Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo Theo Hướng Tăng Khả Năng Tìm Việc Cho Sinh Viên Tốt Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Tp.hcm.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ HÀ THU

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÐÀO TẠO THEO
HƯỚNG TĂNG KHẢ NĂNG TÌM VIỆC CHO SINH VIÊN
TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 5 8 8 7

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ HÀ THU

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO THEO
HƢỚNG TĂNG KHẢ NĂNG TÌM VIỆC CHO SINH VIÊN
TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:


TS. VÕ VĂN VIỆT

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2018


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ & tên: NGUYỄN THỊ HÀ THU

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 17-12-1985

Nơi sinh: Tp.HCM

Quê quán: Tp.HCM

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 465, tỉnh lộ 43, P. Tam Phú, Thủ Đức,
Tp.HCM
Điện thoại cơ quan:

Điện thoại nhà riêng: 0937 631763

Fax:

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Trung học chuyên nghiệp
Hệ đào tạo:

Thời gian đào tạo từ ……/…… đến ……/ ……

Nơi học (trường, thành phố):
Ngành học:
2. Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 2004 – 2008

Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Ngành học: Kinh tế
III. QUÁ TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC
Thời gian
2008-nay

Nơi công tác
Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM

i

Công việc đảm nhiệm
Chuyên viên tại Trung
Tâm HTSV&QHDN


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2018
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hà Thu

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
tất cả quý Thầy /Cô trong Viện Sư phạm Kỹ thuật, những người đã cho em những
kiến thức cơ bản, những bài học, những kinh nghiệm quý báu để em có thể hình
dung được một cách khái quát những gì cần làm suốt quá trình hình thành ý tưởng
và bắt tay vào thực hiện luận văn.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành cảm ơn TS. Võ Văn Việt, người đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu. Sự chỉ bảo tận
tình và chu đáo của thầy giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Đào tạo, Phịng Tuyển sinh và
Cơng tác Sinh viên đã cũng cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ nhiệt tình trong
quá trình thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, tập thể các anh chị em lớp cao
học GDH 2015B, đã chia sẽ, hỗ trợ tôi về mặt tinh thần, động viên nhau cùng cố
gắng trong suốt quá trình thực hiên nghiên cứu và hoàn thành luận văn. .
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Học viên


Nguyễn Thị Hà Thu

iii


TĨM TẮT
Phát triển mạng lưới, quy mơ và nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nghề
nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội thể hiện trong chiến lược đào tạo nghề giai đoạn
2010-2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Trong sứ mạng của Trường Đại học Nông
Lâm Tp.HCM đưa ra là đào tạo nguồn nhân lực giỏi chuyên môn và tư duy sáng
tạo; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, phổ biến, chuyển giao tri thức - công
nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội của Việt Nam và khu vực,
vì vậy, việc tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng khả năng
tìm việc nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội là một nhu cầu cấp bách của mỗi cơ sở
đào tạo nói chung và của trường Đại học Nơng Lâm Tp.HCM nói riêng.
Nội dung của đề tài gồm 3 chương chính
Chương 1, người nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý thuyết về nâng cao chất
lượng đào tạo theo hướng tăng khả năng tìm việc, từ đó phân tích đưa ra các yếu tố
hình thành năng lực của sinh viên
Chương 2, người nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu thực trạng nguồn lực
của nhà trường và năng lực của sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Nông Lâm
Tp.HCM, bao gồm các yếu tố: giáo viên, trang thiết bị, nội dung dạy, phương pháp
giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Từ đó chỉ các các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
năng lực của sinh viên tốt nghiệp.
Trong Chương 3, người nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo theo hướng tăng khả năng tìm việc cho sinh viên tốt nghiệp trường
ĐH Nông Lâm Tp.HCM. Lấy ý kiến và được các chuyên gia đánh giá là cần thiết
và có tính khả thi cao. Thực nghiệm sư phạm giải pháp, kết quả thực nghiệm đã
chứng minh được rằng môn kỹ năng được thực hành tại các doanh nghiệp được
đánh giá cao hơn học lý thuyết tại trường. Kết quả nghiên cứu của Chương 3 cho

thấy các giải pháp đề ra đã có cơ sở khẳng định nâng cao chất lượng đào tạo theo
hướng tăng khả năng tìm việc cho sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Nơng Lâm
Tp.HCM.

