Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ HAIKU CỔ ĐIỂN NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.84 KB, 76 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.1. Văn học Nhật Bản là nền văn học lâu đời, có nhiều thành tựu rực rỡ,
từng được ghi nhận qua hai giải Noben văn học: một của Y.Kawabata năm 1969,
một của K.Oe năm 1994. Văn học Nhật Bản trở thành đối tượng hấp dẫn đối với
rất nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về văn học Nhật
Bản chưa nhiều nhất là những công trình nghiên cứu về thơ ca cổ Nhật Bản. Vì
vậy trong tương lai vẫn rất cần những công trình tìm hiểu về nền văn hoá, văn
học Nhật Bản.
I.2. Thơ haiku là một biểu hiện của tinh thần Nhật Bản. Giáo sư R.H.Blyth
trong cuốn Đời sống và tính cách Nhật Bản trong thơ xuyên liễu (Japanese Life
and Character in Senryu) (Hokuseido Tokyo, 1960) đã viết: “Nước Nhật sinh ra
cùng với Basho vào năm 1644. Ông chính là người sáng tạo ra linh hồn Nhật
Bản”. R.Blyth đã đánh giá cao vị trí của haiku cũng như vai trò của Basho trong
văn học Nhật Bản đến mức coi haiku là linh hồn của Nhật Bản và M.Basho là
người sáng tạo ra linh hồn Nhật Bản…
Haiku có nguồn gốc từ thể tanka (đoản ca). Tanka là thể thơ tiêu biểu nhất
của waka (hòa ca) – thơ ca của người Nhật. Tanka là thể thơ ngắn, mỗi bài có 31
âm tiết, chia làm 5 dòng 5 – 7 – 5 – 7 – 7. Thể thơ này chiếm ưu thế trong Vạn
diệp tập – một thi tuyển đồ sộ của văn học Nhật Bản.
Từ thế kỉ thứ XIV – XV, khi tanka bắt đầu có dấu hiệu đi xuống, trên thi
đàn văn học Nhật Bản xuất hiện thể renga (liên ca). Thực chất đây là trò chơi nối
thơ của các nhà thơ tanka. Mỗi bài renga cũng có nhịp phách 5 – 7 – 5 – 7 – 7
nhưng chia thành hai phần rõ rệt, ba câu đầu là kami no ku (thượng cú) gồm 17
âm tiết theo nhịp phách 5 – 7 – 5 và hai câu sau là shimmo no ku (hạ cú) gồm 14
âm tiết theo nhịp phách 7 – 7. Những câu thơ này đan xen với nhau để tạo thành
những chuỗi dài gồm 36, 100 có khi nhiều hơn nữa. Trong bài renga liên hoàn,
1
khổ đầu được gọi là hokku (phát cú) và quy chiếu theo mùa trong năm. Chúng có
thể do một nhóm thi sĩ hoặc một thi sĩ sáng tác với tư cách nhóm.


Sang thế kỉ XVI, khi sáng tác các thi sĩ với tư cách cả nhóm sẽ soạn theo
những niêm luật đã vạch ra hết sức rõ ràng. Phần đầu hokku gồm 17 âm tiết có
tính độc lập hơn trong bài renga sau này có tên gọi là haiku. Renga không chỉ là
thú vui của giai cấp quý tộc mà trở nên phổ biến và bình dân hơn, nhiều bài
renga được làm với mục đích hài hước, châm chọc nên còn được gọi là haikai.
Bước sang thế kỉ XVII, thể thơ 17 âm tiết này phát triển độc lập và đạt được
đỉnh cao vào thời Edo (1603 – 1867) gắn liền với tên tuổi lừng lẫy của nhà thơ
Matsuo Basho (1644 – 1694). Vào thời kì này, tính chất hóm hỉnh, trào lộng của
thể thơ được thay thế bằng sắc thái tĩnh mịch, cô đọng, sâu thẳm của Thiền tông.
Đến năm 1890, nhà thơ Masaoka Shiki (1867 – 1902) đặt tên cho thể thơ
17 âm tiết là haiku. Đây là sự kết hợp của hai tên gọi haikai và hokku. Có thể
nói, nếu như “chính nhờ thiên tài Basho mà haiku đã trở thành một thể thơ độc
đáo, có ảnh hưởng đến nhiều nhà thơ thế giới” [38,105] thì M. Shiki “là nhà tiên
phong trong công cuộc cách tân thơ haiku thời kì cận đại [30].
Hàm chứa tính triết học và nhân văn rất sâu sắc chính vì thế thơ haiku có
sức hấp dẫn rất mạnh đối với người sáng tác và người thưởng thức. Tuy nhiên
thơ haiku Nhật Bản là một thể thơ khó bởi cấu trúc ngôn ngữ đa nghĩa, mơ hồ, vì
vậy việc hiểu một bài haiku là công việc không hề đơn giản. Khoá luận này
mong muốn đóng góp vào việc tìm hiểu đặc trưng thi pháp của thơ haiku cổ điển
để từ đó góp phần vào một công việc gian nan là tìm ra chìa khoá, mở ra cánh
cổng bước vào thế giới haiku. Bởi vì những yếu tố nghệ thuật độc đáo của haiku
góp phần biểu đạt chiều sâu nội dung tư tưởng của bài thơ. Và hiểu haiku cũng là
bước đầu hiểu được linh hồn Nhật Bản.
I.3. Trong lần cải cách sách giáo khoa Ngữ Văn gần đây, thơ haiku đã
được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông. Trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 10
(tập một) bộ đại trà gồm 8 bài haiku của Basho, bộ nâng cao gồm 3 bài haiku của
2
Basho và 3 bài haiku của Buson. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận
thấy, việc dạy và học thơ haiku vô cùng khó khăn đối với cả giáo viên và học
sinh do thời lượng dành cho thơ haiku còn quá ít: sách nâng cao 2 tiết, sách cơ

