Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 21 trang )

Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

MỤC LỤC
I

Đặt vấn đề:
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Cơ sở thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
II Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề:
1. Cơ sở lý luận.
2. Khảo sát thực trạng.
a. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện.
b. Số liệu điều tra.
3. Những biện pháp thực hiện.
4. Biện pháp chính. ( Biện pháp từng phần )
4.1. Hình thành cho trẻ những kỹ năng tự lập cơ bản,
cần thiết, phù hợp với trẻ.
4.2. Cô làm gương cho trẻ.
4.3. Tạo cơ hội cho trẻ tự lập.
4.4. Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các
hoạt động.
4.5. Khen ngợi những nỗ lực của trẻ.
4.6. Quan tâm đến cách thức, thái độ khi hướng dẫn trẻ.
4.7. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh cùng giáo
dục tính tự lập cho trẻ.
5. Kết quả thực hiện:


III Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận.
2. Đề xuất và khuyến nghị.

Trang 1
Trang 1
Trang 1 - 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3 - 4
Trang 4
Trang 4 - 5
Trang 5 - 6
Trang 6
Trang 6
Trang 6 - 8
Trang 9
Trang 9 - 11
Trang 11 - 13
Trang 13 - 14
Trang 14
Trang 14 - 15
Trang 15 - 17
Trang 18
Trang 18
Trang 18 - 19


0


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
“ Một em bé tự lập sẽ luôn trưởng thành, tự tin vào khả năng của
bản thân, luôn vui vẻ và “ trịn đầy” kỹ năng để hội nhập, kết nối tồn cầu.
Các em sẽ là “ trái ngọt” cha mẹ sẽ nhận được nếu biết cách ươm mầm và vun
trồng”.
Ngày nay, khi yêu cầu của cuộc sống ngày càng cao, đòi hỏi chúng ta phải
biết tự mình vượt qua khó khăn để khẳng định bản thân và gặt hái những thành
công. Hơn lúc nào, những kỹ năng sống, nhất là kỹ năng sống tự lập lại trở nên
hết sức cần thiết.
Tự lập là tự làm, tự suy nghĩ, tự giải quyết, quyết định vấn đề mà không
phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác. Tự lập là một phẩm chất để khẳng định
nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người, là một trong những kỹ năng
quan trọng thúc đẩy trẻ hồn thiện mình một cách tốt nhất. Đây cịn là cơ hội
vàng giúp trẻ nhanh chóng khơn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Nếu các
con khơng có kỹ năng tự lập, các con sẽ không thể chủ động và độc lập trong
mọi cơng việc sau này… Vì vậy “ Nếu bạn muốn “nhẹ gánh” và trẻ sống “biết
lo, khéo co” khi trưởng thành, hãy rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ độ tuổi mẫu
giáo”.
Là một giáo viên trẻ, có lịng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn
làm sao để trẻ của lớp mình có tính tự lập tốt, vì vậy tơi đã chọn đề tài: “Một số biện
pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non” làm sáng kiến
kinh nghiệm trong năm học này.
1.1. Cơ sở thực tiễn:

Thực tế hiện nay, đối với nhiều gia đình cịn có nhiều sai lầm trong quan
điểm giáo dục nói chung và rèn luyện tính tự lập cho trẻ nói riêng.
Cuộc sống hiện đại, mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con nên việc cha
mẹ chăm lo, bao bọc quá kỹ là điều dễ thấy và người lớn không tin vào khả năng
của trẻ. Tốc độ làm viêc của trẻ thường chậm hơn so với tốc độ của người lớn.
Trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ lóng ngóng, chậm chạp thì người lớn tỏ ra khó
chịu, thường sót ruột và làm thay trẻ. Với mn vàn lí do, sự bảo vệ này khiến
cho trẻ khơng có cơ hội được tự lập bằng chính khả năng của mình, hình thành
tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, từ đó thiếu kinh nghiệm sống, trẻ trở lên nhút nhát, ngại
khẳng định bản thân, không dám đưa ra quyết định, sợ hãi trước thế giới bên
ngoài,…Điều này làm ảnh hưởng đến nhận thức và tâm lí của trẻ.

1/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ 3 - 4 tuổi. Thời gian đầu
khi mới nhận lớp, cùng làm quen, trị chuyện, cùng hoạt động,…với trẻ, tơi thấy
trẻ lớp mình khả năng tự lập cịn hạn chế như: tự xúc ăn, tự đi vệ sinh, tự thay
quần áo, tự vứt rác,…tuy nhiên có một số trẻ có kỹ năng tự lập nhưng lại thiếu
tính chủ động, trẻ ln đợi cô nhắc nhở mới chịu làm…
“Nếu như bắt cho con một con cá, con sẽ có cá ăn một ngày. Nhưng nếu
dạy con bắt cá, con sẽ có cá ăn cả đời”.
Hiểu được điều này nên tôi thấy cần dạy trẻ tính tự lập, sống dựa vào
chính đơi tay của mình ngay từ khi cịn nhỏ và giáo dục khả năng tự lập cho trẻ
cần phải tiến hành thường xuyên. Với mỗi độ tuổi khác nhau, chúng ta nên đặt
ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập theo
phương châm “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.
2. Mục đích nghiên cứu:

