liệu tham khảo.


8
Những bài giảng này tôi cho HS đường link kết hợp cùng phụ huynh HS cho
HS chuẩn bị bài, tự học và được phản hồi rất tích cực.
2. Biện pháp 2: Tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, thực hành trong tiết
học tốn.
Trong các tiết học tốn tơi thường xây dựng cho các em được trải nghiệm.
Trải nghiệm trong tiết học có nhiều hình thức. Tơi cho học sinh trải nghiệm qua
hành động là chủ yếu kết hợp với trải nghiệm suy nghĩ, ý tưởng và trải nghiệm
qua lời nói. Học sinh được hoạt động bên trong, bên ngồi lớp học ; các em
được thực hành đo đạc, thao tác trên một đồ dùng học tập nào đó hay được tiến
hành tính tốn trên một vật, dụng cụ cụ thể. Hoạt động này giúp các em kiểm
chứng lại kiến thức của mình đã học, đã có. Trong khi tiến hành tôi kết hợp cùng
phụ huynh theo dõi sát, giúp đỡ kịp thời và chỉ cho các em thấy được những
cách thực hiện hay để phát huy, những điểm còn thiếu sót để các em kiểm tra, ơn
tập cũng như điều chỉnh nhận thức, hành vi khi vận dụng kiến thức vào thực

tiễn.
Ví dụ 1: Đối với những bài hình thành kiến thức mới thuộc các chủ đề Tôi
thường xây dựng cho các em được trải nghiệm suy nghĩ, ý tưởng, trải nghiệm
qua lời nói là chủ yếu và kết hợp với trải nghiệm hành động. Cách thức tổ chức
cụ thể như sau:
Bước 1:Tổ chức cho học sinh suy nghĩ, hình thành ý tưởng, giả thiết…(theo
nhóm nhỏ hoặc cá nhân).
Bước 2: Học sinh trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giả thiết,...(khơng bắt buộc phải
chính xác).
Bước 3: Cho học sinh phản biện, chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng, giả thiết.
Bước 4: Giáo viên cùng học sinh chốt lại vấn đề.
Ví dụ: Dạy tiết 1 bài:“Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số ”
Sau khi chiếu sile là ví dụ như trong sách, HS nêu phép cộng: 12 + 5 = ?
* Với cách dạy cũ, bài dạy điện tử chưa đầu tư:
Bước 1: GV hướng dẫn ln học sinh tách số, cách cộng,…để tìm ra kết quả.


9
Bước 2: GV nêu các cộng - HS là người cơng nhận kết quả GV vừa tính
Bước 3: Học sinh nêu lại cách làm, kết quả vừa thực hiện.
* Với cách dạy mới và bài giảng có đầu tư:
Tơi hướng dẫn HS tiếp cận kiến thức bằng cách:
Bài toán thực tế

Chiếm lĩnh kiến thức

Vận dụng, thực hành

Bước 1: Tổ chức cho học sinh được trải nghiệm suy nghĩ, ý tưởng bằng cách
cho học sinh suy nghĩ tự tìm cách tách số, tính kết quả và nêu lại hoặc chia

nhóm cho HS vào nhóm thảo luận- nêu suy nghĩ của mình cùng các bạn. Tơi vào
các nhóm hỗ trợ.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm lời nói: Tạo điều kiện cho nhiều
học sinh được trình bày cách tính, nêu kết quả tính,…( HS1 nêu tính kết quả của
12 + 5: đếm thêm 5, lấy 2 + 5 = 7; viết 7, hạ 1. Vậy 12 + 5 =17, HS2: nêu tính
kết quả bằng cách đếm thêm, HS3: dùng que tính, HS4: đặt tính,…). Trong khi
bạn nêu cách tính nhiều em sẽ phát hiện cách thực hiện của bạn mình đúng, đủ
hoặc mình sai, thiếu sót thế nào và tự các em sẽ tự phản biện, lí giải hợp lí.
Bước 3: Cho học sinh trong lớp phản biện, nêu thắc mắc, hỏi- đáp bạn, có thể
tranh luận về cách làm của bạn, hoặc dựa vào đâu mà làm như vậy…..ở bước
này tôi hướng HS chủ yếu phát hiện đúng, sai trong cách tách số, đặt tính và
cách thực hiện tính cộng ( trải nghiệm lời nói).
Bước 4: Học sinh tự kết luận nêu cách thực hiện, GV đánh giá chung.
Như vậy tơi thấy học sinh được tương tác tích cực, được phản biện,
được tự mình chủ động tìm ra kiến thức của bài dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
Khi tôi hỏi lại học sinh nêu lại được cách làm, ghi nhớ kiến thức bài học rất chắc
chắn. Giờ học rất sôi nổi.
Đặc biệt khi học sinh làm bài tôi bao quát nhắn nhở chung nhờ phụ huynh
chụp ảnh vở ghi chép để gửi vào nhóm, tơi chia sẻ và chữa bài trực tiếp như học
trực tiếp để các em rút kinh nghiệm sủa chữa cho bài làm của mình.
Ví dụ 2: Trong các tiết: Thực hành và trải nghiệm có các kiến thức liên quan về
đơn vị thời gian, độ dài.
* Với cách dạy cũ và bài giảng chưa được đầu tư:


