Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp rèn sự mạnh dạn, tự tin góp phần xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 5 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 34 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
RÈN SỰ MẠNH DẠN, TỰ TIN GÓP PHẦN
XÂY DỰNG TRƯỜNG, LỚP MẦM NON HẠNH PHÚC
CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học: Mầm non
Tên tác giả: Nguyễn Thị Lan
Đơn vị công tác: Trường mầm non xã Hữu Hòa
Chức vụ: Giáo viên
Tài liệu kèm theo: - Đĩa VCD
- Giáo án Motesorri
- Video tráo thẻ GDS

Năm học: 2020-2021


MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề
nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.
II. Thực trạng vấn đề.
1.Đặc điểm tình hình chung.
2.Thuận lợi
3.Khó khăn
III. Các biện pháp.


1.Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm, lồng ghép xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc.
2.Đưa ảo thuật vào các hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc, trải
nghiệm nhiều các hoạt động tập thể.
3.Ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến nhằm phát triển
tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
4. Sưu tầm, sáng tác một số trò chơi, câu chuyện, thiết kế đĩa
các video, câu truyện, các kĩ năng cuộc sống rèn tính mạnh dạn tự tin
cho trẻ.
5.Phối hợp với phụ huynh cùng rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ.
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị - đề xuất
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1: Một số ảnh, video minh họa.
2. Phụ lục 2:
2.1. Câu truyện, bài vè sưu tầm đưa vào các tháng.
2.2. Bộ giáo án Montessori
2.3. Bộ video tráo thẻ giáo dục sớm
3. Phụ lục 3: Tài liệu phát tay cho phụ huynh.

TRANG
1
3-18
3
4

5-16

5
9
11

14
16
18
20-21
20
21


1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà giáo Đặng Lệ Thủy có nói: “Trẻ em như những hạt mầm chứa đựng
bên trong bao nhiêu tiềm năng, sức mạnh và khát khao vươn lên. Hãy tạo cho
hạt mầm đó mảnh đất tốt lành, mạch nguồn và ánh sáng! Đó là cơng việc của
tất cả mọi người chúng ta”.Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là
tương lai đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi
con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, chủ động sáng tạo tự tin
trong mọi tình huống. Nếu bạn tự tin thì bạn đ có 0 cơ hội chiến th ng bởi
tự tin chính là gốc r , là chìa khóa của mọi thành cơng.
Với trẻ mầm non, mạnh dạn, tự tin sẽ giúp trẻ học cách làm chủ ngơn ngữ,
học cách nhận biết và đối phó cảm xúc của mình cũng như của người khác, học
cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Có mạnh dạn, tự tin,
trẻ sẽ chủ động để chơi với nhau, sống hòa thuận, sống hạnh phúc với tất cả
mọi người ở mọi lúc, mọi nơi.
Trên thực tế, tự tin không tự nhiên sinh ra và không phải ai sinh ra là có
sẵn. Hiện nay, sự phát triển của cơng nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất đ ít
nhiều biến các bé thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, ít dần sự

giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh.
Ở trường mầm non nói chung và ở lớp mẫu giáo nhỡ do tơi phụ trách nói
riêng, trẻ cũng đ mạnh dạn tự tin nhưng không phải lúc nào các bé cũng thể
hiện sự mạnh dạn đó trong giao tiếp với mọi người xung quanh, không phải lúc
nào trẻ cũng tự tin trong việc biểu di n trên sân khấu, trong việc tham gia các
hoạt động trải nghiệm, trong việc thể hiện các kĩ năng thực hành cuộc sống,
trongg việc dám nghĩ, dám làm những điều mình suy nghĩ. Rất nhiều phụ
huynh phải than phiền vì bé chẳng bao giờ bé được lên sân khấu, chẳng bao giờ
bé được thể hiện mình...
Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên trường mầm non nơi tôi công tác
thực hiện chuyên đề xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc với ba tiêu chí
cốt lõi là an tồn, u thương và tôn trọng. Nếu trẻ không mạnh dạn tự tin, trẻ
khơng dám nghĩ, khơng dám làm, khơng dám nói, khơng dám trải nghiệm,
không dám thực hiện các kĩ năng thực hành cuộc sống, khơng tích cực tham
gia các hoạt động mới thì rất khó để được an tồn, được u thương và tơn
trọng, trẻ sẽ khó được hạnh phúc thật sự theo đúng nghĩa.
Xuất phát từ những điều này tôi đ trăn trở, suy nghĩ và lựa chọn đề tài:
“Một số biện pháp rèn t n m n d n t tin góp p ần xây d ng trường, lớp
mầm non n p úc c o trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non” làm sáng
kiến kinh nghiệm trong năm học này.


2
* Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các biện pháp để giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
mạnh dạn tự tin góp phần xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc.
* Đối tượng nghiên cứu:
Đi sâu vào nghiên cứu những hình thức sinh động, hấp dẫn để giúp trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi mạnh dạn tự tin góp phần xây dựng trường, lớp mầm non
hạnh phúc.

* Phạm vi đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non .
* Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu:
- Năm học 2020-2021.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp tham khảo tài liệu
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu thực ti n.
- Phương pháp quan sát.
* Bảng tổng hợp đánh giá thực trạng sự tự tin, mạnh dạn chủ động
trong mọi hoạt động của trẻ:
Tôi đ xây dựng các tiêu chí đánh giá sự mạnh dạn tự tin của trẻ thông
qua các hoạt động của trẻ 4-5 tuổi. Qua khảo sát chất lượng đầu năm học tại
lớp mình, tơi đ thu được kết quả như sau:
Tính mạnh Dám làm, Mạnh dạn Tự tin biểu Tự tin tham
trên gia các HĐ
dạn tự tin dám nói lên giao tiếp với di n
Tổng số
điều mình mọi người sân khấu
trải nghiệm
nghĩ
xung quanh
HĐ mới
45 trẻ

Đ




Đ



Đ



Đ



Đ



Đầu năm

13

20

11

22

15

17


8

25

12

33

Tỉ lệ %

25% 75% 33%

55%

24%

76% 36%

67% 45%

64%

Với kết quả khảo sát như trên, tôi thấy nhiều trẻ chưa mạnh dạn tự tin, tôi
luôn băn khoăn suy nghĩ để đưa ra những giải pháp và sử dụng các biện pháp
để khi tổ chức các hoạt động cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng dần khả
năng mạnh dạn tự tin của trẻ, phát triển sự linh hoạt và nhanh nhẹn của trẻ
trong các hoạt động.


3

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên
cứu tổng kết kinh nghiệm.
Tự tin là một trạng thái của con người chứa đựng hai yếu tố cơ bản là:
hiểu rõ về mình, về việc mình có thể làm và đoán được sự tốt đẹp của hành vi
hay sự thành cơng của kết quả cơng việc mình làm. Q trình phát triển lịng tự
tin b t đầu hình thành từ lúc đứa trẻ mới sinh ra và tiếp tục di n ra trong suốt
cuộc sống của trẻ. Tự tin là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn
luyện và học hỏi. Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn
trọng và thấy mình có giá trị. Tự tin được thể hiện bên ngồi là mạnh dạn, thể
hiện mình trước đám đơng, khơng sợ nói trước đơng người. Tự tin là dám làm
điều mình nghĩ, bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. Tự
tin là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi.
Đối với trẻ mầm non, tự tin rất đơn giản là tin vào bản thân, tin mình sẽ
làm được, tin vào khả năng suy nghĩ của mình. Tự tin giúp trẻ quyết đoán trong
chọn lựa, thêm nghị lực, tập trung vào mục tiêu trong các hoạt động. Với trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi, xét về mặt tâm lý, sự tự tin rất quan trọng. Nếu trẻ tự tin, trẻ
sẽ d dàng thích ứng với mơi trường mới, trẻ sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong
việc tham gia vào các hoạt động và d dàng hơn trong giao tiếp và thiết lập mối
quan hệ với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh. Thiếu tự tin, trẻ sẽ gặp
nhiều khó khăn, chúng sẽ rụt rè, e ngại trong việc thiết lập các mối quan hệ với
mọi người. Trẻ sẽ rất lo l ng, sợ sệt, căng thẳng tạo ra những bất lợi cho việc
lĩnh hội tri thức mới. Bởi vậy, ngay từ mầm non, chúng ta cần rèn tính mạnh
dạn tự tin cho trẻ.
Đặc biệt trong năm học 2020-2021 này, khi thực hiện chuyên đề trường,
lớp mầm non hạnh phúc, tự tin sẽ giúp trẻ suy nghĩ tích cực, thực hành, giao
tiếp với mọi người sẵn sàng tham gia và tiếp nhận tri thức mới. Tự tin sẽ giúp
cho trẻ d dàng hơn, thuận lợi hơn trong việc tự tạo cho mình mơi trường an
tồn, u thương và tơn trọng với tất cả mọi người xung quanh, góp phần xây
dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp đáp

ứng được mục tiêu giáo dục địi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo, phù hợp
với khả năng cũng như hứng thú của trẻ.


