Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Pháp luật về bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế giới tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

ĐỖ THỊ THU HÀ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN
THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN
THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỖ THỊ THU HÀ
Khóa: 43

MSSV: 1853801011045

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. PHAN THỊ KIM NGÂN

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN


Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Phan Thị Kim Ngân, đảm
bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham
khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.

TP. HCM, ngày 29 tháng 6 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Thu Hà


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

Công ước Heritage

Công ước về việc Bảo vệ Di sản
văn hoá và tự nhiên của thế giới

DSTG

Di sản thế giới
Trung tâm nghiên cứu quốc tế về


ICCROM

ICOMOS

bảo tồn và trùng tu các di sản văn
hóa
Hội đồng quốc tế về Di tích và Di
chỉ
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP

Nghị định số 109/2017/NĐ-CP

của Chính phủ ngày 21 tháng 09
năm 2017 quy định về bảo vệ và
quản lý Di sản văn hóa và thiên
nhiên thế giới ở Việt Nam

Nghị định số 38/2019/NĐ-CP

Nghị định số 38/2019/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 29 tháng 3
năm 2021 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực
văn hóa và quảng cáo

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNESCO


Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa của Liên hợp quốc

VHTTDL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC
GIÁ TRỊ DI SẢN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM .....................................................8
1.1. Khái quát về di sản thế giới và vấn đề bảo tồn, khai thác giá trị di sản
thế giới ....................................................................................................................8
1.1.1. Khái quát về di sản thế giới ......................................................................8
1.1.2. Khái quát về bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế giới ........................13
1.2. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế
giới tại Việt Nam..................................................................................................20
1.2.1. Sự cần thiết phải bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế giới bằng các
quy định pháp luật .............................................................................................20
1.2.2. Một số quy định pháp luật về bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế giới
tại Việt Nam.......................................................................................................23
1.2.3. Các nguyên tắc trong bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế giới tại Việt
Nam theo quy định pháp luật ............................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC
GIÁ TRỊ DI SẢN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT .................................................................................34

2.1. Thực trạng pháp luật về bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế giới tại
Việt Nam...............................................................................................................34
2.1.1. Thực trạng pháp luật về bảo tồn di sản thế giới tại Việt Nam ................34
2.1.2. Thực trạng pháp luật về khai thác giá trị di sản thế giới tại Việt Nam ..42
2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế
giới tại Việt Nam..................................................................................................45
2.2.1. Định hướng chung hoàn thiện pháp luật về bảo tồn di sản thế giới tại
Việt Nam ............................................................................................................45
2.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo tồn và khai thác giá trị di
sản thế giới tại Việt Nam ...................................................................................47


2.2.3. Các giải pháp nâng cao ý thức tuân thủ tuân thủ pháp luật về bảo tồn và
khai thác giá trị di sản thế giới tại Việt Nam ....................................................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................51
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam tự hào với lịch sử hơn ngàn năm văn hiến, sở hữu nhiều cảnh đẹp
hùng vĩ, là quốc gia có đến 08 di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hợp quốc (UNESCO) cơng nhận là di sản thế giới (DSTG) trên tổng số
193 quốc gia thành viên.1 Mỗi DSTG ở Việt Nam mang trong mình những Giá trị
Nổi bật Toàn cầu, cần được bảo tồn chặt chẽ và khai thác hợp lý.
Trên thực tế, vấn đề bảo tồn và khai thác giá trị DSTG ở Việt Nam chưa là
vấn đề “nóng”, cấp thiết bên cạnh các vấn đề kinh tế – xã hội khác hiện nay. Tuy
nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển, tồn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu
rộng như hiện nay, cùng với việc bảo tồn và khai thác giá trị DSTG đang là một vấn

đề mang tính chất tồn cầu thì trong tương lai, vấn đề này sẽ là khía cạnh lớn về
mơi trường cần phải quan tâm ở nước ta.
Thời gian qua, cơng tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị DSTG chưa thật
sự hiệu quả, hệ thống pháp luật về DSTG còn một số hạn chế. Hiện nay, vấn đề bảo
tồn và khai thác giá trị DSTG được đề cập trong một số văn bản như: Luật Di sản
văn hóa (Luật số 28/2001/QH10) ngày 29 tháng 6 năm 2001 (Luật DSVH 2001),
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 09 năm 2017 quy định
về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam (Nghị định
số 109/2017/NĐ-CP). Điều đó chứng tỏ Nhà nước ta đã có sự quan tâm nhất định
đến vấn đề bảo tồn và khai thác giá trị DSTG, bởi DSTG không chỉ là niềm tự hào
của dân tộc Việt Nam khi hội nhập quốc tế, mà cịn đóng vai trị quan trọng trong
việc lưu giữ những giá trị văn hóa ngàn đời, vai trò trong phát triển kinh tế, giải
quyết một số vấn đề xã hội, bảo vệ nguồn đa dạng sinh học,… Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đạt được trong việc bảo tồn và khai thác giá trị các DSTG thì
những năm qua, các DSTG vẫn đang gặp một số vấn đề đe dọa xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau như: hoạt động khai thác không hợp lý của con người, ơ
nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu,… Ngồi ra, các quy định pháp luật về bảo tồn
và khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam chưa thực sự đầy đủ, có quy định khơng
theo kịp với sự phát triển của xã hội, nhiều quy định cịn thiếu tính đồng nhất dẫn
đến việc bảo tồn và khai thác giá trị DSTG chưa thực sự hiệu quả. Do đó, việc hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSTG là rất cần thiết, góp phần bảo tồn và
phát huy các giá trị DSTG cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước.

1

World Heritage Centre, “World Heritage List”, truy cập ngày 27/4/2022.

1



Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về DSTG đã được nhiều học giả quan
tâm. Tuy nhiên, theo như tìm hiểu của tác giả thì hiện nay, vẫn chưa có một cơng
trình nghiên cứu nào tiếp cận cơng tác bảo tồn và khai thác giá trị DSTG ở Việt
Nam về khía cạnh pháp lý một cách cụ thể, chi tiết. Do đó, việc nghiên cứu, bổ
sung, sửa đổi các quy định pháp luật để việc bảo tồn và khai thác các giá trị DSTG
ở nước ta ngày một tốt đẹp hơn là một việc làm cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề về mặt pháp lý và thực tiễn, tác giả nhận thấy việc
nghiên cứu để đưa ra những bất cập, đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật
bảo vệ mơi trường trong vấn đề DSTG có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn,
cần thiết tạo lập một hành lang pháp lý hoàn thiện hơn nữa làm cơ sở để bảo tồn và
khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn để tài: “Pháp luật về bảo tồn và khai
thác giá trị Di sản thế giới tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân.
Thơng qua việc nghiên cứu chuyên sâu những quy định pháp luật về bảo tồn và khai
thác giá trị DSTG tại Việt Nam, tác giả mong muốn đưa ra một số kiến nghị để
hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong công
tác bảo tồn và khai thác giá trị DSTG hiện nay ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy vấn đề bảo tồn và
khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam ngày càng được cộng đồng quan tâm.
- Ở góc độ giáo trình, Giáo trình Luật Mơi trường của Trường Đại học Luật
Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2015 tại chương XI – Pháp luật về
bảo tồn di sản, theo như nghiên cứu của tác giả thì Giáo trình chỉ chủ yếu đề cập
đến việc bảo vệ di sản văn hóa nói chung, nội dung chủ yếu của pháp luật di sản văn
hóa vật thể và những trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo tồn
di sản mà chưa nghiên cứu một cách tổng thể cũng như chuyên sâu các quy định
pháp luật Việt Nam có liên quan đến DSTG cũng như vấn đề pháp luật về bảo tồn
và khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam.
- Lê Thị Thanh Vân (2015), Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp
huyện đối với di sản văn hóa thế giới tại địa phương, Luận văn thạc sĩ luật học,

