1
Y BAN DN TC
VIN DN TC
***
báo cáo chuyên đề
khái niệm, giải nghĩa và việc sử dụng
thuật ngữ cán bộ làm công tác dân tộc
_________________________________
Đơn vị quản lý: Viện Dân tộc
Ngời thực hiện: Phan Văn Cơng
8624
Hà nội tháng 12 năm 2010
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Mục tiêu nghiên cứu 3
2. Nội dung nghiên cứu 3
3. Phương pháp nghiên cứu 4
4. Kinh phí 4
5. Sản phẩm nghiên cứu 4
PHẦN I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ
THUẬT NGỮ “CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DÂN TỘC”
5
1. Tổng quan tình hình sử dụng thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân tộc” 5
2. Quan niệm của một số chuyên gia, nhà quản lý về thuật ngữ “cán bộ làm công tác
dân tộc” 8
PHẦN II: GIẢI NGHĨA THUẬT NGỮ LIÊN QUAN VÀ KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA
“CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DÂN TỘC”
12
1. Thuật ngữ “cán bộ” 12
2. Thuật ngữ “công tác dân tộc” 13
3. Khái niệm, ý nghĩa thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân tộc” 15
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SỬ DỤNG THUẬT NGỮ “CÁN BỘ
LÀM CÔNG TÁC DÂN TỘC”
17
PHỤ LỤC: Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA
18
3
PHẦN MỞ ĐẦU
Với quan điểm “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển”
Đảng và nhà nước ta đã thành lập hệ thống cơ quan từ Trung ương đến địa
phương và hàng năm giành một lượng ngân sách chi trả cho cán bộ chuyên trách,
bán chuyên trách, thời vụ… để quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Trong nhiều cuộc họp, hội nghị, hội thảo, văn bản chỉ đạo điều hành của các
cơ quan Nhà n
ước ở Trung ương và địa phương đã sử dụng nhiều thuật ngữ “cán
bộ làm công tác dân tộc”. Tuy nhiên trong từ điển phổ thông hiện nay mới chỉ
giải nghĩa cụm từ “cán bộ” là người phụ trách một công tác của chính quyền hay
đoàn thể nào đó; còn ý nghĩa, nội hàm của thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân
tộc” chưa được giải thích, làm rõ. Trong khi đó từ điển chuyên ngành về công tác
dân tộc chưa được xây dựng, nên đã có nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của
thuật ngữ này. Vì vậy trong khuôn khổ chuyên đề nghiên cứu khoa học cấp viện,
tôi cho rằng nghiên cứu làm rõ ý nghĩa của thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân
tộc” để chuẩn hóa việc sử dụng là rất cần thiết.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Chuyên đề làm rõ khái niệm, ý nghĩa, thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân
tộc” và kiến nghị sử d
ụng trong quản lý nhà nước.
2. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan việc sử dụng thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân tộc” trong các
cơ quan nhà nước.
- Làm rõ các khái niệm liên quan:
+ Cán bộ là gì? Chỉ những ai trong xã hội?
+ Công tác dân tộc là gì? Công tác dân tộc ở trung ương làm gì? ở địa
phương làm gì?
4
+ Quan điểm của các nhà quản lý về thuật ngữ “Cán bộ làm công tác dân
tộc”.
- Phân tích, giải nghĩa đưa ra khái niệm thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân
tộc”:
- Kiến nghị sử dụng thuật ngữ “Cán bộ làm công tác dân tộc”
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
- Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp
- Phương pháp chuyên gia. Chuyên đề đã xây dựng mẫu phiếu tham vấn ý
kiến của 6 chuyên gia khác nhau quan ni
ệm về thuật ngữ “cán bộ làm công tác
dân tộc”
4. Kinh phí
3.000.000.đ (Ba triệu đồng chẵn)
5. Sản phẩm nghiên cứu
- Báo cáo tổng hợp, kèm theo phụ lục tài liệu liên quan có độ dài từ 15 trang
trở lên.