4
II. Thực trạng vấn đề
1. Tình hình chung:
Trường mầm non nơi tôi công tác nằm ở trung tâm của x . Bản thân tôi
được tin tưởng phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ có 45 trẻ, trong đó có
nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên dẫn đến tính ỷ lại và một số trẻ
lại nhút nhát không dám tham gia vào các hoạt động của trường lớp.
Với đặc điểm tình hình như vậy, khi thực hiện đề tài này tơi thấy có một
số thuận lợi và khó khăn sau:
2. T uận lợi:
- Về Ban giám hiệu: Luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chun
mơn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
mầm non, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tơi thực hiện tốt chương trình giáo
dục mầm non.
- Lớp tôi được làm điểm chuyên đề “ Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ
làm trung tâm lồng ghép xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”
- Về giáo viên: 3/3 giáo viên trong lớp có trình độ trên chuẩn. Lớp học
được trang bị các thiết bị hiện đại : Máy vi tính, ti vi, đàn...
+Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lịng u thương trẻ, tận tình
với cơng việc, ln ln có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xun tìm tịi,
nghiên cứu tài liệu, thông tin trên mạng để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục
trẻ hằng ngày, nhất là việc rèn trẻ tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
+ Bản thân phát huy được SKKN đạt giải cấp Thành phố về các biện
pháp rèn tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Về phụ huynh: Phụ huynh luôn nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về
tình hình của trẻ ở nhà và ln quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian

trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
3. K ó k ăn:
- Về giáo viên: Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức rèn
tính mạnh dạn tự tin cho trẻ.
- Về học sinh: Đa số trẻ trong lớp tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng
không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức
khoẻ, một số bé lại quá hiếu động .
- Về phụ huynh: Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là
nông dân và làm ăn bn bán nhỏ lẻ nên ít có thời gian cho con.
+ Nhiều phụ huynh hiện nay cho con em mình chơi, nghịch điện thoại di
động, xem ti vi nhiều, như vậy đ vơ tình biến con mình thành người nhút nhát, thụ
động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh.


5
III. Các biện pháp:
Biện pháp 1. Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm lồng ghép xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc.
1.1. Đổi mới ìn t ức xây d ng môi trường.
Trường học hạnh phúc là trường học đáp ứng đủ ba tiêu chí: u thương, an
tồn và tơn trọng. Trường học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích
của trẻ, là mơi trường giáo dục hồn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ
đến trường. Trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cơ và trị đều có cảm giác
muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm
vui, sự mong chờ và những rung động.
Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khn mẫu mà đóng vai
trị định hướng để trẻ được làm những gì mình u thích và say mê. Ở đó, trẻ
được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm u thích, hoạt động
học được tổ chức với nhiều trị chơi và trải nghiệm.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non “Học bằng chơi, chơi bằng học” nên việc xây dựng

môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ, áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt,
hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tịi, khám phá cho trẻ.
a. Cách làm cũ:
Nhưng trên thực tế, trước đây, khi xây dựng môi trường lớp học, chúng tôi
thường chỉ quan tâm nhiều đến việc trang trí các mảng tường sao cho nổi bật và
b t m t chứ chưa chú trọng nhiều đến xây dựng không gian cho trẻ hoạt động.
Môi trường lớp học trước đây cũng chia thành các góc, nhưng các góc thường có
những mảng tường nhiều màu s c, hình thù, chưa có nhiều đồ dùng, và các
ngun vật liệu mở cho trẻ hoạt động. Mơi trường đó đ ảnh hưởng rất nhiều đến
sự phát triển của trẻ, khiến trẻ có ít cơ hội để phát huy tính tích cực, chủ động và
sáng tạo trong mọi hoạt động.
b. Cách làm mới.
Để kh c phục những nhược điểm đó, ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu
nhà trường đ phân công cho lớp tôi làm điểm chuyên đề “ Xây dựng môi trường
hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lồng ghép xây dựng trường lớp mầm non
hạnh phúc”. Tôi cố g ng giảm tải màu s c các đồ dùng, làm mới giá kệ; tận dụng
các nguyên vật liệu mở cho các con được thỏa sức sáng tạo, bên cạnh đó tạo cho
các con có nhiều cơ hội để khám phá, trải nghiệm.
Ví dụ: Để tự làm được các giá kệ ở góc đón trẻ và các góc chơi khác, bản
thân tơi cùng chị em đồng nghiệp đ sử dụng Fomect, giấy dán vân gỗ tạo ra các
giá đồ chơi, các kệ trang trí như bằng gỗ thật. Tôi đ cùng đồng nghiệp tự tạo ra


6
một hệ thống giá kệ giả gỗ, tạo một không gian lớp học hiện đại, thân thiện, khoa
học, phù hợp với trẻ với giá thành rẻ nhất.
Nhờ bàn tay sáng tạo của các cơ giáo, các con đ có một khơng gian lý tưởng
với nhiều góc chơi kích thích trẻ tham gia các hoạt động tích cực, chủ động và
sáng tạo.
( Hình ảnh phịng đón 1.1, video cơ đón trẻ vào lớp 3.1)

Để trẻ thật sự tự tin với chính bản thân mình, và tự tin với các hoạt động của
mình, tơi ln cố g ng đổi mới các hoạt động. Các con được phát huy tối đa vai
trò chủ động, sáng tạo ….Năm học này, dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu, chúng
tôi đổi mới từ những hoạt động nhỏ nhất. Tiêu biểu như hoạt động trò chuyện
sáng và hoạt động giao lưu kết nối ở các độ tuổi. Đối với hoạt động trò chuyện
sáng, phụ huynh, các con d dàng cảm nhận được sự chia sẻ, gần gũi, quan tâm
và sự tôn trọng từng cá nhân trẻ của các cô giáo. Thông qua hoạt động, trẻ được
thể hiện tình cảm với cơ và bạn với nội dung chào hỏi. Trẻ sáng tạo ra cách chào
hỏi với cô giáo và các bạn rất gần gũi, ngộ nghĩnh và thân thiện. Khơng chỉ có
vậy, trẻ cịn được tham gia hoạt động nhóm với các trị chơi, bài hát… và l ng
nghe thông điệp mà cô giáo truyền tải chia sẻ với trẻ về nội dung hoạt động trong
ngày.
( Hình ảnh minh họa 1.2 video hoạt động trò chuyện sáng 3.2
Khơng chỉ sáng tạo trong hoạt động trị chuyện sáng, tôi quan tâm nhiều đến
các hoạt động trải nghiệm, giao lưu, kết nối giữa các độ tuổi: giữa trẻ với cha mẹ,
giữa trẻ với các cô các bác trong trường, giữa trẻ với thiên nhiên. Ở hoạt động
này, các con được thỏa sức vui chơi, mở rộng các mối quan hệ, thể hiện tình cảm
với mọi người… Ngồi các hoạt động đó, các con cịn được tham gia vào các hoạt
động tại phịng chức năng, góc sáng tạo và ngồi sân vườn trường. Mỗi hoạt động
đều mang đến cho trẻ một cảm xúc vui tươi, phấn khởi và tích cực.
( Hình ảnh minh họa Giao lưu 1.3)
1.2. Đổi mới ìn t ức tổ c ức các o t động trong ngày ướng tới mục
tiêu rèn trẻ m n d n, t tin.
Khi thực hiện việc phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ, tôi luôn tận
dụng mọi lúc, mọi nơi, với bất cứ thời điểm nào thích hợp đặc biệt không bỏ
qua một thời điểm nào trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Bên cạnh đó,
tơi chú trọng đổi mới các hình thức tổ chức các hoạt động
a. Giờ đón trẻ:
- Cách làm cũ: Trước đây, vào giờ đón trẻ, chúng tơi chỉ quan tâm đến
cơng việc chính là đón trẻ vào lớp, kiểm tra, trao đổi với phụ huynh về tình

