BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH
KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ KHAI THÁC TÀU BMC CAPO TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ BÌNH MINH
HỌ VÀ TÊN
:
TRẦN QUỐC MẠNH
LỚP
:
KTB60DH
MÃ SINH VIÊN
:
83947
NHĨM HỌC PHẦN THỰC TẬP
:
N30
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
:
ĐẶNG CƠNG XƯỞNG
HẢI PHÒNG - 2023
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm báo cáo tốt nghiệp , em đã gặp khơng ít khó khăn
và nhiều vướng mắc. Nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình từ quý cơng ty, thầy cơ,
gia đình và bạn bè , em đã hồn thành bài báo cáo tốt nghiệp của mình. Em
xin chân thành gửi lời cám ơn đến :
- Các thầy cô đang giảng dạy tại trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
đã tận tình cung cấp cho chúng em nguồn kiến thức quý giá trong suốt 4 năm
đại học để hoàn thiện bản thân và nâng cao sự hiểu biết.
- Thầy Đặng Công Xưởng– người trực tiếp hướng dẫn , tận tình chỉ
bảo em trong q trình hồn thiện bài tốt nghiệp.
- Các phịng ban, cơ chú, anh chị trong cơng ty vận tải biển quốc tế
Bình Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình tìm hiểu số liệu tại công
ty.
- Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã đóng góp ý kiến để em
hoàn thành bài báo cáo.
Chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Trần Quốc Mạnh
i
MỤC LỤC
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Các chữ viết
tắt và kí hiệu
BMC
F/N
Voyage C/P
MT
Giải thích
Binh Minh Company – Cơng ty Bình Minh
Fixture Note – Hợp đồng rút gọn
Voyage Charter – Hợp đồng hàng hóa
Metric Ton – mét tấn
DWT
Deadweight Tonnage - Trọng tải toàn phần
LOA
Length Over ALL – Chiều dài toàn phần của tàu
IMO
Mã số nhận dạng tàu biên
GRT
Gross Tonnage - Tổng dung tích
NRT
Net Tonnage - Dung tích tịnh
CBM
Cubic Meter - Mét khối
NOA
Notice of Arrival - Thông báo tàu đến
NOR
Notice of Readiness - Thông báo sẵn sàng làm hàng
BIMCO
The Baltic and Internaltional Maritime Conference –
Công hội hàng hải quốc tế và vùng Ban-Tích
TCKT
Tài chính kế tốn
M/R
Mate’s Receipt - Biên lai thuyền phó
D/O
Delivery Order - Lệnh giao hàng
ETA
Estimated Time of Arrival - Thời gian dự kiến hàng đến
cảng đích
iii
SOF
Statement of Facts - Nhật ký làm hàng
B/L
Bill of lading - Vận đơn đường biển
CIF
Cost - Insurance - Freight
FOB
Free on board
PSC
Port State Control – Kiểm tra nhà nước cảng biển
ROROC
T/C
Report on Receipt of cargo – Biên bản kết toán nhận
hàng
Tài chính
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên Bảng
2.1
Thông tin chung công ty cổ phần Vận tải biển quốc
tế Bình Minh
2.2
Thơng số cơ bản tàu BMC CAPO
2.3
Thông số cơ bản tàu BMC ENDORA
2.4
Thông số cơ bản tàu BMC CATHERINE
2.5
Thông số cơ bản tàu BMC COSMO
2.6
Thông số cơ bản tàu BMC CAROL
2.7
Thông số cơ bản tàu BMC CALYPSO
2.8
Thông số cơ bản tàu BMC BRAVO
2.9
Thông số cơ bản tàu BMC ALPHA
2.10
Thông tin tàu khai thác
Trang
v
Recommandé pour toi
1
There are many disadvantages when living in the city
International bussiness and Logistics
48
TB2-SDC - ácdvfbgnhjmgfs
International bussiness and Logistics
Suite du document c
90
Ngữ pháp cơ bản - danh cho nhung ban mat goc tieng anh
International bussiness and Logistics
93
Ôn tập thi vào 10 môn tiếng anh năm 2022-2023. ĐÁP ÁN ĐỀ 1-15
International bussiness and Logistics
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình vẽ
Tên hình vẽ
2.1
BMC CAROL
2.2
BMC CAPO
2.3
Tàu UNITED SEVEN
2.4
Sơ đồ tổ chức cơng ty
2.5
Văn phịng cơng ty
2.6
Tàu BMC CAPO
2.7
Tàu BMC ENDORA
2.8
Tàu BMC CATHERINE
2.9
Tàu BMC COSMO
2.10
Tàu BMC CAROL
2.11
Tàu BMC CALYPSO
2.12
Tàu BMC BRAVO
2.13
Tàu BMC ALPHA
2.14
Tàu BMC CAPO
2.15
Hàng xi măng
2.16
Cảng Hòn Gai, Quảng Ninh
2.17
Cảng ILOILO, Phillipines
vi
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển dần sang nền kinh
tế hàng hố nhiều thành phần, mở cửa và vận hành theo cơ chế thị trường có
sự điều tiết của Nhà nước. Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho
thương mại quốc tế phát triển, đảm bảo sự lưu thơng hàng hóa với các
nước, khai thác tiềm năng và thế mạnh trong nước cũng như thế giới.
Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tăng mạnh, quan hệ buôn
bán với nước ngồi ngày càng mở rộng, lượng hàng hố xuất nhập khẩu hàng
năm tăng đáng kể. Một trong những dịch vụ vận tải đắc lực cho hoạt động vận
chuyển đó chính là vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Chính sách mở
cửa hội nhập với nước ngoài đã tạo ra những cơ hội mới cho nền kinh tế
Việt Nam, tạo ra thị trường to lớn đầy tiềm năng nhưng cũng đang đặt ra
nhiều thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hoá xuất nhập khẩu.
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, ngành vận tải biển có vai trị quan
trọng trong việc phát triển kinh tế đặc biệt là về lĩnh vực kinh doanh xuất
nhập khẩu trong thương mại quốc tế. Vận tải bằng đường biển chiếm 80%
nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Nhưng để cho hàng
hóa dễ dàng lưu thơng qua cửu khẩu của hai hay nhiều quốc gia thì cần phải
có một phương tiện chuyên chở vững chắc. Tàu biển đóng vai trị quan trọng
trong sự nghiệp phát triển vận tải biển. Phát triển các hoạt động giao nhận vận
tải hàng hóa xuất nhập khẩu ở nước ta có một ý nghĩa hết sức quan trọng, góp
phần tích lũy ngoại tệ, làm đơn giản hóa chứng từ, thủ tục thương mại, hải
quan và các thủ tục pháp lý khác, tạo điều kiện làm cho sức cạnh tranh hàng
hóa ở nước ta trên thị trường quốc tế tăng đáng kể, đẩy mạnh tốc độ giao lưu
hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới, góp phần làm cho đất
nước phát triển nhịp nhàng, cân đối.
1
Nhận thức tầm quan trọng của công tác thuê tàu trong trao đổi mua bán
hàng hóa xuất nhập khẩu cùng với những kiến thức đã học ở trường kết hợp
với thời gian tìm hiểu tại cơng ty vận tải biển quốc tế Bình Minh, em đã lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ KHAI THÁC TÀU
BMC CAPO TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ
BÌNH MINH”
Do kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên trong q
trình hồn thành đề tài tốt nghiệp khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ. Em xin chân thành cảm ơn sự
quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo cũng như các cô chú, anh chị ở công ty
vận tải biển quốc tế Bình Minh đã giúp đỡ em trong q trình thực tập tại
cơng ty. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo Đặng Công Xưởng, người đã trực
tiếp hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian em thực hiện
báo cáo tốt nghiệp này. Kết cấu báo cáo của em gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về khai thác tàu chuyến.
Chương 2: Tìm hiểu nghiệp vụ khai thác tàu BMC CAPO tại Công Ty
Cổ Phần Vận Tải Biển Quốc Tế Bình Minh
Chương 3 :Nhận xét, đánh giá
2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC TÀU CHUYẾN
1.1. Tổng quan về khai thác tàu chuyến
1.1.1. Khái niệm
Tàu chuyến là loại tàu hoạt động không theo tuyến cố định, khơng có lịch
trình chạy tàu được cơng bố từ trước mà theo yêu cầu của người thuê tàu trên
cơ sở của các loại hợp đồng thuê tàu chuyến.
Vận tải tàu chuyến là hình thức tổ chức khai thác tàu hoạt động khơng teo
tuyến cố định, khơng có lịch trình công bố từ trước mà theo yêu cầu của
người thuê tàu trên cơ sở của hợp đồng thuê tàu chuyến.
Hình thức khai thác tàu chuyến là một trong những hình thức phổ biến
nhất hiện nay đối với hầu hết các nước có đội tàu bn vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển. Hình thức này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang
phát triển có đội tàu cịn nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển, nguồn hàng
không ổn định.
