Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

CHẤT LƯỢNG đào tạo kỹ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG đại học NÔNG lâm TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ TUYẾT MAI

CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401

S K C0 0 4 7 3 9

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ TUYẾT MAI

CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9/2015



LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ & tên: Lê Thị Tuyết Mai

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 20/4/1987

Nơi sinh: Đồng Nai

Quê quán: Trung Mỹ Tây

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: 7/5, KP Tân Quý, P.Đông Hoà, TX.Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại cơ quan:

Điện thoại nhà riêng:

Fax:

Email:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 9/2005 đến 09/ 2009


Nơi học (trường, thành phố): Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Tp.HCM
Ngành học: Quản lý giáo dục
Hệ đào tạo: Chính Quy văn bằng 2
Thời gian đào tạo từ T1/2010 đến T11/2014
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
TP.HCM
Ngành học: Ngữ văn Anh
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

2009 - 2011

Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM

Chuyên viên

2011 đến nay

Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

Chuyên viên

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 201…
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

ii


CẢM TẠ
Trong thời gian học cao học nói chung và làm luận văn tốt nghiệp nói riêng ngoài
sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình của lãnh đạo nhà trường, các khoa, quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè trong lớp và
các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
TS Đoàn Thị Huệ Dung là cán bộ hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Ban Giám hiệu, Quý Thầy Cô công tác tại Viện Sư phạm Kỹ thuật, Phòng Đào
tạo sau Đại học trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện và giúp đỡ trong suốt thời gian theo học và thực hiện đề tài.
Quý Thầy Cô tham gia giảng dạy lớp cao học đã tận tâm và truyền đạt những kiến
thức nền tảng hữu ích làm cơ sở để thực hiện đề tài.
Quý Thầy Cô giảng viên trong hội đồng bảo vệ chuyên đề đã nhận xét và góp ý
cho quá trình nghiên cứu.
Ban giám hiệu và Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên & Quan hệ Doanh
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bạn học viên lớp Giáo dục học 2013B, gia
đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong quá trình học và thực hiện đề tài.
Một lần nữa trân trọng cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2015
Người nghiên cứu

Lê Thị Tuyết Mai

iii


TÓM TẮT
Kỹ năng nghề nghiệp là một trong những nhóm kỹ năng quan trọng nhằm phát
huy năng lực cá nhân và phát triển nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Việt
Nam là một nước đang có sự phát triển nhanh về hiện đại hoá và chuyên nghiệp hoá
trong nông nghiệp – công nghiệp. Sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là
nhân lực kỹ thuật cao từ các trường cao đẳng, đại học là điều kiện cần thiết trong giai
đoạn hiện nay và thời gian sắp đến. Kỹ năng nghề nghiệp cần được chú trọng và có
phương pháp đào tạo thích hợp tại các cơ sở đào tạo. Nghiên cứu này đề cập đến thực
trạng và chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM, một trong những đơn vị đào tạo cung cấp nhân lực chất lượng cao cho lĩnh
vực nông nghiệp.
Nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát của ba đối tượng chính: sinh viên đang
theo học chế tín chỉ tại trường, doanh nghiệp có sử dụng nhân sự là sinh viên của
trường và cán bộ giảng dạy. Mô hình nghiên cứu tập trung vào các kỹ năng: giải quyết
vấn đề, tư duy một cách hệ thống, tự học, làm việc nhóm, giao tiếp, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, lập kế hoạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp và sinh viên
đều nhận thấy sự cần thiết phải được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mới có thể phát huy
được năng lực chuyên môn và sử dụng lao động.
Trong mối quan hệ với doanh nghiệp, các yêu cầu của khả năng giải quyết vấn
đề, khả năng giao tiếp, khả năng lập kế hoạch và khả năng tự học được đánh giá cao.
Doanh nghiệp nhận định sinh viên đã được đào tạo cơ bản về các yêu cầu cần thiết của
các nhóm kỹ năng này nhưng chưa được thực hành và vận dụng nhiều vào trong thực

tế. Do đó, sinh viên thường được doanh nghiệp đào tạo lại trong giai đoạn đầu của quá
trình hoà nhập vào môi trường làm việc. Điều này ảnh hưởng đến chi phí đào tạo và
thời gian của đơn vị sử dụng lao động.
Trong môi trường đào tạo, sinh viên được cung cấp các nhóm kỹ năng mềm, kỹ

