Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động học thẻ chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.05 KB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
-----------------------

HOÀNG THỊ MINH NIÊN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THƠNG
QUA HOẠT ĐỘNG HỌC THỂ CHẤT

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Giáo dục Mầm non

Phú Thọ, 2021


i

LỜI CẢM ƠN !
Lời đầu tiên cho phép em gửi đến thầy giáo - Th.S. Lƣu Ngọc Sơn ngƣời
đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hồn
thành khóa luận này sự kính trọng, lòng biết ơn và lời cảm ơn chân thành nhất.
Em cũng xin bày tỏ sự kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới ban giám hiệu
trƣờng Đại Học Hùng Vƣơng, các thầy, cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học
và Mầm non, thƣ viện trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tận tình giảng dạy, giúp
đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ tốt
khóa luận của mình. Em xin kính chúc các thầy cơ giáo ln mạnh khỏe, hạnh
phúc để tiếp tục dìu dắt chúng em trên con đƣờng học tập và nghiên cứu khoa
học.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các cô giáo và các cháu trƣờng
Mầm non Hịa Phong- Thành phố Việt Trì- Tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp


đỡ em trong suốt quá trình điều tra và làm thử nghiệm tại trƣờng.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả ngƣời thân trong gia đình và
tập thể lớp k15 – ĐHSP Mầm non đã khích lệ, động viên em trong suốt q trình
hồn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn !
Phú Thọ, ngày 14 tháng 5 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Minh Niên


ii
Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2

2.1. Ý nghĩa khoa học

2

2.2. Ý nghĩa thực tiễn


2

3. Mục tiêu nghiên cứu

3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3

5.1. Đối tƣợng nghiên cứu

3

5.2. Phạm vi nghiên cứu

3

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3

6.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận

3


6.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

4

7. Cấu trúc của khóa luận

4
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

6

1.1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

6

1.1.2. Cơ sở lý luận về tính tích cực vận động của trẻ 5-6 tuổi

12

1.1.3. Một số vấn đề về hoạt động học thể chất

22

1.1.4. Ý nghĩa của việc phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi

27


trong hoạt động học thể chất
1.1.5. Khái niệm biện pháp phát huy tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi

29

thông qua hoạt động học thể chất
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

29

1.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng

29

1.2.2. Đối tƣợng khảo sát thực trạng

30

1.2.3. Nội dung khảo sát

30


iii
1.2.4. Cách tiến hành khảo sát

30

1.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá


31

1.2.6. Kết quả thực trạng

33

1.2.7. Nguyên nhân thực trạng

39

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

40

CHƯƠNG 2
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUYTÍNH
TÍCH CỰC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
HỌC THỂ CHẤT
2.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HUY

41

TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG HỌC THỂ CHẤT
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

41

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức


41

2.1 3. Nguyên tắc đảm bảo tính tự giác và tích cực

42

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển

42

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo an toàn trong giáo dục

43

2.1.6. Mối quan hệ các nguyên tắc học thể chất

43

2.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC

43

CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HỌC THỂ CHẤT
2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH

60

TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG HỌC THỂ CHẤT

2.4. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN SƢ PHẠM KHI SỬ DỤNG BIỆN

61

PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5-6
TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HỌC THỂ CHẤT
2.4.1. Về giáo viên

61

2.4.2. Về gia đình

61

2.4.3. Về mơi trƣờng giáo dục

61

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

62


iv
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGIỆM

63


3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

63

3.3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI THỰC NGHIỆM

63

3.4. ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM

64

3.5. THỜI GIAN THỰC NGHIỆM

64

3.6. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

64

THỰC NGHIỆM
3.7. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM

65

3.8. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

67

3.8.1. Kết quả trƣớc thực nghiệm


67

3.8.2. Kết quả sau thực nghiệm

70

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN

79

2. KIẾN NGHỊ

80

2.1. Đối với giáo viên mầm non

80

2.2. Đối với trƣờng mầm non

81


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ
Thử nghiệm

VIẾT TẮT
TN

Đối chứng

ĐC

Trƣớc thử nghiệm

TTN

Sau thử nghiệm

STN

Vận động




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU BIỂU ĐỒ
STT
1


Tên các biểu đồ
Bảng 1.1: Mức độ nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải
phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt

Trang
33

động học thể chất
2

Bảng 1.2: Những yếu tố ảnh hƣởng đến tính tích cực vận động
của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động học thể chất Error! Bookmark