5
PHẦN I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ MỘT SỐ QUAN NIỆM
VỀ THUẬT NGỮ “CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DÂN TỘC”
__________________________________________________________
1. Tổng quan việc sử dụng thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân tộc”
Như trên đã trình bày “cán bộ làm công tác dân tộc” là thuật ngữ chuyên
ngành được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản quản lý nhà nước về công
tác dân tộc.
- Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX
tại Hộ
i nghị lần thứ bảy về công tác dân tộc có ghi :
“
Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác
dân tộc để làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa
phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc. Một số bộ, ngành
cần tổ chức bộ phận và có cán bộ chuyên trách làm công tác dân
tộc”.
Ở đây thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân tộc” được sử dụng để chỉ những
cán bộ tham m
ưu, tổ chức thực hiện chính sách trên địa bàn các tỉnh, huyện xã
vùng dân tộc. Trong hoàn cảnh này, ta có thể hiểu “Cán bộ làm công tác dân
tộc” bao gồm cả những cán bộ làm việc ở các cơ quan chuyên trách công tác dân
tộc như Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc…và cả những cán bộ công tác ở các Sở,
Ban, Ngành, đoàn thể đóng trên địa bàn vùng dân tộc.
Đối với cán bộ ở Trung ương, Nghị quyết 24 chỉ rõ:
Một số bộ, ngành cần t
ổ chức bộ phận và có cán bộ chuyên trách làm
công tác dân tộc.
Như vậy cán bộ làm công tác dân tộc ở Trung ương xác định ở đây không
chỉ bao gồm cán bộ trong hệ thống cơ quan chuyên trách của Ủy ban Dân tộc,
Hội đồng dân tộc của Quốc hội mà còn cả một số bộ ngành khác. Thực tế đến
6
nay, triển khai Nghị quyết 24, nhiều bộ, ngành đã thành lập bộ phận chuyên
trách làm công tác dân tộc: Như Vụ Văn hóa Dân tộc, Bộ Văn hóa; Vụ Giáo dục
Dân tộc, Bộ Giáo dục; Vụ Dân tộc của Ban Dân vận Trung ương…
Đến phần tổ chức thực hiện của Nghị quyết tiếp tục sử dụng thuật ngữ “cán
bộ làm công tác dân tộc”:
Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc
ở các bộ, ngành và địa
phương vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phải nắm chắc, hiểu rõ
nội dung nghị quyết để tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện
tốt nghị quyết.
Thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân tộc” được sử dụng nhiều lần trong
Nghị quyết, với nội hàm khá rộng, chỉ những cán bộ công tác ở trong và ngoài
cơ quan chuyên trách (Ủy ban Dân tộ
c; Ban Dân tộc…) làm công tác dân tộc từ
trung ương đến địa phương.
- Trong Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 07/12/2005 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án: "Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước
và phương thức công tác dân tộc giai đoạn 2006 – 2010” đã nhiều lần sử dụng
thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân tộc”.
Phần đánh giá khái quát kết quả đạt được và hạn chế công tác dân t
ộc có
ghi:
(1)“công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc được
quan tâm hơn trước” và
(2)“đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc chưa được đào tạo về
nghiệp vụ công tác dân tộc”;
Cho đến phần kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc của
Quyêt định tiếp tục 02 lần nhắc đến thuật ngữ này, cụ thể là:
(3)“Quy định cụ thể
tiêu chuẩn cán bộ, công chức làm công tác
dân tộc của cơ quan công tác dân tộc các cấp theo chức danh; có
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện chuẩn
hoá đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc”
7
(4)“Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ công tác dân tộc và quản lý nhà
nước, quản lý kinh tế, lý luận chính trị, tin học cho đội ngũ cán bộ
chuyên trách làm công tác dân tộc ở Trung ương và địa phương”.