iv


ABSTRACT
Developing the network, scale and improve the quality of vocational
education to meet the social needs embodied in the vocational training strategy for
the period 2010-2020 approved by the Government. In the mission of the University
of Agriculture and Forestry of Ho Chi Minh City is to train human resources
expertise and creative thinking; To carry out research, development, dissemination
and transfer of knowledge and technology to meet the demand of sustainable
development of socio-economic of Vietnam and the region. High quality training
towards increasing the ability to find jobs to meet the needs of society is an urgent
need of each training institution in general and of the Nong Lam University.
The content of the topic consists of 3 main chapters
Chapter 1, Researcher writes theories base, presented the theoretical basis
for improving the quality of training in the direction of increasing job search, thus
analyzing the factors that shape the capacity of students.
Chapter 2, Researcher has conducted a study of the current state of school
resources and the capacity of graduates of NLU, including: teacher, equipment, ,
teaching methods and assessment tests. Since then only the factors affecting the
development of the capacity of graduates.
In Chapter 3, Researcher has proposed solutions to improve the quality of
training in the direction of increasing the job search opportunities for graduates of
NLU. Getting opinions and experts are judged necessary and highly feasible.
Experimental pedagogical solutions, empirical results have proven that skill courses
are practiced in businesses that are more valued than academic theories at school.

The results of the study in Chapter 3 show that the proposed solutions have the
foundation to improve the quality of training in the direction of increasing the job
search opportunities for graduates of NLU.

v


MỤC LỤC
Trang
Lý lịch khoa học ........................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Mục lục ....................................................................................................................... vi
Danh mục từ viết tắt .................................................................................................... x
Danh mục bảng biểu................................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO
TẠO THEO HƢỚNG TĂNG KHẢ NĂNG TÌM VIỆC CHO SINH
VIÊN TỐT NGHIỆP ........................................................................................ 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 5
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 5
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước ................................................................................ 7
1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài ....................................................................... 8
1.2.1 Khái niệm đào tạo .............................................................................................. 8
1.2.2 Một số quan điểm về đánh giá chất lượng ......................................................... 9
1.3 Tổng quan về chương trình đào tạo đại học ........................................................ 13
1.3.1 Mục tiêu và nội dung đào tạo ........................................................................... 13
1.3.2 Đào tạo phát huy năng lực người học .............................................................. 13
1.3.2.1 Quan niệm về năng lực ................................................................................. 14

1.3.2.2 Cấu trúc bên trong của năng lực ................................................................... 14
1.3.2.3 Chương trình giáo dục tiếp cận năng lực đáp ứng đầu ra ............................. 14
1.3.3 Một số năng lực cốt lõi đối với sinh viên tốt nghiệp ....................................... 16
1.3.4 Đánh giá năng lực ............................................................................................ 17
1.4 Yếu tố hình thành năng lực đáp ứng khả năng tìm việc sinh viên tốt nghiệp ..... 18
1.4.1 Giảng viên ........................................................................................................ 18
1.4.2 Nội dung dạy học ............................................................................................. 20

vi


1.4.3 Trang thiết bị học tập ....................................................................................... 21
1.4.4 Phương pháp dạy học ....................................................................................... 22
1.4.5 Kiểm tra và đánh giá ....................................................................................... 23
1.5. Khả năng tìm việc sinh viên tốt nghiệp.............................................................. 24
1.5.1 Kiến thức .......................................................................................................... 24
1.5.2 Kỹ năng ............................................................................................................ 25
1.5.3 Phẩm chất đạo đức ........................................................................................... 26
1.6 Mơ hình năng lực đáp ứng việc làm sinh viên .................................................... 27
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 29
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC NHÀ TRƢỜNG VÀ NĂNG
LỰC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM
TP.HCM .......................................................................................................... 30
2.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Nơng Lâm
Tp.HCM............................................................................................................ 30
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 30
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ ........................................................................................ 31
2.1.3 Tầm nhìn - Sứ mạng – Mục tiêu chiến lược .................................................... 31
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý ................................................................................ 31
2.1.5 Các đơn vị đào tạo của trường ......................................................................... 32

2.2 Giới thiệu về chương trình đào tạo khoa Nơng học ........................................... 33
2.2.1 Giới thiệu Khoa Nông học – Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM ...................... 33
2.1.2 Chuẩn đầu ra của khoa Nông học .................................................................... 34
2.2 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 36
2.2.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 36
2.2.2 Xây dựng thang đo ........................................................................................... 37
2.3.Kết quả khảo sát .................................................................................................. 37
2.3.1 Tổng hợp thông tin mẫu nghiên cứu sinh viên ................................................ 37
2.3.1.1 Thống kê về đối tượng nghiên cứu ............................................................... 37
2.3.1.2 Thống kê cơ bản về độ tuổi, giới tính, trình độ tiếng Anh, trình độ tin
học, và tình trạng cơng việc của sinh viên tốt nghiệp ...................................... 38

