Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khóa luận tốt nghiệp văn học đất nước và con người trong ca dao đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.29 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI TRONG CA DAO
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

QUÁCH VĨNH TUẤN

Hậu Giang, tháng 05 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI TRONG CA DAO
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. TRẦN VĂN NAM


QUÁCH VĨNH TUẤN

Hậu Giang, tháng 05 năm 2013


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn hoàn chỉnh như hôm nay, tôi xin gởi lời cảm ơn chân
thành đến Ban Giám Hiệu, quý thầy cô khoa Khoa học cơ bản, thư viện Đại học Võ
Trường Toản, trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ, thư viện thành phố Cần Thơ đã tạo
điều kiện cho tơi thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Nam đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ dạy
tơi trong suốt quá trình làm luận văn.

Sinh viên thực hiện

Quách Vĩnh Tuấn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Sinh viên thực hiện

Quách Vĩnh Tuấn


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 5
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 6
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
VÀ CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 . Vài nét về Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................ 7
1.1.1. Địa lý và lịch sử khai phá Đồng bằng sông Cửu Long .............................. 7
1.1.2. Con người Đồng bằng sông Cửu Long và những nét sinh hoạt văn hóa xã
hội …………………………………………………………………………………12
1.2 . Ca dao và ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ……………………………..14
1.2.1. Ca dao …………………………………………………………………...14
1.2.2. Giới thuyết về ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long………………………15
Chương 2
ĐẤT NƯỚC ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG TRONG CA DAO
2.1. Nét hoang sơ và cảnh sắc thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long ……….17
2.1.1. Nét hoang sơ trong buổi đầu khai phá…………………………………...17
2.1.2. Cảnh sắc thiên nhiên Đồng bằng sơng Cửu Long……………………… 22
2.2. Sự giàu có, phong phú về sản vật, làng nghề……………………………….31
2.2.1. Sản vật…………………………………………………………………...31
2.2.2. Làng nghề………………………………………………………………..37
Chương 3
CON NGƯỜI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG CA DAO
3.1. Hình ảnh những người đi khai phá và người nghĩa sĩ Đồng bằng sông Cửu
Long trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm…………………………...40
3.1.1. Những người đi khai phá……………………………………………… 40



3.1.2. Người nghĩa sĩ (chiến sĩ) trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
(trước 1945)………………………………………………………………………...44
3.2. Tính cách người Đồng bằng sơng Cửu Long……………………………….49
3.2.1. Sự hào phóng và lịng hiếu khách………………………………………..49
3.2.2. Tính bộc trực ngang tàng………………………………………………...53
3.2.3. Tinh thần trọng nghĩa khinh tài…………………………………………..59
KẾT LUẬN…………………………………….………………………………….66
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nói đến kho tàng văn học Việt Nam chúng ta không thể không nhắc tới văn
học dân gian – một bộ phận không thể thiếu của nền văn học dân tộc. Trong đó,
phải kể đến ca dao là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân gian. Với
những câu hát, câu hị, những lời đối đáp êm ái, mƣợt mà. Đó là những lời ca tiếng
hát chân thành mộc mạc của ngƣời bình dân để thổ lộ tâm tình và nói lên những suy
nghĩ của mình về cuộc sống.
Ca dao là một thể loại thuộc dịng văn học truyền miệng. Có thể nói, ca dao
là tấm gƣơng phản ánh đời sống vật chất và tinh thần dân tộc một cách chân thực
nhất. Nội dung ca dao vô cùng phong phú, chứa đựng mọi cung bậc tình cảm của
ngƣời bình dân. Tìm hiểu ca dao sẽ đem đến nhiều thú vị, nhiều cái hay cái đẹp,
khơi nguồn cảm xúc mới cho mỗi chúng ta. Và chính nguồn cảm xúc đó sẽ lƣu
truyền gìn giữ vốn văn hóa mà ơng cha ta đã bao đời gây dựng cho con cháu đời
sau.
Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong hệ thống ca dao Việt Nam. Nó
vừa mang những nét chung vừa mang những nét riêng của vùng sơng nƣớc. Vốn là
mảnh đất cịn rất trẻ về lịch sử khai phá. Nhƣng nó đã chứng kiến biết bao thăng

trầm của cuộc sống. Cùng với ca dao cả nƣớc, ca dao Đồng bằng sông Cửu Long đã
đóng góp vào kho tàng ca dao Việt Nam, làm cho nó ngày càng phong phú và đa
dạng hơn.
Ai sinh ra trên cõi đời này ắt hẳn có một quê hƣơng, nơi để lại biết bao kỷ
niệm vui buồn, bao giá trị tinh thần khó qn:
“Q hương là gì hở mẹ
Mà cơ giáo dạy phải u
Q hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
(Quê Hƣơng - Đỗ Trung Quân)
Là một ngƣời dân sống trên mảnh đất Đồng bằng châu thổ sơng Cửu Long,
việc tìm hiểu lịch sử hình thành vùng đất và con ngƣời nơi đây khơng chỉ giúp tôi
nâng cao sự hiểu biết, vốn sống mà nó cịn làm tƣơi đẹp thêm cho vƣờn hoa tâm
hồn và tình cảm của mỗi con ngƣời.
Khi nhận đƣợc đề tài: Đất nước và con người trong ca dao Đồng bằng sơng
Cửu Long, tơi cảm thấy thích thú với đề tài này vì nó giúp tơi hiểu rõ hơn về vùng
đất và con ngƣời nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đó chính là lý do khiến tơi chọn đề tài
này làm luận văn tốt nghiệp.

1


2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề đất nƣớc và con ngƣời trong ca dao thì rất phong phú và đa dạng,
xoay quanh vấn đề này từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều cơng trình của các nhà khoa
học, giới nghiên cứu quan tâm. Chúng tôi nhận thấy chúng đƣợc nghiên cứu ở nhiều
vùng miền với các dân tộc khác nhau, ở đây do sự giới hạn của đề tài: Đất nước và
con người trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tơi xin liệt kê một vài
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu. Những cơng trình này ít nhiều có liên quan đến đề
tài mà chúng tơi nghiên cứu.

Cơng tác sƣu tầm ca dao trong cả nƣớc có rất nhiều cơng trình tập hợp những
câu ca dao trong cả ba miền, đồng thời các tác giả còn đƣa ra nhiều ý kiến xoay
quanh vấn đề nghiên cứu ca dao.
* Quyển: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, Nxb Khoa học
Xã hội, 1978. Tập hợp cả ba thể loại của văn học dân gian, không chỉ giới thiệu đến
độc giả những câu hát dân ca, những câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của ông cha
mà cịn có những câu ca dao phong phú nội dung thể hiện đầy đủ cung bậc cảm xúc
qua từng đề tài.
* Quyển: Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, do Liên tổ văn học Việt Nam biên
soạn. Trong phần nội dung ca dao, các tác giả có đề cập đến các vấn đề nhƣ: lao
động sản xuất, đấu tranh giai cấp và đời sống tình cảm của nhân dân lao động.
Sƣu tầm ca dao Nam Bộ thì khơng ít cơng trình có đóng góp trong lĩnh vực
này, các nhà nghiên cứu cố gắng sƣu tầm và bổ sung, từ đó làm cho số lƣợng ca
dao trong kho tàng ca dao Việt Nam ngày càng phong phú đa dạng hơn.
* Ca dao dân ca Nam Bộ, Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn
Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1984. Đây đƣợc xem là cơng trình có
quy mô lớn, tập hợp nhiều bài viết về vùng đất này. Quan trọng hơn hết, quyển sách
là bộ sƣu tập nhiều bài ca dao dân ca sƣu tầm ở Nam Bộ. Quyển sách còn là sản
phẩm khẳng định vị thế của Văn hóa Nam Bộ “qua hàng trăm thử thách Nam Bộ,
trong đó có phần ca dao dân ca đã góp phần vào văn hóa chung của dân tộc Việt
Nam một bông hoa đậm hương sắc.” [4;tr.18] Đồng thời những nghiên cứu về ca
dao dân ca Nam Bộ trong quyển này cũng cho thấy thiên nhiên nơi đây có vai trị rất
lớn trong biểu hiện tâm tƣ tình cảm của con ngƣời “thiên nhiên Nam Bộ mang nhiều
sắc thái độc đáo rất dễ phân biệt với các miền khác của đất nước. Đây là xứ sở của
đồng lúa, vườn cây, và sơng ngịi.” [4;tr.2]
* Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, nhóm tác giả Thạch Phƣơng, Hồ
Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh, Nxb Khoa học Xã hội, 1992. Nội dung chủ
yếu trình bày về văn hóa ngƣời Việt ở Nam Bộ, bao gồm: quá trình hình thành làng
xã, thị tứ, dấu ấn thiên nhiên trong sinh hoạt văn hóa dân gian; đặc điểm và vị trí
2



