Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tình huống truyện trong truyện ngắn nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.85 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

TÌNH HUỐNG TRUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

Hậu Giang, tháng 05 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

TÌNH HUỐNG TRUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


NGUYỄN HOA BẰNG

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

Hậu Giang, tháng 05 năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả học tập, trong suốt bốn năm Đại học của tôi tại
Trường Đại học Võ Trường Toản. Để hoàn thành luận văn này tơi đã nhờ đến sự
giúp đỡ nhiệt tình của q thầy cô.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hoa Bằng đã tận
tình hướng dẫn để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã tận tình chỉ dạy trong quá
trình học tập và Khoa khoa học cơ bản Trường Đại học Võ Trường Toản.
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin cảm ơn thầy Nguyễn Hoa Bằng đã giúp đỡ
nhiệt tình và định hướng cho tơi cũng như đã cung cấp nhiều nguồn tài liệu tham
khảo cho tơi để tơi hồn thành tốt khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Phương

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên

cứu khoa học nào.

Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ tên)

Nguyễn Thị Phương

ii


PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Giảng viên hướng dẫn)
NGUYỄN HOA BẰNG
1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN HOA BẰNG
2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
MSSV: 0956010610………..KHÓA: 2
3. TÊN ĐỀ TÀI: TÌNH HUỐNG TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU (QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TIÊU BIỂU)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp:
1.1. Chuyên cần: ...............................................................................................
1.2. Thái độ: ......................................................................................................
1.3. Khác: .........................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
2. Đánh giá luận văn:
2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): ...........................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2.2. Nội dung chính: .........................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
iii


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2.3. Chú thích, thư mục: ....................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

2.4. Hình thức trình bày: ...................................................................................
2.4.1. Dung lượng (trang): .............................................................................
2.4.2. Khuôn khổ: ...........................................................................................
2.4.3. In ấn: ....................................................................................................
2.4.4. Trình bày: .............................................................................................
2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: ..............................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
3. Đánh giá, xếp loại: ...............................................................................................
Đánh giá: ........................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Xếp loại: .........................................................................................................
.........................................................................................................................
………, ngày

tháng
năm 20…
Giảng viên hướng dẫn
(Kí và ghi rõ họ tên)

iv


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU


1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

1

3. Mục đích nghiên cứu

4

4. Phạm vi nghiên cứu

5

5. Phương pháp nghiên cứu

5

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HUỐNG TRUYỆN, CUỘC ĐỜI
VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC NGUYỄN MINH CHÂU

7

1.1. Lí luận chung về tình huống truyện


7

1.1.1. Khái niệm Tình huống truyện

7

1.1.2. Phân loại tình huống truyện

8

1.1.3. Vai trị của tình huống trong tác phẩm
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu

14
20

1.2.1. Cuộc đời

20

1.2.2. Sự nghiệp sáng tác

26

Chương 2: CÁC LOẠI TÌNH HUỐNG TRUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
2.1. Loại tình huống hành động

35
36


2.1.1. Lí luận chung về tình huống hành động

36

2.1.2. Tình huống hành động trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

39

2.2. Loại tình huống tâm trạng

41

2.2.1. Lí luận chung về tình huống tâm trạng

41

2.2.2. Tình huống tâm trạng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

43

2.3. Loại tình huống nhận thức

46

2.3.1. Lí luận chung về tình huống nhận thức

46

2.3.2. Tình huống nhận thức trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu


48

v


Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN, VAI TRÒ, GIÁ TRỊ TÌNH HUỐNG
TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

55

3.1. Nghệ thuật thể hiện tình huống truyện

55

3.1.1. Miêu tả diện mạo của tình huống (bình diện khơng gian)

56

3.1.2. Miêu tả diễn biến của tình huống (bình diện thời gian)

59

3.1.3. Thể hiện mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm 60
3.2. Vai trị của tình huống truyện

62

3.2.1. Phản ánh quan hệ đời sống


62

3.2.2. Thể hiện sắc nét bản chất của nhân vật

65

3.2.3. Bộc lộ ý tưởng của tác giả sâu sắc

68

3.3. Giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tình huống truyện

70

3.3.1. Giá trị tư tưởng

70

3.3.2. Giá trị thẩm mĩ

73

KẾT LUẬN

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi



Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Là nhà văn suốt đời khám phá cái đẹp và sự chân thật của cuộc sống,
Nguyễn Minh Châu đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật và ơng có một ví trí đặc
biệt quan trọng - người “tiền trạm đổi mới” (GS Phong Lê) trong nền văn học hiện
đại Việt Nam. Trong suốt quá trình sáng tác, Nguyễn Minh Châu đã khơng ngừng
suy nghĩ kiếm tìm và thử nghiệm những cách thể hiện mới để tự mở rộng bản sắc
của chính mình. Gần ba mươi năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã để lại một khối
lượng khá lớn truyện ngắn có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn học nước nhà. Sự
nghiệp sáng tác của ông vẫn luôn là hiện tượng hấp dẫn, lơi cuốn giới nghiên cứu
phê bình “nghĩ tiếp” và khơi sâu vào những địa tầng mới trong thế giới nghệ thuật
của ông.
Trải qua sự thử thách lâu dài của thời gian, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
vẫn ngày càng thu hút sự quan tâm của bạn đọc trong và ngồi nước. Điều đó
chứng tỏ truyện ngắn của ông vừa mang những giá trị dân tộc đặc thù vừa đạt được
những giá trị phổ quát của văn học thế giới. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu có sự
đa dạng, độc đáo đặc sắc của nhiều phương diện thi pháp trong đó có tình huống
truyện .
Việc nghiên cứu đề tài “Tình huống” trong truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu là một đề tài khá mới mẻ. Vì trong thời gian gần đây tuy các nhà nghiên cứu
đã tìm tịi đào sâu vào khám phá những phương diện thi pháp truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu và đạt được những kết quả khả quan, nhưng riêng phần tình huống
truyện thì cịn rất hạn chế. Vì vậy, khi nhận đề tài làm khóa luận tốt nghiệp tơi đã
lựa chọn đề tài: “Tình huống truyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
(qua một số truyện ngắn tiêu biểu)”.


