Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Thị Xã Chí Linh-Tỉnh Hải Dương.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.86 KB, 157 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn
này là hoàn toàn trung thực, nội dung của Luận văn chưa từng được công bố
trong bất cứ một cơng trình khoa học nào trước đây.
Tơi cam đoan mọi tài liệu tham khảo trích dẫn trong Luận văn này đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả Luận văn

Nguyễn Như Nguyện


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thủy lợi - Hà
Nội, được sự giảng dạy và tận tình giúp đỡ của các thầy, cô giáo, tác giả đã
trang bị thêm rất nhiều những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như
trong thực tế cuộc sống, củng cố thêm hành trang kiến thức trong q trình
cơng tác sau này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đặc biệt là thầy giáo
hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Bá Uân đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành Luận
văn này.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng
chí lãnh đạo, cán bộ của Phịng Tài ngun và Mơi trường, Văn phịng đăng
ký quyền sử dụng đất, Phịng Kinh tế thị xã Chí Linh; lãnh đạo và cán bộ
chuyên môn các xã, phường trên địa bàn; các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện
để tác giả thu thập số liệu và những thông tin cần thiết liên quan để thực hiện
nghiên cứu hoàn thiện Luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng mảng
nghiên cứu của đề tài rộng, thời gian ngắn, khả năng và kinh nghiệm có hạn
nên Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong được các
thầy, cơ giáo, các đồng nghiệp góp ý để các nghiên cứu trong Luận văn này
được áp dụng vào thực tiễn.


Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Như Nguyện


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ................................................................. 1
1.1. Một số vấn đề về quản lý sử dụng đất nơng nghiệp................................... 1
1.1.1. Đất nơng nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp ......................... 1
1.1.2. Đặc điểm sử dụng đất nơng nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới ................. 12
1.1.3. Vấn đề suy thối đất nơng nghiệp ......................................................... 14
1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá .................... 26
1.2.1. Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá ............................................. 28
1.2.2. Hiệu quả xã hội và các chỉ tiêu đánh giá .............................................. 30
1.2.3. Hiệu quả môi trường và các chỉ tiêu đánh giá ...................................... 31
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp ......... 33
1.3.1. Nhóm các yếu tố kỹ thuật ..................................................................... 33
1.3.2. Nhóm các yếu tố tổ chức - quản lý ....................................................... 34
1.3.3. Nhóm các yếu tố xã hội - pháp lý ......................................................... 35
1.4. Kinh nghiệm về sử dụng đất nông nghiệp tại một số nước trên thế giới và
Việt Nam ......................................................................................................... 36
1.4.1. Kinh nghiệm sử dụng đất nông nghiệp ở một số nước trên thế giới .... 36
1.4.2. Kinh nghiệm sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam ............................. 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 43
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÍ LINH TRONG THỜI GIAN QUA ........ 45
2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Chí Linh. 45

2.1.1. Điều kiện tự nhiên thị xã Chí Linh ....................................................... 45
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 49
2.2. Thực trạng việc sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn thị xã Chí Linh .. 51


2.2.1. Tình hình biến động đất đai của thị xã Chí Linh những năm gần đây . 51
2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 ..................................... 53
2.2.3. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của thị xã ...................... 55
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp của thị xã Chí Linh ............ 60
2.3.1. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất .................................... 63
2.3.2. Hiệu quả xã hội của việc sử dụng đất nông nghiệp .............................. 79
2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp về mặt môi trường .......... 81
2.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 84
2.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 84
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................................................ 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 87
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÍ LINH... 88
3.1. Định hướng phát triển nơng nghiệp của thị xã Chí Linh trong thời gian tới .. 88
3.2. Nguyên tắc và căn cứ đề xuất các giải pháp ............................................ 89
3.2.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ................................................................ 89
3.2.2. Căn cứ đề xuất các giải pháp................................................................. 91
3.3. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn thị xã Chí Linh................................................................. 95
3.3.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch sử dụng đất ........................................... 95
3.3.2. Nhóm giải pháp về áp dụng kỹ thuật công nghệ................................... 98
3.3.3. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý ................................................... 101
3.3.4. Nhóm giải pháp về giáo dục - pháp lý - kinh tế - xã hội - môi trường102
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 114


