TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC
THI PHÁP THƠ TỐ HỮU
QUA TẬP VIỆT BẮC
MAI THỊ MẢNH
Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC
THI PHÁP THƠ TỐ HỮU
QUA TẬP VIỆT BẮC
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh vên thực hiện:
NGUYỄN HOA BẰNG
MAI THỊ MẢNH
Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hướng
dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hoa Bằng. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới thầy.
Tơi xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Khoa học cơ bản, cũng như quý
thầy cô thỉnh giảng đã truyền đạt những kiến thức chuyên ngành thật vững vàng
giúp tơi làm nền tảng để hồn thành tốt luận văn này.
Đồng thời tôi xin gởi lời cảm ơn tới gia đình, nơi đã tạo điều kiện thuận lợi về
vật chất và tinh thần giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi cảm ơn bạn bè đã hỗ trợ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời
gian qua.
Hậu Giang, ngày…tháng…năm 2013
Tôi xin chân thành biết ơn!
Mai Thị Mảnh
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Sinh viên thực hiện
Mai Thị Mảnh
ii
PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Giảng viên hướng dẫn)
---------------------------1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN HOA BẰNG
2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: MAI THỊ MẢNH
MSSV: 0956010588
KHÓA: 2
3. TÊN ĐỀ TÀI: THI PHÁP THƠ TỐ HỮU QUA TẬP VIỆT BẮC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp:
1.1. Chuyên cần: ...................................................................................................
1.2. Thái độ: .........................................................................................................
1.3. Khác: .............................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
2. Đánh giá luận văn:
2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): ...............................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
2.2. Nội dung chính: .............................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
iii
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
2.3. Chú thích, thư mục: ..........................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
2.4. Hình thức trình bày: .........................................................................................
2.4.1. Dung lượng (trang): .....................................................................................
2.4.2. Khuôn khổ: ..................................................................................................
2.4.3. In ấn: ............................................................................................................
2.4.4. Trình bày: ....................................................................................................
2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: ......................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
3. Đánh giá, xếp loại: ..............................................................................................
Đánh giá: ............................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Xếp loại: .............................................................................................................
........., ngày tháng năm 2013
Giảng viên hướng dẫn
NGUYỄN HOA BẰNG
iv
MỤC LỤC
Trang
i
ii
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
iii
v
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
1
1
2
2
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
5
5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI PHÁP, THI PHÁP HỌC
VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ THƠ TỐ HỮU
1.1. Lí luận chung về thi pháp và thi pháp học
1.1.1. Lí luận chung về thi pháp
6
6
6
1.1.2. Lí luận chung về thi pháp học
1.2. Vài nét về nhà thơ Tố Hữu
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp thơ Tố Hữu
1.2.2. Những đặc điểm chính của thi pháp thơ Tố Hữu
9
12
12
15
Chương 2: THI PHÁP NHÂN VẬT, THỜI GIAN, KHÔNG GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG TẬP VIỆT BẮC
2.1. Thi pháp nhân vật trong tập Việt Bắc
19
19
2.1.1. Lí luận chung về thi pháp nhân vật
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tập Việt Bắc
2.2. Thi pháp thời gian nghệ thuật trong tập Việt Bắc
2.2.1. Lí luận chung về thi pháp thời gian nghệ thuật
2.2.2. Thời gian nghệ thuật trong tập Việt Bắc
2.3. Thi pháp không gian nghệ thuật trong tập Việt Bắc
19
20
27
27
29
35
2.3.1. Lí luận chung về thi pháp khơng gian nghệ thuật
2.3.2. Thi pháp không gian nghệ thuật trong tập Việt Bắc
v
35
37
Chương 3: THI PHÁP THỂ LOẠI, KẾT CẤU, NGÔN NGỮ
VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TẬP VIỆT BẮC
3.1. Thi pháp thể loại trong tập Việt Bắc
3.1.1. Lí luận chung về thi pháp thể loại
43
43
43
3.1.2. Thi pháp thể loại trong tập Việt Bắc
3.2. Thi pháp kết cấu trong tập Việt Bắc
3.2.1. Lí luận chung về thi pháp kết cấu
3.2.2. Thi pháp kết cấu trong tập Việt Bắc
3.3. Thi pháp ngôn ngữ và giọng điệu trong tập Việt Bắc
3.3.1. Lí luận chung về thi pháp ngôn ngữ và giọng điệu
3.3.2. Thi pháp ngôn ngữ và giọng điệu trong tập Việt Bắc
44
48
48
49
57
57
59
KẾT LUẬN
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, Tố Hữu là một tác gia có vị trí đặc biệt
quan trọng. Suốt nhiều thập kỷ qua, Tố Hữu luôn được coi là “ cánh chim đầu đàn
của thơ ca cách mạng”. Trên sáu mươi năm hoạt động và sáng tác, Tố Hữu đã dành
trọn vẹn sự nghiệp thơ ca của mình phục vụ cách mạng, phục vụ cơng cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc. Ơng là người có trái tim “dành riêng cho Đảng phần
nhiều”, chính Tố Hữu đã từng nói: “Suốt đời tơi phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân
tộc và lý tưởng Cộng sản. Cùng với hoạt động cách mạng, tôi làm thơ, cũng vì sự
nghiệp cách mạng…”. Thơ Tố Hữu thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, ý chí
chiến đấu sục sơi, quyết liệt, đó là những dịng thơ chiến đấu thắm đẫm tình người.
Sự nghiệp thơ Tố Hữu ln gắn liền với những chặng đường cách mạng, những giai
đoạn lịch sử của dân tộc.
Thơ Tố Hữu được độc giả nhiều thế hệ u mến, trân trọng. Thơ ơng đã nói
lên được khát vọng của cả dân tộc; là tiếng hát ân tình, thủy chung của nhân dân; là
lời tâm tình đầm thắm của những người đồng chí, đồng đội; là kết tinh những giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc nên trong thời gian qua thơ Tố Hữu luôn gần gũi
với đông đảo bạn đọc.
Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận không thể thiếu trong
vốn di sản văn hóa tinh thần của quần chúng cách mạng. Từ góc nhìn, thời điểm
khác nhau, bạn đọc sẽ phát hiện những tầng ý nghĩa khác nhau của kho tàng nghệ
thuật ấy. Có thể, đơi chỗ ngơn ngữ thơ cịn thơ ráp, thiếu sự gọt giũa cần thiết, hoặc
ồn ào, sáo mịn, cơng thức, nhưng trên đại thể, dựa vào quan điểm lịch sử cụ thể và
lập trường cách mạng, ta hồn tồn có thể khẳng định: thơ Tố Hữu là một giá trị, và
do đó, tất nhiên, nó sẽ bất tử.
Hơn nửa thế kỷ qua, thơ Tố Hữu không chỉ là đối tượng nghiên cứu của giới
văn học nghệ thuật, mà còn là đối tượng để dạy và học trong các trường phổ thông
và đại học. Đồng thời, thơ Tố Hữu cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận từ
nhiều góc độ khác nhau nhưng theo hướng thi pháp học thì khơng nhiều. Nhu cầu
chiếm lĩnh thơ Tố Hữu của người đọc ngày càng nâng cao. Người đọc hôm nay
đứng trước một hiện tượng văn học lớn, khơng chỉ cịn thỏa mãn với việc mơ tả các
loại hình tượng, phân tích từng loại chủ đề, khơng muốn dừng lại ở sự phát hiện ý
sâu, lời đắt, câu hay, nhịp mới, khơng muốn bằng lịng với việc chỉ ra chỗ này có
hơi ca dao, chỗ kia có chất giọng Huế, chỗ nọ có dáng “thơ mới”, hoặc cho thấy chỗ
đổi mới câu thơ lục bát, có chỗ tháo tung câu thơ bảy chữ… Mà ngày nay, tư duy lí
luận càng địi hỏi nắm bắt thơ Tố Hữu như một chỉnh thể, một thế giới nghệ thuật
có quy luật vận động nội tại, xem xét nó cả trong tiến trình đổi mới thơ ca tiếng Việt
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
1
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
từ một nền văn học trung cổ sang văn học hiện đại và tiến lên phương hướng hiện
thực xã hội chủ nghĩa, suy nghĩ về khả năng và chiều sâu phản ánh hiện thực của cả
một hệ thống thơ.
Từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt
Bắc” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần vào việc nghiên
cứu thơ ông một cách cụ thể hơn. Việt Bắc là tập thơ của Tố Hữu được sáng tác chủ
yếu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nó là bản đại hợp xướng của nhân dân
trong kháng chiến nên tôi quyết định chọn tập thơ này.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc khám phá những đặc trưng, đặc điểm thi pháp thơ Tố Hữu qua
tập Việt Bắc, chúng tơi cịn góp phần khẳng định sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố
Hữu là một bộ phận không thể thiếu trong vốn di sản văn hóa tinh thần của dân tộc.
Nghiên cứu thi pháp trong tập thơ Việt Bắc giúp người viết hiểu rõ hơn các
vấn đề thi pháp trong thơ Tố Hữu, đồng thời giúp người viết tích lũy được nhiều
kinh nghiệm, kỹ năng, và phương pháp để nghiên cứu vấn đề một cách khoa học
hơn, củng cố thêm những kiến thức đã được học nhằm phục vụ cho công tác chuyên
môn sau này. Bên cạnh đó, đây cịn là cơ hội để sinh viên có điều kiện thực hành để
nắm vững kiến thức và còn là tiền đề quan trọng để sau này có thể tiếp tục nghiên
cứu những đề tài khoa học khác.
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Lịch sử nghiên cứu về thơ Tố Hữu
Với bảy tập thơ trải dọc dài theo đường đời và đường cách mạng của Tố Hữu
như Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa, Một tiếng đờn…mỗi tập chắt
chiu từng chặng đường sống, từng chặng đường hoạt động cách mạng say mê và
nhiệt thành của nhà thơ, cũng đồng thời là sự kết tinh những sự kiện trọng đại nhất
trên từng chặng đường lịch sử vẻ vang và khơng ít thăng trầm, gian khổ của dân tộc,
của cách mạng Việt Nam. Ở đây thơ Tố Hữu đã thực sự là sự hội tụ của những lẽ
sống lớn thời đại, của tiếng nói tâm tình của cơng chúng, để trở thành tiếng nói của
dân tộc, của thời đại. Từ trong lòng của cuộc sống, thơ Tố Hữu đã có được tiếng
vang sâu xa giữa dịng đời và rồi có sức lắng đọng trong lịng đơng đảo độc giả. Sức
cảm hóa, đồng hóa, mối giao lưu tuyệt diệu ấy đã góp phần đưa thơ Tố Hữu vượt
qua quy luật sàng lọc sòng phẳng và khắc nghiệt của thời gian, để trở thành thơ
không chỉ của hôm qua, hôm nay mà cả mai sau.
Trong suốt hơn năm thập kỷ qua, thơ Tố Hữu đã trở thành một hiện tượng,
một đối tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút hầu hết các nhà nghiên
cứu, phê bình nổi tiếng trong cả nước: K và T, Trần Minh Tước, Đặng Thai Mai,
Hồi Thanh, Lê Đình Kỵ, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử,…và
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
2
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi,
Hồng Trung Thơng,… Bằng vốn kiến văn sâu rộng và tài năng riêng, mỗi người
theo cách thức của mình, đã chỉ ra thế giới nghệ thuật mới mẻ, phong phú, khác biệt
cùng các giá trị nhân văn và thẩm mỹ sâu sắc, lâu bền của thơ Tố Hữu.
Ngoài những bài nghiên cứu về Tố Hữu ở trong và ngồi nước, cịn có nhiều
cơng trình biên khảo chun sâu về thơ ơng. Trong đó nổi bật nhất là ba cơng trình:
Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng
nói đồng chí của Nguyễn Văn Hạnh (1985) và Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình
Sử (1987).
3.2. Lịch sử nghiên cứu về tập thơ Việt Bắc
Khi viết phê bình về tập thơ Việt Bắc Hồng Trung Thơng đã nhận xét: “Việt
Bắc - tập thơ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chúng ta”, ơng viết: “Trong tập thơ
Việt Bắc lịng yêu nước mạnh mẽ đó có những phát triển mới. Đó là giai đoạn thơ
Tố Hữu đi sâu vào đời sống thực của quần chúng lao động. Lòng yêu nước trong
thơ anh có một nội dung giai cấp rõ rệt”. [5, tr.334].
Nguyễn Đình Thi cũng nhận xét: “Mở cuốn sách nhỏ in những bài thơ của Tố
Hữu, mắt tôi đọc, nhưng lịng tơi đã như động tới những ngày khơng thể quên từ
những năm mới kháng chiến”. [5, tr.280].
Xuân Diệu cũng đã nói về tập thơ Việt Bắc: “Tập thơ thứ hai của Tố Hữu,
Việt Bắc, xuất bản trong những ngày tưng bừng rầm rộ của nhân dân ta, giữa thắng
lợi hịa bình, kỷ niệm ngày tồn quốc kháng chiến cách đây tám năm, kỷ niệm mười
năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; riêng ở Thủ đô mới giải phóng, lại
thêm khơng khí nhân dân Thủ đơ cuồn cuộn dự lễ chào mừng Hồ Chủ tịch và Chính
phủ trở về Hà Nội. Trong những ngày lớn lao ấy của dân tộc, có hịa chen một ngày
lớn của thơ Việt Nam”. [5, tr.310].
Khi nói về tập thơ Việt Bắc Hồi Thanh đã nhận xét: “Tình u q hương
đất nước trong tập thơ Việt Bắc”, ông viết: “Cả tập thơ Việt Bắc xây dựng trên một
tình yêu lớn: tình yêu nước”. [8, tr.549].
Vũ Đình Liên cũng nhận xét: “Mối tình dân tộc trong tập thơ Việt Bắc của
Tố Hữu”, ông viết: “Một trong những mối tình tha thiết giữa cán bộ và chiến sĩ
miền xuôi với đồng bào miền núi”. [8, tr.573].
3.3. Lịch sử nghiên cứu về thi pháp tập thơ Việt Bắc
Trần Đình Sử đã đề cập đến những vấn đề về thi pháp trong tập thơ Việt Bắc
của Tố Hữu trong Thi pháp thơ Tố Hữu:
Về thi pháp nhân vật, ông nhận xét: Tiếp nối con người Từ ấy, con người
Việt Bắc vẫn là con người “dâng tất cả để tơn thờ chủ nghĩa” trong hồn cảnh mới tất cả để kháng chiến. Vẫn là những con người chung số phận, chung ước mơ,
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
3
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
nhưng bây giờ họ không là số đông “trăm tay”, “trăm đầu”, mà là những con người
cụ thể trong cái nhìn gần gũi. Mọi người trong thơ ông đều sống cuộc sống chung
của kháng chiến. Nhưng nếu trong Từ ấy, con người chính trị chủ yếu được miêu tả
trong quan hệ với lý tưởng, trên “trường giao chiến” vì lý tưởng, trong đó con người
sẵn sàng hy sinh tất cả, sẵn sàng gạt phăng mọi tình riêng nhỏ nhặt để “lịng khơng
vướng nợ bén duyên gì”, thì nay con người được miêu tả trong tất cả tình quê
hương bền bỉ, đậm đà, bao gồm tình gia đình, mẹ con, chồng vợ, đất nước.