iv


năng cứng trong đó chỉ mới đáp ứng một phần của kỹ năng nghề nghiệp. Chương trình
đào tạo tại trường Đại học Nông Lâm thường tập trung cung cấp nội dung và các lý
thuyết cơ bản, thời gian thực hành thực tế thường không đầy đủ. Thời điểm bố trí các
môn học và hình thức tuyên truyền về sự cần thiết của các nhóm kỹ năng này chưa
thực sự phù hợp với nhu cầu của sinh viên.
Trên sơ sở đánh giá các khảo sát và nghiên cứu, kết quả cho thấy cần phải cải
thiện nội dung của các kỹ năng nghề nghiệp, tập trung đáp ứng được các yêu cầu của
doanh nghiệp, phù hợp với chương trình đào tạo theo các lĩnh vực chuyên môn. Đồng
thời, quá trình đào tạo kỹ năng nghề nghiệp nên tăng cường điều kiện thực hành và vận
dụng thực tế tại các doanh nghiệp. Có như vậy, kỹ năng nghề nghiệp sẽ trở thành kỹ
năng mà sinh viên sẽ chủ động lựa chọn cho tương lai nghề nghiệp của mình.

v


ABSTRACT
Employability Skill is known as important skills for jobs development of
student. Vietnam is developing country with industrial and agricultural. Human
resourse, specially, with higher education from university, is required on near future.
Then, employability skill should be advanted on education method. In this research,
the actual education and quality of employability skill is considered in Nong Lam
University – Vietnam.

The reseach based on objects such as student, employer and teacher are
investigated. Besides, problem solving skills, system thinking skills, learning skills,
communication skills, teamwork skills, operate skills, planning and organizing skills.
Thus, student and employer are considered that employability skill is important skill
for development of careers.
In the university, the employability skill is slightly focused on soft skill and part
of hard skill. Moreover, the knowledge is just theory of content. The training time is
not enough and not able to fit to learning time. Then, the contents of skill are not
impressing to student.
Summary, the curriculum of employability skill shoul be to improve on content,
focused on requirement of employer and fit to academic program. Hence, the program
is supplied by trainning time and practice. So, employability skill will have employee
to orient career.

vi


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC .................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... ii
CẢM TẠ ........................................................................................................................ iii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... xi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ xiii
CHƢƠNG I.TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP ............... 1
1.1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 6

1.3.

Đối tượng và khách thể khảo sát ............................................................................ 6

1.4.

Nhiệm vụ của đề tài và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 6
1.4.1.

Nhiệm vụ của đề tài ..................................................................................... 6

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6

1.5.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 7

1.6.

Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 7

1.7.


Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 7

1.8.

Kế hoạch thực hiện ................................................................................................ 9

Kết luận chƣơng 1: ........................................................................................................ 9
CHƢƠNG II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG
NGHỀ NGHIỆP .......................................................................................................... 10
2.1.

Các khái niệm....................................................................................................... 10
2.1.1.

Đào tạo ....................................................................................................... 10

2.1.2.

Kỹ năng ...................................................................................................... 10

vii


2.1.3.

Kỹ năng nghề nghiệp (employability skills) .............................................. 11

2.1.4.

Chất lượng đào tạo ..................................................................................... 13


2.2.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................................... 15

2.3.

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................... 19

2.4.

Hệ thống về nhóm kỹ năng nghề nghiệp ............................................................. 23

Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................................... 26
CHƢƠNG III.THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG NGHỀ
NGHIỆP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM ................................. 29
3.1. Giới thiệu về trường Đại học Nông Lâm TP.HCM ............................................... 29
3.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM .................................................................................................................. 29
3.1.2.

Nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo của trường ..................................................... 30

3.1.3.