2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Minh Châu là một trong số ít nhà văn mà sự nghiệp sáng tác phản
ánh tương đối trung thành với quá trình vận động, phát triển của văn xuôi Việt Nam
đương đại, không chỉ là cây bút văn xi có nhiều đóng góp quan trọng cho văn
học thời kì kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu còn thuộc trong số những
người mở đường cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975. Trong cuộc
chuyển mình đầy khó khăn của văn học những năm đầu thời kì đổi mới, bằng một
sự “dũng cảm rất điềm đạm” (Vương Trí Nhàn), ơng đã đã từng bước thay đổi lối
nghĩ, lối viết, lặng lẽ nhận lãnh vai trị của một người lính tiên phong trong việc
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

1

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
vượt lên chính mình, tìm một hướng đi mới cho mình và cho cả một nền văn học.
Những tập truyện ngắn của ông ra đời trong những năm 80 của thế kỉ XX đã trở
thành một hiện tượng văn học thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận.
Là nhà văn trải qua hai thời kì sáng tác ơng đã để lại những giá trị quý báu cho
đời đã có hàng trăm bài viết đăng trên các báo và tạp chí cùng rất nhiều những
chun luận, cơng trình nghiên cứu về cuộc đời và tác phẩm của ông. Mỗi người
tiếp cận tác phẩm ở một góc độ và có những cách đánh giá, nhận xét, nhìn nhận sự
thành cơng ở từng mức độ khác nhau nhưng tất cả đều có chung sự tin tưởng:
Nguyễn Minh Châu là tài năng văn xuôi nhiều triển vọng. Đến nay đã có rất nhiều
cơng trình, bài viết về Nguyễn Minh Châu và sự nghiệp của ông, trong đó phải kể
đến các cuốn sách tuyển chọn bài viết của nhiều tác giả như: Nguyễn Minh Châu Con người và tác phẩm (Nhiều tác giả; do Tôn Phương Lan và Lại Nguyên Ân biên
soạn - Nxb Hội nhà văn, (1991), Nguyễn Minh Châu - Tài năng và sáng tạo nghệ
thuật (Mai Hương biên soạn – Nxb Văn hố – Thơng tin 2001).

Theo cuốn sách Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm, thư mục tài
liệu nghiên cứu tác gia, tác phẩm Nguyễn Minh Châu ghi nhận có đến 150 bài viết
và cơng trình nghiên cứu lớn nhỏ. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu còn là đối
tượng nghiên cứu của nhiều luận văn tốt nghiệp bậc đại học và sau đại học, mặt
khác hàng loạt những tác phẩm truyện ngắn của ơng nói lên những tình huống đời
thường của các nhân vật hoàn cảnh tạo nên tình huống để cho các nhân vật bộc lộ
tính cách gắn liền với nghệ thuật điển hình cụ thể như truyện Cỏ lau, Chiếc thuyền
ngồi xa, Mùa trái cóc ở miền Nam, Bức tranh, Khách ở quê ra.
Nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Minh châu, các ý kiến tỏ ra khá thống nhất
khi đánh giá về cảm hứng sáng tác và bút pháp thể hiện tình huống. Mai Hương
trong lời giới thiệu Nguyễn Minh Châu toàn tập (Nxb Văn học, H., 2001) viết:
“Suốt trong những năm chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã dành trọn vẹn nửa đời
văn của mình đi sâu khám phá, phản ánh những “đề tài sinh tử” trong mảng hiện
thực chiến tranh và người lính cách mạng… Những tác phẩm nóng hổi hơi thở đời
sống, như cịn sặc mùi thuốc súng, khói bom…đã phản ánh được khát vọng tinh
thần cháy bỏng của của cả dân tộc, thời đại – khát vọng độc lập, tự do – góp phần
tái hiện bức tranh lịch sử hoành tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc
vĩ đại… Những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong chiến tranh thường
nghiêng về vẻ đẹp hào hùng và tươi tắn của cả cộng đồng, nghiêng về những sự
kiện vĩ đại, những người anh hùng và được thể hiện với bút pháp trữ tình đậm đà,
giàu chất thơ. Ở đó, cảm hứng trữ tình hòa nhập, giao thoa nhuần nhị với cảm
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

2

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
hứng anh hùng”. Đến tác giả Nguyễn Minh Châu trong cuốn sách “Phong cách

nghệ thuật Nguyễn Minh Châu”, khi đề cập tới mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn
cảnh trong một số truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, tác giả Tơn
Phương Lan có nhận định khá sâu sắc “Con người là sản phẩm của hoàn cảnh
nhưng con người cũng là một thực thể mang tính độc lập. Một mặt nó chịu sự chi
phối và phụ thuộc vào hồn cảnh. Mặt khác nó cũng tự xoay xở, bươn chải để tồn
tại, hoặc là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh hoặc vươn lên trên hồn cảnh, chống lại hồn
cảnh” [13; tr.53]... Cịn Tác giả Nguyễn Kiên trong cuốn Nguyễn Minh Châu về
tác gia và tác phẩm nhận xét: “Anh Châu có những truyện có những chỗ dị thường
mà dị thường thật. Cuộc phiêu lưu tình cảm ở truyện Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành là một dị thường”. Tác giả Tôn Phương Lan trong cuốn sách “Phong
cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu”, đã phát hiện về khơng khí của một số tác
phẩm “Từ một khơng khí thiêng liêng, huyền nhiệm bao trùm lên thiên nhiên tạo
vật, Nguyễn Minh Châu đặt con người trong cùng một lúc sống ở hai thế giới khác
nhau nhưng vẫn là một: thế giới hiện thực cụ thể và thế giới tâm linh…” [14;
tr.162]
Bên cạnh đó những tình huống xung đột và mâu thuẫn cũng nằm trong cấu trúc
nghệ thụât, nhiều ý kiến đã nhận xét về vấn đề này. Báo Văn nghệ, số 7-1990 có bài
“Về những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” của Phạm
Vĩnh Cư. Tác giả khẳng định về phương diện mâu thuẫn, xung đột “Chính ở đây
xuất hiện cách tiếp cận mới với với cuộc sống đương thời đầy mâu thuẫn khơng thể
dung hồ những câu hỏi khơng dễ trả lời, những đau khổ không dễ khắc phục,
những tội ác khơng dễ tìm ra, tội phạm xuất hiện, những hình tượng con người
mang trong mình những xung đột nội tâm sâu sắc...” Trong bài “Truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu”, tác giả Dương Thị Thanh Hiên đã có khám phá sâu sắc
“Nguyễn Minh Châu cịn phát hiện những nghịch lí của cuộc đời. Những tình thế
chứa đựng nghịch lí giữa cái hữu hạn và vô hạn của khả năng con người; có xung
đột gay gắt giữa cái thiện và cái ác, giữa khát vọng cá nhân (thậm chí chỉ trong
tiềm thức) với thực tế khắc nghiệt của hoàn cảnh” [16; tr.319]... Dưới góc độ thi
pháp thể loại, Bùi Việt Thắng đi vào tìm hiểu cấu trúc và tình huống trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu, phân chia ra các dạng cơ bản là tình huống – tương phản,

tình huống – thắt nút, tình huống – luận đề [12; tr.313]. Cũng nhìn dưới góc độ thể
loại, Phạm Vĩnh Cư phát hiện ra “Những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu” [9; tr.346].