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đưa đến cho người đọc
những phân tích về cơ sở lý luận và pháp lý, thực trạng cũng như chỉ ra một số bất
cập, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cụ thể về vấn đề quản lý nhà nước của
Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với di sản văn hóa thế giới tại địa phương. Tuy chỉ
đề cập đến khía cạnh quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với nhóm di sản
2


văn hóa thế giới tại địa phương, khơng nghiên cứu tổng quan về vấn đề bảo tồn và
khơng phân tích khía cạnh khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam, nhưng từ những
phân tích và kiến nghị trên, tác giả sẽ có những nền tảng để phân tích thực trạng
pháp luật về bảo tồn DSTG tại Việt Nam trong Chương 2, nhất là những bất cập
trong quản lý DSTG của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Huỳnh Thị Phương Loan (Chủ nhiệm đề tài) (1997), Pháp luật môi trường
và vấn đề bảo vệ di sản văn hóa dân tộc đối với sinh viên, Đề tài tham gia hội nghị
nghiên cứu khoa học của sinh viên lần thứ nhất, Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh. Với đề tài này, tác giả đã đưa ra những phân tích về tầm quan trọng,
nguy cơ các di sản văn hóa bị đe dọa, cùng nhiều phân tích về các quy định của
pháp luật trong việc bảo vệ di sản văn hóa. Đề tài cũng chỉ ra những bất cập về vấn
đề bảo vệ các đô thị cổ, việc xây dựng gần các khu di tích. Từ đó, đưa ra một số
kiến nghị. Mặc dù đề tài đã được viết khá lâu và chưa đi sâu phân tích vấn đề DSTG
nhưng những phân tích về tầm quan trọng cũng như những nguy cơ mà di sản văn
hóa có thể gặp phải là một nguồn tư liệu hữu ích để tác giả tham khảo khi viết
những vấn đề tổng quan về DSTG trong Chương 1.
- Nguyễn Viết Cường (2021), Quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
ở Việt Nam theo Cơng ước DSTG, Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa, Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội. Đây là cơng trình luận án đầu tiên nghiên cứu, đưa ra cách
tiếp cận mới về quản lý DSTG ở Việt Nam theo Công ước DSTG và đặc biệt là theo
quan điểm phát triển bền vững. Luận án có sự so sánh, đối chiếu với nội dung quản
lý DSTG quy định tại văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện hành, nghiên cứu

về quản lý toàn bộ 08 DSTG ở Việt Nam, giới thiệu kinh nghiệm quản lý một số
DSTG cụ thể ở nước ngồi, qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho việc nâng cao
năng lực quản lý DSTG ở nước ta trong thời gian tới. Tuy chỉ đề cập đến khía cạnh
quản lý DSTG ở Việt Nam và khơng đề cập đến vấn đề khai thác giá trị DSTG cũng
như các khía cạnh bảo tồn khác ngồi quản lý, nhưng đề tài trên đã là một tài liệu
quan trọng để tác giả hoàn thiện cả hai Chương, đặc biệt là khi phân tích những quy
định về vấn đề quản lý DSTG trong Chương 2.
- Trịnh Ngọc Chung (2016), Quản lý DSTG ở Việt Nam (qua trường hợp Cố
đô Huế và Đô thị cổ Hội An), Luận án tiến sĩ Văn hóa học, chuyên ngành Quản lý
văn hóa, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Hà Nội. Đối tượng nghiên
cứu của luận án là công tác quản lý, cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ và
quá trình hoạt động của cơ quan quản lý DSTG tại Cố đô Huế và Đô Thị cổ Hội An
từ năm 1993 (năm di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh là
DSTG). Luận án là cơng trình trực tiếp nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống
3


về thực trạng quản lý DSTG ở Việt Nam, hình thành các luận cứ khoa học để bước
đầu nâng cao hiệu quả mơ hình cơ quan quản lý DSTG. Qua việc trình bày các khái
niệm, lý thuyết khoa học, nghiên cứu hai mơ hình quản lý Di tích Cố đơ Huế và
Khu phố cổ Hội An, cho thấy chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nguồn nhân
lực đều đang gặp nhiều vấn đề. Nghiên cứu mơ hình hợp tác công – tư (PPP) trên
nhiều quốc gia khác khi đã tách hai chức năng: quản lý di sản vẫn thuộc về Nhà
nước, quản trị và thu phí trao cho Doanh nghiệp. Luận án đi sâu phân tích thực
trạng quản lý của 02 trong số 08 DSTG ở Việt Nam, phần nhiều phân tích về mơ
hình quản lý. Những kết quả thu được của luận án là tài liệu tham khảo tốt để tác
giả đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo tồn DSTG trong Chương 2.
- Các tác giả: Nguyễn Quốc Hùng (2006), “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hóa và thiên nhiên những hạn chế và giải pháp khắc phục”, Quản lý nhà nước,
Học viện hành chính, số 125; Trung Thị Thu Thủy (2014), “Bảo tồn và phát huy

các di sản văn hóa”, Lý luận chính trị, số 8/2014; Phan Đình Dũng (2014), “Bảo
tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với sinh kế và phát triển cộng đồng dân cư tại
chỗ”, Lý luận chính trị, số 4/2014; Đinh Thị Minh Tuyết, Triệu Thị Ngọc (2015),
“Quản lý nhà nước về văn hóa và di sản văn hóa”, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học
viện hành chính, số 235 (8/2015); tr.63 – 66. Những bài báo trên đã nêu lên những
bất cập và đề xuất giải pháp của những bất cập đó trong q trình bảo tồn, phát huy
giá trị các di sản văn hóa tại Việt Nam. Mặc dù hiện nay, tình hình bảo tồn và khai
thác giá trị DSTG ở Việt Nam đã có một số chuyển biến so với trước, nhưng những
kết quả mà những cơng trình nghiên cứu trên rút ra được đã là tư liệu hữu ích để tác
giả tiếp tục nghiên cứu những bất cập và đề xuất thêm các giải pháp trong công tác
bảo tồn và khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam ở Chương 2.
- Các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế: UNESCO, Hội đồng quốc tế về Di
tích và Di chỉ (ICOMOS), IUCN2, Trung tâm nghiên cứu quốc tế về bảo tồn và
trùng tu các di sản văn hóa (ICCROM) đã cung cấp những kiến thức, chỉ dẫn giúp
tác giả có cái nhìn bao quát về đề tài nghiên cứu, tư liệu để hoàn thành cả hai
Chương của đề tài. Cụ thể là những vấn đề về việc thực hiện Công ước về bảo vệ di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, kinh nghiệm về quản lý tại các DSTG, phát
triển DSTG thơng qua cộng đồng, vấn đề biến đổi khí hậu tác động đến DSTG.3
2

IUCN là Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới.

3

Arthur Pedersen (2002), “Tài liệu hướng dẫn thực tiễn cho các nhà quản lý khu Di sản thế giới – Quản lý du
lịch tại các khu di sản thế giới”, truy cập
ngày 18/6/2022.
Jim Perry and Charlie Falzon (2014), “Climate Change Adaptation for Natural World Heritage Sites – A
Practical Guide”, truy cập ngày 18/6/2022.