Các đơn vị đào tạo của trường ................................................................... 31

3.2. Giới thiệu về chương trình đào tạo kỹ năng nghề nghiệp củaTrường Đại học Nông
Lâmvà của Khoa Nông học ............................................................................................ 31
3.2.1 Giới thiệu về chương trình đào tạo kỹ năng nghề nghiệp trường Đại học

Nông Lâm TPHCM ................................................................................................. 31
3.2.2. Giới thiệu về chương trình đào tạo kỹ năng nghề nghiệp của khoa Nông
học trường Đại học Nông Lâm TPHCM ................................................................. 32
3.3. Thực trạng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại khoa Nông học trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM ....................................................................................................... 35
Thời gian khảo sát ................................................................................................... 36
Mục tiêu khảo sát .................................................................................................... 36
Đối tượng khảo sát .................................................................................................. 36
Thiết kế bộ công cụ khảo sát ................................................................................... 36
Nội dung khảo sát .................................................................................................... 36
3.4.

Kết quả khảo sát về đánh giá chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp .............. 37
3.4.1.

Yêu cầu của Doanh nghiệp về kỹ năng nghề nghiệp ................................. 37

3.4.2.

Nhận thức của sinh viên trong đào tạo kỹ năng nghề nghiệp .................. 49

viii


3.4.3.

Vai trò của nhà trường trong đào tạo kỹ năng nghề nghiệp ...................... 63

Kết luận chƣơng 3: ...................................................................................................... 70
CHƢƠNG IV.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 72

4.1. Kết luận ................................................................................................................... 72
4.2. Tính mới và đóng góp của đề tài ............................................................................. 75
4.3. Hướng phát triển của đề tài ..................................................................................... 78
4.4. Kiến nghị ................................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 81
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 84

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1: Mức độ quan trọng của các KNNN trong môi trường làm việc của doanh
nghiệp ........................................................................................................................... 37
Bảng 3.2: Đánh giá mức độ cần thiết phát triển những kỹ năng nghề nghiệp này của
sinh viên ....................................................................................................................... 38
Bảng 3.3: Đánh giá sự khác biệt giữa các yếu tố của kỹ năng giải quyết vấn đề ........ 39
Bảng 3.4: Khảo sát mức độ quan trọng của các yếu tố thuộc kỹ năng giải quyết vấn đề
...................................................................................................................................... 49
Bảng 3.5: Khảo sát sự vận dụng của các yếu tố thuộc kỹ năng tư duy một cách hệ thống
...................................................................................................................................... 51
Bảng 3.6: Khảo sát sự vận dụng của các yếu tố thuộc kỹ năng tự học ........................ 52
Bảng 3.7: Khảo sát sự vận dụng của các yếu tố thuộc kỹ năng làm việc nhóm .......... 53
Bảng 3.8: Khảo sát sự vận dụng của các yếu tố thuộc kỹ năng giao tiếp .................... 55
Bảng 3.9: Khảo sát sự vận dụng của các yếu tố thuộc kỹ năng quản lý và lãnh đạo... 57
Bảng 3.10: So sánh mức độ không thành thạo của kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn qua các năm ........................................................................................................... 58

Bảng 3.11: Khảo sát sự vận dụng các yếu tố thuộc kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn ........................................................................................................................ 59
Bảng 3.12: Khảo sát sự vận dụng các yếu tố thuộc kỹ năng lập kế hoạch .................. 61
Bảng 3.13: Đánh giá của sinh viên về sự cần thiết phát triển kỹ năng nghề nghiệp ... 65
Bảng 3.14: Các hình thức nhà trường đào tạo KNNN ................................................. 66
Bảng 3.15: Nhu cầu của doanh nghiệp đối với nhà trường trong đào tạo KNNN ....... 67