của sinh hoạt lễ hội truyền thống, … Phần tổng quan tác giả có đề cập đến khái
niệm dân gian. Bên cạnh đó nhóm tác giả cịn đƣa ra giới hạn của cơng trình “khơng
chỉ dừng lại ở việc giới thiệu nhiều loại hình văn nghệ dân gian người Việt ở Nam
Bộ, mà còn đề cập đến nhiều dạng sinh hoạt vật chất, nhiều phong tục tập quán và
sinh hoạt tính ngưỡng, hội hè của dân chúng trong vùng.” [22;tr.21]
Cịn đây là cơng trình nghiên cứu văn học dân gian Nam Bộ với gốc nhìn văn
hóa học thơng qua sự kết hợp với văn học dân gian.
* Văn hóa dân gian Nam Bộ những phác thảo – Nguyễn Phƣơng Thảo, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1997. Quyển sách có ý nghĩa giới thiệu và giải mã văn hóa dân
gian của một vùng – vùng sông nƣớc Cửu Long và bổ sung vào vốn văn hóa cả
nƣớc. Quyển sách cịn đề cập đến những vấn đề cụ thể trong lĩnh vực đời sống tâm
linh của con ngƣời.
* Diện mạo văn hóa dân gian Nam Bộ, Nguyễn Văn Hầu (gồm 2 tập), Nxb
Trẻ, 2004. Tập 1 đã khái quát về các thể loại văn học dân gian ở Nam Bộ nhƣ
truyện cổ tích, tục ngữ, câu đố, ca dao, hò,... bƣớc đầu cho ngƣời đọc hình dung
diện mạo của văn hóa dân gian trong không gian Lục tỉnh.
Đối với văn học dân gian Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và ca dao nói
riêng đƣợc các tập thể, cá nhân tập hợp và biên soạn ra mắt bạn đọc góp phần làm
cho kho tàng ca dao Việt Nam phong phú hơn
* Cơng trình nghiên cứu tập thể Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu
Long, Khoa Ngữ văn Trƣờng Đại học Cần Thơ, Nxb Giáo dục 1997. Sƣu tầm
những sáng tác dân gian thuộc nhiều thể loại ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,
trong đó có một phần lớn là ca dao. Ở phần Cùng bạn đọc, từ những sáng tác dân
gian nhƣ truyện, vè, ca dao, tục ngữ tập thể tác giả đã giới thiệu về văn hóa văn
minh sơng nƣớc miệt vƣờn ruộng rẫy Nam Bộ, “Trên vùng đất này, những dịng
sơng, con kênh, con rạch đan xen vào nhau, uốn quanh những vườn cây sum suê,
trĩu quả, những cánh đồng mênh mơng, “cị bay thẳng cánh”. Đồng bằng sơng Cửu
Long là châu thổ phì nhiêu, phù sa màu mỡ, với thế mạnh của ruộng lúa, vườn cây,

đã và hiện vẫn là khu vực có sản lượng nơng nghiệp lớn nhất nước.” [28;tr.5]
* Thơ văn Đồng Tháp, tập 1, do Trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí
Minh và Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Đồng Tháp biên soạn, Nxb tổng hợp Đồng
Tháp, 1986. Trong lời giới thiệu, nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn có giải thích tại sao
lấy tên cơng trình là Thơ văn Đồng Tháp. Theo giải thích, do cơng trình bao gồm
các thể loại văn học (văn học dân gian và văn học viết) đƣợc tập hợp theo thời gian
từ khi có địa danh Đồng Tháp, đến năm 1986. Lê Trí Viễn đã phân tích về lịch sử
hình thành theo từng giai đoạn – mốc thời gian, tên gọi, cảnh quan thiên nhiên từ
buổi hoang sơ đến khi đô thị phát triển, sinh hoạt ăn ở, các sản vật thiên nhiên tiêu
3


biểu, ngơn ngữ - cách nói năng của con ngƣời nơi đây. Đặc biệt Lê Trí Viễn đã đi
sâu vào phân tích tính cách con ngƣời với những điểm nổi bật: cƣơng trực, nghĩa
khí phóng khống, ngang tàng bộc trực, thật thà và tình cảm sâu đậm. Ơng kết luận:
“Nảy nở trên đất này, thấm mồ hôi, xương máu của con người, từng qua bao cơn
vui mừng, lo lắng, bao nỗi sung sướng, thương đau, thơ văn này là tiếng nói chung
thống nhất cho hơn chịu đồng bào tỉnh nhà. Thống nhất giữa Đồng Tháp với Nam
Bộ, nơi miền Nam và cả nước, một nắm đất là một phần cơ thể Tổ quốc; thống nhất
giữa lịch sử Đồng Tháp với lịch sử nước nhà, ba trăm năm mà vẫn còn là bốn ngàn
năm; thống nhất trong văn mạch phía Nam và mạch cả nước.” [27;tr.58]
Nhƣ vậy, dù là thơ văn Đồng Tháp (nhất là phần văn học dân gian) nhƣng
cũng là của Nam Bộ và đồng thời tính cách con ngƣời Đồng Tháp cũng là tính cách
con ngƣời Nam Bộ.
* Ca dao Đồng Tháp Mười, Đỗ Văn Tân (chủ biên), Nxb Sở Văn hóa Thơng
tin Đồng Tháp, năm 1984. Sƣu tập những bài ca dao của quê hƣơng Đồng Tháp.
Gồm các mối quan hệ gia đình, xã hội, tình yêu – hôn nhân, ca ngợi Đảng Bác Hồ
và những bài ca dao chống thực dân Đế quốc. Trong phần lời của nhóm biên soạn
có đoạn: “chúng ta tìm trong ca dao Đồng Tháp Mười có rất nhiều câu lưu lại đậm
nét mầm dã thưở sơ khai của vùng đất mới này.”[23;tr.7] Cịn có nhiều bài ca dao

ca ngợi khá đầy đủ những đặc trƣng cảnh trí và sản vật của địa phƣơng.
* Văn học dân gian Tiền Giang, Nxb Sở Văn hóa Thơng tin Tiền Giang,
1985. Đây là cơng sức của cán bộ giảng dạy và nhiều khóa sinh viên khoa văn
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp. HCM, kế đến là cơng trình tập thể nhiều năm của cán
bộ, nghệ nhân nghiên cứu văn hóa và hoạt động văn nghệ tỉnh nhà. Quyển sách bao
gồm nhiều bài ca dao xuất xứ tại quê hƣơng Tiền Giang và các bài ca dao xuất xứ từ
các vùng miền khác nhƣng đƣợc lƣu hành phổ biến ở Tiền Giang.
* Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa, Sơn Nam, Nxb Trẻ, Tp.
HCM, 1987. Tác giả đã khái quát bức tranh sống động về những sinh hoạt văn hóa
của vùng ĐBSCL vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Ngồi các cơng trình trên cịn có các tạp chí, các bài tham luận, các bài luận
văn, khóa luận tốt nghiệp nhƣ:
* Ca dao Nam Bộ - ca dao vùng đất mới, Trần Văn Nam, tập san Khoa học
Xã hội, số 5, 1998. Bài viết giới thiệu về vẻ hoang vu của thiên nhiên Nam Bộ qua
những bài ca dao, về hình ảnh của những con ngƣời đi khai hoang, ca dao của vùng
sông nƣớc. Qua bài viết này, chúng ta biết thêm về thiên nhiên Nam Bộ phản ánh
cái nhìn của con ngƣời buổi đầu mở đất.
* Tính cách Nam Bộ qua biểu trưng ca dao, Trần Văn Nam, trang mạng ecadao.com, bài viết bao gồm: biểu trƣng với tinh thần trọng nghĩa khinh tài, biểu
4