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích đất tự nhiên và đất nông nghiệp chưa được khai thác của
các Châu lục trên thế giới................................................................................ 37
Bảng 1.2. Diện tích đất nơng nghiệp ở Việt Nam ........................................... 41
Bảng 2.1. Đặc điểm khí hậu, thời tiết ............................................................. 47
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Chí Linh năm 2014 ........................ 51
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp thị xã Chí Linh năm 2014 .... 54
Bảng 2.4. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 ............................................ 61
Bảng 2.5. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 ............................................ 62
Bảng 2.6. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 ............................................ 62
Bảng 2.7. Hiệu quả kinh tế trên một ha của các cây trồng chính tại .............. 65
Tiểu vùng 1...................................................................................................... 65
Bảng 2.8. Hiệu quả kinh tế trên một ha của các cây trồng chính tại .............. 66
Tiểu vùng 2...................................................................................................... 66
Bảng 2.9. Hiệu quả kinh tế trên một hacủa các cây trồng chính tại ............... 67
Tiểu vùng 3...................................................................................................... 67
Bảng 2.10. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 ............... 70
Bảng 2.11. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 ............... 73
Bảng 2.12. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 ............... 75
Bảng 2.13. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các vùng..................................... 76
Bảng 2.14. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo loại hình sử dụng đất ................. 77
Bảng 2.15. Mức độ sử dụng phân bón của một số cây trồng .......................... 82
Bảng 3.1 : Dự kiến quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 ........ 97


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng
cho con người. Mỗi quốc gia khác nhau có quỹ đất khác nhau và quỹ đất của
mỗi quốc gia đều có giới hạn, do vậy đất đai trở thành một tài sản quý của
mỗi quốc gia. Cùng với vai trị đó, đất đai cịn là mơi trường sống của con
người và động thực vật, là không gian sống, nơi phân bố dân cư và các hoạt
động kinh tế xã hội khác của con người.
Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai khơng chỉ là đối tượng lao động
mà cịn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Việc sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp không chỉ đơn thuần là ngành kinh tế sinh học, tạo ra lương thực,
thực phẩm mà còn được coi là nền kinh tế sinh thái, gắn liền với phát triển
kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Trong sự phát triển của ngành kinh tế thị trường, đất đai phải chịu áp
lực từ nhiều phía như: sự phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa; sự bùng nổ dân số và su hướng đơ thị hóa, việc khai thác và sử dụng
đất không hiệu quả để đáp ứng nhu cầu lương thực, sinh hoạt của con
người,... hậu quả của những áp lực đó là: diện tích đất nơng nghiệp bị giảm,
đất đai bị thoái hoá mất khả năng canh tác, ảnh hưởng đến đời sống của con
người và mất cân bằng sinh thái.
Việc nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất đã được nhiều tổ chức, nhiều
quốc gia và nhiều nhà khoa học trên thế giới đề cập tới và được coi là một vấn
đề cần thiết khi nghiên cứu tình hình sử dụng đất đai của các địa phương.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có mật độ dân số đơng, diện
tích đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên với việc chuyển mục đích một
cách ồ ạt sang các mục đích khác đã làm giảm đáng kể diện tích đất nơng
nghiệp, làm ảnh hưởng đến anh ninh lương thực quốc gia. Ngoài ra với việc


sử dụng đất khơng có hiệu quả dẫn tới việc đóng góp của ngành nơng nghiệp
đối với nền kinh tế quốc dân chưa xứng với tiềm năng của nó.
Thị xã Chí Linh nằm ở phía đơng bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm

tỉnh 40 km. Phía đơng giáp huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh. Phía tây giáp
tỉnh Bắc Ninh. Phía nam giáp huyện Nam Sách. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
Phía bắc và đơng bắc của thị xã là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đơng Triều,
ba mặt cịn lại được bao bọc bởi sơng Kinh Thày, sơng Thái Bình và sơng
Đơng Mai. Với tổng diện tích tự nhiên là 28202.78 ha, diện tích đất nơng
nghiệp chiếm khoảng 73% tổng diện tích tự nhiên tồn thị xã. Cùng với các
địa phương trong cả nước, thị xã Chí Linh cũng đang tiến hành cơng nghiệp
hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn mà cụ thể là chương trình xây
dựng nơng thôn mới. Từ thực tế trên cho thấy việc đánh giá và đưa ra hướng
quản lý, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, tác giả
đã lựa chọn đề tài “Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nơng nghiệp trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
thị xã Chí Linh, tình Hải Dương.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thời gian kể từ khi thực hiện Luật
Đất đai (sửa đổi) năm 2003 đến nay, trong đó tập trung chủ yếu vào thời kỳ từ
năm 2008 đến nay và các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn từ nay đến
năm 2020.