10
- Chiếu bài gảng tôi copy được, chiếu từng slide có bài tập thực hành, giáo viên
giới thiệu cách thực hiện đo, xem đồng hồ,… HS chủ yếu là nghe GV nói. Cho
học sinh làm hết các bài tập có trong sách giáo khoa.
- Hết mỗi bài tập giáo viên tiểu kết những nội dung cần nhớ.

* Với cách dạy mới và bài giảng có đầu tư:
Thay bằng cách hình ảnh tĩnh trong sách tơi cho học sinh học lí thuyết
bằng cách quay các vi deo hướng dẫn cách đo, đong, đếm, xếp hình, làm các bài
tập trong sách giáo khoa kết hợp với hướng dẫn cụ thể trên vật thật.Tôi căn cứ
vào nội dung kiến thức, số tiết dạy, tình hình thực tế của tơi tổ chức cho học sinh
thực hành với sự hỗ trợ của phụ huynh: ước lượng, cân, đo các vật trong thực tế
như: đo chiều cao của mọi người trong gia đình em; chiều dài, chiều rộng phòng
ở; cạnh của viên gạch lát nền; ước lượng khoảng cách từ nhà đến trường… Học
sinh có thể ước lượng và thực hành với các đồ vật xung quanh nhà mình với sự
hướng dẫn và chỉ dẫn của các bậc phụ huynh. HS hoàn thành các bảng biểu theo
yêu cầu và chụp gửi cho giáo viên. Như vậy trong những tiết học này tôi coi
trọng thực hành ứng dụng các kiến thức toán vào thực tiễn để các em hiểu và
nắm vững kiến thức, biết vận dụng vào thực tế.
Tôi nhận thấy với cách dạy thông thường học sinh lĩnh hội kiến thức một
cách thụ động, hiểu bản chất vấn đề và vận dụng kiến thức vào thực tế kém, còn
khi áp dụng các em sẽ chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Học sinh trở nên
năng động, sáng tạo góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu,
năng lực chung và các năng lực đặc thù.
3. Biện pháp 3: Dạy học gắn với thực tế, tích hợp liên mơn, tham khảo các
bộ sách Tốn lớp 1 hiện hành
Hiện nay mơn Tốn được xây dựng theo hướng tinh giản, sát thực tiễn, tăng
tính ứng dụng, giảm bớt tính lắt léo, đánh đố... so với chương trình hiện hành.
Nội dung chương trình mơn Tốn phản ánh những giá trị cốt lõi, nền tảng của
văn hoá toán học nhất thiết phải được đề cập trong nhà trường phổ thông, phải
phản ánh nhu cầu hiểu biết thế giới, khơi dậy hứng thú, sở thích của người học.


11
Ngồi ra, nội dung chương trình mơn Tốn cũng chú trọng tính ứng dụng
thiết thực, gắn kết với đời sống thực tế và các môn học khác, đặc biệt với các

