Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến tại bộ môn quản trị dịch vụ du lịch lữ hành – khoa thương mại du lịch – trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh hội nghị khoa học trẻ lần 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 9 trang )

Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH
Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-154-7

YSC4F.145

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI BỘ MÔN QUẢN TRỊ
DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH – KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH – TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỖ HIỀN HỒ1
Khoa Thương mại – Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

1



Abstract. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh chóng đã làm cho việc đào tạo
phải thay đổi để thích ứng tình hình mới. Thay vì cách dạy truyền thống tại lớp, nhiều học phần đã phải
chuyển sang giảng dạy trực tuyến. Bằng phương pháp khảo sát, thu thập và tổng hợp thơng tin, bài viết này,
tác giả trình bày ngắn gọn về tình hình giảng dạy trực tuyến và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học trực tuyến của bộ môn Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành, khoa Thương mại – Du lịch,
trường Đại học Cơng nghiệp Tp.Hồ Chí Minh.

Keywords. dịch bệnh Covid-19, đào tạo trực tuyến, chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo.
IMPROVE THE QUALITY OF ONLINE TRAINING IN THE DEPARTMENT OF
TOURISM AND TRAVEL MANAGEMENT – FACULTY OF COMMERCE AND
TOURISM - INDUSTRIAL UNIVERSITY OF HCMC
Tóm tắt. The complicated developments of the Covid-19 epidemic and the rapid spread of the virus have
caused the training to change to adapt to the new situation. Instead of the traditional way of teaching in the
classroom, many subjects have had to switch to online teaching. By surveying, collecting and synthesizing
information, in this article, the author briefly presents the situation of online teaching and proposes some
solutions to improve the quality of online teaching and learning in the Department of Tourism and Travel


Management, Faculty of Commerce and Tourism, Industrial University of Ho Chi Minh City.

Từ khóa. covid-19 pandemic, online training, education quality, improve training quality.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng đào tạo là một yêu cầu cấp bách của giáo dục đại học đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay. Bởi thời gian qua, ngành giáo dục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Giảng viên và sinh viên
không thể tới trường. Hầu hết các học phần phải chuyển qua học trực tuyến. Học trực tuyến hay tự học không
đúng phương pháp sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển nghề nghiệp của người học. Thực tế cho thấy, khả năng tiếp
thu kiến thức của sinh viên khi học trực tuyến thấp hơn so với học trực tiếp. Một số học phần thực hành phải dạy
trực tuyến có thể làm cho kỹ năng chun mơn, nghiệp vụ của sinh viên bị giảm sút đáng kể. Khi tới doanh
nghiệp thực tập hoặc khi đi làm chính thức, sinh viên sẽ bỡ ngỡ, doanh nghiệp tuyển dụng phải tiến hành đào
tạo lại. Điều này gây lãng phí về thời gian và vật chất cho sinh viên và xã hội. Do vậy, nâng cao chất lượng đào
tạo trực tuyến trong bối cảnh hiện nay là vấn đề rất cần được các trường quan tâm.

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Chất lượng
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng. Từ chất lượng (quality) bắt nguồn từ từ “qualis”
trong tiếng Latin, có nghĩa là “loại gì”. Đây là một từ đa nghĩa và nhiều hàm ý.

612

 2022 Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh


Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH
Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-154-7

Trong Từ điển tiếng Việt, “chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính của bản chất sự vật,
chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính
khách quan của sự vật”. [1]

Theo ISO 9000 (năm 2000), “chất lượng là mức độ mà một tập hợp các đặc trưng vốn có đáp ứng được các
yêu cầu của khách hàng và những người khác có quan tâm”. [2]
Theo Harvey & Green, chất lượng được hiểu là sự phù hợp với mục tiêu và đảm bảo chất lượng. [10]