hình sức khỏe của trẻ, nh c trẻ chào mẹ, chào cô để giáo dục trẻ ngoan, l


7
phép. Hoạt động này tuy đ đúng quy chế nhưng lại chưa tạo cho trẻ, cô giáo,
phụ huynh cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn. Sợi dây vơ hình giữa cơ giáo- trẻ- phụ
huynh chưa được kết nối chặt chẽ.
- Cách làm mới: Năm học này, để thực hiện tốt vai trị của mình là làm
cho trẻ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi ở bên cô và các bạn từ đó giúp rèn sự
tự tin ở trẻ, bên cạnh thực hiện tốt quy trình đón trẻ như cách làm cũ, tơi ln
đón trẻ một cách thân tình, bày tỏ sự hoan nghênh với trẻ, để trẻ tự giác chào
bố, mẹ, chào cơ .và các bạn bằng các hình thức trẻ mong muốn, xong tự đi cất
đồ dùng cá nhân.
- Ví dụ : Ở phịng đón trẻ, tơi treo một bảng đón trẻ với các tâm thế cho trẻ
tự chọn lựa.
- Hình trái tim: Cơ và trẻ sẽ trao cho nhau những cái ơm thật chặt.
-Hình bàn tay: Cơ và trẻ đập tay vào nhau.
-Hình nốt nhạc: Cơ và trẻ cùng nhau nhún nhảy một điệu nhạc.
- Kết quả: Trẻ luôn hứng thú,vui thích khi đến lớp. Trẻ yên tâm khi biết
các cơ, các bạn đang đợi mình, u q mình. Trẻ cảm thấy tự tin hơn và sẵn
sàng tham gia hoạt động một ngày ở lớp.
( Hình ảnh cơ đón trẻ 1.1 và video minh họa 3.1)
b.Hoạt động thể dục sáng:
- Cách làm cũ: Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động thể dục sáng, tập các
bài tập theo nhạc của nhà trường.
- Cách làm mới: Không chỉ làm tốt việc tổ chức hoạt động thể dục sáng
cho các con, để tăng thêm lòng tự tin cho các con, mỗi buổi thể dục sáng, tôi
thường gọi từ 1-2 trẻ lên tập mẫu cùng cô. Tôi nhận thấy rằng, dường như khi
được đứng cùng cô tập mẫu cho các bạn, trẻ cố g ng hơn, tự tin hơn và tập
chính xác động tác hơn. Tơi cịn ln nói với trẻ rằng, nếu ai tập tốt, ngày mai

cơ sẽ cho bạn đó lên làm mẫu, các con sẽ được thay nhau làm “ Thầy, cô giáo
nhỏ”. Các con đ rất hứng thú. Đến cuối năm, vui nhất là một số trẻ rất nhút
nhát cũng xung phong lên làm “Thầy, cô giáo nhỏ” và các con tập cũng rất
đúng động tác.
Ngồi ra, tơi cịn tham mưu với tổ chun mơn và tự làm ra được một đĩa
thể dục sáng với nhiều nội dung và các bài tập khác nhau. Cuối hoạt động là
một bài khiêu vũ nhẹ nhàng khiến trẻ vô cùng tự tin và thích thú.
c. Trong hoạt động học:
“Học” là một hoạt động độc lập của trẻ nhằm lĩnh hội kiến thức, kĩ năng,
kĩ xảo dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy, để phát triển tính mạnh dạn, tự


8
tin cho trẻ, bất cứ hoạt động học nào, tôi cũng cố g ng tìm ra và thực hiện một
phương thức tốt nhất giúp các con có thể tự tin thể hiện mình.
d. Trong hoạt động ngồi trời:
- Cách làm cũ: Cơ giáo tổ chức hoạt động ngồi trời với các nội dung
quan sát, trò chuyện, khám phá; chơi trò chơi…Các hoạt động lặp lại nhiều do
giới hạn phạm vi quan sát trong khuôn viên nhà trường. Trẻ d nhàm chán. Cô
giáo thường bị động trong việc lựa chọn đối tượng và nội dung hoạt động.
- Cách làm mới: Trẻ ra hoạt động ngoài trời, ngoài việc cho trẻ thực hiện
các nội dung ngồi trời như thơng lệ, tơi ln chú ý cố g ng tổ chức liên tục và
thường xuyên hoạt động giao lưu cho trẻ. Ở hoạt động giao lưu, trẻ phải tự giới
thiệu tên mình, tên tổ, tên lớp mình bằng các hình thức khác nhau, đơi khi là do
cô gợi ý từ trước (với những trẻ chưa tự tin). Tôi đ sáng tác được một số bài
hát ng n, hò vè, thơ ca mang nội dung giới thiệu cho trẻ học thuộc nhằm gây
hứng thú cho trẻ trong các buổi giao lưu. Việc tổ chức cho trẻ giao lưu thường
xuyên đ kích thích trẻ rất nhiều bởi ở đây trẻ được tự do vui chơi, tự do sáng
tạo, tự do ngôn ngữ để giới thiệu bản thân qua hai phần nhận diện và tự giới
thiệu. Ngoài ra, trẻ còn được tham gia các trò chơi tập thể với nhiều đối tượng

khác nhau, nhiều độ tuổi khác nhau. Việc tiếp xúc như vậy khiến trẻ có kĩ năng
giao tiếp nhiều hơn góp phần phát triển mạnh mẽ sự mạnh dạn, tự tin trong trẻ.
- Ví dụ: Bài vè, thơ ca sáng tác, phụ lục 2.2
e. Trong hoạt động góc:
- Cách làm cũ: Qua hoạt động góc, trẻ được chọn lựa góc chơi u thích,
trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống.
- Cách làm mới: Trẻ được tự ra quyết định ý tưởng chơi và tự giải quyết,
thực hiện các ý tưởng đó. Tơi cố g ng làm nhiều đồ dùng hơn để thu hút các
con. Trong khi chơi, tôi thường xuyên động viên các con thay nhau làm “thủ
lĩnh” ( người phân vai chơi). Và kết quả là, các bạn nhút nhát ban đầu chưa biết
thể hiện vai chơi mà bây giờ đ tự tin phân vai rất tốt.
Ví dụ 1 : Góc âm nhạc: Tơi đ làm ra một sân khấu mi ni cho trẻ, đồ dùng
trên sân khấu cũng do các cô tự thiết kế và làm ra. Trẻ được tự do lên sân khấu
biểu di n hàng ngày. Sân khấu có thể di động được, khơng chỉ để cố định ở góc
âm nhạc mà cịn sử dụng vào các hoạt động âm nhạc, biểu di n văn nghệ, nêu
gương bé ngoan vào chiều thứ sáu hàng tuần. Một số trẻ được các cô huấn
luyện “ kiêm” MC giới thiệu chương trình. Có những buổi biểu di n, chúng tôi,
những giáo viên lại chỉ làm mỗi việc “ Khán giả trường quay”. Chúng tôi cảm
thấy thực sự vui và hài lịng vì điều đó.
(Hình ảnh minh họa trẻ biểu diễn trên sân khấu mini. Phụ lục 1.7)