4


Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu trong và ngồi nước liên quan đến đề
tài khóa luận, tác giả nhận thấy:
- Các nghiên cứu về bảo tồn và khai thác giá trị DSTG ở Việt Nam được phát
triển và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Khai thác từ khía cạnh di sản văn hóa
nói chung đến DSTG nói riêng; từ các vấn đề mang tính bao qt về bảo tồn và khai
thác DSTG đến các vấn đề cụ thể như: bảo vệ DSTG gắn với phát triển bền vững,
khai thác các giá trị DSTG, nhận diện các nguy cơ ảnh hưởng đến di sản, vấn đề
phát triển du lịch trong bảo tồn và khai thác giá trị DSTG, định hướng nâng cao
hiệu quả quản lý các DSTG, có sự so sánh đối chiếu giữa pháp luật Việt Nam với
các quy định của Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
- Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa bao quát được một số vấn đề về bảo
tồn DSTG ở Việt Nam, chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề khai thác giá trị DSTG ở
Việt Nam mà mới chỉ đi sâu về vấn đề quản lý nhà nước đối với các DSTG.
Có thể thấy, chủ đề nghiên cứu về DSTG đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả
tham khảo, kế thừa phục vụ cho mục đích nghiên cứu của khóa luận. Việc các
nghiên cứu đi trước ít hoặc khơng đề cập đến vấn đề bảo tồn và khai thác giá trị
DSTG tại Việt Nam sẽ là cơ hội để tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và bàn luận sâu
hơn.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm tìm ra những bất cập trong các quy định
của pháp luật môi trường liên quan đến bảo tồn và khai thác giá trị DSTG tại Việt
Nam. Từ đó, đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật, góp phần
nâng cao hiệu quả trong việc bảo tồn và khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Khóa luận tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật môi trường

liên quan đến việc bảo tồn và khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam, thực trạng của
việc bảo tồn và khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam và các giải pháp hoàn thiện các
UNESCO with the European Commission, Universitat Politècnica de Valencia, Brandenburgische
Technische Universität Cottbus and Deakin University (2012), “Community development through World
Heritage”, truy cập ngày 18/6/2022.
UNESCO
World
Heritage
Centre
(2009),
“World
truy cập ngày 18/6/2022.

Heritage

and

Buffer

Zones”,

May Cassar (Centre for Sustainable Heritage, University College London, United Kingdom) and other
authors (2007), “Climate Change and World Heritage”, truy cập ngày
18/6/2022.

5


quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo tồn và khai thác giá trị
DSTG tại Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Về không gian:
 Đề tài tập trung phân tích các quy định pháp luật liên quan đến việc bảo
tồn và khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam, giới hạn chỉ nghiên cứu về các di sản
văn hóa vật thể.
 Đề tài khơng đề cập đến vấn đề bảo tồn và khai thác giá trị các di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản tư liệu thế giới.
- Về thời gian: Tác giả chủ yếu phân tích các quy định tại Luật DSVH 2001,
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (Luật số 32/2009/QH12)
ngày 18 tháng 6 năm 2009, Nghị định số 109/2017/NĐ-CP và Công ước về việc
Bảo vệ Di sản văn hố và tự nhiên của thế giới (Cơng ước Heritage).
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện dựa trên nền tảng phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin. Tác giả đã sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể là:
- Chương 1: Tổng quan về pháp luật bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế
giới tại Việt Nam

 Phương pháp phân tích – diễn giải – tổng hợp: để có cái nhìn tổng quan về
pháp luật bảo tồn và khai thác giá trị DSTG ở Việt Nam bằng việc đưa ra và phân
tích các khái niệm, đặc điểm, các yếu tố tác động, các nguyên tắc và sự cần thiết
phải bảo tồn và khai thác giá trị DSTG bằng các quy định pháp luật. Sau đó đi đến
tổng hợp các phân tích và đưa ra kết luận Chương 1.

 Phương pháp so sánh: dùng để so sánh pháp luật về bảo tồn và khai thác
giá trị DSTG ở Việt Nam qua các thời kì, thấy được sự phát triển của pháp luật điều
chỉnh về vấn đề DSTG ở Việt Nam.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế
giới tại Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật


 Phương pháp phân tích – chứng minh: Tác giả phân tích những quy định
của pháp luật hiện hành liên quan về vấn đề bảo tồn và khai thác giá trị DSTG tại
Việt Nam. Từ đó, chứng minh các quy định pháp luật có một số điểm bất cập, mâu
thuẫn và cần được hoàn thiện.

 Phương pháp so sánh: So sánh các quy định về bảo tồn và khai thác giá trị
DSTG tại Việt Nam ở các văn bản khác nhau, phát hiện sự thiếu sót trong các quy
6


định pháp luật đó. Từ đó, thấy được quy định pháp luật nào là phù hợp với tình hình
hiện nay, quy định pháp luật nào cần được sửa đổi, bổ sung.

 Phương pháp tổng hợp: Sau khi thực hiện phân tích, chứng minh, so sánh
các quy định pháp luật, tác giả rút ra một số kết luận và tổng hợp lại để đưa ra một
số kiến nghị nhằm hoàn thiện và đồng bộ các quy định pháp luật trong việc bảo tồn
và khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận được trình bày trong hai chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về pháp luật bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế giới
tại Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế giới
tại Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

7


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BẢO TỒN VÀ KHAI
THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

DSTG là tài sản quý báu không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn là một bộ
phận của di sản văn hóa nhân loại. Do đó, việc bảo tồn và khai thác giá trị DSTG
một cách hợp lý cần được thúc đẩy để góp phần trong sự phát triển của nhân loại.
1.1. Khái quát về di sản thế giới và vấn đề bảo tồn, khai thác giá trị di
sản thế giới
1.1.1. Khái quát về di sản thế giới
1.1.1.1. Khái niệm di sản thế giới
DSTG được ví von như “món q từ quá khứ đến tương lai”.4 UNESCO đã
mô tả di sản “là những gì chúng ta kế thừa từ quá khứ, những gì đang hiện hữu
trong đời sống của chúng ta và là những gì chúng ta truyền lại cho thế hệ mai sau”.5
Điều làm cho DSTG trở nên đặc biệt là DSTG thuộc về tất cả các dân tộc trên thế
giới, bất kể di sản đó ở đâu.6
Theo Từ điển Tiếng Việt, “di sản” được định nghĩa đơn giản là “tài sản của
người chết để lại, cái của thời trước để lại”.7 Còn “thế giới” được định nghĩa là:
“Trái Đất, là nơi con người sinh sống, thường dùng để chỉ tồn thể lồi người nói
chung đang sinh sống trên Trái Đất”.8 Từ đây, có thể hiểu nơm na: “DSTG là tài sản
do thế hệ trước để lại cho toàn thể loài người”. Định nghĩa DSTG sẽ chi tiết, cụ thể,
rõ ràng hơn nếu xét dưới khía cạnh pháp lý.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP giải thích DSTG như sau:
“Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (sau đây gọi chung là DSTG) là di tích lịch
sử – văn hóa9, danh lam thắng cảnh10 tiêu biểu của Việt Nam có Giá trị Nổi bật
Tồn cầu về văn hóa và thiên nhiên, được UNESCO ghi vào Danh mục DSTG”.