2.2 Chất lượng đào tạo
Chất lượng đào tạo cũng bao hàm nhiều nghĩa.
Theo Cheng và Tam (1997) định nghĩa chất lượng đào tạo là đặc trưng của một loạt yếu tố đầu vào, quá
trình và đầu ra của hệ thống giáo dục đào tạo mà nó cung cấp các dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu người học
và nhu cầu của xã hội về đào tạo. [13]
Theo tác giả Lê Đức Ngọc và Lâm Quang Thiệp (2004), chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt
được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo. [5]
Theo quan điểm tiếp cận quản lý chất lượng, chất lượng đào tạo được coi là sự phù hợp và đáp ứng yêu
cầu. Chất lượng đào tạo có hai phần, phần cứng gồm kiến thức – kỹ năng – thái độ người học tiếp thu trong
quá trình đào tạo và phần mềm là năng lực sáng tạo và thích ứng. [6]
Xét dưới góc độ hệ thống các trường đại học thì chất lượng đào tạo được hiểu là một trong các thành phần
đầu ra của các trường đại học, nó được xã hội đặt hàng thơng qua luật giáo dục. [3]

2.3 Đào tạo trực tuyến
Sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, trong đó
có hoạt động giáo dục đào tạo. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông,
đào tạo trực tuyến (E-learning) ra đời như một cuộc cách mạng về dạy và học, trở thành một xu thế tất yếu
của thời đại, đang “bùng nổ” ở nhiều nước đã và đang phát triển, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19
đang tác động mạnh mẽ đến toàn thế giới.
E-learning là thuật ngữ xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1999 trong Hội nghị quốc tế về Computer
Based Traning - Học trên máy tính. Kể từ thời điểm đó, các cụm từ “Online learning”, “Virtual learning”
được nhắc đến ngày càng nhiều hơn. Có thể nói rằng 2 cụm từ này chính là khởi nguồn của thuật ngữ Elearning ngày nay. E-learning là viết tắt của Electronic Learning. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về Elearning.
Theo William Horton, E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập. [15]
Theo Compare Infobase Inc, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công
nghệ thông tin và truyền thông. [15]
Theo Sun Microsystems, Inc, việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền

tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc
đào tạo dựa trên máy tính (CBT). [15]
Theo UNESCO (2000), E-learning là quá trình học tập sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ thông
tin và truyền thông. Ðào tạo trực tuyến cho phép mọi người có thể học ở mọi lúc, mọi nơi, xóa bỏ những
giới hạn về thời gian và khơng gian để cho mọi người có cơ hội học tập và học tập theo nhu cầu của mình.
Ở trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, đào tạo trực tuyến thực chất và dạy và học trực
tuyến. Đây là hình thức dạy – học có sử dụng kết nối nạng internet để thực hiện việc giảng dạy và học tập.
Qua đó người dạy và người học có thể tương tác với nhau thơng qua hệ thống quản lý học tập LMS
(Learning Management System) và các công cụ phục vụ cho giao tiếp trực tuyến; người học có thể tự học
mọi lúc, mọi nơi thơng qua các học liệu điện tử đa phương tiện (lời giảng, lời thuyết minh, âm thanh, hình
ảnh, video, đồ hoạ). Dạy và học trực tuyến được triển khai như một phương thức đào tạo chính, phù hợp
với tình hình thực tế của Trường khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhằm giúp người học tiếp thu kiến thức, kỹ
năng mà không phải đến giảng đường và vẫn đảm bảo kế hoạch giảng dạy theo tiến độ đào tạo đã được ban
hành. [11]
Có thể thấy, có rất nhiều khái niệm và nội hàm E-learning được rất nhiều tác giả đề cập. Tuy nhiên, điểm
chung là xoay quanh việc học tập dựa trên công nghệ thông tin. Như vậy, hiểu theo nghĩa tổng quát, Elearning là quá trình đào tạo sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông nhằm

 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

613


Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH
Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-154-7

thực hiện chuyển giao, chia sẻ kiến thức giữa người dạy và người học, xóa bỏ những giới hạn về thời gian
và không gian. [15]

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trực tuyến
Muốn dạy học trực tuyến hiệu quả cần có sự kết hợp hài hòa, đồng bộ của 4 yếu tố chính là cơng nghệ,

