Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Phát Triển Năng Lực Đọc Hiểu Cho Học Sinh Lớp 10 Trong Dạy Học Truyện Dân Gian Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HÀ MINH HỒNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU
CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC
TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM
Ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy

Thái Nguyên, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng bố dƣới
bất kì hình thức nào.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn

Hà Minh Hồng

i



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em chân thành gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng trân quý đến
quý thầy cơ, cán bộ khoa Ngữ văn, phịng quản lý và Đào tạo sau Đại học, Ban
Giám hiệu trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên - ĐHTN đã tạo điều kiện cho
em có một mơi trƣờng học tập và nghiên cứu thuận lợi để hồn thành tốt luận
văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn các Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ đã
trách nhiệm, nhiệt tình tham gia giảng lớp Cao học Lý luận và Phƣơng pháp dạy
học Văn -Tiếng Việt K27 - Trƣờng Đại học sƣ phạm - ĐH Thái Nguyên.
Em chân thành gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ln
động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hồn thành luận
văn. Đặc biệt xin đƣợc bày tỏ lịng kính trọng, lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Thị Thu Thủy đã ln nhiệt tình, quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi, hƣớng dẫn em trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn

Hà Minh Hồng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ....................................................................... v

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 10
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 10
6. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 11
7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 11
NỘI DUNG ....................................................................................................... 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................... 12

1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 12
1.1.1. Truyện dân gian Việt Nam ...................................................................... 12
1.1.2. Dạy học phát triển năng lực đọc hiểu ...................................................... 19
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................... 26
1.2.1. Thực trạng việc dạy học đọc hiểu truyện DGVN cho HS lớp 10
theo định hƣớng PTNL ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay ...................... 26
1.2.2. Đánh giá thực trạng ................................................................................. 29
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 31
Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU
CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC TRUYỆN DGVN .................... 32

2.1. Mục tiêu và yêu cầu dạy học đọc hiểu theo định hƣớng phát triển năng lực...... 32
2.1.1. Mục tiêu dạy học đọc hiểu theo định hƣớng phát triển năng lực ............ 32
2.1.2. Yêu cầu đối với việc phát triển năng lực đọc hiểu cho HS ..................... 32
iii


2.2. Phát triển năng lực đọc hiểu truyện DGVN cho HS lớp 10 ....................... 33

2.2.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu ......................................................... 33
2.2.2. Sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu .......................................................... 41
2.2.3. Sử dụng các công cụ đánh giá ................................................................. 45
2.4.4. Sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp dạy học PTNL ............................... 49
2.3. Định hƣớng chung cho việc tổ chức hoạt động dạy học PTNL đọc
hiểu truyện DGVN cho HS lớp 10 .......................................................... 54
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 56
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................... 57

3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 57
3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm .......................................................................... 57
3.3. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm thực nghiệm ........................................... 58
3.4. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm ........................................... 58
3.4.1. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 58
3.4.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm: ........................................................... 59
3.5. Thiết kế bài dạy thực nghiệm ..................................................................... 59
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................................... 83
3.6.1. Minh chứng kết quả thực nghiệm ............................................................ 83
3.6.2. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm: ....................................................... 83
3.6.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 87
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 89
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 92
PHỤ LỤC ...............................................................................................................

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ST


TỪ, NGỮ VIẾT TẮT

T

TỪ, NGỮ ĐẦY ĐỦ

1

DGVN

Dân gian Việt Nam

2

GDPT

Giáo dục phổ thông

3

GV

Giáo viên

4

HS

Học sinh


5

PTNL

Phát triển năng lực

6

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

7

SGK

Sách giáo khoa

8

VHDG

Văn học dân gian

9

DGVN

Dân gian Việt Nam


10

GDPT

Giáo dục phổ thông

11

GV

Giáo viên

12

HS

Học sinh

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1.

Thống kê thời lƣợng truyện DGVN .............................................. 13

Bảng 1.2.


Năng lực chung cần phát triển cho HS.......................................... 20

Bảng 1.3.

Năng lực đặc thù cần phát triển cho HS ........................................ 20

Bảng 1.4.

Mô tả NL đọc hiểu truyện DGVN theo thang nhận thức Bloom .. 23

Bảng 1.5.

Quan sát hoạt động dạy học truyện DGVN .................................. 27

Bảng 1.6.

Thang đánh giá kĩ năng đọc hiểu truyện DGVN .......................... 28

Bảng 3.1.

Tổng hợp kết quả kiểm tra thƣờng xuyên (15 phút) ..................... 83

Bảng 3.2.

Tổng hợp kết quả kiểm tra định kì (90 phút) ................................ 84

Bảng 3.3

Tổng hợp kết quả khảo sát học sinh .............................................. 84


Bảng 3.4

Tổng hợp kết quả khảo sát giáo viên............................................. 85

Bảng 3.5

Tổng hợp kết quả năng lực đọc hiểu của HS ................................ 86

Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Khái quát cốt truyện cổ tích .......................................................... 15
Sơ đồ 1.2. Khái qt mơ tả các mức độ năng lực đọc hiểu truyện DGVN .... 25

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW do đồng chí Tổng Bí thƣ Nguyễn
Phú Trọng đã ký ban hành ngày 4/11/201 đã nêu rõ: “Phát triển giáo dục và
đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển
mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực
tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” và
theo thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chƣơng
trình sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT)
đã ban hành chƣơng trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới theo hƣớng phát
triển phẩm chất và năng lực ngƣời học. Với chủ trƣơng đổi mới giáo dục, Việt
Nam ngay lập tức đã tích cực bắt tay thực hiện nhiệm vụ đổi mới mà Đảng và
Nhà nƣớc đã định hƣớng, tin tƣởng giao phó. Mũi nhọn cũng là “Kim chỉ nam”
cho công cuộc đổi mới của giáo dục nƣớc nhà là: Đổi mới phƣơng pháp dạy

