Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Khái niệm, giải nghĩa và việc sử dụng thuật ngữ 'vùng đặc biệt khó khăn'

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.37 KB, 18 trang )


1

VIỆN DÂN TỘC
***










BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
“NGHIÊN CỨU KHÁI NIỆM, GIẢI NGHĨA VÀ SỬ DỤNG
THUẬT NGỮ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN”



Người thực hiện: Ths. Hà Quang Khuê
Phó trưởng phòng QLKH&HTQT, Viện Dân tộc





8621



Hà Nội, tháng 12 năm 2010


2
Phần Mở đầu
I. Tính cấp thiết (sự cần thiết của chuyên đề) ………………………………… 3
II. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………3
III. Phạm vi, đối tượng ………………………………………………………… 3
IV. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………… 4
V. Nội dung nghiên cứu ……………………………………………………… 4
VI. Sản phẩm ………………………………………………………………… 4
Phần thứ nhất: Khái niệm, đặc điểm và giải nghĩa thuật ngữ
1. Khái niệm …………………………………………………………………… 5
2. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành vùng đặc biệt khó khăn 9
Phần thứ hai: Thự
c trạng việc xây dựng tiêu chí phân vùng đặc biệt khó
khăn và đề xuất các căn cứ, nguyên tắc phân vùng
1. Tiêu chí phân vùng của Ủy ban Dân tộc ………………………………… 10
2. Đề xuất những căn cứ, nguyên tắc, tiêu chí phân định vùng như sau …… 14
Phần thứ ba: Kiến nghị sử dụng thuật ngữ
1. Kiến nghị với Ủy ban Dân tộc …………………………………………… 16
2. Kiến nghị với các cơ quan làm công tác dân tộc ………………………… 16
3. Kiến nghị với các cơ quan truyền thông, báo chí …………………………. 16
Kết lu
ận ……………………………………………………………………… 16
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………. 18

3
PHẦN MỞ ĐẦU


I. Tính cấp thiết (sự cần thiết của chuyên đề)
Khái niệm vùng thường được sử dụng trong việc phân định các khu vực
VD: nhằm mục đích giúp các nhà quản lý trong việc lập quy hoạch (vùng đô thị)
hay được dùng để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch chính trị, chính sách để cân bằng
với nhu cầu đối với tài nguyên và giải quyết các xung đột nhiều mặt trong v
ấn
đề sử dụng tài nguyên … Trong quản lý nhà nước, thuật ngữ “Vùng đặc biệt
khó khăn” thường được sử dụng nhằm mục đích để xây dựng, áp dụng các chủ
trương, chính sách và có kế hoạch đầu tư phát triển sát hợp với điều kiện cụ thể.
Từ đó, có kế hoạch chỉ đạo, động viên, hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân địa phương
đẩy nhanh t
ốc độ phát triển kinh tế - xã hội thu hẹp khoảng cách giữa các vùng,
miền trong cả nước.
Tuy nhiên, cho đến nay thuật ngữ này chưa được định nghĩa cụ thể mà
mới chỉ có các tiêu chí để xác định. Trong khi đó việc nghiên cứu xây dựng, áp
dụng các chủ trương, chính sách …, nếu chỉ dùng các khu vực theo ranh giới
hành chính là không hoàn toàn hợp lý vì đơn vị hành chính không phản ánh
được tình hình về điều kiện kinh tế - xã hội …. thực sự chính xác. Các v
ấn đề
về tình hình về điều kiện kinh tế - xã hội …. thực tế thường vượt ra khỏi những
ranh giới hành chính đã xác định.
Do đó, việc nghiên cứu để đưa ra khái niệm thống nhất về thuật ngữ “Vùng
đặc biệt khó khăn” là rất cần thiết.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ khái niệm, giải nghĩa thuật ngữ “Vùng đặc biệt khó khăn” và cách
sử dụng thuậ
t ngữ.
III. Phạm vi, đối tượng
Nghiên cứu cơ sở lý luận trên cơ sở kế thừa các tài liệu thứ cấp và thực
tiễn sử dụng thuật ngữ “Vùng đặc biệt khó khăn” trong các văn bản quản lý nhà