giảng viên, sinh viên và phụ huynh.
Sức mạnh của công nghệ
Để dạy học trực tuyến thật sự có hiệu quả, cần biết tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ bằng cách:
- Lựa chọn phần mềm phù hợp, có bản quyền chính thức để đảm bảo tính ổn định và tính bảo mật.
- Lựa chọn cơng cụ giảng dạy/học tập phù hợp: như máy tính, điện thoại thơng minh, bảng, phấn, mơ hình,
biểu đồ, tranh, ảnh…trong từng tình huống dạy học cụ thể, để phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy học trực
tuyến.
- Khả năng sử dụng thành thạo máy tính sẽ giúp người dùng có thể ứng dụng được các cơng cụ hữu ích
trong phần mềm và vận hành quá trình dạy học trực tuyến trơn tru và hiệu quả.
Phương pháp giảng dạy của giảng viên
Giảng viên được coi là chủ thể của quá trình dạy. Vì thế, khi triển khai dạy học trực tuyến, giảng viên giữ
vai trò rất quan trọng. Để dạy học trực tuyến hiệu quả, giảng viên cần:
- Soạn giáo án phù hợp với đặc điểm của sinh viên từng bậc học, từng lớp học: Nếu như dạy học trực tiếp
phải chuẩn bị một thì dạy học trực tuyến giảng viên phải chuẩn bị gấp đôi. Trong giáo án của mình, giảng
viên cần dự tính được các tình huống xảy ra và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với từng đối tượng
học tập cụ thể.
- Lồng ghép hình ảnh, video sinh động để minh họa cho bài học: Xây dựng bài giảng toàn chữ sẽ tạo cảm
giác nhàm chán cho sinh viên. Điều này có thể khiến sinh viên bỏ lớp học trực tuyến hay không chú ý vào
việc học tập. Vì thế, giảng viên cần thêm vào các hình ảnh, video sinh động vừa thu hút được sinh viên vừa
giúp các em hiểu bài nhanh hơn.
- Khả năng truyền đạt, giọng nói: Đây là yếu tố quan trọng giúp “giữ chân” sinh viên ở lớp học online. Vì
thế, giảng viên cần khắc phục rào cản tâm lý, bỏ qua sự ngại ngần khi nói một mình và thực sự hướng đến
sinh viên như các em đang có trước mặt. Đồng thời, giảng viên phải nói năng lưu lốt, rõ ràng, diễn đạt trơi
chảy, giọng giảng trầm ấm, có nhấn nhá để thu hút sinh viên.
- Cách tương tác với sinh viên: Giảng viên có thể tăng sự tương tác với sinh viên bằng cách sử dụng các
công cụ hỗ trợ như tính năng chat, nhắn tin, gửi âm thanh, bình luận… Ngồi ra, giảng viên có thể xem xét
các chia sẻ trong nhóm, khuyến khích sinh viên trao đổi qua email hoặc các hình thức khác.
- Tận dụng tối ưu sức mạnh của công nghệ vào giảng dạy: Sử dụng máy quay, hệ thống âm thanh, các công
cụ trong phần mềm để tăng chất lượng bài học và tăng sự tương tác, tạo hứng thú cho người học.
Ý thức tự học của sinh viên

Ngoài những yếu tố tác động từ bên ngồi, chính ý thức của sinh viên sẽ quyết định nhiều tới hiệu quả học
tập.
- Bố trí khơng gian học phù hợp: Khơng gian học tập sẽ ảnh hưởng đến chất lượng buổi học và cảm hứng
học tập của người học. Vì thế, người học cần lựa chọn khơng gian n tĩnh, gọn gàng, có ánh sáng tốt để
tạo điều kiện học tập tốt nhất.
- Chuẩn bị đầy đủ công cụ, dụng cụ học tập: Máy tính, laptop, hay điện thoại thơng minh… dùng để học
trực tuyến cần sạc pin đầy đủ. Tập vở, bút viết, tài liệu học tập (nếu có) cần chuẩn bị sẵn sàng.
- Xem thời khoá biểu trước buổi học và tham gia vào lớp học trực tuyến trước 10-15 phút.
Sự hợp tác của phụ huynh
Khơng chỉ có sinh viên mà phụ huynh cũng ảnh hưởng đến dạy học trực tuyến. Vì thế, các bậc phụ huynh
nên hỗ trợ các em để q trình này thực sự có hiệu quả hơn. Cụ thể là:
- Hỗ trợ dụng cụ học tập cho con: Phụ huynh nên chuẩn bị cho con đầy đủ các dụng cụ như máy tính bàn
hoặc laptop, ipad, điện thoại, lắp đặt mạng Internet để phục vụ cho việc học qua khơng gian “ảo”. Những
dụng cụ này cần có chất lượng tốt để quá trình học tập trực tuyến của các con diễn ra trôi chảy, hiệu quả
hơn.
- Nhắc nhở con tham gia lớp học nghiêm túc: Học ở nhà nên thầy cô không quản lý được việc học của sinh
viên. Vì thế, bố mẹ cần chủ động nhắc nhở con học hành nghiêm túc, tập trung, đúng giờ và tích cực.