9
-Ví dụ 2 :Ớ góc văn học, thay vì cứ để các con đọc sách, tôi hướng các
con tự làm ra các cuốn sách mở, sau đó để các con tự đứng lên giới thiệu sách,
thuyết trình sách. Đơi khi, các con tự làm rối và phân vai thành các nhóm để
di n rối. Được tham gia hoạt động góc với các hình thức như vậy, các con đ
tự tin hơn rất nhiều.
- Kết quả: Qua một thời gian dài, cho đến bây giờ 100 trẻ lớp tôi thường
xuyên tự tin lên sân khấu biểu di n văn nghệ, tự tin chơi và tự tin làm thủ lĩnh

khi chơi, sẵn sàng giới thiệu với mọi người và các bạn về góc chơi, về ý tưởng
chơi của mình.
f. Trong hoạt động vệ sinh, ăn, ngủ.
Để hình thành tốt thói quen lao động tự phục vụ giúp phát triển lòng tự
tin cho trẻ, trong các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, tôi ln chú trọng rèn luyện
trẻ thói quen lao động tự phục vụ. Ở lớp, tôi đ xây dựng một bảng phân công
mỗi ngày một tổ trực nhật. Khi đến phiên trực, con gái thì gấp khăn, trải chiếu,
con trai kê bàn, phụ kê dát giường…Giờ cơm mỗi ngày, lớp cử ra hai bạn đi
chia cơm cho các bạn. Được hoạt động thường xuyên và liên tục như vậy, bây
giờ, trẻ lớp tơi rất tự giác và u thích lao động. Cứ đến giờ, không cần cô
nh c, các con tự phân công nhau đi làm.
*Kết quả: Tôi và đồng nghiệp đ phối hợp với phụ huynh xây dựng được
môi trường lớp học đẹp, an toàn, thân thiện với trẻ, phát huy tính tích cực chủ
động, sáng tạo của trẻ. Mơi trường đó ln có sự tơn trọng giữa cơ giáo, trẻ và
phụ huynh của trẻ. Sự sáng tạo trong tổ chức các hoạt động đ tạo lên một lớp
học đầy tình yêu thương tràn ngập tiếng cười con trẻ. Năm học này, lớp tôi đ
thực hiện thành công lớp điểm chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm lồng ghép xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc” với ba
tiêu chí cốt lõi An tồn- tôn trọng- yêu thương. Được sống trong môi trường
hạnh phúc như vậy, các con đ mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều.
( Hình ảnh các cơ giáo trong trường đến kiến tập lớp điểm chuyên đề 1.4)
Biện pháp 2. Đưa ảo thuật vào các hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc,
trải nghiệm nhiều các hoạt động tập thể.
a. Đưa ảo t uật vào o t động t ường niên c o trẻ.
Ảo thuật là một món ăn tinh thần được nhiều bạn nhỏ ham thích. Với những
kĩ xảo trong từng món đồ, từng bài biểu di n, ảo thuật sẽ giúp cho người di n
vượt ra khỏi “cái bọc nhút nhát” và tự tin hơn khi đứng trước mọi người. Một
màn biểu di n thành công sẽ giúp chúng ta trở nên tự tin và hoạt bát hơn rất
nhiều. Tôi đ tự học ảo thuật qua các video trên mạng và tự tìm mua, thậm chí



10
làm một số món đồ ảo thuật đơn giản, tự học cách biểu di n và biểu di n cho
trẻ xem. Bản thân tơi đ cảm thấy mình tự tin hơn rất nhiều sau khi sử dụng và
di n tốt với các món đồ kì diệu đó. Trẻ lớp tơi, trường tơi rất thích thú khi xem
cơ biểu di n và rất thích được tự tay làm được như cơ giáo.
( Hình ảnh cơ giáo biểu diễn ảo thuật cho trẻ xem trong ngày hội 1.5)
Thấy trẻ rất hào hứng, tôi đ hướng dẫn cho các con biết sử dụng các món
đồ đó và mời các con biểu di n cho các bạn xem trong các giờ hoạt động chiều,
trong các ngày hội và trong phần ổn định tổ chức các hoạt động. Các con lớp
tôi rất hào hứng, say mê và tự tin hơn rất nhiều khi được tham gia vào hoạt
động này. Khơng chỉ có vậy, cơ và trị chúng tơi cịn được vinh dự tham gia hội
thi “ Cô giáo tài năng duyên dáng” cấp Huyện với màn ảo thuật đặc s c.
( Hình ảnh bạn Bảo An biểu diễn ảo thuật trong ngày khai giảng 1.6.)
b.Tổ c ức ngày ội, ngày lễ, tăng cường các o t động giao lưu, trải
ng iệm.
Có thể nói, việc tổ chức ngày hội ngày l cho trẻ là một hình thức giáo dục
hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực.
Thơng qua đó, trẻ được học và mạnh dạn tự tin giao tiếp với mọi người xung
quanh. Với thế mạnh của bản thân, là một phó chủ tịch cơng đồn, tơi ln tích
cực tham gia tổ chức các hoạt động của trường, luôn chú ý phát huy tính tích cực
chủ động của các con, nhằm phát triển tính mạnh dạn tự tin trong các con đặc biệt
là ngày l , ngày hội như: Khai giảng, Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán…
Năm học 2020-2021 này, do ảnh hưởng của dịch bệnh, hầu hết các ngày hội
đều được chúng tôi tổ chức tại lớp nên các con được tham gia các hoạt động biểu
di n và các hoạt động cá nhân nhiều hơn. Tôi đ kết hợp với đại diện ban phụ
huynh tổ chức cho các con nhiều sự kiện hấp dẫn, thu hút được nhiều trẻ nhút
nhát tham gia. Được tham gia vào các hoạt động tập thể, được đứng trên sân khấu
nhỏ, các con đ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều.
( Hình ảnh trẻ biểu diễn văn nghệ trong lớp 1.7 – Video minh họa 3.3)

Thấy việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm mang lại hiệu quả lớn trong
việc rèn tự tin cho trẻ, đặc biệt là những trẻ vốn nhút nhát, vào ngày “Tết trung
thu” tôi đ phối hợp cùng ban phụ huynh của lớp mua vỏ bánh và nhân bánh để
cho các con được trải nghiệm gói bánh nướng, bánh dẻo. Nhân dịp “Tết nguyên
đán” nhà trường tổ chức “Bé vui đón tết”, lớp tơi được đ chuẩn bị rất nhiều
ngun liệu gói bánh chưng, tơi đ cho lần lượt các cháu cùng tham gia gói bánh
chưng cùng cơ. Các con rất thích thú khi được tự tay mình trải nghiệm các cơng


11
việc tưởng như của người lớn. Các con đ tự tin hơn rất nhiều khi tham gia vào
hoạt động.
( Hình ảnh minh họa trẻ làm bánh dẻo 1.8 )
Không chỉ dừng lại ở việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải
nghiệm trong các ngày l ,tơi cịn lồng ghép các hoạt động trải nghiệm: làm bánh
mỳ, làm hoa quả dầm, làm sinh tố vào các hoạt động góc, hoạt động chiều…
* Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp này, tất cả trẻ được tham gia vào các
hoạt động tập thể của trường, lớp, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. Trẻ
được tiếp xúc trải nghiệm các hoạt động, trẻ được học hỏi, vui chơi với bạn bè và
đặc biệt là trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh.
Biện pháp 3.Ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến nhằm phát
triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
Ngày nay, các phương pháp giáo dục tiên tiến đ khơng cịn xa lạ đối với
các trường mầm non công lập trên cả nước. Việc áp dụng các phương pháp tiên
tiến mang lại hiệu quả vô cùng to lớn, và đặc biệt hơn, các phương pháp này
đều có cùng chung quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được tự do trả lời và
làm theo ý mình, cho phép trẻ được sai. Trẻ tự tìm tịi và nhận được các giá trị
qua trải nghiệm và khám phá. Việc ứng dụng các phương pháp này đ giúp trẻ
tự tin hơn khi được tự do thể hiện ý kiến của mình. Năm học này, dưới sự chỉ
đạo của BGH nhà trường, được tập huấn phương pháp giáo dục mới, tôi đ