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 3.1: Đồ thị đánh giá của DN về các yếu tố của kỹ năng giải quyết vấn đề ..... 40
Biểu đồ 3.2:Đồ thị đánh giá của DN về các yếu tố của kỹ năng tư duy một cách hệ
thống .............................................................................................................................. 41
Biểu đồ 3.3:Đồ thị đánh giá của DN về các yếu tố của kỹ năng tự học ....................... 42
Biểu đồ 3.4:Đồ thị đánh giá của DN về các yếu tố của kỹ năng làm việc nhóm.......... 43
Biểu đồ 3.5:Đồ thị đánh giá của DN về các yếu tố của kỹ năng giao tiếp.................... 44
Biểu đồ 3.6:Đồ thị đánh giá của DN về các yếu tố của kỹ năng quản lý và lãnh đạo.. 45
Biểu đồ 3.7: Đồ thị đánh giá của DN về các yếu tố của kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn ......................................................................................................................... 46
Biểu đồ 3.8:Đồ thị đánh giá của DN về các yếu tố của kỹ năng lập kế hoạch ............. 47
Biểu đồ 3.9: Ý thức tham gia các lớp KNNN ............................................................ 48
Biểu đồ 3.10: Đồ thị so sánh ý kiến của SV và DN về việc vận dụng kỹ năng giải quyết
vấn đề ............................................................................................................................ 50
Biểu đồ 3.11: Đồ thị so sánh ý kiến của SV và DN về việc vận dụng kỹ năng tư duy
một cách hệ thống ......................................................................................................... 51

Biểu đồ 3.12: Đồ thị so sánh ý kiến của SV và DN về việc vận dụng kỹ năng tự học..53
Biểu đồ 3.13: Đồ thị so sánh ý kiến của SV và DN về việc vận dụng kỹ năng làm việc
nhóm .............................................................................................................................. 54
Biểu đồ 3.14: Đồ thị so sánh ý kiến của SV và DN về việc vận dụng kỹ năng giao tiếp
....................................................................................................................................... 56
Biểu đồ 3.15: Đồ thị so sánh ý kiến của SV và DN về việc vận dụng kỹ năng quản lý
và lãnh đạo .................................................................................................................... 58
Biểu đồ 3.16: Đồ thị so sánh ý kiến của SV và DN về việc vận dụng kiến thức vào thực
tiễn ................................................................................................................................. 60

xi


Biểu đồ 3.17: Đồ thị so sánh ý kiến của SV và DN về việc vận dụng kỹ năng lập kế
hoạch ............................................................................................................................. 61
Biểu đồ 3.18: Đánh giá thực trạng tham gia hình thức đào tạo KNNN ........................ 62
Biểu đồ 3.19: Thời gian tham gia lớp học kỹ năng nghề nghiệp .................................. 63
Biểu đồ 3.20: Nội dung học lớp kỹ năng nghề nghiệp.................................................. 64
Biểu đồ 3.21: Kiến thức sau khoá học KNNN ............................................................. 64
Biểu đồ 3.22: Nhu cầu của sinh viên đối với nhà trường trong đào tạo KNNN .......... 66
Biểu đồ 3.23: Đề xuất cải tiến của doanh nghiệp về đào tạo KNNN ........................... 68

xii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Giải thích


ACCI

Phòng thương mại và công nghiệp Úc

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

AEC

Cộng đồng Kinh tế

ANTA

Hội đồng giáo dục quốc gia Úc

ASEAN

Hội các nước châu Á

BCA

Hội đồng Kinh doanh Úc

DEST

Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học Úc

DN


Doanh nghiệp

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

KNNN

Kỹ năng nghề nghiệp

SCANS

Bộ Lao động Mỹ

SV

Sinh viên

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UEF

Trường Đại học Kinh tế -Tài chính TPHCM

UNESCO

Tổ chức Liên Hiệp Quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa


xiii


CHƢƠNG I

TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
Lý do chọn đề tài

1.1.

Trong xã hội phát triển và đang trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện
nay thì mục tiêu đào tạo của các trường nhằm tạo ra nguồn lao động chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu của doanh nghiệp không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn hướng đến
cả về kỹ năng, thái độ, hành vi. Trong đó, kỹ năng nghề nghiệp là một trong những vấn
đề cần được nhà trường chú trọng.
Năm 1996, UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: " Học để biết, học để làm,
học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đó chính là sự kết hợp các kỹ năng
tâm lý xã hội: học để biết là kỹ năng liên quan đến tri thức, học để làm là kỹ năng vận
động, kỹ năng thực hành, học để chung sống với mọi người là kỹ năng liên quan đến
thái độ, học để tự khẳng định mình là kỹ năng liên quan đến giá trị. Mục đích học tập
mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà nó có giá trị nhân văn sâu sắc.
Bởi việc học không chỉ giúp trau dồi, tiếp thu kiến thức mà còn phải giúp người học
rèn luyện, hình thành nhân cách, hình thành các giá trị sống, trang bị cho họ những giá
trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trình vào đời nhằm làm
phong phú thêm vốn sống, phát triển năng lực bản thân và dễ dàng hoà nhập với cộng
đồng.
Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) với tựa đề “Cộng Đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc
làm tốt hơn và thịnh vượng chung” được ILO công bố nêu rõ hội nhập AEC sẽ tạo ra
nhu cầu ngày càng tăng đối với các trình độ kỹ năng khác nhau. Từ năm 2010 đến