học (PPDH) xác định theo tinh thần hƣớng về ngƣời học, chú trọng vào việc
phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh (HS), đi từ chƣơng trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học.
1.2. Trong chƣơng trình GDPT, mơn Ngữ văn khơng chỉ là mơn học văn
hóa cơ bản mà cịn là mơn học mang tính nghệ thuật ngơn từ có vai trò cung
cấp tri thức, kĩ năng trong cuộc sống và hƣớng đến mục đích giáo dục tâm hồn,
trí tuệ cho HS, giúp HS hiểu đƣợc cái đúng, cái hay, cái đẹp của cuộc đời.
M.Gorki khi nhận diện đƣợc bản chất của văn học, đã đi đến khẳng định:“Văn
học là nhân học”- học văn là học cách làm ngƣời, học làm giàu trí tuệ, nhân
cách. Với tinh thần đổi mới PPDH theo hƣớng phát triển năng lực (PTNL), lấy
đối tƣợng tiếp nhận làm trung tâm, dạy học Ngữ văn không còn đơn thuần là
truyền thụ kiến thức mà quan trọng cần phải phát huy đƣợc vai trò chủ thể cảm
thụ, bạn đọc sáng tạo. Ngoài nhiệm vụ cung cấp tri thức, mơn Ngữ văn cịn có
1


nhiệm vụ giúp HS có đƣợc đời sống tinh thần, trí tuệ phong phú, tinh tế, PTNL
học tập của bản thân và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nhƣ: sử dụng
ngôn ngữ, đạt hiệu quả giao tiếp, cảm thụ nghệ thuật, ứng xử phù hợp các mối
quan hệ.
1.3. Đặt trong tƣơng quan giữa các phân môn của môn Ngữ văn, phân môn
Đọc văn chiếm dung lƣợng lớn trong chƣơng trình sách giáo khoa (SGK), bao
gồm Văn học Việt Nam và Văn học nƣớc ngồi trong đó phần Văn học Việt
Nam đƣợc đặc biệt quan tâm, chú trọng trong môn học. Ở 3 khối lớp THPT
(khối 10, 11, 12), phần Văn học Việt Nam đƣợc chia và sắp xếp theo từng thời
kì, từng giai đoạn trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc (Đầu tiên là Văn học
dân gian tiếp đó là Văn học trung đại và cuối cùng là Văn học hiện đại). Tuy
nhiên trên thực tế, những tác phẩm văn học dân tộc trong chƣơng trình mà HS
đƣợc học đều là những tác phẩm thuộc về q khứ, thậm chí Văn học dân gian
(VHDG) cịn là sản phẩm tinh thần của ông cha từ thuở sơ khai, có thể gọi là

thời kì q khứ q xa so với thời đại thế kỉ XXI mà các em đang sống. Sự
cách xa về thời gian, thời đại cũng đồng nghĩa với quan niệm, tƣ tƣởng, thẩm
mĩ cũng khác nhau. Vậy nên, việc dạy học những tác phẩm thuộc quá khứ quá
xa nhƣ VHDG trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 10, nếu nhƣ giáo viên (GV)
quyết liệt, chủ động trong việc đổi mới PPDH thì hệ quả tất yếu của hoạt động
dạy và học chính là GV vơ tình trở thành “máy phát” cịn học trị lại hóa thành
“máy thu”, rơi vào “tiếp nhận thụ động”, tình cảm yêu thích tác phẩm của HS
cũng chỉ dừng lại ở mức độ “cảm tính”. Làm thế nào giúp HS phát huy đƣợc
tính chủ động, tích cực trong tiếp nhận kiến thức? Làm thế nào để HS có thể
vận dụng sáng tạo, hiệu quả kiến thức sách vở vào thực tiễn cuộc sống? Làm
thế nào để giúp HS có thể phát triển đƣợc trí - thể - mĩ và phát huy tốt nhất tiềm
năng, năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân? lại là vấn đề mà ngành giáo giáo dục
nói chung, ngƣời làm giáo dục nói riêng phải trăn trở thậm chí phải “gồng
mình” để đi tìm cách“giải mã” câu hỏi.
2


Căn cứ vào thực tế giảng dạy ở nhà trƣờng THPT, tơi nhận thấy: mảng
VHDG trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 10 nói chung và truyện dân gian Việt
Nam (DGVN) nói riêng là một trong số những mảng kiến thức trọng tâm ở học
kì I. Song điều cần bàn đến ở đây là tình cảm u thích tác phẩm truyện DGVN
của HS chỉ là u thích những gì thầy truyền đạt, cịn bản thân thì hiểu tác
phẩm theo cách thụ động, nơng cạn, khn mẫu, máy móc, chƣa PTNL đọc
hiểu tác phẩm. Từ thực tế giảng dạy VHDG nói chung và dạy truyện DGVN
nói riêng, tơi cho rằng: việc HS quan tâm hay hiểu đƣợc cái hay, cái đẹp, cái ý
nghĩa của tác phẩm cụ thể hồn tồn khơng đồng nghĩa với việc các em đã làm
đƣợc gì? Làm nhƣ thế nào để chiếm lĩnh tác phẩm? Trƣớc thực trạng đó, GV
cần phải nhận thức đƣợc kiến thức thu nhận bằng con đƣờng tự khám phá mới
là kiến thức vững chắc và đáng tin cậy nhất. Từ đó đi đến hành động đổi mới
cách xây dựng kế hoạch dạy học cho HS.

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục của thời đại, xuất phát từ nhận
thức về vai trò của môn Ngữ văn, phân môn Đọc văn trong cuộc sống, xuất
phát từ hoàn cảnh thực tế dạy học phần kiến thức VHDG, truyện DGVN và
xuất phát từ sự tâm huyết với nghề, tôi đã nhận ra “phát triển năng lực đọc
hiểu” cho HS trong dạy học văn là vô cùng quan trọng, cần thiết và phần kiến
thức về truyện DGVN là “mảnh đất màu mỡ” có thể giúp HS thỏa sức “ươm,
trồng, chăm sóc” và phát triển “cây” năng lực cá nhân trong “khu vườn” tập
thể và tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu
cho học sinh lớp 10 trong dạy học truyện dân gian Việt Nam” với thành ý,
mong muốn đƣợc góp phần sức lực nhỏ bé của mình, chung tay cùng thực hiện
đổi mới PPDH hƣớng đến mục tiêu lớn của nƣớc nhà.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Dạy học theo định hƣớng PTNL nhằm phát huy tính chủ động, tích cực
của HS là mục tiêu quan trọng trong quá trình đổi mới PPDH hiện nay. Với bộ
mơn Ngữ văn vấn đề này đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu PPDH văn học quan