Đánh giá thực trạng việc áp dụng một số biện pháp hình thành tính tự lập
cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi của lớp mẫu giáo bé C3.
Tìm ra các biện pháp hình thành tính tự lập đạt kết quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở
trường mầm non.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi.
Số trẻ nghiên cứu là 36 trẻ.
5. Phương pháp nghiên cứu:
a. Nhóm thu thập xử lý thơng tin lý thuyết:
- Tìm tài liệu.
- Phân tích tổng qt hố cơ sở lý luận.
- Phương pháp thực nghiệm ( khảo sát).
b. Nhóm thu thập xử lý thơng tin thực tiễn:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp tuyên truyền.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Đề tài thực hiện và áp dụng tại trường Mầm non nơi tôi công tác.
- Thời gian từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019.

2/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước nên được ưu tiên chăm sóc. Tuy
nhiên trong cuộc sống hiện nay, trẻ không chỉ biết “ hưởng thụ” mà cần phải tự
trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết. Đặc biệt là kỹ năng tự lập.
Trong cuộc sống, khả năng tự lập là một phẩm chất nhân cách vô cùng
quan trọng của con người. Nhờ vào khả năng tự lập mà con người có khả năng
tự hoạt động, tự cố gắng tham gia và hồn thành cơng việc trên cơ sở năng lực
bản thân.
Tính tự lập được hình thành trong quá trình hoạt động, là điều kiện đảm
bảo cho con người phát huy cao độ mọi tiềm năng của bản thân, thích nghi với
điều kiện biến đổi của tự nhiên và xã hội. Giáo dục tính tự lập cho trẻ từ khi cịn
bé khơng những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn
là một trong những điều kiện quan trọng hình thành sự tự tin, năng động, sáng
tạo, làm cơ sở hình thành các kỹ năng sống sau này,…Tính tự lập quyết định
việc hình thành các phẩm chất nhân cách, trí tuệ, cảm xúc của trẻ,…
Khả năng tự lập của trẻ được bộc lộ rõ qua các hành vi và ta có thể dễ
dàng quan sát thấy được trong khi trẻ đang thực hiện các mối quan hệ giữa con
người với con người, hay giữa con người với thế giới xung quanh…
Để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ thì cần trang bị những kiến
thức, kỹ năng, phương pháp,…giúp kích thích hình thành tính tự lập cho trẻ.
Tính tự lập hình thành càng sớm càng tốt. Chính vì vậy, trường mầm non chính
là nơi gieo mầm thuận lợi để hình thành tính tự lập cho trẻ và các giáo viên mầm
non chính là người trực tiếp giúp trẻ phát triển tính tự lập. Ở trường mầm non,
tính tự lập của trẻ được hình thành trong hầu hết tất cả các hoạt động của trẻ như
hoạt động chơi, hoạt động tự phục vụ, hoạt động học,…
Khả năng tự lập phát triển từ thấp đến cao, bắt đầu từ tuổi thơ. Như vậy
giáo dục khả năng tự lập cho trẻ là một nhiệm vụ cần thiết. Trẻ em là mầm non
tương lai của đất nước, là chủ nhân tương lai của xã hội trong thế kỉ mới - thế kỉ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thế kỉ của một nền thông tin với khoa học công

nghệ - thế kỉ đòi hỏi những con người mới, hiện đại, độc lập và tự chủ.

3/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Bản thân tôi là một giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc - giáo dục trẻ, ý
thức được vai trị và trách nhiệm của mình. Tơi nhận thấy trang bị cho trẻ tính tự
lập là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ để trẻ có hành trang
bước tiếp trong cuộc sống.
Đó chính là cơ sở để tơi phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo
viên mầm non trong năm học này và những năm học tiếp theo.
2. Khảo sát thực trạng.
* Khảo sát thực tế .
- 36 cháu, lớp 3 tuổi C3 trường mầm non nơi tơi cơng tác.
a. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện:
- Đầu năm học 2018 - 2019, tôi được nhà trường phân công làm giáo viên
khối 3 tuổi, dạy lớp mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi trường mầm non nơi tôi công tác, tôi
đã nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Về phía nhà trường, lớp:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo cấp trên, của Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì.
Ban giám hiệu vững về chuyên môn, luôn chỉ đạo sát sao kiểm tra thường
xuyên đến từng giáo viên, luôn tạo cơ hội cho giáo viên được bồi dưỡng chuyên
môn, tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non
mới.
Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất.
Mơi trường trong và ngồi lớp học sạch sẽ, thoáng mát. Trang thiết bị, đồ

dùng,...của lớp tương đối đầy đủ.
- Về giáo viên:
Giáo viên yêu nghề mến trẻ, ln suy nghĩ, tìm tịi, học hỏi và trau dồi kiến
thức qua thực tế, qua đồng nghiệp, qua sách báo,...
- Về phụ huynh:
Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên
trong công tác chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ.
- Về học sinh:
Trẻ đồng đều về lứa tuổi.