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

3

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Nhận định về sự thành công của tác phẩm Cửa sông, giáo sư Phong Lê viết:
“Tác giả tỏ ra có khả năng khái qt hố cuộc sống, biết lựa chọn những tình
huống, những tính cách điển hình”. Với Dấu chân người lính, nhà nghiên cứu Tôn
Phương Lan nhận xét: “Tác phẩm đã đi thẳng vào cuộc chiến đấu ác liệt và ngoan
cường nơi tiền tuyến… xây dựng nhân vật đẹp đẽ, giàu chất lãng mạn” [4; tr.57].
Các nhà nghiên cứu phê bình: Lại Nguyên Ân, Thiếu Mai, Nguyễn Kiên, Nguyễn
Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn… cũng đều có nhiều những bài viết cơng phu về giai
đoạn sáng tác này của Nguyễn Minh Châu và hầu hết các tác giả nói trên đều thống
nhất khẳng định ông là một tài năng văn xuôi nhiều hứa hẹn. Trần Đình Sử lại ghi
nhận sự thành cơng của Nguyễn Minh Châu dưới con mắt của một nhà thi pháp học.
Ông cho rằng: “Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xuất hiện như là một hiện
tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới và đặc sắc của tập Bến quê chủ
yếu là thể hiện một hướng trần thuật có chiều sâu”.
Như vậy, trong các bài nghiên cứu, các ý kiến phê bình, các tác giả đã điểm,
nhắc đến phương diện tình huống truyện, nhưng những nhận định trên chủ yếu vẫn
là những phát hiện còn phân tán lẻ tẻ chưa có cơng trình chun biệt nào nghiên cứu
về tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.


3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
(qua những tác phẩm tiêu biểu)”, tơi muốn tìm hiểu sâu hơn về ngịi bút của nhà
văn trải qua hai thời kì kháng chiến chống Pháp và Mỹ và những trải nghiệm của
nhà văn thể hiện qua những sáng tác của mình. Từ đó khám phá ra quan niệm
nghệ thuật về tình huống truyện của nhà văn Nguyễn Minh Châu và củng cố thêm
sự hiểu biết những vấn đề về mơn học lí luận, để làm cho nhận thức của mình
được sâu sắc phong phú hơn trong việc nghiên cứu tác phẩm văn chương đặc biệt
về nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Cũng qua luận văn này người viết muốn tìm hiểu sâu hơn về Nguyễn Minh
Châu một nhà văn chân chính của văn học Việt Nam hiện đại và trên cơ sở đào sâu
những phát hiện của những nhà nghiên cứu đi trước, người viết cố gắng phân tích kĩ
những tình huống của các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua hai
giai đoạn sáng tác trước và sau 1975, thấy được những đổi mới trong cách cảm nhận
hiện thực và con người, cùng với sự thay đổi về tư duy nghệ thuật cũng như những
đóng góp của nhà văn về phương diện nghệ thuật biểu hiện cho thể loại truyện ngắn
Việt Nam hiện đại.

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

4

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Đồng thời người viết rút ra những bài học có tính chất phương pháp luận cho
bản thân về một hướng tiếp cận văn chương, từ đó mở rộng nâng cao kiến thức
trong hoạt động đánh giá và nhìn nhận một tác phẩm văn học làm nền tảng cho việc
nghiên cứu sau này.


4. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu đề tài là “Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu (qua một số truyện ngắn tiêu biểu) luận văn muốn đi vào tìm hiểu
truyện ngắn của ơng về phương diện tình huống, thấy được những nét chuyển biến
trong tư tưởng và bút pháp nghệ thuật qua quá trình vận động và đổi mới suốt chiều
dài sự nghiệp sáng tác, đồng thời góp phần hiểu rõ hơn đặc trưng truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu để thấy được cơng lao đóng góp hết sức q báu của Nguyễn
Minh Châu cho nền văn học. Như vậy, trong phạm vi của đề tài sẽ tập trung vào
việc xem xét, đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong q trình sáng tác của
ơng để làm tư liệu cho khóa luận tốt nghiệp.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện luận văn, người viết đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp xã hội học, phương pháp hệ thống, phân tích- tổng
hợp, phương pháp nghiên cứu loại hình, phương pháp so sánh.
- Phương pháp xã hội học: Được dùng để làm rõ sự tác động cũng như ảnh
hưởng của hoàn cảnh xã hội đối với quá trình vận động đổi mới của truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu. Chẳng hạn như xã hội như thế nào tác động đến nhân vật tạo
nên tình huống truyện hấp dẫn.
- Phương pháp hệ thống: Người viết khảo sát chung về tình huống thông
qua những tác phẩm cụ thể cũng như giúp xác định vị trí của ơng trong q trình
vận động của văn xuôi Việt Nam qua hai giai đoạn.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Được dùng để làm sáng tỏ các vấn
đề dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, có chọn lọc. Sau đó, dựa trên những dẫn chứng cụ
thể đi sâu vào vấn đề và đưa đến kết luận đặc trưng của tình huống trong truyện
được Nguyễn Minh Châu thể hiện bằng tư duy nghệ thuật có gì độc đáo và đặc sắc
hơn so với các nhà văn khác.
- Phương pháp loại hình: Nhằm củng cố kiến thức về thi pháp học được
vận dụng để mổ xẻ, phân tích tác phẩm gắn với chiều sâu về nội dung lẫn nghệ

thuật của tác giả, làm nổi bật tình huống trong truyện hơn.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để so sánh những
sáng tác của Nguyễn Minh Châu với sáng tác của một số nhà văn khác về tình
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

5

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
huống trong truyện ngắn và thấy được những đổi mới về tình huống truyện trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thi pháp học, phương pháp thống
kê, phương pháp nghiên cứu lịch sử nhằm để có những ngữ liệu để phân tích làm
cho làm luận văn cụ thể, chặt chẽ, thiết phục hơn.

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

6

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HUỐNG TRUYỆN, CUỘC ĐỜI
VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC NGUYỄN MINH CHÂU
1.1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HUỐNG TRUYỆN

1.1.1. Khái niệm chung về tình huống truyện
1.1.1.1. Quan niệm của các nhà văn
Hêghen, nhà triết học, Mỹ học lỗi lạc người Đức (1770-1831) trong tác phẩm
nổi tiếng Mỹ học đã dành nhiều trang viết về tình huống: “Nói chung tình huống là
một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc tính
này của nó tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại
bên ngồi bằng sự biểu hiện nghệ thuật ”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng:
“Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tơi nghĩ rằng đơi khi
người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một
nửa...Những nhà văn có tài điều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra
chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” và “…những
người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dịng đời xi chảy một
khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa
nhất, một khoảnh khắc cuộc sống …nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế
phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi
là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” [4; tr.258].
Tình huống đựơc coi là tình thế và các nhà văn Việt Nam quen dùng tình thế
hơn là tình huống. Nhà văn Nguyễn Kiên đã hơn một lần nói về bản chất và vai trị
của tình huống: “Theo quan niệm của tơi, mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một
tình thế nảy sinh trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì
truyện đó lập tức bị phá vỡ” [20; tr.44].
Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn đề
tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thực chủ yếu của
truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt (…) Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng
cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị
che giấu trong muôn mặt cuộc sống hằng ngày” [23; tr.114].
1.1.1.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu
Quan niệm về tình huống truyện của các nhà nghiên cứu có sự khác biệt nhau.
Trong một cuộc thảo luận về truyện ngắn nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh xác
nhận: “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo tạo ra một tình huống nào đó. Từ

tình huống, nổi bật một tính cách nhân vật, bộc lộ tâm trạng”. (Tạp chí Tác phẩm
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