3


tâm. Ở đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trong dạy học
truyện dân gian Việt Nam”, tơi tìm hiểu lịch sử vấn đề theo hai hƣớng chính:
Một là tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu về PPDH Văn ở nhà trƣờng phổ
thông. Hai là tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu về dạy học đọc hiểu
VHDG, truyện DGVN cho HS phổ thông theo hƣớng PTNL.
2.1. Tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học
Văn ở nhà trường phổ thông
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn“Đọc và tiếp nhận văn chương”
(2002), đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa văn học và sự tiếp nhận của
bạn đọc. Tác giả khẳng định chất lƣợng của tác phẩm chỉ là một phần còn lại là
do năng lực tiếp nhận của mỗi ngƣời đọc tạo nên. Cái đích cuối cùng của đọc là

hiểu văn tức là đồng cảm và hiểu đƣợc những gì tác giả muốn nói với bạn đọc
[12]. Cịn trong cuốn “Kĩ năng đọc hiểu văn” (2011), với sự dày cơng tìm hiểu
nghiên cứu về lịch sử vấn đề đọc hiểu trên thế giới và trong nƣớc, tác giả đi đến
khẳng định: Đọc hiểu là phạm trù khoa học có quan hệ với năng lực đọc, hành
động, kĩ năng đọc để chiếm lĩnh tác phẩm [13].
PGS.TS Phạm Thị Thu Hƣơng (2016), với vấn đề nghiên cứu “Tiếp cận
hồi ứng trải nghiệm của bạn đọc HS trong dạy học tác phẩm văn chương” đã
khẳng định GV cần thiết bổ sung đánh giá sự tiếp cận hồi ứng trải nghiệm của
HS trong dạy học văn ở nhà trƣờng phổ thông [15, tr547].
Tác giả Ngô Tự Lập (2016) với bài viết “Môn Văn trong nhà trường: Tư
duy lại về mục đích, văn liệu và phương pháp giảng dạy” đã nêu ra một số
nguyên nhân vì sao HS khơng thích học văn. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân do
giáo dục áp đặt, quan niệm lạc hậu của chúng ta về bản chất văn học khi coi tác
phẩm văn học là sản phẩm đƣợc quyết định hoàn toàn bởi tác giả trong khi giá
trị của tác phẩm tồn tại trong mối quan hệ giữa tác giả, bạn đọc, thực tại lịch sử
và ngôn ngữ, đồng thời tác giả cũng nêu ra sai lầm khi chúng ta dạy học văn
nhƣ dạy một ngành khoa học và bắt HS học theo cảm thụ của GV [20, tr521].

4


GS. Phan Trọng Luận trong cuốn Phan Trọng Luận tuyển tập (2005), đã
nghiên cứu “Học sinh là trung tâm”, tác giả đặc biệt tán thành sự đóng góp của
nhà sƣ phạm nổi tiếng đầu thế kỉ XX ở Mĩ là J.Dewey vào hoạt động dạy học
đó là “Nói, khơng phải là dạy học; nói ít hơn, chú ý nhiều đến việc tổ chức hoạt
động của học sinh” tức là đề cao vai trò của HS là nhân vật trung tâm, giáo dục
ngày càng đi xa hơn vào lối dạy học theo dự án. Từ đó tác giả khẳng định
“Kiến thức thu nhận bằng con đường tự khám phá là kiến thức vững chắc
nhất” [21, tr388]. Cịn trong cơng trình nghiên cứu “Tiếp cận đồng bộ tác
phẩm văn chương trong nhà trường”, tác giả bàn về một số quan điểm tác

phẩm nhƣ: quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh và sự vận dụng một cách thích
hợp những hiểu biết ngồi văn bản để cắt nghĩa tác phẩm đúng hƣớng, quan
điểm tiếp cận văn bản ở bề ngoài và bề sâu tƣ tƣởng ngƣời sáng tác và cuối
cùng là quan điểm tiếp cận hƣớng vào đối tƣợng HS để hiểu, cắt nghĩa văn bản
một cách hiệu quả [22, tr587].
Tác giả Hoàng Thị Mai trong vấn đề nghiên cứu “Lý thuyết ứng đáp của
người đọc và việc đổi mới phương pháp dạy học văn ở nhà trường phổ thông”
(2012), đã nêu ra đổi mới PPDH Văn ở nhà trƣờng phổ thông Việt Nam đƣợc
nhìn từ lập trƣờng của lí thuyết ứng đáp của ngƣời đọc. Tác giả nêu ra dạy HS
đọc văn để hiểu nghĩa văn bản hay ứng đáp, ứng dụng văn bản? HS làm gì để
ứng đáp chủ động và sáng tạo văn bản? Và cuối cùng là GV cần phải làm gì để
khuyến khích HS ứng đáp chủ động và sáng tạo với văn bản? Từ những câu hỏi
mang tính định hƣớng, tác giả đã đi đến khẳng định tiếp cận văn bản theo
hƣớng ứng đáp của HS không chỉ làm giàu tiềm năng ý nghĩa văn bản mà cịn
là điều kiện để phát triển cá tính, các năng lực trí tuệ xúc cảm cho HS, xóa bỏ
khoảng cách giữa văn học nhà trƣờng và đời sống của cá nhân HS [25, tr639].
Th.S Hồ Tấn Nguyên Minh (2012) trong bài viết “Tìm một hướng đi mở
cho giờ dạy Ngữ văn trong nhà trường THPT” cũng đã nêu rõ: Một giờ học mở
là lấy HS làm trung tâm, HS có quyền trao đổi, thậm chí có quyền phản biện lại

