Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

Luận án Tiến sĩ Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng từ năm 1986 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 227 trang )

Bễ QUễC PHONG

HOC VIấN CHINH TRI

Phạm Văn Vĩnh

ĐảNG Bộ TỉNH THáI BìNH LÃNH ĐạO KếT HợP
KINH Tế VớI QUốC PHòNG Từ NĂM 1986 ĐếN
NĂM 2010

LUN AN TIấN SI LICH S

Hà néi



Bễ QUễC PHONG

HOC VIấN CHINH TRI

Phạm Văn Vĩnh

ĐảNG Bộ TỉNH THáI BìNH LÃNH ĐạO KếT HợP
KINH Tế VớI QUốC PHòNG Tõ N¡M 1986 §ÕN
N¡M 2010

Chun ngành: Lịch sử Đảng Cợng sản Việt Nam
Mã số
: 62 22 03 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS Nguyễn Hữu Luận
2. PGS, TS Vũ Như Khơi

Hµ néi


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi. Các số liệu, kết luận trình bày trong
luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Văn Vĩnh


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH THÁI BÌNH VỀ KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC
PHÒNG (1986 - 1995)
1.1.

Những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo kết hợp kinh tế với
quốc phòng của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
1.2.
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về kết hợp kinh tế
với quốc phịng (1986 - 1995)
1.3.
Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo kết hợp kinh tế với quốc
phòng (1986 - 1995)
Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO TĂNG
CƯỜNG KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG
(1996 - 2010)
2.1.
Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Thái Bình về tăng cường kết hợp kinh tế với quốc phòng
(1996 - 2010)
2.2.
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về tăng cường kết
hợp kinh tế với quốc phòng (1996 - 2010)
2.3.
Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo tăng cường kết hợp kinh tế
với quốc phòng (1996 - 2010)
Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH
ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO KẾT
HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG (1986 2010)
3.1.
Nhận xét
3.2.
Kinh nghiệm
KẾT ḶN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ

CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ḶN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5
10
29
29
40
52

75
75
85
94

126
126
144
168
171
172


PHỤ LỤC

194


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Số TT Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

01

dân quân tự vệ

DQTV

02

kinh tế với quốc phòng

KTVQP

03

lực lượng vũ trang

LLVT

04

nhà xuất bản

Nxb

05


xã hội chủ nghĩa

XHCN


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
“Do hoàn cảnh lịch sử, từ khi lập quốc đến nay, dân tộc Việt Nam vừa
phải dựng nước, vừa phải chiến đấu chống các thế lực xâm lược nước ngoài
giành và giữ độc lập dân tộc. Dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy
luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Kế sách kết hợp KTVQP - sự
vận dụng sáng tạo quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, đã được các triều
đại phong kiến thực hiện phổ biến và đúc kết thành bài học kinh nghiệm lịch
sử truyền lại cho các thế hệ sau.
Ngày nay, xu thế chung trong quan hệ quốc tế là hịa bình và hợp tác,
song tình hình thế giới, khu vực vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm
ẩn những nguy cơ đe dọa độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhiều quốc
gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam. Khơng chỉ Việt Nam mà đối với nhiều
quốc gia khác trên thế giới, kinh tế và quốc phòng được xác định như hai trụ
cột quan trọng quyết định thế và lực của đất nước. Tuy nhiên, khơng phải đất
nước nào, lúc nào cứ có kinh tế mạnh cũng đồng nghĩa với quốc phòng mạnh
và ngược lại, khơng phải quốc phịng được tăng cường mạnh mẽ mà kinh tế
phát triển mạnh lên. Một quốc gia có chủ quyền có thế và lực mạnh trên
trường quốc tế thường là những quốc gia biết kết hợp chặt chẽ phát triển
mạnh kinh tế với không ngừng củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Ở
Việt Nam, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đảng Cộng sản Việt
Nam xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, nhưng cũng không ngừng chăm
lo củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng để hướng tới xây dựng và bảo
vệ đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng

và gắn kết phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng để
thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong tình