vii


2.3.2 Chất lượng chương trình đào tạo đáp ứng việc làm sinh viên tốt nghiệp ........ 40
2.3.2.1 Đội ngũ giảng viên ........................................................................................ 41
2.3.2.2 Phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá ............................................... 41
2.3.2.3 Nội dung môn học ......................................................................................... 42
2.3.2.4 Trang thiết bị học tập .................................................................................... 42
2.3.3 Năng lực sinh viên tốt nghiệp .......................................................................... 43
2.3.3.1 Mức độ nhớ lại các nội dung về kiến thức - kỹ năng - thái độ ..................... 43
2.3.3.1 Mức độ vận dụng các nội dung về kiến thức - kỹ năng - thái độ .................. 45
2.3.3.3 Mức độ sáng tạo các nội dung về kiến thức - kỹ năng - thái độ ................... 47
2.3.4 Quan điểm của giảng viên về chất lượng chương trình đào tạo ...................... 49
2.3.4.1 Đặc điểm đội ngũ giảng viên ........................................................................ 49
2.3.4.2 Đánh giá của giảng viên về khả năng đáp ứng việc làm sinh viên của
chương trình đào tạo ......................................................................................... 50
2.3.4.3 Những ngun nhân khó khăn trong q trình đào tạo liên quan đến khả
năng tìm việc làm sinh viên tốt nghiệp............................................................. 55

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 56
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO THEO
HƢỚNG TĂNG KHẢ NĂNG TÌM VIỆC CHO SINH VIÊN TỐT
NGHIỆP TRƢỜNG ĐH NƠNG LÂM TP.HCM ........................................ 57
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng khả
năng tìm việc cho sinh viên tốt nghiệp. ............................................................ 57
3.2. Các nguyên tắc để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo
hướng tăng khả năng tìm việc cho sinh viên tốt nghiệp. .................................. 57
3.3 Đề xuất giải pháp ................................................................................................ 58
3.3.1 Giải pháp 1: Chuẩn hóa đội ngủ giảng viên đạt và vượt chuẩn phù hợp với
nhu cầu xã hội. .................................................................................................. 58
3.3.1.1 Mục tiêu giải pháp ......................................................................................... 58
3.3.1.2 Nội dung giải pháp. ....................................................................................... 59
3.3.1.3 Cách thức thực hiện....................................................................................... 59
3.3.2 Giải pháp 2: Đổi mới trang thiết bị dạy học và thực hành gắn liền với nghề
nghiệp tương lai. ............................................................................................... 60

viii


3.3.2.1 Mục tiêu giải pháp ......................................................................................... 60
3.3.2.2 Nội dung giải pháp ........................................................................................ 60
3.3.2.3 Cách thức thực hiện....................................................................................... 61
3.3.3 Giải pháp 3: Cập nhật chương trình đào tạo và đổi mới nội dung, giáo
trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu của Nhà tuyển dụng. .............................. 61
3.3.3.1 Mục tiêu giải pháp ......................................................................................... 61
3.3.3.2 Nội dung giải pháp ........................................................................................ 62
3.3.3.3 Cách thức thực hiện....................................................................................... 63
3.3.4 Giải pháp 4: Tăng cường xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa Nhà trường
và Doanh nghiệp nhằm cải thiện chương trình đào tạo phù hợp với nhu

cầu xã hội. ......................................................................................................... 64
3.3.4.1 Mục tiêu của giải pháp .................................................................................. 64
3.3.4.2 Nội dung của giải pháp ................................................................................. 64
3.3.4.3 Cách thức thực hiện....................................................................................... 65
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp .......................................................................... 66
3.5 Khảo nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng
khả năng tìm việc cho SV tốt nghiệp. .............................................................. 67
3.5.1 Đánh giá về tính cần thiết................................................................................. 67
3.5.2 Đánh giá tính khả thi ........................................................................................ 69
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 71
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ................................................................................... 72
1. Kết luận ................................................................................................................. 72
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 73
3. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 75
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 81

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG TỪ VIẾT TẮT

1

KN


Kỹ năng

2

CTĐT

Chương trình đào tạo

3

GV

Giảng viên

4

SV

Sinh viên

5

ĐHNL TPHCM

Đại học Nơng lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

6




Quyết định

7

TT

Thơng tư

8

BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

9

CLCT

Chất lượng chương trình

10

CT

Chương trình

11

DN


Doanh nghiệp

x


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... xii
Bảng 1.1. Đặc điểm của CT tiếp cận nội dung và CT tiếp cận năng lực.................. 15
Bảng 2.1 Thống kê kết quả điều tra về giới tính, độ tuổi, trình độ tiếng Anh,
trình độ tin học, tình trạng cơng việc của sinh viên tốt nghiệp.................. 38
Bảng 2.2 Kết quả việc thông báo chuẩn đầu ra ........................................................ 39
Bảng 2.3 Kết quả đánh giá nguồn lực của trường. ................................................... 40
Bảng 2.4 Mức độ nhớ lại kiến thức, kỹ năng, thái độ .............................................. 43
Bảng 2.5 Kết quả đánh giá mức độ vận dụng các kiến thức - kỹ năng – thái độ
vào công việc ............................................................................................. 45
Bảng 2.6 Kết quả đánh giá mức độ sáng tạo các kiến thức - kỹ năng – thái độ
vào công việc ............................................................................................. 47
Bảng 2.7 Đặc điểm cán bộ giảng dạy ....................................................................... 49
Bảng 2.8 Kết quả đánh giá khả năng đáp ứng việc làm sinh viên của chương
trình đào tạo ............................................................................................... 51
Bảng 3.1 Đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp ............................................. 67
Bảng 3.2 Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp................................................ 69