mạnh dạn áp dụng thành công vào các hoạt động của lớp các phương pháp giáo
dục tiên tiến như Montesorri, Steam, Glendoman. Việc áp dụng các phương
pháp đó đ khiến cho cả cơ và trẻ đều hứng thú, yêu thích và tự tin hơn khi
tham gia vào các hoạt động.
3.1. P ương p áp Montesorri
Thực hành cuộc sống là một trong những lĩnh vực quan trọng của phương
pháp giáo dục Montessori do tiến sỹ, bác sỹ, nhà giáo dục người Ý Maria
Montessori nghiên cứu và phát triển. Ở lĩnh vực này, trẻ sẽ được làm quen và
thực hành các hoạt động liên quan tới nhiều mặt của cuộc sống. Các hoạt động
và bài học trong lĩnh vực thực hành cuộc sống giúp trẻ hình thành những thói
quen tốt, tính mạn dạn, tự tin, tự lập, sự tập trung và tính kỷ luật trong cơng
việc mình làm như hoạt động chăm sóc bản thân, chăm sóc mơi trường, các bài
học về lịch sự, nh nhặn…
Ví dụ 1: Trong hoạt động chăm sóc bản thân, các bạn nhỏ sẽ được thực
hành một số hoạt động như:
+Các hoạt động rèn kỹ năng di chuyển đồ vật bằng tay, chuyển đồ vật
bằng dụng cụ như kẹp g p, ph u, bọt biển, thìa, đũa…


12
(Giáo án minh họa :Giáo án số 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 30, 31, 32, 33,
34,35 - bộ giáo án Montesori cho trẻ 4-5 tuổi- tài liệu đính kèm)
+ Hoạt động rèn kỹ năng đánh răng, chải tóc, cài khuy áo, th t nơ, th t
dây giày, khâu may đồ vật, xếp khăn ăn, tự c t đồ ăn, nghiền, r c, tự làm một
số món ăn, tự dọn bàn ăn,…
(Hình ảnh trẻ cởi, cài cúc áo 1.9)
(Giáo án minh họa : Giáo án số 14, 15, 16, 17, 18, 19 - bộ giáo án
Montesori cho trẻ 4-5 tuổi- tài liệu đính kèm)
Ví dụ 2: Hoạt động chăm sóc mơi trường được trẻ thực hiện dưới các bài
tập như tưới cây, trồng cây, chăm sóc cây, c m hoa, lau dọn và vệ sinh các giáo

cụ, vật dụng xung quanh mơi trường: đánh bóng đồ vật, lau bụi giá kệ, cọ
ghế,... (Hình ảnh trẻ lau giá kệ 1.10)
(Giáo án minh họa : Giáo án số 27,28,29,40, 41- bộ giáo án Montesori
cho trẻ 4-5 tuổi tài liệu đính kèm)
Ví dụ 3: Bài học về lịch sự và nh nhặn dạy trẻ biết chào hỏi, biết cảm ơn
và xin lỗi, biết tôn trọng bản thân, người khác và môi trường xung quanh, biết
giao tiếp và tương tác một cách lịch sự với người lớn và bạn bè đồng trang lứa,
biết làm một số món ăn đơn giản hoặc một số kỹ năng làm nội trợ đơn giản hay
tham gia vào các buổi tiệc trà để hình thành kĩ năng x hội…
( Hình ảnh trẻ tham gia tiệc trà 1.11)
(Giáo án minh họa : Giáo án số 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51
- bộ giáo án Montesori cho trẻ 4-5 tuổi tài liệu đính kèm)
Đối với trẻ nhỏ, những hoạt động đặc biệt này có ý nghĩa quan trọng và
mang tính cá nhân cao, giúp trẻ phát triển bản thân và tinh luyện các kỹ năng
đạt đến độ thuần thục, góp phần giúp trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn. Thông qua
việc học cách chăm sóc bản thân – chăm sóc cơ thể, đồ dùng và môi trường
xung quanh, Montessori hiểu rằng trong mỗi đứa trẻ ln có động lực tích cực
để trở nên tự lập, mạnh dạn và tự tin.
Trong quá trình thực hiện, bằng sự nỗ lực của cá nhân, tôi đ say mê
nghiên cứu giáo cụ, xem hướng dẫn cách thực hiện từ các video minh họa, từ
các tài liệu sưu tầm. Tôi cố g ng học theo và cho các con hoạt động thực hành
trải nghiệm. Sau mỗi lần thực hành, tôi đều ghi chép lại thành từng bước cho
d hiểu và d nhớ cũng là để dạy các con cho khoa học và bài bản.
* Kết quả: Tơi đ tìm tòi và làm ra được 51 giáo án để giúp trẻ trong việc
hình thành kỹ năng sống, rèn luyện sự tự lập, mạnh dạn và tự tin cho trẻ. Có
giáo án đ được thực hành, có một vài giáo án tôi gửi lại cho phụ huynh dạy


13
thêm các con tại nhà. Cá nhân trẻ lớp tôi đ tự hình thành các kỹ năng sống

quan trọng cùng những đức tính như tính tự lập, sự mạnh dạn, tự tin.
(Minh họa : Bộ giáo án Montesori cho trẻ 4-5 tuổi -Tài liệu đính kèm).
3.2. Ứng dụng p ương p áp STEAM
Được tập huấn STEAM, tôi đ ứng dụng STEAM lồng ghép vào hoạt
động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc… giúp trẻ phát triển được 5 yếu
tố: Sáng tạo đổi mới; tư duy phản biện; hợp tác; truyền thông và giao tiếp. Qua
hoạt động STEAM, trẻ được g n với thực hành, trải nghiệm thực tế. Trẻ làm
việc nhóm, trẻ làm chủ việc hình thành sản phẩm, cô giáo chỉ là người quan
sát, hướng dẫn khi cần trợ giúp. Bởi vậy, trẻ phát huy rất tốt sự tự tin, mạnh
dạn, chủ động, sáng tạo và biết cách giao tiếp, biết cách kết hợp với bạn hoàn
thành nhiệm vụ nhằm tạo ra sản phẩm.
Tôi đ ứng dụng một số hoạt động STEAM vào kế hoạch như sau:
Tháng thực hiện Nội dung ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM
Tháng 9

- Tên lửa bóng bay.

Tháng 11

- Xếp tháp cốc, chong chóng gió.

Tháng 1

-Con bướm vỗ cánh.

Tháng 3

- Ơ tơ chạy bằng bóng bay.

Tháng 5


- Những chiếc thuyền thơng minh.

* Ví dụ: Tên lửa bóng bay ( trẻ hoạt động ngồi trời)
- Ngun liệu: Bóng bay, ống hút, băng dính hai mặt, dây dài 3m
- Cách làm: Trẻ dùng miệng thổi một quả bóng, dùng băng dính dán quả
bóng vào 1 ống hút. Luồn dây qua ống hút buộc 2 đầu dây vào 2 gốc cây, thả
tay xì hơi và xem quả bóng di chuyển.
- Trong hoạt động trên các nội dung của STEAM được thể hiện như sau:
+ S (science- khoa học): Trẻ biết dùng hơi thổi vào quả bóng, quả bóng sẽ
to lên, khi xì hơi quả bóng quả bóng sẽ xẹp xuống và bị đẩy
+ T (technology- cơng nghệ): Quy trình làm tên lửa bóng bay
+ E ( engineering- chế tạo): Trẻ biết sử dụng băng dính, và biết cách buộc
dây
+ M (mathematíc- tốn học): biết đo sợi dây phù hợp với khoảng cách
giữa 2 gốc cây.
+ A (Arts- nghệ thuật): sử dụng nguyên liệu để trang trí cho tên lửa bóng
bay
( Hình ảnh minh họa trẻ làm tên lửa bóng bay 1.12)