nước
IV. Phương pháp nghiên cứu

4
- Phương pháp kế thừa,
- Phương pháp chuyên gia,
- Phương pháp phân tích,
- Phương pháp tổng hợp
V. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu, giải nghĩa một số thuật ngữ liên quan
- Các thuật ngữ có liên quan
- Các thuật ngữ vùng, khó khăn và đặc biệt khó khăn thường được sử dụng
như thế nào, để làm gì, chúng được hiểu như thế nào?
- Việc sử dụng thuật ngữ trong thực tế;
- Phân tích, xác định nhữ
ng vấn đề đặt ra trong việc đưa ra khái niệm, giải
nghĩa thuật ngữ.
+ Đề xuất các căn cứ và nguyên tắc phân vùng
+ Các cách thức, phương pháp đưa ra định nghĩa.
Đề xuất khái niệm và giải nghĩa thuật ngữ
Chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc đẩy mạnh phát triển KT-XH
đối với vùng đặc biệt khó khăn
Kiến nghị việc sử dụng thuật ngữ
.
VI. Sản phẩm
Bố cục báo cáo ngoài phần mở đầu, kết luận gồm các phần chính như sau:
Khái niệm, đặc điểm và giải nghĩa thuật ngữ công tác dân tộc
Quan điểm, chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc đẩy mạnh phát
triển KT-XH đối với vùng đặc biệt khó khăn
Kiến nghị sử dụng thuật ngữ



5
PHẦN THỨ NHẤT
Khái niệm, đặc điểm và giải nghĩa thuật ngữ

1. Khái niệm
Trong thực tế do sự phân hoá của các điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội-lịch
sử giữa các vùng lãnh thổ của đất nước nên giữa các vùng thường có sự chênh
lệch về trình độ phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Các vùng lạc hậu, chậm tiến
về kinh tế - xã hội thườ
ng được gọi là vùng đặc biệt khó khăn, thường là những
vùng biên giới, ven biển, hải đảo, vùng cư trú của đồng bào dân tộc ít người có
vị trí quan trọng trong an ninh, chính trị, quốc phòng. Do vậy, có thể hiểu Vùng
đặc biệt khó khăn là Vùng có điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên đặc biệt khó
khăn. Từ đó để hiểu và định nghĩa được khái niệm “Vùng đặc biệt khó khăn”,
chúng tôi cho rằng cần d
ựa vào kết quả nghiên cứu một số các khái niệm liên
quan như sau:
1.1. Khái niệm Vùng: Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học và Đại từ
điển tiếng Việt, Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Hồ Ngọc
Đức – Vietnamese dictionary thì “Vùng” được hiểu là: Phần đất đai hoặc không
gian tương đối rộng, có những đặc điểm nhất định về t
ự nhiên hoặc xã hội, phân
biệt với các phần khác ở xung quanh.
Hiện nay có rất nhiều khái niệm vùng chuyên biệt, cụ thể đã được các nhà
khoa học, các nhà quản lý định nghĩa VD:
Miền Bắc Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng lãnh thổ ở phía Bắc
nướcViệt Nam Tuy nhiên, tùy theo thời điểm lịch sử hoặc thói quen sử dụng mà
khái niệm này được dùng để chỉ các vùng lãnh thổ khác nhau.

Theo Viện Nghiên cứu chi
ến lược Bộ Khoa học công nghệ, thì khái niệm
vùng đồi được hiểu là “Một dải chuyển tiếp giữa vùng núi cao với vùng đất phù
sa đồng bằng ven biển, bao gồm những đồi bát úp xen kẽ với bản làng và đồng
ruộng mà thường gọi là vùng bán sơn địa hoặc gồm những ngọn đồi thoai thoải
liền kề nhau có nơi kéo dài đến sát biển và thường có độ cao từ 25-300m so với