Về thời gian nghệ thuật ông viết: Thời gian trong thơ Tố Hữu là thời gian
của con người, thời gian của Nhân dân, Dân tộc. Ở Từ ấy thời gian lịch sử mới
xuất hiện như viễn cảnh lịch sử của thời gian cá nhân. Từ cuối tập Việt Bắc, thời
gian lịch sử đóng vai trị chủ đạo nổi bật.
Trong thơ Tố Hữu, thời gian cá nhân và thời gian lịch sử hòa hợp thành một
dòng duy nhất, thống nhất, trong đó mọi thời điểm đời tư đều có thể trở thành lịch
sử, và mọi thời điểm lịch sử đều có thể trở thành thời điểm trữ tình.
Hình tượng khơng gian quan trọng nhất đóng vai trị hình tượng xun suốt
trong thế giới thơ Tố Hữu là con đường cách mạng. Hình tượng con đường có thể
nói là đặc điểm chung của thơ ca cách mạng Việt Nam và của thơ ca cách mạng thế
giới. Nhưng ở Tố Hữu nó được thể hiện nổi bật, nhất quán, trở thành nét tư duy cơ
bản nhất của thơ ông.
Nếu như ở Từ ấy, con đường có phần trừu tượng và ở phần đầu Việt Bắc, con
đường còn ẩn dưới chân người chiến sĩ, thì từ chiến thắng Điện Biên Phủ, con
đường cách mạng đã hiện ra mồn một, chạy dài, thênh thang.
Ở phương diện nghệ thuật ông nhấn mạnh: Chất dân tộc đậm đà của tập thơ
Việt Bắc được thể hiện chủ yếu qua ngơn ngữ thơ bình dị, hình ảnh thơ gần gũi và
các biện pháp tu từ thường gặp trong văn chương dân gian (câu hỏi tu từ, cặp từ
xưng hô mình - ta, nhân hóa, hốn dụ, ẩn dụ,…). Đặc biệt, các thể thơ truyền
thống như lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn được sử dụng thật linh hoạt, điêu
luyện, góp phần làm nên những bài thơ đặc sắc.
Những bài nghiên cứu viết về Tố Hữu - nhà thơ và thơ Tố Hữu của nhiều nhà
phê bình trong nước và ngồi nước từ trước tới nay khơng ít, nhưng cơng trình
nghiên cứu dày dặn, tồn diện mới xuất hiện mấy năm nay vài ba quyển. Cơng
trình Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử là một đóng góp mới vào công việc
nghiên cứu thơ Tố Hữu. Trong quyển sách này, Trần Đình Sử đã đi sâu vào
nghiên cứu một số vấn đề như: Thi pháp học và mấy vấn đề thi pháp thơ Tố Hữu;
không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, chất thơ và phương thức thể
hiện,…Qua đây, giúp cho người đọc thấy được nhiều nét độc đáo trong thơ Tố
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
4
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
Hữu. Đặc biệt, ở luận văn này tơi sẽ đi sâu tìm hiểu về vấn đề thi pháp trong tập
thơ Việt Bắc của Tố Hữu để hiểu rõ hơn về tập thơ này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn này nghiên cứu là thi pháp trong tập thơ Việt Bắc của
Tố Hữu, từ nguồn tư liệu nghiên cứu cũng là tập thơ Việt Bắc của ơng. Qua đây
người viết có cơ hội tìm hiểu các vấn đề trong thi pháp như: Nhân vật, không gian
và thời gian nghệ thuật, loại thể, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu được Tố Hữu thể
hiện rõ trong tập thơ này. Qua đó, thấy được cái hay của tập thơ Việt Bắc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Kế thừa những thành quả từ Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử, để từ
đó tìm hiểu, phân tích cụ thể hơn về một tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu, chúng tôi đã
sử dụng một số phương pháp như:
Phương pháp phân tích - tổng hợp;
Phương pháp lịch sử;
Phương pháp so sánh;
Phương pháp hệ thống;
Phương pháp thống kê…
Căn cứ vào một tập thơ cụ thể là Việt Bắc để tiến hành phân tích và tìm hiểu
nhiều vấn đề khác nhau về thi pháp trong tập Việt Bắc của Tố Hữu. Từ đó để tổng
hợp từng nội dung một cách cụ thể, bên cạnh đó là so sánh với các tập thơ khác của
ông để làm nổi bậc vấn đề hơn.
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
5
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI PHÁP, THI PHÁP HỌC VÀ VÀI
NÉT VỀ NHÀ THƠ TỐ HỮU
1.1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ THI PHÁP VÀ THI PHÁP HỌC
1.1.1. Lí luận chung về thi pháp
1.1.1.1. Các ý kiến khác nhau về thi pháp
Nhà nghiên cứu Roman Giacốpxơn trong cơng trình “Ngơn ngữ học và thi
pháp học” (1960) định nghĩa thi pháp là một bộ môn của ngôn ngữ học, chuyên
nghiên cứu “chức năng thơ của phát ngôn thơ”, tức là nghiên cứu những cách thức
làm cho phát ngôn trở thành lời thơ. Nhà nghiên cứu Pháp Ts. Tơdơrốp trong cơng
trình Thi pháp học (1975) định nghĩa thi pháp là các quy tắc chung mà người ta sử
dụng để sáng tác ra các tác phẩm văn học cụ thể. [10, tr.7].
Viện sĩ M.B. Khrapchencô đưa ra: “Nếu như khơng địi hỏi một định nghĩa
trọn vẹn, bao trùm được tất cả, thì theo tơi, có thể xác định thi pháp học như một bộ
môn khoa học nghiên cứu các phương thức và phương tiện thể hiện một cách nghệ
thuật, cũng như khám phá đời sống một cách hình tượng”. [11, tr.10].
Đỗ Đức Hiểu trong Đổi mới phê bình văn học quan niệm: Thi pháp là phương
pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình thức biểu
hiện bằng ngơn từ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa biểu hiện hoặc chìm ẩn
của tác phẩm: ý nghĩa mỹ học, triết học, đạo đức học, lịch sử, xã hội học… Cấp
độ nghiên cứu thi pháp học các hình thức nghệ thuật (kết cấu, âm điệu, nhịp câu,
đối thoại, thời gian, không gian, cú pháp,...) yêu cầu đọc tác phẩm như một chỉnh
thể, ở đó các yếu tố ngơn từ liên kết chặt chẽ với nhau, hợp thành một hệ thống
để biểu đạt ý tưởng, tình cảm, tư duy, nhân sinh quan,… tức là cái đẹp của thế
giới, con người. Điểm xuất phát của thi pháp là sự coi tác phẩm văn học là văn
bản ngôn từ. Nếu mỹ học là lý luận các nghệ thuật, thi pháp là mỹ học của văn
học, là lý luận văn học; vậy thi pháp gắn chặt với ngôn ngữ học và mỹ học. Thi
pháp hay lý luận văn học (Theo định nghĩa của Vacga - Varga) trước hết nghiên
cứu các phương thức nghệ thuật, miêu tả các đặc trưng thể loại văn học, từ đó
mới tìm tịi các tầng lớp ý nghĩa ẩn giấu của tác phẩm. [4, tr.10 - 11].