Mặc dù nhiều lần sử dụng thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân tộc” trong văn
bản, nhưng cả Nghị quyết 24 và Quyết định 1277 đều không gi
ải nghĩa, giới hạn
nội dung của thuật ngữ. Thực tế là cho đến nay chưa có văn bản pháp quy hay từ
điển nào quy định ngữ nghĩa đầy đủ của thuật ngữ này. Mà tùy trong mỗi hoàn
cảnh khác nhau, thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân tộc” sử dụng với ý nghĩa chỉ
các đối tượng cụ thể khác nhau, hoặc đôi khi sử dụng với nghĩa chung chung
không rõ đối tượng. Trong lầ
n sử dụng (1) và (2) của Quyết định 1277 thuật ngữ
“Cán bộ làm công tác dân tộc” sử dụng với nghĩa chung chung, không rõ chỉ cán
bộ chuyên trách trong cơ quan công tác dân tộc hay bên ngoài cơ quan công tác
dân tộc, hoặc cả hai. Tuy nhiên đến lần sử dụng (3) và (4) thuật ngữ này lại được
sử dụng và chỉ rõ đối tượng là các cán bộ, công chức, viên chức công tác trong
các cơ quan chuyên trách công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương.
- Thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân t
ộc” không những được sử dụng trong
các văn bản quản lý nhà nước mà trong các bài viết, chuyên đề hội nghị, hội thảo
được các nhà quản lý, nhà khoa học sử dụng, với ý nghĩa theo từng hoàn cảnh
khác nhau.
Trong cuốn kỷ yếu: “Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân
tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Viện Nghiên cứu chính sách
dânt tộc và Miền núi; Nhà Xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội-2002. Trang 215,
có ghi:
Hiện nay, hệ thống tổ chức làm công tác dân tộc từ Trung ưởng tới
tỉnh, huyện có đội ngũ cán bộ chuyên trách. Nếu xét ở phạm vi
rộng trên toàn quốc, và các mối quan hệ nhiều mặt có thể nói rằng,
công tác dân tộc và miền núi là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân;
trong đó, nhiệm vụ cụ thể được giao cho các bộ, ngành, địa
phương. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ngoài cơ quan
8
chuyên trách, còn có mặt ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp,
ở khắp các vùng, miền của đất nước; bao hàm cán bộ là người dân
tộc thiểu số, cán bộ là người Kinh đang công tác ở các cơ quan
của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác dân tộc và miền núi. Có thể
nói cán bộ làm công tác có liên quan tới dân tộc và miền núi có
m
ặt ở nhiều cơ quan thuộc hệ thống chính trị của nước ta.
1
Có lẽ thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân tộc” ở đây được sử dụng và có
giải thích hơn cả, chỉ những người làm việc trong hệ thống cơ quan chuyên trách
làm công tác dân tộc: Ủy ban Dân tôc, Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc; Chỉ cả người
dân tộc thiểu số và người Kinh làm việc trong hệ thống cơ quan Đảng, Nhà nước
từ Trung ương đến địa phương mà nhiệm vụ được giao có liên quan trực tiếp
,
hoặc gián tiếp đến công tác dân tộc…Như vậy, hiểu thuật ngữ “Cán bộ làm công
tác dân tộc” với ý rất rộng, có thể là cả hệ thống chính trị ở Trung ương và các
tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Vì ở đây, nhiệm vụ của cán bộ được
giao, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến công tác dân tộc.
Qua đây chúng ta thấy thuật ngữ
“cán bộ làm công tác dân tộc” dù chưa
được chuẩn hóa, giải nghĩa, nhưng dù trong văn bản pháp quy hay trong khoa
học, thuật ngữ này đều có có điểm chung chỉ đối tượng là “cán bộ” công tác ở
trong và ngoài cơ quan chuyên trách làm công tác dân tộc. Cán bộ công tác trong
cơ quan làm công tác dân tộc thì đã rõ, vậy còn “ngoài” là ai, cụ thể công tác ở
những cơ quan nào, nếu không xác định được điều này có lẽ thuật ngữ “cán bộ
làm công tác dân tộc” sẽ không được xác định rõ nội hàm và ý nghĩ
a cụ thể.