614

 2022 Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh


Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH
Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-154-7

Nếu có phối hợp hài hịa, nhịp nhàng giữa công nghệ ứng dụng, giảng viên, sinh viên và phụ huynh thì việc
học tập trực tuyến sẽ thực sự phát huy tác dụng. [16]

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra
Đối tượng điều tra là 200 sinh viên từ năm hai và năm ba ngành Du lịch, khoa Thương mại - Du lịch, trường
Đại học Cơng nghiệp Tp.Hồ Chí Minh về việc tham gia làm bài tập, học tập trực tuyến trong thời gian dịch
bệnh Covid-19.

3.2 Phương pháp thu thập tài liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập dựa trên cơ sở kế thừa các báo cáo, các tài liệu có liên quan, bao gồm: tài
liệu, báo cáo, thông tin về dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, các cơng văn của Chính phủ và của Bộ Giáo
dục – Đào tạo về việc cho học sinh – sinh viên nghỉ học để phòng chống dịch bệnh Covid-19, thông báo
nghỉ học tạm thời của trường Đại học Cơng nghiệp Tp.Hồ Chí Minh, cơng văn của Tổng cục Giáo dục nghề
nghiệp về hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh Covid19…
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát từ ngày 15/05/2021 tới ngày 15/08/2021. Tác giả chia làm
2 giai đoạn khảo sát. Giai đoạn 1 từ ngày 15/05/2021 tới ngày 15/06/2021, thu về 132 kết quả hợp lệ, đây
là thời gian bắt đầu triển khai đào tạo trực tuyến 100% các lớp học phần. Giai đoạn 2 từ ngày 08/08/2021đến
ngày 15/08/2021, đây là tuần cuối cùng của tiến độ đào tạo trong học kỳ, thu về 147 kết quả hợp lệ.

3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả đặc trưng của mẫu nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp này giúp ta có thể hiểu một cách tổng hợp các kết quả nghiên
cứu để chỉ ra được điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức
(Threats) của việc dạy và học trực tuyến của bộ môn Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành trong thời gian
tạm nghỉ học do dịch bệnh Covid-19.

4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng đào tạo trực tuyến tại bộ môn Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành, khoa
Thương mại, trường Đại học Cơng ngiệp Tp.Hồ Chí Minh
− Thuận lợi
Để khơng gián đoạn việc học tập của học sinh - sinh viên, Bộ Giáo dục – đào tạo đã có nhiều cơng văn chỉ
đạo hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Trường Đại học Cơng nghiệp Tp.Hồ Chí Minh cũng có những văn bản hướng dẫn về việc triển khai giảng

dạy và học tập trực tuyến để đảm bảo phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trường có thêm các chính sách
khen thưởng đối với Khoa/Viện và những giảng viên tích cực trong việc giảng dạy trực tuyến. Điều này
góp phần khích lệ giảng viên tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy, rèn luyện bản thân, nâng cao tinh thần
trách nhiệm của giảng viên trong việc đảm bảo mục tiêu đào tạo của nhà trường trong tình hình mới.
Thực hiện chủ trương của trường, Khoa Thương mại – Du lịch đã triển khai các buổi tập huấn sử dụng các
nền tảng công nghệ đào tạo trực tuyến cho giảng viên và sinh viên. Sau một tuần tập huấn, giảng viên bộ
môn Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành đã cơ bản thực hiện được việc giảng dạy trực tuyến trên nền tảng
Zoom Meeting. Đây cũng là ứng dụng được trường Đại học Cơng nghiệp Tp.Hồ Chí Minh đăng ký mua
bản quyền nên không bị giới hạn về thời gian giảng dạy và tính bảo mật cao. Ở các học phần lý thuyết,
giảng viên và sinh viên đã làm quen với việc học trực tuyến từ những học kỳ trước nên việc thực hiện rất
nhanh chóng, chủ động. Riêng các học phần thực hành như Thực hành Nghiệp vụ hướng dẫn, Thực hành
Tuyến điểm…, giảng viên có chút lo lắng bởi để dạy và học thực hành hiệu quả cần cho sinh viên trải
nghiệm thực tế. Tuy nhiên, sau những buổi sinh hoạt chun mơn, các giảng viên đã tìm ra phương pháp
giảng dạy để thích ứng với tình hình mới, đảm bảo chất lượng đào tạo của học phần.
− Khó khăn
 2022 Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