trƣng với tính cách ngang tàng. Bài viết phần nào cho chúng ta thấy đƣợc tính cách
con ngƣời Nam Bộ thể hiện qua một số bài ca dao.
* Cần Thơ đất nước con người trong ca dao, Trần Văn Nam, báo Cần Thơ,
20.02.2005. Giải thích nguồn gốc địa danh Cần Thơ qua ca dao, đƣợc nhìn nhận qua
hai góc độ: những bài ca dao về Cần Thơ, các tên riêng thuộc Cần Thơ,... và nhóm
bài ca dao đề cập đến nhân vật lịch sử, văn hóa, phong tục và sản vật,... của địa
phƣơng.
* Đất nước và con người trong ca dao Nam Bộ, Nguyễn Thị Hoàng Lâm,
luận văn tốt nghiệp Sƣ phạm Ngữ văn, Đại học Cần Thơ, 1994. Luận văn đã làm

nổi bật hình ảnh đất nƣớc và con ngƣời vùng đất Nam Bộ buổi đầu khai phá.
* Bài Thử nhìn văn hóa Nam Bộ qua lăng kính ca dao, Trần Văn Nam, đăng
trong Thơng báo Văn hóa dân gian 2001.
Bài viết chú ý đến “hiệu quả kép” về mặt ý nghĩa của các hình ảnh đƣợc tác
giả dân gian sử dụng. Theo tác giả bài viết thì khi sử dụng các hình ảnh này vừa
“diễn đạt nội dung bài ca dao”, vừa “thể hiện đặc điểm văn hóa của tập thể tác giả
dân gian”. Tác giả bài viết đã khảo sát các hình ảnh trong ca dao Nam Bộ qua hai
khía cạnh: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Thơng qua lăng kính ca dao, tác
giả bài viết đã khẳng định: “Những hình ảnh này mộc mạc được hình thành từ đặc
điểm văn hóa Nam Bộ, mặt khác chúng góp phần biểu hiện những đặc điểm văn hóa
đó”. Bài viết này đã giúp chúng tơi có cái nhìn bao qt về văn hóa của vùng đất
Nam Bộ với những nét sinh hoạt và những tập quán, tín ngƣỡng, … Từ đó, giúp
chúng tơi dễ dàng đi vào nghiên cứu đề tài của mình.
Qua những cơng trình nghiên cứu mà chúng tơi tìm thấy đƣợc thì chƣa có
cơng trình nào đi sâu tìm hiểu về đất nƣớc và con ngƣời trong ca dao Đồng bằng
sông Cửu Long. Những cơng trình nghiên cứu trên sẽ là tiền đề để chúng tôi nghiên
cứu đề tài Đất nước và con người trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. Thực
hiện đề tài này, chúng tơi hi vọng sẽ có đóng góp dù là rất nhỏ trên con đƣờng tìm
hiểu văn học dân gian vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Mục đích nghiên cứu
Văn học dân gian Đồng bằng sơng Cửu Long rất phong phú đa dạng, thực
hiện đề tài trên, trƣớc hết ngƣời viết nhằm tìm hiểu, bổ sung thêm về một mảng
trong sáng tác văn học dân gian của vùng đó là ca dao đặc biệt là ca dao về đất nƣớc
và con ngƣời. Qua đó chúng tơi mong muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa con ngƣời
đối với thiên nhiên vùng đất mới. Đồng thời phân tích để tìm ra cái hay, cái đẹp
trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long.
Yêu cầu ở đây là phải nắm đƣợc những đặc trƣng cơ bản về lịch sử, địa lí,
con ngƣời, vùng đất và văn hóa Đồng bằng sơng Cửu Long nhằm cung cấp cho
5



ngƣời viết kiến thức cần thiết để hiểu và cảm nhận ca dao Đồng bằng sông Cửu
Long một cách sâu sắc. Thực hiện đề tài này ngƣời viết tiếp cận ca dao Đồng bằng
sông Cửu Long theo bốn chủ đề chính: tình u q hƣơng đất nƣớc, tình cảm nam
nữ, tình cảm gia đình và các mối quan hệ khác.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, ngƣời viết giới hạn phạm vi nghiên cứu là ca dao Đồng bằng
sông Cửu Long. Cụ thể hơn là nghiên cứu đất nƣớc và con ngƣời trong ca dao Đồng
bằng sông Cửu Long. Do dung lƣợng luận văn có hạn, vấn đề nghệ thuật của mảng
ca dao Đồng bằng sông Cửu Long về đất nƣớc, con ngƣời sẽ đƣợc nghiên cứu, trình
bày riêng.
Phạm vi tài liệu là những cơng trình có các vấn đề liên quan tới nội dung
nghiên cứu trên. Trong đó, tài liệu tham khảo chính là cuốn Văn học dân gian Đồng
bằng sông Cửu Long, tập thể cán bộ Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ biên soạn,
Nxb Giáo dục, 1997. Cuốn Ca dao Đồng Tháp Mười, nhóm tác giả biên soạn: Đỗ
Văn Tân, Vũ Hoàng Đoàn, Đinh Thiên Hƣơng, Cái Văn Thái và Lê Hƣơng Giang,
Sở Văn hóa Thơng tin Đồng Tháp, 1984.
Ngồi ra trong q trình nghiên cứu ngƣời viết cịn tham khảo một số tài liệu
có liên quan nhƣ: Ca dao dân ca Nam Bộ, Thơ văn Đồng Tháp, Văn học dân gian
Tiền Giang, … để làm sáng tỏ vấn đề.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này ngƣời viết đã sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp sau:
* Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Đây có thể đƣợc xem là phƣơng pháp
đƣợc sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu của mọi vấn đề. Ở đây, ngƣời viết
đã thu thập các tài liệu có liên quan đến luận văn, chọn lọc và ghi nhận những nội
dung cần thiết để làm cơ sở dữ liệu cho luận văn.
* Phƣơng pháp thống kê, phân tích: Phƣơng pháp này giúp ngƣời viết biết
đƣợc tình hình nghiên cứu và tài liệu liên quan đề tài có định hƣớng phù hợp với
yêu cầu đề tài.
* Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh: Để so sánh thiên nhiên và con ngƣời trong

ca dao Đồng bằng sông Cửu Long với ca dao vùng miền khác. So sánh, đối chiếu
với ca dao cổ truyền để thấy nét riêng trong ca dao Đồng bằng sơng Cửu Long về
q hƣơng đất nƣớc.
Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện đề tài ngƣời viết cịn sử dụng các
phƣơng pháp liên ngành đặt trong mối liên hệ giữa văn học dân gian với văn hóa
học, dân tộc học, … nhằm tổng hợp và hệ thống lại vấn đề đã nghiên cứu và làm
sáng tỏ những vấn đề, những nhận định mới đƣợc đƣa ra.

6


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
VÀ CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. Vài nét về Đồng bằng sơng Cửu Long
1.1.1. Địa lí và lịch sử khai phá Đồng bằng sơng Cửu Long
* Về địa lí:
Vùng đất Nam Bộ có diện tích hơn 63.277,2 Km², nằm ở phía nam của Việt
Nam thuộc hạ lƣu sơng Mê kong. Do đặc điểm cấu tạo nên Nam Bộ đƣợc chia làm
hai miền: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Đồng bằng sơng Cửu Long cịn gọi là vùng Đồng bằng Nam Bộ hoặc miền
tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của ngƣời dân miền Nam ngắn gọn là Miền Tây.
Đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích 40.548,2 Km², dân số trong vùng là
17.330.900 ngƣời, có 12 tỉnh và một thành phố trực thuộc Trung Ƣơng: An Giang,
Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên
Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Tây Nam Bộ có địa hình đồng bằng tƣơng đối thấp, bằng phẳng, vùng đất
đƣợc bồi tụ phù sa của sơng Cửu Long nên đất đai màu mỡ phì nhiêu, Đồng bằng
sơng Cửu Long cịn là trung tâm nơng nghiệp, vựa lúa lớn nhất cả nƣớc, khí hậu
tƣơng đối mát mẻ, điều hịa. Một năm chỉ có hai mùa: mùa mƣa và mùa nắng.

