Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CƠNG DUY THƠNG

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY
THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CƠNG TY
THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hướng nghiên cứu
Mã CN: 8380107

Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Bùi Xuân Hải
Học viên
: Nguyễn Công Duy Thông
Lớp
: Cao học Luật Kinh tế, Khóa 29

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Công Duy Thông – mã số học viên: 18290710043, là học viên
Lớp Cao học Luật Khóa 29, chuyên ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh. Tơi là tác giả của Luận văn thạc sĩ Luật học với đề tài “Nghĩa vụ
của người quản lý công ty theo pháp luật doanh nghiệp” (sau đây gọi tắt là “Luận
văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết
quả nghiên cứu độc lập của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến và quan điểm khoa học của
một số tác giả, chuyên gia. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính
xác theo quy định. Các dữ liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn người hướng dẫn khoa học cho Luận văn
của tôi - PGS. TS Bùi Xuân Hải. Xin cảm ơn vì cánh cửa đến văn phịng của Phó Giáo
sư ln rộng mở mỗi khi tơi gặp phải rắc rối hoặc có thắc mắc về vấn đề nghiên cứu
của mình. Thầy vẫn ln cho phép tôi tự do bày tỏ quan điểm, đồng thời sẵn sàng đưa
ra những nhận xét, góp ý, dẫn dắt tôi đi đúng hướng trong suốt thời gian nghiên cứu,
thực hiện đề tài Luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô của Khoa Thương mại – Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh đã tâm huyết truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu
về chuyên ngành trong suốt thời gian học tập để tơi có được nền tảng kiến thức hỗ trợ
rất lớn cho tôi trong q trình thực hiện Luận văn thạc sĩ.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến một số chuyên gia, Luật sư, Thẩm
phán, đồng nghiệp, là những người đã đóng góp bình luận, quan điểm pháp lý và kinh
nghiệm thực tiễn có giá trị để tơi tham khảo trong quá trình thực hiện Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè vì đã ln hỗ

trợ và khuyến khích tơi trong suốt những năm học tập và q trình nghiên cứu Luận
văn này. Thành tựu này sẽ không thể có được nếu khơng có họ.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY .......................................................................................... 6
1.1.

Khái niệm, đặc điểm và phân loại người quản lý công ty .................................... 6

1.1.1. Khái niệm người quản lý công ty .............................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của người quản lý công ty ....................................................................... 13
1.1.3. Phân loại người quản lý công ty .............................................................................. 16
1.2.

Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm của người quản lý công ty ....................... 20

1.2.1. Khái niệm “trách nhiệm” và “nghĩa vụ” trong khoa học pháp lý và theo pháp
luật Việt Nam hiện hành ..................................................................................................... 20
1.2.2. Khái niệm “trách nhiệm” và “nghĩa vụ” của người quản lý công ty ....................... 24
1.2.3. Đặc điểm .................................................................................................................. 30
1.3.


Cơ sở lý luận về việc quy định trách nhiệm của người quản lý công ty ........... 31

1.3.1. Mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý của công ty ................................... 32
1.3.2. Sự phân hóa giữa quyền quản lý và quyền sở hữu cơng ty ..................................... 33
1.4.

Mục đích, ý nghĩa về quy định trách nhiệm của người quản lý công ty .......... 34

1.4.1. Đối với công ty và chủ sở hữu (cổ đông hoặc thành viên công ty) ......................... 35
1.4.2. Đối với người lao động............................................................................................ 36
1.4.3. Đối với chủ nợ và bên thứ ba .................................................................................. 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................. 38
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI
QUẢN LÝ CÔNG TY, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .. 39
2.1.

Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của người quản lý công ty ..................... 39

2.1.1. Trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng và tốt
nhất nhằm đảm bảo tối đa lợi ích hợp pháp của công ty và chủ sỡ hữu công ty ................ 41
2.1.2. Trách nhiệm trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị,
chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh
nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác ....................................... 53


2.1.3. Trách nhiệm thơng báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh
nghiệp mà người quản lý, người có liên quan của người quản lý làm chủ hoặc có cổ
phần, phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp................................................ 63
2.1.4. Trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và
điều lệ công ty ..................................................................................................................... 67

2.2.


Khởi kiện người quản lý công ty khi vi phạm trách nghiệm của người quản
................................................................................................................................. 69

2.3. Đề xuất hướng hoàn thiện các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người
quản lý công ty................................................................................................................... 72
2.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người
quản lý công ty .................................................................................................................... 72
2.3.2. Các đề xuất cụ thể để hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về trách
nhiệm của người quản lý công ty ........................................................................................ 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................. 80
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Luật Doanh nghiệp 2020 được Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam thông qua vào ngày 17 tháng 06 năm 2020 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2021, trong đó đã có những bước cải cách nhất định so với Luật Doanh nghiệp
2014 liên quan đến nghĩa vụ của người quản lý công ty. Chế định này có được nhiều sự
quan tâm hơn, được dành nhiều dung lượng trong khuôn khổ một đạo luật chung về

doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có thể thấy ở đó vẫn tồn tại một số bất cập và chưa thể đi vào đời
sống một cách dễ dàng, bởi lẽ thiếu một nền tảng nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu và
riêng biệt về chế định đặc thù này. Các vấn đề lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ của
người quản lý công ty mới chỉ được giới thiệu chung chung hoặc mang tính khái quát
trong các giáo trình giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật, cũng như trong một số cơng
trình nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp. Các cơ chế, biện pháp để đảm bảo thực thi
nghĩa vụ của người quản lý công ty cũng chưa được nhắc đến cụ thể trong các cơng
trình nghiên cứu khoa học pháp lý đó.
Trong khi đó, với việc người quản lý cơng ty là chủ thể có nhiều quyền lực
trong nội bộ cơng ty, cùng sự phát triển của khoa học – kỹ thuật của thời đại công nghệ
4.0 hiện nay, hiện tượng làm ăn bất chính và vấn đề vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ,
không đảm bảo trách nhiệm của người quản lý công ty đang diễn ra ngày một phức tạp,
tinh vi hơn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh lành mạnh.
Bởi những lý do kể trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghĩa vụ của người quản lý
công ty theo pháp luật doanh nghiệp” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ Luật học của
mình.
2.

Tình hình nghiên cứu

Chế định nghĩa vụ của người quản lý công ty là một chế định truyền thống của
luật công ty và được áp dụng rất nhiều trong thực tiễn tranh chấp nội bộ cơng ty. Do
đó, đây là đề tài nghiên cứu khá phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát
triển.
Ở Việt Nam, cũng có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến nghĩa vụ của
người quản lý cơng ty, có thể kể đến như:
“Luật Doanh nghiệp – Bảo vệ cổ đông – Pháp luật và thực tiễn” của
PGS. TS Bùi Xuân Hải xuất bản tại Nxb, Chính trị quốc gia – Sự thật năm 2011;
“Người quản lý công ty theo luật doanh nghiệp 1999 – Nhìn từ góc độ

luật so sánh”, ThS. Bùi Xn Hải (2005), Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4/2005;
-