mơn học thuộc lĩnh vực giáo dục (liên mơn Tốn, khoa học, kĩ thuật), gắn với xu
hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề
cấp thiết có tính tồn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục
bảo vệ mơi trường, an tồn giao thơng,...).
Xuất phát từ đó để tăng cường kiến thức về Toán học, kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng của học sinh. Tôi
luôn xác định tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động của học sinh, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học
tập khác nhau của từng cá nhân học sinh. Linh hoạt vận dụng các phương pháp,
kỹ thuật dạy học tích cực. Tuỳ mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể
mà có những hình thức tổ chức dạy học thích hợp như học cá nhân, học nhóm;
học trong lớp, học ngồi lớp, tránh rập khn, máy móc. Kết hợp các hoạt động
dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức
toán học vào thực tiễn.
Với cách tiếp cận như vậy khi nghiên cứu bài dạy tôi chủ động đã cắt bỏ một
số kiến thức cồng kềnh, phức tạp. Những kiến thức ít gắn với thực tiễn. Mặt
khác trong chương trình mới, sách giáo khoa khơng cịn là văn bản bắt buộc phải
học theo mà trở thành tài liệu tham khảo. Tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu tham
khảo khác nhau từ các bộ sách hiện hành khi giảng dạy, điều chỉnh bất cập của
sách giáo khoa giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy bài: Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số ( tiết 2)
(minh chứng biện pháp 3)
*Với các dạy cũ:
- Nội dung các bài tập không thay đổi.
- Dùng bài giảng trình chiếu tơi copy được, chiếu từng slide có bài tập, giáo viên
giới thiệu cách thực hiện từng bài tập, HS chủ yếu là nghe GV nói. Cho học sinh
làm hết các bài tập có trong sách giáo khoa. Hết mỗi bài tập giáo viên tiểu kết
những nội dung cần nhớ.



12
*Với cách dạy mới: Tôi thay đổi nội dung và phương pháp, hình thức tổ
chức và các kĩ thuật dạy học mới.
- Nôi dung bài tập tôi tham khảo các bộ sách lớp 1 hiện hành và có thay đổi nội
dung bài tập 3,4,5 cho phù hợp thực tế. Cụ thể:
+ Thay nội dung bài tập 3 gấp thuyền giấy (học sinh còn nhỏ dễ bắt chước làm
theo làm mất vệ sinh môi trường ) bằng bài tập: Chào mừng ngày Quốc tế phụ
nữ mùng 8 tháng 3, đội văn nghệ lớp 1A3 có 21 bạn hát và 6 múa. Hỏi đội văn
nghệ có bao nhiêu bạn? Từ nội dung bài tập liên hệ đến thực tế sắp đến ngày
8/3 giáo dục học sinh tri ân các bà, các mẹ,…
+ Thay nội dung bài tập 4 vì trên thực tế khơng có chiếc thuyền bằng lá sen
nào chở được 17 chú ếch bằng nội dung: Trên thuyền chở được 17 người.
Thuyền đã có 14 người. Tìm số người lên thêm trên thuyền để đủ 17 người.
Bài tập vừa gắn thực tế vừa liên hệ ý thức tham gia giao thông an toàn.
+ Thay nội dung bài tập 5: Nhằm phát triển năng lực của người học tạo hứng
thú trong tiết học đặc biệt đã đến cuối tiết học căng thẳng tơi thay bài tập:
Lấy một số trong vỏ sị màu xanh cộng với một số trong vỏ sò màu vàng để
được một số trong vỏ sò màu cam bằng nội dung trị chơi rung chng vàng
chọn đáp án đúng sai: Mỗi phép tính có liên quan đến bài học GV đọc yêu cầu
xong, các con suy nghĩ trong 5 giây thi đua trả lời nhanh, nếu trả lời đúng là
người chiến thắng.
* 45 + 3 =?
A. 46;

B. 47;

C. 48

B. 37;


C. 93

* 6 + 33 = …
A. 39;
* 53
+ 5
58
A. Sai ;

B. Đúng

- Về phương pháp và kĩ thuật dạy học: tơi linh động cho học sinh học tập cá
nhân, nhóm đơi, nhóm bàn, trị chơi, kĩ thuật khăn trải bàn,….


13
* Đánh giá chung: Tôi tự tin khẳng định trong tiết học, học sinh được tương
tác tích cực, được phản biện, được tự mình chủ động tìm ra kiến thức của bài
dưới sự hướng dẫn của cô giáo, được gắn kết thực tế.
4. Biện pháp 4: Phối hợp trao đổi, liên lạc với phụ huynh, động viên khen
ngợi học sinh ( minh chứng biện pháp 4)
Trước hết tôi khẳng định trong quá trình học tập đặc biệt những tiết học thực
hành trải nghiệm trong mơn tốn thành cơng hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào
sự kết hợp của giáo viên và phụ huynh học sinh. Trong khi tiến hành tôi kết hợp
cùng phụ huynh theo dõi sát, giúp đỡ kịp thời và chỉ cho các em thấy được
những cách thực hiện hay để phát huy, những điểm cịn thiếu sót để các em kiểm
tra, ôn tập cũng như điều chỉnh nhận thức, hành vi khi vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
Ví dụ: Trong các tiết:Thực hành và trải nghiệm có các kiến thức liên quan về
đơn vị đo khối lượng, thời gian, độ dài.