Nhắc đến Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nói về một vùng sơng nƣớc.
Tồn vùng có 2.500 Km sông tự nhiên, 3.000 km kinh đào, khoảng 150 cù lao trên
sơng. Đồng bằng sơng Cửu Long có vùng đất ngập nƣớc đa dạng sinh học nhất
Châu Á trải từ U Minh Thƣợng đến Mũi Cà Mau. Đồng bằng sơng Cửu Long cịn
có hệ thống núi đá vơi Kiêng Lƣơng (Kiên Giang) nhƣ thành lũy thiên nhiên phía
Tây Nam Tổ quốc, đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đẹp và lớn nhất Việt Nam, hệ thống
rừng ngập mặn ven biển, rừng gỗ lớn thƣờng xanh ở Phú Quốc, rừng rụng lá theo
mùa ở An Giang, rừng chồi bụi trên núi đá vơi ở Kiên Lƣơng. Đặc biệt sơng cịn là
đƣờng giao thông quan trọng trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của ngƣời
dân nơi đây.
Đặc điểm nổi bật của Đồng bằng sơng Cửu Long có hệ thống sơng ngịi
chằng chịt. Ngồi hệ thống sơng Cửu Long, nơi đây cịn có hệ thống sơng nhỏ đổ ra
Vịnh Thái Lan: “Trên vùng đất này, những con sông, con kênh, con rạch đan xen
vào nhau, uốn quanh những vườn cây sum s, trĩu quả, những cách đồng mênh
mơng cị bay thẳng cánh.”[28;tr.5] Bên cạnh những dòng chảy tự nhiên, con ngƣời
còn “khai mương” làm vƣờn, đào kênh xả phèn cho ruộng, môi trƣờng sông nƣớc
đã sản sinh ra nền “văn minh kênh gạch”. Do có nhiều dịng chảy nên giao thơng
đƣờng thủy là hệ thống quan trọng của nhân dân từ buổi đầu khai hoang cũng nhƣ
7


trong suốt mấy thế kỷ qua. Sinh hoạt trên sông nƣớc của họ chủ yếu gắn liền với
ghe, xuồng. Từ chiếc xuồng ba lá buổi đầu đến chiếc vỏ lãi máy đi tơm là cả một
q trình lao động, sáng tạo. Hầu hết cuộc sống cƣ dân nơi đây gắn liền với chiếc
ghe (ghe làm nhà ở, ghe bán hàng, ghe đi làm thuê, ghe làm phƣơng tiện chăn
nuôi,…).
“Chèo ghe đi bán cá vồ,
Nước chảy ồ ồ chẳng có ai mua”
[28;tr.321]
Ở Đồng bằng sơng Cửu Long ngƣời ta cịn nhắc đến văn minh gắn liền với

cây trái, ruộng đồng sông nƣớc, đó là văn minh miệt vƣờn. Vƣờn ở đây xuất hiện
tƣơng đối sớm và phát triển khá mạnh. Vƣờn ở Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn
và trồng cây chuyên canh quanh năm nhƣ Xoài Cao Lãnh – Đồng Tháp, cam Long
Tuyền – Cần Thơ…
“Hòa An phong cảnh mơ màng,
Có vườn mận đẹp, có làn nước xanh”
[28;tr.318]
Cơng việc làm vƣờn đòi hỏi con ngƣời sáng tạo mà kinh nghiệm của dân
ruộng không thể làm đƣợc. Ngƣời ta phải đắp bờ quanh cù lao ngăn nƣớc, khai
mƣơng lên liếp rồi đến kỹ thuật ƣơm cây, chiết cành. Công việc này diễn ra quanh
năm nhƣng lại không chịu sự thúc bách của thời vụ nhƣ làm ruộng khiến cuộc sống
trở nên khoan thai, con ngƣời trở nên điềm đạm, thanh thản hơn.
Về mặt đơn vị cơ sở của tổ chức xã hội, làng ngƣời Việt ở Đồng bằng sơng
Cửu Long có nhiều đặc điểm khác với làng ở Bắc và Trung Bộ. Nếu làng ở Bắc Bộ
có tính khép kín thì làng ở Đồng bằng sơng Cửu Long lại có tính chất mở, hầu hết
cƣ dân sinh sống trên các trục kênh mƣơng hay trục giao thông tiện bề đi lại cũng
nhƣ mua bán trao đổi hàng hóa. Nếu làng Bắc Bộ có sự phân biệt giữa dân chính cƣ
và dân ngụ cƣ nhằm duy trì sự ổn định của cộng đồng thì làng ở Đồng bằng sơng
Cửu Long lại khơng có sự phân biệt này, cƣ dân ở Nam Bộ sẵn sàng đến bất kỳ nơi
nào có thể đáp ứng đƣợc đời sống vật chất và tinh thần cho họ. Con ngƣời ở đây
thƣờng hƣớng tới cái “nghĩa”, vì thế tính cách của con ngƣời Nam Bộ hào phóng và
lịng hiếu khách, thái độ bộc trực và tinh thần trọng nghĩa khinh tài.
Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, du lịch của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long với các khu công nghiệp, các trƣờng Đại học, có nhiều
điểm du lịch nổi tiếng nhƣ: Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng, … thu hút khách du
lịch trong và ngoài nƣớc đến tham quan. Đây là trung tâm bn bán trao đổi hàng
hóa và là “thủ phủ” của Miền Tây.

8



“Cần Thơ gạo trắng nước trong
Đậm tình non nước gợi lòng khách du”
[4;tr.134]
* Lịch sử khai phá:
Trƣớc thế kỷ XVII, Đồng bằng sơng Cửu Long cịn là một nơi hoang dã.
Vùng đất này còn ngủ yên trong vẻ hoang sơ u tịch với số dân bản địa ít ỏi và thƣa
thớt. Quang cảnh thiên nhiên hoang sơ chỉ có những bụi mây dài, cây to, cát vàng,
lau sậy trắng, cây cối um tùm, rễ phụ thòng xuống bám đất, tàng cây che tối om làm
thành hang cho cọp sinh sống. Tre gai mọc rất nhiều gần nhƣ thành rừng; lúa ma,
lau trắng sậy đế mọc khắp nơi, … cảnh vật hoang sơ, độc địa:
“Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội tợ bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy”
[23;tr.28]
Hay
“U Minh, Rạch Giá thị quá Sơn Trường
Dưới sông sấu lội trên bờ cọp um”
[28;tr.320]
Mn thú sống thích ứng với cảnh hoang dã. Loài cọp quen uống nƣớc suối,
dạo chơi quanh sƣờn núi, xuống đây phải làm quen với hoàn cảnh sống mới: uống
nƣớc bùn, lội bì bõm trên sình lầy, khơng có hƣơu nai để ăn phải ăn cá thòi lòi, ăn
cua, bơi lội vụng về nhƣ chó từ bờ sơng qua cù lao để rình mồi giữa bụi dừa nƣớc.
Lồi cá sấu sống ung dung hơn. Loại sấu lửa màu vàng đen, lớn bằng chiếc ghe tam
bản, rất dữ. Nó thƣờng dùng đuôi đập vào con ngƣời, ngƣời ngã xuống sông bị cá
sấu nuốt. Voi đi từng bầy, dặm đất sình, phá phách vƣờn tƣợc, hoa màu. Heo rừng,
trâu rừng sống theo bầy tàn phá rất lớn đối với cây trái; Rắn sinh sơi nảy nở rất
nhanh vì sống phù hợp với khí hậu ẩm thấp vùng rừng nhiệt đới; Khỉ sống thành
từng bầy, kêu hú vang dội ven sông rạch trong rừng. Miền nhiệt đới, khí hậu ẩm

thấp là thiên đƣờng của côn trùng và vi trùng nhƣ muỗi, đỉa, vắt, mọt, mối, kiến,…
Muôn vật nhƣ bao trùm lên một cảnh hoang sơ bí hiểm khiến con ngƣời càng
trở nên nhỏ bé làm cho họ có tâm trạng lo sợ trƣớc cảnh vật lạ lùng. Chính điều này
làm cho con ngƣời phải có cách ứng xử để thích ứng với mơi trƣờng sống mới, để
có thể tồn tại và phát triển.
“Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê”