5


những điều thầy trình bày [26, tr659]. Từ đó giờ học trở thành một diễn đàn
học thuật để GV, HS cùng nhau thảo luận, bàn bạc, cởi mở, thẳng thắn cho đến
khi tìm ra chân lí. Giờ học mở sẽ khơng chỉ gói gọn trong thời lƣợng 45 phút
mà cịn mở ra cho HS vô vàn cơ hội tự học. Chính vì vậy, cái quan trọng khơng
phải ta dạy cái gì cho HS mà là ta giúp HS có phƣơng pháp tự học hay khơng.
GS.TS Trần Đình Sử trong vấn đề nghiên cứu “Đưa kí hiệu học vào mơn
đọc văn THPT” (2016) đã nêu ra hƣớng dạy học đọc hiểu văn bản ở nhà trƣờng

phổ thơng đó là nắm bắt trúng các kí hiệu chủ chốt và nhìn văn bản nhƣ một hệ
thống kí hiệu, nắm bắt lấy kí hiệu biểu nghĩa của nó [36, tr506].
2.2. Tình hình nghiên cứu về dạy học đọc hiểu VHDG, truyện dân gian cho
HS phổ thơng theo hướng phát triển năng lực
Th.S Đồn Thị Ngọc Anh cũng đã nêu trong bài viết “Một số vấn đề về
việc nâng cao hiệu quả dạy, học VHDG đó là dạy VHDG ở trường Đại học”
(2016), tác giả đã nêu vấn đề dạy học theo hƣớng phát triển kĩ năng và nhân
cách, sáng tạo của HS gắn liền với đặc trƣng thể loại VHDG và đặc trƣng văn
hóa của dân tộc [1, tr335].
Tác giả Hoàng Hữu Bội trong cuốn Thiết kế dạy học Ngữ Văn 10 (phần
văn học) đã nêu ra hƣớng và tiến trình dạy học cho GV về thể loại sử thi và
truyện thơ. Mặc dù tác giả đã nêu rõ các hoạt động phân tích tác phẩm, tìm
hiểu đặc trƣng thể loại và sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu giúp HS tiếp nhận
và khám phá văn bản, phát triển đƣợc năng lực tự học. Nhƣng vẫn còn hạn chế
trong việc hƣớng đến PTNL văn học (năng lực sáng tạo, thẩm mĩ) cho HS [5].
Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm
văn chương đã đề cập đến một số vấn đề về PPDH tác phẩm văn chƣơng nói
chung và PPDH truyện DG, thể loại sử thi nói riêng. Đó là tác giả đƣa ra việc
cảm thụ văn học dựa trên tâm lí lứa tuổi để có PPDH phù hợp. Cũng theo tác
giả, bản chất của quá trình dạy học văn chính là bồi dƣỡng các kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết. Mặc dù tác giả đã gọi đƣợc bản chất của quá trình dạy học văn

6


nhƣng mới chỉ ở mức độ thấp. Để đáp ứng đƣợc sự đổi mới của chƣơng trình
giáo dục phổ thơng 2018 thì ngồi việc bồi dƣỡng kĩ năng, GV cịn phải giúp
HS thành thạo sử dụng các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe trong hoạt động học
tập, khám phá tác phẩm văn học. Tác giả cũng đề cập đến PPDH tác phẩm theo
đặc trƣng thể loại, trong đó có PPDH sử thi chung [7].

PGS.TS Chu Xuân Diên (2000) với bài viết “Về cái chết của mẹ con dì
ghẻ trong truyện Tấm Cám” đã chỉ ra một hƣớng mới trong tiếp cận kết thúc
truyện trong phƣơng pháp giải quyết vấn đề theo mơtíp đƣợc bắt nguồn từ thực
tại và quan niệm về thực tại của ngƣời xƣa và theo đặc điểm bất biến (cái chết
của mẹ con Cám), khả biến (nhân vật gây ra cái chết đó: nếu là cơ Tấm thì là
mơtíp trả thù cịn nếu là nhân vật khác thì là mơtíp trừng phạt) [8].
TS. Nguyễn Thị Dung với nghiên cứu (2016) “Một số vấn đề đổi mới
phương pháp giảng dạy và đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học
trong chương trình VHDG phổ thơng” đã nêu ra việc dạy học và kiểm tra, đánh
giá theo hƣớng tiếp cận năng lực HS trong chƣơng trình VHDG phổ thông, tác
giả cho rằng: Muốn khơi nguồn đƣợc khả năng cảm thụ văn học và tiếp cận
đƣợc với năng lực đa chiều của HS thì cần phải giúp HS tiếp cận đúng hƣớng
truyện dân gian có bề dày vẻ đẹp văn hóa dân tộc. [10, tr560].
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng cũng trong cuốn “Kĩ năng đọc hiểu Văn”
(2011) đã đƣa ra cách thức dạy đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng theo thể loại ở
trung học, trong đó có thể loại sử thi. Tác giả đã đề cập PP hƣớng dẫn HS
chiếm lĩnh tác phẩm qua hoạt động đọc hiểu về hình tƣợng nhân vật. Tuy nhiên
tác giả chỉ nêu lý thuyết còn thiếu PPDH tác phẩm truyện DG [13].
TS. Nguyễn Thị Bích Hƣờng (2016) đã đƣa ra vấn đề nghiên cứu “Dạy
học tác phẩm tự sự dân gian theo quan điểm thi pháp học”, đã đề xuất hƣớng
hiện thực hóa ý tƣởng dạy học tác phẩm tự sự dân gian theo thi pháp thể loại
bằng việc xây dựng quy trình dạy học mẫu và vận dụng các thao tác hợp lí,
thực hiện nhất quán với các tác phẩm cùng thể loại. Điều này đồng nghĩa với
việc GV trao cho HS chìa khóa đọc hiểu, khám phá tác phẩm [17, tr706].
7