1.1.2. Đặc điểm của hình thức thuê tàu chuyến
a) Số lượng cảng ghé (Ports of Call) trong mỗi chuyến đi
Số lượng cảng ghé trong mỗi chuyến đi là không giống nhau. Nó tùy
thuộc vào hợp đồng thuê tàu chuyến (hợp đồng vận chuyển). Số lượng cảng
có thể có hai hoặc nhiều hơn. Do vậy người khai thác phải nắm rõ số lượng
cảng ghé hoặc số lượng cầu tàu để đưa ra mức giá hợp lý với các khoản chi
phí phải bỏ ra trong từng chuyến đi.
b) Thời gian chuyến đi
Thời gian chuyến đi của mỗi tàu được xác định kể từ khi tàu kết thúc
chuyến đi trước và bắt đầu tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển mới cho
đến khi hồn thành việc dỡ trả hàng tại cảng đích. Thời gian chuyến đi của tàu
chuyến không cố định, phụ thuộc vào điều kiện hàng hải, tốc độ của tàu, mức
giải phóng và thỏa thuận về thời gian làm hàng giữa chủ tàu và người thuê
3
tàu.
c) Loại hàng và khối lượng hàng yêu cầu vận chuyển
- Các loại hàng được chuyên chở bằng tàu chuyến thường là nguyên liệu,
nhiên liệu, các loại quặng, than đá và sản phẩm nông nghiệp.
- Khối lượng hàng giữa các chuyến đi không ổn định, phụ thuộc vào các
hợp đồng hay các đơn hàng (yêu cầu của chủ hàng). Thông thường các lô
hàng trong hợp đồng vận tải tàu chuyến là những lơ hàng có khối lượng lớn,
th chở ngun tàu cho một chủ hàng. Tàu có thể tận dụng tối đa hoặc lãng
phí sức chở tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Chủ tàu có thể xem xét nhiều
phương diện để ra quyết định có nên ký hết hợp đồng hay khơng. Các tàu có
thể chờ cơ hội thích hợp hơn về nguồn hàng và giá cước để có khoản thu cao
hơn. Vì vậy việc tìm hiểu kỹ thị trường là điều cần thiết.
d) Trách nhiệm chuyên chở
Các trách nhiệm được quy định trong hợp đồng do hai bên thỏa thuận.
Người chuyên chở không được quyền tùy ý thay tàu khác với hợp đồng vận
chuyển (trừ khi có thỏa thuận khác). Hợp đồng thuê tàu chuyến là cơ sở pháp
lý ràng buộc trách nhiệm thực hiện hợp đồng giữa nguời vận chuyển và người
thuê tàu.
e) Hành trình của tàu
Các chuyến đi của tàu có thể khác nhau về hành trình, tàu khơng nhất thiết
phải lập lại hành trình cũ, trừ khi chủ hàng thuê nhiều chuyến liên tục.
f) Giá cước vận chuyển
Theo thỏa thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, giá
cước tàu biến động thường xuyên theo cung cầu của từng loại thị trường trong
từng khu vực.
g) Loại tàu và cỡ tàu
Các tàu chở chuyến gồm nhiều chủng loại và nhiều cỡ khác nhau, tùy
4
thuộc vào các nguồn hàng trên từng thị trường, nhìn chung các tàu chở
chuyến có cơ hội tận dụng tối đa năng lực chở hàng (đầy sức tải hoặc đầy sức
chứa của tàu)
h) Chi phí xếp dỡ và điều kiện chở hàng
Người vận chuyển và người thuê tàu sẽ thỏa thuận về các chi phí xếp
hàng, sắp xếp hàng và san cào hàng trong hầm tàu, chi phí dỡ hàng ra khỏi
tàu, chi phí vật liệu chèn lót, chằng buộc hàng, việc chở hàng trên boong.
1.1.3. Ưu nhược điểm của khai thác tàu chuyến
1.1.2.1. Ưu điểm
- Hình thức khai thác tàu chuyến có tính linh hoạt cao, chủ tàu tùy ý lựa
chọn các nhu cầu vận chuyển có lợi cho họ tron từng điều kiện cụ thể.
- Chủ tàu kịp thời điều chỉnh giá cước phù hợp với biến động chi phí của
tàu và thị trường vận tải.
- Tàu có cơ hội tận dụng được hết sức tải trong từng chuyến đi, vì vậy nếu
làm tốt cơng tác tìm hàng thì chính thức khai thác tàu chuyến có thể đạt hiệu
quả cao, đặc biệt là các lô hàng khối lượng lớn.
1.1.2.2. Nhược điểm
- Khó tổ chức và phối hợp giữa tàu và cảng cùng các bên liên quan khác.
- Giá cước vận tải tàu chuyến biến động bất thường, phụ thuộc cung cầu
thị trường.
- Tốc độ của tàu chuyến thường thấp hơn tàu định tuyến và thời gian tập
kết hàng dài hơn so với tàu định tuyến, vì vậy thường gây ra chi phí tồn kho
của chủ hàng rất lớn ( ứ đọng vốn lưu động của chủ hàng).