9


Hay:
“Chèo ghe sợ sấu cắn chưn
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”
[4;tr.134,153]
Công cuộc khai hoang ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Nam Bộ
nói chung đƣợc tiến hành có quy mơ bắt đầu từ thế kỷ XVII. Vào năm 1698,
Nguyễn Hữu Kỉnh đƣợc lệnh vào Nam lập phủ Gia Định.
Thành phần những ngƣời vào Nam khai phá khá phức tạp. Những ngƣời có
tiền của vào Nam theo chế độ của nhà Nguyễn, họ thuê mƣớn nhân công lao động,
khai phá theo kiểu điền chủ lớn, kiểu nông trại theo lối quảng canh, việc khai hoang
có nhiều thuận lợi. Những ngƣời nghèo đi riêng lẻ, họ là những ngƣời trốn khỏi
vòng thiết chế phong kiến khắc nghiệt ở vùng ngồi, đi tìm vùng đất mới để sinh cơ
lập nghiệp. Những ngƣời lính thú, tội đồ bị đƣa vào Nam lập các đồn điền trấn giữ
biên ải.
Lúc đầu làm ăn theo lối quảng canh vì đất rộng ngƣời thƣa, mà khơng có cơ
giới, họ phải dùng sức ngƣời là chính, nên một năm làm ruộng một mùa, khơng bón
phân, cũng khơng tận dụng đất, nơi nào thuận thì làm, khơng thuận thì bỏ hoang.
Thay đổi nghề nhanh chóng, nguồn lợi tự nhiên dồi dào nhƣ bắt cá đồng, cá biển,
đốn củi, nghề câu cá sấu,… thu lợi nhanh hơn làm ruộng. Với việc thay đổi thành

phần xã hội khá nhanh, ngƣời giàu có đứng ra làm chủ, mƣớn nhân công, phá sản
lại trở về làm công.
Về canh tác, trong tình hình lúc bấy giờ, khai thác trên diện tích rộng, ngƣời
dân sớm thích nghi với điều kiện thời tiết: khí hậu nhiệt đới với hai mùa mƣa nắng
rõ rệt là môi trƣờng cho sinh vật phát triển. Về thổ nhƣỡng, tùy theo đất mà cày
hoặc không cày. Ở những nơi đất nhiều phù sa dọc hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu
làm theo lối phát cỏ đến đâu cấy đến đấy, thu hoạch đƣợc nhiều. Có nơi phải cày
trâu nhƣ ở Vàm Cỏ, Xồi Rạp, … Có nơi đất xấu khó làm ruộng đƣợc nhƣ ở Hà
Tiên, Cà Mau.
Về kinh tế làm theo kiểu kinh tế hàng hóa. Những kho hàng Cù Lao Phố, rồi
Chợ Lớn, kho hàng Hà Tiên, Mỹ Tho, Bài Xãi (Sóc Trăng) hoạt động thƣờng xuyên
nhờ hệ thống chân rết. Nguyên tắc của tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn là bế quan
tỏa cảng. Vua quan nắm quyền ngoại thƣơng rồi ủy thác cho thƣơng gia ngƣời Hoa.
Nhờ yêu cầu của thị trƣờng rộng lớn, ngƣời khẩn hoang bƣớc đầu đƣợc khích lệ, tạo
ra nguồn hàng dồi dào, bảo đảm cạnh tranh về chất lƣợng. Nhƣ năm 1825, đời Minh
Mạng có nhiều thuyền chở gạo vào chợ Hà Tiên. Đây là nơi ít ruộng, nhà vua đƣa ra
chủ trƣơng đánh thuế nhẹ để khuyến khích sự trao đổi buôn bán. Cụ thể thuyền
Xiêm chở 8/10 gạo trở lên thì hồn tồn miễn thuế; chở 5/10 miễn 7/10 thuế.
10


Ở đất mới, muốn phát triển sản xuất, phải nới rộng luật lệ, khuyến khích tự
phát. Đời Minh Vƣơng Nguyễn Phúc Chu, chính sách rất tùy tiện, ngƣời dân ở Gia
Định (Nam Bộ) có thể khẩn đất, canh tác tại đơn vị hành chính này nhƣng nộp thuế
ở đơn vị khác. Năm 1779, đang lúc tranh chấp với Tây Sơn, Nguyễn Ánh chỉnh đốn
thuế vụ nhằm cung cấp chi phí chiến tranh, đặt ra dinh Trƣơng Đồn (Long An), xem
đây là trung tâm của đồng bằng lúc bấy giờ, giữa Vàm Cỏ Tây và sông Tiền.
Đất mới khai phá miễn thuế ba năm theo lệ đời Gia Long, năm 1836 (năm
Minh Mạng thứ 17), việc đo đạc ruộng đất tƣơng đối chính xác bằng sào, mẫu gần
nhƣ khơng có. Trong địa bộ ghi khái quát một khoảnh đất hoặc hai dây đất với tên

họ những ngƣời chủ đất ở bốn phía ranh, khai gian diện tích để đóng thuế nhẹ.
Ranh giới giữa đồng bằng và đất Campuchia từ lâu chỉ là vạch ra trên nguyên
tắc, trong thực tế cƣ dân hai bên vẫn qua lại dễ dàng. Chính quyền khuyến khích lập
làng xã đễ dễ dàng kiểm sốt dân số và thu thuế, mỗi làng quy tụ số dân đinh tối
thiểu chừng mƣơi ngƣời, vì vậy cƣ dân sinh sống trải dài theo ven sông gạch, đất
ruộng canh tác xen kẻ với những khoảng đất trống, đem lại nguồn lời dồi dào.
Triều đình nhà Nguyễn ƣu tiên cho việc khẩn hoang, mở mang bờ cỏi. Chính
sách của nhà Nguyễn khuyến khích ngƣời dân đi khẩn hoang nhƣ đối với vùng đất
xấu, ngƣời dân khơng phải đóng thuế. Thậm chí, nhà Nguyễn khơng chỉ dùng chính
sách khuyến khích động viên mà còn bắt buộc, cƣỡng bức dân lập đồn điền khẩn
hoang. Năm 1790 Nguyễn Ánh lệnh cho các nha văn võ mộ ngƣời lập các đội nậu
đồn điền. Năm 1791 Nguyễn Ánh lại ra lệnh cho các hạng dân và ngƣời đƣờng cũ,
mới, ở đạo Long Xuyên, ai muốn làm đồn điền mà khơng đủ đồ làm ruộng thì nhà
nƣớc cho vay… Kẻ nào khơng muốn làm đồn điền thì bắt phải thu dịch tòng chinh
để răn những kẻ chơi bời lƣời biếng. Những ngƣời Phiên và ngƣời Đƣờng ở hai phủ
Ba Xắc và Trà Vinh cũng cho khẩn đất làm đồn điền. Việc áp dụng chính sách đồn
điền vừa nhằm mục đích kinh tế vừa nhằm mục tiêu bảo vệ an ninh.
Trong tình hình mới khai phá, ngồi những xã thơn mới định hình, nhà
Nguyễn cho tổ chức những nhóm nhỏ gọi là phƣờng, trại, nậu, … nhiều thôn xã họp
lại thành tổng; đào kinh để mở mang ruộng; khuyến khích dân khẩn hoang; mở
đƣờng giao thơng để chun chở hàng hóa. Năm 1817, theo lệnh triều đình, Nguyễn
Văn Thoại dốc sức đào kinh Thoại Hà, kinh Vĩnh Tế đƣa nƣớc sông Hậu mùa lũ lụt
ra Vịnh Thái Lan, ở phía bắc sát biên giới. Trong việc đào kinh, sức khỏe và an ninh
của những ngƣời dân phu không đƣợc bảo đảm. Giữa chốn đồng không hiu quạnh,
ăn uống thiếu thốn, số ngƣời chết quá cao. Chiến tranh xảy ra liên miên đã ảnh
hƣởng đến công cuộc khai hoang. Đời sống sinh hoạt của ngƣời dân bị xáo trộn,
thời gian tạm ổn là vài tháng, đôi năm, chƣa hẳn là yên tĩnh. Những khoảng thời
gian yên ổn giúp ngƣời dân ổn định cuộc sống, mở mang thêm đất mới.
11