2. Quan niệm của một số chuyên gia, nhà quản lý về thuật ngữ “cán bộ
làm công tác dân tộc”
Trong quá trình nghiên cứu, chuyên đề đã xây dựng mẫu phiếu tham vấn ý
kiến của 6 chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài Ủy ban Dân tộc về thuật ngữ
“Cán bộ làm công tác dân tộc”. Các ý kiến của chuyên gia cũng có điểm giống và
khác nhau, nhưng nhìn chung đều thống nhất cho rằng “Cán bộ làm công tác dân
1
PGS.TS Nguyễn Hữu Ngà, Giám đôc Trung tâm bồi dưỡng cán bộ dân tộc, Ủy ban Dân tộc và Miền núi
9
tộc” chỉ đối tượng là cán bộ công tác ở trong và ngoài cơ quan chuyên trách làm
công tác dân tộc. Cụ thể các ý kiến như sau:
- Theo PGS.TS Khổng Diễn, Nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học cho
rằng “cán bộ làm công tác dân tộc” là:
(1) Những người hưởng lương (một phần hoặc toàn bộ) từ ngân sách nhà
nước để thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến vùng dân tộc thiểu số
(2) Những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước
để thực hiện
nhiệm vụ có liên quan đến người dân tộc thiểu số.
Theo Phó Giáo sư, cán bộ làm công tác dân tộc phải là người hưởng lương
từ ngân sách nhà nước và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến 2 đối tượng:
Người dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số. Như vậy theo quan niệm này,
ngoài những người thực hiện nhiệm vụ quan lý nhà nước thì các thầy giáo, cô
giáo dậy học trong các trường họ
c có học sinh là người dân tộc thiểu số, bộ đội,
biên phòng, công an thực hiện nhiệm vụ trong vùng dân tộc thiểu số cũng quan
niệm là cán bộ công tác dân tộc.
- Theo TS. Trần Văn Thuật, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tôc,
Ủy ban Dân tộc, thì “cán bộ làm công tác dân tộc” là:
(1) Những người thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở vùng dân tộc
thiểu số
(2) Những người làm việc ở vùng dân tộc thiểu số
Theo quan niệm này, thuật ngữ cán bộ làm công tác dân tộc sẽ rất rộng, khó
xác định. Vì vậy TS cho rằng nên giải nghĩa thuật ngữ bằng 02 thuật ngữ khác
“Cán bộ công tác dân tộc” và “cán bộ công tác liên quan đến đối tượng dân tộc
thiểu số” tức là để chỉ cán bộ công tác trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc
chuyên trách, giống như “cán bộ dân vận” hoặc “cán bộ mặt trận”… và cán bộ
ngoài cơ quan chuyên trách công tác dân tộc, bao gồm các b
ộ, ngành trung ương
và địa phương có nhiệm vụ liên quan đến đối tượng là người dân tộc thiểu số.
- Tuy nhiên theo Thạc sĩ Nguyễn Lâm Thành, Vụ trưởng Vụ Địa
phương I, Ủy ban Dân tộc cho rằng:
10
“Cán bộ làm công tác dân tộc” bao gồm những người thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nước ở vùng dân tộc thiểu số
Với quan nhiệm này, cán bộ làm công tác dân tộc chỉ bao gồm những người
làm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước: Các vụ của Ủy ban Dân tộc; các vụ
chuyên trách về công tác dân tộc của các bộ, ngành liên quan và Ban Dân tộc,
phòng dân tộc hoặc cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc ở địa phương. So
với những quan ni
ệm trước, quan niệm này có phạm vi, giới hạn hẹp hơn, chỉ
những người trong hệ thống quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
- Theo quan niệm của đồng chí Đinh Văn Tỵ, Phó Viện trưởng Viện Dân
tộc, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức, Cán bộ của Ủy ban Dân tộc.
“cán bộ làm công tác dân tộc” là người được hưởng lương từ ngân
sách nhà nước có nhiệm vụ được giao liên quan đến ng
ười dân tộc
thiểu số, hoặc vùng dân tộc thiểu số”.