* Với cách dạy cũ và bài giảng chưa được đầu tư:
- Chiếu bài gảng giáo viên cop được, chiếu từng sile có bài tập thực hành, giáo
viên giới thiệu cách thực hiện cân, đo, xem đồng hồ,… HS chủ yếu là nghe GV
nói. Cho học sinh làm hết các bài tập có trong sách giáo khoa.
-Hết mỗi bài tập giáo viên tiểu kết những nội dung cần nhớ.
* Với cách dạy mới và bài giảng có đầu tư:
Thay bằng cách hình ảnh tĩnh trong sách tơi cho học sinh học lí thuyết
bằng cách quay các vi deo hoặc hướng dẫn trực tiếp cách cân, đo, đong, đếm,
xếp hình, làm các bài tập trong sách giáo khoa. Tôi căn cứ vào nội dung kiến
thức, số tiết dạy, tình hình thực tế của tơi tổ chức cho học sinh thực hành với sự
hỗ trợ của phụ huynh: ước lượng, cân, đo các vật trong thực tế như: gói bột mì,
hộp sữa, quả ổi, quả đu đủ…; chiều cao của mọi người trong gia đình em; chiều
dài, chiều rộng phòng ở; cạnh của viên gạch lát nền; ước lượng khoảng cách từ
nhà đến trường… Học sinh có thể ước lượng và thực hành với các đồ vật xung
quanh nhà mình với sự hướng dẫn và chỉ dẫn của các bậc phụ huynh. HS hoàn
thành các bảng biểu theo yêu cầu và chụp gửi cho giáo viên.


14
Trong các tiết học Thực hành và trải nghiệm về các đơn vị đo thời gian tôi
coi trọng hướng dẫn các em biết ước lượng và dự kiến được thời gian cần để đi
đến một địa điểm nào đó đã định trước. Các em sẽ biết trong thực tế thuật ngữ
“nhanh – chậm” vừa chỉ vận tốc, vừa chỉ thời gian; thuật ngữ “cây” (cây số) chỉ
ki-lơ-mét. Từ đó, tơi cung cấp các khái niệm “cao – thấp”, “dài – ngắn”, “xa –
gần”, “rộng – hẹp”, “nặng – nhẹ”, “nông – sâu”,… tức là các thuật ngữ so sánh
số đo đại lượng thường dùng trong thực tế. Chẳng hạn: Bạn Nam cao hơn bạn
Bình, gói bột mì nặng hơn hộp sữa, sân trường rộng hơn sân tập thể dục, quãng
đường từ nhà đến trường gần hơn quãng đường từ nhà đến chợ… Cung cấp bổ
sung các đơn vị đo thường dùng được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày trong
thực tế là cân, biết “cân” tương ứng với đơn vị đo đã học là ki-lô-gam. Biết “

tiêu tiền”, thực hành nhận biết, tiết kiệm,…Như vậy trong những tiết học này tơi
coi trọng thực hành ứng dụng các kiến thức tốn vào thực tiễn để các em hiểu
và nắm vững kiến thức, biết vận dụng vào thực tế.
Tôi nhận thấy với cách dạy thông thường học sinh lĩnh hội kiến thức một
cách thụ động, hiểu bản chất vấn đề và vận dụng kiến thức vào thực tế kém, còn
khi áp dụn các em sẽ chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Học sinh trở nên
năng động, sáng tạo góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu,
năng lực chung và các năng lực đặc thù.
Ngồi ra thơng qua các tơi tích cực sử dụng các phần mềm để phụ huynh
hỗ trợ giáo viên trong quá trình học tập của học sinh đồng thời động viên
khích lệ, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Hiện nay, do bận bịu trong cơng việc, nhiều cha mẹ khơng có nhiều thời gian
cho con cái hay trao đổi kịp thời với thầy cơ về tình hình học tập của con. Điều
này khơng chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ mà cịn
khó khăn trong cơng tác giáo dục của nhà trường. Tơi khuyến khích, động viên
100% phụ huynh tham gia đăng kí phần mềm này và sử dụng triệt để các tính
năng của Enetviet cùng phụ huynh trao đổi, chấm chữa bài cho các con khi phụ
huynh khơng có điều kiện gặp trực tiếp GVCN. Phối hợp với phụ huynh gửi