Tác giả Nguyễn Xuân Lạc trong bài viết “Đổi mới cách dạy và học
VHDG ở trường phổ thông” (1990), tạp chí Văn hóa dân gian số 3, đã đặc biệt
nhấn mạnh đến tinh thần phôn-clo trong dạy học VHDG. Theo tác giả, ngồi

việc tìm hiểu, khai thác ngơn từ, ngƣời đọc cịn cần đặt tác phẩm trong khơng
gian, thời gian, phƣơng thức diễn xƣớng gắn với đời sống của nhân dân [18].
Tác giả Huỳnh Vũ Lam với tạp chí khoa học “Văn học dân gian nhƣ một
quá trình” - một hƣớng tiếp cận hứa hẹn nhiều thay đổi trong nghiên cứu truyện
kể dân gian ở Việt Nam, tác giả đã chỉ ra hƣớng nghiên cứu truyện dân gian
theo hƣớng folklore tƣ liệu - những điều nhìn lại. Đó là những gì những gì sót
lại của những thực thể ngơn ngữ; “nghiên cứu theo type và motif trên toàn thế
giới”; kết quả ghi lại một hành động ngôn từ. Bài viết đã đƣa hƣớng nghiên
cứu truyện dân gian qua văn bản đã có một bề dày lịch sử và đạt đƣợc nhiều
thành tựu, đặc biệt là với lối tiếp cận thi pháp, tiếp cận liên ngành,tiếp cận bối
cảnh. Cách tiếp cận mới giúp cho GV trả lời đƣợc những vấn đề thực tiễn đã và
đang đặt ra cho nguồn văn học dân gian Việt Nam [19].
Tác giả Tăng Thị Nguyệt Nga với bài viết Định hƣớng nghiên cứu Văn
học dân gian trong bối cảnh (ánh Địa Việt
Nam Học), tác giả đã nêu đƣợc đặc tính “sống” của Văn học dân gian và từ đó
đi đến định hƣớng nghiên cứu Văn học dân gian trong bối cảnh cụ thể. Với cái
nhìn bao quát, trọn vẹn về đời sống của folklore, HS có thể khám phá các tác
phẩm văn học dân gian và chỉ ra đƣợc những giá trị vốn có trong văn hóa dân
gian nói chung [27]
Tác giả Tăng Kim Ngân lại có đóng góp riêng cho PPDH VHDG theo
cách đối chiếu, so sánh sự khác nhau giữa VHDG và văn học viết qua bài
“Khái niệm cốt truyện và sự phân biệt giữa cốt truyện của tác phẩm văn học
thành văn với cốt truyện trong truyện kể dân gian” (1991), tạp chí Văn hóa dân
gian số 3. [28].

8


PGS.TS Trần Đức Ngơn (2000) với cơng trình “Những đặc trưng của
văn bản văn học dân gian” đã chỉ ra những yếu tố cơ bản của văn bản dân gian

đó là tính định thức (ngơn từ, hình tƣợng nhân vật, cấu trúc văn bản), tính dị
bản, mở về nội dung và hình thức, tính khơng xác định về khơng gian và thời
gian và cuối cùng là tính phi cá thể hóa. [29, tr189].
Đỗ Bình Trị (1999), trong cuốn giáo trình “Những đặc điểm thi pháp của
các thể loại văn học dân gian”, tác giả đã nêu ra đƣợc những thi pháp của thể
loại truyện cổ tích, truyện cƣời dân gian. Mang đến sự định hƣớng khai thác
văn bản phù hợp với đặc trƣng thể loại. [43].
Từ phần lịch sử vấn đề đã cho thấy, các cơng trình nghiên cứu về PPDH
văn, các tác giả đã đề cập đƣợc tƣơng đối toàn diện PPDH văn nhất là dạy học
hƣớng đến phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. Tuy nhiên, tơi nhận thấy
các cơng trình nghiên cứu vẫn cịn mang tính khái quát, hàn lâm. Việc HS làm
trung tâm đã đƣợc đề cập tới song ít nhiều vẫn cịn mang tính gị bó. Vì vậy,
luận văn một mặt kế thừa nghiên cứu của các thế hệ đi trƣớc, một mặt ôi cũng
mạnh dạn đề xuất hƣớng đổi mới trong dạy học truyện DGVN ở trƣờng THPT
dựa trên hoạt động tự giác, chủ động ở chủ thể, làm nổi bật đặc trƣng của
VHDG thông qua sự khám phá, sáng tạo của HS, chú ý đến các yếu tố phi văn
bản gắn liền đời sống hiện tại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu truyện
DGVN cho học sinh lớp 10 nhằm nâng cao năng lực văn học cho học sinh. Qua
đó góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học truyện DGVN trong nhà trƣờng phổ
thông đáp ứng u cầu của Chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn PTNL đọc hiểu cho HS lớp 10
trong dạy học truyện DGVN.

9



- Đề xuất các biện pháp dạy học đọc hiểu truyện DGVN.
- Thực nghiệm sƣ phạm để khẳng định tính thực tiễn của đề tài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các năng lực đọc hiểu mảng truyện DGVN cho
HS phổ thơng nói chung, HS lớp 10 nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Chƣơng trình GDPT môn Ngữ văn hiện hành, truyện DGVN trong SGK
Ngữ văn 10 cơ bản qua các thể loại, tiểu loại (truyện cổ tích thần kì, truyện
cƣời trào phúng) và thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng THPT. Tuy các văn bản
thuộc phạm vi nghiên cứu chỉ đƣợc khai thác ở SGK hiện nay nhƣng vấn đề lại
nằm ở việc dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực cho nên
việc hình thành năng lực đọc hiểu truyện DG theo thể loại là vấn đề mà chƣơng
trình GDPT mới quan tâm. Vậy nên dù các văn bản truyện DGVN đề tài khai
thác khơng nằm trong chƣơng trình THPT nhƣng lại đƣợc dạy ở cấp THCS.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tra cứu tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu trƣớc đó có đề cập đến PPDH tác phẩm truyện
DGVN và năng lực đọc hiểu văn bản nhằm nghiên cứu lịch sử vấn đề và
nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
5.2. Phương pháp liệt kê và so sánh
Sử dụng để liệt kê, phân loại các ngữ liệu truyện DGVN trong SGKNgữ văn 10 (cơ bản hiện hành) theo đặc trƣng thể loại.
5.3. Phương pháp điều tra khảo sát
Sử dụng phƣơng pháp này để điều tra, thăm dò, khảo sát GV và HS tại
đơn vị công tác để nắm đƣợc thực trạng dạy học tác phẩm truyện DGVN trong
SGK- Ngữ văn 10 (cơ bản hiện hành). Từ đó, nghiên cứu đề tài và đề ra biện
pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu các tác phẩm truyện DGVN
cho đối tƣợng HS lớp 10.