7

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
mới, số 2 –1992). Nhận xét về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, nhà nghiên cứu
Trần Đình Sử chỉ rõ: “Con đường khái qt hóa của Nguyễn Minh Châu là phân
tích các quan hệ sâu kín của những hiện tượng và tình huống cá biệt để làm nổi bật
lên cái phức tạp, nội dung phong phú của nó” [3; tr.22.]. Lại Nguyên Ân, từ một
cách tiếp cận khác cho rằng: “Ở đây các tình thế đời sống được đưa ra như là thể
hiện một sự chiêm nghiệm lẽ đời hơn là để phê phán một lối sống nào đó”
[3; tr.213, tr.22]. Cịn TS Chu Văn Sơn: Phát huy sở trường tư duy bằng hình ảnh
hình tượng, có người sáng tác đã coi tình huống là cái tình thế nảy ra truyện là lát
cắt của đời sống mà qua đó có thể thấy được trăm năm của đời thảo mộc, là một
khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc, khoảnh khắc chứa đựng cả
một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại”
1.1.1.3. Xác định khái niệm
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau về tình huống truyện dưới đây là nguồn ý
kiến được coi là hoàn chỉnh nhất. Theo TS Chu Văn Sơn, để tiếp cận tình huống
truyện khơng thể khơng nhìn nhận trên những khía cạnh căn bản sau: Về bản thể,
tình huống truyện xét đến cùng là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn
sáng tạo trong tác phẩm theo lối lạ. Nói lạ có nghĩa là nhà văn làm sống dậy trong
sự kiện ấy một tình thế bất thường của quan hệ đời sống (quan hệ giữa các nhân vật
tham gia vào sự kiện, hoặc giữa nhân vật với ngoại giới) tại sự kiện ấy bản chất của
nhân vật hiện hình sắc nét, ý tưởng của tác giả cũng bộc lộ trọn vẹn. Có thể đúc kết
tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế bất thường của

quan hệ đời sống. Về hình tướng: Tình huống là sự cơ đặc của một hồn cảnh điển
hình nào đó. Về vai trị: tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn, có
nghĩa là nó quyết định sự sống cịn của truyện ngắn.
Cịn Tơn Phương Lan “Tình huống là bối cảnh đặc biệt mà tác giả tạo ra để
triển khai cốt truyện, để nhân vật hành động, suy nghĩ, tình huống được tạo nên
bằng một sự kiện gây nên tác động mạnh mẽ đến đời sống của nhân vật”.
Có thể khái qt về tình huống truyện như sau: Đối với truyện ngắn, tình
huống giữ vai trị là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh
riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên
đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
1.1.2. Phân loại tình huống truyện
Hiện nay, có nhiều cách phân loại tình huống khác nhau như:
Cách thứ nhất: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống- kịch; Tình
huống- tâm trạng; Tình huống- tượng trưng.
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

8

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Cách thứ hai: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống- thắt nút; Tình
huống- tương phản; Tình huống- luận đề.
Cách thứ ba: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống hành động; Tình
huống tâm trạng; Tình huống nhận thức.
1.1.2.1. Cách chia thứ nhất:
Tình huống kịch: là những tình huống bao trùm các xung đột đời sống mang
tính kịch cao, trong đó sự va chạm giữa các nhân vật trở nên gay gắt và bị dồn nén
trong một không gian, thời gian và hành động theo quy tắc “tam nhất” của kịch.

Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh là một ví dụ, trong đó màn kịch và các xung đột
là sự va chạm giữa hai nhân vật: người bố và con gái. Một ông bố rất đạo mạo, mô
phạm, là giáo chức có thâm niên, có gia đình n ấm. Vậy mà xung đột bùng lên
khi cơ gái bắt gặp bức thư hị hẹn yêu đương của bố với một người phụ nữ nào đó
mà bố cịn “tha thiết viết –Em!” hay trong truyện Sang sông của Nguyễn Huy
Thiệp là một vở kịch có ý nghĩa xã hội bao quát. Ðó là một vở kịch về sự lựa chọn
của con người “qua sông thì phải lụy đị”, “ngày đàng gang nước”, “đị dọc thì
chống đị ngang thì chèo”. Bến đị là cảnh mở đầu truyện, sang đò là hành động
đầu truyện. Trên con đị nhỏ có tất cả 11 người: chị lái đị, nhà sư, nhà thơ, nhà
giáo, tên cướp, hai tên buôn đồ cổ, hai mẹ con nhà nọ, một cặp tình nhân. Thoạt
đầu các nhân vật chưa bộc lộ ít con người thật của mình. Ðây là một chuyến đị
ngang nên thời gian khơng thể kéo dài, một con đị khách kiểu ấy không thể lớn và
mọi cử động của con người trên đò đều phải đúng mức. Câu chuyện bắt đầu khi tên
mặc áo ca rô ôm bọc vải vào lịng ngồi cạnh nhà sư. Ðây là chỗ an tồn nhất trong
đó. Tiếp đến sự xuất hiện cuối cùng của một người cao lớn, khốc túi, dáng phong
trần. Tình thế tĩnh chuyển sang tình thế động khi cái bình do tên mặc áo ca rô ôm
được biết đến. Rồi khi chú bé (mới chín tuổi) đút tay vào trong miệng bình thì tình
thế xuất hiện. Chú bé loay, hình như miệng chiếc bình bé lại. Nhà thơ đùa cợt
khơng hợp tình cảnh: “chỉ cịn cách chặt tay chú bé để cứu chiếc bình, sau đó đập
vỡ chiếc bình cứu tay chú bé”. Khi hai tên bn đồ cổ dí dao vào cổ chú bé địi tiền
thì thầy giáo lập cập đánh rơi cả kính. Mọi người hoảng loạn và lúng túng, đúng lúc
đó tên cướp - người xuống đị cuối cùng. Anh ta nói “Trẻ con là tương lai đấy. Làm
gì cũng phải nhân đức hàng đầu”. Nói và làm, chiếc cơn vung lên, bình vỡ. Mọi
chuyện giải quyết một cách đơn giản. Nhà giáo bình luận: “Anh ấy dám đập vỡ
bình! Thật đúng là một anh hùng! Một nhà cách mạng! Một nhà cải cách!” Mọi
người lên đò khi đị cập bến. Trên đị có một người khơng sang sơng, đó là nhà sư.
“Thơi tơi nghĩ lại rồi …cho tôi quay về…không sao, muốn đi là được. Ngày xưa,
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