2025, nhu cầu đối với lao động có trình độ kỹ năng ở mức trung bình sẽ tăng 28%, lao
động có trình độ kỹ năng thấp là 23% và lao động có kỹ năng cao sẽ tăng 13%. Ông

1


Gyorgy Sziraczki, Giám đốc ILO Việt Nam cho biết với các thành quả đạt được trong
lĩnh vực giáo dục cơ bản, Việt Nam đã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về lao động có trình
độ kỹ năng thấp nhưng vẫn cần nỗ lực nhiều hơn để có thể chuẩn bị cho những việc
làm cần kỹ năng trung bình.
Theo dự kiến, đến cuối năm 2015, ASEAN sẽ hình thành cộng đồng kinh tế
(AEC). Gia nhập AEC và các tổ chức thế giới khác sẽ cho phép Việt Nam cạnh tranh
được trên thị trường toàn cầu trên cơ sở tăng năng suất và kỹ năng của người lao động.
Khi chính thức thành lập, AEC sẽ thực hiện tự do luân chuyển năm yếu tố căn bản:
vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động lành nghề. Các chuyên gia cho rằng, sự “tự
do” này vừa là cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức
không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước AEC vào Việt Nam sẽ tạo nên cuộc
cạnh tranh với lao động trong nước. Ngoài ra, khi tham gia AEC, ngoài việc có kỹ
năng nghề nghiệp giỏi, người lao động cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác để
có cơ hội tham gia làm việc tại các quốc gia của AEC. Nếu người lao động Việt Nam
nói chung và lao động trong các doanh nghiệp không ý thức được điều này thì lao động
Việt Nam sẽ không đáp ứng được thị trường lao động. Để thích ứng với hoàn cảnh
mới, đòi hỏi người lao động phải học hỏi, cập nhật kỹ năng mới.
Nguồn nhân lực có chất lượng thấp và năng lực cạnh tranh chưa cao có nhiều
nguyên nhân, trong đó chủ yếu là công tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp, chất lượng
đào tạo còn hạn chế. Điều này đã được Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) thẳng thắn
chỉ ra: “Chất lượng giáo dục nhìn chung thấp, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục
nghề nghiệp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực và nhu cầu của người
học, chưa theo kịp sự chuyển biến của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập quốc tế, là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng

nguồn nhân lực của đất nước

”.

Về phía doanh nghiệp, theo Bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế, các doanh
nghiệp Việt Nam khá chủ quan trước sự kiện hội nhập và nếu để hiểu cho rõ, cho sâu

2


các vấn đề xoay quanh thách thức và cơ hội trong công cuộc hội nhập, rất ít doanh
nghiệp Việt Nam hiện có thể nắm bắt được tình hình. Theo khảo sát, có đến 60% số
doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị cho việc gia nhập AEC, đặc biệt có đến 80% số
doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thờ ơ với sự kiện này. Đây là thách thức rất lớn đối với
doanh nghiệp Việt Nam, khi mà thời điểm hình thành AEC đến rất gần và doanh
nghiệp các nước khác đã chuẩn bị khá kỹ cho sự kiện này.
Hiện nay Chính phủ Việt Nam đã khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao qua
đào tạo nghề là một trong ba trụ cột tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững giai
đoạn 2011 - 2020. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc người học có những lựa
chọn, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Mục đích cuối cùng của sinh viên là có
một công việc ổn định, được phát huy đúng năng lực, sở trường của mình và một mức
thu nhập khá, ổn định góp phần cống hiến cho sự phát triển của cộng đồng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta những năm gần đây đã đề cập đến việc đào tạo
kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên cũng như tầm quan trọng của kỹ năng này. Có được
kỹ năng nghề nghiệp vững không những giúp con đường học tập của các bạn trẻ trở
nên suôn sẻ, thuận lợi, tạo bước đà cho sự nghiệp thành công mà nó còn đem lại hạnh
phúc trong cuộc sống. Trong khi việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại các trường Đại
học trên thế giới rất được chú trọng, thì quá trình đào tạo kỹ năng ở bậc đại học ở nước
ta vẫn chưa thực sự được tiến hành. Có chăng cũng chỉ là những buổi ngoại khóa, nhà
trường mời diễn giả tới phổ biến sơ lược kiến thức cho sinh viên. Những buổi học như