Trong Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, Nguyễn Thị Dư
Khánh khẳng định: Theo chúng tơi, có thể xác lập nội dung của khái niệm thi pháp
từ chính nội dung ngữ nghĩa của nó:
Chữ thi ở đây dùng để chỉ tồn bộ văn học nói chung chứ khơng phải chỉ riêng
về thơ. Thi là cách nói đã thành quen, mang nội dung lịch sử, ghi dấu ấn của cả một
thời kì lịch sử khá dài, khi mà mọi loại hình văn học từ anh hùng ca, truyện, kịch,
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
6
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
tiểu thuyết… đều được diễn đạt bằng thơ. Còn pháp là phương pháp, là phép tắc.
Vậy thi pháp là phương pháp, là phép tắc làm văn, làm thơ… Có thể nói ngay ở
đây, phép tắc căn bản nhất của nó là phép sáng tạo, hư cấu nghệ thuật. Tất nhiên
không phải xuyên tạc, làm méo mó đời sống mà là để thể hiện đời sống một cách
nghệ thuật, lung linh, hấp dẫn… Dù các quan điểm lí luận có khác nhau, có lệ thuộc
vào những thiên kiến xã hội, giai cấp, chính trị như thế nào thì vẫn khơng thể khơng
thừa nhận một thực tế là, ngay từ buổi sơ khai, các nhà nghệ sĩ vơ danh cũng đã
khơng chịu bằng lịng với việc mô phỏng, sao chép tự nhiên mà luôn luôn khát vọng
khám phá, chiếm lĩnh và chinh phục tự nhiên bằng những sáng tạo bay bổng của
mình…
Và từ buổi bình minh của lịch sử cho đến ngày nay, văn học nhân loại đã sáng
tạo ra bao nhiêu hình thức đa dạng phong phú khác nhau, nhưng dù có biến đổi phát
triển như thế nào thì bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng vẫn là quá
trình chủ quan hóa trong sự cảm nhận và lí giải đời sống, gắn liền với quá trình sáng
tạo ra những hệ thống hình tượng nghệ thuật, với những phong cách cá nhân hay
thời đại khác biệt. Nghệ thuật - thật sự là nghệ thuật đích thực - bao giờ cũng là khát
vọng giãi bày những xúc động mãnh liệt, những suy tư sâu sắc - mang đậm nét tính
chủ quan của chủ thể sáng tạo trong nội dung tư tưởng và hình thức biểu hiện để tạo
nên một thế giới thứ hai, thế giới có thể có, thế giới khao khát, thế giới có thật…
Chứ khơng phải chỉ là phép phản ánh giản đơn. Ở đây, có mối tương quan giữa nội
dung phản ánh và sự phản ánh, tư tưởng và nghệ thuật, cá nhân và thời đại… diễn ra
trong một tiến trình nghệ thuật mang tính đặc thù: nó vừa là hoạt động của ý thức và
vô thức, vừa là kết quả của quan sát thực tế và tưởng tượng bay bổng; vừa là sản
phẩm của trạng thái hưng phấn xuất thần, đột ngột vừa có thể là kết quả của một
quá trình nung nấu thai nghén dai dẳng, mang nặng đẻ đau; nó cũng có thể là kết
quả của những năng lực thiên bẩm nhưng cũng vừa là sản phẩm của lao động miệt
mài; vừa là kết quả của những đam mê say đắm, hạnh phúc, khổ đau… và cuối cùng
là để tạo thành tác phẩm: một văn bản ngơn từ… Tóm lại thi pháp là tồn bộ q
trình sáng tạo ra tác phẩm bằng nghệ thuật ngơn từ, bắt đầu bằng việc thai nghén
nuôi dưỡng cảm hứng cho đến việc lựa chọn giọng điệu, thể văn, thể thơ…
Đi tìm thi pháp của một tác gia, tác phẩm…chủ yếu khơng phải xem tác phẩm,
tác giả… nói cái gì, mà chủ yếu là xem tác giả nói như thế nào, bằng một hình thức
nghệ thuật ra sao. Lẽ đương nhiên, nghệ thuật của tác phẩm bao giờ cũng gắn liền
với nội dung trong sự thống nhất vốn có. Tuy nhiên, sự thống nhất này, không làm
cản trở việc nghiên cứu những hiện tượng thuộc về hình thức và quy luật mang tính
hình thức của nó.
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
7
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
Tóm lại, nói đến thi pháp chủ yếu là nói đến quá trình sáng tạo những hình
thức nghệ thuật của tác phẩm, là nói đến những phương thức, phương tiện, những
thao tác nghệ thuật của nhà nghệ sĩ ngôn từ. [6, tr. 7 - 8 - 9 - 10].
1.1.1.2. Ý kiến của Trần Đình Sử
Trần Đình Sử, trong Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, thi pháp là hệ
thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật
với các đặc sắc của nó. Thi pháp khơng phải là ngun tắc có trước, nằm bên ngồi,
mà là ngun tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật, hình thành cùng với
nghệ thuật. Nó là mỹ học nội tại của sáng tạo nghệ thuật nhất định, mang một quan
niệm nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật. Thi pháp biểu
hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nền văn
học. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp.
Trong Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử nhấn mạnh: Thi pháp là hệ thống
các nguyên tắc nghệ thuật thấm nhuần ý thức chủ thể của tác giả. Thi pháp học hiện
đại bao gồm phong cách nghệ thuật như một bộ phận của nó. Phong cách học nghệ
thuật ở đây khơng chỉ là sự lựa chọn những yếu tố tư tưởng, tình cảm, phương tiện
để dệt nên một tác phẩm nghệ thuật nhất định, mà còn là sự thống nhất những cái đã
được chọn lựa vào một thể thống nhất hữu cơ, hồn chỉnh. Khơng có sự thống nhất
trên mọi cấp độ và giữa các cấp độ với nhau thì khơng thể có được phong cách. Yếu
tố tạo nên sự thống nhất ấy khơng gì quan trọng hơn là quan niệm nghệ thuật.
Tính sáng tạo của bất kỳ tác phẩm nào đều bắt đầu từ sáng tác trong quan
niệm, bất kể tác giả có ý thức được điều đó hay khơng. Thiếu một quan niệm mới
thì khơng thể có được một sáng tạo thật sự mới trong nghệ thuật. Tính hệ thống của
nghệ thuật thể hiện ở chỗ mọi quan niệm mới về thế giới và con người đòi hỏi
những biện pháp nghệ thuật tương ứng trên các cấp độ. Đi tìm quan niệm nghệ thuật
và hệ thống biện pháp nghệ thuật tương ứng vốn có của một tác phẩm là thực chất
của việc nghiên cứu thi pháp tác phẩm. Nghiên cứu thi pháp văn học khác hẳn với
việc phê bình thiên về bình luận, bình giảng theo lối cảm thụ chủ quan thịnh hành.
Nó phải tận dụng nhiều thao tác kĩ thuật để phân tích, chứng giải. Do vậy các thao
tác ngữ học, tự sự học cũng được chú ý thích đáng. Những khái niệm, thuật ngữ
mới cũng được vận dụng.
1.1.1.3. Xác định khái niệm
Từ rất nhiều ý kiến khác nhau, ta có thể thấy rõ hiện nay khó có thể tìm thấy
một định nghĩa mà được mọi nhà nghiên cứu chấp nhận. Riêng đối với bản thân tơi
thì tơi tán thành quan niệm tổng quát nhất do Trần Đình Sử đưa ra: “Thi pháp là hệ
thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật
với các đặc sắc của nó. Thi pháp khơng phải là ngun tắc có trước, nằm bên ngồi,
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
8
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
mà là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật, hình thành cùng với
nghệ thuật. Nó là mỹ học nội tại của sáng tạo nghệ thuật nhất định, mang một quan
niệm nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật. Thi pháp biểu
hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nền văn
học. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp”.