6
mặt biển, có độ dốc trung bình 25-30 độ” (Như vậy vùng gò đồi là một vùng
sinh thái chứ không phải là vùng hành chính)
* Khái niệm Vùng đô thị (Metropolitan area - metro area). Khái niệm này
chỉ dùng với các đô thị lớn, có vai trò là trung tâm của một vùng (metropolitan =
thành phố mẹ). Vùng đô thị bao gồm toàn bộ khu vực đô thị và các khu vực
khác có mối quan hệ mật thiết với thành phố mẹ (kể cả dân cư nông thôn gần kề)
Phạm vi này thường vượt ra kh
ỏi ranh giới hành chính của đô thị.
Phạm vi của vùng đô thị bao gồm các khu vực có quan hệ mật thiết với đô
thị được lượng hoá thông qua các quan hệ về việc làm, dịch vụ, sản xuất giữa
các khu vực.
Khái niệm Vùng đô thị hiện nay ở Việt Nam cũng chưa được làm rõ. Chỉ
có trong quá trình lập quy hoạch vùng đô thị lớn, khái niệm này mới thường
được đề
cập. Tuy nhiên ta phải hiểu khái niệm ‘Vùng” trong quy hoạch vùng với
Vùng đô thị thực tế là khác nhau. Vùng Hà Nội
(gồm Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hòa
Bình, Vĩnh Phúc) trong quy hoạch vùng bao trùm cả 8 tỉnh, tuy nhiên đây là dự
kiến quy hoạch, còn tiêu chí nào để xác định thực mối quan hệ hiện nay của
chúng đủ để gọi là một vùng thì chưa có (Nếu lấy tiêu chí Vùng đô thị của Pháp
áp dụng cho vùng của Paris để xác định: 40% dân c
ư làm việc trong Khu vực đô

thị) thì có lẽ hiện nay vùng đô thị Hà Nội cũng chưa thể rộng đến mức độ đó.
* Khái niệm về vùng kinh tế
Vùng kinh tế là những bộ phận kinh tế, lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế
quốc dân, có chuyên môn hoá sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp.
Ngoài ra vùng kinh tế còn có thể chia nhỏ
- Vùng kinh tế ngành:
Vùng kinh tế ngành là vùng kinh t
ế được phát triển và phân bố chủ yếu
một ngành sản xuất, ví dụ: Vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp.
- Vùng kinh tế tổng hợp: Lai có thể được phân định thành các khái niệm
là:
+ Vùng kinh tế lớn

7
Vùng kinh tế lớn là các vùng kinh tế tổng hợp cấp cao nhất. Mỗi vùng
kinh tế lớn có quy mô lãnh thổ bao trùm trên nhiều tỉnh và thành phố liền kề
nhau; có chung những định hướng cơ bản về chuyên môn hoá sản xuất, với
những ngành chuyên môn hoá lớn có ý nghĩa đối với cả nước; sự phát triển tổng
hợp của vùng phong phú, đa dạng. Các vùng kinh tế lớn còn có những mối liên
quan chung về kinh tế-chính trị-quốc phòng. Hiệ
n nay nước ta có các vùng kinh
tế lớn là Vùng kinh tế Bắc Bộ, Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, Vùng kinh tế Nam
Trung Bộ, Vùng kinh tế Nam Bộ.
+ Vùng kinh tế - hành chính
Vùng kinh tế - hành chính là những vùng kinh tế vừa có ý nghĩa, chức
năng kinh tế, vừa có ý nghĩa, chức năng hành chính. Mỗi vùng kinh tế - hành
chính có một cấp chính quyền tương ứng: Vừa có chức năng quản lý kinh tế,
vừa có chức năng quản lý hành chính trên toàn bộ địa bàn lãnh thổ của vùng.
Vùng kinh t
ế hành chính còn được chia thành 2 loại là Vùng kinh tế hành

chính tỉnh và Vùng kinh tế hành chính huyện.
1.2. Khái niệm Đặc biệt: Khác hẳn những trường hợp thông thường về tính chất,
chức năng hoặc mức độ.
VD: Một vinh dự đặc biệt. Ra số báo đặc biệt. Trồng thêm màu, đặc biệt
là sắn.
1.3. Khái niệm Khó và Khó khăn:
Khó: Đòi hỏi phải có nhiều điều kiện hoặc phải cố gắng nhiều, v
ất vả
nhiều mới có được, mới làm được; trái với dễ. Đường khó đi. Bài toán khó.
Trong trường hợp kết hợp hạn chế như trong tình trạng phải chịu đựng thiếu
thốn, nghèo nàn. Kẻ khó. Cảnh khó. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống
(tng.).
Khó khăn: Việc khó khăn lắm phải nỗ lực mới xong. Hoặc có thể là điều
gây trở ngại, VD: Sức khỏe kém là một khó khăn cho công tác.
1.4. Khái ni
ệm Xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt
với các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng
một thể chế và có cùng văn hóa.

