Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

nghiên cứu phát triển hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.66 KB, 56 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
W  X







BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN,
MÔI GIỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM



Chủ nhiệm Đề tài: TS. HOÀNG XUÂN LONG
Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN







7472
31/7/2009



Hà Nội, 2009


1
LỜI NÓI ĐẦU
Thời gian qua, hoạt động tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở nước
ta đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập. Đồng thời, cũng có những khía cạnh khác
nhau được cách tiếp cận về chủ đề nghiên cứu này. Có những công trình đề cập tới tổ
chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ như một khía cạnh có liên quan khi bàn về
các chủ đề khác (về thị trường KH&CN, chuyển giao công nghệ, gắn kết nghiên cứu với
sản xuất, ) (điển hình như Đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2005: Thị trường khoa học và
công nghệ ở Việt nam - Thực trạng và giải pháp" - Hà Nội 2006). Có những nghiên cứu
đi vào phân tích một loại hình tổ chức dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ nhất định
(điển hình là "Vai trò tư vấn pháp lý trong hoạt động chuyển giao công nghệ", Báo cáo
tham luận tại Hội thảo "Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và phát triển thị trường
công nghệ ở Việt Nam, do Bộ KH&CN tổ chức tại Hà Nội, 28-12-2004). Có những
nghiên cứu tìm hiểu hoạt động dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ trong một lĩnh
vực hoạt động kinh tế (điển hình là "Chuyển giao tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông
nghiệp: Hiện trạng và giải pháp", Tạp chí Hoạt động Khoa học - số 11/2004). Có những
nghiên cứu phân tích tình hình đang diễn ra và chưa có điều kiện đi sâu tìm kiếm các giải
pháp khắc phục những tồn tại hiện nay (điển hình các bài tham luận tại Hội thảo:
"Chuyển giao cộng nghệ phát triển nông thôn miền núi phía Bắc Việt Nam" do Chương
trình Nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan tổ chức tại Tp. Thái Nguyên, ngày29 - 30/8/2003).
Những công trình nghiên cứu đã có là những đóng góp quan trọng vào nghiên
cứu tổ chức tư vấn, môi giới, xúc tiến mua bán, chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên,
nhìn chung, đây vẫn là vấn đề chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện. Đặc
biệt hiện vẫn đang có nhiều bất cập từ thực tiễn đặt ra chưa được giải quyết thoả đáng.
Như vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu về tổ chức tư vấn, môi giới, xúc tiến mua bán,
chuyển giao công nghệ ở nước ta.
Nghiên cứu phát triển các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở

Việt Nam là công trình nghiên cứu thuộc khuôn khổ Đề tài cấp cơ sở năm 2008 do Viện
Chiến lược và Chính sách KH&CN chỉ trì. Mục tiêu của Đề tài là xây dựng các căn cứ lý
luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển các tổ
chức
tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở nước ta.
Ngoài các phương pháp khảo cứu các tài liệu từ nhiều nguồn, phân tích lôgic,
nghiên cứu so sánh, Đề tài đã chú ý đến những cách tiếp cận sau: dựa trên quan điểm
thực tế để nắm bắt các vấn đề đặt ra và vận dụng lý luận, kinh nghiệm của thế giới và
của đổi mới trong nước thời gian qua để giải quyết các vấn đề đặt ra; tiếp cận hệ thống
và liên ngành để phân tích các vấn đề liên quan tới các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển
giao công nghệ ở nước ta.

2
Phù hợp với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu trên, Đề tài được kết cấu làm
các phần chính:
Phần 1:Lý luận và kinh nghiệm thế giới về hoạt động tư vấn, môi giới chuyển
giao công nghệ.
Phần 2: Phát triển hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở nước ta.
Mặc dù có nhiều cố gắng, chắc chắn công trình nghiên cứu không tránh khỏi
những thiếu sót. Nhóm tác giả xin hoan nghênh và trân trọng mọi ý kiến góp ý, bổ sung
đối với sản phẩm của mình.
Hà Nội, Tháng 12 năm 2008
Nhóm thực hiện đề tài






























3
PHẦN I: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, MÔI
GIỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
I.1 THỐNG NHẤT KHÁI NIỆM VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Theo Luật Chuyển giao công nghệ được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10, Khoá XI (Từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 29
tháng 11 năm 2006), tư vấn chuyển giao công nghệ là: "hoạt động hỗ trợ các bên trong
việc lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công

nghệ" (Điều 3), môi giới chuyển giao công nghệ là "hoạt động hỗ trợ
bên có công nghệ,
bên cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ )
(Điều 3).
Tư vấn chuyển giao công nghệ và môi giới chuyển giao công nghệ (gọi tắt là tư
vấn, môi giới CGCN) là một phần của dịch vụ chuyển giao công nghệ. Với ý nghĩa
được quy định như trong Điều 3 và Điều 28 của Luật Chuyển giao công nghệ, dịch vụ
chuyển giao công nghệ được bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, ngoài tư vấn, môi
giới chuyển giao công nghệ được còn có đánh giá công nghệ, định giá công nghệ, giám
định công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ được.
Có những cách khác nhau để thu nhận công nghệ: thông qua giao dịch thương mại
(bao gồm: mua trực tiếp, đầu tư vốn, liên doanh, cấp lixăng, đặc quyền kinh tiêu, mua
thiết bị, hợp đồng phụ, hợp tác nghiên cứu và triển khai hoặc thoả thuận hợp tác sản
xuất); thông qua các biện pháp phi chính thức (bao gồm: nhập sản phẩm, trao đổi cán bộ
KH&CN, hội nghị khoa học, triển lãm KH&CN, đào tạo, tham quan thương mại, tư liệu
được công bố (tạp chí, sách báo, ), các chương trình hỗ trợ của chính phủ, gián điệp
công nghiệp)
1
. Tư vấn, môi giới CGCN sẽ hỗ trợ vào loại thứ nhất. Điều này cũng phù
hợp với khái niệm chuyển giao công nghệ được được nêu trong Luật Chuyển giao công
nghệ được là: "chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ
công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ được sang bên nhận công nghệ" (Điều
3).
Trên thực tế, có các hoạt động tư vấn, môi giới CGCN phù hợp với các đối tượng
khác nhau là doanh nghiệp, tổ chức NC&PT và nhà nước
2
. Tuy nhiên, trong khuôn khổ
của Đề tài này, chúng ta sẽ tạm thời tập trung vào đối tượng doanh nghiệp và chưa nói
nhiều đến hoạt động tư vấn, môi giới CGCN phục với tổ chức NC&PT và nhà nước.



1 Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN quốc gia: Tổng luận Khoa học - Kỹ thuật - Kinh tế, số 3/1999,
trang 30.

2
Như sẽ có dịp trình bày sau này, không chỉ doanh nghiệp và tổ chức NC&PT, mà cả nhà nước cũng có
nhu cầu đựơc tư vấn công nghệ nói chung và tư vấn CGCN nói riêng.

4
I.2 Ý NGHĨA VÀ VỊ TRÍ CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, MÔI GIỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Việc tham gia vào chuyển giao công nghệ thường gặp nhiều khó khăn. Đó chính
là lý do cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công
nghệ.
Trước hết và là điều dễ nhận thấy nhất là khó khăn của doanh nghiệp trước sự
phức tạp trong chuyển giao công nghệ.
Xoay quanh vấn đề công nghệ, các học giả đã từng đưa ra nhiều tranh luận.
Chẳng hạn như các bàn thảo dai dẳng về những điều cơ bản như định nghĩa về công nghệ
và chuyển giao công nghê (hàm chứa đằng sau là cách tiếp cận khác nhau), đánh giá đóng
góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế Các doanh nghiệp có thể không quan tâm
tới những gì mang tính học thuật hoặc tác động ở tầm vĩ mô, nhưng còn có cả những
phức tạp khác liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyển giao công nghệ của doanh
nghiệp.
Có nhiều phương thức chuyển giao công nghệ khác nhau mà doanh nghiệp phải
lựa chọn: mua thiết bị, hợp đồng chìa khoá trao tay, liên doanh, mua lixăng, liên kết
NC&TK, Các phương thức này có liên quan tới lợi ích của các bên và đặc điểm công
nghệ. Thông thường, người bán thích được tham gia cổ phần để có thể giám sát được
nhiều hơn đối với người mua công nghệ, nhất là đối với những công nghệ quan trọng
hoặc đang ở giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm. Trái lại, nếu công nghệ thuộc loại
không quan trọng hoặc ở vào giai đoạn cuối của vòng thì người bán thích phương thức
bán lixăng. Về phía người mua, quyết định lựa chọn phương thức chuyển giao nào phụ

thuộc chủ yếu bởi năng lực công nghệ và các nguồn lực hiện có. Nếu công nghệ định
mua đòi hỏi nguồn lực quá cao, người mua thích phương thức liên doanh; nếu người mua
có năng lực công nghệ cao, họ không thích việc tham gia cổ phần, trì khi có những lý do
như để tiếp cận thị trường. Lựa chọn đúng phương thức chuyển giao công nghệ có ý
nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi, như Ramanathan đã chỉ ra3, nó giúp cho
chuyển giao công nghệ có hiệu quả, năng lự
c công nghệ phát triển và lớn mạnh lên một
cách vững chắc.
Có những giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển giao công nghệ mà doanh
nghiệp phải trải qua. Trong giai đoạn nhận biết cơ hội doanh nghiệp cần nhận biết được
các nhu cầu và lập luận chứng cho việc giao dịch. Giai đoạn lựa chọn đối tác bao gồm
việc tìm đối tác, đánh giá và chọn đối tác. Giai đoạn tiếp theo là hoàn thiệ
n phương thức
giao dịch với nội dung nhận dạng phương thức chuyển giao công nghệ khả thi và chọn

3
Ramanathan. K,. "Application of Industria Technological Indicators", in Science and Technology
Management Informtion Systems, N. Sharif and K. Ramanathan, eds., UNDP - UNESCO - Indonesian
Institute of Sciences, Jarkarta, 1994.