6
hình, nhiệm vụ đó, kết hợp KTVQP là u cầu tất yếu đối với nhiệm vụ cách
mạng cả nước cũng như các địa phương, trong đó có tỉnh Thái Bình.
Là một tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình có vị trí địa - kinh tế, địa quân sự quan trọng. Địa hình tỉnh Thái Bình khá bằng phẳng, khơng có đồi,
núi, thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhưng rất bất lợi trong phòng thủ cũng
như khi xảy ra chiến tranh. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thì chiến đấu
bảo vệ Thái Bình có quan hệ trực tiếp tới an toàn của hậu phương quân khu 3,
của đường số 1, số 5 và thủ đô Hà Nội. Nếu kẻ địch tấn công xâm lược Việt
Nam ở bất cứ hướng nào thì Thái Bình vẫn là một địa bàn quan trọng, một
kho người, kho lúa, là nơi giành giật quyết liệt giữa ta và địch. Nhận thức
được vị trí, vai trị quan trọng của tỉnh Thái Bình trong thế trận quốc phịng
tồn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, trong những năm từ 1986 đến 2010,
Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã ln quan tâm lãnh đạo thực hiện kết hợp kinh tế
với quốc phòng và thực tế đã thu được những thành tựu quan trọng. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu, vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế, bất
cập ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị - xã hội.
Đi sâu nghiên cứu q trình lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng của
một đảng bộ địa phương - Đảng bộ tỉnh Thái Bình - với những nét đặc thù của
một tỉnh thuần nông, ven biển, đồng bằng sơng Hồng, có nhiều diễn biến
phức tạp trong thập kỷ đầu tiến hành đổi mới toàn diện, nhất là tình hình bất
ổn ở nơng thơn (1997 - 1999), qua đó rút ra những kinh nghiệm thực tiễn, có
thể tham khảo cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, là việc làm cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc.
Xuất phát từ những lý do chủ yếu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài
“Đảng bợ tỉnh Thái Bình lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng từ năm

1986 đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam”.


7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Nghiên cứu làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về kết hợp
KTVQP từ năm 1986 đến năm 2010. Trên cơ sở đó, nhận xét và đúc rút một
số kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực hiện kết hợp KTVQP trên địa bàn
tỉnh Thái Bình trong tình hình mới.
* Nhiệm vụ
Làm rõ những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo kết hợp KTVQP của Đảng
bộ tỉnh Thái Bình (1986 - 2010).
Trình bày có hệ thống, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh Thái Bình về kết hợp KTVQP từ năm 1986 đến năm 2010.
Nhận xét ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; đúc rút một số kinh nghiệm
từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo kết hợp KTVQP (1986 - 2010).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về kết hợp KTVQP.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Thái Bình về kết hợp KTVQP. Về chủ trương, tập trung làm rõ quan điểm,
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu kết hợp KTVQP. Về
chỉ đạo, tập trung nghiên cứu các nội dung: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức kết hợp KTVQP; xây dựng quy hoạch, kế hoạch kết hợp KTVQP;
kết hợp phát triển kinh tế gắn với xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng;
phát huy vai trò của lực lượng vũ trang địa phương trong xây dựng và phát
triển kinh tế, thực hiện kết hợp KTVQP; xây dựng, kiện toàn cơ chế kết hợp

KTVQP; gắn kết phát triển kinh tế với giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội


8
Về không gian: Nghiên cứu chủ yếu trong địa bàn tỉnh Thái Bình.
Về thời gian: Từ năm 1986 (thời điểm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái
Bình lần thứ XIII (10 - 1986), tỉnh Thái Bình cùng cả nước bắt đầu cơng cuộc đổi
mới tồn diện đất nước) đến năm 2010 (thời điểm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Thái Bình lần thứ XVIII (10 - 2010), tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991).
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận, thực tiễn
Cơ sở lý luận: Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về quan hệ kinh tế với quốc phòng, về kết hợp KTVQP.
Cơ sở thực tiễn: Nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn quá trình Đảng bộ
tỉnh Thái Bình lãnh đạo kết hợp KTVQP từ năm 1986 đến năm 2010; thông
qua kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, các số liệu, báo cáo thống kê của
các cơ quan chức năng thuộc Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và các tổ chức chính
trị - xã hội ở tỉnh Thái Bình.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp của khoa học lịch sử, chủ yếu là
phương pháp lịch sử, phương pháp lơgic, phương pháp đồng đại, phương
pháp lịch đại. Ngồi ra, còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, phương
pháp chuyên gia, v.v.. để nghiên cứu những nội dung cụ thể của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Đóng góp hệ thống tư liệu phục vụ cơng tác nghiên cứu kết hợp KTVQP.
Trình bày có hệ thống chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về
kết hợp KTVQP, góp phần làm sáng tỏ đường lối kết hợp KTVQP của Đảng.

Đưa ra nhận xét và đúc rút kinh nghiệm lãnh đạo kết hợp KTVQP của Đảng
bộ tỉnh Thái Bình, làm tài liệu tham khảo, vận dụng trong thời gian tới.


9
Làm tài liệu phục vụ giáo dục quốc phòng - an ninh, giáo dục lịch sử Đảng bộ
địa phương.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Luận án góp phần tổng kết thực tiễn quá trình lãnh đạo thực hiện chủ
trương kết hợp KTVQP của Đảng trong thời kỳ đổi mới tồn diện đất
nước và hội nhập quốc tế.
Đóng góp thêm luận cứ cho việc hoạch định chủ trương, chính sách
về kết hợp KTVQP qua thực tiễn ở một địa phương.
Là tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam ở các nhà trường trong và ngoài quân đội…
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài, kết luận, danh mục cơng trình khoa học của tác giả đã cơng bố có liên
quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án có 3
chương, 8 tiết.