Cùng quan điểm với các ý kiến trước, đồng chí Tỵ cho rằng, cán bộ làm
công tác dân tộc không chỉ bao gồm cán bộ trong hệ thống cơ quan chuyên trách
làm công tác dân tộc mà cả những người thuộc các bộ, ban, ngành, các cơ quan
của địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tiến sĩ Hoàng Hữu Bình, Phó Hiệu trưởng Trườn Cán bộ Dân tộc, Ủy
ban Dân tộc cho rằng:
Cán bộ làm công tác dân tộc là những người làm việc có liên quan trực
tiếp đến việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc và làm việc ở
vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Như vậy tiến sĩ Bình quan niệm “thuật ngữ cán bộ làm công tác dân tộc” sẽ
có phạm vi rất rộng, chỉ những cán bộ công tác ở nhiều cơ quan khác nhau và đôi
khi khó xác định cụ thể. Đồng chí cũng cho biết thêm, v
ừa qua khi xây dựng
chính sách đặc thù đối với cán bộ làm công tác dân tộc, ban soạn thảo chỉ xác
định đối tượng thụ hưởng chính sách là cán bộ, công chức, viên chức trong hệ
thống cơ quan Ủy ban Dân tộc. Do thuật ngữ ở đây chưa có sự thống nhất về
quan niệm, nên tiến sĩ đề nghị cần phải có nghiên cứu, hội thảo khoa học đưa ra
tiêu chí rõ ràng xác định,
11
- Theo đồng chí Hà Quế Lâm, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc,
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ của Ủy ban Dân tộc, thì “cán bộ làm công tác
dân tộc” là:
Toàn bộ các cán bộ trong hệ thống chính trị mà nhiệm vụ được giao có
liên quan đến đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số
Ý kiến của các chuyên gia trên đây cho thấy, thuật ngữ cán bộ làm công tác
dân tộc được sử dụng nhiều trong quá trình thực hiện nhiệm v
ụ quản lý nhà nước,
hoặc trong nghiên cứu khoa học, trong giảng dạy. Mặc dù trong quá trình sử dụng
không sai, nhưng khi quan niệm toàn diện về nội hàm của thuật ngữ này thì các
chuyên gia còn có những ý kiến khác nhau.
Qua nghiên cứu thực tiễn sử dụng và ý kiến của các chuyên gia, cho thấy dù
thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân tộc” có được quan niệm và sử dụng ở trong
những hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có một số điểm chung là:
1) Chỉ “cán b
ộ” ở trong và ngoài hệ thống cơ quan công tác dân tộc mà
nhiệm vụ được giao có liên quan đến cộng đồng người dân tộc thiểu số
2) Không phân biệt người dân tộc thiểu số, hay người Kinh
3) Không phân biệt chức vụ, cấp bậc
4) Đều hưởng lương toàn bộ hoặc một phần từ ngân sách nhà nước
12
PHẦN II
GIẢI NGHĨA THUẬT NGỮ LIÊN QUAN VÀ
KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA “CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DÂN TỘC”
______________________________________________________
Trước hết tôi cho rằng thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân tộc” là thuật ngữ
kép gồm “cán bộ” và “công tác dân tộc” được nối với nhau bởi từ “làm”. Xét về
ngữ pháp, đây có thể coi là một câu hoàn chỉnh bao gồm danh từ là “cán bộ”,
động từ “làm” và tính từ “công tác dân tộc” bổ nghĩa cho danh từ. Vậy để hiểu rõ
ý nghĩa nộ
i hàm của thuật ngữ này, cần phải giải nghĩa các thuật ngữ liên quan là
“cán bộ” và “công tác dân tộc”.
1. Thuật ngữ “cán bộ”
Hiện nay thuật ngữ này cũng có nhiều cách giải thích khác nhau
- Theo từ điển bách khoa toàn thư
“Cán bộ” Là thuật ngữ thường dùng ở Việt Nam và một số nước trên
thế giới, chỉ những người được bầu hoặc được bổ nhiệm giữ chứ
c vụ
trong các tổ chức (đảng, nhà nước, đoàn thể nhân dân) thuộc hệ thống
chính trị của quốc gia, ở các cấp từ trung ương tới cơ sở
”.