10



5.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Sử dụng để phân tích các kết quả đã thu thập đƣợc trong quá trình nghiên
cứu, khảo sát. Từ đó, tổng hợp khái qt lại đƣa ra những nhận xét, đánh giá,
định hƣớng biện pháp mang tính khả thi trong đề tài.
5.5. Phương pháp liên ngành
Tích hợp các ngành khoa học kế cận có liên quan đến quá trình đổi mới
PP dạy học văn, góp phần tạo tiền đề lí luận vững chắc cho đề tài.
5.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình thực nghiệm dạy học đọc
hiểu truyện DGVN cho HS lớp 10 theo hƣớng PTNL ở tại Trƣờng THPT Cẩm
Giàng II - Hải Dƣơng. Kết quả thực nghiệm đƣợc đánh giá và đƣa ra hƣớng dạy
học hiệu quả, tích cực, phù hợp mà đề tài nghiên cứu.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất đƣợc một hƣớng dạy học PTNL cụ thể, sáng rõ về mục tiêu,
phƣơng pháp, kiểm tra đánh giá và tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả đối với
mảng truyện DGVN thì đề tài sẽ mang đến một cách tiếp cận truyện DGVN ở
nhà trƣờng phổ thông một cách phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay.
7. Cấu trúc đề tài
Có 3 phần gồm: Phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo thì phần nội dung luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Một số biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 10
trong dạy học truyện dân gian Việt Nam
Chương 3: Thực nghiệm sƣ phạm

11


NỘI DUNG

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Truyện dân gian Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm
Truyện dân gian hay truyện kể dân gian là cách gọi chung (chỉ) các thể
loại thuộc loại hình tự sự dân gian. Truyện dân gian đƣợc nhân dân đúc kết từ
những câu chuyện trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày và đƣợc tạo thành bởi
hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật.
Truyện DGVN là cách gọi chung các thể loại thuộc loại hình tự sự
DGVN (Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cƣời, truyện ngụ ngôn,
truyện thơ). Cùng với các thể loại VHDG Việt Nam khác, truyện DGVN là
sáng tác của nhân dân, đƣợc nhân dân đúc kết từ những câu chuyện trong đời
sống hằng ngày.
1.1.1.2. Đặc điểm
- Cốt truyện: Là hệ thống các sự kiện, các biến cố, các chi tiết làm nòng
cốt để thể hiện diễn biến của cuộc sống, những xung đột của xã hội trong đó có
sự tham gia của con ngƣời với những tính cách, hành động, ngơn ngữ nội tâm
trong các mối quan hệ. Cốt truyện trong tác phẩm ln thể hiện đƣợc tính hệ
thống hồn chỉnh, khuôn mẫu (Giới thiệu-> thắt nút-> phát triển-> cao trào->
mở nút-> kết thúc), tính lịch sử cụ thể với các sự kiện lịch sử xã hội làm điểm
tựa cho sự phát triển cốt truyện và đặc điểm tính cách nhân vật song nhìn chung
truyện dân gian đƣa ngƣời đọc về lịch sử sơ khai nhất của vạn vật và cuối cùng
là tính kịch với khả năng tái hiện những mâu thuẫn, xung đột xã hội đƣợc khúc
xạ qua các xung đột nhân cách.

12


- Nhân vật: Đƣợc hiểu là con ngƣời, nhƣng cũng có thể là lồi vật, đồ vật.
Nhân vật thƣờng đƣợc đặt vào nhiều mối quan hệ nhƣ: mơi trƣờng, hồn cảnh

sống, cộng đồng, gia đình...qua đó bộc lộ tính cách qua ngoại hình, hành động,
ngơn ngữ. Nhân vật đƣợc xây dựng từ quan niệm về đời sống, nếp nghĩ, văn
hóa của nhân dân nên có tính hƣ cấu.
- Ngơn ngữ: Trong truyện dân gian tồn tại dƣới 2 dạng thức cơ bản đó là
ngơn ngữ nhân vật và ngơn ngữ ngƣời kể chuyện.
Ba đặc điểm của truyện dân gian tuy độc lập song lại có mối quan hệ mật
thiết với nhau tạo nên tính chỉnh thể, thống nhất về hình thức tác phẩm.
1.1.1.3. Truyện dân gian Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10 (cơ bản) nói
chung và thể loại truyện cổ tích, truyện cười nói riêng
* Khung chƣơng trình:
Trong chƣơng trình SGK Ngữ văn lớp 10 cơ bản, phần truyện DGVN là
một trong những phần kiến thức trọng tâm của HKI [31]. Phần kiến thức này
bao gồm các thể loại: Sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cƣời, truyện
thơ. Tuy nhiên trong đề tài luận văn, tôi xin đƣợc tập trung vào 02 thể loại đó là
truyện cổ tích thần kì (văn bản Tấm Cám) và truyện cƣời trào phúng, châm
biếm (Tam đại con gà và Nhƣng nó phải bằng hai mày). Thời lƣợng chƣơng
trình của 02 thể loại truyện DGVN mà đề tài tập trung nghiên cứu đƣợc thể
hiện cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.1. Thống kê thời lƣợng truyện DGVN
STT

Thể loại

1

Truyện cổ tích

2

Truyện cƣời


Văn bản

Thời lƣợng
Số tiết

Tuần/HK

Tấm Cám (cổ tích thần kì)

2 tiết

5/HKI

Tam đại con gà

1 tiết

6/HKI

Nhƣng nó phải bằng hai mày

1 tiết

13


* Đặc điểm thi pháp thể loại truyện cổ tích và truyện cƣời trong chƣơng
trình Ngữ văn 10
a) Truyện cổ tích