10
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1. Các công trình nghiên cứu về kết hợp kinh tế với q́c phịng ở
nước ngoài
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về kết hợp kinh tế với quốc phòng ở
nước ngồi của các tác giả nước ngồi
A.I. Pơgiarốp (1999), bài viết “Chính sách kinh tế quân sự của Nga”

[109]. Theo bản dịch của Nguyễn Đăng Vinh, tác giả bài viết đã đề cập đến
một số nội dung về mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với đảm bảo sức
mạnh quốc phịng. Đồng thời, phân tích làm rõ tính tất yếu kết hợp KTVQP
trong thời kỳ mới; nêu lên một số nội dung, phương thức, giải pháp kết hợp
kinh tế với qn sự, quốc phịng ở Nga trong q trình chuyển sang nền
kinh tế thị trường.
Thoong Xết Phim Ma Vông (2001), luận án tiến sĩ: Mối quan hệ giữa
kinh tế với quốc phịng trong thời kỳ đổi mới ở Cợng hòa dân chủ nhân dân
Lào [179]. Trong luận án, tác giả luận án phân tích, làm rõ mối quan hệ bản
chất giữa kinh tế và quốc phòng.
Tác giả Sam S. Enimola và Akungba Akoko (2011), với cơng trình
nghiên cứu: “Defense Expenditure and economic growth: The Nigeria
experience 1977 - 2006” [183]. Tác giả đã làm rõ tác động của chi tiêu quốc
phòng tác động đến tăng trưởng kinh tế, tác động đó có thể theo hai chiều
hướng, tiêu cực và tích cực.
Vông Khăm Phôm Ma Kon (2011), bài viết: “Một số yêu cầu xây dựng khu
kinh tế - quốc phòng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [98]. Tác giả
Vơng Khăm Phơm Ma Kon trình bày một số nội dung của kết hợp KTVQP trên
đất nước Lào, do quân đội đảm nhiệm.


11
Thong Loi Xi Li Vong (2011), bài viết: “Một số đặc trưng cơ bản và nội
dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh
trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào” [178]. Tác giả bài viết trình bày một số nội dung kết hợp phát triển
kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh ở Lào [178, tr.91]. Nội
dung bài viết cũng thừa nhận sự tác động hai mặt của chuyển dịch cơ cấu kinh
tế đối với quốc phịng.
Tác giả S. Amer Latif (2012), trong cơng trình nghiên cứu US - India

Defense Trade, opportunities for deepening the partnership (Thương mại
quốc phòng Mỹ - Ấn Độ, những cơ hội cho sự sâu sắc hơn quan hệ đối tác),
đã chỉ rõ vai trò quan trọng, chi phối của yếu tố kinh tế đối với các quan hệ
đối ngoại quốc phòng Hoa Kỳ - Ấn Độ, “thương mại quốc phòng trở thành
một yếu tố quan trọng của quan hệ đối tác quốc phòng” [182, tr.2].
Vong Sack Phan Tha Vong (2013), luận án tiến sĩ: Phát triển các doanh
nghiệp quân đợi nhân dân Lào trong q trình xây dựng kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế [181]. Tác giả Vong Sack Phan Tha Vong đã phân
tích, làm rõ vai trò của quân đội cách mạng trong xây dựng kinh tế. Tác giả
khẳng định: Doanh nghiệp Quân đội nhân dân Lào là lực lượng tiên phong
trong việc kết hợp nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế, tạo ra sản phẩm xã hội,
giải quyết việc làm, giảm gánh nặng ngân sách quốc phịng, đẩy mạnh q
trình hội nhập quốc tế của đất nước; phát triển doanh nghiệp quân đội nhân
dân Lào là một tất yếu khách quan.
1.2. Các công trình nghiên cứu về kết hợp kinh tế với quốc phịng ở
nước ngồi của tác giả người Việt Nam
Bên cạnh các tác giả nước ngồi cịn có nhiều tác giả trong nước nghiên
cứu những vấn đề có liên quan đến kết hợp KTVQP ở nước ngồi. Đáng chú
ý có các tác giả và các cơng trình nghiên cứu sau:


12
Nguyễn Văn Cứu (1998), bài viết: “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an
ninh ở một số nước trên thế giới” [64]. Tác giả bài viết giới thiệu những nét
khái quát nhất về kết hợp KTVQP ở Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Inđônêxia,
Malaixia. Bài viết cho thấy kết hợp KTVQP là phương thức phát triển khá
phổ biến ở những quốc gia có chủ quyền; nội dung, phương thức, phạm vi kết
hợp KTVQP ở những nước khác nhau, có thể chế chính trị và trình độ phát
triển khác nhau thì khơng giống nhau.
Viện Chiến lược quân sự - Bộ Quốc phòng (2000) với cuốn sách: Một số

vấn đề về tổ hợp cơng nghiệp quốc phịng [175]. Trong cuốn sách, các tác giả
giới thiệu một dạng thức kết hợp KTVQP - tổ hợp cơng nghiệp quốc phịng ở
một số nước lớn, như: Kết hợp KTVQP trong nền kinh tế thị trường điển hình
- mơ hình tổ hợp cơng nghiệp quốc phịng Mỹ; kết hợp KTVQP trong nền
kinh tế kế hoạch hóa điển hình - mơ hình tổ hợp cơng nghiệp quốc phịng
Liên Xô trước đây; kết hợp KTVQP trong nền kinh tế chuyển đổi - mơ hình
tổ hợp cơng nghiệp quốc phịng Trung Quốc. Cơng trình nghiên cứu cung cấp
thêm cơ sở khoa học minh chứng cho nhận định về tính phổ biến kết hợp
KTVQP ở các nước trên thế giới trong tình hình mới.
Vân Hà (1999), với bài viết: “Một số hoạt động kết hợp kinh tế với quốc
phòng của quân đội Trung Quốc” [90]. Tác giả Vân Hà phân tích làm rõ vai
trò của quân đội Trung quốc trong thực hiện kết hợp KTVQP. Theo tác giả
Vân Hà, dù có những hạn chế, bất cập vẫn phải thừa nhận một thực tế, sử
dụng quân đội tham gia lao động sản xuất, làm kinh tế là một phương thức
thực hiện chủ trương kết hợp KTVQP có hiệu quả.
Phạm Văn Sơn (2011), với cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và tác động đến củng cố quốc
phòng ở nước ta hiện nay [114]. Tác giả Phạm Văn Sơn đã đề cập đến kinh


13
nghiệm của Trung Quốc trong phát triển kinh tế tư nhân và giải quyết tác
động của phát triển kinh tế tư nhân đến củng cố quốc phòng.
Đồng Đức - Quang Hậu (2000), với bài viết: “Mấy xu hướng trong chiến
lược kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh của một số nước ASEAN” [87].
Các tác giả nghiên cứu về xu hướng chiến lược kết hợp KTVQP ở một số
nước Đông Nam Á. Các tác giả bài viết cho rằng, tuỳ thuộc vào chế độ chính
trị, truyền thống dân tộc, khả năng kinh tế, trình độ khoa học - kỹ thuật và các
mối đe dọa an ninh, mỗi nước ASEAN có cách thức, biện pháp, bước đi kết
hợp KTVQP, an ninh riêng.

Ngồi các cơng trình nêu trên cịn một số cơng trình đáng chú ý khác.
Nhìn chung, các cơng trình khoa học nghiên cứu về kết hợp KTVQP ở ngoài
nước đều cho rằng, kết hợp KTVQP là sự gắn kết chặt chẽ hoạt động của
các lĩnh vực kinh tế và quốc phịng trong một thể thống nhất, có sự chỉ đạo,
điều hành và quản lý của nhà nước nhằm hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng
phát triển. Kết hợp KTVQP là một hoạt động có tính quy luật trong xã hội
còn tồn tại giai cấp và đối kháng giai cấp. Có rất nhiều yếu tố tác động đến
kết hợp KTVQP. Ở các giai đoạn khác nhau, ở các nước có chế độ chính trị xã hội và trình độ phát triển khác nhau thì quan điểm, mục tiêu, nội dung và
phương thức kết hợp cũng không giống nhau.
2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến kết hợp kinh tế với quốc
phịng ở trong nước
2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến kết hợp kinh tế với quốc
phòng trên phạm vi cả nước
Có một hệ thống khá đồ sộ các cơng trình nghiên cứu những vấn đề có
liên quan đến kết hợp KTVQP trên phạm vi cả nước. Đáng chú ý có các tác
giả với các cơng trình nghiên cứu sau:


14
Trần Tấn Hùng (1994), luận án tiến sĩ: Khoán 10 với chính sách hậu
phương qn đợi [96]. Trong luận án, tác giả Trần Tấn Hùng đã phân tích,
làm rõ sự tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội nơng thơn khi thực
hiện khốn 10 đối với vấn đề huy động nhân lực phục vụ quốc phòng, quân đội.
Phan Trần Đắc (1996), luận án tiến sĩ: Xây dựng và phát triển kinh tế
nhà nước với vấn đề đảm bảo kinh tế quốc phòng ở Việt Nam hiện nay [83].
Tác giả luận án làm rõ vai trò của kinh tế nhà nước với sự nghiệp xây dựng
LLVT, bảo đảm kinh tế cho quốc phòng; làm rõ vai trò, trách nhiệm của lực
lượng quân đội làm kinh tế với quá trình kết hợp KTVQP.
Vũ Văn Long (1996), luận án tiến sĩ: Xây dựng cơ cấu kinh tế mới và vai
trò của nó đối với củng cố quốc phịng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam [101]. Luận án của tác giả Vũ Văn Long đã làm rõ sự tác động
của xây dựng cơ cấu kinh tế mới đối với củng cố quốc phòng. Tác giả Vũ Văn
Long đã đề cập và phân tích vai trị của quân đội trong quá trình xây dựng cơ
cấu kinh tế mới.
Thật sự hữu ích khi tham khảo các luận án của các tác giả Vũ Văn Long,
Phan Trần Đắc trong nghiên cứu, trình bày những tác động của chuyển dịch
cơ cấu kinh tế mới, của phát triển kinh tế nhà nước tới kết hợp KTVQP; khi
xem xét vai trò của LLVT trong giải quyết những tác động đó tới kết hợp
KTVQP ở tỉnh Thái Bình. Đề cập đến vai trị của LLVT trong q trình thực
hiện kết hợp KTVQP, ngồi các cơng trình nêu trên, cịn có: Luận án Tiến sĩ
quân sự của tác giả Vũ Thanh Chế với đề tài Quân đội nhân dân Việt Nam với sự
nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước trong tình hình hiện nay [65]; cuốn sách
với tựa đề Kết hợp quốc phịng, an ninh với kinh tế trong tiến trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [112] của tác giả Nguyễn Văn Rinh;
cuốn sách Nâng cao hiệu quả quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã
hợi ở các khu kinh tế - quốc phịng trong tình hình mới [176] của Viện Khoa
học xã hội nhân văn quân sự …


15
Trần Trung Tín (1998), luận án tiến sĩ: Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở
nước ta hiện nay [123]. Tác giả luận án đã phân tích làm rõ: Yêu cầu khách
quan phải kết hợp KTVQP; những nhân tố tác động tới kết hợp KTVQP.
Theo tác giả Trần Trung Tín, có nhiều yếu tố tác động tới kết hợp KTVQP, có
yếu tố trực tiếp, có những yếu tố gián tiếp tác động. Bên cạnh việc nghiên cứu
rút ra những kinh nghiệm kết hợp KTVQP trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc, tác giả cịn phân tích làm rõ thực trạng nhận thức và thực
tiễn kết hợp KTVQP giai đoạn 1975 - 1986.
Trần Đăng Bộ (1999), luận án tiến sĩ: Kết hợp cơng nghiệp quốc phịng
với cơng nghiệp dân dụng ở nước ta hiện nay [59]. Tác giả luận án trình bày

mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và chiến tranh, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về kết hợp KTVQP, tác giả luận án phân tích làm rõ yêu
cầu khách quan của kết hợp cơng nghiệp quốc phịng với cơng nghiệp dân
dụng; khái qt thực trạng kết hợp cơng nghiệp quốc phịng với cơng nghiệp
dân dụng ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước về vấn đề này; trên cơ
sở đó tác giả đề xuất một số quan điểm, định hướng cơ bản và hệ thống giải
pháp để tăng cường sự kết hợp đó trong điều kiện hiện nay.
Trương Tuấn Biểu (2000), luận án tiến sĩ: Sự tác động của nền kinh tế nhiều
thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đối với sự nghiệp
quốc phòng của đất nước [53]. Luận án cho thấy những tác động của nền kinh tế
nhiều thành phần; những quan điểm, cách ứng xử với những tác động của phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN để góp phần xây dựng nền
quốc phịng tồn dân vững mạnh.
Hồng Minh Thảo (2000), luận án tiến sĩ: Vai trị của kế hoạch hóa phát
triển kinh tế xã hợi đối với bảo đảm kinh tế cho quốc phòng trong điều kiện
kinh tế thị trường ở nước ta [117]. Tác giả luận án phân tích làm rõ cơ sở lý
luận, thực tiễn vai trị của kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội đối với bảo
đảm kinh tế cho quốc phòng; nghiên cứu thành tựu đạt được về bảo đảm kinh


16
tế cho quốc phịng của kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội trong cơ chế kế
hoạch hóa tập trung và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Lê Nguyên Đương (2001), luận án tiến sĩ: Phát triển kinh tế đối ngoại trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hợi và tác đợng của nó đến củng cố quốc phòng
nước ta hiện nay [88]. Luận án phân tích làm rõ những tác động hai chiều của phát
triển kinh tế đối ngoại đến sự nghiệp củng cố quốc phịng ở Việt Nam. Từ đó tác giả
đã đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản vừa thúc đẩy phát triển kinh tế đối
ngoại, đồng thời củng cố quốc phịng thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa.