1.1.2. Lí luận chung về thi pháp học
1.1.2.1. Khái niệm về thi pháp học
Trong các bộ môn của ngành nghiên cứu văn học hiện nay như lịch sử văn
học, lý luận văn học, phê bình văn học thì thi pháp học là một bộ mơn nghiên cứu
có nhiệm vụ đặc thù. Cũng như nhiều bộ môn nghiên cứu văn học khác hiện đang
được triển khai theo nhiều hướng khác nhau, về thi pháp học, hiện nay cũng khó tìm
thấy một định nghĩa được mọi nhà nghiên cứu chấp nhận.
Tuy nhiên, nhìn chung có thể tán thành quan niệm tổng quát nhất do Viện sĩ
M.B Khrapchencơ đưa ra: “Nếu như khơng địi hỏi một định nghĩa trọn vẹn, bao
trùm được tất cả, thì theo tơi, có thể xác định thi pháp học như một bộ môn khoa
học nghiên cứu các phương thức và phương tiện thể hiện một cách nghệ thuật, cũng
như khám phá đời sống một cách hình tượng”. [11, tr. 9 - 10].
Viện sĩ Nga V.V Vinôgrađốp xác định: “Thi pháp học là một khoa học nghiên
cứu các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm
sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt… không
chỉ là các hiện tượng của ngơn từ văn học, mà cịn là bản thân các phương diện hình
tượng khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác văn học dân gian”
(Phong cách học, Lý luận ngôn từ văn học, Thi pháp học M.,1963). [10, tr. 7].
Thi pháp học là khoa học về thi pháp. Nhà lý luận V.V. Vinôgrađốp định
nghĩa: “Thi pháp học là khoa học về các hình thức, các phương tiện tổ chức tác
phẩm nghệ thuật ngôn từ và các kiểu cấu trúc và các loại thể tác phẩm văn học”. [6,
tr. 10].
Thi pháp học theo quan điểm của N. Bactơ cũng chỉ là một biến tướng của chủ
nghĩa hình thức. Ơng nói: “Khoa học về văn học, sẽ miêu tả tính tiếp nhận của tác
phẩm văn học chứ khơng phải ý nghĩa của nó cũng như nhà ngôn ngữ chỉ nghiên
cứu ngữ pháp của câu chứ không nghiên cứu ý nghĩa của câu”. [9, tr.7 - 8].
Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp. Khoa học này bao gồm mấy
bộ phận sau:
Lý luận về thi pháp của một giai đoạn văn học lịch sử cụ thể. Ở đây sẽ bao
gồm lý luận về thi pháp vốn có của giai đoạn văn học trung đại, được tác giả của
chúng thừa nhận.
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
9
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
Hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thể hiện trong bản thân sáng tác của giai
đoạn văn học được xét. Hệ thống này do tồn tại tiềm tàng trong sáng tác nên cần
được miêu tả ra, đồng thời nó cũng khơng trùng khít với thi pháp học lý thuyết của
giai đoạn văn học ấy.
Lý luận thi pháp của người nghiên cứu dùng để miêu tả một cách hệ thống thi
pháp tiềm tàng trong thực tế văn học và lý giải mới đối với lý luận thi pháp đã có
trong lịch sử.
Ba bộ phận của thi pháp học này liên hệ với nhau trong một mối quan hệ hết
sức khăn khít. Lý luận thi pháp lịch sử là siêu ngôn ngữ thành văn của thi pháp văn
học một thời. Lý luận thi pháp học hiện đại là siêu ngôn ngữ của nghiên cứu văn
học hiện đại dùng để miêu tả lý luận thi pháp lẫn thi pháp văn học của một giai
đoạn. Chính vì như vậy, thi pháp học hiện đại có một ý nghĩa quan trọng, bao trùm.
Thiếu một quan niệm thi pháp học hiện đại sáng tỏ không thể tiến hành phân tích,
miêu tả hệ thống thi pháp văn học được.
Từ rất nhiều ý kiến như trên, ta có thể kết luận, thi pháp học là bộ môn nghiên
cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương tiện
tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động, phát triển lịch sử của chúng ta.
1.1.2.2. Đối tượng của thi pháp học
Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học là hình thức của tác phẩm văn
chương. Nội dung và hình thức là hai phương diện cơ bản thống nhất không thể tách
rời các tác phẩm văn chương. Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản
ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là hệ thống bao gồm
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. Các yếu tố thuộc về nội
dung của tác phẩm như: đề tài, chủ đề, nội dung tư tưởng, lí giải chủ đề, cảm hứng
tư tưởng. Cịn hình thức nghệ thuật của tác phẩm là kênh duy nhất truyền đạt nội
dung của tác phẩm, là phương tiện cấu tạo và làm cho tác phẩm có sự độc đáo. Hình
thức nếu xét nghệ thuật là phương diện đời sống thì nghệ thuật là hình thức riêng
của văn chương. Nó có nội dung và hình thức riêng. Hình thức gồm có hai yếu tố là
hình thức văn bản và hệ thống hình tượng trong tác phẩm. Hai yếu tố này hòa lại
với nhau tạo thành văn bản nghệ thuật.
Nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất nhau trong bất kỳ tác phẩm nào.
Tác phẩm văn chương cũng tương tự như vậy nhưng giữa nội dung và hình thức
trong tác phẩm nghệ thuật khắng khít, xuyên thấm vào nhau. Nội dung biểu hiện ra
hình thức, hình thức tài trợ nội dung, khơng thể có nội dung mà khơng có hình thức,
hoặc khơng thể có hình thức mà khơng có nội dung.
Hình thức mang tính nội dung là đối tượng của thi pháp học. Hình thức nghệ
thuật gồm hai mặt cơ bản là mặt cụ thể cảm tính và mặt quan niệm. Xét về mặt cụ
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
10
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
thể cảm tính thì bất kỳ tác phẩm nào cũng đem lại cho chúng ta những đường nét
màu sắc, âm thanh, chi tiết cụ thể sinh động gắn liền với nội dung nhất định. Nếu
thiếu phương diện này nghệ thuật không tồn tại. Mặt quan niệm: đồng thời đằng sau
hình thức cảm tính ngồi nội dung cuộc sống, tư tưởng tác giả muốn nói đến cịn có
quan điểm làm cơ sở tiếng nói đó tạo thành cái lý, cái logic bên trong hình thức
nghệ thuật. Phương diện này, người ta cịn gọi là hình thức bên trong.
Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học là hình thức nghệ thuật. Nhiệm vụ
của thi pháp học là khám phá cái lý của hình thức, tính quan niệm của hình thức.
Cái lý của hình thức nghệ thuật chỉ bộc lộ rõ trong hệ thống của nó. Trước hết là thể
hiện lặp đi lặp lại của các yếu tố trong tác phẩm.
1.1.2.3. Phương pháp của thi pháp học
Cùng với đối tượng phương pháp sẽ là điều kiện xác định sự tồn tại của thi
pháp học. Xét ở góc độ là một bộ phận của khoa học nghiên cứu văn học, thi pháp
học cũng phải sử dụng các phương pháp của khoa văn học nói chung, nó phải vận
dụng các loại phương pháp nghiên cứu văn học ở tất cả các cấp độ: cấp độ triết học,
cấp độ các phương pháp chung, cấp độ phương pháp chuyên ngành.