4/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Trẻ đi học chuyên cần cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của cơ và trị
khơng bị gián đoạn.
* Khó khăn.
- Về phụ huynh:
Phụ huynh làm nhiều nghề khác nhau như: Công nhân, viên chức, trồng
trọt, buôn bán,...khả năng nhận thức của phụ huynh không đồng đều, chưa
nắm bắt được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ,...Đa số phụ huynh học sinh cịn
nng chiều, cưng nựng con cái.
- Về học sinh:
Một số trẻ cịn thiếu tính tự lập, trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn, tích
cực tham gia vào các hoạt động.
Một số trẻ quá hiếu động, khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức của trẻ
chưa cao.
Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của
trẻ hầu như khơng có.

b. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Tôi điều tra và đánh giá 36 trẻ lớp tơi theo các tiêu chí và kết quả như sau:
Tiêu chí
1. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Kỹ năng
2.
3.

4.
5.

giữ vệ sinh.
Kỹ năng trẻ tự giác, tích cực trong các
hoạt động tự lập.
Kỹ năng hỗ trợ người khác.
Trẻ thực hiện các kỹ năng tự lập có thời
gian nhất định.
Kỹ năng giao tiếp tự tin, mạnh dạn, tự
nói lên cảm xúc, suy nghĩ, ý kiến của
mình.

Số trẻ đạt được

Đạt tỷ lệ

16/36

44,4%

15/36


41,6%

14/36

38,8%

19/36

52,7%

14/36

38,8%

Nhìn vào bảng điều tra khảo sát, tơi nhận thấy các kỹ năng tự lập của trẻ
cịn chưa cao.
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau:
Đa số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ tính tự
lập, cịn nng chiều, làm hộ con cái,…dẫn tới trẻ ỉ lại, dựa dẫm vào người lớn,
thiếu tự tin,…
5/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Để thực hiện đề tài “ Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ
mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi ở trường mầm non” đạt kết quả tốt nhất, tôi mạnh dạn
thực hiện một số biện pháp sau :
3. Những biện pháp thực hiện:
3.1. Hình thành cho trẻ những kỹ năng tự lập cơ bản, cần thiết, phù hợp với trẻ.

3.2. Cô làm gương cho trẻ.
3.3. Tạo cơ hội cho trẻ tự lập.
3.4. Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động.
3.5. Khen ngợi những cố gắng của trẻ.
3.6. Quan tâm đến cách thức, thái độ khi hướng dẫn trẻ.
3.7. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ.
4. Biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần)
4.1. Hình thành cho trẻ những kỹ năng tự lập cơ bản, cần thiết, phù hợp với
trẻ.
Kỹ năng tự lập bao gồm cả về thể chất và tinh thần, từ những việc đơn
giản đến phức tạp cho nên tôi chọn một số hoạt động rèn luyện tính tự lập cho
trẻ như:
- Hình thành tính tự lập cho trẻ thơng qua kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp thể hiện qua lời nói và hành động đối với những người
mà bé tiếp xúc. Hãy dạy bé kỹ năng chào hỏi người lớn, cách sử dụng câu từ cho
phù hợp, cách xưng hô, lời cảm ơn, xin lỗi,…
Đối với một số bạn nhỏ, thường có một thói quen đó là khơng chủ động
chào hỏi mà ln đợi sự nhắc nhở. Có những trẻ được cô nhắc nhở nhưng vẫn
không chịu chào cô, quay lại chào bố mẹ,…Để trẻ có được kỹ năng giao tiếp
chủ động, tích cực với mọi người thì hàng ngày cơ cần dạy trẻ thực hiện một
cách nghiêm túc, thường xuyên, kiên trì,…Dần dần tạo cho trẻ có thói quen tốt,
khơng cần tới sự nhắc nhở của người lớn.
Ví dụ: Lớp tơi có một trẻ khi vào lớp khơng chào cơ, chào bố mẹ. Thấy vậy tôi
chủ động chào trẻ trước.
+ Cô chào Tiến !( Chờ đợi và không thấy trẻ chào lại)
+ Cơ chào Tiến, Tiến có muốn chào lại cô không?(cô chờ đợi và vẫn không thấy
trẻ chào lại)
+ Được rồi, vậy để lần sau nhé!( Hết sức vui vẻ, bình thường và khoan dung).