Trần Minh Triệu (2001), luận án tiến sĩ: Sự tác động của kinh tế thị
trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đối với sức mạnh quốc
phòng ở nước ta [173]. Một phần nội dung của luận án đã làm rõ những tác
động của kinh tế thị trường định hướng XHCN đối với sức mạnh quốc phòng
và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy các tác động tích cực và hạn chế
các tác động tiêu cực đối với sức mạnh quốc phòng của kinh tế thị trường.
Nguyễn Đức Độ (2002), luận án tiến sĩ: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
và vai trò của nó đối với củng cố quốc phịng ở nước ta hiện nay [86]. Tác giả
phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đối
với củng cố quốc phòng; nghiên cứu đánh giá thực trạng, những giải pháp để
đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và phát huy vai trị của nó đối với
củng cố quốc phịng trong thời gian tới ở nước ta.
Học viện Chính trị (2007), Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN [93]. Các bài viết trong cuốn sách
góp phần phân tích, làm rõ yêu cầu khách quan kết hợp KTVQP; phân tích
những tác động, cả tích cực lẫn tiêu cực đối với quốc phòng khi Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới; đề xuất các giải pháp có giá trị trước mắt


17
cũng như lâu dài nhằm gắn kết phát triển kinh tế với củng cố và tăng cường
quốc phòng - an ninh.
Nguyễn Tế Nhị (2007), Cẩm nang cơng tác quốc phịng - an ninh dành
cho cán bộ lãnh đạo các cấp [107]. Cuốn sách chọn lọc và giới thiệu những
bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học
nghiên cứu về quốc phòng - an ninh ở các ngành, cơ quan, đơn vị.
Bùi Ngọc Quỵnh (2007), với cuốn sách: Hội nhập kinh tế Việt Nam ASEAN và sự tác đợng đến quốc phịng - an ninh ở nước ta [111]. Nội dung
trong cuốn sách đề cập đến sự tác động của quá trình hội nhập ASEAN đến
phát triển kinh tế để củng cố và tăng cường quốc phòng; nội dung kết hợp
KTVQP trong các hoạt động hội nhập kinh tế Việt Nam - ASEAN... Tác giả

cuốn sách cho thấy: Kết hợp KTVQP là quá trình vừa phát huy những tác
động tích cực, tranh thủ và nắm bắt các thời cơ; vừa khắc phục và hạn chế
những tác động tiêu cực, thách thức của quá trình hội nhập kinh tế để khơng
ngừng củng cố và tăng cường quốc phịng.
Học viện Chính trị (2009), Phịng, chống “Diễn biến hịa bình” ở Việt
Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn [94]. Đây là cuốn sách tham khảo,
do tác giả Lê Minh Vụ làm chủ biên. Cuốn sách tập hợp các bài viết nghiên
cứu “diễn biến hịa bình” trên nhiều phương diện khác nhau. Đáng chú ý
trong cuốn sách là bài viết của tác giả Lại Ngọc Hải, với tiêu đề “Sự chống
phá của địch đối với sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta”. Bàn về “diễn biến hịa bình”, ngồi cuốn sách trên, không thể không
kể đến cuốn sách Mấy vấn đề góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hợi chủ nghĩa [118] của tác giả Hồng Minh Thảo.
Ban Chỉ đạo tổng kết, bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 của Bộ
Quốc phòng (2010), Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm thực


18
hiện Cương lĩnh năm 1991 của Bợ Quốc phịng (1991 - 2011) [2]. Cuốn sách
được biên soạn bởi các nhà khoa học trong quân đội, do tác giả Lê Minh Vụ làm
chủ biên, tổng kết những vấn đề liên quan đến kết hợp KTVQP (được trình bày
chủ yếu trong Phần thứ tư của cuốn sách).
Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự (2010), Một số vấn đề kết
hợp kinh tế với quốc phịng ở Việt Nam trong tình hình mới [177]. Cuốn sách
có giá trị tham khảo trong luận dẫn tính tất yếu kết hợp kinh tế với quốc
phòng; khi nghiên cứu nội dung, phương thức kết hợp KTVQP, khi xem xét
vai trò của LLVT tỉnh trong kết hợp KTVQP ở tỉnh Thái Bình.
Nguyễn Hữu Tập (2010), luận án tiến sĩ: Phát triển kinh tế nông thôn và
tác đợng của nó đến xây dựng thế trận quốc phịng toàn dân ở nước ta hiện
nay [115]. Tác giả luận án đề cập đến tác động của phát triển kinh tế nơng