34

not defined.
3

Bảng 1.3: Kết quả khảo sát biện pháp nâng cao tính tích cực
vận động cho trẻ thơng qua hoạt động học thể chất

35

4

Bảng 1.4: Khó khăn thƣờng gặp khi tổ chức phát huy tính tích
cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học thể

36


chất
5

Bảng 1.5 : Mức độ phát huy tính tích cực vận động trong hoạt
động học thể chất

38

6

Bảng 3.1 Mức độ phát huy tính tích cực vận động của trẻ 5-6
tuổi thơng qua hoạt động học thể chất tại các trƣờng mầm non

67

hiện hành
7

Bảng 3.2 Mức độ phát huy tính tích cực vận động của trẻ 5-6
tuổi thông qua hoạt động học thể chất

70

8

Bảng 3.3. Mức độ phát huy tính tích cực vận động của trẻ 5-6
tuổi thông qua hoạt động học thể chất trƣớc và sau thực nghiệm

72


Danh mục các biểu đồ
9

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện mức độ phát huy tính tích cực
vận động của trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động học thể chất

68

10

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện mức độ phát huy tính tích cực
vận động của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất

70

11

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện mức độ phát huy tính tích cực
vận động của trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động học thể chất

72


vii
trƣớc và sau thực nghiệm


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần IV (khóa VII) đã chỉ rõ:
“Việc chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người theo hướng phát triển
cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo
đức” trong đó đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ, tương lai của dân tộc. Giáo dục
mầm non là bước thang đầu tiên trong sự nghiệp giáo dục con người mà ngành
giáo dục Việt Nam đã và đang hướng đến. Trong đó giáo dục phát triển thể chất
cho trẻ em là nội dung quan trọng nhất, đặt nền móng cho sự phát triển về thể
lực lẫn trí lực và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
Quán triệt quan điểm hoạt động trong chương trình giáo dục mầm non, đó
là: “lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi trẻ hoạt động tích cực phù hợp
với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ”.
Trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đã khẳng định, trẻ 5 tuổi phải có khả
năng thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể như: Chạy nhanh
18m trong khoảng thời gian 5-7 giây, chạy liên tục 150m không hạn chế thời
gian. Như vậy, ở độ tuổi này địi hỏi trẻ phải có khả năng nhanh nhẹn, tích cực
chủ động tham gia vào các hoạt động ở trường mầm non cũng như ở gia đình.
Giờ học thể chất có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện thể lực cho trẻ. Rèn
luyện thể lực đều đặn, có hệ thống sẽ giúp cơ thể phát triển tồn diện, nâng cao
khả năng đề kháng. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích
cực trong mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu, khám phá môi trường xung
quanh. Qua các trải nghiệm trong hoạt động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức,
kỹ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Chính vì thế, phát huy tính tích cực
vận động thơng qua hoạt động học thể chất là một nội dung quan trọng cần thiết
trong chương trình giáo dục mầm non.
Trong xu hướng đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, việc tổ chức hoạt
động phát triển thể chất cần phải chú ý kích thích tính tích cực vận động của
từng trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú, làm nảy sinh cảm xúc tích cực, phấn khởi, bởi
đó chính là những yếu tố quan trọng thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vận động.



2
Thực hiện được yêu cầu này cũng chính là thực hiện được một trong những yêu
cầu cơ bản của đổi mới giáo dục mầm non hiện nay ở nước ta.
Trong quá trình quan sát thực tế việc tổ chức hoạt động phát triển vận động
cho trẻ 5 - 6 tuổi, đặc biệt là trên giờ thể dục hiện nay khá phổ biến tình trạng trẻ
cịn ít có cơ hội tham gia vận động, nội dung và hình thức tổ chức giờ thể dục
đơn điệu, mang tính chất hình thức, nhiều lúc trẻ tham gia vận động với tâm thế
bắt buộc phải phục tùng theo yêu cầu, mệnh lệnh của cô, chưa thật sự cảm thấy
thoải mái như là đang được vui chơi cùng với cô; giáo viên thiếu điều kiện để
quan tâm đến từng cá nhân trẻ, chưa chú ý đến nhu cầu và hứng thú trẻ vì lớp
thường quá đông. Nhiều giáo viên chưa lựa chọn được những biện pháp thích
hợp nhằm kích thích tính tích cực vận động của trẻ dẫn đến trẻ không hứng thú
đối với hoạt động phát triển vận động. Chính những điều đó cũng đã tác động tới
chất lượng hình thành, củng cố và hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động và tố
chất thể lực của trẻ mầm non. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này
là do chưa có sự quan tâm, chú trọng đúng mức đến việc tổ chức hoạt động phát
triển vận động cho trẻ mầm non, thiếu đầu tư cơ sở vật chất, chưa chú ý đến viêc
xây dựng môi trường phát triển vận động
Từ thực tiễn việc phát huy tính tích cực vận động ở trường Mầm non cịn
nhiều hạn chế, vì vậy chúng tơi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát huy
tính tích cực vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất” làm
đề tài nghiên cứu khóa luận của mình.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Làm rõ cơ sở lý luận về một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú kho tàng lý
luận về một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông

qua hoạt động học thể chất.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn


3
Đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động học thể chất.
Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên ngành giáo dục mầm
non và giáo viên mầm non quan tâm đến vấn phát huy tính tích cực vận động
cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động học thể chất.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động
cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất góp phần nâng cao chất
lượng rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển tố chất thể lực cho trẻ 56 tuổi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa một số vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến biện pháp phát
huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất.
+ Khảo sát thực trạng việc sử dụng các biện pháp phát huy tính tích cực

vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất.
+ Đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 - 6

tuổi thông qua hoạt động học thể chất.
+ Thực nghiệm sư phạm một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động
cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối
tượng nghiên cứu
Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi thông
qua hoạt động học thể chất.
5.2. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp phát huy tính tích cực vận động
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất tại trường mầm non Hòa Phong

- Thành phố Việt Trì- Tỉnh Phú Thọ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận


4
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ sở về tính
tích cực vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát biểu hiện tính tích cực vận động của trẻ 5-6 tuổi trong giờ học thể
chất và quan sát việc tổ chức giờ học thể chất của giáo viên mầm non (trong
nghiên cứu thực trạng và trong quá trình thực nghiệm).
6.2.2. Phương pháp đàm thoại
Chúng tơi đàm thoại để tìm hiểu về những biện pháp phát huy tính tích cực
vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất mà giáo viên mầm
non đã thực hiện khi tổ chức hoạt động học cho trẻ.
6.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Dự giờ, trao đổi với các giáo viên nhằm thu thập những kinh nghiệm quý
báu của các nhà chuyên môn về các biện pháp phát huy tính tích cực vận
động cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất để đưa ra kết luận chính
xác và khoa học, rút ra bài học cho bản thân.
6.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động cho
trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất ở trường mầm non.
6.2.5. Phương pháp điều tra Anket
Sử dụng nhằm thu thập ý kiến, nhận thức của giáo viên mầm non, của phụ

huynh học sinh về phương pháp, hình thức tổ chức kỹ năng vận động cho trẻ 5-6
tuổi thông qua hoạt động học thể chất
6.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý các số liệu nghiên cứu: Tổng hợp số liệu, tính phần trăm, độ
lệch chuẩn, lập biểu bảng,… Trên cơ sở đó sẽ có những nhận xét đánh giá chính
xác, từ đó lý giải được ngun nhân và đề xuất một số biện pháp tổ chức hợp lý
hiệu quả hơn.
7. Cấu trúc của khóa luận
Phần mở đầu


5
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát huy tính tích cực vận động
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất.
Chương 2: Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5-6
tuổi thông qua hoạt động học thể chất.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận và kiến nghị sư phạm.


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau về
tính tích cực, và chính sự đa dạng trong cách tiếp cận này đã mang lại sự đa
chiều về cái nhìn trong vấn đề này. Tính tích cực là phẩm chất vốn có của con