615


Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH
Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-154-7

Việc chuyển từ cách dạy thực hành trực tiếp sang dạy thực hành trực tuyến khiến giảng viên gặp khó khăn
do bài giảng thực hành chưa được số hố, chưa có nhiều video clip minh hoạ kỹ năng. Nếu có thì cũng chưa
qua bất kì kiểm định nào của bộ môn.
Sinh viên cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc học thực hành trực tuyến. Theo kết quả khảo sát từ 132
sinh viên, 34,7% số sinh viên được khảo sát trả lời khơng có đủ điều kiện về thiết bị, mạng internet, tài liệu
để học tập do sinh viên khơng có máy tính. Nhiều bài thực hành phải thao tác trên máy tính như vẽ sơ đồ
tuyến điểm… gặp nhiều khó khăn hơn do có những sinh viên sử dụng điện thoại để học nên khó thực hiện.

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp chuyển qua làm việc online dẫn tới tình trạng
đường truyền internet không ổn định cũng làm cho việc đào tạo trực tuyến đơi lúc bị gián đoạn.
Chính những điều này làm cho sinh viên không hứng thú với việc học tập trực tuyến trong thời gian đầu.
BIỂU ĐỒ 1: CẢM NHẬN CỦA SINH VIÊN KHI HỌC
TRỰC TUYẾN Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU TRIỂN KHAI
Rất hứng thú
3%

Không hứng thú
49%

Hứng thú
48%

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả

− Cơ hội
Dạy và học trực tuyến là giải pháp tối ưu nhất được triển khai khi thời gian nghỉ học kéo dài do dịch bệnh
Covid-19. Đây là phương pháp để duy trì nề nếp, giữ thói quen học tập, đồng thời giúp sinh viên củng cố
kiến thức tại nhà. Đây được xem là giải pháp hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả trong thời kỳ 4.0 hiện nay.
Để giảng dạy trực tuyến, giảng viên phải học hỏi nhiều hơn về công nghệ thông tin. Tham khảo cách sử
dụng các phần mềm hỗ trợ, xây dựng nhiều bài tập cho sinh viên, chuyển đổi từ bài giảng trực tiếp sang bài
giảng số. Khi giảng dạy, giảng viên phải hướng dẫn nhiều hơn, quan sát và tương tác với sinh viên nhiều
hơn để giúp các em tiếp thu bài giảng một cách hiệu quả nhất. Khả năng làm chủ cơng nghệ của giảng viên
nhờ đó cũng được nâng cao.
Nếu như trước đây, sinh viên chỉ đơn thuần sử dụng thiết bị kết nối internet như laptop, máy tính bảng, điện
thoại thơng minh… để tìm thơng tin thuyết trình, làm báo cáo tiểu luận… thì giờ đây sinh viên có cơ hội
để trải nghiệm việc tiếp thu kiến thức trên giảng đường ngay tại nhà qua các buổi học trực tuyến. Khả năng
tiết kiệm chi phí học tập là một lợi ích lớn, thiết thực mà việc đào tạo trực tuyến mang lại.
− Thách thức

Không thể phủ nhận yếu tố tích cực của hình thức dạy và học trực tuyến mang lại tuy nhiên cách thức này
có phù hợp hay chỉ mang tính nhất thời phịng dịch bởi cho đến nay việc triển khai các hoạt động dạy học
trực tuyến mới chỉ thuận lợi ở những nơi kinh tế phát triển, những gia đình có điều kiện kinh tế khá, sinh
viên được trang bị đầy đủ thiết bị học tập kết nối internet thì việc đào tạo trực tuyến mới phát huy hiệu quả.
Những bất cập được sinh viên phản ánh nhiều nhất là một số giảng viên thiếu tương tác với sinh viên, phản
hồi thắc mắc của sinh viên lâu hoặc không phản hồi, bài giảng thiếu những hình ảnh và video miêu tả kỹ
năng cụ thể ở những học phần thực hành. Sinh viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau, khả năng tiếp cận
internet của người học khác nhau cũng là một thách thức lớn. Chưa kể phần lớn sinh viên hiện nay vẫn giữ
thói quen với cách học thụ động truyền thống. Giai đoạn đầu triển khai, chỉ có 3% tổng số sinh viên được
khảo sát cảm thấy hứng thú với việc học trực tuyến.
− Đánh giá chung
616