15
video, hình ảnh thực hành và trải nghiệm trong các chủ đề . Động viên khuyến
khích học sinh bằng phần mềm Classdojo.
IV. KẾT QUẢ :
Sau khi nghiên cứu và đưa ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy
mơn Tốn lớp 1, tơi thấy học sinh thích học những tiết có dạy bằng giáo án điện
tử hơn những tiết dạy truyền thống. Ngoài ra, các bài giảng E- learning được gửi
tới các phụ huynh vừa giúp cho những học sinh được tương tác làm bài và chấm
bài trực tiếp trong bài học giúp khắc sâu kiến thức và học sinh bị ốm mệt phải
nghỉ học hoặc chưa nắm kĩ bài học cũ được những buổi học trên lớp vẫn có thể

học lại bài. Cụ thể trước khi áp dụng và sau khi áp dụng đề tài tôi thu được kết
quả như sau :

Sĩ số lớp

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn
thành

32 hs
Số
lượng

%

SL

%

SL

%

Trước khi áp dụng

15


46,8

16

50

1

3,2

Sau khi áp dụng

20

62,5

12

37,5

0

0

Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng mơn tốn có ứng dụng cơng nghệ
thơng tin và kết hợp dạy học trải nghiệm thì kết quả cao hơn. Hầu hết các em
nắm chắc bài và thực hiện phép tính nhanh, đúng hơn. Các tiết học khác cũng
vậy, có ứng dụng cơng nghệ thơng tin, có đổi mới phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học vào giảng dạy thì lúc nào bài dạy cũng hấp dẫn, giờ học sinh động,
phát huy được khả năng tự học của học sinh và học sinh hiểu bài sâu hơn.

C. KẾT LUẬN


16
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Đối với học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp một nói riêng, ý thức
học tập chưa cao, phần nhiều các em thích chơi hơn thích học, do đó cần tạo mơi
trường học tập thật thú vị, hấp dẫn, lơi cuốn học sinh tìm tịi khám phá kiến
thức.
Để làm được như vậy đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư trong q
trình soạn bài, phải có một kiến thức cơ bản nhất định về tin học. Ngồi ra, q
trình soạn cịn địi hỏi sự tìm tịi, sưu tầm và khả năng học hỏi của bản thân
người dạy nhằm truyền kiến thức bài dạy đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó,
trong q trình giảng dạy bằng phương tiện công nghệ thông tin, giáo viên cần
chú ý phối hợp với các hình thức tổ chức hoạt động dạy học khác như: học
nhóm, lớp, cá nhân… và kết hợp nhiều phương pháp dạy học. Hơn nữa, giáo
viên không nên ỷ lại giao tất cả các hoạt động trên máy để nhàn rỗi, không quan
tâm đến học sinh.
Để có nhiều bài giảng điện tử giúp giáo viên giảm nhẹ thời gian đầu tư
vào bài học, chúng ta nên có những vận dụng linh hoạt các tài liệu trong thư
viện điện tử dùng chung, thừa hưởng những thành quả của đồng nghiệp khắp
nơi. Không sử dụng nguyên bản các bài giảng sưu tầm mà đòi hỏi giáo viên phải
điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của học sinh lớp mình và cần phải nắm vững
nội dung bài giảng để khi thực hiện được sinh động và phù hợp hơn.
Mỗi giáo viên cần phải tích cực học tập và tự bồi dưỡng để có kiến thức
tin học cơ bản sử dụng công nghệ thông tin và biết khai thác tốt mạng internet,
phải có ý thức và sự say mê tím tịi, sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử. Mỗi giáo viên phải
xác định đây là giải pháp tích cực để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở
tiểu học.

Ngoài ra, giáo viên còn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học:
- Lựa chọn phần mềm dạy học cho phù hợp với mục đích, yêu cầu dạy học ở bậc
Tiểu học.