Các bài viết, bài nghiên cứu của một số tác giả như PGS. TS Bùi Xuân


2

Hải là “Người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 1999 – Nhìn từ góc độ Luật so
sánh” đăng trên Tạp chí khoa học pháp lý tháng 4 năm 2005, “Học thuyết về đại diện
và mấy vấn đề trong pháp luật cơng ty Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý
năm 2007, “Tiếp nhận pháp luật nước ngồi: Lý thuyết và thực tiễn trong pháp luật
cơng ty Việt nam” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7 (79) năm 2007; hoặc
của Lê Đức Nghĩa là “Trách nhiệm người quản lý công ty theo luật công ty Việt Nam”
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp; và
Một số luận văn cao học như “Người quản lý công ty – Những vấn đề lý
luận và thực tiễn trong pháp luật Việt Nam” của Huỳnh Đỗ Phương Anh; “Nghĩa vụ
của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005” của Nguyễn Thị Thái Vân;
“Kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005”
của Lý Đăng Thư; “Trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty theo pháp luật
doanh nghiệp Việt Nam” của Nguyễn Thị Thanh Huyền; “Kiểm soát giao dịch tư lợi
của người quản lý công ty trong công ty cổ phần đại chúng” của Nguyễn Thị Lan Anh;
“Nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam” của Trần Thị
Kiều Oanh; “Nghĩa vụ của người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên”
của Phan Thị Thu Nhài; “Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp – Kinh nghiệm
ở một số quốc gia và đề xuất hoàn thiện cho Việt Nam” của Nguyễn Thị Diễm Phượng.
Các cơng trình nói trên đã có những đóng góp rất tích cực cho khoa học pháp lý
và là nền tảng để các nhà lập pháp nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
nghĩa vụ của người quản lý công ty tại Việt Nam. Tuy vậy, các cơng trình nghiên cứu
về lĩnh vực này ở Việt Nam chưa thực sự mang tính hệ thống, đồng bộ, toàn diện và

chưa được cập nhật đầy đủ theo tốc độ phát triển của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam
(hiện nay là Luật Doanh nghiệp 2020). Một số cơng trình có mục tiêu nghiên cứu q
chun sâu và riêng biệt, một số khác thì chỉ đề cập sơ lược đến chế định người quản lý
cơng ty nói chung (mang tính nguyên tắc) hay về vấn đề quản lý nội bộ trong công ty
mà không hướng đến việc nghiên cứu cụ thể về nghĩa vụ của người quản lý cơng ty.
Ngồi ra, các bài viết trong các tạp chí khoa học pháp lý thường chỉ nêu ngắn gọn các
vấn đề pháp lý, các bất cập hoặc hạn chế nhưng chưa đưa ra các giải pháp khả thi để cải
cách, hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý cơng ty. Cũng phải nói thêm
rằng, các cơng trình nghiên cứu khoa học pháp lý về người quản lý công ty chỉ tập
trung nghiên cứu nội dung các quy định về nghĩa vụ nhưng chưa đào sâu vào cơ chế
đảm bảo thực thi pháp luật trong thực tiễn (chẳng hạn như các loại chế tài dân sự, hành
chính, hình sự, và việc khởi kiện của công ty hay quyền khởi kiện phái sinh của cổ
đơng, nhóm cổ đơng, thành viên cơng ty đối với người quản lý cơng ty).
Chính vì vậy, đề tài “Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật
doanh nghiệp” là một lĩnh vực cần có sự đào sâu nghiên cứu ở thời điểm hiện nay, đặc


3

biệt là cơ chế đảm bảo thực thi các quy định về kiểm sốt nghĩa vụ của người quản lý
cơng ty và các cách thức bảo vệ các chủ sở hữu cơng ty.
3.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài Luận văn này nhằm làm sáng tỏ một cách tồn diện
và có hệ thống những vấn đề về lý luận; đồng thời đánh giá, phân tích thực trạng quy
định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm của
một số quốc gia có nền lập pháp phát triển về nghĩa vụ của người quản lý cơng ty; từ
đó đề xuất các định hướng, giải pháp để khắc phục bất cập và hoàn thiện pháp luật

doanh nghiệp Việt Nam về nghĩa vụ của người quản lý cơng ty.
Ngồi ra, liên quan đến cơ chế đảm bảo thi hành nghĩa vụ của người quản lý
công ty, Luận văn cũng sẽ hướng đến việc phân tích các chế tài pháp lý và trách nhiệm
pháp lý mà người quản lý cơng ty có thể phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ của mình
trong quá trình điều hành, quản lý công ty.
4.

Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung phân tích các quy định pháp luật doanh nghiệp của Việt
Nam hiện hành và kinh nghiệm lập pháp của một số gia phát triển trên thế giới về
người quản lý công ty và nghĩa vụ của người quản lý công ty. Dù vậy, Luận văn sẽ
không chú trọng phân tích sự khác biệt về trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý
cơng ty trong các loại hình cơng ty, doanh nghiệp với nhau, cũng như không tập trung
vào mối tương quan giữa những chức danh quản lý trong cùng một cơng ty. Thay vào
đó, Luận văn chú trọng phân tích, đánh giá bản chất của người quản lý cơng ty và nghĩa
vụ, trách nhiệm mà họ phải đảm bảo thực hiện trong q trình điều hành, quản lý cơng
ty để chỉ ra được các bất cập trong pháp luật hiện hành của Việt Nam và nêu định
hướng, giải pháp hoàn thiện.
Ngoài ra, đề tài Luận văn này giới hạn phạm vi nghiên cứu về nghĩa vụ, trách
nhiệm của người quản lý cơng ty trong khn khổ các loại hình công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần và cơng ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp. Do đó, tác giả
sẽ khơng phân tích sâu vào các loại hình doanh nghiệp khác như: doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp nhà nước, nhóm cơng ty và các tổ chức kinh doanh khác. Các vấn
đề khác liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện để xác lập tư cách người quản lý công ty,
cơ chế bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức đối với các chức danh quản lý
trong công ty cũng không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
5.

Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của Luận văn chủ yếu là các quy định trong Luật Doanh
nghiệp năm 2020, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật
Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), một số luật chuyên ngành khác và các văn bản dưới


4

luật có liên quan. Luận văn cịn nghiên cứu về Điều lệ công ty và các quy chế nội bộ
của một số cơng ty điển hình liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm của người quản lý
công ty. Bên cạnh đó, Luận văn cũng kết hợp nghiên cứu thực tiễn thực thi các quy
định về nghĩa vụ của người quản lý công ty thông qua các vụ việc, tranh chấp thực tế
tại Việt Nam.
Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp từ các quốc gia có truyền
thống pháp luật lâu đời, Luận văn cũng đề cập đến các quy định có liên quan trong
phạm vi tương tự của các hệ thống pháp luật phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Singapore …
và các luật mẫu, quy chế, nguyên tắc được đưa ra bởi một số tổ chức quốc tế như Hiệp
hội Luật sư Quốc tế (MBCA), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức
Tài chính Quốc tế (IFC).
6.

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp luận nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa
Mác – Lênin như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với đường lối của Đảng
về phát triển kinh tế - xã hội, Luận văn chú trọng sử dụng phối hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học như sau:
Đối với Chương 1: nghiên cứu tài liệu chuyên khảo, phân tích, đánh giá,
so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia khác, tìm kiếm các tình
huống thực tiễn làm luận cứ, sau đó tổng hợp, hệ thống hóa và đưa ra luận điểm đối với

những vấn đề lý luận về người quản lý và nghĩa vụ của người quản lý công ty.
Đối với Chương 2: nghiên cứu tài liệu chuyên khảo, phân tích, đánh giá,
so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia khác, tìm kiếm các tình
huống thực tiễn làm luận cứ, phỏng vấn và tham khảo ý kiến của chuyên gia, sau đó
tổng hợp, hệ thống hóa và đưa ra luận điểm đối với thực trạng pháp luật doanh nghiệp
về nghĩa vụ của người quản lý công ty và kiến nghị giải pháp khắc phục bất cập, hoàn
thiện pháp luật.
7.

Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Với đề tài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà
lập pháp hoàn thiện các đạo luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan nhằm xây
dựng và củng cố chế định nghĩa vụ của người quản lý công ty, đồng thời đảm bảo việc
thực thi trên thực tế thông qua cơ chế khởi kiện của công ty hay cơ chế khởi kiện phái
sinh của các thành viên, cổ đơng và các chủ thể có liên quan khác, từ đó góp phần bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của người quản lý công ty và thành viên, cổ đông, nhà đầu tư
trong các công ty.
8.

Bố cục của luận văn

Bên cạnh phần lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung


5

nghiên cứu chủ yếu của Luận văn gồm có 02 chuơng như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm của người quản lý công
ty.

Chương 2: Quy định pháp luật về trách nhiệm của người quản lý cơng ty, thực
tiễn áp dụng và kiến nghị hồn thiện


6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY
1.1.

Khái niệm, đặc điểm và phân loại người quản lý công ty

1.1.1. Khái niệm người quản lý công ty
Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, người quản lý doanh nghiệp
được định nghĩa như sau: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh
nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành
viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch
công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công
ty.”. Với cách định nghĩa này, người quản lý doanh nghiệp được xếp vào hai nhóm
chính là (1) người quản lý doanh nghiệp tư nhân và (2) người quản lý công ty. Người
quản lý công ty bao gồm các chức danh tương ứng của mỗi loại hình cơng ty như sau:
Đối với cơng ty TNHH (cả loại hình cơng ty TNHH một thành viên và
công ty TNHH hai thành viên trở lên): Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội
đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và cá nhân giữ chức
danh quản lý khác theo Điều lệ công ty;
Đối với công ty cổ phần là: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội
đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác
theo Điều lệ công ty;
Đối với công ty hợp danh là: thành viên hợp danh, Giám đốc hoặc Tổng

Giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo Điều lệ công ty.
Cũng giống các Luật Doanh nghiệp 2005 và 2014, với cách định nghĩa trên,
Luật Doanh nghiệp 2020 tiếp tục duy trì khái niệm về người quản lý doanh nghiệp căn
cứ theo loại hình doanh nghiệp được thành lập và từng chức danh quản lý cụ thể của
doanh nghiệp đó. Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã có sự điều chỉnh và có những quy
định tiến bộ hơn để khắc phục bất cập trong thời kỳ trước. Theo đó, tác giả có một số
đánh giá như sau:
Thứ nhất, tiếp tục kế thừa Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020
khơng cịn định nghĩa chủ sở hữu của công ty TNHH và công ty cổ phần là người quản
lý doanh nghiệp như quy định trước đây của Luật Doanh nghiệp 2005, mà quy định này
chỉ được áp dụng đối với chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Điều này cho thấy Luật
Doanh nghiệp 2014 và 2020 đều đã có sự tiến bộ hơn trong việc tiếp thu học thuyết về
đại diện (agency theory) trong quản trị công ty từ các nước theo hệ thống thông luật
(common law system) có pháp luật cơng ty phát triển như Anh, Úc, Singapore, … Theo
đó, quyền sở hữu và quyền quản lý công ty đã được phân biệt một cách rạch rịi, khơng


7

còn bị nhập nhằng với nhau như thời kỳ trước đây.
Thứ hai, đối với loại hình cơng ty hợp danh, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy
định thành viên hợp danh là người quản lý công ty như Luật Doanh nghiệp 2005 và
2014. Cần lưu ý rằng, pháp luật chỉ thừa nhận thành viên hợp danh trong công ty hợp
danh mới là người quản lý, cịn thành viên góp vốn thì không. Tuy nhiên, sau phần liệt
kê “thành viên hợp danh” trong định nghĩa người quản lý doanh nghiệp, cả Luật Doanh
nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020 đều đã bỏ đi cụm từ “… công ty hợp danh”
của Luật Doanh nghiệp 2005 và sau đó đề cập đến cụm từ “… thành viên Hội đồng
thành viên” theo nghĩa chung. Điều này có khả năng dẫn đến sự nhầm lẫn cho người áp
dụng pháp luật khi hiểu rằng, thành viên góp vốn cũng là một loại thành viên của Hội
đồng thành viên trong công ty hợp danh như các quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều

177, khoản 1 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, thành viên góp vốn cũng có
thể bị hiểu lầm là người quản lý công ty theo định nghĩa tại khoản 18 Điều 4 Luật
Doanh nghiệp 2014 và khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020. Trong khi đó, theo
quy định tại điểm b khoản 2 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên góp vốn
hồn tồn khơng có quyền tham gia quản lý công ty và cũng không được tiến thành
hoạt động kinh doanh nhân danh cơng ty (chỉ có thể nhân danh cá nhân mình hoặc nhân
danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty). Như vậy,
có thể thấy rằng cách sử dụng từ ngữ trong việc định nghĩa về người quản lý trong công
ty hợp danh của Luật Doanh nghiệp 2020, nhất là đối với thành viên góp vốn, có bất
cập và sự điều chỉnh là cần thiết để đảm bảo quy định pháp luật được hiểu rõ ràng,
thống nhất một nghĩa và trách nhiệm của người quản lý được áp dụng đúng chủ thể.
Thứ ba, khi so sánh với Luật Doanh nghiệp 2014, cách định nghĩa về người
quản lý doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp 2020 gần như tương tự. Tuy vậy, Luật
Doanh nghiệp 2020 cũng hướng đến việc đưa ra quy định mở để các cơng ty tùy theo
tính chất đặc thù trong trong hoạt động kinh doanh và quản trị nội bộ của mình mà có
thể tự quyết định thêm các chức danh quản lý khác, ngoài những chức danh quản lý bắt
buộc phải có theo luật định. Điểm khác biệt quan trọng nhất so với Luật Doanh nghiệp
2014 là Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ cụm từ “có thẩm quyền nhân danh công ty ký
kết giao dịch của công ty” sau cụm từ “chức danh quản lý khác”. Sự thay đổi này thể
hiện quan điểm của nhà làm luật là mở rộng phạm vi định nghĩa và giảm bớt các điều
kiện để một chức danh trong cơng ty có thể được xem là người quản lý. Cụ thể, chỉ cần
Điều lệ công ty quy định một chức danh hay một cá nhân nào đó là người quản lý thì
người này hiển nhiên được xem là người quản lý công ty và chịu các trách nhiệm tương
ứng của người quản lý, mà khơng cần phải tính đến điều kiện có được nhân danh công
ty thực hiện giao dịch hay không.
Tác giả đánh giá rằng đây là quy định tuy khơng mới (vì đã từng được đề cập tại