- Thủ tục ký kết hợp đồng phức tạp, thường gây ra các tranh chấp trong
quá trình thực hiện hợp đồng do sự đa dạng về tập quán hàng hải.
1.1.3. Phân loại chuyến đi của tàu chuyến
1.1.3.1. Mục đích của việc phân loại chuyến đi tàu chuyến
5
Các tàu vận tải biển có thể được tổ chức khai thác theo các chuyến đi khác
nhau, mỗi loại chuyến đi sẽ có thời gian và các chi phí khác nhau, phụ thuộc
vào số lượng cầu bến mà tàu phải ghé vào làm hàng, giá cả nhiên liệu, tính
liên tục của sản xuất vận tải và tính chất thị trường…
1.1.3.2. Các loại chuyến đi của tàu chuyến
Theo hướng đi của luồng hàng
- Chuyến đi một chiều
- Chuyến đi hai chiều
Theo số lượng cảng xếp/dỡ hàng hóa trong một chuyến
- Chuyến đi đơn giản
- Chuyến đi phức tạp
Theo giới hạn thị trường
- Chuyến đi nội địa: là chuyến đi chở hàng giữa các cảng trong nước
- Chuyến đi quốc tế: ( Chở hàng xuất nhập khẩu, chở thuê giữa các cảng
nước ngồi).
1.2. Quy trình cơ bản tổ chức khai thác tàu chuyến
a) Chào tàu (Tunnage offer) và các yêu cầu vận chuyển (đơn hàng - Cargo
Offer)
- Để quảng bá dịch vụ của mình người khai thác tàu sẽ gửi các bản chào
tàu tới các nhà môi giới, đại lý, các cửa hàng thông qua các phương tiện
truyền thông hoặc mail, fax.
- Nội dung chủ yếu của bản chào tàu như sau (Tên tàu và quốc tịch, năm
đóng và nơi đăng kiểm các đặc trưng kỹ thuật chủ yếu của đội bảo hiểm tàu).
- Người khai thác tàu sẽ thu thập các nhu cầu vận chuyển từ các chủ hàng
hoặc từ người môi giới gửi tới bằng các mail, fax hoặc qua các website qua đó
tìm kiếm cơ hội kinh doanh phù hợp với điều kiện khai thác của mình.
- Các đơn chào hàng thường có các nội dung cơ bản như sau (tên hàng,
6
khối lượng càn vận chuyển, dung sai về lượng và quyền lựa chọn, cảng đi và
đến của hàng, mức xếp dỡ hàng, giá cước, điều kiện chi phí xếp dỡ, mức hoa
hồng môi giới).
b) Lập các phương án sơ bộ bố trí tàu theo các đơn hàng
Cơ sở lập các phương án bố trí tàu phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tàu phải đủ điều kiện đi biển theo tuyến vận chuyển (cấp tàu phải phù
hợp với tuyến đường vận chuyển theo đơn chào hàng, thỏa mãn các yêu cầu
kiểm tra của chính quyền hành chính cảng biển).
- Đặc trưng khai thác tàu phải phù hợp với hàng hóa:
+ Loại tàu phải phù hợp với hàng hóa cần vận chuyển.
+ Sức nâng của cần trụ tàu phù hợp với trọng lượng mã hàng.
+ Dung tích chưa hàng của tàu đủ để xếp hết lơ hàng hóa u cầu, có thể
xét đến khả năng xếp hàng trên boong nếu cho phép.
+ Trọng tải thực chở của tàu không được nhỏ hơn khối lượng hàng cần
vận chuyển.
- Tàu phải đến cảng xếp hàng đúng theo yêu cầu về thời gian của người
thuê.
c) Lập sơ đồ công nghệ chuyến đi
- Sơ đồ cơng nghệ chuyến đi thể hiện các q trình tác nghiệp của tàu trên
đường đi và tại các cảng theo từng phương án bố trí tàu, dựa vào sơ đồ cơng
nghệ chuyến đi để xác định hao phí thời gian và chi phí khai thác cho chuyến
đi của từng tàu trên từng tuyến.
d) Ước tính hiệu quả kinh tế chuyến đi
Tính tốn chi phí và thu nhập chuyến đi
- Chi phí chuyến đi của tàu gồm 2 nhóm chính là chi phí cố định và chi
phí biến đổi. Mục đích của việc tính tổng chi phí chuyến đi là để xây dựng
mức cước hợp lý khi chủ tàu được quyền định cước.
7
- Chi phí cố định của các tàu phải có được tính sẵn thành một bảng cho
từng con tàu theo thời gian để nhanh chóng so sánh với mức cho thuê định
hạn và là cơ sở để xác định lãi rịng cho một ngày khai thác.
