Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ý kiến về thẩm định dự án luật giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.87 KB, 5 trang )

Ý KIẾN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN LUẬT GIÁ
Người phát biểu: TS. Nguyễn Ngọc Tuấn
Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam
Theo yêu cầu của Bộ Tư Pháp (Công văn số 245-GM BTP ngày 6/7/2001) Tôi
xin nêu một số ý kiến như sau:
Về thẩm định sự cần thiết ban hành văn bản
Pháp lệnh giá ra đời năm 2002, tới nay tình hình kinh tế xã hội đã có nhiều
thay đổi, mặt khác nước ta đã ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, đòi hỏi
phải có luật giá ra đời, đáp ứng những yêu cầu mới phát sinh. Vì vậy Dự luật giá,
có thể nói đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cần thiết của thực tiễn phát sinh, của nâng
cao quản lý giá là một vấn đề kinh tế vĩ mô tổng hợp rất quan trọng, đáp ứng yêu
cầu quản lý kinh tế có hiệu quả trong thời gian trước mắt và lâu dài.
Thẩm định đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản
Về cơ bản đã có được sự phù hợp giữa đối tượng với phạm vi điều chỉnh
của văn bản.
Tuy nhiên, nếu coi cơ chế kinh tế thị trường là sợi chỉ đỏ xuyên suốt Dự
luật này và trong tình hình nước ngoài đang xem xét có phải Việt Nam thật sự có
nền kinh tế thị trường không thì tôi thấy có điểm chưa thật sự phù hợp.Ví dụ:
Ngay từ Pháp lệnh giá đã thể hiện điều hành giá cả theo quan điểm kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thể hiện bằng tôn trọng nguyên tắc từng
bước tự do hóa giá cả, phần quyết định giá trực tiếp, cụ thể của Nhà nước sẽ ngày
càng thu hẹp, tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp. Dự luật giá đã thể
hiện được quan điểm đó trong phần định giá. Nhưng ở phần thẩm định giá thì lập
lại thẩm định giá của Nhà nước, trong khi theo Quyết định 101/2005CP của Chính
phủ từ 2007 đã xóa bỏ các Trung tâm thẩm định giá của Nhà nước, tất cả chuyển
sang hoạt động theo luật doanh nghiệp với hình thức công ty cổ phần, công ty
TNHH…
Việc lập lại thẩm định giá Nhà nước dễ dẫn đến người ta cho rằng đây là
một hình thức biến tướng của định giá. Việc làm này cũng mâu thuẫn với cải cách
hành chính của Nhà nước ta hiện nay trong nền kinh tế thị trường và cũng là thông
lệ quốc tế: “Nhà nước quản lý và chỉ làm những công việc mà không có doanh


nghiệp và tư nhân nào làm hoặc doanh nghiệp và tư nhân không làm được, còn khi
1
doanh nghiệp và tư nhân đã và đang làm được tốt công việc đó thì Nhà nước
không nên tham gia để chia việc, mà nên tập trung vào quản lý Nhà nước để công
việc đó sao cho minh bạch và hiệu quả”.
Có ý kiến cho rằng: Các tỉnh miền núi, vùng xa đang không có các công ty
thẩm định giá. Vì vậy cần có hệ thống thẩm định giá của Nhà nước để xử lý các
công việc phát sinh. Theo chúng tôi: Thẩm định giá là một nghề nghiệp chuyên
sâu, thẩm định viên phải có đào tạo, có kỹ năng nghề nghiệp, phải đạt trình độ
chuyên môn mới làm được. Còn nếu vì lý do này hay lý do khác ta cứ khiên
cưỡng đẻ ra hệ thống thẩm định giá Nhà nước cho có thì thực sự sẽ không đạt yêu
cầu, sẽ trở lại cơ chế bao cấp, xin- cho, sẽ lại phát sinh tiêu cực và tổn hại cho Nhà
nước.
Phương hướng giải quyết đúng đắn phù hợp với kinh tế thị trường của việc
này theo chúng tôi là phải tiếp tục thực hiện xã hội hóa dịch vụ thẩm định giá;
Luật giá cần tiếp tục tạo hành lang pháp lý thuận tiện phù hợp để phát triển nghề
thẩm định giá độc lập.
Trong trường hợp cần thiết Nhà nước có thể thuê các công ty thẩm định giá
độc lập để thẩm định giá cho mình. Để việc này tránh các công ty thẩm định giá
độc lập móc ngoặc, tiêu cực, lợi dụng đẩy giá dịch vụ thẩm định lên cao hoặc
xuống thấp thì Nhà nước phải quy định các chế tài, thực hiện thanh tra, kiểm tra
và xử lý kiên quyết các vi phạm.
Việc các tỉnh miền núi thiếu các công ty thẩm định giá do không có, các
thẩm định viên về giá cũng là tình trạng chung của nước ta hiện nay đối với nhiều
ngành nghề như miền núi thiếu kiến trúc sư, kỹ sư, bác sĩ..Vấn đề là phải xem
cách giải quyết như luật giá có đúng với cơ chế kinh tế thị trường không? Có đảm
bảo yêu cầu “độc lập, trung thực, khách quan” của hoạt động thẩm định giá không
hay việc này chỉ là hình thức biến tướng của định giá.
Thực tế mấy năm qua các công ty thẩm định giá độc lập đã dần vươn lên
thành lập các chi nhánh thẩm định giá ở một số tỉnh miền núi như Sơn la, Điện