4

“Heritage – a gift from the past to the future”, truy cập
ngày 15/4/2022.
5

Vụ Pháp chế, “Công ước năm 1972 về bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới”, truy cập ngày 25/4/2022.

6

World Heritage Centre, “World Heritage Information Kit”, truy
cập ngày 21/3/2022.
7

Hoàng Phê, Trung tâm Từ điển học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 254.

8

Hoàng Phê, tlđd(7), tr. 934.

9

Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng
trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học (khoản 3 Điều 4 Luật DSVH 2001).

8


Để đảm bảo tối đa việc nhận diện và bảo tồn các DSTG, đảm bảo mối quan
hệ hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; năm
1972, các Quốc gia thành viên của UNESCO đã thông qua Công ước Heritage tại
kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO ở Paris vào ngày 16 tháng 11 năm 1972.
Các Quốc gia thành viên của Cơng ước cơng nhận trách nhiệm chính của mình để
đảm bảo việc xác định, bảo vệ, bảo tồn và chuyển giao các DSTG của đất nước cho
các thế hệ tương lai. Tính đến tháng 3 năm 2020, trên tồn thế giới có 193 quốc gia
tham gia Cơng ước, 1.121 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới thuộc 167 quốc gia
được UNESCO ghi danh, bao gồm 869 di sản văn hóa, 213 di sản thiên nhiên và 39
di sản hỗn hợp.11 Việt Nam chính thức phê chuẩn tham gia Công ước Heritage vào

ngày 19/10/1987.12
Theo Công ước Heritage, DSTG là Di sản văn hóa hoặc Di sản tự nhiên hoặc
Di sản hỗn hợp của quốc gia thành viên Công ước có Giá trị Nổi bật Tồn cầu về
văn hóa hoặc thiên nhiên, được UNESCO ghi vào Danh mục DSTG.
Từ việc đưa ra các khái niệm và đối chiếu các khái niệm với nhau cho thấy
cách hiểu về DSTG trong Công ước Heritage và pháp luật Việt Nam có một số điểm
tương đồng. Tuy nhiên, Cơng ước Heritage vẫn có cái nhìn cụ thể hơn khi định
nghĩa về DSTG. Bởi vì, trong khi Nghị định số 109/2017/NĐ-CP định nghĩa DSTG
là “di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh có Giá trị Nổi bật Tồn cầu về
văn hóa và thiên nhiên” thì Cơng ước Heritage lại có cái nhìn cụ thể, rõ ràng hơn
khi quy định DSTG là Di sản văn hoá hoặc Di sản tự nhiên hoặc Di sản hỗn hợp.
Cách hiểu về di sản văn hóa ở Công ước và pháp luật Việt Nam là khác nhau. Mặc
dù, suy cho cùng, DSTG trong định nghĩa của Công ước chính là các di sản vật thể,
khơng phải là di sản văn hóa phi vật thể. Tóm lại, có thể hiểu: “DSTG là sản phẩm
vật chất về văn hóa hoặc tự nhiên hoặc mang cả đặc trưng về văn hóa và tự nhiên,
có Giá trị Nổi bật Tồn cầu, được UNESCO công nhận là DSTG và ghi vào Danh
sách DSTG”.
1.1.1.2. Phân loại di sản thế giới

10

Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với
cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học (khoản 4 Điều 4 Luật DSVH 2001).
11

Nguyễn Viết Cường, “Thực tiễn quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam theo Công ước
DSTG”, truy cập ngày 07/6/2022.
12

Đỗ Vũ, “Tìm hiểu Cơng ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới”, truy cập ngày 15/4/2022.


9


Công ước Heritage chia DSTG thành ba loại là: Di sản văn hóa, Di sản tự
nhiên và Di sản hỗn hợp.
Theo đó, Điều 1 Cơng ước Heritage định nghĩa Di sản văn hóa bao gồm: (i)
Các di tích: các cơng trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hồnh tráng, các yếu tố
hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có
giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học; (ii) Các
quần thể: các nhóm cơng trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị
quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc, sự
thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan; (ii) Các thắng
cảnh: các công trình của con người hoặc những cơng trình của con người kết hợp
với các cơng trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các di chỉ khảo cổ học,
có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân
chủng học.
Với Di sản tự nhiên, Điều 2 Công ước Heritage định nghĩa bao gồm: (i) Các
di tích tự nhiên được tạo thành bởi những cấu trúc hình thể và sinh vật học hoặc bởi
các nhóm cấu trúc như vậy, có một giá trị đặc biệt về phương diện thẩm mỹ hoặc
khoa học; (ii) Các cấu trúc địa chất học và địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh
giới đã được xác định là nơi cư trú của các giống động vật và thực vật có nguy cơ bị
tiêu diệt, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học bảo tồn; (iii) Các cảnh
vật tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới đã được xác định cụ thể, có giá
trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên.
Loại thứ ba, các di sản sẽ được xem là di sản văn hoá và thiên nhiên hỗn hợp
nếu chúng đáp ứng một phần hay toàn bộ các định nghĩa của cả di sản văn hoá và
thiên nhiên được đưa ra trong các Điều 1 và 2 của Công ước Heritage (Điều 46
Hướng dẫn thực hiện Công ước Heritage).
Pháp luật Việt Nam cũng chia DSTG thành ba loại như Công ước Heritage

nhưng với cách hiểu khác hơn. Cụ thể, DSTG được chia thành: Di sản văn hóa thế
giới, Di sản thiên nhiên thế giới và Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp.
Theo đó, Di sản văn hóa thế giới là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh
tiêu biểu của Việt Nam có Giá trị Nổi bật Tồn cầu về văn hóa được UNESCO ghi
vào Danh mục DSTG (khoản 2 Điều 3 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP). Loại thứ
hai, Di sản thiên nhiên thế giới là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu
biểu của Việt Nam có Giá trị Nổi bật Toàn cầu về thiên nhiên được UNESCO ghi
vào Danh mục DSTG (khoản 3 Điều 3 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP). Cuối cùng
là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp, được định nghĩa tại khoản 4 Điều
10


3 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh
tiêu biểu của Việt Nam đáp ứng được tiêu chí của cả Di sản văn hóa thế giới và Di
sản thiên nhiên thế giới, được UNESCO ghi vào Danh mục DSTG.
Với tiêu chí phân loại theo hình thức thể hiện cụ thể, Hướng dẫn thực hiện
Công ước Heritage chia DSTG thành bốn loại.

- Các Cảnh quan Văn hóa: là những di sản văn hóa và thể hiện “các sản
phẩm sáng tạo hỗn hợp của con người và thiên nhiên” như đã nêu trong Điều 1 của
Công ước Heritage (Điều 6 Phụ lục 3 Hướng dẫn đề cử các loại di sản cụ thể vào
danh sách DSTG).

- Các Đô thị và Trung tâm Đô thị Lịch sử. Để được ghi danh là DSTG với tư
cách là Đô thị và Trung tâm Đô thị Lịch sử, các nhóm cơng trình đơ thị cần đáp ứng
một trong các tiêu chí như: (i) Các đơ thị khơng cịn người cư trú nhưng vẫn giữ
được những bằng chứng khảo cổ của quá khứ; (ii) Các đô thị lịch sử vẫn còn người
cư trú và bản chất chúng vẫn phát triển và sẽ tiếp tục phát triển dưới tác động của
những thay đổi về kinh tế – xã hội và văn hóa; (iii) Các đơ thị mới của thế kỷ 20,
tuy cách tổ chức đơ thị của chúng có thể dễ dàng nhận thấy cịn tính xác thực thì

khơng có gì phải bàn cãi, tương lai của những đơ thị này vẫn không rõ ràng bởi sự
phát triển phần lớn là khơng kiểm sốt được (Điều 14 Phụ lục 3 Hướng dẫn đề cử
các loại di sản cụ thể vào danh sách DSTG.)