14
* Kết quả: 100 trẻ lớp tơi rất thích thú, hào hứng khi mỗi lần tơi tổ
chức các trị chơi, hoạt động STEAM. Một số trẻ nhút nhát, ít nói, nhưng khi
tham gia trẻ được hoạt động theo nhóm đ giúp trẻ rèn luyện sự mạnh dạn, tự
tin trong giao tiếp, có tinh thần đồng đội đồn kết phối hợp với nhau để hoàn
thành nhiệm vụ.
3.3. Ứng dụng p ương p áp Giáo dục sớm Glendoman.
Giáo dục sớm ngày nay đ được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư phát triển
mạnh mẽ và trở thành một cuộc cách mạng trên thế giới – cách mạng giáo dục

thời kỳ sớm bởi giáo dục sớm mang lại ý nghĩa đặc biệt và có tác dụng phi
thường đối với sự trưởng thành của trẻ. Giáo dục sớm thúc đẩy sự phát triển,
hoàn thiện đại n o của trẻ từ không đến sáu tuổi. Được giáo dục sớm, trẻ sẽ
phát huy hết khả năng thiên bẩm của mình, n o bộ được phát triển tối đa, trẻ
tiếp cận các kiến thức nhanh chóng, trẻ tự tin lớn vào khả năng của mình.
Trong năm học này, được sự quan tâm của phòng giáo dục và đào tạo,
phương pháp giáo dục sớm được phổ biến và tập huấn trong các trường mầm
non công lập, bản thân tôi cũng đ tự học hỏi và áp dụng vào cho các con lớp
mình qua hoạt động tráo thẻ sau mỗi hoạt động trị chuyện sáng, tích hợp vào
các hoạt động trong ngày. Trẻ được tham gia vào hoạt động, các con rất vui,
hứng thú và tự tin hơn nhiều.
Ví dụ: Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tôi lồng ghép các thẻ chữ để
cùng trẻ đọc thẻ chữ ứng với vật thật minh họa, sau đó dùng ln thẻ chữ đó để
chơi tráo thẻ.
( Hình ảnh minh họa cô dạy trẻ đọc thẻ chữ trong các hoạt động 1.13)
Khơng chỉ sử dụng phương pháp tráo thẻ qua hình ảnh, tơi cịn sử dụng
phần mềm Power point tự thiết kế cho các con các video tráo thẻ ghi âm kèm
giọng của cơ giáo. Các con có thể đọc mọi lúc, mọi nơi. Chính điều đó đ
khiến cho các con tự tin hơn rất nhiều. Cuối mỗi tháng, tôi lại quay video kết
quả của trẻ gửi về cho phụ hunh qua zalo. Phụ huynh lớp tôi thực sự rất yên
tâm và không giấu được sự ngạc nhiên khi thấy con của mình có thể đọc được
cả những thẻ chữ dài như vậy.Các con thì rất vui thích và tự tin.
*Kết quả: Tôi đ làm được 9 video tráo thẻ ở 9 tháng trong năm học, giúp
trẻ đọc được chữ ở mọi lúc, mọi nơi. ( phụ lục 3.5)
Biện p áp 4. Sưu tầm, sáng tác một số trò c ơi, câu c uyện, t iết kế đĩa
các video, câu truyện, các kĩ năng cuộc sống rèn t n m n d n t tin c o
trẻ.
4.1. Sưu tầm trò c ơi p át triển s m n d n, t tin c o trẻ.
Trị chơi là hoạt động khơng thể thiếu trong đời sống con người, đặc biệt
là trẻ mầm non. Qua trị chơi, trẻ khơng chỉ được học tập, được tiếp thu, được

lĩnh hội những kiến thức trò chơi mang lại mà cịn giúp trẻ phát triển tồn diện:
đức- trí- thể -mỹ-lao động giúp trẻ bộc lộ được sự tự tin.


15
Qua thực tế nghiên cứu, tìm tịi, tơi đ tổ chức một số trị chơi nhằm phát
triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ như: trị chơi đóng kịch, trị chơi bé làm
MC nhí…
* Trị chơi 1: “Đóng kịch”
Trị chơi này khá hay và thú vị. Trẻ được thử mình trong các “vai di n” là
các nhân vật khác nhau. Từng nhóm trẻ được thể hiện các vai di n của mình
qua các màn biểu di n. Trẻ có khả năng tự tin thể hiện vai đóng một cách chủ
động linh hoạt. Trẻ khơng chỉ thuộc lời nói của nhân vật mà mình nhập vai mà
cịn biết kết hợp cử chỉ lời nói với điệu bộ giúp trẻ mạnh dạn tự tin, biết phối
hợp giữa mình và bạn di n sao cho thật ăn khớp để tạo nên một vở kịch thật hài
hồ hấp dẫn.
Tơi đ lựa chọn một số câu truyện, triển khai áp dụng trị chơi “ Đóng
kịch” vào hoạt động làm quen văn học cho trẻ.
(Một số câu truyện đưa vào các tháng, phụ lục 2.1 )
* Trị chơi “Bé làm MC nhí”.
Trị chơi giúp trẻ rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp, rèn luyện những kĩ
năng quan trọng như: luyện giọng nói chuẩn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói
chuyện trước đám đơng, kỹ năng trình bày… và đặc biệt là nâng cao sự mạnh
dạn, tự tin ở trẻ.
Khi tổ chức hoạt động âm nhạc, hoạt động nêu gương cuối tuần, các con
được trải nghiệm làm những cô, chú MC bé nhỏ d thương. Hoạt động làm MC
thường xuyên sẽ tạo cho trẻ tự tin, vui tươi, mạnh dạn, hồn nhiên và gần gũi,
thân thiết với cơ và các bạn, kh c phục được tính thụ động và nhút nhát.
*Trò chơi tập thể: Một số trẻ trong lớp nhút nhát, không dám tham gia vào
các trị chơi cá nhân. Chính vì vậy tơi đ tổ chức các trò chơi tập thể để giúp trẻ

hòa đồng chơi cùng các bạn. Trẻ chơi các trò chơi tập thể cũng giúp trẻ có thể
lực tốt hơn, địi hỏi trẻ phải có tinh thần đồn kết và làm việc nhóm cao. Tuy
nhiên đối với một số trẻ quá nhút nhát, khơng chịu hợp tác, thì khơng nên ngay
lập tức ép trẻ vào những trò chơi tập thể như vậy, nên trò chuyện để n m b t
mong muốn của trẻ để trẻ rèn luyện dần tính hịa đồng, tự tin.
(Một số trò chơi tập thể phụ lục 2.2 )
4.2. Sưu tầm n ững câu c uyện giáo dục, p át triển s m n d n, t
tin đưa vào kế o c giáo dục trẻ.
Để hình thành, phát triển sự mạnh dạn, tự tin mọi lúc, mọi nơi, tôi đ lựa
chọn, sưu tầm được một số câu truyện có nội dung giáo dục tính tự tin đưa vào
trong chương trình giáo dục trẻ như truyện: Chim vàng anh ca hát, Cáo Thỏ Gà
trống, Dên đen và Dê tr ng, Niềm tin kiên nhẫn, Bài học về sự tự tin, Voi em
đi tìm tự tin...Hầu hết các truyện tơi sưu tầm đều được kể dưới dạng phim hoạt
hình khiến trẻ rất thích thú mỗi khi xem. Tơi thường cho các con xem vào các
giờ trả trẻ thay cho phim hoạt hình.
Trong năm học này, do dịch bệnh COVID-19, các con được nghỉ học 1
tháng. Bên cạnh việc phối kết hợp trao đổi với các bậc phụ huynh thông qua


