Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tài nguyên thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.42 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Các yếu tố hình thành chất lượng nước tự nhiên:
I.1. Các yếu tố tác động trực tiếp
I.1.1: Khoáng vật
I.1.2 : Đất
I.1.3: Sinh vật
I.1.4: Hoạt động con người
I.2. Các yếu tố tác động gián tiếp
I.2.1: Khí hậu
I.2.2: Địa hình
I.2.3: Thủy văn
II. Các quá trình hình thành nước tự nhiên:
II.1. Khuếch tán phân tử
II.2 Khuếch tán rối
II.3. Khuếch tán đối lưu
II.4. Vận chuyển vật chất từ bên ngoài vào dung dịch
II.5. Quá trình lắng đọng tách vật chất ra khỏi nước
II.6. Quá trình trao đổi các chất
II.7. Quá trình bay hơi và cô đặc
KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU:
Nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá và có vai trò quan trọng đối với con người và muôn
loài trên Trái Đất. Nhờ vòng tuần hoàn của mình, nước là tài nguyên liên tục được tái tạo, do
đó sự sống trên hành tinh được duy trì và phát triển phong phú như ngày nay. Tuy nhiên, nếu
coi nước là tài nguyên vô tận, con nguwpif có thể tùy ý sử dụng không quan tâm đến sự biến
đổi chất lượng của nó thì rất nguy hiểm, vì sẽ đến lúc không đủ nước đảm bảo chất lượng
dùng cho sinh hoạt của con người cũng như các ngành sản xuất công, nông, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy hải sản,…Vệ sinh môi trường cũng trở nên tồi tệ, tác động xấu đến an toàn cuộc
sống của con người và sinh vật. Như vậy, cách ứng xử đúng đắn nhất của chúng ta là phải sử


dụng hợp lý bảo vệ chất lượng tài nguyên môi trường nước.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường nước? Rõ
ràng là, trước hết chúng ta cần có hiểu biết đầy đủ về tài nguyên nước, không chỉ trữ lượng mà
đặc biệt là các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân sinh cùng quá trình hình thành nước tự
nhiên. Từ đó cho phép chúng ta đánh giá được sự phù hợp của các nguồn nước cho các mục
đích sử dụng khác nhau cũng như đề ra các biên pháp để cải thiện và bảo vệ tốt chất lượng
nước tự nhiên.
Nước trong trạng thái tự nhiên rất đa dạng về thành phần khoáng vật, các chất hữu cơ, cũng
như các sinh vật trong đó. Các yếu tố đó cùng với các yếu tố khí hậu. thủy văn, địa hình,..hình
thành nên chất lượng nước tự nhiên.
Vậy, chất lượng nước là gì?
Chất lượng nước được quy định, đánh giá bởi sự có mặt hàm lượng của các khoáng chất,
ion, các chất hữu cơ, vô cơ và một số sinh vật trong nước.Tùy theo hàm lượng các thành phần
này có trong nước mà chất lượng nước được đánh giá theo các mức độ khác nhau.
NỘI DUNG:
I. SỰ HÌNH THÀNH NƯỚC TỰ NHIÊN :
Chất lượng nước tự nhiên được hình thành trên cơ sở nước trao đổi vật chất với môi trường
xung quanh do các quá trình hóa học, sinh học, vật lý… diển ra trong nước. Thành phần hóa
học của nước tự nhiên phụ thuộc vào đặc điểm hình thành, thành phần vật chất mà nó tiếp xúc.
Các yếu tố hình thành chất lượng nước tự nhiên được chia thành hai nhóm : nhóm các yếu tố
tác động trực tiếp và nhóm các yếu tố tác động gián tiếp.
Các yếu tố tác động trực tiếp đưa thêm vào hoặc loại khỏi nước các chất, làm thay thành
phần hoặc nồng độ vật chất trong nước. Các yếu tố tác động gián tiếp tạo điều kiện để vật chất
tác động với nước.
I.1 Khoáng vật :
Quá trình tác động giữa khoáng vật với nước là quá trình phức tạp, phụ thuộc vào bản chất
từng loại khoáng vật và khả năng hòa tan của nó.
- Trong nước tự nhiên tồn tại các muối hòa tan chủ yếu là các hợp chất clorua, sunfat và
cacbonat của natri, kali, canxi và magie. Các muối này có nguồn gốc từ biển sau đó tích tụ
trong đất dưới dạng NaCl, CaSO

4
, H
2
O, CaCO
3
… Các loại muối này có độ hòa tan khác nhau
ở các vùng địa chất khác nhau và vì thế tạo nên sự thay đổi chất lượng nước ở từng vùng.
• Các muối clorua và sunfat thường nằm ở vùng đất ướt phía trên.
• Các loại muối clorua và sunfat của natri, kali, canxi, magie thương xuất hiện nhiều ở các hồ
nước mặn , đầm lầy…
• Hàm lượng các muối hòa tan này tạo nên độ mặn của nước .
Ví dụ: Căn cứ vào độ muối,A.F.Karpevits phân chia các loại nước theo độ mặn như sau:
Các yếu tố hình thành chất lượng nước tự nhiên
Các yếu tố tác động trực tiếp Các yếu tố tác động gián tiếp
Yếu tố địa
chất, thủy
văn, thủy
động học
Chế
độ
thủy
văn
Địa
hình
Con
người
Khoáng
vật
Đất Khí
hậu