8


khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2005) nhưng đã giúp “cởi trói”, tạo ra sự linh
hoạt cho các công ty và cũng rất tiến bộ so với Luật Doanh nghiệp 2014. Bởi lẽ, tùy
thuộc vào hoạt động kinh doanh và vấn đề quản trị doanh nghiệp, mỗi công ty đều có
thể chủ động quyết định các chức danh quản lý nội bộ cho phù hợp với bối cảnh đặc
thù của mình.
Vì vậy, với sự thay đổi trong cách định nghĩa về người quản lý doanh nghiệp
theo Luật Doanh nghiệp 2020, người quản lý cơng ty có thể được xem xét phân chia
thành hai nhóm cơ bản. Một là nhóm người có chức danh phổ biến như được quy định
trong Luật Doanh nghiệp. Hai là nhóm người có chức danh khác được quy định theo
Điều lệ công ty, chẳng hạn như Giám đốc pháp chế (Legal Director), Giám đốc tài
chính (Chief Financial Offier – CFO), Kế tốn trưởng (Chief Accountant – CA), các
trưởng phịng, … Theo đó, đối với các chức danh quản lý được quy định tại Điều lệ
công ty, để xem xét trách nhiệm của những người đảm nhận vị trí này trong q trình
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hoặc đưa ra quyết định trong công ty, thì cơng ty hoặc
chủ sở hữu cần phải dựa trên quy định của Điều lệ công ty để đánh giá và kết luận đối
với trách nhiệm của họ.
Thứ tư, khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn duy trì cách thức quy
định các nhóm chức danh người quản lý doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp 2014,
cụ thể là phân chia thành nhóm người quản lý doanh nghiệp tư nhân và nhóm người
quản lý cơng ty, sau đó liệt kê hàng loạt những chức danh cụ thể của các loại hình
doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có sự tiến bộ hơn so với Luật
Doanh nghiệp 2014 về cách sắp xếp trật tự từ ngữ trong cách định nghĩa về người quản
lý doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2020 đã xếp nhóm người quản lý doanh nghiệp tư
nhân lên trước nhóm người quản lý cơng ty, và sau đó liệt kê các chức danh quản lý cụ
thể cũng đúng với trật tự này.
Nhìn chung, từ những đánh giá nêu trên, tác giả nhận thấy rằng Luật Doanh
nghiệp 2020 đã duy trì những điểm tiến bộ, đồng thời loại bỏ những điểm không phù
hợp trong cách định nghĩa về người quản lý doanh nghiệp của cả Luật Doanh nghiệp
2005 và Luật Doanh nghiệp 2014. Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã mở rộng phạm vi
và quy định chi tiết hơn về định nghĩa các chủ thể được xem là người quản lý. Tuy vậy,

khi so sánh với phạm vi định nghĩa về người quản lý công ty theo hệ thống thông luật
(common law system) trên thế giới như Anh, Úc, Singapore, …, thì Luật Doanh nghiệp
2020 vẫn chưa bao quát được hết các trường hợp phát sinh trong thực tiễn áp dụng
pháp luật. Hệ quả của việc này là trên thực tế vẫn có những người thực hiện chức năng,
cơng việc như một người quản lý công ty thực thụ, nhưng họ lại không được xem là
người quản lý một cách chính thức. Vì vậy, khi họ có hành vi sai phạm, gây thiệt hai
cho cơng ty, thì pháp luật khơng có cơ sở để áp dụng trách nhiệm của người quản lý đối


9

với những chủ thể này nhằm buộc họ phải chịu các chế tài tương ứng.
Kinh nghiệm lập pháp của nước ngồi về định nghĩa và phân loại người
quản lý cơng ty:
Theo kinh nghiệm lập pháp và thực thi pháp luật của các nước theo hệ thống
thơng luật (nơi có pháp luật công ty phát triển từ rất sớm), việc định nghĩa về người
quản lý cơng ty có nhiều vấn đề khoa học pháp lý tiến bộ mà Việt Nam có thể tham
khảo và học hỏi một cách có chọn lọc trong quá trình lập pháp, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các nước theo hệ thống thơng luật (mơ hình Anh – Mỹ) xác định rất
rõ chức danh nào là người quản lý trong công ty và đồng thời nêu ra các nguyên tắc để
xác định một người có phải là người quản lý công ty hay không. Điều 8.01 Luật mẫu
Công ty kinh doanh Mỹ (Model Business Corporation Act, MBCA, bản sửa đổi năm
2002) quy định hoạt động kinh doanh của công ty được quản lý bởi hay dưới chỉ đạo
của Board of Directors (tức Hội đồng Giám đốc). Điều 198A Luật Công ty Úc 2001
(Corporations Act 2001) và Điều 282 của Luật Cơng ty Anh (Companies Act 1985)
cũng có quy định tương tự về việc hoạt động kinh doanh của công ty được tiến hành
theo sự quản lý bởi hay dưới chỉ đạo của các directors (tức các Giám đốc – thành viên
của Board of Directors)1, sau đó được sửa đổi tại Điều 154 và Điều 155 của Companies
Act 2006 (Anh).
Về bản chất, pháp luật Úc quy định các nguyên tắc để xác định người quản lý

công ty như sau: (1) người đó có phải là thành viên Hội đồng Giám đốc (Board of
Directors) hoặc thành viên thay thế thơng qua cơ chế bổ nhiệm chính thức hay khơng,
(2) người đó có giữ vị trí hay thực hiện vai trị như thể một người quản lý cơng ty chính
danh được làm hay khơng, và (3) người đó có đứng sau để đưa ra các chỉ đạo cho
những người quản lý thực hiện theo hay không. Nếu một người được cho là rơi vào
một trong ba trường hợp kể trên thì sẽ là người quản lý cơng ty và phải chịu các trách
nhiệm tương ứng2. Những nguyên tắc pháp lý để xác định ai là người quản lý công ty
như nêu trên được quy định tại Điều 9 của Luật Công ty Úc 2001, trong Các nguyên tắc
Quản trị công ty Hoa Kỳ (Principles of Corporate Governance), Điều 741.(1), Điều
741.(2) của Luật Công ty Anh 19853, Điều 250, Điều 251.(1) của Luật Công ty Anh
2006, Điều 22.(4) Luật Truất quyền giám đốc công ty 1986 (Companies Director
Disqualification Act 1986)4.
ThS. Bùi Xuân Hải (2005), “Người quản lý công ty theo luật doanh nghiệp 1999 – Nhìn từ góc độ luật so sánh”, Tạp chí
Khoa học pháp lý, số 4/2005.
2 Australian Institute of Company Directors, “General Duties of Directors”, truy cập ngày 20/03/2022.
3 ThS. Bùi Xuân Hải, tlđd 1.
4
Amy Gallimore và Olivia Reader, “What makes a director? De factor directors revisited”,
1


10

Như vậy, có thể thấy rằng, khái niệm Giám đốc (trong Hội đồng Giám đốc) hay
người quản lý công ty theo hệ thống thông luật được hiểu ở phạm vi rất rộng, trong đó
bao hàm cả những người khơng được chính thức chỉ định trở thành người quản lý cơng
ty. Theo đó, nhóm người (1) nêu trên được gọi là những người quản lý chính danh (de
jure director) – tức là người quản lý được chính thức bầu hoặc bổ nhiệm thơng qua một
quy trình hợp lệ theo quy định, cịn nhóm người (2) và (3) được gọi là người quản lý
phi chính danh, gồm người quản lý thực tế và người quản lý ngầm (de facto director và

shadow director) – tức là người khơng chính thức nắm giữ bất kỳ chức danh nào trong
công ty, nhưng vẫn đưa ra các chỉ đạo để điều hành, quản lý công ty5. Việc pháp luật
nước ngoài đưa ra khái nhiệm về người quản lý phi chính danh của cơng ty khiến cho
việc chính thức bổ nhiệm một chức danh quản lý khó có thể được sử dụng như một lý
lẽ hợp lý để biện minh cho việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của người quản lý.
Về vấn đề này, cũng cần làm rõ các thuật ngữ pháp lý mà pháp luật nước ngồi
sử dụng để nói về người quản lý cơng ty. Theo Từ điển Anh – Việt do Trường Đại học
Cambridge (Vương quốc Anh) phát hành, thuật ngữ “director” và “general director”
trong tiếng Anh thông thường sẽ được dịch sang tiếng Việt lần lượt là “giám đốc” và
“tổng giám đốc”6. Tuy nhiên, bản chất thực sự của “director”, trong tiếng Anh và theo
pháp luật cơng nước ngồi, khơng phải là giám đốc, mà họ lại là thành viên của Board
of Directors (tạm dịch là Hội đồng Giám đốc). Bởi lẽ, căn cứ vào chức năng thì đây là
tập thể lãnh đạo cấp cao của công ty, thực hiện việc quản lý, điều hành công ty ở cấp
độ cao hơn so với một giám đốc hay tổng giám đốc. Họ sẽ hoạch định đường lối phát
triển, chiến lược hoạt động của công ty trong từng thời kỳ hoặc đưa ra các quyết định
có tính chất quan trọng (chẳng hạn như chấp thuận hoặc khơng chấp thuận các giao
dịch có giá trị lớn hoặc giao dịch có tính chất tư lợi của người quản lý, quyết định các
chức danh quản lý chủ chốt trong cơng ty, …). Cịn tổng giám đốc và giám đốc sẽ
không được gọi là “director”, mà theo pháp luật công ty ở các nước phương Tây, chức
danh này được gọi là “managing director” hoặc “CEO” (Chief Executive Officer – tạm
dịch là giám đốc điều hành). Theo từ điển thuật ngữ pháp lý Black’s Law Dictionary, vị
trí “CEO” được hiểu là người quản lý cao nhất trong công ty, điều hành các hoạt động
thường ngày của công ty và có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động cho Hội đồng
Giám đốc (Board of Directors) hoặc cơ quan lãnh đạo tương đương trong công ty7.
truy cập ngày
22/03/2022.
5
“Shadow
directors
and