9


SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
đức Bồ Ðề Lạt Ma cịn sang sơng trên một cọng cỏ mà”. Chiếc đị quay về bến
cũ… Nhìn chung các xung đột kịch, hành động kịch biểu hiện cô đúc qua ngơn ngữ
kịch. Có thể thấy tình huống kịch thể hiện rất rõ sự mâu thuẫn được dùng như một
nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ giữa các tình tượng trong tác phẩm, là có
sự thúc đẩy các hành động của nhân vật vào trong cốt truyện. Các xung đột thường
xuất hiện dưới dạng hành động va chạm, có những xung đột ở dạng trực tiếp.
Tình huống tâm trạng: Ðó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật
rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm,
được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nhân vật. Tình huống này thường
diễn tả bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Truyện ngắn Những vì sao của Ðơ
đê (nhà văn Pháp 1840 - 1879) nhân vật kể chuyện ở trường hợp này là tôi, chăn
cừu trên núi. Và tình huống tâm trạng xuất hiện, “Nếu đã có lần nằm ngồi trời
suốt đêm, hẳn bạn thường biết giữa lúc chúng ta ngủ thì cả một thế giới huyền bí
bừng dậy trong cảnh cơ quạnh và u tịch. Lúc ấy suối reo rõ hơn…Mọi hồn thiêng
của núi rừng được thả sức tự do, đi mây về gió và văng vẳng trong khơng gian
những tiếng sột soạt, những tiếng rung khe khẽ, tưởng đâu cành cây đang vươn dài
và cỏ non đang mọc”. Hay tâm trạng và cảm xúc được nhân vật cảm nhận qua
những lần nói chuyện với tiểu thư. Trong lúc kể chuyện tiểu thư cơ chủ nghe thì
“Tơi cảm thấy như có một cái gì mát rượi và mịn màng đè xuống vai tơi. Thì ra đầu
nàng nặng trĩu vì buồn ngủ đã ngã vào vai tôi với tiếng sột soạt êm ái của những
dải đăng – ten và làn tóc mây gợn sóng…” Qua đây tình huống tâm trạng trong tác
phẩm chính là cái khoảnh khắc giữa đêm sao, hai người ngồi cạnh nhau và tâm hồn
chàng trai chăn cừu trong suốt như pha lê. Ngồi ra tình huống tâm trạng thể hiện
giàu màu sắc, giàu ý nghĩa và nổi bật đó là truyện Hai đức trẻ của Thạch Lam giàu
chất thơ, nổi bật ở sự miêu tả tinh tế tâm trạng nhân vật Liên và An ở cảnh phố

huyện. Hay nhà văn Ðỗ Chu tác giả những truyện trữ tình như: Hương cỏ mật, Phù
sa. Là tâm tình của con người như một thế giới bí ẩn và linh diệu mà nhà văn mãi
mãi khám phá.
Tình huống tượng trưng: Là kiểu tình huống trong đó cái ý nghĩa của hình
tượng, sự bộc lộ chủ đề rất kín đáo, thậm chí có khi bị phủ một lớp sương mờ
nhuyễn. Theo nghĩa rộng tượng trưng là hình tượng được biểu hiện ở bình diện ký
hiệu, là ký hiệu chứa tính đa nghĩa của hình tượng, phạm trù tượng trưng nhằm chỉ
cái phần mà hình tượng vượt qua khỏi chính nó, chỉ sự hiện diện của một nghĩa nào
đó vừa hịa với hình tượng, vừa khơng đồng nhất hồn tồn với hình tượng. Nghệ

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

10

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
thuật dân gian vốn giàu tính ước lệ - tượng trưng. Nhập vào tượng trưng hình tượng
sẽ trở nên trong suốt, qua đó trở thành nghĩa hàm, có chiều sâu.
Tác phẩm Thương nhớ đồng quê của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã tạo một
tình huống tượng trưng đặc sắc, trong truyện vừa có hình ảnh “sấm sét nổ vang
trời” được tái lập lại nhiều lần và tác giả dừng lại khá lâu hình ảnh “sấm sét nổ
vang trời. Chớp lịe sáng – vũ trụ mở ra vơ cùng vơ tận, gió ào ào, nghe như có
mn vàn cánh chim bay đang vỗ trên đầu. Một cảm giác kinh dị xâm chiếm toàn
thân khiến tơi bủn rủn. Tơi rỏ ràng thấy một bịng hình vĩ đại đang lướt nhanh qua,
đang vận mãnh liệt trên đầu. Tôi nằm áp xuống bờ rạ, tâm trạng bang hồng thổn
thức. Tơi tin chắc ở lực lượng siêu việt bên trên tôi kia, đang vận chuyển rầm rộ
kia, thấu hiểu tất cả, phân minh lắm, rạch ròi, chắc chắn bảo dưỡng tính thiện
trong tâm linh con người, có khả năng an ủi, âu yếm đến từng số phận. Ðiều ấy

khiến tơi n lịng”.
Cịn nhà nghiên cứu Ðỗ Ðức Hiểu nhận xét về truyện ngắn Phiên chợ Giát của
Nguyễn Minh Châu có cái nét nhịe, mơ hồ, cái khơng xác định của hình tượng và là
một thế giới quyện nhịe của hư và thực, đó là những ký hiệu riêng của nhân vật
này. Trong truyện ngắn này “giấc mơ” như hình tượng chính “Thức giấc vì một
giấc mê”, “Trong cơn mê ngủ”, “Nghĩ tiếp về giấc mơ”, “Những ám ảnh cảm giác
của loài vật do giấc mơ để lại giữa trí não”. Như thế những cơn mơ, giấc mơ đã là
một tình huống tượng trưng trong thiên truyện này. Giấc mơ chính là những ám ảnh
lão muốn thốt bỏ để trở về tự nhiên, với cuộc sống trần thế mà niềm vui nhiều khi
chỉ là “con vật ngẩng cao cổ, thè lưỡi liếm lên vai, lên cổ lão, mỗi lần cái lưỡi mềm
và ram ráp đụng vào da thịt, lão lại sởn gai ốc”. Lão Khúng - giấc mơ – con bò
quấn quýt nhau từ đầu đến cuối tác phẩm tạo nên ý nghĩa tượng trưng mà tình
huống tạo nên ý nghĩa đó là “giấc mơ”.
Theo Hêghen: Về cái thuộc mặt chủ thể của nghệ thuật tượng trưng, chúng ta
cần nhắc rằng trực giác nghệ thuật nói chung cũng như trực giác tôn giáo, cả hai cái
tập hợp lại làm một để chỉ đạo nên một cái duy nhất, và ngay cả sự khảo sát khoa
học đều bất nguồn từ sự kinh ngạc. Luận điểm của Hêghen có thể giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về những sáng tác mang ý nghĩa tượng trưng trong sáng tác của Nguyễn
Tuân, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp trong lĩnh vực truyện ngắn.
Qua đây, tình huống tượng trưng có chiều sâu đầy hàm nghĩa, nghĩa tượng
trưng là cái không thể giải mã chỉ bằng nổ lực lý trí, nó địi hỏi có sự thâm nhập.
Cấu trúc của tượng trưng là đa tầng và có dự tính đến nổ lực của tâm thức người
nhận.
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