- Khái niệm:
Theo tác giả Đỗ Bình Trị trong cuốn “Những đặc điểm thi pháp của các
thể loại văn học dân gian” thì “Thế giới cổ tích là một sáng tạo độc đáo của trí
tưởng tượng dân gian”. Thế giới ấy có mối quan hệ với thực tế cuộc sống của
con ngƣời và đƣợc nhân dân “nhào nặn” trong “một chất phụ gia đặc biệt” gọi
là “hư cấu” để xây dựng một thế giới khác với thế giới thực tại [43, tr7,8] và
tác giả cũng khẳng định:“Truyện cổ tích là truyện kể về những chuyện không
thể xảy ra trong thực tế. Người kể và người nghe truyện cổ tích, cố nhiên, đều
mơ ước về những điều nên có và có thể có diễn ra trong thế giới cổ tích, nhưng
khơng ai, cả người kể lẫn người nghe, coi câu chuyện kể là có thực.” [43, tr8].
Nhƣ vậy, truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian có cốt truyện, hình
tƣợng đƣợc hƣ cấu chủ định, kể về số phận con ngƣời bình thƣờng của xã hội.
- Nguồn gốc: Cổ tích có từ xa xƣa, thời kì tan rã của chế độ công xã
nguyên thủy cùng với sự xuất hiện mơ hình gia đình riêng rẽ và sự phân chia
giai cấp đầu tiên trong xã hội. Truyện cổ tích có sự manh nha từ thể loại thần
thoại đi qua truyền thuyết và nở rộ trong thời kì hình thành và phát triển của xã
hội cũ. Truyện tập trung phản ánh những vấn đề có tính phổ biến, nhất là những
xung đột gay gắt giữa con ngƣời với con ngƣời trong gia đình và ngồi xã hội
trên cơ sở trình độ nhận thức tiến bộ hơn so với các thời đại trƣớc.
- Phân loại: Có ba loại đó là: Cổ tích thần kì; cổ tích lồi vật; cổ tích
sinh hoạt. Tuy nhiên trong luận văn, tôi xin đƣợc tập trung vào truyện cổ tích
thần kì.
- Thi pháp của truyện cổ tích nói chung, truyện cổ tích thần kì nói riêng
+ Cốt truyện: Thƣờng đơn giản, khuôn mẫu, đƣợc xây dựng theo sự kiện,
theo trình tự thời gian một chiều và trên cơ sở cuộc đời nhân vật chính diện.

14


Những xung đột tạo nên biến cố trong cốt truyện có thể xảy ra trong phạm vi gia

đình, xã hội nhƣng cũng có khi từ phạm vi gia đình ra ngồi xã hội.
Truyện cổ tích thần kì thƣờng phản ánh những xung đột cơ bản giữa cái
thiện và cái ác, giữa các tầng lớp trong một xã hội phân chia giai cấp. Là khát
vọng, lí tƣởng về một xã hội thẩm mĩ của nhân dân. Nhân dân đã giải quyết
vấn đề bằng tƣởng tƣợng. Họ nhờ vào lực lƣợng thần kì (Bụt, tiên…) trợ giúp
những nhân vật bất hạnh cũng là giúp nhân dân đạt tới một xã hội công bằng.
Ra đi hoặc gặp tình
huống khác thƣờng…
Phần đầu

Phần giữa

Giới thiệu

Diễn biến

nhân vật

cuộc đời

chính

nhân vật

Gặp thử thách

Phần kết
Nhân vật

Đối diện và trực tiếp

đấu tranh

chính đổi
đời.

chính
Chiến thắng
Sơ đồ 1.1. Khái quát cốt truyện cổ tích
+ Nhân vật: Nhân vật trong truyện cổ tích đƣợc phân tuyến và chia làm
hai tuyến nhân vật chính (nhân vật chính diện và nhân vật phản diện). Hai
tuyến nhân vật này tiêu biểu cho hai lực lƣợng chính trị đối lập nhau trong xã
hội và đƣợc xây dựng theo nguyên tắc, khuôn mẫu đã định sẵn. Cụ thể nhƣ:
(1) Nhân vật đối tuyến luôn đƣợc đặt trong thế đối lập, mâu thuẫn, xung
đột với nhau, rạch ròi ngay từ đầu truyện, khơng có hiện tƣợng đổi tuyến.
(2) Nhân vật cực tuyến là nhân vật đƣợc phóng đại, hƣ cấu theo tình cảm
yêu, ghét mãnh liệt và chủ quan của nhân dân.
(3) Nhân vật chức năng là những nhân vật có đặc điểm phẩm chất cố
định khơng thay đổi từ đầu cho đến cuối truyện nhằm thể hiện một chức năng
15


nào đó (khơng già đi, khơng ốm đau, khơng có đời sống nội tâm thậm chí họ
cịn có thể biến hóa).
(4) Nhân vật phiếm chỉ: nhân vật cụ thể ngay từ tên gọi nhân vật cũng
chung chung, gợi đến những vấn đề đời sống (người em, người anh, Tấm,
Cám,…)
Nhân vật trong truyện cổ tích thần kì đa dạng, phức tạp và thƣờng đƣợc
chia làm hai tuyến thiện và ác. Đối tƣợng phản ánh chủ yếu của truyện cổ tích
thần kì là con ngƣời và những xung đột xã hội của con ngƣời.
+ Thời gian nghệ thuật: Là thời gian quá khứ thể hiện rõ nhất là cụm từ

mở đầu truyện: “Ngày xưa, …” hay “Ngày xửa, ngày xưa...”. Quá khứ trong
truyện cổ tích là q khứ “phiếm chỉ”, ngồi ra cịn có thời gian “mặc định”.
Nếu cắt bỏ thời gian ở phần giới thiệu thì các biến cố của nội dung câu chuyện
xảy ra là thời gian hiện tại hay cịn gọi là thời gian khách quan.
+ Khơng gian: Khơng gian định lƣợng, không xác định, mơ hồ và cũng
phiếm chỉ. Điều này dễ nhận thấy trong những yếu tố biểu thị không gian ở
phần mở đầu truyện “Tại một làng nọ”,...“vùng đất kia”,…“nhà kia”, những
yếu tố chỉ không gian này đƣợc nhắc đến nhƣ một khái niệm, một ý niệm về
không gian chứ không đƣợc miêu tả một cách cụ thể. Khơng gian nghệ thuật
truyện cổ tích cịn là lớp khơng gian thần kì, kì ảo (khơng gian khơng cản trở),
dung chứa các yếu tố thần kì của truyện cổ tích. Thế giới cổ tích là một thế giới
khơng có thực dù trong mỗi truyện đều có “yếu tố của thực tế” nhƣng qua
tƣởng tƣợng dân gian xây dựng thành một thế giới nhiều điều kì diệu.
+ Ngơn ngữ: Gồm ngôn ngữ của ngƣời kể trực tiếp và ngôn ngữ kể gián
tiếp (ngôn ngữ truyện). Ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện là ngơn ngữ bình giá
nhân vật (ngơn ngữ dẫn truyện). Ngôn ngữ gián tiếp là ngôn ngữ sự kiện, ngôn
ngữ hành động của nhân vật, lời thoại của nhân vật, ngôn ngữ miêu tả.
+ Hiện thực và tƣởng tƣợng: Thế giới cổ tích có những yếu tố của thực tế
hòa lẫn với yếu tố hƣ cấu tạo thành thế giới huyền ảo, thơ mộng, thế giới của