- Các di sản Kênh. Di sản kênh có Giá trị Nổi bật Tồn cầu có thể là giá trị
lịch sử hoặc kỹ thuật, tự bản thân nó hoặc với tư cách là đại diện tiêu biểu nhất của
loại di sản văn hóa này (Điều 17 Phụ lục 3 Hướng dẫn đề cử các loại di sản cụ thể
vào danh sách DSTG).

- Các di sản Tuyến đường. Tuyến đường di sản bao gồm những yếu tố vật
thể mà giá trị văn hóa của chúng bắt nguồn từ những giao thoa cũng như đối thoại
đa phương giữa các quốc gia hoặc trong khu vực, và biểu hiện các tương tác dọc
theo tuyến đường đó, theo khơng gian và thời gian (Điều 23 Phụ lục 3 Hướng dẫn
đề cử các loại di sản cụ thể vào danh sách DSTG).
1.1.1.3. Đặc điểm của di sản thế giới
Từ việc tìm hiểu về các DSTG, tác giả rút ra một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, các DSTG đều mang trong mình những giá trị vô cùng đặc biệt.
DSTG khác với di sản quốc gia ở chỗ giá trị phổ quát vượt trội. Chứng minh qua
việc để một di sản được công nhận là DSTG thì điều đầu tiên đó chính là di sản ấy
phải đáp ứng tiêu chí về Giá trị Nổi bật Tồn cầu. Điều 49 Hướng dẫn thực hiện
Cơng ước Heritage định nghĩa: “Giá trị Nổi bật Toàn cầu là ý nghĩa văn hoá hoặc
11


thiên nhiên đặc biệt đến mức vượt qua các biên giới quốc gia và có thể có tầm quan
trọng chung cho các thế hệ hiện tại và tương lai của tồn nhân loại”. Điều 77 Hướng
dẫn thực hiện Cơng ước Heritage quy định về Bộ 10 tiêu chí đánh giá Giá trị Nổi
bật Toàn cầu. Cũng theo Điều 78 Hướng dẫn thực hiện Cơng ước Heritage, để được
coi là có Giá trị Nổi bật Toàn cầu, một di sản cũng phải đáp ứng được các điều kiện
về tính tồn vẹn và/hoặc tính xác thực, phải có hệ thống bảo vệ và quản lý đầy đủ

để bảo đảm gìn giữ di sản này.
Thứ hai, DSTG chịu sự tác động của tự nhiên và con người theo thời gian.
Bên cạnh các hành động đem lại sự tích cực cho các DSTG như hoạt động tôn tạo,
trùng tu nhằm bảo tồn DSTG của con người, cịn có những hoạt động của tự nhiên
và con người gây ảnh hưởng tiêu cực đến DSTG như: gió và ánh nắng mặt trời gây
ra những biến đổi về màu sắc của các cơng trình di sản, khơng khí ẩm ướt làm các
cơng trình dễ bị ẩm mốc, một số loại động thực vật gây hại làm suy giảm tính đa
dạng sinh học của các cảnh vật tự nhiên, sự khai thác tài nguyên thiên nhiên trái
phép của con người trong các di sản tự nhiên thế giới làm suy giảm tính đa dạng
sinh học của các di sản thiên nhiên thế giới.
Thứ ba, DSTG mang tính lịch sử. DSTG đượchình thành từ trong q khứ
và cịn tồn tại đến ngày nay. DSTG có thể là minh chứng thể hiện sự giao thoa quan
trọng của các giá trị nhân văn qua một thời kỳ hay trong một khu vực văn hoá của
thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, hoặc công nghệ, nghệ thuật xây dựng
đền tháp, quy hoạch thành phố hay thiết kế cảnh quan. Một số DSTG còn là đại diện
cho những giai đoạn lớn của lịch sử trái đất, một nền văn minh hiện vẫn đang tồn tại
hoặc đã diệt vong, minh chứng sống cho các quá trình địa chất lớn đang tiếp diễn
trong sự phát triển của các địa mạo.
Thứ tư, DSTG có tính quốc tế, trải qua thủ tục cơng nhận khắt khe. Chứng
minh qua việc DSTG là bộ phận của di sản nhân loại, được cả cộng đồng quốc tế
quan tâm và bảo vệ. Hồ sơ đề cử là cơ sở đầu tiên để Ủy ban DSTG xem xét ghi
danh các di sản vào Danh sách DSTG. Hồ sơ đề cử cần có tất cả các thơng tin liên
quan và có chú dẫn các nguồn thông tin. Đây là một quá trình tốn kém và mất nhiều
thời gian.13 Việc xin đăng ký vào danh sách DSTG phải do quốc gia thành viên thực
hiện. Ủy ban DSTG sẽ quyết định ghi khu vực này vào danh sách sau khi xem xét
những đánh giá của ICOMOS và/hoặc IUCN.
13

Hồ sơ đề cử có thể nộp vào bất kỳ thời gian nào trong năm, nhưng chỉ những hồ sơ đề cử “hoàn chỉnh” và
được Ban Thư ký tiếp nhận vào hoặc trước ngày 01 tháng 02 sẽ được Ủy ban DSTG xem xét đưa vào Danh

sách DSTG trong năm kế tiếp. Chỉ những hồ sơ đề cử di sản đã được đưa vào Danh sách Đề cử Dự kiến của
Quốc gia thành viên mới được Ủy ban xem xét.

12


1.1.2. Khái quát về bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế giới
Việc bảo tồn DSTG bắt nguồn từ các giá trị gắn với di sản đó. Khi ghi nhận
một DSTG ngồi việc tơn vinh thì cịn mang mục đích hướng tới việc bảo tồn và
khai thác giá trị các DSTG đó.
1.1.2.1. Khái niệm bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế giới
Bảo tồn không giống như bảo vệ, giữ gìn theo nghĩa thơng thường, bởi nếu
chỉ bảo vệ thì vơ hình chung sẽ làm di sản đó bị đóng băng, khn thước. Bảo tồn là
phải duy trì sức sống của di sản, bảo đảm rằng di sản liên tục được tái tạo và lưu
truyền, là truyền đạt tri thức và ý nghĩa. Vấn đề bảo tồn tập trung vào các quy trình,
hoạt động liên quan tới việc lưu trữ, truyền lại di sản cho các thế hệ sau.14 Theo
Công ước Heritage, “Bảo tồn bao gồm mọi nỗ lực nhằm tìm hiểu di sản văn hố,
hiểu được lịch sử và ý nghĩa của di sản đó, đảm bảo việc giữ gìn trạng thái vật chất
của nó theo quy định, việc giới thiệu, trùng tu và phát huy di sản đó”.15 Việc bảo tồn
phù hợp sẽ đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài của DSTG. Bảo tồn là những quy tắc
liên quan đến hoạt động xử lý, chăm sóc, phịng ngừa và nghiên cứu nhằm bảo vệ
lâu dài DSTG. Theo Hiến chương Burra16, bảo tồn có nghĩa là “tồn bộ q trình
chăm sóc một địa điểm để duy trì giá trị văn hóa của nó”. Đối với những hoạt động
nhằm ngăn chặn sự thay đổi thêm hoặc hư hại các hiện vật, các di tích hoặc các cấu
trúc thì đó chính là “bảo quản”17, đối với những thay đổi làm cho một hiện vật hoặc
một cấu trúc gần giống với trạng thái ban đầu của nó ở một thời gian cụ thể trong
quá khứ thì là tu bổ18. Ngoài ra, khi tham khảo thêm định nghĩa của ICCROM đưa
ra, bảo tồn còn được hiểu là “các biện pháp được thực hiện để kéo dài tuổi thọ của
di sản văn hóa đồng thời tăng cường truyền tải các thông điệp và giá trị di sản quan
trọng của nó”. Trong lĩnh vực tài sản văn hóa, mục đích của bảo tồn là duy trì các