6/20



Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Sau một vài lần tôi chủ động chào trẻ trước và được cơ nhắc nhở, làm
mẫu,… tơi thấy trẻ đã có sự thay đổi rõ rệt, trẻ tự chào cô, bố mẹ rồi đi vào lớp.
- Kỹ năng chăm sóc, tự phục vụ bản thân: Trẻ có thể tự thay quần áo, đi
giầy, đi dép, tự xúc ăn, tự đi lấy nước uống, rửa tay, rửa mặt đúng cách,…Các
kỹ năng phát triển theo cấp độ tăng dần, từ dễ đến khó, cơ cần dành thời gian hỗ
trợ, hướng dẫn, đưa ra những lời gợi ý, mời gọi trẻ tự làm. Qua những việc làm
tự phục vụ bản thân đó, trẻ mới hiểu rõ được giá trị của lao động và thông cảm,
biết yêu thương mọi người. Ngoài ra việc giúp trẻ vận động chân tay cũng giúp
sức khỏe của trẻ phát triển hơn. Từ những hành động đơn giản về việc tự phục
vụ khi còn nhỏ này sẽ giúp trẻ chủ động và độc lập hơn trong cuộc sống.

Ảnh: Trẻ tự đi dép.
- Kỹ năng giữ vệ sinh: Để có một em bé tự lập, trước hết dạy cho các em
biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và mơi trường xung quanh. Hãy bắt đầu bằng
việc tạo thói quen cho trẻ thông qua việc để trẻ quan sát những hành động như :
rửa tay khi tay bẩn, thay quần áo khi bị bẩn, trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước
sau khi đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định,…
- Lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định trước và sau khi chơi:
Đây là những hoạt động mà trẻ 3 tuổi hồn tồn có thể tự làm, giúp trẻ tăng tính
tự lập - kỹ năng tự phục vụ ngay từ khi còn nhỏ. Hãy cho trẻ thể hiện bản thân,
trẻ sẽ làm lâu hơn nên cần có thời gian để trẻ hồn thành mọi việc.

7/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non


Ảnh: Trẻ tự cất đồ sau chơi.
- Kỹ năng hỗ trợ người khác: Trẻ có thể giúp mẹ lấy đồ, giúp cơ lau bàn,
lau đồ chơi, xếp đồ chơi gọn gàng,…Cô nên cho trẻ biết giúp đỡ người khác là
một việc tốt và nên được để trẻ thực hiện thường xuyên.
Ví dụ: Trẻ có thể giúp cơ lấy và cất gối trước và sau khi ngủ; trẻ giúp cô tưới
cây, lau lá cây,…

Ảnh: Trẻ lau lá cây giúp cô.
4.2. Cô làm gương cho trẻ.

8/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Trẻ có khả năng quan sát tuyệt vời. Chính những việc làm của cô thường
ngày sẽ được trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ để thực hiện lại.
Vì vậy vai trị của cơ giáo rất quan trọng trong việc hình thành tính tự lập
cho trẻ. Để giúp trẻ hình thành tính tự lập tôi chọn một số việc làm gương cho
trẻ như:
+ Khi đến lớp cô cất gọn gàng đồ dùng cá nhân của mình.
+ Trong và ngồi lớp học: Cơ luôn sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn lắp.
+ Trong hoạt động vệ sinh: Vứt rác đúng nơi quy định, rửa tay khi bẩn,…
+ Trong giờ học: Khi dạy học xong cô cất gọn gàng đồ dùng của cô và nhắc trẻ
cất gọn gàng đồ dùng của trẻ vào đúng nơi quy định,…
Tôi luôn tạo điều kiện để trẻ học những kỹ năng sống tự lập vì những trải
nghiệm sẽ giúp trẻ thích ứng nhanh với mơi trường, phát triển tính nhanh nhẹn,
khả năng tư duy, ý thức tự giác và tinh thần tập thể.
4.3. Tạo cơ hội cho trẻ tự lập.

Cần tạo mơi trường gần gũi, an tồn để trẻ phát huy tính tự lập của bản
thân trẻ.
Phần lớn trẻ 3 tuổi tính tự lập đã phát triển. Trẻ thường thích tự làm mọi
việc, tuy nhiên các thao tác còn vụng về, lúng túng dễ làm hỏng việc.
Mục tiêu của chương trình Giáo dục mầm non mới, trẻ đóng vai trị là chủ
thể, trẻ tự tìm tịi, khám phá tạo ra các sản phẩm để phục vụ hoạt động học và
chơi, từ đó trẻ trải nghiệm và hình thành được kỹ năng trong từng hoạt động.
Muốn đạt mục tiêu trên thì địi hỏi trẻ phải có khả năng tự lập tốt, để rèn
luyện khả năng tự lập cho trẻ trong hoạt động học tập tôi tiến hành:
* Giao nhiệm vụ trực nhật hàng ngày cho từng cá nhân, hay từng nhóm.
Ví dụ: Phân cơng mỗi tổ hay mỗi bàn trực nhật 1 ngày thực hiện các hoạt động
tự lập trong ngày như: Phơi khăn, úp cốc, lau chùi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi
trong lớp, lao động lau lá cây,…Các tổ cịn lại có nhiệm vụ theo dõi, nhận xét…