3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tình hình quản lý, sử
dụng đất nơng nghiệp tại thị xã Chí Linh, Luận văn đề xuất giải pháp để phát
huy tiềm năng đất nơng nghiệp hiện có và nâng cao hiệu quả sử chúng nhằm
góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu, phương pháp chuyên
gia áp dụng khi thu thập thông tin tài liệu của các nghiên cứu thực tế;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, phân tích tổng hợp, phân tích so
sánh: Nhằm phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng việc quản lý và sử dụng
đất đai, từ đó rút ra những kết quả cần phát huy và những tồn tại cần khắc
phục;
- Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường;
- Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy;
- Phương pháp hệ thống hóa;
- Phương pháp dự báo.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý,
sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Chí
Linh, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ảnh
hưởng và đề xuất được những giải pháp thích hợp có tính khả thi.
b. Ý nghĩa thực tiễn


Việc nghiên cứu tìm ra được giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Chí Linh, góp phần
quan trọng trong việc quản lý, sử dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn tài nguyên đặc biệt này tại địa phương.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý, sử dụng đất nông
nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá và những
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng đất nơng
nghiệp của thị xã Chí Linh, từ đó rút ra những kết quả đã đạt được cần phát
huy và những mặt còn tồn tại, vướng mắc cần nghiên cứu giải pháp khắc
phục, tháo gỡ.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp nhằm phát huy
được tiềm năng đất đai nông nghiệp hiện có và đáp ứng mục tiêu phát triên
kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn kết cấu theo kiểu truyền thống gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp
Chương 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn thị xã
Chí Linh trong thời gian qua
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn thị xã Chí Linh


1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề về quản lý sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nơng nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản
xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nơng nghiệp bao gồm đất
sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
và đất nông nghiệp khác. [23]

1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nơng nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
a. Đất trồng cây hàng năm
Đất cây trồng hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh
trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một năm, kể cả đất sử
dụng theo chế độ canh tác khơng thường xun, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử
dụng vào mục đích chăn ni. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng
vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
* Đất trồng lúa
Đất trồng lúa là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng
lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép
nhưng trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa
nước còn lại, đất trồng lúa nương.


2
- Đất chuyên trồng lúa nước: là ruộng lúa nước cấy trồng từ hai vụ lúa
mỗi năm trở lên kể cả trường hợp luân canh với cây hàng năm khác, có khó
khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc phải bỏ hóa khơng q một
năm.
- Đất trồng lúa nước cịn lại: là ruộng lúa nước khơng phải chuyên
trồng lúa nước.
- Đất trồng lúa nương: là đất nương, rẫy để trồng từ một vụ lúa trở lên.
* Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cỏ vào trăn nuôi là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên
có cải tạo để chăn ni gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự nhiên có cải
tạo.
- Đất trồng cỏ: là đất gieo trồng các loại cỏ được chăm sóc, thu hoạch

như các loại cây hàng năm.
- Đất cỏ tự nhiên có cải tạo: là đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên đã được cải tạo,
khoanh nuôi, phân thành từng thửa để chăn nuôi đàn gia súc.
* Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng cây hàng năm không phải đất
trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng mầu, hoa, cây
thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tầm, cỏ không để chăn nuôi; gồm đất bằng
trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
- Đất bằng trồng cây hàng năm khác: là đất bằng phẳng ở đồng bằng,
thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
- Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác: là đất nương, rẫy ở trung du
và miền núi để trồng cây hàng năm khác.
b. Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng
trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh


3
trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như Thanh
long, Chuối, Dứa, Nho, v.v.; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất
trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.
* Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
Đất trồng cây công nghiệp lâu năm là đất trồng cây lâu năm có sản
phẩm thu hoạch không phải là gỗ để làm nguyên liệu cho sản xuất công
nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được gồm chủ yếu là chè, cà phê,
cao su, hồ tiêu, điều, ca cao, dừa, v.v.
* Đất trồng cây ăn quả lâu năm
Đất trồng cây ăn quả lâu năm là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm thu
hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến.
* Đất trồng cây lâu năm khác

Đất trồng cây lâu năm khác là đất trồng cây lâu năm không phải đất
trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm gồm chủ yếu
là đất trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan khơng thuộc đất lâm
nghiệp, đất vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen
lẫn cây hàng năm.
2. Đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng
đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bị
khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng
rừng mới (đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã
giao để trồng rừng mới); bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng.
a. Đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp
theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng


4
tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng
sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.
* Đất có rừng tự nhiên sản xuất
Đất có rừng tự nhiên sản xuất là đất rừng sản xuất có rừng tự nhiên đạt
tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
* Đất có rừng trồng sản xuất
Đất có rừng trồng sản xuất là đất rừng sản xuất có rừng do con người
trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
* Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất là đất rừng sản xuất đã có
rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng.
b. Đất rừng phòng hộ

Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phịng hộ đầu
nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió,
chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phịng hộ, đất có rừng trồng phịng
hộ, đất khoanh ni phục hồi rừng phịng hộ, đất trồng rừng phịng hộ.
* Đất có rừng tự nhiên phịng hộ
Đất có rừng tự nhiên phịng hộ là đất rừng phịng hộ có rừng tự nhiên đạt tiêu
chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
* Đất có rừng trồng phịng hộ
Đất có rừng trồng phịng hộ là đất rừng phịng hộ có rừng do con người
trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
* Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phịng hộ
Đất khoanh ni phục hồi rừng phịng hộ là đất rừng phịng hộ đã có
rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng.
* Đất trồng rừng phòng hộ


5
Đất trồng rừng phòng hộ là đất rừng phòng hộ nay có cây rừng mới
trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.
c. Đất rừng đặc dụng
Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí
nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc
gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hố, danh lam thắng cảnh, bảo vệ mơi trường
sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm
đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh ni
phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng.
* Đất có rừng tự nhiên đặc dụng
Đất có rừng tự nhiên đặc dụng là đất rừng đặc dụng có rừng tự nhiên
đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

* Đất có rừng trồng đặc dụng
Đất có rừng trồng đặc dụng là đất rừng đặc dụng có rừng do con người
trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
* Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng là đất rừng đặc dụng đã có
rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng.
* Đất trồng rừng đặc dụng
Đất trồng rừng đặc dụng là đất rừng đặc dụng nay có cây rừng mới
trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nuôi trồng thuỷ sản là đất được sử dụng chun vào mục đích ni,
trồng thuỷ sản; bao gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn và đất chuyên
nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
a. Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn


6
Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn là đất chuyên nuôi, trồng thuỷ
sản sử dụng môi trường nước lợ hoặc nước mặn.
b. Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là đất chuyên nuôi, trồng
thuỷ sản sử dụng môi trường nước ngọt.
4. Đất làm muối
Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
5. Đất nơng nghiệp khác
Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà
kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức
trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại
nghiên cứu thí nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây

dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình,
cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng
cụ sản xuất nơng nghiệp. [23]
1.1.1.3. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp
1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới
Hiện nay, tồn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp trên thế
giới là 3.256 triệu hecta, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Những
loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại
đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt trên tồn thế giới mới
chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu hecta), trong
đó chỉ có 46% đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp cịn 54% đất có khả
năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Kết quả đánh giá đất nông nghiệp
của thế giới cho thấy: chỉ có 14% đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất
trung bình, nhưng có tới 58% đất có năng suất thấp. [28]


7
Hàng năm, trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nơng
nghiệp trở nên khó khăn hơn. Không chỉ đối mặt với sự sụt giảm về diện tích,
cả thế giới cũng đang lo ngại trước sự suy giảm chất lượng đất trồng. Một
diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng
do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. Sự gia tăng sử dụng thuốc
BVTV cũng tạo ra nguy cơ ơ nhiễm đất nơng nghiệp. Thuốc hóa học trừ sâu,
phân bón hóa học trên thế giới ngày càng được sử dụng nhiều. Trong thập
niên 80, thuốc BVTV được sử dụng ở các nước như: Indonexia, Pakistan,
Philipin, Srilanka đã tăng hơn 10%/năm. Thuốc BVTV gây hại nghiêm trọng
cho môi trường và sức khỏe con người. Theo ước lượng của Tổ chức WHO,
mỗi năm có 3% lao động trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25
triệu người) bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Thập niên 90, ở Châu Phi mỗi năm
11 triệu người bị nhiễm độc. Tại Malayxia, 7% nông dân bị ngộ độc hàng

năm và 15 % bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời.
Hiện tượng mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nơng
nghiệp. Tồn thế giới có khoảng 3,8 tỷ hecta rừng. Hàng năm mất đi khoảng
trên 15 triệu hecta. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm. Diện tích rừng
bị mất nhiều nhất ở vùng châu Mỹ - Latinh và châu Á. Tại Braxin hàng năm
mất 1,7 triệu hecta rừng, tại Ấn Độ con số này là 1,5 triệu ha. Tại các nước
như: Campuchia và Lào, nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu
gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn
kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú. [28]
Hoang mạc hoá hiện đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời
sống ít nhất 850 triệu người. Hoang mạc hố là q trình tự nhiên và xã hội.
Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang
đứng trước nguy cơ hoang mạc hóa. Hàng năm có khoảng 6 triệu hecta đất bị
hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người.