14

United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, Intangible Cultural Heritage, “Hỏi đáp
về di sản văn hóa phi vật thể”, truy cập ngày 14/4/2022.
15

Đoạn 1 Phụ lục 2, Quy định về tính Xác thực trong Công ước Heritage.

16

Hiến chương Burra được ICOMOS Australia – Uỷ ban quốc gia Australia thuộc Hội đồng quốc tế các di
tích và di chỉ (ICOMOS), thơng qua ngày 19-8-1979 tại Burra ở Nam Australia. Hiến chương này được xây
dựng trên cơ sở Hiến chương quốc tế về bảo vệ và trùng tu di tích và di chỉ Hiến chương Venice (1964) và
Quyết nghị của Đại hội đồng ICOMOS lần thứ 5 họp ở Matxcơva năm 1978.
17

Theo Hiến chương Burra, là “bảo quản kết cấu hiện tại của một địa điểm và làm chậm quá trình hư hại”.

18

Theo Hiến chương Venice “một hoạt động chun mơn cao với mục đích là để bảo tồn và khám phá giá trị
lịch sử và thẩm mỹ của di tích dựa trên vật liệu gốc và những tài liệu xác thực”. Hiến chương khuyên rằng
việc tu bổ “phải ngừng lại ngay khi bắt đầu có sự phỏng đốn, hơn nữa trong trường hợp đó, nếu xét thấy
nhất thiết phải làm thêm một cái gì đó vì lý do thẩm mỹ hoặc kỹ thuật thì bộ phận làm thêm đó phải phân biệt
được với bố cục kiến trúc và phải ghi rõ dấu ấn niên đại lúc thực hiện.

13



đặc tính vật lý và văn hóa của đối tượng để đảm bảo rằng giá trị của nó khơng bị
giảm sút và tồn tại lâu hơn trong khoảng thời gian có hạn của chúng ta.19
Pháp luật Việt Nam khơng định nghĩa như thế nào là bảo tồn DSTG. Từ điển
Tiếng việt cho biết “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”.20 Như vậy, từ việc
phân tích các định nghĩa trên, có thể rút ra việc bảo tồn DSTG chính là cơng việc
“bảo vệ, chăm sóc, quản lý và duy trì các bộ phận cấu thành của DSTG, nhằm bảo
vệ DSTG tồn tại lâu dài và giá trị của DSTG không bị giảm sút theo thời gian”.
Khái niệm khai thác giá trị DSTG đều không được Công ước Heritage và
pháp luật Việt Nam định nghĩa cụ thể. Theo Từ điển Tiếng việt, “khai thác là tiến
hành hoạt động để thu lấy những nguồn lợi sẵn có trong thiên nhiên, phát hiện và sử
dụng những cái có ích cịn ẩn giấu hoặc chưa được tận dụng”21, “giá trị là cái làm
cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó”.22 Như vậy, có
thể hiểu việc khai thác giá trị DSTG là “quá trình tiến hành các hoạt động để thu
lấy, phát hiện và sử dụng những lợi ích mà DSTG đem lại”.
Tóm lại, bảo tồn và khai thác giá trị DSTG chính là việc con người thực hiện
các biện pháp duy tu, quản lý nhằm bảo vệ các Giá trị Nổi bật Toàn cầu của di sản
tồn tại lâu dài theo thời gian (hoạt động bảo tồn) và quá trình tiến hành các hoạt
động để sử dụng những lợi ích mà DSTG đem lại (hoạt động khai thác).Việc hiểu
được khái niệm bảo tồn và khai thác giá trị DSTG sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng
quan về vấn đề bảo tồn và khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam. Từ đó, làm nền tảng
cho việc nghiên cứu những vấn đề liên quan.
1.1.2.2. Các yếu tố tác động đến việc bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế
giới tại Việt Nam
Qua q trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy có nhiều yếu tố tác động đến công
tác bảo tồn và khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam.
Thứ nhất, các DSTG có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc từ bàn tay của con
người. Theo thời gian, các di sản đều sẽ chịu sự tác động của thiên nhiên làm cho
DSTG mất hoặc giảm dần giá trị. Hoạt động bảo tồn và khai thác giá trị DSTG cũng

19


Viện Thống kê UNESCO, Khung thống kê Văn hóa của UNESCO năm 2009 và Trung tâm Quốc tế
Nghiên cứu Bảo tồn và Phục hồi Tài sản Văn hóa (ICCROM) (1998), “Chuẩn bị trước Rủi ro: Sổ tay Quản lý
Di sản Văn hóa Thế giới và UNESCO (1998), “Các kỹ thuật phục hồi truyền thống: Nghiên cứu của RAMP”,
truy cập ngày 22/5/2022.
20

Hoàng Phê, tlđd (7), tr. 39

21

Hoàng Phê, tlđd (7), tr. 490

22

Hoàng Phê, tlđd (7), tr. 386

14


vì thế mà gặp nhiều khó khăn. Mưa gió, bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng rất
nhiều đến công tác bảo tồn và khai thác giá trị các DSTG. Việc bảo tồn, khai thác
giá trị các DSTG có thể bị trì hỗn vì thiên tai. Ngồi ra, việc hư hại các DSTG sẽ
làm cho việc khai thác giá trị DSTG bị ảnh hưởng, không thể khai thác được nữa
hoặc việc khai thác bị giảm sút.
Yếu tố thứ hai tác động đến bảo tồn và khai thác giá trị DSTG là yếu tố về
pháp lý. Pháp luật được sinh ra là để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh
việc pháp luật ghi nhận các hoạt động được thực hiện để bảo tồn và khai thác giá trị
DSTG, pháp luật cịn có các biện pháp đảm bảo việc thực thi của các hoạt động đó
trên thực tế, ngăn chặn các hành vi làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và khai thác