16


những giấc mơ. Cho nên khi miêu tả những số phận, kiếp ngƣời khổ đau, bị chà
đạp bao giờ truyện cũng dẫn đến một kết thúc tốt đẹp.
+ Hệ thống mơ típ: Truyện cổ tích có nhiều típ truyện (người mồ côi,
người con riêng, người em út, người đội lốt xấu xí…). Mỗi típ truyện lại đƣợc
tạo thành bởi những mơ típ đặc trƣng (xuất thân thấp hèn, kì lạ, bị đối xử bất
cơng, nhân vật trợ giúp thần kì, hóa thân, ban thưởng và trừng phạt...).
- Giá trị của truyện cổ tích nói chung, truyện cổ tích thần kì nói riêng đối

với đời sống ngƣời Việt:
+ Truyện cổ tích chứa đựng tinh thần lạc quan, thế giới tình yêu thƣơng
cho tâm hồn con ngƣời cho ngƣời Việt.
+ Chất triết lí trong truyện cổ tích: Khơng nhìn nhận từ tính chất thần bí
của tơn giáo mà cái quyết định vẫn là con ngƣời. Tƣ duy ngƣời bình dân xƣa
căn bản là tƣ duy duy vật và biện chứng để khẳng định giá trị đích thực của cái
thiện sẽ đƣợc đền đáp xứng đáng. Triết lí đó cho ta niềm tin vào bản tính thiên
lƣơng, sức sống mạnh mẽ, bất diệt của cái thiện giữa cuộc đời.
b) Truyện cười
- Khái niệm:
Truyện cƣời dân gian là những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu
chặt chẽ, kết thúc truyện bất ngờ, kể về hiện tƣợng, sự việc xấu, trái tự nhiên
trong cuộc sống, có tác dụng gây cƣời, nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán.
- Phân loại: Truyện cƣời đƣợc chia làm 3 loại là truyện khôi hài, truyện
trào phúng, truyện tiếu lâm.
- Đặc điểm thi pháp:
+ Kết cấu: Cốt truyện kể về những hiện tƣợng buồn cƣời nhằm giải trí và
phê phán những cái đáng cƣời trong cuộc sống. Biểu hiện cho trí thơng minh,
tinh thần lạc quan và tinh thần đấu tranh với cái xấu của nhân dân lao động. Kết
cấu truyện thƣờng ngắn nhƣng hoàn chỉnh (có mở đầu, có diễn biến, có kết
thúc, có nhân vật). Xây dựng theo kiểu gói kín mở nhanh, tình huống diễn biến
tự nhiên và tất cả đều hƣớng vào mục đích gây cƣời.
17


+ Nghệ thuật gây cƣời: Luôn để cái đáng cƣời tự nó bộc lộ ra một cách
cụ thể, sinh động, nực cƣời và bất ngờ nhất. Cái cƣời trong truyện cƣời dân
gian cũng địi hỏi hai điều kiện là có hiện tƣợng buồn cƣời (điều kiện cần) và
ngƣời cƣời phải tự mình nhận ra cái đáng cƣời (điều kiện đủ). Yếu tố bất ngờ
thuộc về tình huống diễn ra cái đáng cƣời.

+ Nhân vật: Có đủ nhân vật chính, nhân vật phụ hoặc nhân vật tung
hứng. Cách đặt tên nhân vật trong truyện cƣời thƣờng phiếm chỉ và mỗi cái tên
đại diện cho một kiểu ngƣời trong xã hội. Nhân vật chính là đối tƣợng mà tiếng
cƣời hƣớng đến. Nhân vật trong truyện cƣời không hạn chế hay tập trung vào
một tầng lớp, giai cấp cụ thể mà xuất hiện ở mọi tầng lớp xã hội tạo đƣợc bức
tranh cuộc sống sinh động, quen thuộc và rất đời.
+ Xung đột truyện: Xung đột giữa sự thật và dối trá, biểu hiện gay gắt
trong hành vi (buồn cƣời) của nhân vật. Cái giả (điều dối trá) là hình thức bên
ngồi có vẻ hợp tự nhiên, hợp lẽ thƣờng của hành vi gây cƣời còn cái thật (sự
thật) là cái nội dung bên trong trái tự nhiên, trái lẽ thƣờng.
+ Ngôn ngữ: Giản dị, ngắn gọn, tinh tế và sâu sắc dựa trên tính ổn định
của cốt truyện và các chi tiết. Truyện cƣời hầu nhƣ khơng có dị bản, khơng
thêm bớt các chi tiết bởi lẽ truyện cƣời thừa chi tiết thì truyện sẽ nhạt, lỗng
cịn thiếu chi tiết thì cái cƣời sẽ gƣợng gạo. Lời văn kể chuyện cũng khó thay
đổi. Thƣờng sử dụng lối chơi chữ và ngôn ngữ phóng đại, đối thoại đóng vai trị
quan trọng trong lời văn kể chuyện, thể hiện tính cách của nhân vật trong đó nét
nổi bật là tính chất hài hƣớc, chắt lọc từ nguồn khẩu ngữ dân gian.
+ Hiện thực: Truyện cƣời phản ánh hiện thực bằng cách phóng đại sự
thực thậm chí bịa đặt ra những cảnh thực éo le, những nhân vật ngộ nghĩnh.
Nếu nhƣ sự việc trong truyện khơng có thực thì bản chất của vấn đề lại rất thực.
Truyện cƣời chính là một thứ màng lọc của cuộc sống. Phản ánh bức
tranh xã hội đƣợc nhìn từ phƣơng diện nội dung. Tất cả đã phản ánh đƣợc nhận
thức của nhân dân về thực trạng xã hội và cũng là tinh thần đấu tranh của nhân
dân trƣớc những thói hƣ tật xấu.
18


×