Trong 50 năm đầu thế kỷ XIX, sau khi đo đạc lại đất đai ở các tỉnh Nam Bộ,
nhà Nguyễn tích cực phát triển chế độ cơng điền, cơng thổ. Thực tế, đây là một sự
tƣớc đoạt ruộng đất của điền chủ và ngƣời khẩn hoang. Chế độ tƣ hữu về ruộng đất
trƣớc kia trong bƣớc đầu khai hoang tạo ra sự hứng thú cho ngƣời khai khẩn. Ngƣợc
lại, chế độ cơng điền khơng làm tăng đƣợc năng suất vì cày cấy tạm bợ trên thửa
ruộng công mà sau ba năm làng xã lấy lại. Ngƣời canh tác thiếu hứng thú đầu tƣ
công sức làm thủy lợi, đắp bờ, cải tạo đất. Chế độ đồn điền bị hủy bỏ ngay khi thực
dân Pháp đến.
1.1.2. Con người Đồng bằng sông Cửu Long và những nét sinh hoạt văn hóa
xã hội
* Con người Đồng bằng sông Cửu Long:
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cộng cƣ của nhiều tộc ngƣời nhƣ: Việt,
Hoa, Khmer, Chăm,... trong những năm gần đây, một số ít dân tộc phía bắc cũng có
mặt trên vùng đất này. Họ sống hòa hợp với nhau, tƣơng trợ và giúp đỡ lẫn nhau,
cùng nhau xây dựng cuộc sống.
Hồn cảnh mơi trƣờng sống có tác động lớn đến việc hình thành tính cách
con ngƣời Đồng bằng sơng Cửu Long. Những ngƣời đi khẩn hoang phải đối đầu với
thiên nhiên khắc nghiệt, họ bỏ quê hƣơng đến vùng đất mới. Họ đi tìm sự sống
trong mn vàn cái chết, trong gian khổ, hiểm nguy, họ cần có sự tƣơng trợ đùm
bọc lẫn nhau. Sống xa quê hƣơng cố quán, con ngƣời cần tình bạn nên rất hiếu
khách, kết nghĩa bạn bè rộng rãi:
“Liều mình vào chốn chơng gai
Kề lưng cỗng bạn ra ngồi thốt thân”
[28;tr.8]
Những ngƣời vào đây khẩn hoang đa số là ngƣời nghèo, họ không thông thạo
kinh sử. Nhƣng họ không dấu dốt, ham học hỏi, trọng ngƣời biết chữ, ƣu kẻ sĩ.
Tình cảm con ngƣời Đồng bằng sơng Cửu Long rất đậm đà, không khuôn
sáo, chân thật, cởi mở. Nhƣng họ hào hiệp, ít chịu ràng buộc trƣớc những luật lệ kỷ
cƣơng phong kiến, trọng nghĩa khinh tài, bộc trực, ngang tàng, có lịng u nƣớc

nồng nàn, thiết thực, chuộng tiến bộ.
Bên cạnh những nét đẹp trong tính cách, ngƣời Đồng bằng sơng Cửu Long
vẫn cịn một vài tính xấu. Thẳng thắn, bộc trực đơi khi dẫn đến nóng nảy, thiếu kiên
nhẫn trong cơng việc. Chính vì nóng nảy nên khi việc lớn khơng thành thì mau
nguội lạnh, khơng có một kế hoạch lâu dài mang tính chiến lƣợc. Và sự thoải mái,
hào phóng trong cuộc sống tạo cho ngƣời Đồng bằng sơng Cửu Long tính ỉ lại thiên
nhiên, khơng có sự chuẩn bị chu đáo, đụng đâu làm đó.

12


* Những nét sinh hoạt văn hóa xã hội:
Do những điều kiện địa lí và lịch sử hình thành nên Đồng bằng sơng Cửu
Long có những nét đáng lƣu ý về mặt văn hóa. Văn hóa Đồng bằng sơng Cửu Long
là dòng chảy hợp lƣu hội tụ, kết tinh của nhiều nguồn văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần. Bên cạnh hai nền văn hóa chính là nền văn hóa Ấn Độ (của ngƣời Khmer)
và nền văn hóa Trung Hoa (của ngƣời Hoa) cịn có nền văn hóa Islan (của ngƣời
Chăm). “Đây là nơi diễn ra quá trình giao lưu văn hóa giữa các tộc người. Đặc biệt
nơi đây diễn ra q trình giao lưu văn hóa với các nước Đông Nam Á và với
phương Tây rất sớm.”[28;tr.5] Ngƣời Việt đi khẩn hoang sớm thích ứng với hồn
cảnh sống, biết tận dụng địa lợi tạo ra nhân hòa, sáng tạo vƣợt qua mọi khó khăn,
chan hịa giao lƣu văn hóa với nhau, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với con ngƣời và
văn hoá của các dân tộc khác mà vẫn giữ đƣợc phong cách riêng của mình.
Đặc biệt lời ăn tiếng nói của ngƣời Việt ở Đồng bằng sơng Cửu Long mang
một dấu ấn của việc giao hòa với lời ăn tiếng nói của các dân tộc anh em. “Tiếng
Việt là ngơn ngữ chính nhưng dân chúng vẫn đang sử dụng tiếng Khmer, tiếng Hoa
trong giao tiếp.”[28;tr.6] Từ miền Bắc, miền Trung vào lập nghiệp, ngƣời Đồng
bằng sông Cửu Long còn giữ đƣợc nhiều phong tục, tập quán của q hƣơng mình,
nhiều khi có pha tạp đi đơi chút trên đƣờng đi khẩn hoang do giao tiếp với các nền
văn hóa Chăm, Hoa, Khơme.

Do tính chất mở, khơng ổn định của làng. Ở Đồng bằng sông Cửu Long vấn
đề gia phả không đƣợc chú ý nhƣ ở Bắc Bộ, Trung Bộ. Không phân biệt đƣợc huyết
thống sang trọng quý tộc, nên giới điền chủ giàu có biểu dƣơng nếp sống của mình
bằng cách xài tiền, càng xài rộng rãi thì càng sang trọng, xem đồng tiền là phù du.
Áo bà ba là kiểu áo du nhập từ Mã Lai đƣợc nhân dân ta cải biến lại. Chiếc
áo bà ba mang màu sắc đất đai, vừa kính đáo vừa duyên dáng, dễ thƣơng mang sắc
thái riêng. Chiếc áo bà ba mang những nét đặc trƣng của con ngƣời Nam Bộ và
Đồng bằng sơng Cửu Long. Nó khơng đơn thuần là chiếc áo q mà nó cịn mang
hồn q một thuở, mang tâm tình một thuở. Chiếc áo bà ba cịn là cái cớ để trai gái
thổ lộ tâm tình:
“Áo bà ba trắng không ngắn, không dài,
Sao anh không bận, bận hồi áo thun?
Hai đứa mình chẳng đặng nằm chung,
Tháng này gió bấc, bận áo thun cho ấm mình”
[28;tr.388]
Nghe chuyện cái áo bà ba, cái áo thun “hiện đại” xen vào nhƣ nghe đƣợc một
lời trách móc thầm kín của cơ gái. Sao anh lại quên nét đẹp bình dị, nét làng quê mà
vội đi theo những cái gì xa lạ?
13