8
Xói mịn rửa trơi cũng là một ngun nhân khác gây suy thối đất. Mỗi
năm rửa trơi xói mịn chiếm 15% ngun nhân thối hố đất. Trung bình đất
đai trên thế giới bị xói mịn 1,8 - 3,4 tấn/hecta/năm. Tổng lượng dinh dưỡng
bị rửa trơi xói mịn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng
sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. Sự xói mòn đất dẫn tới hậu quả là làm
giảm năng suất đất, tạo ra nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài
nguyên, làm mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái và nhiều nguy cơ
khác. [28]
Tỷ trọng các nguyên nhân gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng
30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc
quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hố gây
ơ nhiễm 1%. Mức độ tác động của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các
châu lục không giống nhau: ở Châu Âu, châu Á và Nam Mỹ, mất rừng là

nguyên nhân hàng đầu trong khi ở châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia
súc quá mức có ảnh hưởng nhiều nhất; ở Bắc và Trung Mỹ thì nguyên nhân
chủ yếu lại do hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Thối hóa đất làm nghèo dinh
dưỡng, phá hủy cân bằng chu trình nước và tạo nguy cơ mất an ninh lương
thực, tỷ lệ nghèo đói gia tăng.
Khoảng 2/3 diện tích đất nơng nghiệp trên thế giới đã bị suy thối
nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mịn rửa trơi, sa mạc hố, chua hố,
mặn hố, ơ nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất
nơng nghiệp đã bị suy thối mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hố do biến
động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi
năm mở rộng lấn mất 100.000 hecta đất nơng nghiệp và đồng cỏ. Thối hố
mơi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới
trong 25 năm tới.


9
Tốc độ đơ thị q nhanh dẫn tới sự hình thành các siêu đô thị, hiện nay
trên thế giới đã có khoảng 20 siêu đơ thị với dân số trên 10 triệu người. Sự
hình thành siêu đơ thị gây khó khăn cho giao thông vận tải, nhà ở, nguyên vật
liệu, xử lý chất thải và cũng làm giảm bớt diện tích đất nơng nghiệp. [28]
Bước vào thế kỷ 21, với những thách thức về an ninh lương thực, dân
số, môi trường sinh thái, nông nghiệp - một ngành sản xuất lương thực, thực
phẩm cơ bản nuôi sống con người phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhu cầu
của con người ngày càng tăng đó gây sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất
nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất đã ảnh hưởng lớn đến
năng suất, chất lượng nông sản và khả năng đảm bảo an ninh lương thực.
Thực tế cho thấy, khi đất nông nghiệp bị thối hóa thì cuộc sống của con
người bị đe dọa. Theo FAO, tình trạng thối hóa đất gia tăng đã khiến năng
suất cây trồng giảm và có thể đe dọa tới tình hình an ninh lương thực đối với
khoảng ¼ dân số trên thế giới. Năng suất cây trồng giảm, giá lương thực tăng

cao, nguồn dự trữ thấp, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai ngày
càng nhiều đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói của hàng triệu
người ở các nước đang phát triển.
Bên cạnh hiện tượng thu hẹp về diện tích đất nơng nghiệp do q trình
cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do sa
mạc hóa, xói mịn, rửa trơi, mất rừng, việc chuyển đổi sử dụng đất nơng
nghiệp khơng bền vững sẽ làm tình trạng sản xuất nơng nghiệp rơi vào tình
trạng trầm trọng hơn trong vịng luẩn quẩn: suy thối đất – mất đa dạng sinh
học – biến đổi khí hậu – hiệu quả sử dụng đất thấp – tăng cường khai thác đất
– suy thoái đất. Cùng với mức tăng dân số và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu
của con người về các sản phẩm nơng nghiệp thì cách tiếp cận quản lý đất đai
không bền vững đã đem lại nhiều thất bại.


10
Tóm lại, đất nơng nghiệp trên thế giới đã khơng nhiều so với tổng diện
tích tự nhiên, lại bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững dẫn tới nhiều hệ
luỵ xấu cho hiện tại và tương lai. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân
chủ yếu vẫn là do con người. Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên thế giới, chúng tôi nhận thấy rằng tăng cường quản lý và sử
dụng đất theo hướng nâng cao hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối
cảnh hiện nay.
2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp tại Việt Nam
Tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam là 33.168.855 hecta, đứng thứ 59
trong hơn 200 nước trên thế giới. Thế nhưng, diện tích đất canh tác của Việt
Nam thấp vào bậc nhất trên thế giới. Đó là dự báo của các chuyên gia trong
hội thảo “Sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam với định cư đô thị và nông
thôn” do Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Viện nghiên cứu
định cư (SHI), Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng tổ chức vào ngày
24-25/5/2007.