8
Một cách trừu tượng hơn, một xã hội được coi là một mạng lưới của
những mối quan hệ của các thực thể. Một xã hội thỉnh thoảng cũng được coi là
một cộng đồng với các cá nhân trong cộng đồng đó phụ thuộc lẫn nhau.
Đặc điểm bản chất của xã hội
- Đặc điểm thứ nhất là đặc điểm về
lãnh thổ;
- Đặc điểm thứ hai liên quan tới tái sản xuất dân cư và di cư;
- Đặc điểm thứ ba liên quan tới hệ thống pháp luật, văn hóa và bản sắc dân
tộc.
Tuy nhiên như đã nói ở trên, nếu việc phân định vùng chỉ dùng các khu

vực theo ranh giới hành chính là không hoàn toàn hợp lý vì đơn vị hành chính
không phản ánh được toàn bộ tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ….
thực sự chính xác. Các v
ấn đề về tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội …. thực tế thường vượt ra khỏi những ranh giới hành chính đã xác định. Cho
nên trong việc phân định vùng khó có thể phụ thuộc vào ranh giới hành chính đã
được xác định từ trước.
Như vậy, vùng đặc biệt khó khăn có thể xác định như sau:
+ Là một phần đất đai hoặc khu vực có thể trùng hoặc không trùng với ranh
giới hành chính
đã xác định.
+ Có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên đặc biệt khó khăn VD: điều kiện
khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, địa chất chia cắt hiểm trở.
+ Điều kiện về kinh tế (sản xuất, thương mại, dịch vụ …), đời sống xã hội
(điều kiện sinh hoạt, nhà cửa, điện, nướ
c, dịch vụ an sinh xã hội… ) kém phát
triển.
Từ đó có thể nêu ra khái niệm Vùng đặc biệt khó khăn: là phần đất đai
hoặc khu vực tương đối rộng, có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên khó
khăn, điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt lạc hậu, kém phát triển.
Để phân biệt thế nào là vùng đặc biệt khó khăn thì phải có những c
ăn cứ,
nguyên tắc và tiêu chí phân định cụ thể, các nguyên tắc, tiêu chí phân định đó
liên quan tới điều kiện lịch sử, quốc phòng, văn hóa, dân cư, dân tộc, điều kiện
kinh tế … (sẽ được đề cập đến ở phần 2)

9
2. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành vùng đặc biệt khó
khăn
Có nhiều học thuyết phát triển và kinh tế lí giải nguyên nhân của sự kém

phát triển nhưng chưa có một sự thống nhất rõ ràng. Ngoài những nguyên nhân
khách quan thường được đưa ra đối với một vùng được xếp loại “kém phát
triển” như điều kiện về vai trò và vị trí của vùng trong tiến trình văn hóa, lịch sử
(tàn phá các nguồn l
ực kinh tế bởi xung đột quân sự, xung đột, bất ổn chính trị
hoặc xã hội kéo dài ) về đất, nước, địa hình, khí hậu, giao thông đi lai khó khăn,
mạng lưới an sinh xã hội kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, không có việc
làm, cơ cấu và các định chế pháp luật thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, chua tạo được
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, việc thực thi luật pháp còn x
ảy ra
tình trạng thiếu nghiêm minh, sự tha hóa, tham ô của giới công chức …, kìm
kẹp tự do kinh tế, thiếu sự thúc đẩy, can thiệp của chính phủ để phát triển kinh tế,
nền kinh tế đóng cửa và thiếu quyết tâm mở rộng giao lưu với thế giới bên ngoài,
quản lý ngặt nghèo, thuế má nặng nề, không khuyến khích đầu tư, giáo dục và
thông tin không được quan tâm thích đáng thì bên cạnh đó còn có các nguyên
nhân chủ quan như trình độ dân trí lạ
c hậu, tỷ lệ mang thai và sinh đẻ cao, thiếu
kinh nghiệm làm ăn, thiếu vốn sản xuất, ảnh hưởng của phong tục tập quán
trong lao động sản xuất và sinh hoạt … ngoài ra, theo đánh giá tại Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương lần thứ 13 còn xác định bên cạnh nguyên nhân khách
quan và chủ quan đã được nêu ở trên thì khuyết điểm chủ quan trong quản lý ở
các cấp, các ngành là nguyên nhân trực tiếp, quan trọng dẫn tới s
ự yếu kém,
hạn chế của nền kinh tế.