11

SVTH: Nguyễn Thị Phương



Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
1.1.2.2. Cách chia thứ hai:
Tình huống thắt nút: Là một dạng tình huống phổ biến trong các truyện ngắn
của bất kỳ một cây bút truyện ngắn nào. Dạng tình huống này ban đầu có vẻ tĩnh
tại, nhẹ nhàng nhưng trở về cuối truyện nó phức tạp, gay cấn đến lúc nào đó nó đạt
đến đỉnh điểm của cao trào. Là sự xuất hiện sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của câu
chuyện. Chẳng hạn như truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân tình huống tạo gút thắt
của câu chuyện giữa cảnh đói khát khủng khiếp, họ gắn bó suốt đời với nhau chỉ
hai dịp chạm mặt và bốn bát bánh đúc, câu chuyện phát triển: Tràng thoạt đầu lo
lắng, nhưng tâm trạng hạnh phúc lấn át tất cả câu chuyện phát triển: Láng giềng kẻ
chê bai, như nhiều người đồng tình. Những khn mặt hốc hác bỗng dưng rạng rỡ
hẳn lên. Có cái gì lạ lùng, tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tối tăm. Bà cụ Tứ
ban đầu xót xa, về sau cụ vui mừng đón cơ con dâu mới dẫn đến cao trào: Bữa ăn
sáng miếng cám đắng chát, nghẹn bứ, một nỗi tủi hờn. Ngồi đình bỗng dội lên một
hồi trống dồn dập, vội vã những người đói khổ phá kho thóc (1945). Kết thúc
truyện là người vợ kể chuyện Việt Minh lãnh đạo nhân dân phá kho thóc Nhật.
Trong óc Tràng thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Và tình huống thắt
nút được xem sự tự nhận thức của nhân vật về bản thân mình và cuộc sống xã hội
mà khơng kém phần gay cấn.
Tình huống tương phản: Đây là dạng tình huống viết về đời sống hằng ngày,
truyện được xây dựng thường khơng có cốt truyện, mang tính triết lí thâm sâu, được
thể hiện ở vẻ ngoài giản dị. Nhân vật là những con người có cuộc sống bình thường
những diễn biến tâm lý phức tạp. Cụ thể như trong truyện Bồ nông ở biển của Ma
Văn Kháng ông đã tạo nên tình huống độc đáo về quan hệ mẹ chồng nàng dâu.
Những người đàn bà này thực lịng họ khơng ghét nhau nhưng vì “tính đàn bà” ở
mỗi người “gặp” phải hoàn cảnh nên trở thành sự cố chấp thái quá. Quan hệ trở nên
cực kỳ căng thẳng và được giải quyết bằng cú ngã dẫn đến cái chết thương tâm của
bà cụ.
Tình huống luận đề (nhận thức): Đời sống của nhân vật được đẩy tới một tình
thế bất thường: đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân

sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ, kiểu nhân vật của dạng tình huống
này đương nhiên là: nhân vật tư tưởng. Tình huống này chủ yếu cắt nghĩa giây phút
“giác ngộ” chân lý của nhân vật, tình huống độc đáo mới lạ, càng giúp cho tác
phẩm hấp dẫn, ấn tượng, sâu sắc với người đọc. Chẳng hạn như truyện Đôi mắt của
Nam Cao. Luận đề bao trùm chính là “Đơi mắt”, nghĩa là cách nhìn người nhìn
đời. Luận đề ấy được hiện hình rất sắc nét nhờ một tình huống truyện đặc sắc. Tồn
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

12

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
bộ truyện ngắn này xoay quanh một tình huống chủ chốt: cuộc gặp gỡ vừa thân
thiện vừa gượng gạo của hai nhà văn vốn là bạn viết của nhau, nhưng bây giờ đã rất
khác nhau về lối sống, chỗ đứng và cách nghĩ, đó là Hồng và Độ. Cuộc gặp gỡ
như thế đã quyết định đến tính đối thoại trong cấu trúc tác phẩm. Đôi mắt là cuộc
đối thoại giữa hai nhân vật – hai nhà văn – hai tư tưởng…mà tập trung là cuộc đối
thoại của hai “đôi mắt” cuộc gặp gỡ và tính chất đối thoại như thế cũng quyết định
đến kiểu nhân vật của truyện ngắn này: tuy cũng được mô tả khá đầy đủ từ lai lịch
đến ngoại hình, từ hành động đến ngơn ngữ, nhưng về căn bản, hai nhân vật chính
trong chuyện này nghiêng về kiểu nhân vật tư tưởng. Đúng thế, tư tưởng mới là cốt
lõi của họ, những bình diện khác được đề cập hầu như chỉ nhằm lí giải cho tư tưởng
của họ mà thơi. Nếu khơng có sự cực đoan, có thể khẳng định: Hồng và Độ là hai
tư tưởng, hai “đơi mắt” được nhân vật hóa. Nhìn sâu hơn, cuộc gặp gỡ và tính chất
đối thoại đó cũng quyết định đến một nguyên tắc nghệ thuật chủ đạo chi phối việc
khắc họa cặp hình tượng: đối lập tương phản. Độ là chính đề Đơi mắt thì Hồng là
phản đề Đơi mắt. Nếu Độ là người được đề cao thì Hồng là kẻ bị lên án, đúng theo
cung cách của chính diện và phản diện, ánh sáng và bóng tối. Thậm chí, ở một số

điểm nếu nắm được người này thì sẽ suy được người kia, theo lối tương phản.
Tóm lại tình huống luận đề trong truyện ngắn thể hiện những luận đề về đạo
đức, nhân văn, về tâm lý xã hội cũng như thể hiện tâm trạng nội tâm về phía cạnh
đạo đức, khả năng có hạn của mỗi con người, mỗi đời người.
1.1.2.3. Cách chia thứ ba:
Cách chia này là cách chia tình huống thành ba loại: tình huống hành động,
tình huống tâm trạng, tình huống nhận thức. Đây là cách chia của Chu Văn Sơn.
Trong ba cách chia trên đây, chúng tôi thấy cách chia của Chu Văn Sơn là cách chia
mà ranh giới các dạng tình huống khá rõ ràng, dễ nắm bắt. Do đó, chúng tơi dựa vào
đó để phân tích tình huống truyện của Nguyễn Minh Châu. Và cũng do đó, để
khơng trùng lắp, chúng tơi sẽ trình bày cách chia chia này ở chương hai.
Ngồi ra việc phân loại tình huống cịn có thể phân loại: Về tính chất, có thể
thấy truyện ngắn có ba dạng chính, bởi chứa đựng ba dạng tình huống truyện căn
bản: Tình huống hành động; Tình huống tâm trạng; Tình huống nhận thức.
Về số lượng, có thể thấy truyện ngắn có hai loại: Truyện một tình huống. Cả
truyện ngắn chỉ xoay quanh có một tình huống duy nhất bao trùm, có thể nói đây là
loại truyện ngắn điển hình. Truyện ngắn nhiều tình huống. Cả thiên truyện được dệt
từ nhiều tình huống. Tuy nhiên, trong đó chúng cũng phân vai thành chính - phụ
(nghĩa là có cái nào đó là chủ chốt) chứ không phải tất cả đều ngang hàng nhau,
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

13

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
theo lối dàn đều. Ðây là dạng truyện ngắn không thật điển hình. Chúng thường có
dáng dấp của một truyện dài thu nhỏ, hơn là một truyện ngắn thực thụ (trong
chương trình cấp ba, có thể ví dụ: Chí phèo của Nam Cao, Vợ chồng A Phủ của Tơ