- Đối với từ điển mở wiki thì:
“Cán bộ” là một danh từ chỉ người phụ trách một công tác của chính
quyền hay đoàn thể;
Dù quan niệm của hai từ điển về “cán bộ” có độ dài, ngắn khác nhau, nhưng
đều chỉ rõ đây là những người công tác trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên theo
từ điển mở wiki “cán bộ” chỉ bao gồm những người trong hệ thống cơ
quan của
chính quyền và của đoàn thể là chưa đầy đủ.
- Đối với Hồ Chủ Tịch, quan niệm về “cán bộ” rất đơn giản, nhưng dễ
hiểu.
Trong bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa ngày 20-2-1947, Bác nói
về cán bộ như sau:
13
“Cán bộ” là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể
thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không
thể thực hiện được.
Như vậy Bác quan niệm cán bộ là cầu nối đưa chủ trương của Đảng, chính
sách của Chính phủ, đoàn thể đến với nhân dân. Tức là chỉ hệ thống cán bộ trong
các cơ quan công quyền của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ do Đả
ng và Nhà nước
giao để phục vụ nhân dân, với phương châm “Nhà nước của dân, do dân và vì
dân”.
- Theo Luật cán bộ, công chức quy định “cán bộ” là công dân Việt Nam
trong biên chế, bao gồm:
1) Nhưng người do bầu cử theo nhiệm kỳ, tuyển dụng bổ nhiệm hoặc
giao nhiệm vụ thường xuyên trong hệ thống cơ quan nhà nước, hệ thống
chính trị, chính trị xã hội từ …Trung ương đến địa phương
2) Những người
được tuyển dụng vào ngành công chức, viên chức hoặc
giao giữ nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà
nước ở Trung ương đến địa phương…
3) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm trong hệ thống cơ quan
Quân đội, Công an mà không phải là sĩ quan, quân nhân, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp…
4) Những người được bầu cử theo nhiệm kỳ giữ chức vụ lãnh đạ
o hoặc
tuyển dụng giao giữ một chức danh chuyên môn ở cấp xã.
Như vậy cho dù các khái niệm có khác nhau ở chỗ này, hay chỗ khác, nhưng
thuật ngữ “Cán bộ” đã được Luật hóa. Đây là căn cứ pháp lý cao nhất, quy định
rõ đối tượng, ý nghĩa của thuật ngữ “cán bộ”, nhất thiết phải là “những người do
bầu cử hoặc tuyển dụng” vào làm việc trong hệ thống cơ quan chính trị
, nhà nước
từ trung ương đến địa phương.
2. Thuật ngữ “công tác dân tộc”
Công tác dân tộc là gì, ai là người làm việc này, có thể nói đây là vấn đề còn
nhiều ý kiến khác nhau
14
- Trong Quyết định 1277 có ghi nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác
dân tộc bao gồm:
1) Quán triệt đầy đủ và sâu sắc phương châm công tác dân tộc:
2) Tăng cường công tác nắm tình hình vùng dân tộc thiểu số:
3) Nâng cao chất lượng, nội dung, hình thức công tác tuyên truyền,
giáo dục, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các cuộc vận động lớn, các
phong trào thi đua yêu nước do Uỷ
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phát động.
4) Phát huy dân chủ ở cơ sở, coi trọng vai trò của già làng, trưởng bản,
trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng.
5) Hoàn thiện quy chế phối hợp trong công tác dân tộc:
6) Đẩy mạnh việc xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến về
phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc:
7) Nâng cao chất lượng nội dung, hình thức đ
ào tạo, bồi dưỡng; hoàn
thiện chính sách đối với cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ công tác ở
vùng dân tộc thiểu số:
8) Tăng cường cán bộ có năng lực và ý thức trách nhiệm cao đến vùng
dân tộc thiểu số.