5
phương thức giao dịch. Tiếp đến là giai đoạn đàm phán; doanh nghiệp tiến hành đàm
phán các điều khoản của hợp đồng, đồng thời hoàn tất các khía cạnh về pháp lý, nguồn
lực và hậu cần.
Một trong các hoạt động quan trọng trong chuyển giao công nghệ là đánh giá
công nghệ ở mức doanh nghiệp nhằm lưa chọn một trong số nhiều công nghệ khác nhau
để thoả mãn tối ưu những thông số do doanh nghiệp xác định trước. Đánh giá này thường
diễn ra với 4 bước: đánh giá sơ bộ, đánh giá khả năng chuyển giao, đánh giá thị trường,
đánh giá thương mại. ở đây có nhiều yếu tố phải xem xét đến. Chẳng hạn, trong đánh giá
thị trường - tức là nghiên cứu sản phẩm được tạo ra từ công nghệ đáp ứng thị trường tiềm

năng như thế nào, những yếu tố có liên quan là: thị trường (nội địa, khu vực, toàn cầu;
hiện nay, mới, có tính chiến lược) mà công nghệ hoặc sản phẩm tạo ra có thể đáp ứng;
đánh giá thị phần (giá trị và khối lượng) của sản phẩm tạo ra do công nghệ trong vòng
đời công nghệ; chi phí lưu thông và tiếp thị; độ nhậy của công nghệ/sản phẩm đối với
biến động/thay đổi của thị trường/công nghệ; các chiến lược cạnh tranh; các đối tác tiềm
năng/ có tính chiến lược để đảm bảo thành công trên thị trường;
Trước những phức tạp trên, cùng với các nỗ lực xử lý của doanh nghiệp, sự trợ
giúp từ bên ngoài của tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ là rất cần thiết và
hữu ích.
Thứ hai, chuyển giao công nghệ không phải chỉ có nhiều thông tin phải xử lý và
thể hiện sự phức tạp mà còn liên quan tới một số vấn đề khá xa lạ đối với doanh nghiệp,
loại hình tổ chức vốn quen với hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ
thông thường. Đó là cảnh báo công nghệ, đánh giá công nghệ, môi trường pháp lý liên
quan tới chuyển giao công nghệ, chính sách phát triển công nghệ và chuyển giao công
nghệ của nước xuất và nhậ
p công nghệ, Chuyển giao công nghệ đòi hỏi phải có hiểu
biết sâu sắc, hệ thống về công nghệ và môi trường pháp lý để có những quyết sách chính
xác, kịp thời. Lấy ví dụ, thông thường, cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia (hệ
thống hành chính hoặc hệ thống toà án) đều được phép tự do hành động với một phạm vi
rất rộng trong việc xem xét tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển giao công ngh
ệ. Nếu
hợp đồng có các điều khoản thương mại không lành mạnh thì sẽ bị coi là vô hiệu. Hậu
quả tất yếu là không thể tiến hành việc thanh toán ngoại hối, không có sự bồi thường về
mặt pháp lý - một rủi ro mà bất kỳ nhà doanh nghiệp nào cũng phải biết để phòng xa khi
tham gia các hợp đồng chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài.
Không thể phủ nhận rằng hiện nay
đã có những doanh nghiệp chú trọng phát triển
hoạt động NC&PT, tăng cường thu lượm thông tin công nghệ. Tuy nhiên, thực tế cũng
cho thấy những nỗ lực đồng thời hướng vào các lĩnh vực khác nhau đang đặt các doanh


6
nghiệp trước mâu thuẫn. Nổi bật là mâu thuẫn giữa chú trọng kế hoạch hoá quá trình sản
xuất ngắn hạn, bám sát vào thực tại và đi vào giải quyết những sự cố kỹ thuật cụ thể với
phải tiếp cận được với kiến thức khoa học của những tổ chức KH&CN hàng đầu, phải có
khả năng tiến hành những nghiên cứu giầu trí tưởng tượng (thoát ly khỏi thực tế hiện tại)
và phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự đổi mới, sáng tạo
Như vậy, thay vì phải tự mình đơn độc, sự hỗ trợ của các tổ chức tư vấn, môi giới
chuyển giao công nghệ sẽ giúp nâng cao tính chuyên nghiệp hơn và vị thế của doanh
nghiệp trong đàm phán mua bán công nghệ.
Thứ ba, cũng như trao đổi hàng hoá nói chung, chuyển giao công nghệ được diễn
ra trên cơ sở đồng thuận lợi ích giữa các bên tham gia. Đồng thời lại có đặc thù ở đây là
tồn tại sự khác biệt nhất định khiến việc thống nhất lợi ích trở nên khó khăn:
- Trong chuyển giao công nghệ có nhiều yếu tố cần tính toán lợi ích và chỉ có ít
yếu tố liên quan đến chi phí thuần tuý về tri thức công nghệ, còn hầu hết các yếu tố khác
là về các dịch vụ có liên quan như cung cấp các chi tiết, phụ kiện, thiết bị, đặc quyền kinh
doanh, tên nhãn hàng, các dịch vụ chuyên môn,
Trong chuyển giao công nghệ, các bên thường có động cơ và chiến lược riêng
của mình. Do công nghệ là vũ khí cạnh tranh tiềm tàng quan trọng nên nhiều khi nguồn
nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm liên quan tới công nghệ chuyển giao cũng là
nội dung được chú ý trong đàm phán.
- Khoảng cách sẽ càng rõ nét khi chuyển chuyển giao công nghệ diễn ra giữa giới
khoa học và giới kinh doanh, bởi các nhà khoa học thường đánh giá quá cao sản phẩm
nghiên cứu và học còn có xu hướng muốn phổ biến kết quả khoa học do mình tạo ra (liệu
có cái này không).
Hiện tại đang có nhiều phương pháp định giá công nghệ khác nhau: phương pháp
tiếp cận từ góc độ kinh tế của bên cung, phương pháp tiếp cận từ góc độ của bên cầu,
phương pháp tiếp thị (tạo nhu cầu thị trường), phương pháp định giá thay thế, phương
pháp định giá giá trị bán lại trong tương lai, ẩn chứa đằng sau các phương pháp định
giá này chính là sự giằng co giữa các lợi ích khác nhau.
Những khó khăn về thống nhất lợi ích giữa các bên mua bán công nghệ có thể

khắc phục phần nào với sự hỗ trợ của tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ.
Đóng vai trò trung gian, các tổ chức tư vấn, môi giới công nghệ có nh
ững ưu thế để đưa
ra các ý kiến công bằng, tỉnh táo của người thứ ba.

7
Thứ tư, khác với mua bán hàng hoá thông thường, chuyển giao công nghệ đòi hỏi
những quan hệ sâu sắc, lâu dài giữa các bên chuyển giao và tiếp nhận.
Độ tin cậy của hàng hoá CN không cao do người ta không thể sờ mó và không dễ
nhận biết trực tiếp các thuộc tính KH&CN. Trong khi người bán biết rõ hàng hoá của
mình, thì người mua thường có rất ít thông tin về chất lượng thực của hàng hoá được
mang trao đổi. Giá trị sử dụng của công nghệ chỉ thực sự bộc lộ trong quá trình sử dụng
để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ. Trước một đối tượng khá bí ẩn, quan hệ tin tưởng
lẫn nhau có ý nghĩa quan trọng giúp chuyển giao diễn ra trôi chảy.
Chuyển giao công nghệ bao hàm cả việc chuyển giao, hấp thụ kiến thức mới của
phía tiếp nhận. Sau hành vi mua bán còn có cả những hoạt động thiếp theo như đào tạo,
sửa chữa, thể hiện mối quan hệ gắn bó lâu dài của những người tham gia. Trường hợp
người tiếp nhận tiếp tục cải tiến, phát triển công nghệ được chuyển giao và cần sự hợp tác
từ phía chuyển giao, quan hệ giữa các bên càng phải bền chặt.
Chuyển giao công nghệ chứa đựng nhiều rủi ro. Người bán khó biết được người
mua có giữ cam kết trong hợp đồng sau khi đã làm chủ được tri thức hay không. Người
có hàng hoá KH&CN dễ bị tổn thương về mặt sở hữu và lợi ích. Tri thức KH&CN có
những điểm khác với hàng hoá truyền thống. Việc một người sử dụng một khối lượng tri
thức nhất định không ngăn ngừa được người khác sử dụng cũng những khối lượng tri
thức đó. Đồng thời, khi tri thức đã bộc lộ ra ngoài xã hội, thì người tạo ra nó rất khó ngăn
không cho người khác dùng. Tính chất "không loại trừ" và "không thể bị loại trừ" - theo
cách gọi của các nhà kinh tế, thường làm tách rời giữa quyền sở hữu pháp lý và quyền sở
hữu thực tế.
Chính vì vậy, trong chuyển giao công nghệ người ta nhấn mạnh thuật ngữ ''Đối
tác" với ý nghĩa là mua bán công nghệ cần quan hệ mặt thiết hơn nhiều so với "mua đứt -

bán đoạn", một sự hợp tác trên cơ sở bền vững. Việc hình thành quan hệ hợp tác bền
vững rất cần trợ giúp từ tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ giống như những
"bà mối". Bà mối là người có điều kiện đi sâu tìm hiểu các bên, là người làm chứng và
bảo lãnh uy tín của các bên tham gia chuyển giao công nghệ.
Trong khi những gì liên quan tới chuyển giao công nghệ là khá phức tạp thì khả
năng bên trong của những chủ thể tham gia mua bán công nghệ lại thường rất hạn chế,
nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các doanh
nghiệp, nhất là DNVVN, thường chỉ biết đến những nhu cầu công nghệ liên quan tới
những cải tiến dần dần về chất lượng sản phẩm và năng suất hoặc nâng cấp thiết bị, và
không nắm được các nhu cầu công nghệ liên quan tới đổi mới mang tính đột phá có tính