Nước ta có các vùng đất nơng nghiệp trù phú như : đồng bằng sông
Hồng rộng gần 800 ngàn hecta, đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,5 triệu
hecta. Nhưng hiện những vùng đất này đều bị chia nhỏ, manh mún khi ến một
số cơng trình thủy nơng khơng cịn tác dụng. Mặt khác, đất nơng nghiệp đang
bị chuyển đổi tùy tiện. Đến năm 2010, đất nông nghiệp giảm khoảng hơn 170
ngàn hecta.
Đất bằng ở Việt Nam có khoảng trên 7 triệu hecta, đất dốc trên 25
triệu hecta. Trên 50% diện tích đất đồng bằng, gần 70% diện tích đất đồi núi
là đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu hecta, đất
trơ sỏi đá 5,76 triệu hecta, đất mặn 0,91 triệu hecta, đất dốc trên 250 gần 12,4
triệu hecta.


11
Bình quân đất tự nhiên theo đầu người là 0,4 hecta. Theo mục đích sử
dụng năm 2000, đất nơng nghiệp 9,35 triệu hecta, đất lâm nghiệp 11,58 triệu
hecta, đất chưa sử dụng 10 triệu hecta (30,45%), đất chuyên dùng 1,5 triệu
hecta. Đất tiềm năng nơng nghiệp hiện cịn khoảng 4 triệu hecta. Bình qn
đất nơng nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm
1940 có 0,2 hecta, năm 1995 là 0,095 hecta. Đây là một hạn chế rất lớn cho
phát triển. [15]
Đến 01/01/2007 tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước là 24.696
hecta và đến 01/01/2008 vẫn là 24.696 hecta, nhưng với số dân cả nước lên
tới 86.210.800 người (tính đến hết 2008), trong đó dân số thành thị là
24.233.300 người, chiếm 28,11%; nông thôn là 61.977.500 người, (71,89%).
Do nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, trong
những năm gần đây, diện tích đất này ngày càng giảm mạnh. Phân theo địa
phương, khu vực TD - MNPB đứng thứ 2 trong cả nước về tổng diện tích, khu
vực này đứng đầu trong cả nước về diện tích đất lâm nghiệp, nhưng diện tích
sản xuất nơng nghiệp thì chỉ đứng thứ tư trong 6 khu vực của cả nước với

1.423,2 nghìn hecta (Xem Bảng 1.1 phần Phụ lục). Khu vực TD - MNPB có
diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới hơn 50% tổng diện tích, chỉ đứng sau khu
vực Tây Nguyên về cơ cấu đất lâm nghiệp. Song, đất nông nghiệp của khu
vực TD - MNPB lại chỉ chiếm hơn 14,9% tổng diện tích. Con số này cho
thấy, đây là khu vực có diện tích đất nơng nghiệp so với tổng diện tích tự
nhiên thấp nhất trong cả nước. Tính đến hết năm 2008 là như vậy, nhưng xét
trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2007, diện tích đất nơng nghiệp đã
có sự biến động đáng kể (Xem Bảng 1.2 phần Phụ lục). Xét xu hướng biến
động của đất nông nghiệp cùng với sự biến động của dân số trong giai đoạn
này có thể thấy, dân số khơng ngừng tăng lên theo thời gian, trong khi đó đất
SXNN, bao gồm cả đất trồng cây hàng năm liên tục giảm, khiến cho diện tích


12
đất SXNN bình quân đầu người cũng giảm. So sánh với một số nước trong
khu vực và trên thế giới, trong giai đoạn 2005- 2008, diện tích đất canh tác
bình quân của nước ta hiện vào bậc thấp nhất thế giới, chỉ khoảng 0,12
hecta/người. Xét bình qn, diện tích đất canh tác của Việt Nam chỉ hơn được
một số nước như: Hàn Quốc, Băng-la-đét, Ai Cập,... Tại Thái Lan, diện tích
đất canh tác bình qn là 0,3 hecta/người, cao hơn 2,5 lần so với Việt Nam
(Xem Bảng 1.3 phần Phụ lục).
Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2011-2015) do Chính phủ trình Quốc hội ngày 20/10/2011,
được Ủy ban Kinh tế Quốc hội thông qua, đất nông nghiệp của cả nước đến
năm 2020 là 26.732 nghìn hecta, tăng 506 nghìn hecta so với năm 2010. Đến
thời điểm hiện nay, cả nước còn trên 4 triệu hecta đất trồng lúa, diện tích này
vẫn đang giảm một cách nhanh chóng. Quốc hội đã nhất trí phương án giữ
diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 là 3,81 triệu hecta. Với quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015), Chính
phủ đề ra 3 mục tiêu cơ bản đó là: đáp ứng yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng

kinh tế - xã hội (giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể
thao…), công nghiệp và đô thị để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước bảo đảm anh ninh, quốc phòng và an sinh xã hội; đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, thích
ứng biến đổi khí hậu.
1.1.2. Đặc điểm sử dụng đất nơng nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới
Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến
đất đai. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đất thể hiện ở lượng nước mưa và
nhiệt; ảnh hưởng gián tiếp thông qua sinh vật. BĐKH gây rối loạn chế độ
mưa, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn,… làm cho lượng dinh dưỡng trong đất bị
mất cao hơn, hiện tượng xói mịn, khơ hạn nhiều hơn. Nước biển dâng, thiên


13
tai, bão lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng nhiễm mặn, ngập úng, sạt lở bờ
sông, bờ biển… dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất.
Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, thời điểm mưa và những thay
đổi về hình thái trong chu trình nước: mưa - nước bốc hơi… đều dẫn đến sự
thay đổi cơ chế ẩm trong đất, lượng nước ngầm và các dòng chảy. Ngược lại,
việc sử dụng đất đai cũng có ảnh hưởng đối với sự thay đổi các yếu tố khí
hậu. Lượng phát thải khí nhà kính do sử dụng đất, chặt phá dẫn đến suy thoái
rừng,… là những nguyên nhân tác động đến sự nóng lên của tồn cầu.
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động
sản xuất và đời sống, trực tiếp nhất và rõ rệt nhất là hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
1.1.2.1 Những thuận lợi trong sử dụng đất nơng nghiệp vùng khí hậu nhiệt
đới
Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát
triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hố cây trồng, vật ni. Cần
tận dụng mặt thuận lợi này để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và

nhanh chóng phục hồi lớp phú thực vật trên đất trống bằng mơ hình nơng lâm kết hợp.
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển
các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch… và
đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng… nhất là vào mùa khơ.
1.1.2.2. Những khó khăn trong sử dụng đất nơng nghiệp vùng khí hậu nhiệt
đới
Tính thất thường của các u tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho
hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai,
phòng trừ dịch bệnh,… trong sản xuất nông nghiệp.


14
Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu
ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sơng ngịi.
Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông
sản.
Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán hàng năm gây tổn thất rất lớn
cho mọi ngành sản xuất, thiệt hại về người và tài sản.
Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối,
rét hại, khơ nóng… cùng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thối.
1.1.3. Vấn đề suy thối đất nơng nghiệp
Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều
quá trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những nguyên nhân
cơ bản dẫn tới thoái hoá đất nghiêm trọng ở Việt Nam là:
- Xói mịn rửa trơi bạc màu do mất rừng, do mưa lớn, do canh tác
không hợp lý và do chăn thả quá mức. Theo các tác giả Trần Văn Ý và
Nguyễn Quang Mỹ (1999), trên 60% lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của
xói mịn tiềm năng ở mức >50tấn/hecta/năm.
- Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất

cân bằng dinh dưỡng,... Tỷ lệ bón phân N : P2O5 : K2O trung bình trên thế
giới là 100 : 33:17, còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và kali nghiêm
trọng.
Diện tích giảm, thêm vào đó là nguy cơ suy giảm chất lượng đất do sự
tác động của tự nhiên và con người. Đất đang bị sa mạc hóa, thối hóa… do
sự khai thác của con người. Hiện tượng sa mạc hóa làm mất đất nơng nghiệp
đang là mối đe dọa đất nơng nghiệp tồn thế giới, Việt Nam cũng không phải
là một ngoại lệ. Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT tại hội thảo quốc gia về
thực hiện Công ước quốc tế Chống sa mạc hóa tổ chức từ 8 - 10/9/2010, Việt