de
facto
directors

do
they
owe
duties
of
care?”,
truy cập
ngày 22/03/2022.
6 truy cập ngày 22/03/2022.
7 “What is a CEO (Chief Executive Officer)?”, truy cập ngày 28/03/2022.


11

Theo đó, vị trí CEO này thực chất vừa giống với chức danh giám đốc hoặc tổng giám
đốc, vừa giống với người đại diện theo pháp luật trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam.
Chính vì vậy, đã có khơng ít người nhầm lẫn thuật ngữ “director” và “general director”
trong tiếng Anh là giám đốc và tổng giám đốc theo pháp luật Việt Nam. Trong phạm vi
Luận văn này, tác giả sẽ sử dụng luân phiên thuật ngữ “giám đốc”, hoặc “tổng giám
đốc”, hoặc “thành viên Hội đồng quản trị”, hoặc “thành viên Hội đồng thành viên”,
hoặc những người quản lý khác theo cách thức quy định của pháp luật Việt Nam để
đảm bảo chính xác trong việc xác định tư cách người quản lý cơng ty.
Ngồi ra, khi nói về người quản lý thực tế của công ty, trong hoạt động xét xử,
Tịa án nước ngồi xác định ai là người quản lý công ty không chỉ dựa trên chức danh
mà người đó đang nắm giữ (theo pháp luật hay Điều lệ của cơng ty), mà Tịa án cịn
xem xét chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà họ thực tế đã thực hiện trong q trình

quản trị cơng ty. Điều này dẫn đến hệ quả là nếu một người chưa chính thức được bổ
nhiệm hay được bầu vào chức vụ người quản lý của công ty, nhưng lại thực hiện các
chức năng hoặc công việc như thể một người quản lý, thì Tịa án vẫn xem đây là người
quản lý cơng ty, theo đó phải có các nghĩa vụ tương ứng với chức danh quản lý của
mình8.
Thứ hai, ngồi những chức danh cơ bản đã được quy định, pháp luật Việt Nam
có thể tham khảo và luật hóa một số loại chức danh quản lý công ty phổ biến hiện nay.
Chẳng hạn, theo quy định của Luật Công ty Úc, những người quản lý cấp cao của các
phòng, ban chuyên mơn bao gồm: Giám đốc tài chính – CFO (Chief Financial Office),
Giám đốc vận hành (Chief Operating Office); Chủ tịch và thành viên Hội đồng Giám
đốc (gồm thành viên thường trực, thành viên không thường trực, và thành viên độc
lập), thành viên thay thế trong Hội đồng Giám đốc, thành viên danh nghĩa của Hội
đồng Giám đốc, các cán bộ quản lý cấp cao và người quản lý khác theo Điều lệ công ty.
Mặt khác, như đã nêu trên, Luật Công ty của Úc cũng quy định về những người quản lý
phi chính danh như thành viên thực tế của Hội đồng Giám đốc (de facto director) hay
thành viên ngầm của Hội đồng Giám đốc (shadow director)9.
Về các chức danh nêu trên, Luật Công ty Úc quy định cách thức xác định cho
từng chức danh quản lý trong công ty như sau:
Giúp việc cho Tổng Giám đốc là những cán bộ quản lý cấp cao thuộc các
phịng, ban chun mơn khác nhau của công ty, chẳng hạn như Giám đốc tài chính
(CFO), Giám đốc vận hành (COO), hoặc Kế tốn trưởng (Chief Accountant), … Đây
cũng được xem là những người quản lý, góp phần vào các cơng tác điều hành công ty
8

Pamela Hanrahan, Ian Ramsay và Goef Stapledon (2002), Commercial applications of company law, Nxb. CCH
Autralia Limited, trang 210 – 211.
9 Pamela Hanrahan, Ian Ramsay và Goef Stapledon, tlđd 8, trang 208 – 211.


12


nhưng ở trong phạm vi chuyên môn hẹp hơn so với Tổng Giám đốc.
Hội đồng Giám đốc của công ty gồm giám đốc điều hành (executive
director) và giám đốc không điều hành (non-executive director). Trong đó, giám đốc
điều hành là người làm việc tồn thời gian cho cơng ty, đồng thời trực tiếp đưa ra các
quyết định quản trị hằng ngày trong công ty để giúp công ty vận hành hiệu quả. Cịn
giám đốc khơng điều hành là những người khơng tham gia tồn thời gian vào việc quản
trị cơng ty, cũng không phải là người lao động của công ty, và chỉ tham gia các cuộc
họp Hội đồng Giám đốc để đưa ý kiến của mình.
Hội đồng Giám đốc của cơng ty cịn có thành viên độc lập. Đây là loại
người quản lý mà Luật Công ty Úc đưa ra các nguyên tắc xác định rất chi tiết.
Thành viên toàn quyền (governing director) của Hội đồng Giám đốc là
chức danh quản lý thường xuất hiện ở các công ty nhỏ, thông thường là các công ty tiến
hành hoạt động kinh doanh của gia đình. Họ sẽ được cơng ty trao quyền lực rất lớn để
điều hành công ty và được quy định trong Điều lệ của công ty.
Thành viên danh nghĩa (nominee director) trong Hội đồng Giám đốc là
người được bổ nhiệm để đại diện cho lợi ích của một nhóm chủ thể nhất định như các
cổ đơng, những người lao động, hoặc thậm chí là chủ nợ, trong q trình quản trị cơng
ty.
Thành viên thay thế (alternate director) của Hội đồng Giám đốc là người
được các thành viên chính thức của Hội đồng Giám đốc bổ nhiệm để thay mặt họ tham
gia vào các cuộc họp Hội đồng Giám đốc khi họ không thể dự họp được. Lưu ý rằng,
việc bổ nhiệm thành viên thay thế này chỉ là tạm thời trong một khoảng thời gian nhất
định.
Thành viên thực tế (de facto director) của Hội đồng Giám đốc là (i)
người đã được bổ nhiệm vào vị trí thành viên Hội đồng Giám đốc nhưng không được
mô tả là một thành viên; (ii) người thực hiện hành vi như một thành viên Hội đồng
Giám đốc nhưng không được bổ nhiệm một cách hợp lệ để trở thành thành viên Hội
đồng Giám đốc. Một ví dụ điển hình về loại thành viên thực tế này là việc một người
đã được đa số các thành viên tín nhiệm để trở thành viên Hội đồng Giám đốc của công

ty, nhưng thủ tục bổ nhiệm chưa thể hoàn thành (chẳng hạn như do không đủ số lượng
cổ đông tham dự nên cuộc họp của đại hội đồng cổ đông không thể tiến hành để bổ
nhiệm chức danh người quản lý). Vì vậy, về mặt chính danh, người này chưa chính
thức trở thành thành viên Hội đồng Giám đốc, nhưng Luật Công ty Úc vẫn thừa nhận
cách xác định là thành viên thực tế, theo đó sẽ có các bổn phận như những người quản
lý khác của công ty.
Thành viên ngầm (shadow director) của Hội đồng Giám đốc là những
người không được bổ nhiệm hợp lệ để trở thành thành viên, nhưng các thành viên chính