vậy chỉ đáp ứng được nhu cầu rất nhỏ của sinh viên, trong khi những kỹ năng nghề
nghiệp cho sinh viên lại rất phong phú và mới mẻ với họ.
Tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” có nêu “đối với giáo dục nghề
nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp.
Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo
kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân

3


lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”.
Theo nghiên cứu “ Thực trạng thị trường lao động năm 2010 – 2014 dự báo nhu
cầu nhân lực giai đoạn 2015 – 2020 đến 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Trung
tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM , tháng 1 năm
2015 nhận định nguyên nhân thất nghiệp cốt lõi là vấn đề đào tạo nghề, kỹ năng nghề
nghiệp, dự báo nhu cầu, phân bổ nguồn nhân lực và các chính sách thu hút, sử dụng
nguồn lao động còn mất cân đối, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế kinh tế - xã hội thành
phố phát triển. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao
động TPHCM khảo sát chỉ có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc
làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm phải chuyển đổi
ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng số sinh
viên tìm việc làm chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50%
làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp, việc làm chưa thực sự ổn định và có thể
chuyển việc khác. Vấn đề kỹ năng mềm là yêu cầu mà nhiều sinh viên học sinh chưa
đáp ứng được.
Việc đề cao vai trò của kỹ năng nghề nghiệp xuất phát từ việc ngày nay nhà
trường không còn là nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận kiến thức mà việc tiếp cận kiến
thức được thông qua nhiều phương tiện như internet, sách, báo và các phương tiện
thông tin đại chúng.... Tuy nhiên ngoài kiến thức người học cần rèn luyện cho bản thân

giá trị sống, một số kỹ năng cần thiết khi bước vào môi trường làm việc như: khả năng
lập luận và sử dụng ngôn ngữ nói và viết, kỹ năng đánh giá và nhận xét tinh tế, có khả
năng làm việc nhóm, biết cách giao tiếp, thương lượng và xử lý mâu thuẫn

Từ biết

đến hiểu, đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn,
nhà trường không chỉ là nơi đào tạo kiến thức mà còn là môi trường giúp sinh viên trải
nghiệm nhằm mang lại cho sinh viên những phẩm chất và kỹ năng đáp ứng đòi hỏi của
xã hội. Nếu trước đây, xã hội yêu cầu cần có sự phân công lao động cụ thể cho từng cá
nhân, cho tập thể, yêu cầu cần có sự chuyên môn hoá cao thì ngày nay xã hội yêu cầu

4


cần có những giải pháp tổng thể mang tính thiết thực hơn bằng cách phối hợp giữa kiến
thức và kỹ năng, lý thuyết và thực hành, giữa khả năng vận dụng, ứng biến linh hoạt
vào trong công việc thực tế để từ đó người sử dụng lao động đánh giá dựa trên năng lực
và hiệu quả mang tính linh hoạt của sinh viên. Việc xác định đầy đủ ý nghĩa và nội
dung của kỹ năng nghề nghiệp giúp chúng ta định hướng được cách tiếp cận và học
tập.
Trau dồi kỹ năng nghề nghiệp không chỉ là cần thiết và là mối quan tâm của sinh
viên năm cuối mà nó dành cho tất cả sinh viên bởi kỹ năng tuyển dụng cần được lên kế
hoạch từ sớm, cần được luyện tập và trau dồi từ những năm đầu tiên đại học. Nếu để
đến năm cuối thì sinh viên lúc đó rất bận rộn với các kỳ thi, các luận văn, bận rộn tìm
kiếm việc làm khi đó sinh viên không có thời gian chuẩn bị, rèn luyện kỹ năng cho bản
thân. Vì vậy việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên cần được tiến hành sớm
và chuẩn bị kỹ trong suốt khoá học.
Theo Phạm Văn Dũng (2012) cho rằng tại Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 230
trường đại học và cao đẳng, số lượng sinh viên tốt nghiệp rất lớn, cung cấp nhân lực