15
Nam mất 20 hecta đất nông nghiệp mỗi năm do sa mạc hóa và hàng trăm ngàn
hecta đất đang trong q trình thối hóa nghiêm trọng. Sa mạc cục bộ tại Việt
Nam hiện đã xảy ra trên 7,85 triệu hecta, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây
Nguyên, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Nam Trung Bộ. Để khắc phục,
trong giai đoạn 2005-2010, Chính phủ và Bộ NN & PTNN sẽ tập trung thực
hiện các giải pháp như ngăn chặn phá rừng, cải tạo đất bị thối hóa ở các tỉnh
miền núi, chống cát bay ở các tỉnh miền Trung bằng việc trồng rừng, xây
dựng hệ thống cảnh báo sớm hạn hán ở vùng nơng thơn...
- Thối hố do mất rừng: Chất lượng đất đai khơng thể duy trì nếu
khơng có rừng. Hiện tượng mất rừng đang ở mức báo động ở châu Á và Việt
Nam. Mỗi năm, châu Á mất khoảng 5 triệu hecta rừng. Việt Nam trước 1945,
rừng chiếm 43% diện tích, hiện nay chỉ cịn khoảng 33%, mặc dù đã có nhiều
nỗ lực trồng và bảo vệ rừng.
- Thoái hoá đất do sử dụng thuốc BVTV: Đất trồng cũng đang chịu sự
ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV. Ở Việt Nam, trên 300 loại thuốc bảo vệ
thực vật đang được sử dụng (có cả các loại thuốc bị cấm như Wolfatox,
Monitor, DDT). Liều lượng thuốc phun vào khoảng 2-3lit/hecta. Số lần phun
ở những vùng trồng chè là khoảng 30 lần/năm, ở những vùng trồng rau

khoảng 20-60lần/vụ. Dư lượng thuốc BVTV trên đất trồng và khơng khí vượt
mức cho phép, cụ thể là: 30% số mẫu đất có dư lượng thuốc BVTV vuợt quá
tiêu chuẩn 2-40 lần; 55% mẫu khơng khí có nồng độ thuốc bảo vệ thực vật
vượt quá tiêu chuẩn 2-10 lần. Diện tích dần bị thu hẹp, để tăng sản lượng lúa
đáp ứng nhu cầu về lúa gạo, lượng phân bón hố học sử dụng hàng năm ở
nước ta cao gấp 2 lần Thái Lan.
Giá trị sản xuất lúa nước và vấn đề định cư có mối liên hệ rất chặt với
nhau. Lý do giải thích cho tình trạng di cư của nơng dân ở Bắc Hà, Cao Bằng,
Lào Cai vào Tây Nguyên là do mức đầu tư phân bón và thuốc BVTV ở những


16
vùng đất này khá cao, giá bán sản phẩm lại khơng cao, hạch tốn ra là hịa
vốn, khơng có lãi. [19]
Trước tình trạng mất đất nơng nghiệp vẫn tiếp tục tái diễn, các chuyên
gia cho rằng, một trong những vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước
là chúng ta phải nghĩ đến quy hoạch đất cho sản xuất nông nghiệp trước khi
nghĩ đến đất cho khu công nghiệp và đơ thị. Dù nơng nghiệp đóng góp vào
GDP hàng năm không thể so sánh với công nghiệp, song, 70% dân số nước ta
vẫn đang phải sống nhờ vào nông nghiệp và đặc biệt, trong các cuộc suy thoái
kinh tế, nông nghiệp luôn tỏ ra là trụ đứng vững chắc vực nền kinh tế đi lên.
1.1.4. Những quy định hiện hành về quản lý sử dụng đất nông nghiệp
1.1.4.1. Thực trạng về quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp
Chính sách đất nông nghiệp hiện nay ở nước ta là kết quả của quá trình
xây dựng trên quan điểm đổi mới trong một thời gian dài. Khởi điểm của quá
trình đổi mới đó là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 về giao quyền
tự chủ cho hộ nông dân, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung
ương (khóa VI) tháng 11-1988 về giao đất cho hộ nơng dân.
Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước đã xây dựng và ban
hành nhiều văn bản pháp lý xác định chế độ, chính sách đối với đất nơng

nghiệp, trong đó nổi bật là Luật Đất đai ban hành năm 1993 được liên tục sửa
đổi vào các năm sau này (Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1999,
Luật Đất đai sửa đổi năm 2003, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2010
thay cho thuế nông nghiệp và mới nhất là Luật Đất đai năm 2013). Nội dung
cơ bản của chính sách đất nơng nghiệp của Nhà nước Việt Nam hiện nay thể
hiện qua chế độ sở hữu đất nơng nghiệp, chính sách giá đất của Nhà nước,
chính sách tích tụ và tập trung đất nơng nghiệp, chính sách thuế đất nơng
nghiệp và chính sách bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp.


×