- Chi phí biến đổi của tàu sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như: lượng
nhiên liệu tiêu thụ, giá cả nhiên liệu, số lượng cầu bến mà tàu phải ghé vào,
biểu giá của các cảng, cự ly hành trình, điều kiện tuyến đường, thời hạn làm
hàng, chi phí đại lý và mơi giới…
- Thu nhập chủ yếu của tàu trong chuyến đi là tổng số tiền cước vận
chuyển hàng hóa, phụ thuộc vào mức cước, lượng hàng chuyên chở và mức
dung sai về lượng do ai lựa chọn quy định trên các đơn chào hàng. Đối với
tàu chở hàng khơ thì mức cước thường được tính là bao nhiêu tiền trên một
đơn vị chuyên chở ($/MT), cho dù cước thỏa thuận hoặc được ấn định trước
bởi người thuê tàu. Riêng cước tàu dầu và sản phẩm dầu thì mức cước được
biểu thị bằng chỉ số WS trên từng tuyến cụ thể. Thu nhập của tàu gồm 2 loại:
Tổng thu nhập chưa trừ hoa hồng môi giới và thu nhập tịnh đã trừ hoa hồng
môi giới. Trong một số trường hợp, thu nhập của tàu có thể tính theo cước
Lumpsum (tính theo DWT của tàu).
e) Chọn phương án
Để quyết định chọn phương án nào có lợi trong số các phương án bố trí tàu
sơ bộ đã lập, chủ tàu cần xem xét các vấn đề sau:
- Nếu thu nhập của tàu ứng với điểm treo tàu thì loại bỏ phương án đó.
- Nếu thu nhập của tàu theo các đơn chào hàng lớn hơn điểm treo tàu thì
việc lựa chọn phương án có lợi sẽ theo quan điểm sau: phương án có lợi là
phương án có Lmax
- Trường hợp Lk = L(k+1) sẽ phải tính thêm một số yếu tố sau: năng suất,
mức độ an tồn tuyệt đối với hàng hóa, sự thuận tiện trong công tác làm hàng,
cơ hội của chuyến tiếp theo trên tuyến,…
8
f) Ký kết hợp đồng.
Sau khi đã lựa chọn được phương án có lợi, chủ tàu nhanh chóng đàm phán
với thuê tàu tất cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng chuyên chở như cước
phí, chi phí xếp dỡ, thanh toán. Sau khi các bên đồng ý các điều khoản thì sẽ
tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển theo 2 dạng sau:
- Hợp đồng rút gọn (Fixture note): Các Fixture Note rất đa dạng tùy thuộc
vào tập quán từng khu vực và từng loại hàng. F/N dùng để tổ chức thực hiện
chuyến đi khi hợp đồng chính thức chưa được kí kết.
- Hợp đồng chính thức: là văn bản đầy đủ các điều khoản do hai bên thỏa
thuận, để đơn giản hóa trình tự lập hợp đồng, các bên thường dùng hợp đồng
mẫu cho từng loại hàng theo các khu vực thị trường đồng thời kèm theo phụ
lục (Rider Clause) của hợp đồng. Mẫu GENCON 22/76/94 là mẫu được sử
dụng rộng rãi hiện nay dùng cho hàng thông dụng không yêu cầu mẫu riêng.
Trước khi kết thúc chuyến đi phải hồn thành bản hợp đồng chính thức.
g) Thực hiện hợp đồng.
Để hoàn thành thực hiện Voyage C/P đã ký, người khai thác tàu phải triển
khai các công việc chính sau đây:
- Tìm đại lý phục vụ tàu tại các cảng (Agency Nomination).
- Lập bản hướng dẫn chuyến đi (Sailing Instuction).
- Thông báo tàu đến (NOA) tại cảng xếp và dỡ.
- Lập sơ đồ xếp hàng tại cảng xếp gửi cho các bên liên quan.
- Trao thông báo sẵn sàng (NOR).
- Nhận hàng để chở (Take the cargo in his charge for carriage).
- Cấp biên lai thuyền phó (M/R) tại cảng xếp.
- Cấp vận đơn đường biển (Issue B/L) tại cản xếp cho Shipper.
- Lập bản lược khai hàng hóa (cargo manifest) tại cảng xếp/dỡ.
- Cấp lệnh giao hàng (D/O) tại cảng dỡ và trả hàng cho người nhận.
9
- Quyết toán chuyến đi (các biên bản liên quan đến tàu và hàng: ROROC,
COR, CSC, SOF,….).
- Lập hóa đơn thu cước (Freight Invoice).
h) Thanh lý hợp đồng.
Sau khi kết thúc việc dỡ hàng các bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng.