17
- Đảm bảo tính an tồn về điện, thính giác, thị giác…
- Đảm bảo tính vừa sức:
+ Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh ở từng lớp.
+ Sử dụng phương tiện đúng lúc, đúng chỗ.
- Đảm bảo tính hiệu quả: Nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Đảm bảo tính thẩm mĩ cao: Tránh lạm dụng hình ảnh, ánh sáng, màu sắc lịe
loẹt trong các nội dung trình chiếu.
- Chuẩn bị phương tiện:
+ Chuẩn bị thích hợp với nội dung và thời lượng dự kiến.
+ Thiết bị cần phải được sẵn sàng trước khi tiết học bắt đầu.
+ Các nội dung trình chiếu cần phải được sắp xếp theo thứ tự trình chiếu.
+ Kiểm tra độ rõ nét, âm lượng tại các vị trí của lớp học.
Trên thế giới, các nước tiên tiến đã áp dụng thành công và rộng rãi công
nghệ thông tin trong dạy và học. Họ đã đi trước nước ta một thời gian khá dài.
Đó là xu thế tất yếu khơng thể cưỡng lại được của giáo dục trong nền kinh tế tri
thức. Người giáo viên không cố gắng tự học, tự đào tạo cũng như nhà trường
không mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất cho việc soạn giảng bằng giáo án điện tử
thì chắc chắn sẽ tụt hậu.
2. KHUYẾN NGHỊ
a. Với Phịng giáo dục và đào tạo
- Tiếp tục tăng cường tổ chức cuộc thi kỹ năng công nghệ thông tin với đội
ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, nhân viên để nâng cao trình độ ứng dụng cơng
nghệ thơng tin.

- Tổ chức ngày hội CNTT để tạo môi trường, cơ hội giao lưu, học tập chia sẻ
tiếp cận công nghệ mới về ứng dụng trong giảng dạy.
b. Đối với nhà trường
- Lên kế hoạch xây dựng chỉ đạo các hoạt động tổ CNTT
- Tổ chức học tập chuyên đề dạy – học, hội giảng để nâng cao trình độ tin học
cho đội ngũ.
- Nâng cao chất lượng trang thiết bị CNTT.


18
- Tăng cường chất lượng dạy học tin học với học sinh.
Qua đề tài nghiên cứu “ Ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp dạy học trải
nghiệm nâng cao chất lượng mơn Tốn lớp 1” đã giúp tơi hiểu thêm về những
lợi ích từ việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin nói riêng và phương tiện kĩ thuật
hiện đại nói chung. Đồng thời nhận thấy được sự hưng phấn, hứng thú, tích cực
lĩnh hội và nắm vững tri thức, nhận thức của các em qua mơn tốn, giờ học nhẹ
nhàng, thoải mái, hiệu quả hơn. Không những thế, trong q trình giảng dạy có
sự hỗ trợ của “ cơng cụ” này đã giúp tôi bổ sung vốn kiến thức tin học và một số
biện pháp hữu ích trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Riêng bản thân cịn
có những hy vọng trong tương lai gần đây các phương tiện kĩ thuật hiện đại ứng
dụng vào dạy – học ngày càng được áp dụng phổ biến và rộng rãi hơn nữa.
Trong q trình giảng dạy mơn Tốn tơi đã đúc kết được một số kinh
nghiệm như trên. Bài viết này chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, tơi rất mong sự
đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và cấp trên để hoàn thiện hơn.
Tản Hồng , ngày ….. tháng …. năm 2023
Người viết

Tô Thị Thanh Huyền

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO



19
1. Sách giáo khoa Toán 1 ( Cánh Diều) – Đỗ Đức Thái ( chủ biên) – NXB
ĐHSP
2. Sách giáo viên Toán 1 ( Cánh Diều) – Đỗ Đức Thái ( chủ biên) – NXB
ĐHSP
3. Sách giáo khoa Toán 1 ( Kết nối tri thức với cuộc sống ) – Hà Huy Khoái
( chủ biên) – NXB Giáo dục Việt Nam
4. Sách giáo viên Toán 1 ( Kết nối tri thức với cuộc sống ) – Hà Huy Khoái
( chủ biên) – NXB Giáo dục Việt Nam
5. Phương pháp dạy học toán Tiểu học – Đỗ Trung Hiệu – NXB ĐHSP
6 .Soạn Bài Giảng Tương Tác Với PowerPoint Visual Basic (VBA), Quiz
Builder, Adobe Flash – Phạm Quang Huy, Trương Thanh Thưởng, Trương
Minh Trí – NXB Bách Khoa Hà Nội
7 . Tham khảo các nguồn trên Internet: Youtube, Violet.



×