Nội dung quản lý nhà nước ghi trong quyết định khá chi tiết, cụ thể, giúp
cho việc thực hiện được dễ dàng, tuy nhiên đã bao quát hết nội dung công tác dân
tộc chưa? Tôi cho rằng quản lý nhà nướ
c ngoài việc nắm tình hình tổ chức triển
khai các chính sách… thì việc tham mưu cho Đảng, Chính phủ là một nội dung
rất quan trọng, nhưng chưa được đề cập ở đây.
- Bản dự thảo Nghị định công tác dân tộc năm 2009, trong phần giải thích
từ ngữ đưa ra 2 phương án giải nghĩa về thuật ngữ “Công tác dân tộc” để thảo
luận là:
1) Xây dựng chính sách dân tộc (phát triển về mọi m
ặt: Chính trị, kinh
tế-xã hội, an ninh quốc phòng, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc,
kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc”
15
2) Là nhiệm vụ tất yếu của Đảng và Nhà nước về quốc gia đa dân tộc:
Tiến hành hàng loạt hệ thống các biện pháp quản lý nhà nước nhằm tác
động và tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số hội nhập vào sự
phát triển chung của đất nước
Việc đưa ra hai phương án như trên cho thấy hiện nay còn lúng túng trong
việc xác định rõ phạm vi, nội dung của công tác dân tộc là gì. Dẫ
n đến có nhiều
nhận thức khác nhau, cần phải trao đổi, bàn bạc để thống nhất.
Về hình thức Quyết định 1277 và dự thảo Nghị định công tác dân tộc có
khác nhau, giải thích ở mức độ khác nhau thuật ngữ “công tác dân tộc” nhưng
nhìn chung còn chưa nhất quán về phạm vi, nội dung.
Thể hiện sự lúng túng và không đồng nhất quan điểm về “công tác dân tộc”
là tất yếu, bởi công tác dân tộc luôn luôn có sự thay
đổi theo từng thời kỳ cách
mạng của đất nước. Trong kháng chiến, công tác dân tộc trọng tâm là vận động
đồng bào đoàn kết, cùng đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Còn hiện nay, công tác
dân tộc phải mang mầu sắc mới là tham mưu và quan lý thực hiện các nhiệm vụ ở
vùng dân tộc tiến tới sự phát triển hài hòa, bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các
vùng, miền, tạo tâm lý ổn định trong nhân dân.
Với nội dung về công tác dân t
ộc như trên, vậy hiện nay ai, cơ quan nào là
người làm việc này. Nghị quyết 24-TW ghi rõ:
Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống
chính trị.
Rõ ràng ở đây, do tính chất, đặc thù, tầm quan trọng của công tác này, nên
Đảng đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị ở cả trung ương và địa phương phải vào
cuộc để thực hi
ện. Như vậy là cán bộ làm công tác dân tộc có mặt ở các bộ,
ngành, các cơ quan của Đảng, đoàn thể từ Trung ưởng đến địa phương.
3. Khái niệm, giải nghĩa thuật ngữ cán bộ làm công tác dân tộc
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy, phản ánh những thuộc tính chung,
bản chất của sự vật, hiện tượng trong quá trình hiện thực
. Qua phân tích thực
16
trạng sử dụng và giải nghĩa những thuật ngữ liên quan trên đây, cho thấy, “cán bộ
làm công tác dân tộc” là:
Công dân Việt Nam được bầu cử theo nhiệm kỳ hoặc tuyển dụng, bổ nhiệm
vào làm việc truyên trách trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị Nhà
nước Việt Nam từ Trung ương đến địa phương mà nhiệm vụ được giao có liên
quan đến người dân tộc thiểu số.