Việc thanh lý hợp đồng có thể thực hiện bằng cách gặp gỡ trao đổi trực tiếp
hoặc quy định tự động kết thúc sau một số ngày nhất định kể từ khi kết thúc
việc dỡ hàng.
1.3. Hợp đồng thuê tàu chuyến
1.3.1. Khái niệm
- Theo điều 145 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, 2005: “Hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển
và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận
chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng
hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng”.
- Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 thì hợp đồng thuê tàu chuyến
được coi là hợp đồng vận chuyển theo chuyến.
- Theo tập quán hàng hải, hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Charter
Party) là một loại hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, trong đó
người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ cảng này để giao cho
người nhận ở một hay nhiều cảng khác, người thuê tàu cam kết trả cước phí
chuyên chở theo mức hai bên đã thỏa thuận.
- Như vậy, hợp đồng thuê tàu điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa người
chuyên chở và người thuê tàu. Người chuyên chở có thể là chủ tàu hoặc chỉ là
người thuê tàu của người khác để kinh doanh lấy cước. Người thuê tàu là các
chủ hàng hoặc người được ủy thác để chuyên chở hàng hóa.
1.3.2. Các loại hợp đồng thuê tàu chuyến
10
- Mặc dù hợp đồng thuê tàu chuyến là kết quả của một quá trình thương
lượng thỏa thuận giữa hai bên rồi mới được ghi chép lại, nhưng để đơn giản
hóa và rút ngắn thời gian đàm phán ký kết hợp đồng, các bên thường dựa vào
các mẫu hợp đồng (Standard Charter Party). Hợp đồng mẫu thường do các
luật gia, các tổ chức hàng hải Quốc gia và Quốc tế soạn thảo và có nhiều loại
khác nhau.
- Trên thế giới hiện nay có 60 loại hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu và
chúng có thể phân thành hai loại chính:
Loại thứ nhất
Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến mang tính chất tổng hợp. Thường dùng cho
việc thuê tàu chuyến chuyên chở hàng bách hóa (general cargo). Các mẫu
thường sử dụng phổ biến hiện nay là:
- Mẫu hợp đồng GENCON (Uniform General Charter): Mẫu này do tổ
chức BIMCO soạn thảo 1992 (The Baltic International Maritime conference)
và đã được bổ sung, hoàn chỉnh nhiều lần vào những năm 1976, 1994.
- Mẫu hợp đồng SCANCON: Do công hội Bimco phát hành năm 1956
dùng cho các nước trên bán đảo scandinaver.
b) Loại thứ hai
- Mẫu hợp đồng th tàu chuyến có tính chất chun dụng. Dạng mẫu hợp
đồng này dùng để áp dụng khi chuyên chở một loại hàng nhất định và trên
một tuyến đường nhất định.
+ Mẫu hợp đồng chở dầu: Exxxonvoy 1969; Mobilvoy 96; Shelvoy 5…
+ Mẫu hợp đồng chở than: “ POLCOAL – VOY 1971” của BaLan
+ Mẫu hợp đồng chở quặng: “SOVORECON 1962, ORECON 1950”
+ Mẫu hợp đồng chở ngũ cốc: “CENTROCON” của Mỹ và “AUSTRAL
1928” của Úc.
- Việc tiêu chuẩn hóa và thống nhất mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến vẫn
11
đang tiếp tục theo hai hướng:
+ Thống nhất nội dung hợp đồng trong phạm vi hợp đồng.
+ Đơn giản hóa nội dung của hợp đồng.
1.3.3. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
a) Phần mở đầu (Thông tin định dạng của hợp đồng)
- Tiêu đề, địa điểm, thời điểm ký kết.
- Cơ sở pháp lý và thực tiễn.
- Chủ thể của hợp đồng: Bao gồm tên và địa chỉ của người vận chuyển
(chủ tàu); tên và địa chỉ của người thuê vận chuyển.
b) Phần 2 (Các điều khoản của hợp đồng)
- Điều khoản về tàu: Tên tàu, các đặc trưng khai thác kỹ thuật cần thiết;
nếu thay thế tàu phải được sự đồng ý của người thuê tàu, phải ghi “hoặc một
tàu khác thay thế” (S.S.Ship) (trừ COA).
- Điều khoản về thời gian tàu có mặt tại cảng xếp hàng (Laycan).
- Điều khoản về hàng hóa: Tên hàng, quy cách, số lượng, dung sai về số
lượng, quyền lựa chọn dung sai, …
- Điều khoản về cảng xếp hàng: tên cảng và số lượng cầu/cảng xếp hoặc
dỡ.