9/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Ảnh: Trẻ trực nhật phơi khăn.
* Cho trẻ tự làm những công việc tự phục vụ bản thân: Trẻ tự đi lấy đồ dùng cá
nhân của mình, đồ dùng học tập, tự bê bát về bàn, tự ăn, tự cất bát, cất ghế,…

Ảnh: Trẻ tự bê nghế về bàn.
Được tự tay làm những cơng việc mình thích tơi thấy trẻ rất phấn khởi, có
thể lần đầu trẻ làm rất lâu mới song, nhưng các lần sau đó tơi thấy các thao tác
của trẻ thành thạo rất nhiều, trẻ mạnh dạn tự tin thực hiện các hoạt động.
Giáo dục tính tự lập cho trẻ bắt đầu từ thói quen tự phục vụ, thói quen vệ
sinh cá nhân, thói quen giúp đỡ người khác, những thói quen đó địi hỏi phải tác
động đến trẻ một cách lâu dài, có hệ thống và nhất quán vì trẻ dễ nhớ nhưng

cũng chóng quen.
10/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Vì vậy việc luyện tập thường xuyên các công việc tự lập, tự phục vụ vừa
sức cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết.
4.4. Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động.
Tính tự lập của trẻ được trải nghiệm trong các hoạt động:
- Giờ đón - trả trẻ: Khi trẻ mới đến lớp tôi nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ,
hướng dẫn trẻ gấp quần áo, cất mũ, ba lô, dép,…gọn gàng, để vào đúng ký hiệu,
đúng nơi quy định để khi cần tìm sẽ dễ dàng và nhanh. Sau một, hai lần tôi nhắc
nhở và ngày nào trẻ được cũng thực hành các thao tác đó nên trẻ cất và lấy đồ
rất thành thạo, khơng cần sự giúp đỡ của cô,…
- Trong giờ học: Đối với các hoạt động cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ
chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn sau đó cho trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị
trí ngồi của mình, kết thúc tiết học cũng vậy tôi cho trẻ tự cất đồ dùng học tập
đúng nơi qui định.

Ảnh: Trẻ tự lên bê đồ dùng học tập.
Được tự lấy đồ dùng, được giúp cô tôi thấy trẻ rất thích, tích cực, hứng
thú học, giờ học nào của lớp tôi đều thấy trẻ hứng thú từ đầu giờ học đến cuối
giờ học.
Trong các tiết học tôi luôn khuyến khích động viên trẻ tự tin, mạnh dạn,
biết hoạt động độc lập,…Cô giáo là người dẫn dắt trẻ hoạt động từ đó trẻ nắm
được vai trị nhiệm vụ của mình. Trẻ hứng thú và tích cực hơn, hoạt động vận
động nhanh nhẹn hoạt bát hơn,…Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, trẻ sẽ chủ

11/20



Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

động trong mọi hoạt động, không ỷ lại người khác, mạnh dạn đưa ra ý kiến của
mình về một sự vật hiện tượng
Ví dụ:Trong giờ học tạo hình: Khi làm xong sản phẩm trẻ tự mang lên
treo sản phẩm của mình. Nêu được nhận xét của mình về sản phẩm của mình
của bạn.
* Vào những buổi chiều tôi thường tổ chức một số trị chơi rèn luyện tính
tự lập cho trẻ như:
+ Trị chơi liên quan đến việc chăm sóc bản thân: “ Chọn và mặc trang
phục đúng mùa”, “ Thi xem ai đi giầy nhanh”, “ Thi gấp quần áo”,…
+ Trò chơi liên quan đến sắp xếp đồ vật : “ Thi xem ai sắp xếp giầy dép
trên giá ngăn lắp, gọn gàng nhất”, “ Thi sắp xếp và phân loại đồ chơi”,…
Qua các trị chơi rèn luyện tính tự lập như vậy tôi thấy trẻ vô cùng hứng
thú,…trẻ vừa được chơi vừa được học.
- Giờ hoạt động ngồi trời: Tơi tổ chức cho trẻ tham gia thường xuyên
một số hoạt động như: Nhặt lá rụng ở sân trường, nhổ cỏ, nhặt rác ở sân trường,
…Tôi chia trẻ ra thành vài nhóm nhỏ và hướng dẫn mỗi nhóm một cơng việc
khác nhau. Nếu thấy trẻ gặp khó khăn khi trẻ thực hiện kỹ năng mới tôi tham gia
cùng làm với trẻ và kết hợp trò chuyện, giáo dục trẻ,…Và khi trẻ tự mình hồn
thành nhiệm vụ mà cơ giao, được khen ngợi trẻ thấy tự tin vào bản thân, trẻ trở
nên năng động tích cực tham gia các hoạt động…
- Giờ hoạt động góc:
Hoạt động vui chơi đối với trẻ là hoạt động để rèn luyện các chức năng
tâm lý, sinh lý. Chơi là để phát triển các mặt thể chất và tinh thần. Chơi là để
học hỏi để phát triển nhân cách một cách toàn diện. Với những ý nghĩ to lớn đó,
có thể khẳng định rằng: Chơi cũng lá cách để rèn luyện và phát huy khả năng tự
lập. Hơn bất cứ hoạt động nào, trong trò chơi, trẻ được thể hiện khả năng tự lập