cho các công ty xí nghiệp. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát của Trường đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh về ý kiến doanh nghiệp trong quá trình sử dụng sinh viên của
trường cho thấy, 100% doanh nghiệp phải đào tạo thêm kiến thức cũng như kỹ năng
cho sinh viên. Trong đó, có tới 51,52% yêu cầu cần đào tạo lại về kỹ năng mềm và
42,42% về nghiệp vụ chuyên môn.
Từ thực tế của doanh nghiệp cho thấy sinh viên khi bước vào môi trường làm việc
thường thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm nhận các vị trí công việc mà
họ dự tuyển. Theo các chuyên gia tuyển dụng thì phần lớn sinh viên thiếu hoặc yếu các
kiến thức, kỹ năng thực hành mặc dù họ đã được đào tạo bài bản suốt mấy năm học.
Từ những nguyên nhân cấp thiết nêu trên mà đề tài “chất lƣợng đào tạo kỹ năng
nghề nghiệp cho sinh viên trƣờng Đại học Nông Lâm TP.HCM” được xây dựng và
tiến hành nghiên cứu. Như vậy ngoài những kiến thức chuyên môn, sinh viên cần phải

5


được trang bị thêm các kỹ năng nghề nghiệp để đảm bảo có được việc làm mà còn để
tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định
hướng chiến lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên tại Trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM nhằm đề xuất các kiến nghị để nâng cao kỹ năng cho sinh
viên đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
1.3.

Đối tƣợng và khách thể khảo sát
Đối tƣợng nghiên cứu: thực trạng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên
của Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Khách thể khảo sát: các giáo viên, sinh viên của Trường Đại học Nông Lâm

TP.HCM và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng đối với sinh viên của
trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

1.4.

Nhiệm vụ của đề tài và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận về kỹ năng nghề nghiệp nói chung và kỹ năng nghề
nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM nói riêng.
Nghiên cứu thực trạng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại trường Đại học Nông
Lâm TP.HCM.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do khoa Nông học là Khoa được hình thành và phát triển cùng lúc với trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM (1955) nên Khoa Nông học được xem là một trong những
khoa có bề dày và mang đặc điểm đặc trưng cho trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

6


Khoa Nông học là khoa chuyên nghiên cứu về khoa học cây trồng và bảo vệ cây trồng.
Mà một trong những nhiệm vụ của trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM là đào tạo cán
bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh
vực liên quan. Do đó, đề tài tìm hiểu chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp của sinh
viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM được thực hiện thông qua việc tìm hiểu một
khoa điển hình là khoa Nông học của trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
Việc tìm hiểu chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên khoa Nông
học dựa trên những kỹ năng nghề nghiệp đang được đánh giá là đang thiếu hụt nghiêm

trọng ở Việt Nam và bộ những kỹ năng nghề nghiệp được sử dụng phổ biến ở các nước
kết hợp với tình hình thực tế tại Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm TPHCM để
đưa ra bộ trắc nghiệm gồm những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản.
1.5.

Câu hỏi nghiên cứu

 Sinh viên khoa Nông học rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp như thế nào trong môi
trường học tập tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM?
 Doanh nghiệp hiện nay yêu cầu sinh viên cần có kỹ năng gì?
 Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và doanh nghiệp cần làm gì để giúp sinh
viên rèn luyện tốt kỹ năng nghề nghiệp?
1.6.

Giả thuyết nghiên cứu
Sinh viên khoa Nông học đang yếu và thiếu 8 nhóm kỹ năng: kỹ năng giải quyết

vấn đề, kỹ năng tư duy một cách hệ thống, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
kỹ năng lập kế hoạch. Do đó cần nâng cao chất lượng đào tạo các kỹ năng này cho sinh
viên khoa Nông học.
1.7.