13

thức của Hội đồng Giám đốc thường thực hiện theo các chỉ đạo hoặc mong muốn của
những người này. Thậm chí, Luật Cơng ty Úc cũng đưa ra cách hiểu là dù công ty
không phải một người quản lý (trong tư cách con người, cá nhân về mặt sinh học)
nhưng nếu chỉ đạo của cơng ty đó được thành viên Hội đồng Giám đốc chính thức của
một ty khác thực hiện theo, thì cơng ty đưa ra chỉ đạo có thể được xem là thành viên
ngầm của Hội đồng Giám đốc trong cơng ty đã thực hiện chỉ đạo đó. Tương tự trường
hợp thành viên thực tế của Hội đồng Giám đốc nêu trên, thành viên ngầm vẫn phải chịu
ràng buộc bởi các trách nhiệm của người quản lý, phải thực hiện quyền và nghĩa vụ
khác như đối với các chức danh quản lý chính thức.
1.1.2. Đặc điểm của người quản lý công ty
Tùy thuộc đặc điểm lịch sử, đặc thù kinh tế ở mỗi quốc gia mà cách thức pháp
luật xác định ai là người quản lý trong công ty và đặc điểm của mỗi chức danh này như
thế nào sẽ có những sự khác biệt nhất định. Với Luật Doanh nghiệp 2020, người quản
lý cơng ty sẽ có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, từ nguyên tắc tách bạch giữa sở hữu và quản lý trong quản trị công ty
(được trình bày tại Mục 1.3 của Luận văn), bản chất mối quan hệ giữa người quản lý và
các chủ sở hữu (tức thành viên hay cổ đông) là sự ủy quyền. Trong đó, người quản lý
cơng ty sẽ là bên thụ ủy và thay mặt chủ sở hữu quản lý, điều hành các hoạt động đối

nội và đối ngoại của cơng ty. Cịn chủ sở hữu là bên ủy quyền, được hưởng lợi gián tiếp
từ các công việc do người quản lý thực hiện cho công ty, và trả tiền lương (có bản chất
là thù lao ủy quyền) cho người quản lý. Khi này, theo tinh thần của khoản 1 Điều 134
của Bộ luật Dân sự 2015 về đại diện10, nguyên tắc hành động của người quản lý là phải
ln hướng đến lợi ích của các chủ sở hữu trong quá trình xác lập, thực hiện các giao
dịch nhân danh công ty. Người quản lý cũng chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về
quyết định của mình.
Thứ hai, hai vai trị người quản lý cơng ty và chủ sở hữu công ty không nhất
thiết phải do hai người riêng biệt đảm nhận. Mặc dù dựa trên nguyên tắc tách bạch giữa
quyền quản lý và quyền sở hữu trong công ty như đã nêu trên, Luật Doanh nghiệp 2020
không cấm một người vừa là chủ sở hữu, vừa là người quản lý. Điều này tạo ra sự linh
hoạt cho các công ty trong việc quyết định lựa chọn người trở thành người quản lý
công ty.
Trong thực tiễn ở Việt Nam, có rất nhiều chủ sở hữu (như thành viên của công
ty TNHH hay cổ đông của công ty cổ phần) đồng thời đảm nhận vai trị người quản lý
của cơng ty (như Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, người quản lý khác …).
Điều 134. Đại diện
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc
pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
10


14

Bởi lẽ, với nhận thức và năng lực quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam, nếu thuê một
người quản lý từ bên ngồi (khơng phải một trong số các chủ sở hữu) thì các chủ sở
hữu cơng ty thường có tâm lý lo ngại người quản lý sẽ tư lợi, gây thiệt hại hoặc làm
thất thốt tài sản. Vì vậy, các chủ sở hữu sẽ kiêm nhiệm cả vai trò quản lý để đảm bảo
kiểm soát được tài sản, tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp, cách thức này đã gây ra khơng ít khó khăn cho chủ sở hữu khi họ không phải là

một nhà quản lý chun nghiệp có chun mơn về quản trị, nên khả năng xử lý công
việc của công ty sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến công ty hoạt động kém hiệu quả hoặc
không phù hợp với pháp luật. Mặt khác, một người có thể là chủ sở hữu của nhiều cơng
ty khác nhau. Họ sẽ khơng có đủ thời gian và sự tập trung để theo dõi sát tình hình hoạt
động của từng cơng ty.
Thứ ba, người quản lý công ty được phân loại theo từng chức danh cụ thể. Mỗi
người quản lý phải là cá nhân, không được là tổ chức. Nếu thành viên hay cổ đông là tổ
chức được chọn để tham gia vào Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị, thì người
đại diện tham gia của tổ chức đó trong cơng ty mới là người quản lý công ty. Ở các quy
định cụ thể của từng loại hình cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần và công ty hợp danh,
mỗi chức danh quản lý cơng ty cịn được Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cách
thức xác lập, chấm dứt tư cách quản lý thông qua cơ chế bầu, bổ nhiệm hoặc miễn
nhiệm, bãi nhiệm. Luật Doanh nghiệp 2020 cũng cho các công ty quyền tự quyết định
các chức danh quản lý nội bộ khác theo quy định của Điều lệ (khơng địi hỏi phải có
thẩm quyền nhân danh cơng ty tham gia giao dịch với các bên khác như quy định trước
đây của Luật Doanh nghiệp 2014). Điều này giúp cho các công ty có thể linh động và
chủ động hơn trong việc sắp xếp việc quản trị nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh
của công ty.
Thứ tư, người quản lý cơng ty phải có năng lực chun mơn, năng lực quản lý
và đạo đức tốt trong hoạt động quản trị công ty. Hiện nay, pháp luật Việt Nam và pháp
luật của một số quốc gia đều đòi hỏi người quản lý cơng ty phải thỏa mãn ít nhất ba
điều kiện trong chế độ trách nhiệm: một là bổn phận hành động với sự mẫn cán, cẩn
trọng (duty of care); hai là bổn phận trung thành với công ty (duty of loyalty); và ba là
mục đích hành động sẽ ln vì lợi ích của cơng ty và lợi ích của các chủ sở hữu (duty
to act in the best interest of the company hoặc duty to act in goood faith).
Ngồi trình độ và năng lực trong quản trị kinh doanh, Luật Doanh nghiệp 2020
cũng địi hỏi người quản lý phải có năng lực chuyên môn theo đúng lĩnh vực ngành,
nghề mà công ty đang hoạt động (ở một số chức danh nhất định như thành viên Hội
đồng thành viên theo khoản 2 Điều 93, hay thành viên Hội đồng quản trị theo điểm b
khoản 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020). Thực tế, để có sự tin cậy từ các chủ sở

hữu và được xem xét, bổ nhiệm vào những vị trí quản lý, ứng viên cần phải có kiến