của mình. Trẻ ln ln mong muốn mình được tự giải quyết lấy mọi tình
huống, chúng có xu hướng tự hoạt động mà khơng cần sự giúp đỡ của ai. Trẻ có
thể tự tiến hành trò chơi và chơi một cách vui vẻ, hăng say, thích thú.
Từ những giai đoạn sau, khi tổ chức cho trẻ chơi tơi khơng can thiệp q
sâu vào trị chơi của trẻ, để trẻ bộc lộ khả năng tự lập của mình. Khi trẻ chơi trẻ
lĩnh hội được những qui tắc hành vi ứng xử trong xã hội ẩn chứa trong q trình
hành động đó. Từ đó trẻ học được cách tự lập trong các thao tác hành động, giúp
trẻ tự tin, tự lập hơn trong cuộc sống…và khi chơi ở bất cứ góc nào trẻ cũng

12/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

được tự làm một số công việc như: lấy và cất đồ chơi ngọn gàng đúng nơi quy
định, được tự lập trong suy nghĩ, hành động,…
Ví dụ: Khi trẻ chơi góc xây dựng: Trẻ tự biết đi lấy đồ đùng để chơi, khi chơi
xong trẻ cất đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi quy định, trẻ biết tự thảo luận, biết
tự phân công công việc ( bạn Bảo lấy gạch, bạn Duy xây tường bao, bạn Tiến
xây hàng rào,…).
Trong các góc chơi tơi ln bao qt, tạo tình huống để trẻ tự suy nghĩ từ
đó đưa ra cách giải quyết vấn đề.
- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: Bằng cách để trẻ tự rửa mặt, rửa
tay, lấy nước uống, tự xúc ăn, tự lấy và cất gối,…dưới sự hướng dẫn và bao qt
của cơ. Các con có thể học được những kỹ năng cần thiết và tính tự lập.

Ảnh: Trẻ rửa tay trước khi ăn.
Để giúp trẻ thực hiện các thói quen tự lập - tự phục vụ một cách phấn khởi
và nhớ lâu tôi đã kết hợp sử dụng những bài thơ, bài hát,..ví dụ một số bài khi
giáo dục trẻ vệ sinh như bài thơ “ Giờ ăn đến rồi”, “ Rửa tay”,…vào các hoạt

động đó…
- Hoạt động nêu gương: Tơi để trẻ tự nhận xét, nói lên ý kiến của mình
dưới sự gợi ý của cơ, trẻ được nhận cờ và tự lên cắm cờ.
4.5. Khen ngợi những nỗ lực của trẻ:
Trẻ rất thích được khen. Do đó cơ ln chủ động khen ngợi trẻ nhưng phải
hợp lý và chừng mực. Những lời khen ngợi luôn là sự khích lệ tinh thần hiệu
quả nhất. Khen ngợi sẽ đem đến những biểu hiện tích cực cho trẻ. Trẻ sẽ vui
13/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

mừng hơn khi được khen. Điều này rất có ý nghĩa, nó sẽ khuyến khích những
hành động tốt của trẻ trở thành thói quen, từ đó sẽ hình thành tính cách của trẻ.
Nếu trẻ làm sai, không nên chê bai mà hãy khuyến khích, động viên trẻ làm tốt
hơn vào những lần sau.
4.6. Quan tâm đến cách thức, thái độ khi hướng dẫn trẻ.
Mỗi đứa trẻ sẽ có tính cách và ý trí khác nhau, nên cơ cần quan sát xem
trẻ có thể làm được đến đâu, chỗ nào là khó đối với trẻ, chỗ nào trẻ vướng mắc
không làm tiếp được để từ đó đưa ra những cách chỉ dẫn trẻ làm cho phù hợp.
Nhanh chậm không quan trọng bằng việc trẻ thu được gì cho bản thân từ những
việc làm ấy và không bị làm cho mất hứng thú.
Mặc dù khá khó khăn và mất thời gian nhưng khi trẻ cố gắng làm một
điều gì đó vì tính tị mị hoặc cũng có thể là bắt chước người khác và khi trẻ
khơng thể kiểm sốt hết mọi thứ mà mình đang thực hiện, trẻ sẽ sáng tạo theo
cách riêng của mình, tơi bình tĩnh quan sát xem trẻ làm gì, làm ra sao,…Có thể
trẻ sẽ khơng thể hồn thành tốt mọi việc, nhưng thay vì gây áp lực, trách mắng
trẻ tơi sẽ động viên, gợi ý hướng dẫn trẻ,…
Ví dụ: Thay vì giúp trẻ xỏ giày vào chân, tơi lặng lẽ quan sát các hành động của
trẻ và hướng dẫn trẻ khi cần thiết.