người trong xã hội. Hình thành và phát triển tính tích cực trong xã hội là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục tư tưởng dạy học phát huy tính
tich cực chủ động của người học, xem người học là chủ thể của quá trình học tập
đã có từ lâu. Vấn đề tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo cũng được các nhà
khoa học như: J. A. Cômenxki (1592 – 1670), A. G.Côvaliôp, J.Dewey, J.Piaget,
M.SenGupta quan tâm và đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu theo
một số khía cạnh khác nhau.
J. A. Cômenxki (1592 – 1670) [5] nhà giáo dục Tiệp Khắc quan niệm rằng,
“Hãy tìm ra những biện pháp để phát huy tính tích cực của người học và cho
phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”.
A. G.Cơvaliơp [5] nhà tâm lý học Nga, cho rằng “Kiến thức chẳng qua là
một dạng nhất định của những mối liên hệ tạm thời, được tạo trên vỏ bán cầu đại
não do ảnh hưởng của những kích thích bên ngồi và hoạt động tư duy tích cực
của chủ thể đang nhận thức” .
J.Dewey (1895-1952) [7] nhà giáo dục người Mỹ khẳng định: “Người giáo
viên là người hướng dẫn trẻ và đáp ứng mọi u cầu của trẻ. Cịn trẻ phải tích
cực trong mọi hoạt động của mình, là chủ thể nhận thức”.
J.Piaget (1896-1980) [6] nhà tâm lý học, giáo dục học tiêu biểu của thế kỷ
XX, người Thụy Sỹ đã khẳng định:“Q trình phát triển của trẻ mang tính chủ
động và tích cực”. Ơng khuyến khích các chương trình giáo dục mà trong đó
nhấn mạnh việc học tập và tự khám phá của trẻ.


7
M.SenGupta [7] đã trình bày rõ đặc điểm phát triển của trẻ về mọi mặt: thể
chất, sức khỏe, nhân cách… Theo ý kiến của tác giả, để phát triển kĩ năng vận
động của trẻ, cần chú ý cả hai mảng nội dung chính là vận động tinh và vận
động thơ, bởi vì cả hai loại vận động này có vai trị và có sự tác động khác nhau
đối với sự phát triển của trẻ.
Trong những năm gần đây hướng chính trong nghiên cứu hoạt động học

thể chất ở Nga là nghiên cứu hiệu quả tích cực vận động của trẻ, hoàn thiện các
chỉ số về chất lượng và số lượng trong sự phát triển vận động. Ở trẻ em việc hồi
phục những năng lượng mất đi là đặc trưng của mức đo xuất phát. Vì vậy, trong
kết quả vận động trọng lượng cơ thể khơng bị phung phí mà được tăng lên… Rõ
ràng là các giờ học, các bài tập thể dục có hệ thống trong chế độ sinh hoạt hàng
ngày đã kích thích việc nâng cao trạng thái hoạt động của hệ thần kinh trung
ương, hạ thấp sự căng thẳng của hệ tim mạch và hệ hô hấp, hệ vận động, nâng
cao mức độ chuẩn bị thể lực cho trẻ.
Vận động là nhu cầu tự nhiên sống còn và cần thiết của con người. Thỏa
mãn nhu cầu đó đặc biệt quan trọng trong lứa tuổi mầm non, khi tất cả các hệ cơ
quan và chức năng của chúng đang được hình thành. Thiếu vận động trẻ em
khơng thể lớn lên khỏe mạnh, những trẻ ít vận động thường kém phát triển về
thần kinh, tâm lý và vận động, hay bị mắc bệnh hơn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến
sự phát triển tồn diện của trẻ.
Sự tích cực vận động và các nhu cầu sinh lý, vận động của cơ thể được xác
định khơng chỉ theo lứa tuổi mà cịn tùy theo mức độ tự lực của trẻ, đặc điểm
của hệ thần kinh trung ương, trình trạng sức khỏe của trẻ phụ thuộc nhiều vào
mơi trường bên ngồi như: khí hậu, vệ sinh, sinh hoạt xã hội.
P.Ph Lexgap [9] Nhà sáng lập lý luận giáo dục thể ở nước Nga, ông là nhà
bác học, giáo dục vĩ đại, giáo sư y học và phẫu thuật, ông là một trong những
nhà tiến bộ ở thời đại của mình. Những năm 60 của thế kỉ XIX, cùng với tư
tưởng của ơng cịn có các nhà cách mạng dân chủ như: N.G. Tremusepki và
N.A.Đobraliubop. Dự trên quan điểm khoa học biện chứng, ồn đã xây dựng cơ
sở lý luận giáo dục, trong đó lý luận giáo dục thể chất đóng vai trị chủ yếu. Ông


8
đã nghiên cứu hệ thống các bài tập thể chất cho trẻ, ý nghĩa vệ sinh và sức khỏe
của bài tập thể chất.
Lexgap cho rằng, cơ sở để lựa chọn bài tập thể chất là phải tính đến những