16
zalo của lớp để n m b t tình hình nghỉ dịch của các con ở nhà, tôi đ gửi một
số video truyện tơi sưu tầm có nội dung phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ
xem ở nhà. Kết quả, các video câu truyện nhận được rất nhiều ý kiến của phụ
huynh về việc thấy các con ham thích nghe truyện thay cho việc xem hoạt hình,
xem điện thoại. Nhưng số lượng truyện tôi sưu tập được không nhiều, tôi đ rất
lăn tăn, ái ngại. Rồi tôi nghĩ ra một cách đó là lên mạng Dowload các đoạn
phim của các chương trình giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ mạnh dạn tự tin, rồi
c t, ghép, chỉnh sửa tạo thành những câu truyện, những thước phim hồn chỉnh
góp phần làm sinh động hơn bộ sưu tập của mình. Vào giờ đón, trả trẻ, tơi cho
trẻ xem những thước phim này thay vì cho trẻ xem phim hoạt hình. Trẻ có thể

cùng bố mẹ xem các video trực tiếp trên máy tính, điện thoại hoặc trên đầu
máy VCD.
Tơi đ tải các video đó về như sau:
- Vào Internet/ Google/ Youtube/ tên các hoạt động rèn sự mạnh dạn, tự
tin cho trẻ/ dowload/
- Chỉnh sửa và copy vào một Foder tự tạo.
- Sử dụng phần mềm Camtasia để làm video và sử dụng phần mềm Nero
in ra đĩa.
*Kết quả: Cô trị và phụ huynh lớp tơi đều rất phấn khởi vì ai cũng có
trong tay 15 video câu truyện, các kĩ năng cuộc sống và thước phim để cho trẻ
xem mọi lúc, mọi nơi nhằm phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
(Minh họa :Đĩa VCD – những thước phim kèm theo )
Biện p áp 5.P ối ợp với p ụ uyn cùng rèn t n m n d n t tin
c o trẻ.
Nhà văn Thôi Phương Hoa đ nói“Cha mẹ là những người thầy đầu tiên
tốt nhất của bé”. Nếu gia đình và nhà trường là người bạn đồng hành cùng chí
hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc phát triển rèn luyện
tính tự tin cho trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện
tiếp xúc với mơi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các
cơ giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa nhà trường và gia đình, giúp trẻ được
sống trong một mơi trường giáo dục tốt, qua đó cịn dạy cho trẻ bài học cần
phải có mối quan hệ tích cực, cần phải tự tin giao tiếp với tất cả những người
xung quanh.
- Cách làm cũ: Giáo viên và phụ huynh thường xuyên trao đổi về tình
hình sức khỏe, khả năng học tập tiếp nhận những kiến thức qua giờ đón, trả trẻ,
qua bảng tuyên truyền và qua các buổi họp phụ huynh. Trong các cuộc họp phụ


17
huynh, cô giáo cũng thường chỉ nêu các nội dung cơ bản. Điều này khiến cho

mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường khơng phát huy được hết tác dụng.
- Cách làm mới: Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ
huynh và nhà trường, ngay từ đầu năm học, khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi
luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện, mạnh dạn trao đổi
cụ thể với phụ huynh n m b t kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính
cách của cá nhân trẻ.
Trong buổi họp đầu năm, chúng tôi đ tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú
vị, đó là bên cạnh những yêu cầu thường lệ của các buổi họp thông thường, tôi
đưa thêm nội dung trao đổi kinh nghiệm dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin cho trẻ.
Phụ huynh là những người đầu tiên phải nói lên mong muốn nguyện vọng của
mình khi gửi con ở trường, cịn chúng tơi từ những kinh nghiệm chăm sóc giáo
dục trẻ, giải đáp những băn khoăn th c m c của phụ huynh và đưa ra mục tiêu
“Rèn tính mạnh dạn tự tin” cho trẻ. Tôi đ mạnh dạn trao đổi và trực tiếp mời
một số phụ huynh lên phát biểu ý kiến về vấn đề phát triển tính mạnh dạn tự tin
cho trẻ. Và tôi nhận ra rằng bên cạnh một số phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và
có nhiều đóng góp quý báu là một số phụ huynh tỏ ra lúng túng, thậm chí có
phụ huynh khơng dám đứng lên phát biểu khi được mời. Điều đó càng làm tơi
băn khoăn và thêm thôi thúc phải rèn luyện, phát triển ở các con tính mạnh
dạn, tự tin ngay từ bây giờ.
( Hình ảnh minh họa buổi họp phụ huynh 1.14)
Kết quả: Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ
rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là giao tiếp giữa phụ huynh với giáo
viên.
Tơi cũng liên lạc thường xun với gia đình trẻ “Qua trao đổi trực tiếp,
bảng thơng báo, nhóm zalo của lớp...” để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình,
thơng tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp
thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Ngồi ra, tơi cịn sưu tầm một số bài báo
trên Internet có nội dung xây dựng, phát triển lòng tự tin cho trẻ, in ra và phát
tay cho phụ huynh. Một số ít phụ huynh có con cịn nhút nhát, thiếu tự tin tơi
phát tài liệu giành riêng“4 bước hô biến một đứa trẻ nhút nhát thành tự tin,

Xây dựng lòng tự tin cho trẻ, 13 cách giúp trẻ tự tin mạnh dạn trong giao tiếp
”. Việc này đ nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía phụ huynh tạo lên thành
cơng cho những dự định tiếp theo. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để
lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt đẹp, góp phần th t chặt sợi
dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường.


18
Chúng tơi cịn liên tiếp mời phụ huynh tham gia vào các hoạt động của
lớp như tổ chức khai giảng, tổ chức trung thu, Noel, Bufet và sinh nhật tháng
cho các con. Trong mỗi sự kiện, phụ huynh đều được tham gia vào các hoạt
động giao lưu vui vẻ.
Ví dụ: Nhân dịp Noel, nhà trường tổ chức tiệc Bufet cho trẻ, tôi đ mời
ban phụ huynh và một số phụ huynh tham gia cùng cô giáo và các con chuẩn bị
cho bữa tiệc. Đặc biệt, tơi mời đích danh một số phụ huynh của các bé vốn
nhút nhát đến và cùng bé tham gia chuẩn bị cho bữa tiệc. Được bố mẹ đến
chuẩn bị và dự tiệc cùng, tôi thấy các bé rất tự hào và h nh diện. Sau buổi có
bố mẹ đến tham gia cùng lớp, các bé đ tự tin hơn rất nhiều. Nghe các con tự
tin khoe với các bạn về bố mẹ mình đ đến lớp như thế nào, tôi thật sự rất hạnh
phúc và tự hào.
*Kết quả: Phụ huynh rất nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp
khi thấy các con mạnh dạn, tự tin hơn. Các con thấy bố mẹ thường xuyên tham
gia vào hoạt động của lớp cũng tự tin hơn nhiều.
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
Sau một năm áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy các trẻ lớp tơi có những
thay đổi rõ rệt:
- Trẻ lớp tơi đ mạnh dạn tự tin hơn, hứng thú, tích cực khi tham gia vào
các hoạt động.
Đặc biệt , các bạn vốn rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp, đ có sự tiến bộ rõ
rệt, khơng cịn nhút nhát, mạnh dạn hơn và sẵn sàng hợp tác cùng các bạn trong

mọi hoạt động.
- Trẻ sẵn sàng bày tỏ những suy nghĩ của mình, bộc lộ cảm xúc bản thân.
- Trẻ rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thích tham gia các hoạt động, có tinh
thần thi đua, giúp đỡ nhau trong các hoạt động, thân thiết nhau hơn, không
những thế các bé cịn mạnh dạn giao lưu với cơ giáo và bạn bè, người thân,
thích tham gia các hoạt động tập thể, văn nghệ...
Thật sự, với các bé “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, lớp học đ
trở thành “Lớp mầm non n p úc” thật sự.
Qua một năm thực hiện với những biện pháp trên tôi đ thu được một số
kết quả khả quan, với việc so sánh khảo sát thực tế với các nội dung đưa ra từ
đầu năm học, đến cuối năm học kết quả như sau:


19
BẢNG SO SÁNH ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU
TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Số trẻ đầu năm: Số trẻ cuối năm:
Nội dung
33 trẻ
45 trẻ
Số trẻ
Tỉ lệ
Số trẻ
Tỉ lệ
Tính mạnh dạn tự tin
13
25%
40
89%
Dám làm, dám nói lên điều mình nghĩ