Phương pháp đặc thù của thi pháp học bao gồm:
Phương pháp hệ thống: Phương pháp này đặc biệt quan trọng trong nghiên
cứu thi pháp. Nói đến tính hệ thống là nói đến những mối quan hệ có tính quy luật.
Trong mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, giữa cái riêng và cái chung là quan
trọng nhất.
Tính hệ thống và những mối liên hệ đó bộc lộ ở các yếu tố lặp lại, chính tính
lặp lại này là phạm vi bộc lộ tính quy luật. Văn học là hiện tượng lặp lại trên tất cả
các cấp độ. Văn học là sự phản ánh cuộc sống một cách độc đáo, nhưng khơng thấy
tính lặp lại thì cũng khơng thấy gì cả. Một tác phẩm văn học là một sự thống nhất
giữa tính độc đáo và tính lặp lại. Chính sự lặp lại đó bộc lộ tính quy luật, tính hệ
thống.
Phương pháp lịch sử: Khi ta quan niệm thi pháp nghiên cứu hệ thống hình thức
thì phải hiểu rằng các hình thức đó có tính lịch sử. Quan niệm nghệ thuật một cách
trừu tượng, đời nào cũng như đời nào là hồn tồn sai lầm.
Khi nghiên cứu ta có quyền trừu tượng hóa, miêu tả, nghiên cứu cấu trúc tác
phẩm, nhưng mặt khác lại phải đặt trong hồn cảnh của nó, chứng minh được rằng
hình thức đó là duy nhất đúng.
Trong Giáo trình thi pháp học, Trần Đình Sử đã đề cặp đến việc nghiên cứu
của ta lâu nay nhiều khi phi lịch sử. Ví dụ như khi so sánh hình tượng Bác Hồ trong
hai bài thơ Hồ Chí Minh và Sáng tháng Năm nhiều người cho rằng trong bài thơ Hồ
Chí Minh vì lúc bấy giờ Tố Hữu ở xa, chưa gặp gỡ và chưa hiểu Bác, nên Bác hiện
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
11
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
lên một cách khái niệm và không phù hợp với con người thật của Bác. Đặc biệt câu
thơ: “Tiếng Người thét…” là không chân thực. Đến Sáng tháng Năm tác giả gần và
hiểu Bác hơn mới thấy được rằng “Giọng của người khơng phải sấm trên cao; Thấm
từng tiếng ấm vào lịng mong ước”.
Cách phân tích đó tưởng là đúng, nhưng thật ra là phi lịch sử. Vào thời điểm
1961, cả dân tộc mới thốt khỏi vịng nơ lệ, chúng ta đương đầu với mn trùng khó
khăn, thù trong giặc ngồi điên cuồng chống lại chính quyền cách mạng cịn non trẻ.
Hình ảnh một người lính già dẫn đầu đồn qn cách mạng là hoàn toàn phù hợp.
Lúc ấy nhân dân cũng cần có người kêu gọi mình tiến lên như thế. Vả chăng đâu
phải Bác Hồ lúc nào cũng như lúc nào. Trước tổng khởi nghĩa chính Bác Hồ đã
khẳng định một cách kiên quyết: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
dành cho được độc lập”. Và khi bọn phản động trong chính phủ lâm thời đổi cờ
chính Bác đã nắm tay thành một quả đấm.
Đến năm 1951, khi cả dân tộc đi theo một hướng, cùng “trông về Việt Bắc mà
ni chí bền” thì khơng cần phải “thét” nữa. Khơng khí lúc ấy là khơng khí thân
mật chan hòa. Đây là lúc cần củng cố lòng tin. Bác ở Sáng tháng Năm là niềm tin
tất thắng. [9, tr. 16].
1.2. VÀI NÉT VỀ NHÀ THƠ TỐ HỮU
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp thơ Tố Hữu
1.2.1.1. Vài nét về cuộc đời Tố Hữu
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 - 10 - 1920 tại làng Phù
Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên - Huế). Truyền thống
văn hóa, văn chương của quê hương và gia đình là yếu tố quan trọng góp phần hình
thành hồn thơ Tố Hữu (Xứ Huế mộng mơ, trầm mặc với sông Hương núi Ngự, đền
đài lăng tẩm cổ kính, với điệu hị mái nhì, mái đẩy, câu ca Nam ai, Nam bình làm
say đắm lịng người. Bố mẹ Tố Hữu đều rất thích sưu tầm và thưởng thức văn
chương dân gian).
Nguyễn Kim Thành mồ coi mẹ từ năm 12 tuổi; năm 13 tuổi vào trường Quốc
học (Huế). Trong cao trào đấu tranh 1936 - 1939, được trực tiếp tiếp xúc với tư
tưởng Cộng sản qua sách báo tiến bộ của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh,
Gorki,… kết hợp với sự vận động, giác ngộ của các đảng viên ưu tú bấy giờ (Lê
Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), người thanh niên Nguyễn Kim Thành
sớm nhận ra lý tưởng đúng đắn; hăng hái tham gia phong trào cách mạng: gia nhập
Đoàn thanh niên (1937) và được kết nạp Đảng khi vừa tròn 18 tuổi.
Tháng 4 - 1939, Tố Hữu bị bắt, bị đày đi nhiều nhà lao. Trong tù, người chiến
sĩ cộng sản trẻ tuổi luôn giữ vững khí tiết cách mạng. Cuối năm 1941 Tố Hữu vượt
ngục về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc - Thanh Hóa (được mẹ Tơm che chở). Khi
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
12
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
cách mạng tháng Tám bùng nổ, Tố Hữu là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của thành
phố Huế; năm 1946, là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa; cuối năm 1947, lên Việt Bắc làm
cơng tác văn nghệ, tun huấn. Từ đó, ơng luôn giữ những trọng trách trong công
tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước (năm 1948: Phó Tổng thư
ký Hội Văn nghệ Việt Nam; Năm 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ
thuật Việt Nam; tại Đại hội Đảng lần II (02/1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương;
Năm 1955: Ủy viên chính thức; tại Đại hội Đảng lần III (tháng 9/1960): vào Ban Bí
thư; tại đại hội lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp
hành Trung ương, Trưởng ban Tun truyền Trung ương, Phó Ban Nơng nghiệp
Trung ương; từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị; năm 1981: Phó Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng).
Với những cống hiến to lớn cho nền văn học, cho sự nghiệp cách mạng, Tố
Hữu được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt
1 - 1996). Ông mất ngày 19 - 12- 2002, thọ 82 tuổi.
1.2.1.2. Khái quát về sự nghiệp sáng tác
Trên bầu trời của nền văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn được coi là
ngôi sao sáng ngời, là người mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng.
Sáu mươi năm gắn bó với hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca, thơ ông đã thực
sự tạo nên được niềm yêu mến, nỗi đam mê bền chắc trong lịng nhiều thế hệ độc
giả. Ơng là người đã đem đến cho công chúng và rồi cũng nhận lại được từ họ một
sự đồng điệu, đồng cảm, đồng tình tuyệt diệu, đáng là niềm ao ước của mọi sự
nghiệp thơ ca, kể cả những nhà thơ lớn cùng thời với ông.
Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) là tập thơ đầu tay của Tố Hữu, gồm 71 bài, được
chia làm ba phần, phản ánh rõ nét quá trình giác ngộ và trưởng thành của người
chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Máu lửa gồm 27 bài, được sáng tác trong thời kỳ đấu
tranh quyết liệt của Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939), tập trung vào những vấn đề lớn
của thời đại như chống phát xít, chống phong kiến, địi hịa bình, cơm áo, vấn đề
quyền sống con người và hô hào gọi mọi người sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp cách
mạng giải phóng dân tộc. Xiềng xích gồm 30 bài, được sáng tác trong nhà giam của
thực dân (1939 - 1942), thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ
cách mạng giữa chốn lao tù. Giải phóng gồm 14 bài, viết từ lúc vượt ngục đến một
năm sau ngày độc lập (1942 - 1946), chủ yếu ngợi ca lý tưởng Cộng sản, bộc lộ
quyết tâm đuổi giặc, cứu nước và niềm vui giành được độc lập.
Tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954), tập thơ gồm 24 bài thơ, được sáng tác chủ yếu
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nếu Từ ấy là khúc ca trữ tình sơi nổi, quyết
liệt của một người thanh niên yêu nước vừa giác ngộ lý tưởng cách mạng thì Việt
Bắc là bản đại hợp xướng về nhân dân trong kháng chiến.
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
13
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
Việt Bắc đánh dấu một bước phát triển, một chặng đường mới trong q trình
sáng tác của Tố Hữu. Cái tơi trữ tình đã thực sự hịa nhập vào cái ta chung của quần
chúng cách mạng. Chất dân tộc nhuần thấm ở cả hai bình diện: nội dung tư tưởng
và hình thức nghệ thuật, góp phần làm nên giá trị đặc sắc của tập thơ.
Việt Bắc trước hết là bức tranh chân thực và sinh động về hiện thực cuộc
kháng chiến: gian khổ, vất vả, thiếu thốn trăm bề mà chan chứa nghĩa tình (tình
qn dân, tình đồng chí đồng bào, tình hữu ái giai cấp).
Việt Bắc còn là khúc ca ngọt ngào về tình nghĩa và lịng thủy chung cách
mạng. Thủy chung vốn là phẩm chất truyền thống, là yêu cầu hàng đầu trong những
mối quan hệ riêng tư, cá nhân, gia đình (tình yêu, tình bạn bè, tình vợ chồng,…).
Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961), ra đời trong thời kì đất nước bị chia cắt, gồm
25 bài, Gió lộng tập trung vào hai mảng đề tài lớn: công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và phong trào đấu tranh chống Mỹ Ngụy để thống nhất đất nước
ở miền Nam.
Gió lộng là khúc ca vui mừng cuộc sống mới, con người mới đang từng phút
sinh sơi: “Gió lộng chứa đựng một niềm vui lớn, một niềm vui tràn đầy, trong trẻo,
phơi phới không thể cưỡng được mà lại là một niềm vui có suy nghĩ, tỉnh táo và
sáng suốt” (Hồi Thanh). Nhưng đó là niềm vui chưa trọn vẹn vì đồng bào miền
Nam cịn đang phải chịu cảnh nơ lệ, lầm than. Vì thế, trong Gió lộng còn nung nấu
một niềm căm uất trước tội ác man rợ của kẻ thù và quyết tâm sắt đá của cả dân tộc
- giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Tập thơ Ra trận (1962 - 1971), gồm 31 bài, sáng tác trong 10 năm cả nước
chống Mỹ. Vốn là hồn thơ của yêu thương, nghĩa tình, Tố Hữu ao ước được sáng
tác ngợi ca cuộc sống thanh bình. Nhưng khi miền Nam, rồi cả đất nước, chìm trong
nước sơi lửa bỏng thì “Có thể nào n,… có thể nào khuây…?”. Sáng tác theo đơn
đặt hàng của hiện thực chiến tranh, thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh
lệnh tiến công để kêu gọi, cổ vũ dân tộc trong cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam
Bắc.
Tập thơ Máu và Hoa (1972 - 1977), gồm 13 bài, sáng tác trong 6 năm, có
khuynh hướng tổng kết q trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đó là một
hành trình đầy máu và đầy hoa: “Năm mươi năm máu đỏ thành hoa”. Máu là biểu
tượng của nỗi đau uất hận trong hàng nghìn năm nơ lệ và sự hi sinh, xả thân vì
nghĩa lớn. Hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản, của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng và niềm vui ngày chiến thắng.
Tập thơ Một tiếng đờn (1979 - 1992) gồm 72 bài, được giải thưởng về văn học
của khối Asean (năm 1993). Tập thơ Ta với ta (1992 - 1999) tập hợp những sáng tác
của Tố Hữu từ 1992 đến 1999.
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
14
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
Một tiếng đờn và Ta với ta chứa đựng những suy tư, cảm xúc của nhà thơ
trong thời hịa bình. Đề tài, chủ đề thơ phong phú, đa dạng hơn: ngợi ca vẻ đẹp của
quê hương, con người Việt Nam; trăn trở trước cơng cuộc xây dựng đất nước đầy
khó khăn, phức tạp; chiêm nghiệm về tình yêu và số phận con người. Đặc biệt,
trong thơ Tố Hữu ở thời kỳ này xuất hiện những dịng thơ tình đắm say thể hiện sức
sống mãnh liệt, bền bỉ của một trái tim giàu u thương.
Tóm lại, con đường thơ của Tố Hữu ln song hành với quá trình phát triển
của cách mạng Việt Nam. Bám thật chắc vào hiện thực đời sống, ở những khúc
quanh, những bước ngoặc lịch sử quan trọng, hồn thơ Tố Hữu thường tỏ ra thích
ứng rất nhanh nên cắm được nhiều cột mốc thơ đầy ý nghĩa. Giở trang thơ Tố Hữu,
có thể nhận ra từng bước thăng trầm của đất nước và dân tộc trong suốt hơn nửa thế
kỷ. Tố Hữu là người viết lịch sử Việt Nam hiện đại bằng thơ.
Tố Hữu là hình ảnh tiêu biểu của một kiểu nhà thơ mới - nhà thơ trữ tình chính
trị. Giữa nhà thơ - chiến sĩ ấy và quần chúng nhân dân khơng có một khoảng gián
cách không gian hoặc tâm tưởng nào. Nhưng không phải một sớm một chiều mà cái
tơi trữ tình của Tố Hữu tìm được sự hịa hợp với đời sống. Cần một q trình với nỗ
lực khơng ngừng của bản thân và sự tiếp sức từ cuộc sống mới tốt đẹp, thơ Tố Hữu
mới thực sự trở thành tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí. Giọng điệu
thơ Tố Hữu có những chuyển biến rõ rệt để đạt đến sự hài hòa: nếu Từ ấy đến Máu
và Hoa chủ yếu là hướng ngoại, thì ở hai tập cịn lại màu sắc hướng nội đậm đà
hơn, để lời thơ không chỉ có sức vang xa mà cịn vọng sâu vào cõi lịng người.
1.2.2. Những đặc điểm chính của thi pháp thơ Tố Hữu
1.2.2.1. Thi pháp nhân vật
Trong Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử đã cho chúng ta thấy rõ quan niệm
nghệ thuật về con người trong thơ của Tố Hữu. Thơ ca vô sản Việt Nam không phải
khởi đầu từ Tố Hữu, nhưng phải đợi đến thơ Tố Hữu mới hình thành một quan niệm
nghệ thuật mới về con người, đủ khơi một nguồn cảm hứng nghệ thuật mới (đừng
lầm với “quan điểm nghệ thuật” tức là các chủ trương về nghệ thuật!). Thơ Tố Hữu
là thơ trữ tình chính trị. Con người trong thơ ấy căn bản là con người chính trị. Đó
là hiện tượng hợp quy luật. Các nhà lý luận đã gọi nhân vật của thời đại chúng ta là
con người chính trị. Con người chính trị trong thơ Tố Hữu đánh dấu một bước
trưởng thành mới của con người Việt Nam trong thế giới hiện đại, từ con người yêu
nước trung quân sang con người duy tân dân chủ, qua con người “phi chính trị”
trong “thơ mới” đến con người chính trị kiểu mới, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô
sản.