8
chiến lược. Các doanh nghiệp cũng thường có nhiều hạn chế trong nhìn nhận đánh giá về
các quan hệ đối tác công nghệ.
Một trong những kiến nghị của Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái
Bình Dương (APCTT) đưa ra tại khoá họp bàn về "Vấn đề hợp tác giữa các doanh nghiệp
và cộng đồng NC&PT trong việc nghiên cứu, thương mại hoá/ứng dụng các kết quả công
nghệ" tổ chức tại Niu Đeli từ ngày 7 đến 10 tháng 11 năm 1994 là: các DNVVN không
tiếp cận được thông tin công nghệ cần thiết và không có được những năng lực công nghệ
cần thiết, do đó cần phải có những hỗ trợ liên quan tới chuyển gia công nghệ.4 Thậm chí,
dù biết rõ là hạn chế, các doanh nghiệp vẫn không dễ tự mình khắc phục. Kinh nghiệm
của các công ty như Martin Marietta của Mỹ cho thấy, để đào tạo một tiến sỹ khoa học
vừa mới bảo vệ xong luận án thành một nhà quản lý công nghệ giỏi cần phải mất 15 năm.
Người ta thấy rằng các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển không dễ có được khả
năng đào tạo như vậy và do đó phải trông cậy nhiều vào hệ thống tư vấn bên ngoài.5
Cuối cùng, ý nghĩa của hoạt động tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ được
nhấn mạnh hơn nữa trong bối cảnh hiện nay, khi mà đang có những thay đổi lớn trong
quản lý công nghệ trong hoàn cảnh kinh doanh mới: với việc giảm thiểu sự can thiệp của
nhà nước trong các quản lý xã hội nói chung, quyền quyểt định về công nghệ đã chuyển
cơ bản từ Chính phủ sang cho bản thân doanh nghiệp; trong bối cảnh tự do hoá, toàn cầu

hoá ngày càng tưng, phạm vi lựa chọn công nghệ sẽ rộng hơn, đồng thời giá cả biến động
hơn và liên quan tới nhiều hệ thống luật pháp hơn.
Qua đây có thể thấy, việc không đề cập tới tư vấn, môi giới CGCN trong nhiều tài
liệu chuyên trình bày về chuyển giao công nghệ như:"Quản trị công nghệ", Nhà xuất bản
Văn hoá Sài Gòn (Trần Thanh Lâm); Cẩm nang chuyển giao công nghệ (Trung tâm
Chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dương ); không hắn là sự phản ánh thực
tế mà chính là khiếm khuyết chủ quan của các tác giả. Điều này cần khắc phục ở các tài
liệu khác
Hoạt động tư vấn, môi giới CGCN có ý nghĩa và vai trò to lớn đối với chuyển
giao công nghệ. Tuy nhiên cũng cần thấy rõ giới hạn vai trò này. Ở các nước đang phát
triển, các doanh nghiệp thường không có khả năng mua các công nghệ cần thiết là do các
lý do như: vị thế thương lượng kém (trong lượng thấp); năng lực KH&CN ( vốn, h
ạ tầng


4
Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN quốc gia: Tổng luận Khoa học - Kỹ thuật - Kinh tế, số 1/1999,
trang 45.
5
Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN quốc gia: Tổng luận Khoa học - Kỹ thuật - Kinh
tế, số 1/1999, trang 37


9
và nhân lực KH&CN) kém; kỹ năng thương thuyết kém
6
. Tư vấn chuyển giao công nghệ
chỉ có thể hỗ trợ vào nâng cao khả năng thương thuyết và hầu như không có tác dụng đối
với các cản trở khác.
Xét về những mặt có thể tác động, dù tích cực đến đâu, tư vấn, môi giới CGCN

không thể thay thế được khách hàng, mà trái lại phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng chịu
tác động. Cụ thể là phụ thuộc vào ý đồ và mục tiêu của từng doanh nghiệp khác nhau, các
loại hình doanh nghiệp khác nhau thì có nhu cầu công nghệ khác nhau. Chẳng hạn:
+ DNVVN sẽ chủ yếu cần các loại công nghệ: sử dụng nhiều nhân lực; nhu cầu
đàu tư ít (trên 1 tấn sản phẩm đầu ra); dễ hiểu và vận hành đối với nhân công thao tác
không có kỹ năng cao; có khả năng kiểm tra chất lượng bằng kiểm nghiệm thủ công;
phục vụ cho thị trường địa phương.
+ Doanh nghiệp lớn thông thường cần các loại công nghệ: sử dụng tương đối ít
công nhân; có năng suất cao; tự động hoá cao; khả năng kiểm tra chất lượng bằng công
cụ hiện đại; có thể phục vụ cho thị trường quốc gia và xuất khẩu.
Trong nhiều trường hợp các chuyên gia tư vấn, môi giới CGCN còn chịu sự chỉ
đạo của phía doanh nghiêp như khi chuyên gia tư vấn tham gia là thành viên của Đội ngũ
lập kế hoạch và Đội ngũ đàm phán thì phải theo người đứng đầu của nhóm vốn là cán bộ
của doanh nghiệp. Khi tiến hành tiếp nhận chuyển giao công nghệ doanh nghiệp phải
hình thành Đội ngũ lập kế hoạch và Đội ngũ đàm phán. Đội ngũ lập kế hoạch lập nên kế
hoach cho những cuộc đàm phán và đội ngũ này bao gồm ít nhất một chủ dự án, một
chuyên gia về kỹ thuật và một chuyên gia về pháp luật. Đội ngũ đàm phán bao gồm các
chuyên gia kỹ thuật, tài chính, sản xuất, tiếp thị, pháp luật. Kể cả Đội ngũ lập kế hoạch và
Đội ngũ đàm phán, nếu doanh nghiệp (nhất là DNVVN) thiếu các chuyên gia thì cần sự
tham gia của tư vấn từ bên ngoài.
Trong những trường hợp doanh nghiệp sử dụng đồng thời nhiều loại tư vấn khác
nhau nhằm vào những mặt khác nhau trong một quá trình chuyển giao công nghệ (vó dụ
tư vấn về pháp lý, tư vấn về kỹ thuật, tư vấn về thương mại, ), nhiệm vụ kết nối những
tư vấn đó phải là do phí doanh nghiệp đảm nhận.
Có thể hình dung về chuỗi xoán kép, một cấu tạo ra sự sống - hai dải DNA quấn
vào nhau nhưng không dính liền nhau. Sự liên minh giữa tổ chức tư vấn chuyển giao
công nghệ và các khách hàng cũng giống với mô hình gắn kết này, trong đó mỗi bên phải
có sự độc lập và phát huy được vai trò của mình. Cần có sự kết hợp giữa tổ chức tư vấn
và tổ chức được tư vấn. Trường hợp cực đoan là doanh nghiệp trông cậy hoàn toàn vào tổ
chức tư vấn bên ngoài sẽ không tránh khỏi những khó khăn cho hoạt động tư vấn và


6
Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN quốc gia: Tổng luận Khoa học - Kỹ thuật - Kinh tế, số
3/1999, trang 34


10
thường là hiệu quả tư vấn không cao do như thiếu những thông tin đầu vào cần thiết từ
phái doanh nghiệp (ý đồ chiến lược trong đổi mới công nghệ, ), thiếu sự sẵn sàng các
hoạt động thực thi ý kiến tư vấn, kiểm tra lại ý kiến tư vấn, hợp đồng tư vấn sẽ chỉ mang
tính hình thức,
Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong mối quan hệ với tư vấn, môi giới
CGCN cũng là phù hợp với những điều kiện và quan niệm mới. Đó là:
- Trong hoàn cảnh kinh doanh mới, doanh nghiệp, doanh nghiệp phải lựa chọn
các công nghệ nhằm tạo được sự khác biệt để cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, các kênh
thương mại, cơ cấu giá. Điều đó không thể chỉ dựa vào chuyển giao công nghệ mà cần
kết hợp chuyển giao công nghệ với NC&PT của bản thân doanh nghiệp.
- Quan niệm về năng lực công nghệ cũng có sự thay đổi. Từ chỗ năng lực công
nghệ chỉ có liên quan tới năng lực của các doanh nghiệp trong quản lý việc chuyển giao
công nghệ quốc tế (các nước phát triến sang các nước đang phát triển) đã chuyển sang (từ
cuối những năm 1970) chú ý xây dựng nền tảng công nghệ bao gồm các kỹ năng, kiến
thức, phương tiện và tổ chức nhằm làm chủ công nghệ được chuyển giao . Khái niệm
năng lực công nghệ ở các nước đang phát triển đã được hiểu một cách rông hơn và có
quan hệ tới năng lực của doanh nghiệp trong việc mua, hiểu, sử dụng, thích nghi/cải tiến
và sáng tạo.
Như vậy, có thể phân ra 3 loại quan hệ giữa doanh nghiệp và tư vấn, môi giới
CGCN:
* Loại thứ nhất: doanh nghiệp tiếp nhận thông tin từ tư vấn, môi giới và thịch
nghi theo các thông tin từ bên ngoài.
* Loại thứ hai: bản thân doanh nghiệp là một tiểu hệ thống hoạt động tương tác

với tổ chức tư vấn, môi giới CGCN. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và tổ chức tư vấn,
môi giới CGCNdiễn ra không chỉ theo một chiều nhận tin mà còn có sự hồi tin của doanh
nghiệp thông qua xử
lý, chế biến thông tin đầu vào của "tiểu hệ thống".
* Loại thứ ba: doanh nghiệp được bao bọc một môi trường nhiều loại thông tin và
nhiều nguồn thông tin khác nhau: phương tiện thông tin đại chúng, triển lãm, hội thảo,
thông tin từ doanh nghiệp khác, ; và tổ chức tư vấn, môi giới CGCN chỉ là một trong số
đó. Ở đây , ngoài những quan hệ của loại hình thứ hai, doanh nghiệp còn phải có sự lựa
chọn, phối h
ợp giữa thông tin của tổ chức tư vấn, môi giới CGCN với các loại thông tin
và nguồn thông tin khác.
Từ loại hình thứ nhất đến loại hình thứ hai và tiếp đến loại hình thứ ba, vai trò của
doanh nghiệp dần được nâng lên và mối quan hệ giữa tư vấn, chuyển giao CGCN với
doanh nghiệp càng gần với thực tế hơn. Đối tượng nghiên cứu của Đề tài chính là loại
hình thứ ba nêu trên.