- Điều khoản về cước phí vận chuyển: Mức cước, chi phí xếp dỡ (Fios,
LIFO)
- Điều khoản về trách nhiệm và miễn nhiệm của người chuyên chở.
- Điều khoản về thời gian làm hàng: Ngày làm hàng là những loại ngày
nào.
- Điều khoản về thưởng phạt làm hàng.
- Hoa hồng môi giới.
- Các điều khoản khác: Trọng tài, luật áp dụng, hai tàu đâm va cùng có lỗi,
cầm giữ hàng, bắt giữ tàu, tổn thất chung, thông báo tàu đến…
12
- Phụ lục (đi kèm hợp đồng mẫu để bổ sung một số điều khoản).
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ KHAI THÁC TÀU BMC CAPO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ BÌNH MINH
2.1. Tổng quan chung về công ty
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên gọi: Cơng ty cổ phần Vận Tải Biển Quốc Tế Bình Minh
- Địa chỉ: Trụ sở chính: số 19 – 20 Manhattan, Vinhomes Imperia, phường
Thượng Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Văn phòng 2: tầng 7 số 22 Lý Tự Trọng, phường Minh Khai,
quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
- Điện thoại: (0225).3569.586
- Email:
- Website:
Bảng 2.1 Thông tin chung công ty cổ phần Vận tải biển quốc tế Bình Minh
Tên đăng ký
Vốn điều lệ
Số nhân viên
Ngành nghề đăng
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ
BÌNH MINH
100 tỷ đồng
27 (khối văn phịng)
- Kinh doanh vận tải hàng hố ven biển và viễn dương
13
- Dịch vụ vận tải hành khách thuỷ bộ
- Quản lý khai thác tàu biển
ký kinh doanh:
- Dịch vụ đại lý tàu biển
- Dịch vụ đại lý vận tải nội địa, đại lý
- Kinh doanh kim khí, vật tư, máy móc, thiết bị hàng
hải, phương tiện vận tải thuỷ
Nguồn: />2.1.2. Lịch sử và phát triển
Công ty cổ phần vận tải biển quốc tế Bình Minh được thành lập năm
2006, với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn trong
lĩnh vực quản lý tàu đã từng bước thiết lập và tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài
với nhiều đối tác có uy tín ở các nước trong khu vực từ đó tạo tiền để vững
chắc để Cơng ty có thể cung cấp các dịch vụ quản lý tàu toàn diện bao gồm:
quản lý về kĩ thuật, quản lý thuyền viên, quản lý tài chính kế tốn, thuê tàu…
Năm 2005: Kết hợp cùng Công ty cổ phần vận tải biển Á Châu quản
lý khai thác đội tàu Victory (04 chiếc 4000DWT). Tại thời điểm đó
đội tàu được cho các đối tác nước ngoài thuê Định hạn chạy tuyến
quốc tế (Đông Nam Á và Đông Bắc Á, Nga, Nhật…).Gồm tàu Victory
(Bên thuê tàu Daebo Shipping Korea), Victory 08 (Đối tác thuê tàu là
Công ty Kemoh Shipping Korea), Victory 09 (Đối tác thuê tàu là
Công ty Tsurumaru shipping Nhật Bản), Victory 10 (Công ty tự quản
lý khai thác).
Năm 2007: Từ kinh nghiệm quản lý vận tải biển, Cơng ty đã bắt đầu
kí hợp đồng quản lý tồn bộ đội tàu gồm 3 chiếc (Đồng Tháp 18, Trãi
Thiên 68 và Trãi Thiên 86, Phu Hai 45), bao gồm quản lý về mặt kỹ
thuật, quản lý an toàn, an ninh tàu, thuyền viên, quản lý khai thác
thương mại cho Công ty cổ phần đầu tư và phát triển vận tải biển Trãi
14
Thiên. Môi giới thuê tàu định hạn cho các tàu (Quang Minh 126,
Đồng Tháp 18,…)
Năm 2008: Cơng ty kí hợp đồng quản lý khai thác toàn diện (vật tư,
kỹ thuật, thuyền viên, khai thác) cho một tàu VINAKANSAI 01 đóng
mới, trọng tải 5.188.4 tấn, đưa vào hoạt động trong tháng 9 năm 2008
chạy tuyến Đông Nam Á.
Năm 2009: Cơng ty kí hợp đồng quản lý khai thác tồn diện (vật tư,
kỹ thuật, thuyền viên, khai thác) cho tàu THAI BINH STAR đóng
mới, trọng tải 8.821 tấn, đưa vào hoạt động từ tháng 6 năm 2009 đến
tháng 12 năm 2018. Hạ thuỷ tàu 12.500 tấn số 1 (THAI BINH 01) và
đưa vào khai thác
Năm 2010: Thuê định hạn tàu PHUC HAI 5 khai thác trong khu vực
châu Á.