biên , Lào cai. Yên bái, Thái nguyên, các tỉnh Tây nguyên..vv ngoài ra các công ty
này còn liên kết với các Sở tài chính ở các tỉnh miền núi để thực hiện yêu cầu
thẩm định giá của Nhà nước
Cũng không nên thành lập Hội đồng thẩm định giá một cách tràn lan vì
thẩm định giá là một nghề nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn sâu. Trong trường
hợp cần thiết để đảm bảo bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng thì có thể thành lập
Hội đồng thẩm định giá đặc biệt.
2
Ý kiến đóng góp về ngôn ngữ kỹ thuật soạn thảo văn bản
Điều 3 Điểm 2 “trường hợp các luật khác có quy định đặc thù về giá khác
với quy định của luật này thì áp dụng quy định của luật khác đó” nhưng trong bản
thuyết minh chi tiết điều 3 trang 2 lại ghi: “trường hợp các luật khác với quy định
của luật này thì áp dụng quy định của luật này” như vậy là mâu thuẫn
Điều 4 Giải thích từ ngữ: Đề nghị chỉ ghi: giá thị trường là giá hình thành
trên thị trường do cung cầu quyết định, bỏ “trong điều kiện bình thường”. Vì như
vậy sẽ mâu thuẫn với điểm b khoản 2 Điều 25 (trang 10) quy định: “hàng hóa,
dịch vụ thực hiện bình ổn giá; hàng hóa, dịch vụ khác khi giá cả có biến động bất
thường khi áp dụng bình ổn giá” câu này vô nghĩa và mẫu thuẫn.
Điểm 4 Điều 4 (trang 2) có nêu “Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ…” đề nghị nên bỏ cơ quan
thuộc Chính phủ vì toàn bộ về sau không hề có cơ quan thuộc Chính phủ
Điểm 6 “Kê khai giá” đề nghị thêm ở cuối “kể cả trường hợp cơ quan có
thẩm quyền cần xem xét mức giá”
Điểm 8 “Yếu tố hình thành giá bao gồm: Đề nghị phải thêm vào 2 yếu tố
nữa cho đầy đủ là lợi nhuận và thuế.
Điểm 9 Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bao gồm: Đề
nghị bỏ “giá mua hàng hóa” vì không thuộc yếu tố giá thành.
Điều 8 Thẩm quyền quản lý Nhà nước về giá và thẩm định giá (trang 4)
Điểm 2 “Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm quyết định giá một số hàng hóa
độc quyền..” đề nghị phải thêm vào “hàng hóa tối quan trọng đối với quốc tế dân

sinh” vì như vậy mới phù hợp với Điều 17 (trang 8) “hàng hóa dịch vụ Nhà nước
định giá” Điểm 1,a quy định không chỉ hàng hóa dịch vụ độc quyền mà còn nhiều
loại khác.
Đề nghị thêm vào Điều 17 d “hàng hóa dịch vụ quan trọng thuộc bí mật
quốc gia an ninh quốc phòng”.
Điểm 5 Điều 8: Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
không chỉ có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá hàng hóa
dịch vụ và thẩm định giá tại địa phương theo phân cấp quản lý giá của Chính phủ
mà phải thêm vào: Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có
quyền “quyết định giá theo phân cấp quản lý giá của Chính phủ”.
Điểm 2 Điều 9: Đề nghị thay từ “được” bằng từ “phải” như vậy mới rõ ràng
rứt khoát, đúng với ngôn từ của văn bản luật
3
Điểm 8 (trang 5): đề nghị thêm đoạn “do vi phạm về giá” sau câu “bồi
thường thiệt hại”.. theo quy định của pháp luật.
Điều 12 Điểm 1 (trang 6): đề nghị bỏ Điểm 1 “trả tiền hàng hóa dịch vụ
khi mua hàng hóa dịch vụ” vì quy định như vậy là thừa, không cần thiết, tất nhiên
người mua hàng phải trả tiền thì mới có hàng.
Điều 13 Điểm 1: “hàng hóa dịch vụ bình ổn giá … một trong những tiêu chí
sau”:
a Là nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm đầu vào quan trọng của sản xuất
kinh doanh.
Quy định như vậy là mâu thuẫn, vì điểm 1 đã nói “là hàng hóa, dịch vụ thiết
yếu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng”
Điểm 8 Điều 15; Quy định: “các biện pháp hành chính kinh tế khác theo
quy định của chính phủ”. Đề nghị đổi thành “biện pháp kinh tế, hành chính khác”
Điều 18 Nguyên tắc định giá của Nhà nước (trang 8) đề nghị thêm vào đầu
điểm 2 “Kịp thời điều chỉnh giá”.
Điểm 2 Điều 19: Về phương pháp định giá đề nghị nên tập trung giao cho
Bộ Tài chính hướng dẫn các phương pháp định giá, để đảm bảo sự tập trung thống