xi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang

Hình 1.1 Mơ hình năng lực đáp ứng khả năng tìm việc làm cho sinh viên.............. 28
Hình 2.1 Các bước trong quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................ 37
Hình 3.1 Các chuyên gia đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp ................... 68
Hình 3.2 Các chuyên gia đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp ...................... 69

xii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội phát triển và đang trong thời kỳ Cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện
nay thì mục tiêu đào tạo của các trường nhằm tạo ra nguồn lao động chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp không chỉ về kiến thức chun mơn mà cịn
hướng đến cả về kỹ năng, thái độ. Một trong các tiêu chí quan trọng là khả năng có
việc làm và chun mơn của sinh viên sau khi ra trường, nó phản ánh mối quan hệ
giữa khả năng đào tạo và nhu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực.
Ngoài ra, theo Ủy ban Quốc tế về Giáo dục UNESCO [60] đã đề ra 4 trụ cột
giáo dục của thế kỷ 21, đó là: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với
người khác, học để tự khẳng định mình” do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ thất
nghiệp trong giới trẻ ngày càng tăng cao và đang trở thành một vấn đề nan giải. Theo
báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng
7 năm 2017 thì tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15 đến 24 tuổi là 7,48% (Thơng cáo
báo chí tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017)
Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM là trường đa ngành, có tuổi đời hơn 60
năm là một trong những trường đại học nông - lâm - ngư lớn của cả nước. Hằng
năm đào tạo hàng ngàn kỹ sư, cử nhân, bác sỹ thú y cung cấp nguồn nhân lực cần
thiết cho sự phát triển của đất nước. Tuy nghiên, theo kết quả khảo sát của Trường
đại học Nông Lâm TP.HCM về ý kiến doanh nghiệp trong quá trình sử dụng sinh
viên tốt nghiệp của trường cho thấy, có tới 51,52% ý kiến yêu cầu cần phải đào tạo

lại về kỹ năng mềm và 42,42% về nghiệp vụ chuyên môn.Từ thực tế của doanh
nghiệp cho thấy sinh viên khi bước vào môi trường làm việc thường thiếu những
kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức để đảm nhận các vị trí cơng việc mà họ dự
tuyển. Từ những thực tiễn nêu trên, người nghiên cứu chọn đề tài “Giải pháp nâng
cao chất lƣợng đào tạo theo hƣớng tăng khả năng tìm việc cho Sinh viên tốt
nghiệp trƣờng Đại học Nơng Lâm Tp.HCM” để nghiên cứu mang tính khả thi và

1


thiết thực. Hồn thành đề tài này là tìm ra được giải pháp nâng cao chất lượng đào
tạo sẽ giúp cho sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo và khả năng việc làm của sinh viên
tốt nghiệp của khoa Nông học trường đại học Nông Lâm Tp.HCM
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐH Nông Lâm
Tp.HCM
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo và khả
năng tìm việc của sinh viên Trường Đại học.
Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng chất lượng đào tạo trường và năng lực việc
làm của sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Nông lâm Tp.HCM
Nhiệm vụ 3: Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo về khả
năng tìm việc cho sinh viên Trường Đài học Nông lâm Tp.HCM
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Chất lượng đào tạo gắn với mục tiêu là tăng khả
năng tìm việc cho sinh viên tốt nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Khách thể nghiên cứu: sinh viên tốt nghiệp, giáo viên khoa Nông học
trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM
5. Giả thuyết nghiên cứu

Hiện nay sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Nơng Lâm cịn hạn chế về khả
năng tìm việc. Nếu nghiên cứu phân tích được các nguyên nhân từ thực trạng và đề
xuất được những biện pháp phù hợp thì góp phần nâng cao chất lượng trong q
trình đào tạo cho sinh viên, giúp sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được việc làm trong
thời kỳ đổi mới và hội nhập.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
-

Mục đích: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu

2


-

Nội dung: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận cũng
như thực tiễn theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

-

Thực hiện: Bằng cách tham khảo sách, báo, các cơng trình nghiên cứu
trước đó, thư viện.

Phương pháp điều tra giáo dục:
-

Mục đích: Tìm hiểu thực trạng chất lượng đào tạo và khả năng tìm việc
của sinh viên tốt nghiệp.


