Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG TIẾP CẬN DỰA TRÊN KẾT QUẢ ĐẦU RA (OBE) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC X, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.83 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- KHOA GIÁO DỤC –



QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG
TIẾP CẬN DỰA TRÊN KẾT QUẢ ĐẦU RA (OBE)
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC X, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Giảng viên hướng dẫn
PGS.TS. Dương Minh Quang

Họ và tên: Dương Hồi Thanh
MSHV: 218120011412

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 08 năm 2022


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục dựa trên kết quả đầu ra (Outcome-based Education) (OBE) là cách tiếp cận lấy
người học làm trung và tập trung vào những gì người học có thể làm được khi kết thúc
q trình học tập của một chương trình đào tạo.
Quản lý hoạt động đào tạo dựa trên kế quả đầu ra là vấn đề được quan tâm hằng đầu
hiện nay, đặc biệt là với giáo dục đại học để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hiện nay hoạt động đào tạo theo hướng tiếp cận giáo dục dựa trên kết quả đầu ra được
đặc biệt quan tâm và áp dụng ở một số trường đại học và ngành học, để đảm bảo được
nhu cầu và lợi ích của cả người học và cả nền giáo dục đại học.


Theo Luật Giáo dục 2012, mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo nguồn nhân lực,
nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài, đồng thời cần đảm bảo người học có kiến thức,
kỹ năng thực hành nghề nghiệp phù hợp với ngành đào tạo. Đáp ứng yêu cầu về mục
tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam được Đại hội Đẳng toàn quốc
lần thứ XI đề ra trong Nghị quyết 29. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng giáo dục đầu
ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông từ số 17/2021/TT-BGDĐT Quy định về
chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các
trình độ của giáo dục đại học đã quy định rõ chương trình đào tạo cần đáp ứng được
mục tiêu của chương trình đào tạo, đáp ứng được đầu ra kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Trong phương thức này, việc quản lý hoạt động đào tạo là công tác quan để hoạt động
thực hiện theo đúng định hướng, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Vì đây
là công tác thể hiện được vị thế của nhà trường trong công tác đào tạo. Bài viết này tiến
hành nghiên cứu thực trạng và từ đó đề xuất một số biện pháp để cải thiện công tác quản
lý hoạt động đào tạo theo định hướng tiếp cận giáo dục dựa trên kết quả đầu ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận từ các tài liệu, luận văn và các đề tài nghiên cứu
liên quan đến quản lý hoạt động đào tạo theo hướng tiếp cận giáo dục dựa trên chuẩn
đầu ra và tiến hành khảo sát thực trạng từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện về quản lý
hoạt động đào tạo theo hướng tiếp cận giáo dục dựa trên chuẩn đầu ra.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trê, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động đào tạo tiếp cận giáo dục dựa trên kết
quả đầu ra.
-

Phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo tiếp cận giáo dục
dựa trên kết quả đầu ra.
Đề xuất các biện pháp về quản lý hoạt động đào tạo tiếp cận giáo dục dựa trên
kết quả đầu ra. Đồng thời luận văn còn tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và
khả thi của các biện pháp đề xuất.



4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
- Quản lý hoạt động giáo dục trong trường đại học.
-

Quản lý giáo dục dựa trên kết quả đầu ra.

4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động đào tạo tiếp cận giáo dục dựa trên kết quả đầu ra tại trường Đại
học X, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Hoạt động đào tạo tiếp cận giáo dục dựa trên kết quả đầu ra đang được
triển khai như thế nào ?
Câu hỏi 2: Quản lý đào tạo tiếp cận hoạt động giáo dục dựa trên kết quả đầu ra đang
diễn ra như thế nào ?
Câu hỏi 3. Các yếu tố (chủ quan/ khách quan) ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động
đào tạo tiếp cận giáo dục dựa trên kết quả đầu ra ?
Câu hỏi 4: Những đề xuất giải pháp nào cần được triển khai trong QL hoạt động đào
tạo tiếp cận giáo dục dựa trên kết quả đầu ra tại trường Đại học X, Thành phố Hồ
Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động đào tạo
tiếp cận giáo dục dựa trên kết quả đầu ra
- Về không gian: đề tài này được thực hiện khảo sát tại trường Đại học X
- Về thời gian: Luận văn này sử dụng các tài liệu thu thập từ năm học 2022 đến
2023
+ Cán bộ quản lý: dự kiến 40 người bao gồm Ban giám hiệu, Trưởng và Phó các
đơn vị hành chính, Trưởng và Phó các Khoa đào tạo, Trưởng và Phó các bộ môn.