Trong khi trẻ thực hiện kỹ năng tự lập tôi luôn quan sát, không làm giúp
trẻ, như thế là trẻ mất cơ hội để học được sự thất bại và nỗ lực cố gắng của trẻ.
Khi hướng dẫn trẻ một kỹ năng nào đó, tơi hướng dẫn một cách chậm
từng thao tác. Khi trẻ thành thạo mới chuyển sang thao tác khác…cho trẻ tập
dần từng việc,…Luôn tạo cho trẻ cảm giác phấn khởi khi hoạt động.
Tùy vào khả năng của từng trẻ để rèn giũa, cho trẻ được thực hiện thường
xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi…để trở thành kỹ năng.
4.7. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho
trẻ.
Tuyên truyền với phụ huynh về sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ.
Trao đổi thực tế nhận thức và khả năng của từng cháu cho phụ huynh thấy khả
năng của con mình. Cơ có thể trao đổi với phụ huynh trong giờ đón - trả trẻ, họp
phụ huynh của lớp để từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất để hình thành cho trẻ một
thói quen một nề nếp tốt.
Tơi luôn tuyên truyền với phụ huynh sự cần thiết và quan trọng của tính tự
lập và hiểu thế nào là tự lập,…Phụ huynh cần tạo điều kiện để con được tự lập,
14/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

cho trẻ rèn luyện tính tự lập nhiều lần để trở thành các kỹ năng cần thiết trong
cuộc sống của trẻ.
Ở góc tuyên truyền tôi dán một số tranh ảnh, một số bài báo về phương
pháp dạy con tự lập của người Nhật và dạy trẻ tự lập theo phương pháp
Montessori để phụ huynh tham khảo.
Tuyên truyền với phụ huynh quan sát ý thức tự lập của trẻ trong các điều
kiện và tình huống hàng ngày để tìm ra biện pháp giúp đỡ trẻ tự lập tốt hơn.
Trong gia đình việc tạo môi trường tự lập cho trẻ là rất cần thiết. Vì vậy
người lớn trong gia đình cần tạo ra các tình huống để thu hút trẻ làm nhiều hơn

như: Dọn đồ chơi, nhặt rau cùng mẹ, tự xúc cơm ăn. Khi làm một việc gì cùng trẻ
nên phân tích, giảng giải cho trẻ biết lý do và cách thức hành động. Cố gắng tạo
điều kiện cho trẻ tham gia vào bất kỳ việc gì trẻ muốn,…Tuy có mất thời gian
một chút, nhưng sự kiên nhẫn của người lớn là chìa khóa thành cơng của trẻ,
dần dần sẽ hình thành trẻ tính tự giác, tính tự quyết định, khả năng tự xoay sở
của mình.
Gia đình và nhà trường là nhân tố quan trọng trong việc hình thành
nhân cách cho trẻ. Vì vậy việc giáo dục trẻ phải kết hợp nhà trường với gia
đình, vì phụ huynh là trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc và giáo dục các
cháu và nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh mà tôi
thấy trẻ của lớp tôi luôn có tính tự lập cao, trẻ mạnh dạn tự tin, các kỹ năng tự
phục vụ, kỹ năng giữ gìn vệ sinh, kỹ năng giúp đỡ người khác luôn thành thạo
và rất vui vẻ nhiệt tình khi được tự lập.
5. Kết quả thực hiện:
a. Kết quả đạt được:
* Với phụ huynh:
Qua cách tuyền truyền tư vấn, sự trao đổi hàng ngày cũng như vào các
buổi họp phụ huynh đã giúp cho phụ huynh nhận thức được ý nghĩa của việc
trang bị cho trẻ tính tự lập. Bản thân các bậc phụ huynh đã hiểu rõ và khơng
cịn nng chiều, làm hộ con cái.
* Với học sinh:
Bằng các biện pháp khác nhau trẻ được thực hành, trải nghiệm, được tự
thỏa mãn nhu cầu tự lập của trẻ tôi thấy học sinh lớp tôi rất hứng thú tham gia
các hoạt động và đặc biệt trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, các kỹ năng tự lập trở nên

15/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non


tốt hơn, không cần cô giáo phải nhắc mà trẻ thực hiện một cách tự nguyện và
thích thú.
* Với cơ giáo:
Sau khi thực hiện những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có tính tự lập, đã có
những kỹ năng cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tự tin, mạnh dạn khi tham gia
các hoạt động giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết
quả tốt.
b. Kết quả số liệu cụ thể:
Số liệu điều tra và đánh giá 36 trẻ
Tiêu chí
Trước khi thực hiện đề
Sau khi thực hiện đề
tài:
tài:
Số trẻ đạt Đạt tỷ lệ % Số trẻ đạt Đạt tỷ lệ
được
được
%
1. Kỹ năng trẻ tự chăm
44,4%
94,4%
sóc bản thân, kỹ năng
16/36
34/36
giữ gìn vệ sinh.
2. Kỹ năng trẻ tự giác,
97,2%
tích cực trong các hoạt
15/36
41,6%