thơn đối với xây dựng thế trận quốc phịng toàn dân ở Việt Nam hiện nay;
đồng thời, chỉ ra những giải pháp nhằm gắn kết phát triển kinh tế nơng thơn
với xây dựng nền quốc phịng tồn dân.
Đỗ Huy Hà (2011), với cuốn sách: Nâng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam gắn với tăng cường quốc phòng ở nước ta hiện nay [89].
Trong cuốn sách, tác giả cho thấy tác động hai mặt, tích cực và tiêu cực trong
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đối với quốc phòng. Tác
giả đề xuất các giải pháp, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam gắn với tăng cường quốc phòng ở nước ta hiện nay [89].
Phạm Văn Sơn (2011), với cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tác động đến củng cố quốc
phòng ở nước ta hiện nay [114]. Tác giả cuốn sách đã phân tích làm rõ tác động
của phát triển kinh tế tư nhân đến củng cố quốc phịng ở Việt Nam thời gian qua.
Phạm Đình Triệu (2012), luận án tiến sĩ: Kết hợp kinh tế với quốc phòng
trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên tuyến biên giới đất


19
liền của Bợ đợi biên phịng Việt Nam hiện nay [172]. Luận án đã trình bày cơ
sở khoa học, thực trạng, quan điểm và giải pháp kết hợp KTVQP trong bảo vệ
chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên tuyến biên giới đất liền của Bộ đội
Biên phòng Việt Nam trong thời gian tới.
Nguyễn Văn Hoan (2013), luận án tiến sĩ: Tác đợng của phân hóa giàu
nghèo đến tiềm lực chính trị - tinh thần nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam hiện
nay [92]. Trong luận án, tác giả Nguyễn Văn Hoan đã chỉ rõ hệ lụy sự tác động,
thực trạng, giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phân hóa giàu nghèo đến
tiềm lực chính trị - tinh thần nền quốc phịng tồn dân ở Việt Nam hiện nay.
Ngồi những cơng trình khoa học nêu trên, cịn một số cơng trình đáng
chú ý khác nghiên cứu những nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề kết hợp
KTVQP, như: “Kinh tế biển và vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng trên

biển” của Trần Trung Tín [122]; “Luận điểm của C. Mác và Lênin về mối
quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng - ý nghĩa thực tiễn hiện nay” của Trần
Đăng Bộ [60]; “Xây dựng khu kinh tế - quốc phòng, một giải pháp chiến lược
quan trọng” của Nguyễn Nhâm [106]…
2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến kết hợp kinh tế với quốc
phòng ở các địa phương và tỉnh Thái Bình
Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến kết hợp KTVQP ở
các địa phương, đáng chú ý có các cơng trình sau:
Nguyễn Văn Bảy (2001), luận án tiến sĩ: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp nơng thơn đồng bằng Bắc Bợ và tác đợng của nó đối với tăng
cường sức mạnh khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố thuộc khu vực này [52].
Trong kết quả nghiên cứu luận án, tác giả Nguyễn Văn Bảy phân tích, chỉ rõ
những tác động thuận và ngược chiều của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp nơng thơn đến việc tăng cường sức mạnh khu vực phòng thủ
tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ.


20
Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng (2002), đã phối hợp với Sở
Khoa học công nghệ và môi trường, Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hải
Phòng xuất bản cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học lực lượng vũ trang Hải Phịng
với các cơng trình trọng điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng giai đoạn 1976 1985 [54]. Các bài viết trong cuốn sách đã tập trung phân tích, làm tái hiện:
Sự lãnh đạo và những kinh nghiệm của Đảng bộ thành phố Hải phòng trong
xây dựng các cơng trình trọng điểm kết hợp KTVQP từ năm 1976 đến năm
1985. Một số bài viết trong cuốn kỷ yếu làm rõ sự đóng góp của LLVT thành
phố trong xây dựng cơng trình trọng điểm kết hợp KTVQP, hiệu quả về kinh
tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của các cơng trình đó trong thời gian qua và tầm
vóc phát triển cơng trình trong thời gian tiếp theo.
Nguyễn Đình Sơn (2007), luận án tiến sĩ: Phát triển kinh tế du lịch ở
vùng du lịch Bắc Bộ và tác đợng của nó tới quốc phịng - an ninh [113].

Trong nội dung luận án, tác giả Nguyễn Đình Sơn đã trình bày: Thực trạng
tác động của phát triển kinh tế du lịch Bắc Bộ tới quốc phòng - an ninh; kinh
nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế du lịch kết hợp với quốc phòng; phương
hướng, giải pháp phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ kết hợp với
tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh.
Nguyễn Văn Dung (2009), luận án tiến sĩ: Tác đợng của phát triển kinh
tế thủy sản ở Khánh Hịa đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn
hiện nay [67]. Tác giả Nguyễn Văn Dung đã làm rõ: Tác động của phát triển kinh
tế thủy sản đến xây dựng khu vực phòng thủ; kinh nghiệm của một số nước và
một số địa phương ở Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế thủy sản với củng cố
quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh; thực trạng và các giải pháp chủ
yếu nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực trong phát triển
kinh tế thủy sản đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Khánh Hòa.