11

I.3 NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, MÔI GIỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Có nhiều khía cạnh liên quan tới nội dung của hoạt động tư vấn, môi giới CGCN. Theo
quy trình chuyển giao công nghệ, tư vấn CGCN nhằm vào các khâu như: lập phương án
sản phẩm - thị trường; lập kế hoạch kinh doanh; tìm kiếm đối tác, nguồn công nghệ; đánh
giá, lựa chọn công nghệ; đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ; thực hiện đầu tư,
thực hiện chuyển giao công nghệ,
Theo kỹ năng chuyển giao công nghệ, tư vấn CGCN nhằm vào đánh giá công
nghệ, định giá công nghệ, đàm phán công nghệ,
Theo năng lực công nghệ, tư vấn CGCN nhằm vào các mặt như: năng lực giao
dịch (năng lực tìm kiếm, đánh giá, đàm phán, mua bán, chuyển giao, thiết kế nhà xưởng,
lắp đặt các phương tiện sản xuất), năng lực vận hành (năng lực thao tác, bảo dưỡng, đào
tạo, quản lý, kiể

m tra chất lượng, ), năng lực thích nghi (tiếp thu kiến thức, hấp thụ
công nghệ, thích nghi và cải tiến sản phẩm), năng lực đổi mới (năng lực R&D, đổi mới
sản phẩm).
7

Theo loại tư vấn, tư vấn CGCN bao gồm tư vấn đầu tư, tư vấn kỹ thuật, tư vấn
kinh doanh và tư vấn pháp lý
8
.
Theo đối tượng phục vụ, tư vấn, môi giới CGCN có các khách hàng khác nhau
như các loại doanh nghiệp, các loại tổ chức KH&CN,
Nội dung của tư vấn, môi giới CGCN cũng rất cụ thể tuỳ theo các hoạt động
chuyển giao công nghệ. Lấy tư vấn pháp lý làm ví dụ. Tư vấn pháp lý thường gắn liền với
từng khâu trong chuyển giao công nghệ:
9

Khâu xuất hiện ý tưởng mua/bán công nghệ. Ngay từ khi xuất hiện các ý tưởng
ban đầu, thông thường các doanh nghiệp sẽ xuất hiện nhu cầu cần đến một "bức tranh


7
Có nhiều cách phân loại năng lực công nghệ của doanh nghiệp (Firm - level Technological Capability -
FTC) khác nhau như phân loại của Fransman, của Lall, ở đây là dùng cách phân loại của Viện Nghiên
cứu phát triển Thái Lan - Xem "Trần Thanh Lâm "Quản trị công nghệ", Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn,
trang 36-43.
8
Tư vấn đầu tư, tư vấn kỹ thuật và tư vấn kinh doanh có đặc điểm chung là nhằm hỗ trợ các bên nâng cao
hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ, đó có thể là xây dựng chiến lược, tư vấn thị trường, khảo
sát và đánh giá công nghệ, giới thiệu nguồn cung cấp vật tư, Nhờ hoạt động này mà lợi ích mang lại từ
hoạt độ

ng chuyển giao công nghệ đựoc tối đa hoá trong chừng mực có thể. Cụ thể, nhờ thông tin về thị
trường hay giá cả của tư vấn cung cấp mà bên mua tìm được công nghệ phù hợp, giá cả hợp lý hoặc bên
bán tìm được đối tác thực sự cần công nghệ và sẵn sàng trả giá phù hợp. Trái lại, hoạt động tư vấn pháp lý
sẽ không mang thêm lợi nhuận cho các bên nhưng nó sẽ giúp khách hàng bảo vệ quyền lvà lợi ích củ
a mình
trong quá trình chuyển giao công nghệ. Cụ thể, hoạt động tư vấn pháp lý sẽ giúp khẳng định quyền sở hữu,
quyền sử dụng công nghệ, soạn thảo các giấy tờ nhằm ràng buộc về mặt pháp lý, yêu cầu chấm dứt hoặc
bồi thường thịêt hại khi có hành vi vi phạm xẩy ra
9
Theo Phạm Thị Thu Hà "Vai trò của tư vấn phát lý trong hoạt động chuyển giao công nghệ" - Bộ
KH&CN, Hội thảo "Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và phát triển thị trường công nghệ ở Việt
Nam", Hà Nội, 28/12/2004.

12
tổng quát về thị trường chuyển giao công nghệ" nói chung. "Bức tranh tổng thể" này là
nền tảng cơ bản để doanh nghiệp ra quyết định mua/bán, mua gì/bán gì, mua như thế
nào/bán như thế nào, sau này. Trong giai đoạn đầu vai trò của tư vấn đầu tư và kinh
doanh sẽ khá nổi bật, đồng thời, "Bức tranh tổng thể" sẽ trở nên đầy đủ và hấp dẫn hơn
nếu nó chứa đựng c
ả thông tin pháp lý mà doanh nghiệp cần biết như khung pháp lý
trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và tình trạng pháp lý của công nghệ tiềm năng.
Trên cơ sở này, nhu cầu của doanh nghiệp đối với nhà tư vấn pháp lý sẽ là: tư vấn chung
về các quy định pháp luật, các yêu cầu và rủi ro pháp lý có thể xẩy ra trong hoạt động
chuyển giao công nghệ; tra cứu thông tin công nghệ, đặc biệt là tra cứu thông tin sáng chế
(đối với các công nghệ đã được
đăng ký như sáng chế) - nhà tư vấn pháp lý sẽ giúp doanh
nghiệp kiểm tra xem trong lĩnh vực liên quan thì có bao nhiêu công nghệ đã được đăng
ký bảo hộ (như sáng chế), đăng ký được tiến hành dưới tên của ai,
Khâu tìm kiếm đối tác. Sau khi doanh nghiệp đã đi đến quyết định mua/bán công
nghệ tư vấn pháp lý có thể giúp doanh nghiệp ở những nội dung như: tra cứu thông tin

công nghệ để cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin chính xác (đặc biệt khi công nghệ
đã được đăng ký sáng chế) về tình trạng pháp lý của công nghệ và phạm vi pháp lý bảo
hộ cho công nghệ đó (nếu công nghệ được bảo hộ như sáng chế); thông tin pháp lý về đối
tác (loại hình doanh nghiệp, chủ sở hữu, ).
Khâu đàm phán hợp đồng. Ở bước này, nhu cầu của doanh nghiệp đối với tư vấn
pháp lý là: trợ giúp trong việc soạn thảo Hợp đồng chuyển giao công nghệ và các thoả
thuận liên quan; khuyến cáo các quy đinh bắt buộc của pháp luật mà các bên phải tuân
thủ trong giao kết chuyển giao công nghệ, hoặc lưu ý về các quy định mà pháp luật cho
phép các bên tuỳ nghi ấn định; tìm kiếm và đề xuất các giải pháp hợp lý và hợp pháp để
giải quyết các bế tắc pháp lý có thể phát sinh nếu các bên có yêu cầu nằm ngoài phạm vi
pháp luật cho phép.
Khâu ký kết và phê duỵêt/đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ. Sự xuất hiện
củ
a nhà tư vấn pháp lý trong giai đoạn ký kết và phê duyệt/đăng lý hợp đồng chuyển giao
công nghệ sẽ đảm bảo cho các thoả thuận chuyển giao công nghệ đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu pháp luật về mặt hình thức. Nhà tư vấn pháp lý có thể kiêm tra và khuyến nghị về
hình thức hợp đồng (ví dụ đảm bảo người ký có thẩm quyền ký Hợp đồng chuyển giao
công nghệ), có thể đại di
ện, thay mặt doanh nghiệp trước các cơ quan chức năng qua đó
tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp và hoàn thành thủ tục một cách hiệu quả hơn.
Khâu thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng. Trong khâu này, nhà tư vấn pháp
lý sẽ song hành cùng các bên, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công
nghệ và hỗ trợ doanh nghiệp ở các nội dung như: giải quyết các vướng mắc phát sinh; đề
xuất, soạn thảo các Phụ lục hợp đồng để sửa đổi hoặc bổ sung thoả thuận chuyển giao
công nghệ trước đó cho phù hợp với tình hình thực tế khi thực hiện chuyển giao công
nghệ.

13
Khâu thanh lý hợp đồng. Khi thanh lý hợp đồng, các bên sẽ phải thực hiện các thủ
tục pháp lý cuối cùng để tổng kết toàn bộ quá trình hợp đồng, xác định thiệt hai (nếu có).