15

thức, chuyên môn trong lĩnh vực mà công ty đang hoạt động (thể hiện qua việc có kinh
nghiệm, bằng cấp học thuật, học hàm hoặc học vị, …). Điều này giúp cho người quản
lý đó khơng những có năng lực tốt về mặt quản trị mà cịn có tầm nhìn trong việc đưa
ra các quyết định trong kinh doanh của cơng ty. Hai vấn đề này có mối liên hệ mật thiết
và bổ trợ cho nhau trong quá trình người quản lý điều hành công ty. Dù vậy, pháp luật
doanh nghiệp lại không quy định mức độ hiểu biết, kinh nghiệm và chuyên môn của
người quản lý cần đến đâu để đảm nhận vai trị điều hành, quản lý cơng ty, mà sẽ do
công ty và các chủ sở hữu xem xét, quyết định trong từng trường hợp tuyển dụng, bổ
nhiệm cụ thể.
Thứ năm, theo Điều 135 Bộ luật Dân sự 201511 và khoản 24 Điều 4 Luật Doanh
nghiệp 2020, việc xác lập tư cách quản lý của người quản lý công ty được dựa trên quy
định của pháp luật và điều lệ công ty (không kể đến trường hợp theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền). Đây là những chức danh quản lý được định sẵn hay
còn gọi là “chức danh cứng” mà pháp luật đã quy định hoặc chủ sở hữu chính thức
cơng nhận (thơng qua điều lệ công ty).
Hiện nay, với nguyên tắc xác định trên, pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận
các chức danh quản lý thực tế hình thành trong quá trình điều hành cơng ty mà khơng
được điều lệ cơng ty hoặc pháp luật chính thức ghi nhận. Trong khi đó, trên thực tiễn,
có khơng ít trường hợp một người thực hiện chức năng như một người quản lý chính
danh hoặc ra chỉ đạo cho người quản lý chính danh, nhưng những người như vậy lại
không được xem là người quản lý chỉ vì điều lệ cơng ty và pháp luật khơng quy định.
Ví dụ: Giám đốc nhân sự được giao phụ trách mảng nhân sự (được ủy quyền để thay
mặt Tổng Giám đốc ký kết giao dịch và thực hiện công việc trong lĩnh vực lao động),
nhưng Điều lệ công ty không quy định về loại chức danh này, thì họ sẽ khơng được
xem là người quản lý cơng ty. Điều này dẫn đến hệ quả là công ty không thể áp dụng

chế độ trách nhiệm của người quản lý công ty đối với Giám đốc nhân sự này khi có sai
phạm, gây thiệt hại cho cơng ty.
Về vấn đề này, có rất nhiều học giả, luật gia và chuyên gia kinh tế, lao động đã
đưa ra ý kiến để tranh luận về quy định của pháp luật hiện nay. Cụ thể, nếu như một
người khơng chính danh thực hiện chức năng của một người quản lý mà dẫn đến thiệt
hại cho cơng ty thì Luật Doanh nghiệp 2020 khơng có cơ chế để xử lý trách nhiệm của
người đó. Khi này, (i) pháp luật lao động (nếu đó là người lao động của công ty) được
áp dụng để xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất hoặc (ii) pháp luật dân sự về bồi thường
thiệt hại (nếu đó không phải là người lao động của công ty) được áp dụng để xác định
Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diện
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy
quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp
luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).
11


16

mức độ thiệt hại và các chế tài dân sự được áp dụng. Tuy nhiên, điều này lại không phù
hợp với bản chất quan hệ pháp luật vì mối quan hệ giữa người quản lý và công ty
không chỉ thuần túy là một quan hệ dân sự (nghĩa rộng) hay quan hệ lao động (nghĩa
hẹp), mà còn liên quan đến quản trị doanh nghiệp, thuộc lĩnh vực kinh doanh và thương
mại. Theo đó, các chế tài có tính chất thương mại cần phải được áp dụng trong trường
hợp này, và điều này đòi hỏi pháp luật về doanh nghiệp cần phải có nguyên tắc mở
rộng, căn cứ vào bản chất công việc và chức năng, để xác định một người khơng chính
danh hoặc các chức danh khác (chưa được Điều lệ công ty và pháp luật quy định) cũng
là người quản lý công ty.
1.1.3. Phân loại người quản lý công ty
Từ góc độ nghiên cứu Luật Doanh nghiệp 2020 và pháp luật chun ngành có
liên quan, tùy tiêu chí đánh giá mà người quản lý cơng ty có thể được phân loại theo

nhiều nhóm khác nhau, cụ thể như sau:
Người quản lý theo chức danh mà pháp luật quy định và người quản lý do
Điều lệ công ty quy định
Theo khoản 24 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020, dựa theo căn cứ xác lập,
người quản lý cơng ty có thể được phân loại thành người quản lý theo chức danh mà
pháp luật quy định và người quản lý do Điều lệ công ty quy định.
Những chức danh quản lý của công ty (không kể đến doanh nghiệp tư nhân)
được “quy định cứng” theo Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm thành viên hợp danh,
Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ
tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Đây là những chức danh cơ bản cần phải có trong cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của
cơng ty. Với mơ hình quản trị hiện nay, việc thiếu vắng một trong những chức danh
quản lý nêu trên sẽ gây nhiều khó khăn và khiến công ty hoạt động không phù hợp với
cơ chế do pháp luật đề ra.
Ngoài những người quản lý theo chức danh “cứng” như trên, Luật Doanh
nghiệp 2020 cũng cho phép các công ty được quy định thêm các chức danh quản lý
khác tại điều lệ công ty tùy thuộc vào nhu cầu thực tế và hoạt động đặc thù của cơng ty
đó, chẳng hạn như: Giám đốc pháp chế (Legal Director), Giám đốc vận hành (Chief
Operating Officer – COO), Giám đốc tài chính (Chief Financial Offier – CFO), Giám
đốc hành chính (Chief Admin Offier – CAO), Giám đốc sản xuất (Chief Production
Officer – CPO), Kế toán trưởng (Chief Accountant – CA), các trưởng phòng, …12
Người quản lý điều hành (executive director) và người quản lý không điều
“Các chức danh phổ biến trong một công ty”, truy cập ngày 02/04/2022.
12


17

hành (non-executive director)
Trước hết, tác giả xin nhắc lại rằng, thuật ngữ “director” trong pháp luật Việt

Nam được hiểu là vị giám đốc (hay còn cọi là CEO), còn theo pháp luật nước ngồi thì
được hiểu là thành viên của Hội đồng Giám đốc (Board of Directors). Ở mục này, tác
giả sử dụng cụm từ chung là người quản lý cơng ty để đề cập và phân biệt nhóm người
quản lý điều hành và người quản lý không điều hành, chứ không dịch sát nghĩa thuật
ngữ “director” như bản chất pháp lý theo pháp luật nước ngoài.
Người quản lý điều hành và người quản lý không điều hành đều là những người
lãnh đạo của công ty. Điểm tương đồng là họ đều tham gia, đóng góp vào q trình
điều hành các hoạt động của công ty thông qua việc quản lý các công việc thường nhật,
thảo luận, ra nghị quyết để công ty thực hiện và chịu trách nhiệm trước các chủ sở hữu
của công ty về các quyết định và công việc kinh doanh hoặc công việc nội bộ của công
ty.
Điểm khác biệt giữa hai loại người quản lý này nằm ở cách xác lập tư cách quản
lý, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của họ khi thực hiện công việc cho công ty.
Người quản lý điều hành thường là người lao động cấp cao, được công ty tuyển dụng
vào vai trị quản lý và làm việc tồn thời gian (full time). Theo đó, người quản lý điều
hành thông thường sẽ là Tổng Giám đốc (CEO – Chief Exetive Officer), Giám đốc Tài
chính (CFO – Chief Financial Officer), Giám đốc Kinh doanh (Business Director), …13
Cơng ty có quy mơ càng lớn thì số lượng và cơ cấu, tổ chức của những người quản lý
điều hành càng đa dạng và chun mơn hóa14. Họ thay mặt chủ sở hữu công ty thực
hiện và quản lý công việc hàng ngày của từng phịng ban hay hoạt động tổng thể của
cơng ty (company affairs hay business affairs), sau đó có trách nhiệm báo cáo kết quả
làm việc với chủ sở hữu.
Người quản lý không điều hành thường không thực hiện chức năng quản lý sát
sao các công việc của công ty, không phải người lao động của công ty hay làm việc
toàn thời gian như người quản lý điều hành. Họ chỉ thảo luận với tập thể những người
quản lý về đường lối hoạt động, chiến lược phát triển của công ty trong một giai đoạn
nhất định15.
Người quản lý độc lập (còn được gọi là thành viên độc lập Hội đồng quản trị)
Ở mục này, tác giả sẽ phân tích cụ thể về cách phân chia người quản lý không
điều hành thành hai nhóm người quản lý nhỏ hơn, gồm người quản lý độc lập và không