Hồi, Mùa lạc của Nguyễn khải, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp...) Từ chỗ
coi tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn, có thể thấy: thực ra,
chỉ có Truyện ngắn và Truyện dài. Khơng có cái gọi là Truyện vừa. Bởi việc phân
định ra Truyện vừa chỉ dựa vào có một tiêu chí rất phụ là độ dài trung bình của văn
bản truyện mà thơi.
Qua phân loại tình huống trên ta thấy việc phân loại tình huống có rất nhiều
cách phân loại, nhưng cách tiện cận gần gũi căn bản với ta nhất trong truyện ngắn
hiện hay là: Tình huống hành động; Tình huống tâm trạng; Tình huống nhận thức
(theo TS Chu Văn Sơn).
1.1.3. Vai trị của tình huống trong tác phẩm truyện
Ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu và TS Chu Văn Sơn giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về vai trị của tình huống trong truyện: “…tình thế truyện không cần
đến những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ
thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương dựa vào để thực hiện
đắc lực ý định của tác giả, ví như một cây cọc vững chắc để cho cây bí leo lên mà
ra hoa trái…” [4; tr.252]. Từ ý kiến trên, có thể khẳng định rằng, đặt vào tình
huống, tâm lí, tính cách nhân vật tự bộc lộ rõ nét, đồng thời chủ đề tác phẩm cũng
thể hiện sâu sắc. Ngồi ra, tình huống truyện cịn có tác động tới kịch tính của tác
phẩm, tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện. Do đó, “tạo tình huống là phần lao
động quan trọng nhất của quy trình sáng tạo một truyện ngắn. Người viết có được
một tình huống đặc sắc là đã có một tiền đề khá chắc chắn cho thành cơng của cả
truyện ngắn. Cịn người đọc, nắm được tình huống thì xem như đã có một chìa
khố tin cậy để mở vào thế giới bí ẩn của tác phẩm” (TS Chu Văn Sơn). Cụ thể
như vai trị tình huống trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tn, nếu
khơng có tình huống cho chữ éo le giữa hai nhân vật Huấn cao và Viên quản ngục
thì khơng làm nổi bật Cái đẹp là bất diệt. Dù thực tại có hắc ám đến đâu cũng
không tiêu diệt được cái đẹp, cảnh cho chữ hết sức thiêng liêng và đầy ý nghĩa.
Hay trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam vai trị của tình huống thể
hiện khá rõ khi chị em Liên đợi đoàn tàu đi qua, đoàn tàu là niềm vui duy nhất
trong ngày. Sớm bị cuộc sống cướp mất tuổi thơ, ném vào cuộc mưu sinh cùng

người lớn, nhưng chị em Liên vẫn cứ là “hai đứa trẻ”, còn nguyên những yêu cầu
của trẻ con: nhu cầu vui chơi. Trẻ con sống làm sao khi thiếu những trò vui đùa, đồ
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

14

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
chơi…Nhưng ở phố huyện này thì khơng có, có một khơng gian đen tối cứ bao
trùm. Những thứ ấy cũng thành đồ xa xỉ như quán phở của bác Siêu. Chúng phải tự
túc để bù vào thiếu hụt ấy, thế là đoàn tàu trở thành niềm vui duy nhất. Với An có
thể nói đồn tàu đã trở thành một thứ đồ chơi. Chừng nào chưa được chơi cái trị
nhìn đồn tàu, chừng ấy chưa thể ngủ yên trọn một ngày. Đến tác phẩm Những đứa
con trong gia đình của Nguyễn Thi tình huống là trong một trận đánh, Việt bị
thương phải nằm lại chiến trường. Anh nhiều lần ngất rồi tỉnh, lại tỉnh rồi ngất.
Trong những lúc tỉnh lại ngất đi đó, bao nhiêu kí ức về gia đình, về đồng đội, về
bản thân cứ mồn một hiện về lung linh sống động trong tâm trí Việt. Nhờ tình
huống truyện mà tác phẩm có quá khứ và hiện tại giữa cái đang ở trước mặt với cái
đã thành kỉ niệm xa xưa, dòng nội tâm của nhân vật bị đứt nối, thể hiện bao nét
sinh động cụ thể của chú Năm, má, chị… Qua đây vai trị tình huống là nêu được
những con người đã kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự hịa quyện giữa tình
cảm u nước, giữa truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của
con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nếu như khơng
có tình huống thì ta không thấy được sức mạnh yêu nước của những con người
trong tác phẩm.
Nhìn chung tình huống giữ vai trị cần thiết trong một truyện ngắn nó làm nổi
bật những chi tiết quan trọng, nó làm nhân tố tổ chức thiên truyện. Tức là nó bao
trùm và chi phối các thành tố khác như nhân vật, cảnh vật, bố cục, kết cấu, lời trần

thuật…Nhìn ở chiều ngược lại, những thành tố kia bao quanh truyện để làm sống
dậy tình huống. Diện mạo của một truyện ngắn, xét đến cùng là do tình huống
quyết định, tình huống truyện khơng chỉ là một phương thức xây dựng nhân vật, cốt
truyện, mà còn là một đặc điểm nổi bật trong thi pháp nghệ thuật truyện ngắn.
Đồng thời vai trị của tình huống cũng được thể như sau:
1.1.3.1. Phản ánh quan hệ đời sống
Trong mỗi truyện ngắn ít nhiều các nhà văn cũng thể hiện quan hệ đời sống
của các nhân vật thông qua sự nếm trải của tác giả về đời sống hằng ngày. Hai đứa
trẻ của Thạch Lam là khung cảnh hai đứa trẻ trên một phố huyện nghèo. Hai cái
mầm cây nhú lên trên một mảnh đất cằn cỗi bạc màu. Hai mầm sống non tơ trên
một nơi khơng có sinh khí. Sự trái ngược, trái khoáy kia chứa đựng một mâu thuẫn
nhân sinh làm day dứt lòng người, cứ gặm nhấm những lo âu về số phận con người.
Cuộc sống của những người dân phố được miêu tả chi tiết bối cảnh lại là một
phố huyện nghèo, và nhân vật trung tâm của câu chuyện lại là An và Liên. Sự đối
lập nghiệt ngã đó ẩn chứa dụng ý nghệ thuật của Thạch Lam khi thể hiện đời sống
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

15

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
của những con người. Để gây ấn tượng thật xót xa và thấm thía về một phố huyện
tàn tạ héo úa, Thạch Lam đã chọn một thời điểm, sự kiện, cảnh vật, đồ vật và nhân
vật rất hoà điệu, ăn nhập với nhau đến kì lạ. Một ngày tàn kéo dài đến đêm tàn.
Một phiên chợ tàn. Một hệ thống cảnh vật và đồ vật tàn. Trên đó hiện ra những
kiếp người tàn. Hãy đi vào từng bình diện ấy. Đúng là, mỗi mảnh đất thường hiện
lên cái diện mạo thật của nó vào một thời điểm nào đấy. Với phố huyện này là lúc
chiều tàn.