Các món ăn đậm đà hƣơng vị địa phƣơng, cách xây dựng nhà của xóm làng,
các phƣơng tiện giao thơng tất cả điều mang tính chất của vùng đồng bằng.
Các lề lối sinh hoạt, các phong tục tập quán, cách ứng xử chân tình phóng
khống nếp sinh hoạt và thẩm mỹ hƣớng về sự giản dị, hồn nhiên nhƣng không kém
phần lễ độ.
1.2. Ca dao và ca dao Đồng bằng sông Cửu Long
1.2.1. Ca dao
Hiện nay các nhà nghiên cứu, giới học giả vẫn chƣa có sự thống nhất về
khái niệm ca dao. Rất nhiều học giả trong quá trình nghiên cứu đƣa ra khái niệm ca

dao nhƣng vẫn chƣa mang tính thuyết phục cao. Sau đây là một số khái niệm ca dao
của một số học giả:
Theo Dƣơng Quảng Hàm thì: “Ca dao (ca: hát, dao: bài hát khơng có
chương khúc) là những bài hát ngắn được lưu truyền trong nhân gian, thường tả
tính tình phong tục tập qn của người bình dân.”[5;tr.15]
Thuần Phong cho rằng: “Ca dao tức là dân ca truyền miệng trong dân gian,
hát thành nhiều giọng, đặt theo nhiều thể, diễn tả sự vật, thế tình, thói tục và tư
tưởng của nhân dân.”[21;tr.24]
Mã Giang Lân – Lê Trí Quế cho rằng: “Ca dao là những bài có hoặc khơng
có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (thường là lục bát) để miêu tả,
tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm.”[11;tr.216]
Cịn theo Vũ Ngọc Phan thì: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm
được như các thể thơ khác và có thể xây dựng được thành các điệu dân
ca”[20;tr.42].
Theo Đinh Gia Khánh thì: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo
cách hiểu thơng thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã bỏ đi những
tiếng đệm, tiếng láy,... Hoặc ngược lại là những câu thơ có thể “bẻ” thành những
làn điệu dân ca.”[8;tr.436]
Tiếp theo đây là ý kiến của Nguyễn Văn Hầu: “Ca dao là câu, là bài hát
ngắn, được truyền miệng từ người này sang người kia và từ thế hệ này sang thế hệ
khác bằng những lời văn giản dị bình dân.”[7;tr.52]
Hiện nay các khái niệm ca dao tƣơng đối phong phú, nhƣng tựu trung lại các
tác giả đều có chung quan điểm ca dao là: những câu hát có vần điệu, thường được
sáng tác bằng thể thơ lục bát, được lưu truyền rộng rãi trong khắp dân gian từ thế
hệ này sang thế hệ khác.

14


1.2.2. Giới thuyết về ca dao Đồng bằng sông Cửu Long

Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là ca dao đƣợc sƣu tầm ở Đồng bằng sông
Cửu Long. Đây là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng đƣợc lƣu truyền ở các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Mảng ca dao này gồm ba nguồn chính:
* Ca dao được lưu truyền ngồi khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long:
Đồng bằng sơng Cửu Long là vùng đất mới đƣợc khai phá. Đại bộ phận dân
cƣ ở Đồng bằng sông Cửu Long là những lƣu dân từ miền khác đến, cho nên ca dao
Đồng bằng sơng Cửu Long có một phần quan trọng là ca dao đƣợc mang đến từ các
miền đất khác. Nó là sản phẩm của q trình chuyển cƣ và giao lƣu văn hóa. Chẳng
hạn nhƣ bài ca dao sau từng đƣợc lƣu truyền ở Trung Bộ:
“Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bỏ ve, bỏ chén, bỏ bầu ai mang”
Hay:
Chiều chiều ông Lữ đi cày
Trâu tha gãy ách khoanh tay ngồi bờ”
(Ca dao Trung Bộ)
* Ca dao được người dân Đồng bằng sơng Cửu Long cải biên:
Những bài ca dao có nguồn gốc từ những vùng miền khác đƣợc ngƣời Đồng
bằng sơng Cửu Long cải biên:
“Có thương thì thương cho chắc
Bằng trục trặc thì trục trặc cho ln
Đừng như con thỏ nọ đứng đầu trng
Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng”
Từ bài ca dao trên ngƣời Đồng bằng sông Cửu Long cải biên lại cho phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh của vùng q sơng nƣớc:
“Có thương thì thương cho chắc
Bằng trục trặc thì trục trặc cho ln
Đừng theo cái thói ghe bn
Khi vui thì ở, khi buồn thì đi”
[28;tr.8]
* Những bài ca dao do chính người dân Đồng bằng sông Cửu Long sáng

tác:
Cùng với những bài ca dao đã đƣợc ngƣời dân Đồng bằng sông Cửu Long
giữ nguyên hoặc cải biên một phần, cịn có những bài ca dao hồn tồn mới do
chính ngƣời dân trên vùng đất này sản sinh ra:
“An Bình đất mẹ cù lao,
Thơm hương hoa bưởi, ngọt ngào nhãn long,
15


Khách về nhớ mãi trong lòng
Cù lao nho nhỏ bên dòng Tiền Giang”
Hay:
“U Minh, Rạch Giá, thị quá sơn trường
Dưới sông cá lội, trên rừng cọp đua”
[28;tr.316,320]
Trong ba nguồn ca dao này. Trong q trình nghiên cứu chúng tơi tập trung
tìm hiểu ở nguồn thứ ba.
Tiểu kết:
Đồng bằng sơng Cửu Long đa dạng về hình thái địa lí tự nhiên, khí hậu ơn
hịa với hai mùa mƣa nắng rõ rệt, sản vật phong phú, đa dạng. Đồng bằng sông Cửu
Long còn là vựa lúa, trái cây lớn nhất cả nƣớc. Văn hóa vùng Đồng bằng sơng Cửu
Long sinh động, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện góp phần tạo nên
bản lĩnh, tâm hồn ngƣời dân Đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng, dân tộc Việt
Nam nói chung, khơng kẻ thù nào có thể đồng hóa đƣợc.

16


Chương 2
ĐẤT NƯỚC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG CA DAO

2.1. Nét hoang sơ và cảnh sắc thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long
2.1.1. Nét hoang sơ trong buổi đầu khai phá
Hình ảnh hoang vu buổi đầu khai phá của vùng đất Đồng bằng sông Cửu
Long đƣợc ghi lại đậm nét trong ca dao và tạo cho ca dao vùng đất mới một mảng
đề tài độc đáo so với ca dao truyền thống.
Trƣớc thế kỷ XVII, vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long vẫn ngủ yên trong
vẻ hoang sơ u tịch với dân số bản địa thƣa thớt, lạc hậu về kỹ thuật nông nghiệp.
Sang thế kỷ XVII, những ngƣời Việt đầu tiên “đi mở cõi” đến vùng đất mới, nhận
ra vẽ hoang sơ của nó. Đồng bằng sơng Cửu Long là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm
thấp, cây cối mọc um tùm, sinh vật phong phú đa dạng.
Khí hậu ẩm thấp là điều kiện thuận lợi, là thiên đƣờng cho các lồi cơn trùng
sinh sơi phát triển:
“Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy”
Hay:
“Rừng thiên nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi,
Đỉa lội ngừ như bánh canh”
[23;tr.30]
Lối so sánh cƣờng điệu hóa làm cho bài ca dao có một ấn tƣợng mạnh mẽ.
Nó vừa có âm thanh vừa có hình ảnh. Âm thanh tiếng muỗi bay vang lên nhƣ sáo
thổi nghe nhƣ tiếng “muỗi kêu”. Sự cộng hƣởng về âm thanh này phải đạt đến đỉnh
cao mới có thể nghe vi vu nhƣ tiếng sáo thổi. Để có đƣợc những âm thanh nhƣ vậy
phải là sự kết hợp của hàng triệu chú muỗi bay dày đặc trên không trung tạo nên.
Nếu nhƣ âm thanh của tiếng sáo vi vu lắng đọng làm cho tâm hồn con ngƣời thanh
thiết hơn, thì âm thanh của đàng muỗi khiến ngƣời ta hoảng sợ, chống ngợp, ghê
rợn, ăn khơng ngon, ngủ khơng n. Âm thanh của đàng muỗi khơng đơn điệu, nó
cịn đƣợc hịa âm trong tiếng “gáy” của loài “rắn đồng”. Đây là một loại rắn rất