-

Nội dung: Thiết kế xây dựng bảng hỏi cho Giáo viên và Sinh viên dựa
trên cơ sở lý thuyết.

-

Thực hiện: Bằng cách gởi bảng hỏi đến 220 Sinh viên tốt nghiệp khoa
Nông học (dựa theo số lượng SV được xét tốt nghiệp đợt 1) trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM và các giáo viên trong khoa NH.

Phương pháp xử lý tốn học:
-

Mục đích: Phân tích số liệu để đánh giá ưu điểm và hạn chế của thực
trạng nguồn lực nhà trường và năng lực SVTN

-

Nội dung: Sử dụng công cụ là chương trình SPSS.

-

Thực hiện: Bằng cách thu thập phiếu hỏi, nhập liệu phần mềm và xử lý,
phân tích bằng câu lệnh. Ví dụ: Tần số, Độ lệch chuẩn,…

Phương pháp chuyên gia:
-

Mục đích: Đánh giá tính khả thi và tính cần thiết của các giải pháp đề

xuất

-

Nội dung: Thiết kế bảng hỏi lấy ý kiến các chuyên gia am hiểu về lĩnh
vực chất lượng đào tạo.

-

Thực hiện: Bằng cách gửi bảng hỏi cho 15 chuyên gia. Thu thập và xử lý
số liệu bằng excel để tính tỷ lệ % đánh giá.

7. Phạm vi nghiên cứu
Người nghiên cứu chỉ thực hiện nghiên cứu các hoạt động dạy và học làm
ảnh hưởng đến phát triển năng lực người học.

3


Do khoa Nơng học là Khoa được hình thành và phát triển cùng lúc với trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM (1955) nên Khoa Nông học được xem là một trong
những khoa có bề dày và mang đặc điểm đặc trưng cho trường Đại học Nơng Lâm
TP.HCM. Do đó, đề tài nghiên cứu hướng đến phát triển năng lực của sinh viên
trường Đại học Nông Lâm TP.HCM được thực hiện thông qua việc tìm hiểu một
khoa điển hình là khoa Nơng học của trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM.
8. Đóng góp đề tài
Từ kết quả phân tích nguyên nhân thực trạng, người nghiên cứu đề xuất biện
pháp giúp nhà trường hoàn thiện chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo
cho nhà trường, đồng thời nâng cao năng lực tìm việc cho sinh viên tốt nghiệp.
9. Cấu trúc tổng quát của luận văn.

Ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị, đề tài nghiên cứu gồm có 3
chương:
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu;
Chương 2: Thực trạng về nguồn lực của nhà trường và năng lực SV tốt
nghiệp trường ĐH Nông Lâm sau khi tốt nghiệp;
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo
hướng tăng khả năng tìm việc đối với SV của trường ĐHNL

4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT

LƢỢNG ĐÀO TẠO THEO HƢỚNG TĂNG KHẢ
NĂNG TÌM VIỆC CHO SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài
SCANS [57] đã phân những kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp thành 4
nhóm như: Kỹ năng cơ bản (basic skills); Kỹ năng tư duy (thinking skills); Phẩm
chất cá nhân (personal qualities); Năng lực làm việc (workplace competences).
Theo nhóm nghiên cứu Louw et al, Nabi & Bagley, Neelankavil [47,48,49] đã đưa
ra các kỹ năng và năng lực của sinh viên đáp ứng việc làm cho các doanh nghiệp
như: Lãnh đạo, lãnh đạo nhóm, làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý thời gian,
giao tiếp cá nhân, khả năng sắp xếp công việc, kỹ năng tổ chức, khả năng làm việc
dưới áp lực cao.
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của chương trình Quốc tế về Đánh giá Học
sinh OECD/PISA bởi các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế OECD
[51] cho rằng, “người học có nhiều kỹ năng cần thiết để phát triển như kỹ năng
truyền thơng, khả năng thích ứng, tính linh hoạt, giải quyết vấn đề và sử dụng công
nghệ thông tin”. Những kỹ năng, những kiến thức và phẩm chất đó đã quyết định

đến nghề nghiệp tương lai của sinh viên,. Theo một số nghiên cứu khác cho thấy
phần lớn sinh viên tốt nghiệp thường khơng có việc làm hoặc khó tìm việc làm theo
ý muốn, cụ thể như: kết quả nghiên cứu của Chính phủ Malaysia năm 2005, số
lượng sinh viên thất nghiệp lên đến 60 ngàn sinh viên trong năm 2005, trong số đó
phần lớn do khả năng nói tiếng Anh kém. Mặt khác, nghiên cứu của Pitan Oluyomi
[54] đã cho thấy 60,6% sinh viên thiếu kỹ năng giao tiếp, IT (công nghệ thông tin),
ra quyết định, tư duy phê phán và kỹ năng kinh doanh. Theo đó, nghiên cứu của
Xiaoxue Li [63] và Jane Stewart [44] cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, kỹ
năng nghề nghiệp, mức lương, điều kiện làm việc, khu vực sinh sống, giới tính, mối