11
33%
39
86%
Mạnh dạn giao tiếp với mọi người
15
45%
41
91%
Tự tin biểu di n trên sân khấu
8
24%
38
85%
Tự tin tham gia các HĐ trải nghiệm
12
36%
39
86%
Đầu năm lớp tôi tiếp nhận 33 trẻ và tháng 12/2020 lớp tôi tiếp nhận thêm
12 trẻ mới. Tổng số thời điểm đánh giá cuối năm là 45 trẻ. Qua bảng so sánh
trên cho thấy kết quả trẻ đạt được so với trước khi thực hiện các biện pháp tăng
lên một cách rõ rệt. Tỷ lệ trẻ dám làm, dám nói lên suy nghĩ của mình, mạnh
dạn giao tiếp với mọi người, tự tin biểu di n trên sân khấu, tự tin tham gia các
hoạt động trải nghiệm cao hơn đầu năm rất nhiều.... Trẻ tự tin, tích cực và chủ
động trong mọi hoạt động, thích tìm tịi và khám phá thế giới xung quanh.
Các bậc cha mẹ đ có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo
trong việc rèn trẻ sự mạnh dạn, tự tin ở lớp cũng như ở nhà. Cô giáo thường
xuyên trao đổi với phụ huynh về các hoạt động hàng ngày của con và phụ
huynh cũng tự tin trao đổi tình hình của con ở nhà để các cơ có thể n m b t

được.
Quan trọng hơn là quan hệ giữa cha mẹ và con cái đ tốt hơn rất nhiều.
Phần lớn, cha mẹ kiên trì hơn, dịu dàng hơn và biết l ng nghe hơn, tự tin hơn
trong việc giáo dục trẻ.
Và cũng chính những điều tơi đ cố g ng làm, những biện pháp mà tơi
áp dụng đ góp phần khiến cho phụ huynh tin tưởng vào nhà trường, tin tưởng
vào giáo viên hơn, đặc biệt là tin tưởng hơn vào chính con em mình. Chính
niềm tin đó sẽ là động lực thôi thúc các con cố g ng hơn, tự tin hơn trên con
đường phấn đấu trở thành “ Chủ nhân tương lai của đất nước ” như Bác Hồ
mong đợi.


20
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận chung
Bồi dưỡng trẻ mầm non tính mạnh dạn tự tin là một phần quan trọng trong
việc dạy trẻ các kĩ năng sống cần thiết. Đây được coi là một việc làm thiết thực
nhất trong chương trình đổi mới hiện nay, đáp ứng nhu cầu của thực trạng x
hội. Việc phát triển ở trẻ tính mạnh dạn tự tin giống như ta ch t lọc nguồn nước
tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú. Đặc
biệt, trẻ mạnh dạn, tự tin sẽ khiến cho việc tiếp nhận tri thức, thực hiện các kĩ
năng tốt hơn, trẻ d thành công hơn, trẻ dám nghĩ, dám làm sẽ tự biết bảo vệ
mình, được u thương và tơn trọng hơn. Trẻ mạnh dạn, tự tin sẽ hạnh phúc
hơn, bố mẹ trẻ cũng hạnh phúc hơn và cô giáo cũng sẽ hạnh phúc hơn. Trẻ
mạnh dạn, tự tin sẽ góp phần to lớn giúp cho trường, lớp mầm non đạt được ba
tiêu chí cốt lõi an tồn, tơn trọng và u thương, giúp cho trường lớp mầm non
trở thành trường, lớp mầm non hạnh phúc thật sự theo đúng nghĩa.
Bên cạnh những hiệu quả với cô và trẻ, sáng kiến đ mang lại nhiều lợi ích
thu được như sau:
Về lợi ích kinh tế: Các biện pháp đưa ra giúp nhà trường tiết kiệm tiền

mua các giá kệ gỗ để xây dựng môi trường lớp học. Các video tráo thẻ giáo dục
sớm giúp các cô giáo và phụ huynh tiết kiện thời gian, tiết kiệm chi phí mua
thẻ Glendoman. Các giáo án Motessori và các thước phim giúp tiết kiệm công
sức của mọi người, mang lại hiệu quả cao cho trẻ.
Về sức khỏe và tinh thần: Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn. Trẻ tự
tin, chủ động tích cực tham gia hoạt động, biết lao động tự phục vụ bản thân,
có thói quen vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi, biết cách ứng xử với mọi nguời xung
quanh, biết l ng nghe, chia sẻ, yêu quý, giúp đỡ người xung quanh, hợp tác,
chơi với bạn, biết chia sẻ, chăm sóc, l ng nghe và di n đạt ý trong nhóm bạn.
Trẻ tự tin biểu di n trên sân khấu, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trải
nghiệm…
Cô giáo vui vẻ tự tin hơn khi tìm ra biện pháp giúp trẻ tự tin trong mọi
lĩnh vực. Trẻ tự tin hơn, cô tự tin hơn, lớp học an tồn hơn, tơn trọng hơn, yêu
thương hơn, hạnh phúc hơn.
Về lợi ích xã hội: Giáo viên biết xây dựng kế hoạch giáo dục, phát triển
mạnh dạn, tự tin cho trẻ, xây dựng mối quan hệ cởi mở, thân thiện trong trao
đổi kinh nghiệm rèn sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ với phụ huynh. Thiết lập được
mối quan hệ mật thiết g n bó, sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và x hội
trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và phát triển tính mạnh dạn, tự
tin cho trẻ nói chung.


21
Sáng kiến có tính khả thi cao và có khả năng áp dụng được tại nhiều đơn
vị khác.
2. Khuyến nghị, đề xuất
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đ áp dụng thành cơng khi rèn trẻ tính
mạnh dạn tự tin góp phần xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc. Những
kinh nghiệm này rất d thực hiện và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc đạt được
mục tiêu giáo dục đề ra tơi cịn tích lũy thêm được nhiều kỹ năng mới, nhận

được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quý tin tưởng từ phía phụ huynh, học
sinh,và chị em đồng nghiệp.
Tuy nhiên, để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tơi
mong muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng
nghiệp ở các trường bạn, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kỹ năng
sống đặc biệt là kỹ năng rèn sự tự tin cho trẻ. Tôi rất mong các đồng chí trên
phịng giáo dục cũng như ban giám hiệu nhà trường nghiên cứu, bổ sung cho
chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quý để tham khảo.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội ngày 21 tháng 04 năm 2021
Tôi xin cam đoan sáng kiến này do tôi
nghiên cứu và tự làm, không sao chép của ai.
Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả

Nguyễn Thị Lan


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT

Tên tài liệu

Tác giả

Nhà xuất bản

Giáo dục giá trị sống và
PGS.TS
NXB Đại học Quốc

kĩ năng sống cho trẻ Nguy n Thị Mỹ gia.
1
mầm non.
Lộc
Giáo dục học mầm non
2

GS.Nguy n
Hòa

Thị NXB Đại học sư
phạm.

Tuyển tập trò chơi, câu TS. Lê Thu Hương NXB giáo dục Việt
đố giành cho trẻ 4-5
Nam.
3
tuổi.

4

Tâm lý học trẻ em lứa TS.Nguy n
tuổi mầm non
Tuyết

Hướng dẫn thực hành áp
dụng quan điểm giáo
5
dục lấy trẻ làm trung
tâm trong trường mầm

non

Ánh NXB Đại học sư
phạm.

Hoàng Thị Dinh, NXB giáo dục Việt
Nguy n
Thanh Nam
Giang, Bùi Kim
Tuyến…

Thùy NXB giáo dục Việt
6 Bé thực hành các tình Nguy n
huống GD kỹ năng sống Linh- Đỗ Cẩm Nam
Nhung
7 Hướng dẫn hoạt động Phạm Thị Cúc Hà- NXB giáo dục Việt
Steam cho trẻ mẫu giáo Vũ Huyền Trinh
Nam
nhỡ
8 Học Montessori để dạy Maria –H. Place. NXB Giáo dục
trẻ theo phương pháp Trần Huế dịch
Montessori
9 Các tài liệu trên Internet

Nhiều tác giả


1
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các hình ảnh minh họa

1. Hình ảnh phịng đón, cơ đón trẻ 1.1

2.

Hình ảnh minh họa 1.2

3.

Hình ảnh minh họa Giao lưu 1.3


×