 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh


Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH
Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-154-7

Mỗi hình thức học tập, học trên lớp theo kiểu truyền thống hay học trực tuyến tại nhà đều có ưu và nhược
điểm riêng. Bỏ qua những hạn chế cần khắc phục cũng phải nhìn nhận những yếu tố tích cực của hình thức
đào tạo trực tuyến là điều chúng ta cần tiến tới trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Ngồi sự nỗ
lực của giảng viên thì thái độ của người học là trên hết. Chỉ khi nào sinh viên xác định học tập nghiêm túc,
tự giác thì việc đào tạo trực tuyến mới thực sự có chất lượng.

4.2. Kết quả đào tạo trực tuyến tại bộ môn Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành, Khoa
Thương mại – Du lịch, trường Đại học Cơng nghiệp Tp.Hồ Chí Minh
Trong khoảng thời gian từ tháng 05 đến cuối tháng 08 năm 2021, tất cả các lớp học phần của trường Đại
học Công nghiệp Tp.Hồ Chí Minh chuyển sang đào tạo trực tuyến, giảng viên và sinh viên đã dần làm quen
và chủ động hơn với cách dạy và học này.

Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tác giả nhận thấy thời gian đầu triển khai dạy trực tuyến, nhiều giảng
viên còn lúng túng trong việc sử dụng ứng dụng giảng dạy, thiếu kỹ năng soạn giáo án điện tử, sinh viên
hoang mang không biết sẽ thực hành trực tuyến như thế nào khi ở nhà khơng có trang thiết bị, dụng cụ thực
hành. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện, từ những bỡ ngỡ và khó khăn ban đầu, cơ – trị từng bước làm
chủ công nghệ để thực hiện việc đào tạo thực hành trực tuyến một cách hiệu quả. Khi kết thúc khoá học,
sinh viên đánh giá dễ dàng thực hiện thao tác và có thể thực hiện được kỹ năng nghiệp vụ trong công việc
thực tế.
Biểu đồ 2: Đánh giá của sinh viên sau thời gian học trực tuyến (Đơn vị: %)
Điều kiện thuận lợi học trực tuyến
Cách thức đánh giá rõ ràng, công bằng
Sự sẵn sàng hỗ trợ của giảng viên
Giảng viên quan tâm, theo sát sinh viên
Dụng cụ trực quan, sinh động
Có thể thực hiện được kỹ năng
Dễ dàng thực hiện thao tác
Phương pháp giảng dạy dễ tiếp thu
Sự hấp dẫn của bài giảng
0

10

20

30

40

50

60


70

80

90

100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

 2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

617


Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH
Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-154-7
Bảng 1: Thống kê phổ điểm bộ môn Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành học kỳ 2 năm học 2020-2021

Nguồn: Bộ môn Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành

4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến tại bộ môn Quản trị Dịch
vụ Du lịch & Lữ hành, Khoa Thương mại – Du lịch, trường Đại học Cơng nghiệp Tp.Hồ Chí
Minh
− Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Giảng viên cần soạn lại bài giảng, bổ sung thêm nhiều hình ảnh, video liên quan đến nội dung giảng dạy.
Xây dựng lại kịch bản bài giảng để phù hợp với việc giảng dạy trực tuyến.
Giảng viên cần tích cực tham gia các buổi tập huấn sử dụng các ứng dụng giảng dạy trực tuyến do Khoa và
Trường tổ chức.