đặc điểm giải phẫu sinh lý, mức đọ khó dần và đa dạng các bài tập thể chất. Ông
nghiên cứu một cách hệ thống các bài tập thể chất nhằm phát triển toàn diện và
đúng chức năng của cơ thể con người khả năng rèn luyện sức lực.
Đã có hằng loạt các nhà nghiên cứu như: L.V. Karmanova, V.G. Frolov,
M.A. Runova,Т.I. Оsокinа, V.А. Siskinna, N.Aksenova đã nghiên cứu về cácsокinа, V.А. Siskinna, N.Aksenova đã nghiên cứu về cácinа, V.А. Siskinna, N.Aksenova đã nghiên cứu về các
phương pháp và biện pháp nhằm giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động học
thể chất.
L.V. Karmanova, V.G. Frolov [5] và những nhà nghiên cứu khác đã
nghiên cứu việc tổ chức cho trẻ tập thể dục trong khơng khí trong lành nhằm
tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ em. M. Runova khi nghiên cứu về phương
pháp tích cực hóa vận động cho trẻ em đã lưu ý rằng cần phải chú ý đến mức độ
phát triển cá nhân của trẻ.
Hàng loạt các nghiên cứu của các nhà giáo dục Nga như: M.A.
Runova,Т.I. Оsокinа, V.А. Siskinna, N.Aksenova đã nghiên cứu về cácsокinа, V.А. Siskinna, N.Aksenova đã nghiên cứu về cácinа, V.А. Siskinna, N.Aksenova,… đã nghiên cứu về phương
pháp tăng mật độ vận động trong hoạt động học thể chất và khẳng định rằng, nội
dung các bài tập vận động, sự kết hợp hợp lý, độ phức tạp, thời gian thực hiện,
tác động của cảm xúc.... đều có ảnh hưởng lớn và rất quan trọng đến mật độ vận
động và sự tích cực của trẻ trên giờ học thể dục. Việc sử dụng thời gian hợp lý
trên giờ học thể chất phụ thuộc phần lớn vào cách thức tổ chức cho trẻ bao gồm:
Tổ chức theo hình thức cả lớp, theo dòng chảy, luân phiên thay đổi, nhóm và cá
nhân.
M.A. Runova [7] сho rằng, sự kết hợp các phương pháp luyện tập cả lớpho rằng, sự kết hợp các phương pháp luyện tập cả lớp
và luyện tập theo nhóm có thể làm tăng hoạt động thể chất. Tổ chức luyện tập
theo nhóm là một cách để tăng mật độ động của giờ học với điều kiện việc thực
hiện vận động diễn ra liên tục.
Theo Т.I. Оsокinа, V.А. Siskinna, N.Aksenova đã nghiên cứu về cácsокinа, V.А. Siskinna, N.Aksenova đã nghiên cứu về cácinа [7] sự tham gia của giáo viên vào các trò chơi và các bài
tập giúp nâng cao trạng thái cảm xúc, ảnh hưởng tốt đến sự tích cực vận động


9

của trẻ. Duy trì kỷ luật trong lớp học là cần thiết do sự phức tạp của việc tổ chức
giờ học và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
Trẻ 5 – 6 tuổi rất tích cực trong hoạt động nhận thức, trẻ quan tâm đến tất
cả những thứ mới, lạ, đẹp, dễ xu c động. Do đó, theoМ.А.Runovа, trong lớp học
phải có kỷ luật rõ ràng, thực hiện đúng nhiệm vụ, hiệu lệnh và những hướng
dẫn, yêu cầu của giáo viên. Đồng thời, trẻ cần được tự do, tự chủ trong hoạt
động vận động để phát triển sự sáng tạo trong vận động.
V.А. Siskinna [7] đưa ra một số lời khuyên về vấn đề kỷ luật của trẻ trên
giờ học. Theo tác giả, kỷ luật là chìa khóa thành cơng, đảm bảo mật độ động cao
trên giờ học thể dục. Vì vậy giáo viên cần phải suy nghĩ cách tổ chức hoạt động
của trẻ, tạo dđiều kiện cho trẻ tham gia vào việc sắp xếp dụng cụ luyện tập, đây
cũng là một việc làm rất cần thiết vì nó giúp nâng cao mức độ động của giờ học.
N. Aksenova [10] khẳng định, các hoạt động hấp dẫn có thể làm tăng mật
độ động của giờ học. Trẻ 5 – 6 tuổi đã có sự quan tâm, hứng thú đối với các hoạt
động vận động, đặc biệt là của hoạt động vận động có yếu tố thi đua, thi đấu nhờ
đó sự tích cực vận động được tăng cường.
Tóm lại, đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về tính tích cực nói
chung hay về tính tích cực trong dạy học nói riêng, nghiên cứu về hoạt động học
thể chất. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu biện pháp phát huy tính tích cực vận động
cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động học thể chất vẫn chưa được quan tâm một
cách thỏa đáng.
1.1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước
Tại Việt Nam, có một số tác giả đã nghiên cứu tính tích cực nhận thức như
Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Kỳ, Thái Duy Tun.
Tuy nhiên các cơng trình này đều đề cập đến tính tích cực nhận thức của học
sinh. Theo đó thì tính tích cực nhận thức được xem “là thái độ cải tạo của chủ
thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý
nhằm giải quyết những vấn đề học tập – nhận thức”. Tính tích cực nhận thức là
sự ham muốn hoạt động nhận thức của chủ thể và chính chủ thể chủ động tạo
nên những biểu hiện bên trong và bên ngồi. Lịng ham muốn hiểu biết chỉ trở