10
PHẦN THỨ 2
Thực trạng việc xây dựng tiêu chí phân vùng đặc biệt khó khăn và đề xuất

các căn cứ, nguyên tắc phân vùng

1. Tiêu chí phân vùng của Ủy ban Dân tộc
Hiện nay đối với các bộ, ngành khi xác định vùng khó khăn và đặc biệt
khó khăn đều sử dụng danh mục các xã, thôn, bản thuộc vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại các quyết định: số 106/2004/QĐ
-
TTg ngày 11/6/2004, số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 (Chương trình 135
giai đoạn II), số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007, số 69/2008/QĐ-TTg ngày
28/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ; số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008
… của Ủy ban Dân tộc.
Về tiêu chí phân định được áp dụng theo Quyết định số 393/2005/QĐ-
UBDT ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
“Về tiêu chí phân định vùng DTTS theo trình độ phát triển”, Quy định này áp
dụng để phân định thôn, bản, làng, phum, soóc (gọi chung là thôn) đặc biệt khó
khăn và phân định các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) Vùng dân tộc thiểu
số và miền núi thành ba khu vực theo trình độ phát triển (được gọi tắt là khu vực
I, khu vực II, khu vực III) để áp dụng các chủ trương, chính sách và có kế hoạch
đầu tư phát triển sát hợp với điều kiện cụ thể. Từ đó, có kế hoạch chỉ đạo, động
viên, hướng dẫn nhân dân địa phương đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế - xã
hội thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong cả nước.
Trong phân định Vùng dân tộc thiểu số và miền núi thành ba khu vực (I,
II, III) thì lấy xã làm đơn vị cơ bản. Trên cơ sở các thôn, bản đặc biệt khó khăn
và các Tiêu chí khác kèm theo sẽ xác định và sắp xếp các xã vào khu vực I, II III
khi có đủ 5/6 chỉ tiêu tương ứng được nêu tại Điều 5 của Quy định. Thời điểm
xác định các chỉ tiêu tính đến 31/12/2004
Phạm vi áp dụng:

11

Địa bàn miền núi: Là các xã miền núi, vùng cao đã được công nhận tại
các Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là
Ủy ban Dân tộc).
Các xã đồng bằng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (áp dụng cho
vùng đồng bào dân tộc Chăm, Khmer và một số dân tộc thiểu số khác ở Nam
Bộ).
1.1. Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn: (Thôn được xác định theo Quyết
định số 13/2002/QĐ-BNN ngày 06/12/2002 của B
ộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố). Cụ thể thôn đặc biệt khó khăn là thôn
còn tồn tại cả 3 Tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Về đời sống và xã hội:
- Tỷ lệ hộ nghèo từ 70% trở lên.
- Và còn tồn tại ít nhất 3 trong 4 chỉ tiêu sau:
+ Trên 25% số hộ có nhà ở còn tạm bợ, tranh, tre, nứa lá.
+ Trên 10% số hộ còn du canh du cư hoặc định cư du canh.
+ Trên 50% số hộ thiế
u nước sinh hoạt.
+ Trên 50% số hộ chưa có điện sinh hoạt.
Tiêu chí 2: Về điều kiện sản xuất: còn tồn tại ít nhất 2 trong 3 chỉ tiêu sau:
- Trên 20% số hộ thiếu đất sản xuất theo mức bình quân quy định của địa
phương.
- Trên 50% diện tích canh tác cây hàng năm của các hộ gia đình trong
thôn chưa có hệ thống thủy lợi.
- Tập quán sản xuất còn lạc hậu, chưa có cộng tác viên khuyế
n nông,
khuyến lâm, khuyến ngư, chưa phát triển sản xuất hàng hóa.
Tiêu chí 3: Về điều kiện kết cấu hạ tầng (KCHT):
- Chưa có đường giao thông nông thôn loại B từ thôn đến trung tâm xã
[Loại đường: theo quy định của Bộ Giao thông vận tải]