độc lập.
Pamela Hanrahan, Ian Ramsay và Goef Stapledon, tlđd 8, trang 208.
“Phân biệt 5 loại mơ hình tổ chức doanh nghiệp phổ biến hiện nay”, truy cập ngày 02/04/2022.
15 Pamela Hanrahan, Ian Ramsay và Goef Stapledon, tlđd 8, trang 209.
13
14


18

Theo pháp luật Úc, thành viên độc lập Hội đồng Giám đốc được định nghĩa là
một người quản lý không điều hành mà trong đó: (i) Người quản lý này không là một
cổ đông lớn hoặc là cán bộ của một cổ đơng lớn của cơng ty hoặc có mối liên hệ (cả
trực tiếp và gián tiếp) với các cổ đông lớn trong công ty; (ii) Không được tuyển dụng
vào vị trí có khả năng điều hành bởi cơng ty hoặc cơng ty có liên quan; (iii) Khơng là
nhà cung cấp hoặc khách hàng quan trọng của công ty hoặc một công ty liên quan hoặc
một cán bộ hoặc một người khác có mối quan hệ (cả trực tiếp và gián tiếp) với bên
cung cấp hoặc bên khách hàng quan trọng đó; (iv) Khơng có mối quan hệ hợp đồng
quan trọng với công ty hoặc một công ty liên quan với tư cách là giám đốc của công ty;
và (v) Khơng có bất kỳ lợi ích nào hoặc khơng có cơng việc kinh doanh hoặc khơng có
mối quan hệ khác mà có thể (trong một chừng mực hợp lý) nhận thức được việc can
thiệp vào khả năng của thành viên Hội đồng Giám đốc để hành động vì lợi ích tốt nhất
cho cơng ty16.
Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có những quy định tương đồng với pháp luật Úc.
Mặc dù không có định nhĩa về thành viên độc lập Hội đồng quản trị, Luật Doanh
nghiệp 2020 đã có quy định loại thành viên này tại Điều 137, 154, 155 và một số điều
khoản khác. Theo đó, điều lệ cơng ty sẽ quy định cụ thể số lượng, quyền và nghĩa vụ,
các thức tổ chức và phối hợp hoạt động của của các thành viên độc lập Hội đồng quản
trị (trong trường hợp cơng ty cổ phần lựa chọn mơ hình quản trị khơng có Ban kiểm
sốt). Thành viên độc lập Hội đồng quản trị cần đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện tối

thiểu mà Luật Doanh nghiệp 2020 đề ra (trừ trường hợp pháp luật về chứng khốn có
quy định khác), cụ thể là: (i) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty
mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty,
công ty mẹ hoặc công ty con của cơng ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó; (ii) Khơng
phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành
viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định; (iii) Khơng phải là người có vợ hoặc
chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là
cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
(iv) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có
quyền biểu quyết của cơng ty; (v) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội
đồng quản trị, Ban kiểm sốt của cơng ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường
hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.
Người quản lý chính danh và người quản lý phi chính danh (cịn gọi là người
quản lý thực tế hoặc người quản lý ngầm)
Như tác giả đã đề cập tại phần khái niệm của người quản lý công ty trên đây,
pháp luật một số quốc gia theo hệ thống thông luật xác định ai là người quản lý công ty
16

Pamela Hanrahan, Ian Ramsay và Goef Stapledon, tlđd 8, trang 209.


19

khơng chỉ dựa trên chức danh người đó đang nắm giữ, mà còn dựa trên chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn mà họ thực tế đã thực hiện trong quá trình quản trị cơng ty.
Ngoại trừ những người quản lý chính danh (tức là được xác định cụ thể theo pháp luật
hoặc theo điều lệ, nghị quyết của công ty) thì pháp luật của các quốc gia này xác định
phổ biến nhất là người quản lý ngầm (shadow director) và người quản lý thực tế (de
facto director).
Đối với những người quản lý ngầm, họ là những người đứng sau và đưa ra các

chỉ đạo để những người quản lý chính danh thực hiện theo. Mặc dù những người quản
lý ngầm khơng được chính thức ghi nhận là người quản lý cơng ty, nhưng theo quy
định của pháp luật nước ngồi, những người này vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các
chỉ đạo của mình có bản chất là điều hành cơng ty. Theo đó, nếu có sai phạm và gây
thiệt hại cho công ty, những người quản lý ngầm phải chịu các chế tài của pháp luật và
điều lệ tương tự như được áp dụng đối với người quản lý cơng ty chính danh.
Đối với người quản lý thực tế (de facto director), đây là loại thành viên phi
chính danh của Hội đồng Giám đốc, cụ thể bao gồm: (i) người đã được bổ nhiệm vào vị
trí thành viên Hội đồng Giám đốc nhưng không được mô tả là một thành viên; (ii)
người thực hiện hành vi như một thành viên Hội đồng Giám đốc nhưng không được bổ
nhiệm một cách hợp lệ để trở thành thành viên Hội đồng Giám đốc. Pháp luật nước
ngồi khơng đặt nặng vấn đề thủ tục bổ nhiệm, mà chú trọng vào bản chất hoạt động
quản trị của những người này và xem họ là người quản lý thực tế trong công ty. Tương
tự người quản lý ngầm, người quản lý thực tế của công ty dù chưa được thông qua các
thủ tục để chính thức được bổ nhiệm nhưng họ vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các
hoạt động quản lý của mình tương tự như những người quản lý chính danh.
Cùng xem xét ví dụ liên quan đến vụ kiện giữa Standard Chartered Bank và
Công ty Antico tại Úc17 như dưới đây:
Cơng ty Giant Resources Ltd có các cổ đơng và tỉ lệ sở hữu cổ phần như sau: (i)
02 công ty con do Công ty Pioneer International Ltd sở hữu tồn bộ vốn: 42%; (ii) Cổ
đơng 1: 10%; (iii) Cổ đông 2: 6%; (iv) Cổ đông 3: 6%; và (v) Cổ đơng 4: 3%. Vì 02
cơng ty con của Cơng ty Pioneer là cổ đông lớn của Công ty Giant Resources (chiếm
42% tổng số cổ phần), nên Công ty Pioneer qua đó có quyền kiểm sốt gián tiếp đối
với Cơng ty Giant Resources so với các cổ đơng cịn lại. Công ty Pinoneer cũng đồng
thời bổ nhiệm 03 người của mình trở thành thành viên Hội đồng Giám đốc của Công ty
Giant Resources. Công ty Pioneer là bên đưa ra các chỉ đạo chiến lược trong các quyết
định của Công ty Giant Resources khi bán tài sản của công ty cho bên khác. Mặt khác,
Cơng ty Pioneer cịn áp đặt các u cầu của mình rằng báo cáo tài chính của Công ty
Giant Resources cần phải thống nhất với nội dung báo cáo tài chính của Cơng ty
17


Pamela Hanrahan, Ian Ramsay và Goef Stapledon, tlđd 8, trang 211 – 213.


×