Phƣơng pháp nghiên cứu

 Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: tham khảo sách, báo, các công trình nghiên
cứu trước đó. Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận cũng như
thực tiễn về kỹ năng nghề nghiệp đã được công bố trên các ấn phẩm trong và

7



ngoài nước để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
 Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi:
Khi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi dành cho sinh viên (phụ lục 1) với 206 sinh
viên khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm TP.HCM trên tổng số 1536 sinh viên
của Khoa Nông học trong đó bao gồm 46 sinh viên năm nhất, 50 sinh viên năm hai, 56
sinh viên năm ba và 54 sinh viên năm tư để tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo kỹ
năng nghề nghiệp của trường Đại học Nông Lâm nói chung và khoa Nông học nói
riêng.
Đối với doanh nghiệp, khi khảo sát bằng bảng hỏi dành cho doanh nghiệp (phụ
lục 2) với 30 doanh nghiệp (phụ lục 3) với nhiều lĩnh vực như: nông - lâm – ngư,
thương mại, dịch vụ, kinh doanh, kỹ thuật

Những doanh nghiệp này đã từng tuyển

dụng tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và có mối quan hệ mật thiết với nhà
trường.
 Phƣơng pháp phỏng vấn:
Phương pháp này nhằm hỗ trợ cho phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi. Qua trao
đổi, trò chuyện với học sinh, giáo viên để tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến kỹ
năng nghề nghiệp để từ đó chính xác hoá những vấn đề đã khảo sát. Trong đó, phỏng
vấn giáo viên, sinh viên để thu thập các số liệu khách quan về thực trạng công tác đào
tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và phỏng
vấn doanh nghiệp để tìm hiểu yêu cầu về kỹ năng của Doanh nghiệp đối với sinh viên.
 Phƣơng pháp xử lý phân tích số liệu: Sử dụng công cụ là chương trình excel để
xử lý số liệu về thực trạng công tác đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên
trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

8



1.8.

Kế hoạch thực hiện
Tháng thứ

STT

1

Nội dung công việc

2

3

X

X

4

5

X

X

6


1

Hoàn thành đề cương

X

2

Thu thập tài liệu

X

3

Khảo sát thực trạng

4

Hoàn thành nội dung

X

5

Ghi nhận ý kiến chuyên gia

X

6


Viết luận văn

X

X

7

Trình Giảng viên hướng dẫn

X

X

8

Chỉnh sửa

X

X

9

Hoàn thành luận văn

X

X


Kết luận chƣơng 1:
Hiện nay kỹ năng nghề nghiệp là vấn đề rất được quan tâm và chú trọng trong
việc đào tạo nhằm giúp cá nhân làm phong phú thêm vốn sống, phát triển năng lực bản
thân và dễ dàng hoà nhập cộng đồng nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị
gia nhập Cộng đồng Kinh tế (AEC). Do đó, để hiểu rõ hơn thế nào là kỹ năng nghề
nghiệp, các mô hình kỹ năng cũng như lịch sử nghiên cứu về kỹ năng nghề nghiệp sẽ
được trình bày rõ hơn trong chương 2.

9


CHƢƠNG II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
2.1.

Các khái niệm
2.1.1. Đào tạo
Đào tạo là đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến

thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri
thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi
với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo
thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau,
khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định.
Do đó, quá trình đào tạo thường được hiểu theo khái niệm giáo dục và khi nói
đến mục tiêu giáo dục thì thường đánh giá theo các chuẩn đầu ra của từng chương trình
đào tạo. Trong đó, kỹ năng nghề nghiệp cũng là một tiêu chuẩn đánh giá của quá trình

đào tạo.
2.1.2. Kỹ năng
Theo từ điển Từ và ngữ Việt Nam (2006) thì “kỹ năng là khả năng ứng dụng tri
thức Khoa học vào thực tiễn”.
Theo từ điển Oxford thì “Kỹ năng là khả năng thực hiện một việc nào đó một
cách thành thạo”
Theo từ điển Giáo dục học (2001) của Bùi Hiền – Nguyễn Văn Giao, Nguyễn
Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo thì “Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động hoạt
động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù
đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”
Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một

10


×