- Và còn tồn tại ít nhất 2/3 chỉ tiêu sau:
+ Chưa đủ phòng học cho các lớp tiểu học hoặc có nhưng còn tạm bợ
[Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạ
o]

12
+ Chưa có hệ thống truyền thanh từ xã đến thôn.
+ Chưa có nhà văn hóa thôn phục vụ sinh hoạt cộng đồng.
1.2. Tiêu chí phân định khu vực:
* Xã khu vực III.
- Có từ 1/3 số thôn đặc biệt khó khăn trở lên.
- Có tỷ lệ hộ nghèo từ 55% trở lên.
- Công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu: Thiếu hoặc có nhưng còn tạm bợ từ
6/10 loại công trình KCHT thiết yếu trở lên [10 công trình KCHT thiết yếu bao
gồm:
đường giao thông loại B đến trung tâm xã, hệ thống điện, chợ, trường học,
trạm y tế, thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt, nhà văn hoá, trạm truyền thanh, trụ sở
xã].
- Các yếu tố xã hội: Có ít nhất 3 trong 4 yếu tố sau:
+ Chưa đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở [Theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo].
+ Chưa đủ điều kiệ
n khám chữa bệnh thông thường [Theo quy định của
Bộ Y tế]. Trên 50% số thôn chưa có y tế thôn.
+ Trên 50% số hộ chưa được hưởng thụ và tiếp cận với hệ thống thông tin
đại chúng [Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo].
+ Trên 50% cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở chưa có trình độ từ sơ
cấp trở lên.
- Điều kiện sản xuất rất khó khăn, tậ
p quán sản xuất lạc hậu, còn mang

nặng tính tự cấp, tự túc, chưa phát triển sản xuất hàng hóa.
- Địa bàn cư trú: Thuộc địa bàn Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi, điều kiện địa hình chia cắt hoặc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
nhưng không thuộc địa bàn các thành phố, thị xã, thị trấn, trung tâm huyện lỵ,
các khu công nghiệp, các cửa khẩu phát triển.
* Xã thuộc khu vực II là xã:
- Không có hoặ
c có dưới 1/3 số thôn đặc biệt khó khăn.
- Có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% đến dưới 55%.

13
- Về kết cấu hạ tầng thiết yếu: Thiếu hoặc có nhưng còn tạm bợ từ 3/10
loại công trình KCHT thiết yếu trở lên.
- Các yếu tố xã hội: Có ít nhất 3 trong 4 yếu tố sau:
+ Chưa đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
+ Từ 10 đến dưới 50% số thôn chưa có y tế thôn nhưng đã cơ bản đảm
bảo các điều kiện khám chữ
a bệnh thông thường.
+ Trên 80% số hộ thường xuyên được hưởng thụ và tiếp cận với hệ thống
thông tin đại chúng.
+ Từ 30% cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở chưa có trình độ từ sơ cấp
trở lên.
- Điều kiện sản xuất: Đã bắt đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa,
hầu hết đồng bào đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào s
ản xuất. Đã có
hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đến thôn.
- Địa bàn cư trú: Các xã liền kề hoặc thuộc các thành phố, thị xã, thị trấn,
các khu công nghiệp, các trung tâm huyện lỵ, cửa khẩu phát triển, các xã có điều
kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống.
* Xã thuộc khu vực I là xã:

- Không có thôn ĐBKK.
- Tỷ lệ hộ nghèo dưới 30%.
- Kế
t cấu hạ tầng: Đã hình thành và đáp ứng cơ bản các yêu cầu cấp thiết,
phục vụ tốt điều kiện sản xuất và đời sống của đồng bào.
- Các yếu tố xã hội: Có ít nhất 3 trong 4 yếu tố sau:
+ Đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
+ 100% số thôn đã có y tế thôn và đảm bảo các điều kiện khám chữa bệnh
thông thường.
+ 100% số hộ thường xuyên được hưởng thụ và tiếp cận với hệ thống
thông tin đại chúng;
+ Trên 70% cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở có trình độ từ sơ cấp trở lên.
- Điều kiện sản xuất: Đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tiếp cận
được với nền kinh tế thị trường.

14
- Địa bàn cư trú: Là các xã liền kề hoặc thuộc địa bàn của thành phố, thị
xã, thị trấn, các khu công nghiệp, các trung tâm huyện lỵ, các cửa khẩu phát
triển hoặc thuộc địa bàn có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi cho
phát triển sản xuất và đời sống.
2. Đề xuất những căn cứ, nguyên tắc, tiêu chí phân định vùng như sau
Từ các khái niệm và phân tích trên đề xuất căn c
ứ và nguyên tắc phân
định vùng như sau
2.1. Căn cứ:
Phân vùng phải dựa vào các yếu tố tạo vùng, vùng được hình thành và
phát triển trên cơ sở tác động tổng hợp của các yếu tố. Những yếu tố tạo vùng
quan trọng nhất là:
+ Tổ chức kinh tế - xã hội theo lãnh thổ bao trùm những vấn đề liên quan
tới phân công lao động theo lãnh thổ, phân bố lực lượng sản xuất, phân bố dân cư,

quan hệ sản xu
ất. Nhiệm vụ của nó là tổ chức hành chính nhà nước trên các vùng
lãnh thổ, quản lí sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các tổ chức kinh tế theo lãnh
thổ, xác định các đối tượng quản lí theo lãnh thổ. Bộ phận cấu thành quan trọng
của Tổ chức kinh tế - xã hội theo lãnh thổ là tổ chức sản xuất theo lãnh thổ. Tổ
chức sản xuất theo lãnh thổ bao gồm nhiệm vụ xây dựng cơ cấu ngành và cơ cấ
u
lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân, phân bố sản xuất và dân cư, hợp nhất tối ưu
các thành phần vật chất của sản xuất và con người vào một quá trình sản xuất,
quản lí sản xuất mà trọng tâm là lập kế hoạch và xây dựng chính sách vùng.
+ Yếu tố tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, sự phân bố của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, các điều kiện tự nhiên khác (núi cao, sông rộng, sự khác
bi
ệt của các miền tự nhiên…).
+ Điều kiện về đời sống xã hội (mức sống, điều kiện về nhà ở, điện, nước
phục vụ cho sinh hoạt), điều kiện sản xuất (diện tích đất canh tác, hệ thống thủy lợi),
kết cấu hạ tầng gồm điện, đường, trường, trạm y tế, phát thanh, nhà văn hóa).
+ Quan hệ kinh tế
thương mại
Các quan hệ kinh tế và thương mại cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành,
quy mô hình thành vùng (VD: các hoạt động thương mại, xuất nhập, khẩu).

15
+ Yếu tố khoa học công nghệ
+ Yếu tố dân cư, dân tộc
Nguồn lao động xã hội, đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành vùng. Nước ta có 54 dân tộc
với những tập quán sản xuất và tập quán tiêu dùng khác nhau.
+ Yếu tố lịch sử, quốc phòng.
+ Phân vùng phải dựa vào kết quả phân vùng tổng hợp của đất nước.