5


quan hệ xã hội và tuổi tác. Đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng tìm
việc của sinh viên.
Nhìn chung, những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc được các nhà
nghiên cứu đề cập nhiều nhất đó là: kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, kinh
nghiệm làm việc và điều kiện làm việc. Để có được những kiến thức, kỹ năng và
phẩm chất đó, địi hỏi khơng chỉ có sự nỗ lực của chính bản thân người học mà cịn
là những yếu tố tài nguyên nhà trường góp phần tạo nên năng lực đáp ứng khả năng
tìm việc làm sinh viên mà tác giả Baruch và Leeming [28] đã quan tâm.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu Caiyod và cộng sự [30] đã đưa ra những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên ngành khách sạn
như: tuổi, giới tính, ngoại hình, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, giáo dục (chương
trình học). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên tốt nghiệp phải có năng lực cao
như: Kỹ năng giao tiếp, kiến thức xã hội. Đây là những kỹ năng quan trọng giúp
sinh viên đáp ứng với nghề khách sạn.
Để hình thành nên năng lực người học tác giả Kathy Denise Wigal đã đề cập
đến chuẩn đầu ra và đội ngũ giảng viên, theo Kathy Denise Wigal [46] một khi xác
định được chuẩn đầu ra, giảng viên sẽ tập trung vào việc thiết kế các hoạt động thu

hút sự tham gia của sinh viên trong lớp học, qua đó gia tăng mức độ phù hợp nhằm
đạt được chuẩn đầu ra đã đề ra, bằng cách sử dụng khung phân loại nhận thức của
Blooms (nhớ, hiểu, vận dụng và tổng hợp) nhằm xem xét mức độ lĩnh hội của sinh
viên so với chuẩn đầu ra mong muốn. Như vậy, chuẩn đầu ra sẽ phản ánh tầm nhìn
sứ mạng của nhà trường, chuẩn đầu ra cịn cung cấp thơng tin chung về trọng tâm
của các hoạt động học tập của sinh viên cũng như mục đích mà sinh viên phải đạt
được sau khi tốt nghiệp, chuẩn đầu ra không chỉ hiểu là chuẩn hoặc kết quả đầu ra
của cấp chương trình đào tạo mà còn là chuẩn đầu ra ở cấp mơn học, buổi học. Từ
đó, mơn học và nội dung mỗi môn học phải được thiết kế phù hợp bao gồm những
kiến thức, kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng văn bản, kỹ năng giải quyết vấn đề, sử
dụng công nghệ thơng tin và làm việc nhóm..v.v. Theo tác giả, việc nắm bắt được
thơng tin chuẩn đầu ra có vai trò rất quan trọng, chuẩn đầu ra cần phải được công bố

6


công khai và được cán bộ, GV, SV biết đến. Khi họ nắm bắt được chuẩn đầu ra, họ
sẽ tập trung vào việc thiết kế các hoạt động dạy và học nhằm gia tăng khả năng
nhận thức và đạt được những kỹ năng cần thiết sau khi tốt nghiệp.
Mặt khác, yếu tố đo lường đánh giá cũng quan trọng đến năng lực sinh viên
tốt nghiệp, theo nghiên cứu của Trường đại học Texas A&M, cho rằng nhận thức và
thái độ của sinh viên trong các chương trình khoa học, tốn học, kỹ thuật và cơng
nghệ gọi tắt là SMET có vai trị quan trọng trong việc duy trì khả năng kiên trì và
độc lập trong sự chuẩn bị học tập của sinh viên. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra có sự
khác biệt về giới tính trong khả năng kiên trì, cụ thể nữ giới thấp hơn nam giới.
Ngoài ra, việc đo lường nhận thức và thái độ của sinh viên đã trở nên quan trọng,
hai công cụ để đo lường thái độ và nhận thức của sinh viên năm thứ nhất và năm
thư hai là giấy và web. Trường đại học Texas A&M thiết kế khảo sát và đánh giá
sinh viên năm nhất về các kỹ năng giao tiếp, tích hợp kiến thức, học tập suốt đời, kỹ
năng công nghệ và kinh nghiệm làm việc nhóm Grahm, J.M., & Caso, R.[37]. Từ