+ Giảng viên: dự kiến 105 người từ 4 khoa: Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa tài
chính ngân hàng, Khoa Đào tạo đặc biệt, Khoa Ngoại ngữ.
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: để thu thập ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý,
giảng viên về thực trạng các công tác quản lý hoạt động giáo dục dựa trên kết quả
đầu ra và những công tác để đảm bảo chất lượng kết quả đầu ra tại trường đại học X
nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp phân tích tài liệu: chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều
nguồn khác nhau: Các để tài nghiên cứu, Các văn bản luật, thông tư, nghị quyết của
các cơ quan quản lý và các tài liệu khác có liên quan đến vấn để nghiên cứu để đưa
ra các thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: để thu thập ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý,
giảng viên về thực trạng các công tác quản lý hoạt động giáo dục dựa trên kết quả


đầu ra và những công tác để đảm bảo chất lượng kết quả đầu ra tại trường đại học X
nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp xử lý dữ liệu:
-

Đối với dữ liệu định lượng: nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê

tốn học bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 20 để phân tích các chỉ số thống kê
như: tần số, độ lệch chuẩn, điểm trung bình, tỉ lệ %.
- Đối với dữ liệu định tính: nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nội
dung và đối chiếu để bổ sung và làm sáng tỏ vấn đề cho các dữ liệu định lượng.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
8.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về khái niệm đề tài, lý luận về hoạt động đào tạo tiếp
cận giáo dục dựa trên kết quả đầu ra, quản lý hoạt động đào tạo tiếp cận giáo dục dựa

trên kết quả đầu ra, và các yếu tố liên quan đến quản lý hoạt động đào tạo tiếp cận giáo
dục dựa trên kết quả đầu ra.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý thấy được thực trạng tại cơ sở từ đó đề xuất
kết hoạch, chương trình hành động để quản lý cơng tác ngày càng tốt hơn. Ngồi ra kết
quả nghiên cứu còn là nguồn tài liệu cho những người muốn tham khảo hay nghiên cứu
vấn đề này.
9. Bố cục của đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận- kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề cương được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo tiếp cận giáo dục dựa trên kết quả
đầu ra tại trường Đại học X.
Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo tiếp cận giáo dục dựa trên kết quả
đầu ra tại trường Đại học X.
Chương 3: Biện pháp cải thiện về quản lý hoạt động đào tạo tiếp cận giáo dục dựa trên
kết quả đầu ra tại trường Đại học X.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo tiếp cận giáo dục dựa trên kết quả
đầu ra tại trường Đại học X.


Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo tiếp cận giáo
dục dựa trên kết quả đầu ra.
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Tuỳ theo quan điểm về cách tiếp cận xây dựng chương trình, quan điểm về phương
thức tổ chức triển khai các hoạt động đào tạo theo hướng tiếp cận dựa trên kết quả đầu
ra, căn cứ vào nhu cầu thực tế của sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, các
chuyên gia giáo dục, các nhà xây dựng chương trình đã có những nghiên cứu về hoạt
động đào tạo khác nhau:
Gervais (2016) đã đưa ra một định nghĩa về giáo dục dựa trên năng lực như sau:

“Giáo dục dựa trên năng lực được định nghĩa như là một hướng tiếp cận dựa vào kết quả
đầu ra của người học (outcome - based education), kết hợp chặt chẽ giữa các phương
thức giảng dạy và hình thức đánh giá được thiết kế nhằm đánh giá việc học của học sinh
thông qua việc thể hiện kiến thức, thái độ, giá trị, kỹ năng và hành vi của chúng đối với
yêu cầu đề ra ở mỗi trình độ”.
Harris et al (1995) cho rằng giáo dục dựa trên năng lực phát huy tối đa năng lực
riêng của mỗi học sinh, giúp học sinh tự tìm tịi, khám phá tri thức dựa trên sở thích và
mối quan tâm riêng của chúng, giúp học sinh làm chủ tri thức và vận dụng nó vào thực
tế cuộc sống. Giáo dục dựa trên năng lực thúc đẩy tư duy sáng tạo, phản biện và khả
năng giải quyết vấn đề. Nó nhấn mạnh đến các tình huống thực tế cuộc sống và thơng
qua giải quyết các tình huống đó học sinh có thể rút ra kinh nghiệm và tri thức cho riêng
mình từ những tình huống đó.
Trong nghiên cứu của Margery H. Davis về “Outcome-bases Education” đã đưa ra
một số định nghĩa về giáo dục tiếp cận dựa trên kết quả đầu ra, mơ tả những q trình
phát triển của hoạt động, đồng thời đưa ra những ưu điểm và hạn chế của hoạt động này
từ đó tác giả cũng đưa ra một số biện pháp khắc phục.
Theo định nghĩa của Biggs và Tang (2007, tr.55), “kết quả đầu ra là những phát
biểu, được xác lập từ góc nhìn của người học, chỉ ra mức độ nhận thức và khả năng áp
dụng mà người học được kỳ vọng sẽ đạt sau khi tham gia vào quá trình dạy và học.”
Theo tác giả Spady, W. G. đã đề cập trong cuốn Outcome-Based Education:
Critical Issues and Answers ngoài những khái niệm, cuốn sách còn đề cập đến mối tương
quan giữa OBE và những thay đổi trong nền kinh tế xã hội, đồng thời đưa ra một số
nhận định về những quan trọng xung quanh ý nghĩa của các kết quả và cách chúng được
hình thành. Bốn xu hướng chính được xác định trong chương thứ tư - cải cách lớp học,
điều chỉnh chương trình, trách nhiệm giải trình bên ngồi và chuyển đổi hệ thống. Những
tác động của OBE đối với học sinh và trường học như thế nào cũng được trình bày và