Và đời sống của những nhân vật gắn liền với phố huyện, họ cứ làm những
công việc thường ngày. Đó là một miền quê xơ xác, tiêu điều, quẩn quanh, mòn
mỏi. Âm thanh thưa thớt dần, ánh sáng yếu ớt dần, hơi thở của một ngày cứ tan rã
dần dần theo từng thời khắc. Đến đêm tàn thì cả miền q như chìm vào màn đêm
khơng đáy, "xung quanh đầy bóng tối và sự tịch mịch". Phố huyện bị nuốt dần vào
màn đêm hoang vu thăm thẳm như chìm nghỉm vào hư vơ. Thạch Lam tả một phiên
chợ q vào dịp chính phiên, nhưng khơng để thấy vẻ sầm uất, sôi động; trái lại,
làm nổi lên tất cả lèo tèo, thưa thớt, ế ẩm. Đúng lúc chợ tàn, nên hình ảnh sự sống
càng tan rã, thê lương. Ngày chính phiên mà thế, hỏi rằng những ngày khác cịn
thảm hại như thế nào! Cảnh vật thì một dãy phố với những căn nhà xiêu vẹo tranh
tối tranh sáng, một nhà ga xép cỏn con, tủi sầu, côi cút, một vài lều chợ ọp ẹp đứng
gá trên bãi rác rưởi, một chòm làng trầm lặng sau rặng tre lêu nghêu trong bóng tà
dương, một ngơi qn được tả cận cảnh thì phên vách rách rưới đến nỗi dán cả giấy
nhật trình lên cũng khơng kín…Và đồ vật: có một cái chõng, thì ọp ẹp sắp gẫy; có
một manh chiếu, thì xơ xướp; có một cây đàn, thì cũ kĩ cịm cõi; có một cái chậu
sắt tráng men, thì rúm ró, long lở; có những ngọn đèn dầu, thì đều tù mù leo lét...
Trên cái nền phông cảnh ấy, hiện ra những kiếp người tàn. Cả những cư dân kiếm
sống ban ngày, lẫn cư dân kiếm sống ban đêm đều là những kiếp người ngoi ngóp.
Quan hệ đời sống của các nhân vật trong truyện rất khăng khít, đối xử tốt với
nhau trong mỗi quan hệ. Họ gắn bó máu thịt với cuộc sống hiện tại, có cả những
kiếp người tàn hoàn toàn theo nghĩa đen của chữ: bác Xẩm, bà cụ Thi điên - những
phế nhân, người thì cịn đó mà đời đã tàn quá nửa. Phố huyện khác chi một sân
khấu thu nhỏ cả cuộc đời, mà cuộc đời này họ phải nhận thức và tự thân vận động.
Con người chườn mình ra trên đó có thể đổi vai cho nhau mà không ai đổi phận
được cho ai. "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự
sống nghèo khổ hàng ngày của họ". Không phải họ đang sống mà đang cầm cự
trong vô vọng… Tất cả cái thế giới kia được mô tả một cách tự nhiên kín đáo và
sinh động, chúng cộng hưởng với nhau góp phần tạo ra cái bầu khơng khí ảm đạm
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng


16

SVTH: Nguyễn Thị Phương


Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
tàn héo vây phủ lên toàn bộ câu chuyện. Và về khuya, ở chốn phố huyện kia chỉ
cịn có bóng tối và sự tịch mịch hoàn toàn ngự trị. Việc hai đứa trẻ con ngồi đợi
đồn tàu, trong mắt người đời có lẽ chỉ là một việc bâng quơ không đâu, thậm chí
vơ nghĩa. Hình ảnh Liên và An ngồi đợi đồn tàu nó chứa đựng một khát khao
khơng chỉ của hai đứa trẻ, không chỉ của phố huyện ấy, mà là của cả cái thế giới
này: khao khát đổi đời. Thông điệp nhà văn muốn nói qua đó là: Hãy cứu lấy
những đứa trẻ, cứu lấy tương lai! cần phải thay đổi cái thế giới tăm tối này đi! Hãy
mang đến một cuộc sống khác xứng đáng với con người hơn, một cuộc sống mà
con người có quyền sống trong hi vọng, chứ không phải đang tàn đi trong vô vọng
thế kia.
Bên cạnh đó, thơng qua tình huống đợi đồn tàu của hai chị em Liên ta thấy
mối quan hệ đời sống được thể hiện trong tác phẩm là rất cần thiết, đó cũng là lời
bộc trực của tác giả về đời sống của nhân vật của mình. Và hình ảnh Hà Nội – Phố
huyện – Đoàn tàu, phố huyện hiện ra tàn úa. Hà nội là quá khứ vàng son của hai chị
em Liên. Cịn đồn tàu vừa là một biến thể của Hà Nội vừa là một viễn tưởng
tương lai, giữa chốn phồn hoa đô hội ngập tràn sự sống và nơi heo hút hoang liêu
nghèo nàn sự sống, giữa vui và buồn, giữa hạnh phúc bất hạnh của Liên và An nói
riêng và của cả dân phố huyện nói chung. Đồn tàu là hoạt động sống cuối cùng
của phố huyện. Tàu đến có làm khuấy động bầu khơng khí hoang vắng của phố
huyện lên một chút, phố huyện có bừng tỉnh giây lát trong khơng khí ồn ào. Cịn
sau khi đồn tàu đi khỏi, cả phố huyện sẽ thu mình trong bóng tối như một miền đất
chết, chưa từng có phố huyện trên đời. Chúng cố đợi là để được hịa vào nhịp sống
sơi động hiếm hoi đó. Nghĩa là từ sâu trong hồn hai đứa trẻ có một sự chối bỏ,
không chịu thỏa hiệp với cuộc sống tẻ ngắt của chốn này, chúng thèm sống biết

bao! Nếu có một địn tàu khác, hẳn chúng cũng sẽ cố đợi chờ thơi.
Ánh sáng của đồn tàu đem lại phố huyện nghèo đồng nghĩa với việc nó mang
gì đó mới mẻ cho đời sống của họ, dù chỉ thoáng qua, nhưng họ vẫn khao khát
mong muốn đời sống của mình sáng như ánh đèn của đoàn tàu mang lại và cảnh
nhộn nhịp. Nhà văn chú trọng đến những hình ảnh, tình huống chi tiết của đời sống
thường ngày để phản ánh quan hệ đời sống trong truyện để làm rõ vấn đề hồn cảnh
cuộc sống có mối quan hệ với tình huống. Phần nhiều các nhà văn đều thể hiện sắc
nét đời sống của nhân vật nhập thân vào nhân vật để phản ánh đời sống chân thực.
1.1.3.2. Bộc lộ bản chất của nhân vật
Yếu tố khơng thiếu trong tình huống truyện là nhân vật, nhân vật bộc lộ rõ nội
dung lẫn phần nghệ thuật. Vì thế tác giả chú trọng phần khắc họa nhân vật từ nội
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng

17

SVTH: Nguyễn Thị Phương


×