Ngay cả khi kết thúc chuyển giao thì một số nội dung hợp đồng vẫn giữ nguyên hiệu lực
(ví dụ như những điều khoản về bảo hành công nghệ) đòi hỏi các bên phải duy trì một số
nghĩa v
ụ pháp lý. Nhà tư vấn pháp lý sẽ là người hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các công
việc này.
Tư vấn CGCN có thể mở ra rất rộng. Một số quan niệm cho rằng tư vấn CGCN
phục vụ suốt cả quá trình chuyển giao công nghệ, bao gồm cả vận hành công nghệ, nuôi
dưỡng công nghệ, cải tiến và đổi mới công nghệ (Xem Bảng ).
Bảng 1 : Vai trò của tư vấn trong quá trình chuyển giao công nghệ
Quy trình CGCN Vai trò của tư vấn (các dịch vụ có thể cung cấp)
1. Phương án sản phẩm -
thị trường
- Nghiên cứu cơ hội đầu tư, tìm kiếm thông tin thị trường, điều tra
khảo sát, phân tích cạnh tranh, môi trường đầu tư. Nắm bắt và đưa ra
các ý tưởng mới cho doanh nghiệp
2. Kế hoạch kinh doanh - Chiến lược công ty, phân tích thị trường, định hướng công nghệ, các
kế hoạch nhân sự, đầu tư, huy động vốn, phân tích tài chính dự án đầu
tư.
3. Tìm kiếm đối tác,
nguồn công nghệ
- Tìm kiếm, phân tích thông tin công nghệ, thông tin về các nhà cung
cấp
4. Đánh giá, lựa chọn
công nghệ
- Đánh giá các đề xuất kỹ thuật và tài chính do các nhà cung cấp gửi
đến, lựa chọn phương án đáp ứng mục tiêu về công nghệ và các điều
kiện tài chính, thương mại
5. Đàm phàn hợp đồng
CGCN, mua sắm thiết bị
(toàn bộ)

- Xác định phương án đàm phán, hỗ trợ hoặc trực tiếp tham gia đàm
phán soạn thảo/phản biện dự án đầu tư hợp đồng chuyển giao công
nghệ/mua sắp thiết bị.
6. Thực hiện đầu tư, thực
hiện CGCN
- Tư vấn đấu thầu, thiết kế quy hoạch chi tiết, thiết kế kỹ thuật - thi
công, tuyển dụng và đào tạo nhân viên giám định công nghệ, quản lý
dự án nghiệm thu - bàn giao
7. Vận hành công nghệ - Thiết kế sản phẩm, phát triển hệ thống phân phối, kiểm soát hàng
tồn kho, kiểm soát chất lượng, cải tiến tổ chức sản xuất, lập kế hoạch
sản xuát, quản lý tài chính
8. Nuôi dưỡng công
nghệ
- Phát triển nguồn nhân lực, thu hút vốn nhằm phát triển kinh doanh,
nắm bắt sự thay đổi của môi trường bền ngoài và tư vấn thực hiện
những điều chỉnh thích hợp
9. Cải tiến, đổi mới công
nghệ
- Phân tích xu hướng thị trường, diễn biến cạnh tranh, cung cấp thông
tin công nghệ mới, phân tích đầu tư cải tiến và đổi mới công nghệ
Nguồn: CONCETTI "Dự thảo Chiến lược phát triển tư vấn Việt Nam, Hà Nội, 5/1998

14
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt mức độ chính/chủ yếu và phụ/thứ yếu trong các nội
dung của hoạt động tư vấn CGCN trong hỗ trợ mua bán công nghệ của doanh nghiệp.
Trong số các năng lực công nghệ (năng lực giao dịch, năng lực vận hành, năng lực thích
nghi, năng lực đổi mới) hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ chủ yếu thường gắn với
n
ăng lực giao dịch của doanh nghiệp
10

. Trong các khâu đánh giá công ghệ các nhau
(Đánh giá sơ bộ: so sánh các công nghệ khác nhau về ưu thế/lợi ích tạo ra cho doanh
nghiệp; Đánh giá khả năng chuyển giao: xác đinh và so sánh các công nghệ đã được lựa
chọn về tiềm năng chuyển giao và triển khai thành công trong môi trường mới; Đánh giá
thị trường: xem xét khả năng công nghệ và sản phẩm công nghệ tao ra đáp ứng thị trường
như thế nào; Đánh giá thương mại: xác đị
nh khả năng thương mại và ưu thế của các ông
nghệ được lựa chọn), thông thường, đánh giá sơ bộ có thể doanh nghiệp tự làm và sự hỗ
trợ bên ngoài sẽ tăng dần ở các đánh giá tiếp theo.
Một số trường hợp khác cũng có có thể coi thuộc vào tư vấn CGCN nhưng không
nên xếp vào nội dung chính như:
- Tổ chức tư vấn, môi giới CGCN tiến hành thu thập và tạo dựng một số bí quyết
và tiến hành chuyển giao cho doanh nghiêp.
- Tổ chức tư vấn, môi giới CGCN cung cấp các dịch vụ như đào tạo nhân lực vận
hành thiệt bị công nghệ.
- Tổ chức nghiên cứu của Nhà nước tham gia đảm nhận vai trò tư vấn cho các
doanh nghjiệp bằng cách chỉ ra nguồn công nghệ thay thế và tiến hành NC&PT để giảm
bớt sự phụ thuộc của các doanh nghiệp địa phương vào các nhà cung cấp công nghệ nước
ngoài.
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào cần có sự liên kết giữa viện - doanh
nghiệp và ở đây sẽ có thêm tư vấn và môi giới về đối tác liên kết trong từng công nghệ
được chuyển giao.
- Đối tượng khách hàng phục vụ là Nhà nước và các tổ chức tư vấn, môi giới
CGCN khác.
Phân biệt chính/chủ yếu và phụ/thứ yếu trong các nội dung của hoạt động tư
vấn
CGCN có ý nghĩa nhấn mạnh vào những trường hợp thường gặp, những năng lực cần tập
trung đầu tư phát triển đối với tổ chức tư vấn, môi giới CGCN và những quan hệ cần tập
trung ưu tiên khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước.



10
Năng lực giao dịch sẽ được thể hiện ở những công việc thuộc các giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn nhận biết cơ hội: (i) Nhận biết các nhu cầu; (ii) Lập luận chứng cho việc giao dịch.
- Giai đoạn lựa chọn đối tác: (i) Tìm đối tác; (ii) Đánh giá và chọn đối tác.
- Giai đoạn hoàn thiện phương thức giao dich: (i) Nhận dạng phương thức giao dịch khả thi; (ii)
Chọn ph
ương thức.
- Giai đoạn đàm phán: (i) Đàm phán các điều khoản của hợp đồng; (ii) Hoàn tất các khía cạnh liên
quan đến pháp lý, nguồn lực và hậu cần.


15
Giới hạn lại pham vi ưu tiên, tập trung phát triển là cần thiết bởi trên thực tế,
nguồn lực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới CGCN thường khá hạn hẹp so với các đòi
hỏi đáp ứng nhu cầu của xã hội.
I.4 CÁC HÌNH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, MÔI GIỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Qua kinh nghiệm của các nước, có thể thấy rõ một số đặc điểm nổi bật của hình thức tổ chức hoạt
động tư vấn, môi giới CGCN sau đây:
1. Hoạt động tư vấn, môi giới CGCN thường được thực hiện bởi những tổ chức tiến hành
hoạt động tổng hợp về giao dịch công nghệ, về tư vấn nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ở một số nước,
điều này còn được ghi rõ trong văn bản pháp luật. Chẳng hạn, Điều 17 của Luật Xúc tiến chuyển
hoá thành quả KH&CN nước Công hoà nhân dân Trung Hoa quy định: cơ sở hoặc cơ quan làm
giao dịch công nghệ thành lập theo luật pháp quy định, có thể tiến hành các hoạt động thúc đẩy
chuyển hoá thành quả KH&CN sau: 1/ Giới thiệu hoặc lưu trữ thành quả KH&CN tiên tiến, có ý
nghĩa thực tiễn; 2/ Cung cấp thông tin về
kinh tế, công nghệ, môi trường và các thông tin khác có
liên quan; 3/ Tiến hành hoạt động giao dịch công nghệ; 4/ Cung cấp các dịch vụ tư vấn khác có
liên quan cho chuyển hoá thành quả KH&CN

11
. Hoạt động tư vấn, môi giới CGCN cũng được
các viện nghiên cứu, trường đại học vốn có chức năng chính là nghiên cứu khoa học, đào tạo
nhân lực thực hiện.
Việc tham gia của nhiều loại hình tổ chức vào hoạt động tư vấn, môi giới CGCN phản
ánh tính chất cạnh tranh của lĩnh vực hoạt động này
12
.
Cùng với và dường như ngược chiều xu hướng tổng hợp là tồn tại các tổ chức tự vấn, môi
giới CGCN chuyên hoá theo lĩnh vực hẹp. Ngay trong tư vấn pháp lý hỗ trợ chuyển giao công
nghệ cũng có những loại chuyên nghiệp khác nhau (xem Hình 1)
13
:


11
Văn phòng Quản lý thị trường công nghệ - Bộ Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc: "Tuyển tập pháp quy
về chính sách thị trường công nghệ", Bản dịch của Hàn Ngọc Lương, trang 42.
12
Trong một văn bản ("Mục tiêu và nhiệm hoạt động của thị trường công nghệ Trung Quốc"), Chính phủ
Trung Quốc nêu rõ: Hệ thống thông tin thị trường công nghệ toàn quốc và các địa phương cần được thể chế
hoá và quản lý thống nhất theo nguyên tắc phục vụ có chi, theo cơ chế cạnh tranh, thu hút rộng rãi các xí
nghiệp, cơ quan khoa học, trường đại học, cơ quan dịch vụ kinh doanh công nghệ tham gia nhằm đáp
ứng
nhu cầu của cả bên bán và mua. (Văn phòng Quản lý thị trường công nghệ - Bộ Khoa học và Kỹ thuật
Trung Quốc: "Tuyển tập pháp quy về chính sách thị trường công nghệ", Bản dịch của Hàn Ngọc Lương,
trang 244)


13

Th eo Phạm Thị Thu Hà "Vai trò của tư vấn phát lý trong hoạt động chuyển giao công nghệ", trang 3 -
Bộ KH&CN, Hội thảo "Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và phát triển thị trường công nghệ ở Việt
Nam", Hà Nội, 28/12/2004

16
Hình 1: Các loại tư vấn pháp lý trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ















2. Bên cạnh các tổ chức tư nhân còn có cả các tổ chức thuộc nhà nước tiến hành hoạt
động tư vấn, môi giới CGCN
14
. Có thể nêu ra một số tổ chức nhà nước tham gia tư vấn, môi giới
CGCN điển hình như:
- Nhật Bản: Trung tâm thông tin công nghiêp (ITIC) có nhiệm vụ thu thập và phổ biến
thông tin về công nghiệp, thương mại và công nghệ.
15


- Mêhicô: Tổ chức chính của Nhà nước chịu trách nhiệm thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động
KH&CN là Hội đồng KH&CN Quốc gia (CONACYT) đã lập ra một trung tâm chuyên phổ biến

14
Ở một số nước như Nhật bản có khái niệm Tư vấn tư nhân và Tư vấn công (Tài liệu Hội thảo
chuyển đề "Tóm tắt những chính sách cho DNVVN ở Nhật Bản" do Kohata Kenichi, chuyên gia
ASMED-MPI trình bày- TP Hồ Chí Minh, tháng 12/2006, trang 29)

15
Xem thêm: Trần Thanh Lâm "Quản trị công nghệ", Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn, trang 34.
Nhà tư vấn pháp lý trong lĩnh vực chuyển
giao công nghệ
LUẬT SƯ
Luật sư là người có
đủ điều kiện hành
nghề theo quy đinh
của pháp luật và
tham gia hoạt động
tố tụng, thực hiện tư
vấn pháp luật, các
dịch vụ pháp lý khác
theo yêu cầu của cá
nhân, tổ chức nhằm
bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của họ
theo quy định của
pháp luật.
ĐẠI DIỆN SỞ HỮU
TRÍ TUỆ
Đại diện sở hữu trí

tuệ là doanh nghiệp
đã đăng ký hoạt
động theo pháp luật
với cơ quản có thẩm
quyền và được cấp
Giấy chứng nhận là
Tổ chức dịch vụ đại
diện sở hữu công
nghiệp/bản quyền
CÁC TỔ CHỨC
DỊCH VỤ KHOA
HỌC - KỸ THUẬT
KHÁC
Là tổ chức chủ yếu
cung cấp dịch vụ
khoa học - kỹ thuật,
tư vấn pháp lý
thường chỉ là dịch
vụ cung cấp kèm
theo. Tuy nhiên,
mức độ chuyên sâu
về các khía cạnh
pháp lý thường
không bằng hai loại
hình bên

17
vào thị trường các công nghệ mới được tạo ra, gọi là Trung tâm Dịch vụ thông tin và công nghệ
(INFOTEC).
16


- Mỹ: Cơ quan Dịch vụ Thông tin Kỹ thuật Quốc gia (NTIS) là cơ quan thuộc Cục
Thương mại và Quản lý Công nghệ, có chức năng cung cấp thông tin công nghệ, đóng vai trò như
một ngân hàng dữ liệu, tập hợp, phổ biến và chuyển giao thông tin về những công nghệ mới/sở
hữu Liên bang có nhiều tiềm năng ứng dụng đối với các Bang, địa phương hoặc khu vực tư nhân.
(Điề
u 3704b của Luật Đổi mới Công nghệ Stevenson-Wydler).
17

3. Có sự hình thành những mối liên kết rộng rãi, chặt chẽ và phong phú trong hoạt động
tư vấn, môi giới CGCN.
Trước hêt là hình thành những mạng lưới các tổ chức tham gia tư vấn, môi giới CGCN. Ở
Hàn Quốc, trong những năm 60-70, nhà nước đã dùng nhiều tổ chức phổ biến công nghệ chuyên
môn sâu (các công ty tư vấn thiết kế kỹ thuật, các cơ sở nghiên cứu của công chúng ) để chuyển
giao công nghệ cho các cơ s
ở sản xuất. Tuy nhiên các tổ chức loại này đã hoạt động không có
hiệu quả. Đến thập kỷ 80, chính phủ Hàn Quốc mới thiết lập được một mạng lưới rộng khắp các
cơ sở hỗ trợ thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, quốc doanh, công cộng, tư nhân (phi lợi
nhuận) để phổ biên công nghệ trong phạm vi nền kinh tế, và đặc biệt giữa các doanh nghiệp vừa
và nhỏ (xem Hình 2).
Đặc điểm của hệ thống này là ở chỗ:
* Sự tham gia của Trung ương phục thuộc vào đường lối quản lý tập trung và ý
đồ kiểm soát tập trung về chuyển giao công nghệ.
* Sự tham gia của các viện nghiên cứu gắn làm chủ công nghệ, với quá trình
chuyển từ bắt chước sang sáng tạo công nghệ.
* Sự tham gia của các tổ chức tư nhân thể hiện phát triển của qnan hệ th
ị trường
công nghệ.
Ở Mỹ, Chính phủ cũng thành lập Tổ hợp Phòng thí nghiệm Liên bang về chuyển giao
công nghệ với nhiệm vụ điều phối mạng lưới liên kết giữa các Văn phòng Nghiên cứu và Ứng

dụng của các phòng thí nghiệm Liên bang; thúc đẩy hợp tác giữa các Văn phòng này với các tổ

16 Xem thêm: Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia: "Khoa học và công nghệ thế giới - Xu thế và chính
sách những năm đầu thế kỷ XXI", Hà Nội - 2004, trang 70.
17
Xem thêm: Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN: "Nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp
luật về chuyển giao công nghệ của một số nước" (Tài liệu tham khảo phục vụ soạn thảo Luật
Chuyển giao công nghệ), Tháng 11/2005, trang 22.


18
chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ của Bang và Địa phương; xây dựng ngân hàng dữ liệu đáp
ứng nhu cầu về hỗ trợ kỹ thuật; tạo điều kiện thuận lợi truyền bá thông tin và hợp tác với các tổ
chức chuyển giao công nghệ công và tư;
Hình 2: Hệ thống hỗ trợ phổ biến công nghệ ở Hàn Quốc

















Chú thích: (a) Tổ ch
ức Nhà nước
(b) Tổ chưc công cộng được Nhà nước hỗ trợ
(c) Tổ chức tư nhân phi lợi nhuận
Nguồn: Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN quốc gia: Tổng luận Khoa học - Kỹ thuật -
Kinh tế, số 6/1998, trang 18 - 20.
- Quản lý công nghệ ở cấp cao
- Điều phối trung ương (a)
- Tiêu chuẩn hoá công nghiệp
- Quản lý chất lượng
- Hỗ trợ kỹ thuật
Hội đồng điều
phối
Công ty xúc tiến công nghệ (b)
9 Chi nhánh vùng
Trung tâm sản xuất thủ (c)
Trung tâm Thông tin Công
nghệ công nghiệp (b)
Viện Thiết kế và bao gói Công
nghiệp Triều Tiên (b)
Học viện Công nghệ Công
nghiệp Hàn Quốc (b)
Các Viện NC&PT Công
nghiệp khác (KIST, KIMM )
(
b
)

Các Viện NC&PT Công

nghiệp đặc thù (KOTITI,
KETI ) (c)
Các Hiệp hội Công nghiệp
(EIAK, KOAMI, ) (c)
Hiệp hội Tiêu chuẩn Hàn Quốc
(c)
6 Viện Kiểm tra - Kiểm
nghiêm (b)
9 Viện Công nghệ công nghiệp
vùng (a)
Viện Công nghệ công nghiệp
Quốc gia (a)