Năm 2012: Công ty ký hợp đồng dài hạn, chuyên chở hàng xi măng,
sắt thép, quặng chuyên tuyến Đông Nam Á - Trung Đông - Bắc Á.
Năm 2014: Công ty mua thêm tàu BMC ALPHA và khai thác tuyến
Đông Nam Á, Srilanka. Tàu BMC ALPHA treo cờ PANAMA và
mang cấp đăng kiểm NK.
Năm 2015: Công ty mua thêm tàu HA TIEN 1 và BMC BETA, đều
treo cờ VIỆT NAM và mang cấp đăng kiểm VR.
Năm 2016: Công ty mua thêm tàu BMC BRAVO và BMC
CALYPSO, đều treo cờ PANAMA và mang cấp đăng kiểm NK.
Năm 2017: Công ty mua thêm tàu BMC COSMOS treo cờ PANAMA
đăng kiểm NK.
Năm 2018: Công ty mua tàu BMC ENDORA, BMC CAPO đều treo
cờ PANAMA và đăng kiểm
2.1.3. Tầm nhìn
15
Bằng khát vọng tiên phong, chiến lược đầu tư bài bản cùng đội ngũ nhân
sự nhiệt huyết, Bình Minh Ship tin tưởng sẽ sớm trở thành thương hiệu vận
tải hành khách bằng đường sắt hàng đầu trong tâm trí của khách hàng.
Hình 2.1. BMC CAROL
Nguồn: />Bình Minh Ship trở thành một thương hiệu ngang tầm khu vực Đông Nam
Á trong việc mang đến cho các chủ tàu sự lựa chọn đội tàu vận tải biển tốt
nhất với giá thành vận tải cạnh tranh nhất.
2.1.4. Sứ mệnh
Sứ mệnh của Bình Minh Ship là không ngừng cải tiến để cung cấp cho
khách hàng một dịch vụ với những tiện ích tốt nhất và để phát triển bền vững,
đem lại cho mỗi thành viên một nghề nghiệp có ý nghĩa và đóng góp tích cực
cho cộng đồng.
16
Hình 2.2. BMC CAPO
Nguồn: />Sứ mệnh ấy là lời cam kết, là nhiệm vụ xuyên suốt quá trình hoạt động
của Ban lãnh đạo và tất cả các nhân viên Bình Minh Ship trong q trình phát
triển. Chúng tơi tâm niệm rằng, chỉ có phục vụ khách hàng bằng uy tín và chất
lượng dịch vụ cao nhất mới là cách tốt nhất để chinh phục các khách hàng và
đưa công ty ngày càng phát triển. Bình Minh Ship cam kết ưu tiên hàng đầu
bảo đảm an toàn cho con người, tàu, hàng hóa và mơi trường.
Bình Minh Ship nỗ lực để trở thành lựa chọn đầu tiên của của các chủ tàu
trong và ngoài nước trong lĩnh vực vận tải biển và dịch vụ vận tải thông qua
việc không ngừng cải tiến công tác quản lý tàu và hoạt động dịch vụ vận tải
ưu việt.
17
2.1.5. Giá trị cốt lõi
Hình 2.3. Tàu UNITED SEVEN
Nguồn: />a. Tính chun nghiệp: Chúng tơi ln duy trì sự chun nghiệp trong
mọi cơng việc. Chúng tơi có năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng quốc tế và sự
hợp tác tốt trong việc quản lý khai thác đội tàu vận tải biển quốc tế và cung
cấp các dịch vụ vận tải đáp ứng yêu cầu của các chủ tàu.
b. Sự tin cậy: Đội ngũ cán bộ đáng tin cậy, làm việc trên nguyên tắc tôn
trọng lẫn nhau gắn với trách nhiệm của từng cá nhân.
c. Tinh thần trách nhiệm: Đội ngũ cán bộ làm việc tận tụy và có trách
nhiệm với những gì đã cam kết.
d. Tính quyết đốn và sáng tạo: Chúng tôi luôn tin tưởng và sáng tạo
trong việc thực hiện các cơng việc và nhiệm vụ của mình.
e. Sự trung thành: Đội ngũ cán bộ trung thành, trung thực, ln cố gắng
tối đa để duy trì sự ổn định phát triển và triệt để tôn trọng những quy tắc đạo
đức của Công ty. Chúng tôi luôn tự hào được làm việc cho Bình Minh Ship.
f. Tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức: Chính sách tài chính minh
bạch, nền tảng nguồn lực vững chắc, luôn công bằng và tin cậy của các chủ
tàu. Chúng tơi có trách nhiệm với xã hội và thông tin một cách trung thực với
18