giá trị DSTG của quốc gia. Pháp luật tạo điều kiện cho việc bảo tồn và khai thác giá
trị DSTG phát triển theo chiều hướng nhất định, chiều hướng phù hợp với ý chí của
giai cấp thống trị, với quy luật vận động khách quan của đất nước. Nhờ việc pháp
luật tác động vào ý thức của con người nên công tác bảo tồn và khai thác giá trị
DSTG cũng vì thế mà được đảm bảo. Pháp luật tác động đến vấn đề bảo tồn và khai
thác giá trị DSTG bao gồm cả hệ thống pháp luật của quốc gia và các Điều ước
quốc tế liên quan điều chỉnh.
Thứ ba, các chủ trương của Đảng và Nhà nước cùng với xu thế tồn cầu hóa,
khu vực hóa ngày càng sâu rộng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạch định
chính sách trong bảo tồn và khai thác giá trị DSTG. Đây sẽ là yếu tố mang tính
đường lối, định hướng chủ đạo trong việc đề ra các quy định pháp luật và xây dựng
các kế hoạch, chiến lược quy hoạch tổng thể trong bảo tồn và khai thác các khu
DSTG.
Ngoài ra, hoạt động du lịch cũng có tác động khơng nhỏ tới việc bảo tồn và
khai thác giá trị DSTG. Môi trường ở một số khu DSTG bị ô nhiễm do hoạt động du
lịch và dịch vụ du lịch gây ra. Tình trạng vẽ bậy, viết bừa bãi của những du khách
khơng có ý thức làm ảnh hưởng tới cảnh quan di sản, gia tăng áp lực bảo tồn DSTG.
Ở những khu di sản với nguồn ngân sách và số nhân viên hạn hẹp, du lịch tăng
nhanh có thể làm căng thẳng nguồn lực và làm các nhà quản lý sao nhãng nỗ lực
bảo vệ. Du lịch có thể đóng góp vào các nỗ lực bảo vệ và trùng tu di sản thì sự cân
bằng đúng mức giữa lợi ích kinh tế và bảo tồn lại là vấn đề khó. Nếu muốn thu hút
du khách thì cần thường xuyên đổi mới để cạnh tranh, trong khi các khu DSTG thì
cần duy trì và phục hồi giá trị gốc của mình.
Việc phân tích các yếu tố tác động đến việc bảo tồn và khai thác giá trị
DSTG tại Việt Nam sẽ là nền tảng để xây dựng, đề xuất các kiến nghị hoàn thiện
15


quy định pháp luật và dự kiến các rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến DSTG tại Việt
Nam.

1.1.2.3. Thực trạng bảo tồn và khai thác giá trị di sản thế giới ở Việt Nam
Việt Nam tự hào khi có tới 08 DSTG được UNESCO vinh danh.23 Với vai
trò quan trọng của các DSTG, Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp để bảo
tồn và khai thác giá trị DSTG hiệu quả. Có thể kể đến một số thành tựu mà nước ta
đã đạt được như: Các cơ chế chính sách phục vụ quản lý, bảo tồn di sản được rà
sốt, sửa đổi, bổ sung; cơng tác tun truyền, giáo dục được đẩy mạnh, từng bước
nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ di sản; công tác bảo vệ môi trường tại
các khu di sản được thực hiện.
Tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã triển khai nhiều biện pháp
bảo tồn, phát huy giá trị DSTG như: Tổ chức khai quật khảo cổ; hợp tác quốc tế;
thúc đẩy nghiên cứu, bảo tồn; khai thác du lịch; giáo dục di sản… Ðến năm 2018 và
2019 có 120 nghìn lượt học sinh tìm hiểu, khám phá và tham gia các hoạt động giáo
dục di sản. Thành phố Hà Nội cũng triển khai nhiều dự án để thực hiện các cam kết
của Chính phủ Việt Nam với UNESCO như: Dự án bảo tồn Nhà Cục tác chiến; Dự
án chỉnh trang mặt bằng do Bộ Quốc phòng bàn giao; Dự án tổng thể bảo tồn, tôn
tạo và phát huy giá trị Hồng thành Thăng Long…24 Việc áp dụng cơng nghệ vào
bảo tồn và khai thác giá trị DSTG ngày càng được đẩy mạnh. Như trường hợp kiến
trúc sư Đinh Việt Phương đã phục dựng lại những cơng trình kiến trúc của Hồng
thành Thăng Long bằng cơng nghệ đồ họa 3D, tái hiện lại kiến trúc và sự kiện lịch
sử đã diễn ra.25 Tương tự, tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An
ngày 24/6/2022 đã tiến hành triển khai số hóa 3D (sử dụng cơng nghệ laser scane để
quét di tích) dự án tu bổ di tích Chùa Cầu (cịn gọi là Lai Viễn Kiều). Trước đó,
ngày 27/3/2022, tại Hội An đã diễn ra Lễ ký kết “Hỗ trợ của chuyên gia Nhật Bản
về dự án tu bổ di tích Chùa Cầu”. Thời gian tới, các chuyên gia Nhật Bản sẽ hỗ trợ
Hội An một số nội dung về bảo tồn Khu phố cổ Hội An thông qua hỗ trợ về mặt kỹ
thuật cho trùng tu Chùa Cầu, cử các chuyên gia đến Hội An trong quá trình thực

23

Xem thêm tại Phụ lục 1 và 2.


24

Giang Nam, “Tháo gỡ vướng mắc trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long”,
truy cập ngày 28/6/2022.
25

VTV, “Khám phá Việt Nam, người phục hồi di sản”, truy cập ngày 28/6/2022.

16


hiện trùng tu.26 Tại khu di tích Mỹ Sơn cũng đã có sự hợp tác quốc tế với Ấn Độ,
tạo những thuận lợi trong triển khai dự án hợp tác trùng tu di sản văn hóa Mỹ Sơn.27
Cho thấy cơng tác hợp tác quốc tế về di sản đang được chú trọng. Ngồi ra, Quảng
Ninh là cịn đơn vị đầu tiên trong cả nước mời các chuyên gia tư vấn nước ngoài
đánh giá sức tải của DSTG Vịnh Hạ Long. Đây là cách nhìn nhận thẳng thắn, tồn
diện và là bước tiến để hoàn thiện hơn về cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ công
tác bảo tồn và khai thác giá trị DSTG.28
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, tại các khu DSTG vẫn còn
tồn tại một số vấn đề. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã bày tỏ
quan ngại đối với sự phát triển của Phố cổ Hội An. Ông cho hay: “Tại khu di sản
Phố cổ Hội An đang chịu áp lực rất lớn, sức chịu tải của vùng lõi có thể nói là lớn
nhất cả nước bây giờ và cả sau này. Để duy trì và phát triển Hội An cần giải quyết
những vấn đề áp lực đối với đô thị cổ. Nếu khơng chính sự phát triển nội tại, sự phát
triển về du lịch sẽ làm gia tăng quá trình hủy hoại đơ thị này”.29
Bng lỏng quản lý đã khiến những cánh rừng vùng đệm Di sản thiên nhiên
thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (giáp ranh giữa 2 xã Hóa Sơn và
Trung Hóa của huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình) bị “lâm tặc” vào tàn phá vào
năm 2020. Đáng chú ý, khu vực rừng bị phá có khá nhiều đơn vị kiểm sốt rừng

đóng chân như: Trạm bảo vệ rừng Lâm trường Bắc Quảng Bình, Trạm bảo vệ rừng
Phong Nha – Kẻ Bàng, Trạm Kiểm lâm Hóa Sơn,… Dù có nhiều lực lượng bảo vệ,
chốt chặn, tuần tra, nhưng tình trạng phá rừng vẫn diễn ra tràn lan và nhức nhối.30
Bên cạnh đó, ở khu DSTG Thành nhà Hồ xảy ra tình trạng nhiều vị trí tường
thành xuống cấp do tác động của mưa bão. Theo Trung tâm bảo tồn di sản Thành
nhà Hồ, trước đây bức tường phía bắc từng được trùng tu một số lần song do giải
pháp không triệt để nên các khối đá mới và cũ không ăn khớp với nhau, tạo ra

26

Khánh Chi, “Triển khai số hóa 3D dự án tu bổ di tích Chùa Cầu, Hội An”, , truy cập
ngày 28/6/2022.
27

Anh Khoa, “Quảng Nam: Nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn”,
truy cập ngày 28/6/2022.
28

Hoàng
Nga,
“Bảo
tồn
Di
sản
thiên
nhiên
thế
giới
truy cập ngày 28/6/2022.