19
Bản thân một số nội dung liên quan tới tư vấn chuyển giao công nghệ vốn tồn tại ở nhiều
tổ chức và hoạt động . Lấy ví dụ về đánh giá công nghệ
18
. Có những tổ chức đánh giá công nghệ
phục cho nhà nước (Văn phòng đánh giá công nghệ Mỹ phục vụ cho Quốc hội được thành lập vào
năm 1973 và sau đó có một số nước Châu Âu lập ra tổ chức tương tự như Pháp, Hà Lan, Đan
Mạch, Anh, Đức, Liên minh Châu Âu
19
); có những chương trình quốc gia như FAST, VALUE II
nhằm thúc đẩy những sáng kiến về hoạt động đánh giá công nghệ; công tác đánh giá công nghệ
được phát triển tại các trường đại học thành những khoa hoặc bộ môn; đánh giá công nghệ được
tiến hành ở các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch mang tính chiến lược (công việc
này thường giới tên gọi là "đánh giá công nghệ ứng dụng")
Như v
ậy, hoàn toàn có thể có sự liên kết trên cơ sở những tổ chức và hoạt động có nội
dung chung. Trong đó kết nối giữa hoạtđộng tư vấn cho nhà nước và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ

chức NG&PT có ý nghĩa quan trọng để tranh thủ các nguồn lực và phối hợp các nguồn lực trong
xã hội. Chẳng hạn trên thực tế, nhiều kết quả tư vấn cho Nhà nước đã được m
ở rộng cho nhiều
đối tượng sủ dụng.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiều khi bản thân các tổ chức tư vấn, môi giới
CGCN phải sử dụng những môi giới, tư vấn từ bên ngoài. Điển hình ở đây là trường hợp Văn
phòng đánh giá công nghệ của Mỹ (OTA). Các báo cáo của Văn phòng đánh giá công nghệ Mỹ
(OTA) không chỉ là kết quả của đội ngũ nhân l
ực nội bộ mà cả của chuyên gia bên ngoài. Mỗt
một đánh giá phải có một hội đồng tư vấn bao gồn các nhân vật hữu quan và những chuyên viên
khác
Bên cạnh mối quan hệ liên kết trong nước, quan hệ liên kết quốc tế trong hoạt động tư
vấn, môi giới CGCN cũng được đẩy mạnh. Mặc dù OTA (Văn phòng đánh giá công nghệ Mỹ
phục vụ cho Quốc hội ) là hình mẫu giúp việc hình thành các tổ ch
ưc đánh giá công nghệ phục vụ
nhà nước ở Châu Âu, nhưng trên thực tế vẫn có sự khác nhau đáng kể. Ngoài sự khác nhau về hệ
thống chính trị, còn có lý do không kém quan trọng là năng lực. Năng lực của tất cả các tổ chức
đánh giá công nghệ cho nhà nước của Châu Âu gộp lại vẫn còn thua xa năng lực phân tích của
OTA . Chính vì thế các tổ chức Châu Âu đã coi trọng khai thác những tài liệu đánh giá của OTA

18
Đánh giá công nghệ ở đây không hiểu theo truyền thống là xác đinh những hậu quả tiêu cực hoặc không
mong muốn về kinh tế - xã hội của việc phát triển công nghệ mà là theo nghĩa mới. Theo đó, đánh giá công
nghệ là quá trình bao gồm phân tích sự phát triển công nghệ và các hệ quả của nó, cùng với việc thảo luận
về kết quả của những phân tích này. Mục tiêu của đánh giá công nghệ là cung cấp thông tin cho những
ng
ười có liên quan về vấn đề phát triển công nghệ để giúp họ lập ra những chiến lược, đối sách của mình.
19
Ở Pháp là Văn phòng đánh giá công nghệ do Quốc hội Pháp thành lập (OPESCST), Hà Lan là Văn
phòng Đánh giá Công nghệ Hà Lan (NOTA), Anh là Văn phòng KH&CN phục vụ Quốc hội Anh (POST),

Liên minh Châu Âu là Cơ quan Đánh giá các phương án KH&CN (STOA).

20
và áp dụng vào điều kiện cụ thể của mình. Nhờ vậy các tổ chức này đã giảm bớt được nhiều hoạt
động nghiên cứu ban đầu và chú trọng vào "tính kịp thời" hơn là "tình thấu đáo" của các báo cáo.
Đặc biệt, đã có nhiều tổ chức quốc tế chú ý hỗ trợ hoạt động tư vấn, môi giới CGCN ở các nước:
- Dự án của UNDP có tên gọi "Quản lý công nghệ và Tin họ
c công nghiệp để hiện đại
hoá công nghiệp" đã lập ra Trung tâm Quản lý công nghệ và Tin học Công nghiệp với mục tiêu
hỗ trợ các DNVVN thông qua đào tạo, thông và tư vấn quản lý công nghệ cho các nước Trung
Mỹ
- Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dương (APCTT) chú ý kết nối
các hoạt động chức tư vấn trong khu vực: xây dựng cơ sở dữ liệu về các nhà tư vấn và các tổ chức
tư vấn của khu v
ực và cung cấp cho các tổ chức NC&PT và các doanh nghiệp; tạo các điều kiện
trao đổi tư vấn trong khu vực.
- Tổ chức chuyển giao công nghệ Châu Á (ATTO) có mục tiêu thúc đẩy chuyển giao
công nghệ, trao đổi rộng rãi thông tin KH&CN giữa các nước Châu Á.
4. Có những hình thức tổ chức hoạt động tư vấn, môi giới CGCN riêng cho một số đối
tượng đặc thù.
Từ năm 2000, chính phủ Nhật Bản đã thành lập các trung tâm hỗ trợ
nhằm cung cấp
những dịch vụ trợ giúp "đa dạng" cả lĩnh vực vốn, nhân lực, thông tin, công nghệ để đáp ứng nhu
cầu phong phú của loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
20
. Các tỉnh và thành phố của Trung Quốc đã
thành lập Trung Tâm Xúc tiến năng suất với nhiệm vụ chính là cung cấp cho cac DNVVN các
dịch vụ tư vấn và những thông tin công nghệ, giới thiệu các công nghệ thích dụng phù hợp với
từng doanh nghiệp.
Một số nước như Trung Quốc cũng nhấn mạnh việc xây hình thức hỗ trợ chuyển giao

công nghệ phù hợp với lĩnh vực nông nghiệp. Nghị quyế
t của Trung ương Đảng Cộng sản và
Chính phủ Trung Quốc về tăng cường sáng tạo công nghệ, phát triển KH&CN cao, thực thi ngành
nghề hoá (Ngày 20/8/1999) đã đặt ra nhiệm vụ: phải xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ phổ
biến KH&CN nông nghiệp kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan nghiên cứu khoa học nông nghiệp,
trường đại học, các loại cơ quan dịch vụ công nghệ và xí nghiệp liên quan tới nông nghi
ệp
21
.



20
Chẳng hạn xem: Tài liệu Hội thảo chuyển đề "Tóm tắt những chính sách cho DNVVN ở Nhật Bản" do
Kohata Kenichi, chuyên gia ASMED-MPI trình bày- TP Hồ Chí Minh, tháng 12/2006, trang 8
21
Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách KH&CN - Tài liệu tham khảo TK 2002 - Kỳ 6 "Chính sách
mới về sáng tạo công nghệ Trung Quốc năm 2000, Hà Nội, 12 - 2002, trang 8.

21
I.5 VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, MÔI GIỚI CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ

Trên cơ sở xác định rõ ý nghĩa to lớn, tính chất phức tạp và những cản trở thường
gặp của hoạt động tư vấn, môi giới CGCN, chính quyền ở nhiều nước đã thể hiện vai trò
tích cực và các các chính sách hướng vào phát triển hoạt động này. Đồng thời, do hoạt
động tư vấn, môi giới CGCN gắn chặt với các hoạt động khác nên vai trò và chính sách
của nhà nước đối với tư vấn, môi giới CGCN cũng được thể hiện lồng gép trong mối
quan tâm chung về môi giới công nghệ, quản lý công nghệ, tư vấn,
1. Nhà nước xây dựng hệ thống thông tin mang tính chất cơ bản, nền tảng cho

hoạt động tư vấn, môi giới CGCN.
Chính phủ nhiều nước đã chú trọng xây dựng hệ thống thông cơ sở thông tin
KH&CN phổ biến rộng rãi trong xã hội. Tại Nhật Bản, năm 1956 Cục KH&CN (STA) ra
đời và một trong những chính sách đầu tiên của STA là thành lập Trung tâm Thông tin
KH&CN (JICST) vào năm 1957. JICST đã phát triển như một cơ quan trung ương cung
cấp thông tin khoa học và công nghệ ở Nhật Bản. Đến năm 1970, theo yêu cầu số 4 của
Thủ tướng về "Chính sách cơ bản về cung cấp thông tin KH&CN", Hệ thống Thông tin
KH&CN (NIST) được hình hành với mục tiêu để nhiều cơ quan thông tin tiến hành các
chức năng độc lập có thể chia sẻ và phối hợp với nhau, để liên kết chúng dưới sự kiểm
soát của Chính phủ và cuối cùng là xây dựng được một hệ thống cung cấp thông tin
KH&CN toàn quốc đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người dùng tin
22
. Gần đây, theo
"Đạo luật Xúc tiến và Nâng cao công nghệ sản xuất cho các DNVVN" ban hành năm
2006, Nhà nước đã có Chương trình hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ cơ bản của các
DNVVN. Trên cơ sở sử dụng công nghệ thông tin, Chương trình này xử dụng các công
cụ để lựa chọn, số hoá và phạm trù hoá các công nghệ, kỹ năng và bí quyết quan trọng
nổi bật đối với DNVVN. Từ đó cho phép chia sẻ và chuyển giao rộng rãi các công nghệ,
kỹ năng và bí quyết mà trước đây ch chỉ có một số ít nhân viên được biết
23
.
Một dạng thông tin cơ bản, nền tảng nữa là kết q uả của các hoạt động dự báo
công nghệ do Nhà nước tiến hành, kế hoạch phát triển công nghệ, lộ trình công nghệ do
Nhà nước xây dựng.
Hoạt động dự báo công nghệ (Technology Forecasting - TF) là việc xem xét một
cách có hệ thống toàn cảnh công nghệ có thể xẩy ra trong tương lai, giúp dự đoán được

22
Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia: "Lịch sử KH&CN Nhật Bản", Nhà xuất bản Lao động
- xã hội, Hà Nội - 2004, trang 249 - 250


23
Tài liệu Hội thảo chuyển đề "Tóm tắt những chính sách cho DNVVN ở Nhật Bản" do Kohata
Kenichi, chuyên gia ASMED-MPI trình bày- TP Hồ Chí Minh, tháng 12/2006, trang 36.