Sinh
vật
Nước ngọt: 0.01 - 0.5 ppt (các sông hồ, hồ chứa)
Nước ngọt nhạt: 0.01 - 0.2 ppt
Nước ngọt lợ: 0.2 - 0.5 ppt
Nước lợ: 0.5 - 30 ppt (các hồ, biển nội địa, cửa sông)
Nước lợ nhạt: 0.5 - 4 ppt
Nước lợ vừa: 4 - 18 ppt
Nước lợ mặn: 18 - 30 ppt
Nước mặn: trên 30 ppt
Nước biển: 30 - 40 ppt (Đại dương, biển hở, biển nội địa, vịnh vũng, cửa sông)
Nước quá mặn: 40 - 300 ppt (một số hồ, vịnh, vũng).
- Trong nước tự nhiên cũng tồn tại các loại khoáng vật phong hóa chủ yếu là alumosilicat và
sản phẩm quá trình phân hủy chúng.
Sự phong hóa của alumosilicat diển ra theo hai giai đoạn :
• Phong hóa caolanh: trong đó vẫn tồn tại liên kết nhôm với silic để hình thành nhiều
dạng khoáng sét và phong hóa alit để tạo thành các oxit và hydroxit ( bốc xít, thạch
anh ) .
• Quá trình kiềm hóa alumosilicat: quá trình này phụ thuộc vào các điều kiện địa lý, đặc
biệt là khí hậu. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào độ pH, sự xuất hiện của oxi, các loại
axit sunphuric, axit cacbonic và axit hữu cơ.
- Sự hòa tan các muối và các khoáng vật trong nước còn làm cho nước tự nhiên có khả năng
dẫn điện.
- Sự hòa tan này còn thiết lập nên thành phần ion của nước. Các ion có hàm lượng lớn nhất
trong nước là Na
+
, K
+
, Ca
2+

, Mg
2+
, Cl
-
, HCO
3
-
, CO
2
2-
, SO
4
2-
. Các ion có hàm lượng nhỏ hơn là
Fe
2+
, Fe
3+
, Mn
2+
, Br
-
, F
-
,…Các ion khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự hình thành chất
lượng nước. Ví dụ, các ion Ca
2+
, Mg
2+
có mặt trong nước ảnh hưởng đến độ cứng của nước,

các ion HCO
3
-
, CO
2
2
hòa tan trong nước tạo độ bazơ cho nước, ion SO
4
2
hòa tan trong nước lại
làm cho nước có tính axit
Như vậy, các khoáng chất cùng với sự hòa tan của nó có vai trò quyết định tạo nên độ khoáng
hóa (thường gặp nhất là nước ngầm, nước khoáng), độ mặn (nước biển) và nhiều tính chất
hóa, lý, sinh học của các loại nước tự nhiên.
I.2 Đất:
Nguồn nước chảy qua các lớp đất sẽ hòa tan, cuốn theo một số chất cũng là một trong những
yếu tố hình thành nên chất lượng nước.
- Trong đất ngoài các chất vô cơ ( chiếm 90 -95% trọng lượng ) còn có thành phần hữu cơ. Đây
là sự khác nhau giữa khoáng vật và đất (yếu tố khoáng vật chỉ có các thành phần vô cơ).
• Đất có cấu tạo từ các phần tử kích thước không đồng nhất. Thành phần khoáng của đất
phụ thuộc vào loại khoáng vật hình thành nên đất.
• Thành phần hữu cơ chủ yếu của đất là sản phẩm quá trình phân hủy xác chết sinh vật.
• Thành phần hữu cơ và thành phần cơ học của đất phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu,
điều kiện tích tụ và một số yếu tố khác.
- Quá trình vận chuyển vật chất từ trong đất vào nước dễ thấy nhất là sự thấm lọc hoặc chảy
trôi nước mưa có độ khoáng thấp qua đất, hòa tan các tinh thể muối,.. và đưa các thành phần
này vào trong nguồn nước tự nhiên. Nước mưa, nước ngầm khi đi qua đất với khả năng hòa
tan cũng như cuốn trôi các vật chất (các chất vô cơ và các chất hữu cơ) có trong đất sẽ đưa vào
nước tự nhiên các khoáng chất cũng như các chất hữu cơ do vi sinh vật phân hủy trên mặt đất.
Quá trình này có ảnh hưởng đến độ khoáng hóa cũng như độ mặn của nước. Ví dụ, nước

chảy qua vùng đất nhiễm mặn thì nguồn nước đó cũng nhiễm mặn theo. Hoặc nước chảy qua
vùng đất có nhiều khoáng, ngấm xuống đất đi vào các mạch nước ngầm tạo thành nước
khoáng.
- Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ thấm vào trong
long đất. Các hợp chất hữu cơ nguồn gốc thực vật tích tụ và chuyển hóa trong đất tạo nên chất
mùn. Trong chất mùn có nhiều thành phần axit humic và các axits hữu cơ khác. Nước mưa
thấm qua đất , chứa CO
2
và axit humic sẽ thúc đẩy quá trình phong hóa alumosilicat và khoáng
vật cacbonat.Trong các quá trình này, vi sinh vật và các sinh vật khác trong đất cũng đóng vai
trò quan trọng do hoạt động sống giải phóng CO
2
cũng như oxi hóa các chất hữu cơ phức tạp
để chuyển thành các chất đơn giản.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×