21
Lê Nhị Hòa (2013), với cuốn sách: Kết hợp phát triển kinh tế với bảo
đảm quốc phòng ở Tây Nguyên giai đoạn 1996 - 2010 [91]. Tác giả cuốn sách
phân tích và chỉ rõ “kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - yêu
cầu khách quan trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam” [91,
tr.11]; tác giả Lê Nhị Hịa đã phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến việc kết
hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng ở Tây Nguyên. Tác giả trình
bày quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế với
bảo đảm quốc phòng ở Tây nguyên từ năm 1996 đến năm 2010. Trong cuốn
sách, tác giả Lê Nhị Hòa đã trình bày một số kinh nghiệm chủ yếu về quá
trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp phát triển kinh tế với bảo
đảm quốc phòng ở Tây Ngun (1996 - 2010).
Ngồi những cơng trình khoa học trên, cịn có một số cơng trình đáng
chú ý khác, như: “Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức
mạnh quốc phòng - an ninh ở địa bàn Quân khu 3” (của Ngô Xuân Lịch,

đăng trên Tạp chí Cợng sản, số 12 - 2006); “Long An phát triển kinh tế vùng
biên gắn với quốc phòng - an ninh” (của Dương Quốc Xn, đăng trên Tạp
chí Cợng sản, số 18 - 9/2006, tr.45 - 48); “Hướng Hóa gắn cơng tác quốc
phịng với phát triển kinh tế - xã hợi” (của Hồ Tấn Nhạc, đăng trên Tạp chí
Cợng sản, số 15 - 3/2008, tr.21 - 24); “Sơn La kết hợp phát triển kinh tế - xã
hội với tăng cường quốc phịng, an ninh và đối ngoại” (của Hồng Chí
Thức, đăng trên Tạp chí Quốc phịng tồn dân, số 7 - 2009, tr.38 - 41)…
Phần lớn các cơng trình khoa học nêu trên đề cập đến kết hợp KTVQP
ở các địa phương dưới góc độ khoa học kinh tế và kinh tế chính trị. Cơng
trình của tác giả Lê Nhị Hịa là một trong số ít các cơng trình khoa học tiếp
cận dưới góc độ khoa học lịch sử. Dù cách thức tiếp cận nghiên cứu và ở các
địa phương khác nhau, nhưng các cơng trình khoa học nêu trên có giá trị


22
tham khảo khi nghiên cứu và trình bày đề tài “Đảng bợ tỉnh Thái Bình lãnh
đạo kết hợp kinh tế với quốc phịng từ năm 1986 đến năm 2010”.
Những cơng trình khoa học nghiên cứu liên quan đến kết hợp KTVQP ở
tỉnh Thái Bình khơng nhiều. Đáng chú ý có các cơng trình sau:
Cuốn sách Địa lý Qn sự tỉnh Thái Bình (1990) của Bộ Chỉ huy Quân
sự tỉnh Thái Bình. Nội dung cuốn sách trình bày một số vấn đề về: điều kiện
tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng những năm cuối thập
niên 80 thế kỷ XX. Giá trị tham khảo chủ yếu của cuốn sách là những tác
động của điều kiện tự nhiên, xã hội đến sự lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc
phịng của Đảng bộ tỉnh Thái Bình.
Nguyễn Văn Ni (1998), cơng trình khoa học có mã số 29-KHCN: Sử
dụng lực lượng vũ trang địa phương tham gia giải quyết “điểm nóng”, góp
phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở [108]. Tác giả đã nghiên cứu, trình
bày: Cơ sở lý luận và thực tiễn, việc tổ chức, sử dụng và hoạt động của LLVT
địa phương tham gia giải quyết “điểm nóng”; một số giải pháp và kiến nghị.

Tác giả chỉ ra tác động tiêu cực khi để xảy ra “điểm nóng” ở nơng thơn đối
với quốc phịng, là “tạo môi trường thuận lợi cho các thế lực thù địch lợi dụng
chống phá, thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình” - bạo loạn lật đổ đối với
cách mạng nước ta”[108, tr.3]. Theo tác giả, để giải quyết các “điểm nóng”
phải giải quyết từ gốc rễ những vướng mắc về lợi ích kinh tế; việc sử dụng
lực lượng vũ trang địa phương tham gia giải quyết “điểm nóng” phải đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng và phải có nguyên tắc. Tác giả xác định, thúc đẩy kinh
tế địa phương phát triển là một trong những giải pháp hiệu quả để khơng xảy
ra điểm nóng, thực hiện kết hợp KTVQP.
Lại Đức Lưu (2003), đề tài khoa học cấp sở: Giải pháp nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của công tác hậu cần nhân dân địa phương trong
khu vực phòng thủ [102]. Tác giả đã phân tích làm rõ tác động của việc nâng


×