Vịnh

Hạ

Long”,

29

Thanh Đức, “Nguy cơ phố cổ Hội An bị hủy hoại”, truy cập ngày 28/6/2022.
30

Thanh Hà, “Quảng Bình: Rừng đệm Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng bị phá tan hoang”,
truy cập ngày 28/6/2022.

17


những khe hở lớn. Tình trạng tái sạt lở vì thế vẫn diễn ra ở những chỗ đã được gia
cố, sửa chữa.31 Tương lai lại cần có nhiều biện pháp để bảo tồn di sản hơn.
Tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long thì xảy ra tình trạng tiến độ triển
khai nhiều dự án còn chậm hoặc chưa thể triển khai. Trong tám cam kết với
UNESCO, Hà Nội mới thực hiện được bảy. Riêng cam kết về thống nhất quản lý,
sau 11 năm vẫn dở dang. Hiện nay, Hà Nội đã tiếp nhận gần 16,7 ha trong tổng diện
tích 18,353 ha theo hồ sơ trình UNESCO cơng nhận di sản văn hóa thế giới, chiếm
91% diện tích. Hiện cịn hai khu vực là Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (nơi có
Kỳ Ðài) và một cây xăng trên đường Nguyễn Tri Phương do Bộ Quốc phòng quản
lý. Bên cạnh đó, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội được giao quản lý
Hoàng thành Thăng Long nhưng lại không phải là cơ quan chuyên môn của thành
phố, cho nên khơng có thẩm quyền lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với Dự
án tổng thể bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị Hồng thành Thăng Long. Việc hoàn

thành báo cáo, chờ phê duyệt khiến dự án nọ phải chờ dự án kia. Thành phố Hà Nội
đã đặt vấn đề phục dựng điện Kính Thiên (nơi thiết triều của các triều đại trước đây)
là một hạng mục quan trọng hàng đầu nhưng còn lúng túng khi triển khai.32 Ở Quần
thể danh thắng Tràng An, việc xây dựng trái phép “xuyên lõi” di sản kéo dài nhiều
tháng trời, vị trí xây dựng lại nằm ngay trục đường chính mà chính quyền địa
phương và các cơ quan chức năng ở Ninh Bình khơng biết. Chỉ khi báo chí phát
hiện, phản ánh thì chính quyền mới vào cuộc xử lý, đã có 67 cá nhân và tập thể bị
xử lý kỷ luật vì để xảy ra việc xâm hại di sản.33 Những thực trạng trên cảnh báo vấn
đề quản lý các DSTG hiện nay còn nhiều bất cập.
Thực tiễn cho thấy, lượng khách du lịch tăng mạnh tại một địa điểm cũng đặt
ra nhiều thách thức lớn đối với công tác bảo tồn di sản, cũng như vấn đề suy thối
mơi trường. Từ các nghiên cứu cho thấy, 5 tuyến tham quan Di sản thiên nhiên thế
giới Vịnh Hạ Long đón khoảng 30.000 lượt khách mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng
khách tham quan tập trung vào các tuyến 1, 2 và 5 với khoảng 25.000 lượt khách.
Tính trung bình sức tải của Vịnh Hạ Long không phải ở mức cao nhưng thường
xun có tình trạng q tải một số điểm du lịch, như: Động Thiên Cung, hang Đầu

31

Lê Hoàng, “Tường đá phía Bắc thành nhà Hồ sạt lở”, truy cập ngày 28/6/2022.
32

Giang Nam, “Tháo gỡ vướng mắc trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long”,
truy cập ngày 28/6/2022.
33

Minh Hải, “Vùng lõi Tràng An bị xâm hại: Cù nhầy xin giữ lại công trình trái phép”,
/>truy cập ngày 28/6/2022.

18



Gỗ, hịn Chó Đá, hịn Gà Chọi… với 2.000 khách trong một giờ. Cá biệt có thời
điểm lên tới gần 3.000 lượt khách và lượng khách đến Vịnh Hạ Long mùa hè luôn
cao hơn rất nhiều so với các mùa cịn lại. Điều này khơng chỉ gây áp lực lên điểm
đến, gia tăng rác thải mà còn mang lại những trải nghiệm không trọn vẹn cho du
khách, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững.34
Nằm trong quần thể các đền tháp trung tâm của Khu di tích Mỹ Sơn, khu
tháp F1 đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ sụp đổ đang hiện
hữu. Lý giải cho vấn đề này, Ơng Nguyễn Cơng Khiết, Phó giám đốc Ban Quản lý
(BQL) Di sản văn hóa Mỹ Sơn, cho biết: “Khu tháp F1 bị vùi lấp lâu ngày do chiến
tranh, thời gian, khi khai quật khảo cổ chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa khai quật
và trùng tu nên tình trạng đó kéo dài đến ngày nay”.35
Cịn tại Quần thể di tích cố đơ Huế, nhiều điểm di tích bị nước lũ tràn vào,
ngập sâu như: di tích Nghinh Lương Đình, Cung An Định, Lầu Tàng Thơ… Quần
thể Di tích cố đô Huế bị xuống cấp nghiêm trọng, các kết cấu gỗ, vôi vữa bị ngâm
lâu trong mưa lũ nên hư hại, xuống cấp nhanh. Ông Nguyễn Tân Quốc Huy thuộc
Cơng ty cổ phần Tu Bổ, Tơn Tạo Di Tích Huế cho biết đây là một thách thức lớn
đang đặt ra với các nhà quản lý trong khi nguồn kinh phí dành cho trùng tu di tích
hạn hẹp mà Huế lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão.36
Như vậy, có thể thấy, các DSTG ở nước ta đang đứng trước nguy cơ bị đe
dọa bởi các hoạt động của tự nhiên và con người. Qua đó, phản ánh việc bảo tồn và
khai thác giá trị DSTG chưa thực sự hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, một
trong những biện pháp hàng đầu là phải nâng cao hiệu quả của pháp luật trong điều
chỉnh vấn đề bảo tồn và khai thác giá trị DSTG tại Việt Nam.
Với những giá trị nổi bật riêng có, quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử
đang đứng trước cơ hội được UNESCO công nhận trở thành DSTG liên tỉnh đầu
tiên ở Việt Nam.37 Hồ sơ khoa học về quần thể di tích và danh thắng n Tử để
trình UNESCO cơng nhận là DSTG vừa được ba tỉnh là Quảng Ninh, Hải Dương và
Bắc Giang cam kết hồn thành theo lộ trình. Dự kiến hồn thiện hồ sơ đề cử chính


34

Hồng
Nga,
“Bảo
tồn
Di
sản
thiên
nhiên
thế
giới
truy cập ngày 28/6/2022.

Vịnh

Hạ

Long”,

35

Mạnh Cường, “Khẩn cấp cứu tháp F1 Mỹ Sơn”, truy cập ngày 28/6/2022.
36

Lê Hiếu, “Sau bão lũ, di sản Huế xuống cấp nghiêm trọng”, truy cập ngày 28/6/2022.
37

Trường Giang, “Yên Tử trên hành trình trở thành Di sản thế giới”, truy cập ngày 28/6/2022.


19


×