Xây dựng, hoàn thiện bài tập, ngân hàng câu hỏi ôn tập giao cho sinh viên với những kiến thức cơ bản, bám
sát nội dung bài học, không dạy nội dung nâng cao nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng đào tạo, chuẩn đầu
ra của từng học phần và chương trình đào tạo.
− Xây dựng cách thức đánh giá và thang điểm cho từng câu hỏi, từng bài tập.
Giảng viên nên ghi hình và cung cấp video bài giảng để sinh viên có thể xem lại.
− Ứng dụng triệt để các chương trình, ứng dụng hiện có trên internet
Ngồi ứng dụng Zoom Cloud Meeting của Zoom Video Communications, Inc (địa chỉ
tại: là chương trình dùng để hội họp hoặc học tập trực tuyến trực tiếp (Face to Face)
đã được trường mua bản quyền và phân host cho các phòng ban, giảng viên cần chủ động khai thác, ứng
dụng triệt để các chương trình, ứng dụng hiện có trên Internet, trong đó có thể tập trung nghiên cứu, áp
dụng một số chương trình, ứng dụng sau:
- Chương trình Hangouts Meet của Google cũng có chức năng tương tự như Zoom Cloud Meeting, là
chương trình học trực tuyến trực tiếp qua mạng trên nền web được tích hợp trong bộ G-suite của Google
(địa chỉ: ). Ưu điểm của chương trình:
Cho phép chia sẻ link để nhiều người học mà không cần cài đặt (không cần phần mềm tải xuống);
Số lượng người tham gia tối đa lên đến 100 người và không giới hạn thời gian cuộc gọi (Zoom Cloud
Meeting giới hạn 40 phút ở gói Basic);

618

 2022 Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh


Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH
Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-154-7

Dễ sử dụng dữ liệu từ các ứng dụng khác của Google như Google Classroom;
Tính năng ghi hình buổi học và lưu trữ trên Google Drive;
Dễ sử dụng và hồn tồn miễn phí đối với cơ sở giáo dục.
- Ứng dụng Microsoft Teams trong Chương trình Office 365 của Microsoft là một công cụ để quản lý, tổ

chức đào tạo trực tuyến gián tiếp, đảm bảo HSSV tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất thông qua website,
máy tính và điện thoại (địa chỉ: Ứng dụng
này có thể kết hợp ln với tiện ích Meet now của Office hoặc phối hợp với chương trình Zoom Cloud
Meeting hoặc Hangouts Meet của Google nêu trên để có được giải pháp hoàn thiện cả trực tiếp và gián tiếp
về tổ chức đào tạo trực tuyến. Ưu điểm của ứng dụng:
Giảng viên và sinh viên có thể cùng soạn tài liệu, bài tập và chia sẻ tài nguyên với nhiều các ứng dụng tích
hợp trong Office 365 (Word, Excel, PowerPoint. v.v…);
Tạo các bài tập, các bài kiểm tra thiết thực, hướng dẫn rõ ràng và phản hồi phong phú với tiện ích Microsoft
Form;
Trực tiếp sắp xếp và theo dõi bài tập và điểm số của sinh viên mỗi lớp từ một nhóm lớp;
Sử dụng miễn phí cho tồn trường, chỉ cần xác minh trường là một tổ chức giáo dục chính quy (có tài khoản
dạng.edu.vn và đăng ký với Microsoft).
- Chương trình Google Classroom là một dịch vụ web miễn phí của Google, cơng cụ giúp giảng viên tổ
chức và quản lý lớp học dễ dàng, quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên (địa
chỉ: ). Chương trình này có thể sử dụng cùng với chương trình Hangouts Meet
của chính Google hoặc phối hợp với chương trình Zoom Cloud Meeting để tổ chức đào tạo trực tuyến. Ưu
điểm của chương trình:
Tích hợp với các tiện ích của Google, giúp đơn giản hóa cơng việc quản lý giảng dạy, kiểm tra, đánh giá;
Giảng viên và sinh viên có thể theo dõi, cập nhật tình hình lớp học ở bất kỳ nơi đâu (chỉ cần có máy tính,
thiết bị di động có kết nối internet).
Quản lý kết quả học tập của sinh viên; các thông báo tức thời và các trao đổi trên diễn đàn được thực hiện
dễ dàng;
Dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí.
Bên cạnh đó, trên Internet hiện nay cịn nhiều các chương trình, ứng dụng khác như Skype của Microsoft,
Meet now của Office, Gotomeeting của LogMeIn, TrueConf Online của TrueConf LLC… là các ứng dụng
cũng có thể thực hiện tổ chức đào tạo trực tuyến.
Giảng viên nên tiếp cận những ứng dụng này để có thể lựa chọn những ứng dụng tốt nhất phù hợp với học
phần mình giảng dạy.
− Phát triển tài liệu giảng dạy
Các môn chuyên ngành của bộ mơn hầu như chưa có giáo trình, chưa có tài liệu học tập chính thức nên