35/36
động.
3. Kỹ năng hỗ trợ người
14/36
38,8%
33/36
91,6%
khác.
4. Trẻ thực hiện các kỹ
52,7%
94,4%
năng tự lập có thời
19/36
34/36
gian nhất định.
5. Kỹ năng giao tiếp
mạnh dạn nói lên cảm
14/36
38,8%
31/36
86,1%
xúc, suy nghĩ, ý kiến
của mình.
So sánh số liệu theo từng tiêu chí, tơi thấy kết quả thật đáng mừng, số trẻ
đạt trong các tiêu chí tăng lên rõ rệt:
1. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng giữ gìn vệ sinh tăng 55,6% so với
đầu năm.
2. Kỹ năng tự giác, tích cực trong các hoạt động tăng 58,4% so với đầu năm
3. Kỹ năng hỗ trợ người khác tăng thêm 61,2% so với đầu năm.
Trẻ thực hiện các kỹ năng tự lập có thời gian nhất định tăng so với đầu năm

là 47,3%.
16/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

4. Kỹ năng giao tiếp mạnh dạn nói lên cảm xúc, suy nghĩ, ý kiến của mình
tăng thêm 61,2% so với đầu năm.

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
17/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

1. Kết luận:
Sau một năm thực hiện đề tài “ Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự
lập cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi trong trường mầm non” đã đạt được nhiều kết
quả tốt.
Giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non 3 - 4 tuổi là một vấn đề quan trọng,
mà mỗi giáo viên cần phải có những biện pháp thực hiện giáo dục lồng ghép
thông qua các hoạt động trong chương trình giáo dục mầm non. Trong đó hoạt
động lao động vệ sinh góp phần rèn luyện khả năng tự lập - tự phục vụ, đặc biệt
trò chơi phân vai theo chủ đề là một hoạt động phản ánh cuộc sống của xã hội
được thu nhỏ mà hàng ngày trẻ được tái tạo lại, đây là cơ hội để cơ giáo rèn
luyện tính tự lập cho trẻ thơng qua các vai chơi,…
Giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non nhắm giúp trẻ phát huy khả năng tự
lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách của trẻ sau này, trẻ biết được những
điều nên làm và những điều không nên làm, giúp trẻ tự giác, tự tin thể hiện được
khả năng, năng lực của mình.

Giáo dục, rèn luyện khả năng tự lập cho trẻ là nhiệm vụ trọng tâm của cấp
học mầm non hiện nay. Vì vậy mỗi cơ giáo chúng ta phải biết tạo mọi cơ hội cho
trẻ được trải nghiệm nhiều ở mọi lúc, mọi nơi, từ đó trẻ tự giác thực hiện nhiệm
vụ một cách tích cực.
Khả năng tự lập phát triển tốt, trẻ sẽ tự tin vào khả năng tự điều khiển, tự
kiểm sốt được mình. Tự lập quyết định việc hình thành và phát triển trí tuệ, xúc
cảm, tư duy sáng tạo, tính thẩm mỹ, đồng thời quyết đốn được những cơng
việc, dần dần phát triển tồn diện về nhân cách để trở thành người hữu ích cho
gia đình và xã hội tương lai.
2. Đề xuất và khuyến nghị:
* Đối với Phòng Giáo dục:
- Tạo điều kiện cho giáo viên mầm non ở các trường được học tập nhiều hơn nữa ở
những trường mầm non có chất lượng cao, giúp giáo viên mở rộng tầm nhìn, nâng
cao vốn hiểu biết để áp dụng thực tế vào trường mình cơng tác.
* Đối với nhà trường:
- Tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu,
dạy giỏi để nâng cao trình độ.
* Đối với giáo viên:

18/20


Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

- Giáo viên phải tâm huyết với nghề, phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, có
trình độ chun mơn vững vàng và khơng ngừng học hỏi nâng cao trình độ chun
mơn để hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Tạo môi trường lớp học phong phú, phù hợp với khả năng của trẻ. Sử dụng đồ
dùng trực quan một cách có hiệu quả.
- Sử dụng hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo cho trẻ đỡ nhàm chán và phát huy

được tính tích cực vận động cho trẻ.
- Ln tạo cho trẻ niềm say mê, hứng thú hoạt động.
- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, đồng nghiệp để thống nhất quan điểm giáo
dục trẻ.
Trên đây là một số biện pháp của bản thân đã đưa vào trải nghiệm thực tế ở
lớp mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi trường tơi. Qua q trình nghiên cứu đề tài bản thân
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự góp ý xây dựng của các
thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để bài tập khoa học được hồn thiện hơn.

Tơi xin chân thành cảm ơn !

Ba vì, ngày 4 tháng 5 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

19/20



×