thành ý đồ học với điều kiện là làm trồi lên một động cơ.


10
Trong những năm qua, tính tích cực vận động trong hoạt động học thể chất
đã được nghiên cứu dưới nhiều góc nhìn khác nhau qua các luận án, luận văn.
Tác giả Đặng Hồng Phương [10] trong nghiên cứu phát triển tính tích cực
vận động cho trẻ mầm non đã chỉ ra rằng: “Phát triển tính tích cực vận động ở
trẻ là q trình vận dụng các phương pháp tích cực nhằm phát huy khả năng vận
động và đảm bảo mật độ vận động của trẻ trong hoạt động giáo dục thể chất, đặc
biệt là trong tiết học thể dục” .
Tác giả Nguyễn Thị Hòa (năm 2003) [5] đã nghiên cứu “Phát huy tính tích
cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học tập” đã chỉ ra rằng,
trong các trò chơi, đặc biệt là trò chơi học tập địi hỏi sự hoạt động trí tuệ rất
phức tạp, trẻ phải huy động trí tuệ của mình đến mức tối đa để giải quyết nhiệm
vụ nhận thức mà trò chơi đã đặt ra.
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học của Phan Thị Thu [11] nghiên cứu Tâm vận
động ở trẻ 5 - 6 tuổi, trong phần lý luận về tâm vận động trẻ em, sau khi tổng kết
nhiều quan điểm, tư tưởng, khái niệm khác nhau của các nhà tâm lý học trên thế
giới, tác giả đã cho rằng: Có 5 yếu tố cơ bản của tâm vận động trẻ em: Phát triển
vận động thô, phát triển vận động tinh, phát triển ngôn ngữ, phát triển giác quan,
phát triển tư duy, nhận thức. Trong đó thì yếu tố đọc - vẽ- viết hướng vào
phương thức nhận thức, chuẩn bị về mặt kĩ năng học tập cho trẻ vào trường phổ
thơng. Đọc – vẽ - viết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và là nơi thể hiện mối
quan hệ giữa tâm vận động và con người, giữa tâm vận động và nhân cách.
Trong những năm gần đây tư tưởng dạy học tích cực đã và đang là chủ
trương của ngành giáo dục nước ta và được giới thiệu trên một số tạp chí khoa
học chuyên ngành. Một trong những nguyên tắc cơ bản của giáo dục mầm non
nước ta là phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non.
Như vậy, tính tích cực nhận thức là một phẩm chất tâm lí của cá nhân

trong hoạt động nhận thức, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông
qua việc huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm gỉải quyết những
nhiệm vụ của nhận thức, nó được thể hiện như là một năng lực trí tuệ phức tạp
địi hỏi sự nỗ lực của tư duy. Tính tích cực nhận thức được xác định bằng các chỉ
số sau:


11
- Hứng thú nhận thức
- Nhu cầu nhận thức
- Kỹ năng phân tích nhiệm vụ nhận thức
- Sự nỗ lực trong hoạt động trí tuệ, kiên trì vượt qua khó khăn.
- Tính chủ động trong việc tìm kiếm lựa chọn những phương thức phù hợp
nhất định để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức đã đặt ra.
Khi nghiên cứu một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo
3-4 tuổi trong giờ học thể chất, Nguyễn Thị Xuân Trinh [12] đã đề ra một số
biện pháp như: Lựa chọn nội dung bài tập, động tác gắn với thực tiễn, gần gũi
với cuộc sống; sử dụng hợp lý địa điểm, thiết bị dụng cụ luyện tâp, sử dụng
những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên; tạo tình huống có vấn đề (câu chuyện,
trị chơi, âm nhạc..); làm mẫu chính xác, đẹp giải thích rõ ràng dễ hiểu; tạo mối
quan hệ tốt giữa cô và trẻ, cô quan tâm đến hứng thú của trẻ; đánh giá khen ngợi
động viên kịp thời sự tiến bộ của từng cá nhân trẻ.
Lý Thị Anh [1] đã nghiên cứu một số biện pháp phát huy tính tích cực của
trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong hoạt động chung có mục đích giáo dục thể chất, tác
giả đã nhận định tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giờ học thể dục
được thể hiện ở việc tập trung, chú ý nghe, làm theo hiệu lệnh của giáo viên,
hứng thú tích cực vận động, mạnh dạn tự tin khi thực hiện, thực hiện đầy đủ các
phần cơ bản của động tác, thích thực hiện nhiều lần.
Trong những năm gần đây tư tưởng dạy học tích cực đã và đang là chủ
trương của ngành giáo dục nước ta và được giới thiệu trên một số tạp chí khoa

học chuyên ngành. Một trong những nguyên tắc cơ bản của giáo dục mầm non
nước ta là phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non
Có thể nói rằng, có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý đến vấn đề tính
tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo, chỉ ra tiềm năng phát triển trí tuệ của trẻ
mẫu là vơ cùng lớn, nhưng đến nay thì vẩn chưa được nghiên cứu một các đầy
đủ và hồn chỉnh. Bên cạnh đó, có nhiều cơng trình nghiên cứu về các biện pháp
nâng cao tính tích cực vận động trong giờ học thể dục cho trẻ 3-4 tuổi, cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến tích cực vận động trẻ 3-4 tuổi nhưng vẫn chưa có cơng


12
trình nào nghiên cứu biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động học thể chất. Tóm lại:
Qua q trình nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy vấn đề phát huy tính tích
cực cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động học thể chất chưa được quan
tâm và nghiên cứu cách thỏa đáng và việc nghiên cứu vấn đề đó là vơ cùng cần
thiết đối với trẻ.TB6CRGR Kkkmmmwecbnh
1.1.2. Cơ sở lý luận về tính tích cực vận động của trẻ 5-6 tuổi
1.1.2.1. Khái niệm tính tích cực vận động
a. Khái niệm tích cực
Lâu nay, tính tích cực là một trong những vấn đề cơ bản được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Vậy tính tích cực là gì?
Theo từ điển tiếng Việt “Tính tích cực” được hiểu là:
- Có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định, thúc đẩy sự phát triển trái với tiêu cực.

- Tính chủ động, có những hoạt động sáng tạo ra sự biến đổi theo hướng
phát triển.
- Hăng hái, nhiệt tình với nhiệm vụ, với cơng việc được giao.
Trong từ điển Tâm lý học, thì “Tính tích cực” được hiểu là “đặc điểm
chung của các cơ thể sống. Trong mối tương quan với hoạt động, tính tích cực

đóng vai trị điều kiện động lực của các q trình hình thành, hồn thiện và thay
đổi về loại hình của hoạt động, nó là thuộc tính quan trọng của sự vận động nội
sinh của hoạt động. Tính tích cực được đặc trưng bởi sự chi phối mạnh mẽ của
các hành động đang diễn ra, tính đặc thù của những trạng thái bên trong của cơ
thể ở thời điểm hành động, tính quy định của mục đích hành động trong hiện tại,
tính siêu hoàn cảnh (tức sự vượt quá giới hạn của mục đích ban đầu) và tính bền
vững tương đối của hành động trong sự tương quan với mục đích đã thơng qua”.
Các khái niệm trên đây về “tính tích cực” chỉ ra hai vấn đề cần được xem
xét khi xác định những biểu hiện của tính tích cực trong hoạt động của con
người: Một là, tính tích cực tồn tại như một thành tố tâm lý bên trong và chi
phối mạnh mẽ tới các hành động đang diễn ra của con người, thể hiện tính đặc
thù của những trạng thái bên trong của chủ thể ở thời điểm hành động.



×