Trên nền thơ ca cách mạng vô sản, Tố Hữu đã thể hiện nổi bật, nhất quán một
quan niệm nghệ thuật về con người chính trị Việt Nam trong thơ của ơng - con
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
15
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
người giác ngộ quyền lợi giai cấp, dân tộc, tự giác trên con đường đấu tranh, vững
tin ở tương lai, lý tưởng. Phát hiện về con người chính trị, Tố Hữu cho thấy tất cả
khả năng cách mạng phong phú, tiềm tàng của con người Việt Nam trong cuộc đấu
tranh giai cấp và phong trào giải phóng dân tộc hiện đại. Cần nhắc lại là con người
chính trị là nhân vật của thời đại chúng ta. Những con người đa dạng từ Bác Hồ,
người cán bộ, anh bộ đội, cho đến các cụ, các mẹ, các em, anh công nhân, chị hàng
hoa… trong thơ Tố Hữu, đều là những con người chính trị.
Nghiên cứu thơ Tố Hữu, ta thấy các đặc điểm chung bền vững, nhà thơ không
ngừng đổi mới và làm phong phú quan niệm nghệ thuật của ông về con người chính
trị, góp phần làm đổi mới và phong phú cho thơ ca chính trị Việt Nam.
1.2.2.2. Thi pháp khơng gian nghệ thuật
Tố Hữu là nhà thơ xây dựng sắc nét hình tượng nghệ thuật về sự đối lập hai thế
giới, hình tượng con đường cách mạng, đem vào thơ Việt Nam một không gian xã
hội sôi động với những biến đổi lịch sử. Tố Hữu là nhà thơ cách mạng sớm có ý
thức khái quát về đường đời, về thời đại, không dừng lại với việc thể hiện cảm xúc
theo lối “tức cảnh”, “tức sự” thường thấy trong thơ ca cách mạng trong tù, cũng
không thiên về thể hiện tâm trạng cá nhân như thơ ca lãng mạn. Ông là nhà thơ của
thời đại đúng với ý nghĩa đích thực của từ này.
Ở Từ ấy, nhà thơ dựng lên sự đối lập hai thế giới như là trạng thái phổ biến của
thời đại: Thế giới sung sướng và thế giới của đau buồn, ưu phiền; thế giới của tình
thương, nhân tính, của cảm thơng, tương tri, và thế giới mất nhân tính.
Nếu ở Việt Bắc chủ yếu là những nẻo đường Việt Bắc, thì sang Gió lộng, con
đường đã mở ra nhiều hướng, nhiều bình diện: Chặng đường qua đỏ máu, đường
chiến thắng, đường thống nhất, đường lên hạnh phúc rộng thênh thang, đường sang
nước bạn…
Không gian trong Ra trận, Máu và hoa là con đường ra trận, con đường tình
nghĩa, con đường sáng tạo, con đường của ơng cha, con đường thắng lợi. Đó khơng
chỉ là con đường của ta, mà là con đường của mọi người, không chỉ là đường sang
nước bạn, mà còn là đường ra thế giới.
1.2.2.3. Thi pháp thời gian nghệ thuật
Trong Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử cho rằng: “Thời gian nghệ thuật
trong thơ Tố Hữu nằm trong quỹ đạo của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thế
giới, là bước phát triển mới của thời gian nghệ thuật trong thơ ca dân tộc với nhiều
biểu hiện phong phú. Nổi bật nhất là nhà thơ đã xây dựng thành công hình tượng
thời gian lịch sử trong thơ ca với các bình diện khác nhau, khắc họa dịng thời gian
vận động mang nhịp sống lớn của thời đại”. [11, tr. 210].
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
16
SVTH: Mai Thị Mảnh
Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
Tố Hữu thể hiện tập trung hình tượng thời gian lịch sử - xã hội trong thơ ông,
ngay từ hồi Từ ấy, phải xem là một sáng tạo mới mẻ. Thời gian nghệ thuật bao giờ
cũng là một hiện tượng cụ thể - lịch sử. Thời gian trong thơ Tố Hữu là thời gian của
con người, thời gian của Nhân dân, Dân tộc. Ở Từ ấy thời gian lịch sử mới xuất hiện
như viễn cảnh của thời gian cá nhân. Từ cuối tập Việt Bắc, thời gian lịch sử đóng
vai trị chủ đạo nổi bật. Tố Hữu là người đầu tiên đem gắn điểm tính thời gian đời tư
vào với điểm tính thời đại mới.
Tố Hữu đã thể hiện rất nổi bật mối liên hệ thời gian cá nhân và thời gian lịch
sử. Lịch sử là tổng thể liên tục của các thời gian cá nhân, và cá nhân là một khâu
của thời gian lịch sử.
Tính thời điểm đời tư bằng thời điểm cách mạng, đem thời điểm cách mạng
vào đời tư đã trở thành nguyên tắc thể hiện thời gian nhất quán của Tố Hữu từ trước
đến sau. Đó cũng là một biểu hiện quan trọng của mối quan hệ tính cách với hoàn
cảnh trong thơ ca hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhất là thơ trữ tình sử thi.
1.2.2.4. Thi pháp thể loại
Tố Hữu là nhà thơ đầu tiên đưa vấn đề quan hệ số phận cá nhân và cách mạng
xã hội lên thành chủ đề trung tâm của thơ. Cách mạng xã hội là con đường duy nhất
để đổi thay cuộc đời con người và mỗi cá nhân phải đứng lên tham gia vào cách
mạng, hy sinh cho cách mạng.
Từ các bài thơ cuối tập Việt Bắc trở đi, thơ chính trị của Tố Hữu chủ yếu được
sáng tác trong khuôn khổ thể tài lịch sử - dân tộc. Cịn từ bài đầu của tập Gió lộng
trở đi, số phận đất nước, sức mạnh dân tộc, vai trò của nhân dân, của Đảng là đối
tượng suy nghĩ chủ yếu của nhà thơ, là nhân vật trung tâm của thơ Tố Hữu.
Sự kết hợp các chủ đề chính trị với thể tài lịch sử - dân tộc làm cho thơ trữ tình
của Tố Hữu trở thành thơ chính trị sử thi. Bởi vì sử thi là sự nhìn nhận con người
qua góc độ xã hội, dân tộc. Tác giả sử thi tư duy bằng dân tộc, xã hội, nhân loại,
khác với tác giả thể tài đời tư nhìn xã hội qua cá nhân với tư cách là một con người
cá thể.
1.2.2.5. Thi pháp ngôn ngữ
Ngôn ngữ thơ Tố Hữu thuộc ngơn ngữ thơ trữ tình điệu nói, là thơ trữ tình
điệu nói nên Tố Hữu đã tạo ra nhiều giọng nói phong phú cho thơ trữ tình cách
mạng. Trong thơ ông có giọng nói rắn rỏi, dõng dạc, khúc chiết của nhà tuyên
truyền, có giọng nói của người cách mạng trẻ tuổi tâm huyết, say sưa của nhà cách
mạng dày dạn, trầm tĩnh, có tiếng nói bạn bè ấm áp, có tiếng nói ruột thịt tha thiết,
mến thương. Thơ Tố Hữu là cả một thế giới thơ giọng nói.
Thời Từ ấy, Tố Hữu thiên về khai thác giọng nói nhiệt huyết, trẻ trung, tìm lối
nói cường điệu giàu ý vị lãng mạn. Giọng thơ lãng mạn của Từ ấy chính là một hình
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng
17
SVTH: Mai Thị Mảnh