Trong thực tế ý nghĩa c
ủa nhiều thuật ngữ được khái niệm, xác định nội
dung tùy theo vào mục đích của người sử dụng nó. Đối với thuật ngữ cán bộ làm
công tác dân tộc có nội hàm rất rộng, nếu không có giới hạn thì có thể sẽ là cả hệ
thống cán bộ trong bộ máy trính trị ở Trung ương và các tỉnh có đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống. Vì ít nhiều nhiệm vụ của họ được giao dù trự
c tiếp hay gián
tiếp, cũng có mối quan hệ đến đối tượng là người dân tộc thiểu số, vùng dân tộc
thiểu số (công tác dân tộc là của toàn Đảng, toàn dân…).
Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần phải giới hạn, khoanh lại đối tượng “cán bộ”
của thuật ngữ này, để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, và xây dựng chế độ, chính
sách cho phù hợp.
Với khái niệm đưa ra ở trên, cán bộ làm công tác dân t
ộc phải là công dân
Việt Nam, được “bầu cử hoặc tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan thuộc
hệ thống chính trị của Việt Nam” là phù hợp với Luật cán bộ, công chức. Nhưng
phải giới hạn lại là “Chuyên trách nhiệm vụ được giao có liên quan đến người
dân tộc thiểu số” để hạn chế những trường hợp cán bộ được giao quản lý nhiều
nhiệm vụ
(kiêm nhiệm), hoặc nhiệm vụ được giao có tính thời vụ (làm việc theo
chương trình dự án ở vùng dân tộc…) liên quan đến người dân tộc thiểu số.
Vậy với khái niệm trên, thì thuật ngữ “cán bộ làm công tác dân tộc” chỉ
những ai trong xã hội. Chỉ nhưng “cán bộ” làm việc trong hệ thống cơ quan công
tác dân tộc của Ủy ban Dân tộc; Các ban, vụ, trung tâm… trong các cơ quan
Đảng, Quốc hội, cơ quan của Chính phủ… có chức năng, nhi
ệm vụ được giao
chuyên trách về công tác dân tộc; các Ban Dân tộc, sở, Ban ngành…; phòng dân
tộc cấp huyện, cán bộ cấp xã của các tỉnh huyện vùng dân tộc thiểu số được giao
nhiệm vụ chuyên trách về công tác dân tộc…
17
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SỬ DỤNG
THUẬT NGỮ “CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DÂN TỘC”
_______________________________________________________
Việc sử dụng thuật ngữ này như thế nào là tùy thuộc vào mục đích của
người sử dụng, trong những hoàn cảnh khác nhau. Chúng tôi cho rằng, thông
thường trong các văn bản quản lý nhà nước, nếu liên quan trực tiếp đến “cán bộ”
trong bộ máy cơ quan chuyên trách làm công tác dân tộc là: Ủy ban Dân tộc;
Ban Dân tộc, Phòng Dân tôc, Cán bộ chuyên trách công tác dân tộ
c cấp xã thì sử
dụng thuật ngữ “cán bộ công tác dân tộc” với hàm ý để chỉ những người làm
việc trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách (giống như: “cán bộ
dân vận” hay “cán bộ mặt trận”). Còn đối với các trường hợp còn lại, nên sử dụng
thuật ngữ “cán bộ làm công tác về dân tộc” để chỉ những người làm việc trong
các cơ quan bên ngoài hệ thống ngành dọ
c của Ủy ban Dân tộc nhưng nhiệm vụ
của họ được giao về công tác dân tộc.
Mỗi cách phân loại sử dụng đều chỉ mang tính chất tương đối, không thể
tuyệt đối được. Nhưng việc phân loại như trên sẽ giúp cho việc xây dựng cơ chế
chính sách, tuyển dụng, bổ nhiệm, phân bổ nguồn kính phí đào tạo… cho phù
hợp với chức năng nhiệm vụ đượ
c giao của cơ quan chủ quản trong đơn vị. Ví
dụ, cán bộ công tác ở Vụ Dân tộc, của Bộ Giáo dục, về quản lý tổ chức vẫn phải
thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục, không thể theo quy định của Ủy ban
Dân tộc và ngược lại.
18
PHỤ LỤC
Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA VỀ THUẬT NGỮ
“CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC DÂN TỘC”