độc ở vùng rừng nhiệt đới. Chúng sống dƣới những tàn cây thấp, rậm rạp. Đi của
lồi rắn này phát ra những âm thanh nhƣ tiếng gáy để uy hiếp kẻ thù. Sự hòa âm
giữa tiếng “gáy” của “rắn đồng” và tiếng “muỗi kêu như sáo thổi” phản ánh một
phần cuộc sống của thiên nhiên hoang dã. Sức sống mãnh liệt ấy đƣợc chứng minh
rõ hơn qua lối so sánh gợi hình ảnh:
17


“Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh”
Đỉa là một loại cơn trùng có sức sống mãnh liệt. Ơng cha ta từng ví “dai như
đỉa đói” để chỉ những sự vật, hiện tƣợng kéo dài khó dứt, gây một cảm giác khó
chịu, bực bội. Lối ví von này đƣợc rút ra từ bản chất của lồi đỉa. Đó là khi chúng
đã bám vào đâu thì chúng bám rất chặt, rất dai và muốn tiêu diệt chúng không phải
là dễ. Ở đây, trên vùng đất hoang vu của Đồng bằng sông Cửu Long, đỉa no tròn và
dày đặc, lúc nhúc nhƣ bánh canh. Câu ca dao tạo nên một ấn tƣợng rợn mình kinh
sợ.
Nhƣng khơng phải chỉ có những lồi cơn trùng, những lồi động vật gây nên
cảm giác rợn mình ấy mà ngay cả thực vật, những loài thảo mộc nhiệt đới cũng làm
cho con ngƣời phải “dựng tóc gáy”. Những loài cây to um tùm, sống lâu năm nhƣ:
cây gừa, cây sộp, rễ phụ của cây bám xuống đất lâu ngày lớn lên nhƣ cột nhà dáng
vẻ uy nghi hùng vĩ, tạo nên những hang hốc làm nơi cho cọp sinh sản. Những chóm
cây rậm rạp tán cây to, rộng, tạo bóng mát và chỗ trú ẩn cho chim chóc, mng thú,
tiếng kêu hót vang dội. Dọc hai bên bờ sông là rừng tre gai dày đặc, san sát. Tre gai
thích hợp với mọi loại đất cao thấp, rễ tre giữ đƣợc đất bồi nhƣ rễ sậy, rễ đƣớc, rễ
mắm. Loại thân đốt này sống đƣợc ở mọi vùng nƣớc, nƣớc lợ cũng nhƣ nƣớc ngọt,
và khi nƣớc dâng cao chúng không bị ngập úng. Lúa ma, lau trắng, sậy đế mọc dễ
dàng trên đất mới bồi. Lúa ma mọc hoang, lúa chín rụng từng hột khi bị ngập, chót
đi hột lúa dài và nhọn, càng cắm nhanh xuống bùn. Mƣa nắng, hột lúa rụng đƣợc
bảo quản trong đất khô để rồi nảy mầm lên mạ non khi nƣớc lụt dâng cao. Tất cả

các loại cây đều biểu dƣơng sức mạnh của mình. Ngay cả lồi cây yếu ớt nhất, thấp
nhất trong các loài cây của tầng rừng nhiệt đới nhƣ lồi cỏ cũng có một sức sống
mãnh liệt:
“Cỏ mọc thành tinh”
Mùa nắng cỏ cháy khô, thân cỏ chết đi thành mùn. Nhƣng lớp mùn này lại
bảo quản những hạt bông cỏ để đến những trận mƣa đầu mùa, khi đất vừa thấm ƣớt,
chúng sẽ lại sinh sôi, mạnh mẽ hơn mùa trƣớc.
Mn thú và cây cối đều thích ứng với khí hậu của vùng rừng nhiệt đới, với
hai mùa mƣa nắng, với đất khô và sông, rạch, ao, vũng để sống còn và lớn lên.
Tháp Mƣời là một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất. Vì đây là vùng
trũng lớn của Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, đất thấp có nơi nƣớc ngập
quanh năm, sình lầy, đất đai nhiều phèn, khí hậu khắc nghiệt:
“ Tháp Mười nước mặn đồng chua
Nửa mùa nắng cháy, nửa mùa nước dâng”
[26;tr.198]
18


Trong vùng đất quá thấp này, chỉ có cây tràm bám trụ và phát triển đƣợc.
Chúng mọc thành từng mảng lớn nhƣ một khu rừng trầm thủy, là thiên đƣờng cho
các lồi động vật sinh sơi phát triển nhanh chóng. Đất trũng, sình lầy, đƣờng đi lại
khó khăn. Nhƣng chúng lại có nhiều tơm, cá, củi, mật ong, sáp,... và cũng khơng
thiếu những lồi động vật đáng sợ nhƣ rắn hổ mây, cá sấu:
“Tháp Mười sình ngập phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”
[26;tr.198]
Rắn hổ mây là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất. Mùa mƣa, nƣớc
dâng cao, rắn trú ẩn trên các ngọn cây. Những con rắn sống lâu năm nhƣ loài rắn
Mai Gầm, Mãng Xà Vƣơng có bề ngang to hơn miệng lu lớn. Chúng di chuyển tới
đâu làm cỏ ngã xuống, gãy nát theo tới đó. Những truyền thuyết, những giai thoại

về rắn to, rắn thần đƣợc kể rất phổ biến.
Cá sấu thích nghi với vùng rừng nhiệt đới ẩm thấp, sình lầy. Ở Đồng bằng
sơng Cửu Long nơi nào cũng có cá sấu. Nhƣng tập trung nhất là hai vùng đất trũng
có những khu rừng trầm thủy là Đồng Tháp Mƣời và U Minh. Ca dao vùng đất này
có câu:
“U Minh, Rạch Giá thị quá Sơn Trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua”
Hay:
“Cà Mau thủy hóa lâm trường
Dưới sơng cá lội trên rừng cọp um
Muỗi to bằng cái cột nhà
Rắn bò nhung nhút trong nhà ngoài sân”
[1;tr.800]
Cá sấu làm bá chủ nơi sơng ngịi, đầm lầy. Chúng có hai loại chính là: cá sấu
hiền lành, nhỏ con và cá sấu lửa hung dữ, to lớn. Đối với loại cá sấu nhỏ hiền lành,
ngƣời dân thƣờng hay săn bắt lấy thịt bán. Trịnh Hồi Đức trong Gia Định thành
thơng chí có mơ tả:
“Cá sấu nhỏ tầm thường người ta câu bắt, ở nước thì ni trong cái bè, trên
đất thì ni trong chuồng rồi đem bán cho hàng thịt, da bán phơi khô, răng dùng
làm cán đồ dùng”[16;tr.43].
Sấu lửa là loại cá sấu ăn thịt ngƣời. Chúng to lớn nhƣ chiếc ghe, da màu
vàng sậm đen rất dữ tợn. Loại sấu này thƣờng ẩn nấp ở những gốc cây to và thấp
ven bờ sơng, có khi nó ngang nhiên chặn đón ghe xuồng qua lại. Có loại sấu hoa cà
rất dữ, da có nhiều đóm trắng đen lẫn lộn, thấm chất lân tinh trong nƣớc biển nên

19


×