2.2. Các nguyên tắc phân vùng
Khi tiến hành phân vùng cần phải tuân theo nh
ững nguyên tắc sau:
- Phân vùng phản ánh trung thực tính chất khách quan của sự hình thành
vùng; đồng thời phải phục vụ những nhiệm vụ cơ bản về xây dựng và phát triển
kinh tế, xã hội của vùng và của cả nước.
- Phân vùng phải dự đoán và phác hoạ viễn cảnh tương lai của vùng, kết
hợp tính viễn cảnh với tính lịch sử.
- Phân vùng phải đảm bảo cho các mối liên hệ nội tạ
i của vùng phát sinh
một cách hợp lý, để cho sự phát triển của vùng được nhịp nhàng cân đối như
một tổng thể thống nhất. Trên thực tế, mỗi vùng, mỗi địa phương đều có những
nét đặc thù riêng tạo nên thế mạnh của mình, các thế mạnh đó có thể là điều kiện
tự nhiên, khoáng sản, có thể là điều kiện kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực, cơ sở

hạ tầng, hay những khả năng tiếp cận thị trường quốc tế (Tuy vậy hiện nay nhìn
toàn cục, các địa phương đều có xu thế phát triển với “bộ khung” khá giống
nhau, chồng chéo, trùng lắp nhau, không có sự phân công, chuyên môn hóa để
thực hiện các mối liên kết ngành kinh tế. Mặt khác sự phát triển lại không đồng
bộ giữa các yếu tố có liên quan với nhau như cơ sở hạ tầng giao thông, điệ
n
nước, bưu chính viễn thông, các dịch vụ an sinh xã hội, logistics khác)
.
- Phân vùng đặc biệt khó khăn nên xoá bỏ những sự không thống nhất với
phân chia địa giới hành chính.
- Phân vùng phải bảo đảm quyền lợi của các dân tộc trong cộng đồng
quốc gia có nhiều dân tộc.


16

PHẦN THỨ BA
Kiến nghị sử dụng thuật ngữ

1. Kiến nghị với Ủy ban Dân tộc
Rà soát các văn bản, tài liệu để hiệu chỉnh sử dụng thuật ngữ cho đúng
Ban hành qui định sử dụng thống nhất thuật ngữ
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, thống nhất sử dụng trong hệ
thống cơ quan làm công tác dân tộc
2. Ki
ến nghị với các cơ quan làm công tác dân tộc
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, thống nhất sử dụng trong hệ
thống cơ quan làm công tác dân tộc
Rà soát các văn bản, tài liệu để hiệu chỉnh sử dụng thuật ngữ cho đúng
3. Kiến nghị với các cơ quan truyền thông, báo chí
Ban hành qui định sử dụng thống nhất thuật ngữ
Tổ chức tuyên truyền, phổ biế
n, tập huấn, thống nhất sử dụng trong hệ
thống cơ quan làm công tác dân tộc
Rà soát các văn bản, tài liệu để hiệu chỉnh sử dụng thuật ngữ cho đúng

KẾT LUẬN
Thuật ngữ vùng đặc biệt khó khăn được dùng phổ biến trong các văn bản
và họat động chỉ đạo, điều hành trong cả hệ thống chính trị cả nước ta. Việc tìm
hiểu khái niệm, giải nghĩa thuật ngữ vùng đặc biệt khó khăn bước đầu nhằm làm
rõ những vấn đề đầu tiên, cơ bản về lý thuyết, lý luận, cung cấp luận cứ khoa
học, góp phần giúp cho các cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ nghiên cứu khoa
học thống nhất nhận thức, hoàn thành tốt hơn trong việc vạch ra hoặc tiếp tục
điều chỉnh ranh giới hợp lý củ
a toàn bộ hệ thống vùng; định hướng phát triển
vùng ứng với các kế hoạch phát triển dài hạn nền kinh tế quốc dân và xây dựng,

hoạch định, thực hiện các chính sách đối với vùng đặc biệt khó khăn, đẩy nhanh
tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở phân vùng, Nhà nước có kế hoạch

17
tổ chức, lãnh đạo và quản lý theo vùng được sát thực nhằm đạt hiệu quả cao nhất
thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong cả nước.


18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hùng Cường - Các khái niệm mở rộng về phạm vi đô thị
2. Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi phat-
trien-vung-kinh-te-trong-diem mot-giai-phap-cho-mo-hinh-phat-trien-toan-
dien-o-viet-nam.aspx
3. Quyết định số 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Ủy banDân tộc
4.
5. www.daihoc.com.vn - Giáo trình Địa lý kinh tế
6.
7.
8. Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học
9. Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất b
ản đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

×