22
tốc độ tiến bộ của công nghệ. TF bao gồm: theo dõi môi trường công nghệ, dự đoán
những thay đổi của công nghệ, xác định công nghệ bằng việc đánh giá các khả năng lựa
chọn. Dự báo công nghệ có ý nghĩa quan trong đối với doanh nghiệp trong hoạch định
công nghệ, xây dựng chiến lược công ty nói chung và tiến hành mua bán công nghệ nói
riêng. Tuy nhiên, đây là hoạt động phức tạp và tốn kém cần sự sự hỗ trợ từ bên ngoài -
nhất là đối với DNVVN. Tổ chức tư vấn, môi giới CGCN cũng cần nắm được các vấn đề
về dự báo công nghệ để phục vụ hoạt động tư vấn và môi giới của mình. Đồng thời đây
cũng là vấn đề mà các tổ chức này không dễ tự mình giải quyết.
Dự báo công nghệ không chỉ có ý nghĩa riêng đối với doanh nghiệp và tổ chức tư
vấn, môi giới chuyển giao công nghệ. Bản thân Nhà nước cũng cần áp dụng dự báo công
nghệ trong hoạch định chính sách KH&CN, chẳng hạn như dựa vào dự báo công nghệ
khi xác định các hướng ưu tiên, trong chiến lược phát triển KH&CN,
Như vậy, vừa là nhu cầu hỗ trợ từ phía doanh nghiệp và tổ chức tư vấn, môi giới
chuyển giao công nghệ, vừa là yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, Nhà nước cần
phát triển hoạt động dự báo công nghệ và cung cấp kết quả cho xã hội.
Trong các báo cáo về Chính sách Công nghệ của Chính phủ Ấn Độ năm 1985 có
đề cập tới sự cần thiết có những cơ chế để dự báo công nghệ (TF), theo dõi công nghệ
(TM) và đánh giá công nghệ (TA). Tiếp theo, năm 1988 Hội đồng Thông tin, Dự báo và
Đánh giá Công nghệ (TIFAC) được thành lập với chức năng dự báo công nghệ và tìm
biện pháp giúp các ngành và doanh nghiệp phát triển theo hướng mà lộ trình công nghệ
đã vạch ra. TIFAC đã xây dựng được gần 200 tài liêu bao gồm hầu hết các ngành kinh tế
Ấn Độ, từ lĩnh vực nông nghiệp đến môi trường và vật liệu. Môt công trình dự báo công
nghệ lớn ở quy mô toàn quốc với sự tham gia của 5000 chuyên gia đã được tiến hành

trong thời gian từ 1994 - 1996 và kết quả đã xây dựng được 25 bộ tư liệu với nhan đề là
"Tầm nhìn Công nghệ tới năm 2020 ở Ấn Độ".
Kế hoạch phát triển công nghệ của chính phủ cũng là một điều kiện quan trọng
tạo thuận lợi cho hoạt động tư vấn, môi giới công nghệ. Hàn Quốc là một ví dụ. Kế hoạch
phát triển công nghệ được Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1960. Kế hoạch này có
ba giai đoạn phát triển công nghiệp vào mỗi giai đoạn yêu cầu phải phát trỉên công nghệ
một cách phù hợp. Giống với Hàn Quốc, từ năm 2001 Hà Lan đã xây dựng lộ trình công
nghệ cho các lĩnh vực như chất xúc tác, điện tử/cơ điện tử.
Những thông tin công nghệ cơ bản có ý nghĩa đối với hoạt động tư vấn, môi giới
CGCN trên nhiều mặt: việc cung cấp thông tin công nghệ cho doanh nghiệp sẽ góp phần
nâng cao trình độ quản lý công nghệ của doanh nghiệp và năng lực tiếp thu sự hỗ trợ của
tư vấn, môi giới CGCN; trên cơ sở những thông tin công nghệ của nhà nước cung cấp,

23
các tổ chức tư vấn, môi giới CGCN có điều kiện tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động ở
một số nội dung mang tính chất chọn lọc - ngoài những thông tin KH&CN được nhà
nước cung cấp địa trà; các kế hoạch, lộ trình phát triển công nghệ của chính phủ chính là
những định hướng quan trọng cho hoạt động tư vấn, môi giới CGCN. Trên thực tế, phạm
vi và chất lượng của các thông tin KH&CN của nhà nước cung cấp có khả năng tạo ra sự
khác biệt về hoạt động tư vấn, môi giới CGCN giữa các nước. Chẳng hạn các nhà nghiên
cứu đã chỉ ra Kế hoạch phát triển công nghệ Hàn Quốc đã có tác dụng định hướng cho
hoạt động chuyển giao công nghệ nói chung và hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ
nói riêng đạt được những kết quả vượt trội so với các nước khác.
2. Nhà nước tác động trực tiếp vào hoạt động tư vấn, môi giới CGCN bằng việc
lập ra những tổ chức hoạt động tư vấn, môi giới CGCN của mình. Như ở trên đã trình
bày, có khá nhiều tổ chức loại này ở các nước, và sự phát huy tác dụng của chúng tỏ ra
hữu ích trong những trường hợp các tổ chức tư vấn, môi giới CGCN tư nhân gặp phải
khó khăn.
3. Tình hình chung ở các nước là Nhà nước quản lý hoạt động tư vấn, môi giới
CGCN khá chặt chẽ.

Cá nhân, tổ chức hoạt động tư vấn, môi giới CGCN thường phải được cấp giấy
phép: Điều 18 của Luật Xúc tiến chuyển hoá thành quả KH&CN nước Công hoà nhân
dân Trung Hoa quy định: cơ quan môi giới làm dịch vụ đại lý hoặc trung gian cho hai bên
trong giao dịch công nghệ phải xin giấy phép kinh doanh theo quy định liên quan của
Nhà nưới; cán bộ quản lý nghiệp vụ trong cơ quan này phải xin giấy chứng nhận tư cách
hành nghề theo quy định liên quan của Nhà nước
24
; Điều 11, 12 Luật hỗ trợ các
DNVVN của Nhật Bản (ban hành năm 2000) quy định: Nhà nước thực hiện việc kiểm tra
kiến thức của các ứng cử viên về tư vấn DNVVN, và lập danh sách những người đăng ký
và đăng danh sách những người trúng tuyển; Những người này có giấy chứng nhận quốc
gia
25
; Điều 11 của Điều lệ Quản lý thị trường công nghệ Bắc Kinh quy định: Cơ quan
trung gian công nghệ và người kinh doanh công nghệ dùng thông tin công nghệ để phục
vụ theo yêu cầu cho hai bên đương sự phải đề nghị Văn phòng Quản lý thị trường công
nghệ Thành phố Bắc Kinh thẩm đinhj tư cách nghề nghiệp; Văn phòng này tiến hành

24
Văn phòng Quản lý thị trường công nghệ - Bộ Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc: "Tuyển tập
pháp quy về chính sách thị trường công nghệ", Bản dịch của Hàn Ngọc Lương, trang 42.

25
Tài liệu Hội thảo chuyển đề "Tóm tắt những chính sách cho DNVVN ở Nhật Bản" do Kohata
Kenichi, chuyên gia ASMED-MPI trình bày- TP Hồ Chí Minh, tháng 12/2006, trang 29.


24
thẩm định và cấp giấy chứng nhận tư cách, đồng thời đề nghị bộ, ngành quản lý hành
chính công thương nghiệp cho đăng ký.

26

Cũng có những quy định cụ thể về năng lực, phẩm chất mà cá nhân, tổ chức hoạt
động tư vấn, môi giới CGCN cần đáp ứng. Điều lệ tư vấn của Nêpan nêu ra những tiêu
chuẩn của người làm tư vấn nói chung và tư vấn CGCN nói riêng phải có là:
27

A. Các nguyên tắc cơ bản:
1/ Phải trung thực và công tâm, cống hiến hết sức mình phục vụ khách hàng và
công đồng.
2/ Phải đào tạo mình để có được trình độ tiên tiến về chuyên môn kỹ thuật.
3/ Sử dụng kiến thức, kỹ thuật của mình để phục vụ con người.
B. Trách nhiệm đối với quốc gia:
1/ Trách nhiệm đạo đức: người tư vấn chịu trách nhiệm về mặt đạo đức đối với
công đồng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của mình và cần phải cố
gắng có được sự tín nhiệm của cộng đồng nhờ vận dụng toàn bộ năng lực chuyên môn
mà mình có được.
2/ Tham gia phát triển cộng đồng: người tư vấn phải tham gia vào các hoạt động
phát triển cộng đồng, đem lại lợi ích chung.
3/ Từ chối làm các công việc xét thấy có hại đến lợi ích quốc gia: người tư vấn
phải luôn luôn từ chối tham gia vào các công việc có khả năng đi ngược lại với lợi ích
của quốc gia, hoặc gây nguy hiểm cho loài người và làm tổn hại đến môi trường sống.
C. Trách nhiệm đối với khách hàng:
1/Phải tạo và duy trì được sự tín nhiệm của khách hàng, coi đó là trách nhiệm
chính của người tư vấn trong phục vụ các công việc chuyên môn cho khách hàng.
2/ Trung thành với khách hàng: người tư vấn phải trung thành với khách hàng
trong khi thực hiện trách nhiệm của mình thông qua việc đưa ra những kiến thức và kỹ
năng kỹ thuật tốt nhất, tương ứng với những tiêu chuẩn hiện có.



26 Văn phòng Quản lý thị trường công nghệ - Bộ Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc: "Tuyển tập pháp quy
về chính sách thị trường công nghệ", Bản dịch của Hàn Ngọc Lương, trang 161.
27
Trung tâm Thông tin - tư liệu KH&CN Quốc gia: Tổng luận Khoa học - Kỹ thuật - Kinh tế, số 10/1998,
trang 47- 48.

×