giảng viên cần biên soạn giáo trình hoặc tài liệu học tập cho các mơn mình phụ trách, chuyển cho bộ mơn
thẩm định nội dung, sau đó phổ biến cho sinh viên.
− Nâng cao ý thức người học
Để học trực tuyến hiệu quả, quan trọng nhất là ý thức tự học của sinh viên.
Sinh viên cần chủ động tham gia tìm hiểu, thực hiện ơn tập và học tập theo yêu cầu của giảng viên. Để làm
được điều này, vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng. Giảng viên chủ nhiệm cần nhắc nhở, khuyến
khích, động viên sinh viên lớp mình tích cực tham gia học tập và nghiêm túc trong quá trình học trực tuyến.
Sinh viên tăng cường tương tác với giảng viên qua điện thoại, zalo, email…., thường xuyên xem lại các
video bài giảng (nếu có). Sinh viên nên tổ chức các group để trao đổi, thảo luận bài tập với nhau nhằm củng
cố kiến thức bài học.

5 KẾT LUẬN
Chất lượng đào tạo trực tuyến phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một là, cơ sở vật chất tốt sẽ phục vụ cho việc
đào tạo trực tuyến được thuận lợi, dễ dàng. Hai là, cách tổ chức và quản lý đào tạo tốt thì chất lượng đào
tạo sẽ cao. Ba là, đội ngũ giảng viên cũng rất quan trọng đối với việc đào tạo. Đội ngũ giảng viên giỏi về
chuyên môn, thành thạo về cơng nghệ thơng tin và có trách nhiệm thì chất lượng đào tạo sẽ tốt. Bốn là, cách
đánh giá kết quả học tập đúng đắn, khoa học, công bằng sẽ giúp gia tăng chất lượng đào tạo. Năm là, năng
lực, tinh thần, ý thức của người học cũng tác động không nhỏ đến chất lượng đào tạo.
 2022 Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

619


Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH
Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-154-7

Nắm rõ chức năng của nền tảng trực tuyến được sử dụng, áp dụng công nghệ và phương pháp giảng dạy
phù hợp, lắng nghe ý kiến của sinh viên, theo dõi sự chủ động trong học tập và sự tiến bộ của sinh viên qua
từng bài học, động viên sinh viên khắc phục khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị học tập, thiết kế nhiều
hoạt động học tập tương tác như thảo luận, làm việc nhóm… là những cơng việc đội ngũ giảng viên bộ môn

Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành, Khoa Thương mại – Du lịch, trường Đại học Công nghiệp Tp.Hồ Chí
Minh đã và đang thực hiện để việc đào tạo trực tuyến đạt hiệu quả và sinh viên đáp ứng được chuẩn đầu ra
các học phần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
[1] GS Hoàng Phê, 2010, Từ điển tiếng Việt. NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[2] ISO 9000, 2000.
[3] Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2022.
[4] Luật giáo dục, 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[5] Lê Đức Ngọc, 2004, Giáo dục Đại học – Quan điểm và giải pháp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6] Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, 2006, Tài liệu tập huấn tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
[7] Các thông báo của trường Đại học Công nghiệp Tp.Hồ Chí Minh trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19.
[8] Công văn số 793/BGDĐT-GDTrH ngày 12 tháng 03 năm 2020 về việc tăng cường dạy học qua internet trong thời
gian nghỉ học để phịng, chống Covid-19.
[9] Cơng văn số 587/TCGDNN-ĐTCQ ngày 17/03/2020 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về hướng dẫn ứng dụng
CNTT trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
[10] Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về quản lý và tổ chức
dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
[11] Quyết định số 1257/QĐ-ĐHCN về việc ban hành Quy định về dạy – học đối với đào tạo trực tuyến của Trường
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng nước ngồi:
[12] Harvey, L. & Green, 1993, Defining quality, Assessment & Evaluation in Higher Education, 18(1), pp. 9–34.
[13] Cheng, Y. C. and W. M. Tam, 1997, Multi-Models of Quality in Education. Assurance in Education, 5, pp. 2231.
Website:
[14] Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của Bộ Y tế -
[15] />[16] />
620


 2022 Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh



×