thể hiện rõ đồng thời đưa ra những nhận định về những quan niệm sai lầm phổ biến về
OBE.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Giáo dục định hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy
học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng
lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người
năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này
nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng kết
quả đầu ra tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối
cùng” của quá trình dạy hoc. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển
“đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học.
Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng đầu ra là tạo điều kiện quản lý chất
lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của người học.
Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiện lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học
thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngồi ra chất
lượng giáo dục khơng chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà cịn phụ thuộc q trình thực
hiện.
Trong nghiên cứu của Tác giả Lê Huy Tùng về Thiết kế chuẩn đầu ra trong phát
triển chương trình đào tạo đã đề cập đến phát triển chương trình đào tạo thường có 2
giai đoạn chính là xây dựng chuẩn đầu ra và thiết kế chương trình đào tạo. Chuẩn đầu
ra sẽ quy định việc tổ chức quá trình giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá. Chuẩn
đầu ra được sử dụng để mơ tả những gì mong muốn người học đạt được và làm thế nào
để đạt được điều đó.
“Chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực là các đơn vị kiến thức thực tế, kiến
thức lý thuyết, kỹ năng và năng lực tự chủ thực hiện công việc, được xây dựng dựa trên
cơ sở chuẩn đầu ra về năng lực” Nhận định này được tác giả Nguyễn Thế Mạnh đề cập
trong đề tài nghiên cứu về “Phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo tiếp cận năng
lực tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định”.


1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.3 Lý luận về hoạt động giáo dục dựa trên kết quả đầu ra
1.4 Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục dựa trên kết quả đầu ra
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục dựa trên kết quả đầu
ra
Tiểu kết chương 1
Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo về giáo dục dựa trên kết quả
đầu ra
2.1 Tổng quan địa bàn khảo sát
2.2 Thực hiện nghiên cứu về giáo dục dựa trên kết quả đầu ra
2.3. Thực trạng về hoạt động đào tạo về giáo dục dựa trên kết quả đầu ra
Tiểu kết chương 2
Chương 3: Biện pháp về quản lý hoạt động đào tạo về giáo dục dựa trên kết quả
đầu ra
3.1 Các cơ sở đề xuất giải pháp
3.2 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.3 Các biện pháp về QL hoạt động đào tạo về giáo dục dựa trên kết quả đầu ra
3.4 Khảo nghiệm các biện pháp
3.5 Thực nghiệm các biện pháp
Tiểu kết chương 3
Kết luận - Kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị/ khuyến nghị

Tài liệu tham khảo
Margery, H. D. (2003). Outcome-Based Education. Educational Strategies, 30(3), 258263.
Spady, W. G. (1994). Outcome-Based Education: Critical Issues and Answers.
Arlington: American Association of School Administrators.
Vũ Văn Thái. (2021). Vai trò và nhiệm vụ của cố vấn học tập trong đào tạo theo học
chế tín chỉ dưới góc nhìn giáo dục dựa trên đầu ra. Được trình bày tại Hội thảo Vai trị
của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường Cao đẳng - Đại học

Việt Nam.
Smith Erica, Reid Jackie. Using curriculum maping to articulate tranferable skill
development in science courses: A pilot study. International Journal of Innovation in
Science and Mathematics Education 2018; 26(7): 52-62.


Nguyễn Sóng Hiền. (17/01/2018). Những ưu việt của giáo dục dựa trên năng lực. Khai
thác

từ:

/>
3699548.html
Thuy, C. (2021). Allocating the transferable skills in the training program
matrix. Science & Technology Development Journal - Social Sciences &
Humanities, 5(4), 1323-1332.
Lê Huy Tùng. (2017). Thiết kế chuẩn đầu ra trong phát triển chương trình đào tạo. Tạp
chí khoa học giáo dục, 144, tr. 5-9
Nguyễn Thế Mạnh. (2018). Phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo tiếp cận năng
lực tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Được trình bày tại Kỷ yếu hội thảo
quốc tế: Những xu thế mới trong giáo dục (Proceedings of international conference:
New trends in education). tr. 679-690.



×