nhất của chính sách giá cả và điều hành giá cả
Điều 21: Thẩm quyền định giá: Đề nghị tách “Chủ tịch UBND cấp tỉnh”
thành riêng một điểm.
Mục 3: Hiệp thương giá.
Để thể hiện rõ quan điểm kinh tế thị trường, đề nghị đổi “Hiệp thương giá”
thành “thỏa thuận giá” vì theo tôi thực chất của hiệp thương giá là thỏa thuận giá
nhưng nếu dùng khái niệm hiệp thương giá người ta dễ cảm nhận là biện pháp
hành chính, không rõ tính chất thị trường.
Điều 28: Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá (trang 11) đề nghị thêm vào
điểm 1 “được Bộ Tài chính chấp nhận” sau áp dụng tiêu chuẩn thẩm định giá của
tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc cam kết được Bộ Tài chính chấp
nhận.
Mục 2 Doanh nghiệp thẩm định giá
Điều 33 Đề nghị bỏ Điểm 1 vì trùng lặp với Điều 32
Điểm 4 “Bộ Tài chính….dịch vụ thẩm định giá” đề nghị bỏ câu cấp giấy
chứng nhận kinh doanh dịch vụ thẩm định giá” vì trùng với điểm 2.
Điều 34: Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điệu kiện kinh doanh dịch vụ
thẩm định giá. Điểm b quy định “có ít nhất 5 thẩm định viên về giá”. Đề nghị giữ
4
nguyên quy định như hiện nay “có ít nhất 3 thẩm định viên về giá” như vậy mới
phù hợp với thực tế hiện nay ở nước ta.
Chương IV: Thẩm định giá toàn bộ có 16 điều thì có đến 12 điều áp dụng
cho doanh nghiệp thẩm định giá, tức là cho thẩm định giá độc lập. Còn đối với
thẩm định giá Nhà nước không có những quy định bắt buộc về điều kiện hoạt
động, về tiêu chuẩn thẩm định viên về giá. Điều này thể hiện sự không bình đẳng
trong hành nghề thẩm định giá. Thẩm định viên về giá độc lập hành nghề bị những
quy định rất chặt chẽ. Trong khi thẩm định viên về giá của Nhà nước được quy
định khá lỏng lẻo. Cụ thể: Điều 41 Thẩm định viên về giá Nhà nước điểm 1 quy
định: “Thẩm định viên về giá của Nhà nước là công chức đang làm việc tại các cơ
quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, được giao nhiệm vụ thẩm định giá các tài

sản Nhà nước”.
Theo chúng tôi tất cả thẩm định viên về giá độc lập và thẩm định viên về
giá của Nhà nước đều phải được đào tạo và đạt kết quả trong kỳ thi thẩm định viên
về giá hàng năm mới được xem xét cấp Thẻ thẩm định viên về giá. Có như vậy
mới đảm bảo yêu cầu và chất lượng của thẩm định giá. Ngay với thẩm định viên
về giá ở các tỉnh miền núi cũng phải làm như vậy, tức là phải đào tạo và phải thi
đạt yêu cầu mới được cấp Thẻ Thẩm định viên về giá (có thể chiếu cố ở mức độ
nào đó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc). Nếu ở miền núi không
làm như vậy mà cứ dễ dãi cấp Thẻ Thẩm định viên về giá sẽ dẫn đến tình trạng
sau khi nhận được Thẻ Thẩm định viên về giá nhiều người sẽ chuyển về các tỉnh
miền xuôi làm việc. Vì vậy nếu đã theo cơ chế kinh tế thị trường thì phương
hướng giải quyết nhu cầu thẩm định giá cho các tỉnh miền núi cũng phải theo
nguyên lý của kinh tế thị trường tức là “có cầu ắt có cung”.

5

×