đó cho thấy, để năng lực của sinh viên được hình thành và đạt yêu cầu chuẩn đầu ra
hay đạt kết quả mong đợi thì cơng tác đánh giá và sử dụng công cụ đánh giá phù
hợp về kỹ năng và kiến thức sinh viên phải được quan tâm ngay từ mới bắt đầu học
đại học.
1.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu để tìm ra giải pháp cải thiện khả
năng tìm việc làm cho sinh viên, cụ thể như: kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị
Liên Hương [15] cho thấy, tình trạng năng lực sinh viên kế toán - kiểm toán sau khi
tốt nghiệp ở mức chưa đáp ứng tốt yêu cầu trong công việc, kém khả năng cạch
tranh, kém khả năng thích ứng vì thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu kỹ năng và khả
năng ngoại ngữ không tốt. Với “Nhu cầu làm việc chất lượng cao của xã hội” cho
thấy, thực trạng chung là phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn cịn gặp nhiều
khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định, do chưa định hướng đúng
mức về nghề nghiệp – việc làm tương lai, vì một số sinh viên chọn ngành học chưa
phù hợp năng lực, sở trường và xu hướng phát triển thị trường lao động -Lê Thành

7


Tâm [8]. Mặt khác, các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển chọn đối với sinh viên tốt
nghiệp có kiến thức về ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao
tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc
cơng nghiệp. Sự hạn chế lớn của sinh viên khi ra trường, đa số chưa định hướng
được cụ thể để chọn một ngành chuyên môn phù hợp với khả năng, đồng thời do hệ
thống thông tin thị trường lao động, hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm thành phố
chưa cập nhật kịp thời để gắn kết sinh viên và doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Theo Nguyễn Thanh Ngọc [13], cho rằng có ba nhóm kỹ năng cơ bản giúp
sinh viên có sự định hướng tốt hơn trong việc trang bị các nhóm kỹ năng đáp ứng
yêu cầu của nhà tuyển dụng như: nhóm kỹ năng về trình độ chun mơn, nhóm kỹ
năng mềm và nhóm kỹ năng về quản lý. Cịn nghiên cứu của Phan Thị Thanh Trúc

– Võ Thị Phương [19], cho rằng sinh viên tốt nghiệp rất yếu kỹ năng, đặc biệt là kỹ
năng ngoại ngữ, về Phẩm chất đạo đức/động cơ phấn đấu và khả năng giao tiếp
được đánh giá cao. Tuy nhiên đây là kết quả nghiên cứu cho sinh viên thuộc khu
vực Tây nguyên..
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu chỉ nghiên cứu về tình hình việc làm
của sinh viên nói chung, khơng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng khả năng tìm
việc của sinh viên riêng của một khoa cụ thể.
1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1 Khái niệm đào tạo
Từ điển Giáo dục học [20] định nghĩa: “Đào tạo là quá trình chuyển giao có
hệ thống, có phương pháp, những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ
xảo nghề nghiệp, chuyên môn đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần
thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp
phần xây dựng, bảo vệ đất nước”
Theo Từ điển Tiếng Việt [21] thì đào tạo là: “Làm cho trở thành người có
năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”
Theo Nguyễn Minh Đường [12] đào tạo là một quá trình hoạt động có mục
đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng,

8


thái độ….để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào
đời hành nghề một cách có năng suất và có hiệu quả.
Trong đề tài này, người nghiên cứu hiểu đào tạo là quá trình trang bị kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp đồng thời giáo dục phẩm chất, đạo đức, thái độ cho
người học để họ có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.
1.2.2 Khái niệm chất lƣợng đào tạo
Theo từ điển Giáo dục học [20] “Chất lượng đào tạo là tổng hòa những phẩm
chất và năng lực được tạo nên trong quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho

người học so với thang chuẩn giá trị của nhà nước hoặc xã hội nhất định, có chất
lượng giáo dục tồn diện và từng mặt theo tùy góc độ đánh giá”
Theo Trần Khánh Đức [22] Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào
tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao
động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu.
Tóm lại người nghiên cứu hiểu chất lượng đào tạo thể hiện nhân cách của
sinh viên sau tốt nghiệp. Nhân cách của sinh viên thể hiện ở phẩm chất và năng lực.
Phẩm chất bao gồm: phẩm chất người công dân, phẩm chất của người lao động nói
chung và ở một lĩnh vực lao động nhất định. Năng lực bao gồm: hệ thống kiến thức
khoa học công nghệ, và hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
1.2.2 Một số quan điểm về đánh giá chất lƣợng
Chất lượng và đánh giá chất lượng là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các
cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, cho đến nay, có rất nhiều tranh luận khác nhau tại các
diễn đàn về chất lượng và cơ sở để đánh giá chất lượng của một trường học, cơ
quan hoặc tổ chức. Theo Đào tạo kiểm định chất lượng đại học và THCN [3], sau
đây, người nghiên cứu xin tổng hợp một số quan điểm tiêu biểu về chất lượng:
Dưới đây là 6 quan niệm chất lượng giáo dục đào tạo hiện đại ngày nay (Bộ
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Asean university network
(AUN):
-

Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “ đầu vào”

9


Quan điểm đánh giá chất lượng bằng “Đầu vào” được gọi là “quan điểm
nguồn lực” có nghĩa là: Nguồn lực tương đương với chất lượng. Theo quan điểm
này, một trường tuyển được học viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có
nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phịng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị

tốt nhất được xem là trường có chất lượng cao. Quan điểm này đã bỏ qua sự tác
động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa dạng và liên tục trong thời gian ở trường.
Thực tế theo cách đánh giá này, quá trình đào tạo được xem là một “hộp đen”, chỉ
dựa vào sự đánh giá “ đầu vào” và phỏng đoán chất lượng “đầu ra”.
-

Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “ đầu ra”

Một quan điểm khác về chất lượng cho rằng “đầu ra” của giáo dục có tầm
quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quá trình đào tạo. “Đầu ra” chính là sản
phẩm của giáo dục được thể hiện bằng năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề
của người học tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường
đó.
Có 2 vấn đề cơ bản có liên quan đến cách tiếp cận chất lượng GD này. Một là,
mối liên hệ giữa “đầu vào” và “ đầu ra” không được xem xét đúng mức. Trong thực
tế mối liên hệ này là có thực, cho dù đó khơng hồn tồn là quan hệ nhân quả. Một
trường có khả năng tiếp nhận các học viên giỏi, khơng có nghĩa là học viên của họ
sẽ tốt nghiệp loại giỏi. Hai là, cách đánh giá “đầu ra” của các trường là rất khác
nhau.
-

Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “ Giá trị gia tăng”

Quan điểm thứ 3 về chất lượng giáo dục được đo bằng “giá trị gia tăng”. “Giá
trị gia tăng” được xác định bằng giá trị của “đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”.
Theo quan điểm này, một loạt vấn đề đặt ra là: khó có thể thiết kế một thước đo
thống nhất đánh giá chất lượng “đầu vào” - “đầu ra” để tìm ra được hiệu số của
chúng và đánh giá chất lượng của trường đó. Hơn nữa, trường có hệ thống giáo dục
lại rất đa dạng không thể dùng một bộ công cụ đo duy nhất cho tất cả các trường
trong cùng trình độ (cấp học, bậc học). Dù có thể thiết kế được bộ công cụ như vậy,


10


“giá trị gia tăng” được xác định sẽ không cung cấp thơng tin hữu ích gì về sự cải
tiến đào tạo trong từng trường.
-

Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “Giá trị học thuật”

Đây là quan điểm truyền thống của nhiều người học phương Tây, chủ yếu dựa
vào sự đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật của đội ngũ giảng viên
trong từng trường, trong quá trình thẩm định, công nhận chất lượng đào tạo của
trường. Điều này có nghĩa là trường nào có đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị
cao, có uy tín khoa học lớn thì được xem là trường có chất lượng cao.
Hạn chế của quan điểm này là ở chỗ cho dù năng lực học thuật có thể được đánh giá
một cách khách quan thì cũng khó có thể đánh giá những cuộc cạnh tranh của các
trường để nhận tài trợ cho các chương trình nghiên cứu trong mơi trường khơng
thuận học thuật. Ngồi ra liệu có thể đánh giá được năng lực chất xám của đội ngũ
giảng dạy và nghiên cứu khi có xu hướng chuyên ngành hóa ngày càng sâu, phương
pháp luận ngày càng đa dạng.
-

Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “Văn hóa tổ chức riêng”

Quan điểm này cho rằng văn hóa tổ chức riêng có tác dụng hỗ trợ cho quá trình
liên tục cải tiến chất lượng. Vì vậy một trường được đánh giá là có chất lượng khi
nó có được “văn hóa tổ chức riêng” với nét đặc trưng quan trọng là không ngừng
nâng cao chất lượng đào tạo. Cách đánh giá này bao hàm giả thiết về bản chất của
chất lượng và bản chất của tổ chức. Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực công

nghiệp và thương mại nên khó có thể thể áp dụng thành công trong lĩnh vực giáo
dục đại học.
-

Chất lƣợng đƣợc đánh giá bằng “Kiểm toán”

Quan điểm này tiếp cận từ cá yếu tố bên trong của tổ chức và nguồn thông tin
cung cấp cho việc ra quyết định. Nếu kiểm toán tài chính xem xét các tổ chức có
duy trì chế độ sổ sách tài chính hợp lý hay khơng, q trình thực hiện các quyết
định về chất lượng có hợp lý và hiệu quả hay không. Quan điểm này cho rằng, nếu
một cá nhân có đủ thơng tin cần thiết thì có thể có được các quyết định chính xác,
khi đó chất lượng giáo dục được đánh giá thơng qua q trình thực hiện, cịn “đầu

11


×