bản 1 tiết (đọc thêm), bên cạnh đó, thơ haiku hàm súc, khó hiểu, tài liệu về thơ
haiku hiếm. Trong Sách giáo viên Ngữ Văn 10 bộ đại trà, các nhà soạn sách
cũng đã khẳng định: “Thơ haiku là một thể thơ lạ đối với học sinh, không chỉ lạ
về thể loại mà còn lạ về thi pháp”.
Mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công việc dạy và học thơ
haiku ở phổ thông, chúng tôi đã chọn đề tài Một số đặc điểm nghệ thuật thơ
haiku cổ điển Nhật Bản.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Hiện nay, nền văn học Nhật Bản nói chung và thơ haiku nói riêng được
khá nhiều người quan tâm. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều công trình
nghiên cứu về văn học Nhật Bản. “Nhìn trong tổng thể và đặt trong tương quan
chung với các nền văn học được dịch và giới thiệu ở Việt Nam thì việc dịch và
giới thiệu văn học Nhật Bản còn quá ít ỏi” [18, 261]. Thơ haiku cũng không phải
ngoại lệ. Các nhà nghiên cứu đã nỗ lực không ngừng để đưa haiku đến gần với
chúng ta hơn.
Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu thơ haiku, chúng tôi chia các
tài liệu các tài liệu nghiên cứu về nó làm ba loại:
Thứ nhất là các loại sách, giáo trình, chuyên luận, chuyên khảo.
Lịch sử nghiên cứu về thơ haiku ở Việt Nam đang dừng lại ở một mức độ
khiêm tốn với lượng sách ít ỏi và một số gương mặt các nhà nghiên cứu, dịch giả
tiêu biểu: Phan Nhật Chiêu, Lê Thiện Dũng, Đoàn Lê Giang, Lưu Đức Trung,
Vĩnh Sính… Các công trình nghiên cứu của họ đã cung cấp cho người đọc một
cái nhìn tương đối toàn diện về thơ haiku trên cả hai mặt nội dung và nghệ thuật.
Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu là người có nhiều công trình nghiên cứu về
thơ haiku nhất. Bên cạnh các bài viết đăng trên các tạp chí trong nước, ông đã
3
xuất bản nhiều cuốn sách viết về thơ haiku như: Basho và thơ haiku (1994), Thơ
ca Nhật Bản (1998), Ba nghìn thế giới thơm (2007)… Trong các cuốn sách đó,
ông đã chỉ rõ những đặc trưng nghệ thuật của thơ haku về hình thức, đề tài, cảm
thức thẩm mĩ. Trong cuốn Văn học Nhật Bản – Từ khởi thủy đến 1868 (2003)

ông đã chỉ rõ: “Về hình thức, một bài haiku thường có 17 âm tiết (5 – 7 – 5) Sự
cô đọng là đặc điểm nổi bật ” [8, 270 – 271] từ đó ông khẳng định “haiku là thể
thơ ngắn nhất thế giới là thơ ca của kinh nghiệm thường ngày, của cảm thức
thẩm mĩ, của trực giác tâm linh” [8, 271 – 272]. Trong cuốn Nhật Bản trong
chiếc gương soi (1995) tác giả đã phản ánh khá đầy đủ và sâu sắc những khía
cạnh về văn hóa, văn học Nhật Bản. Qua những tấm gương phản chiếu đó, chúng
tôi biết được: thơ haiku không cốt nói nhiều. Nó im lặng hơn là nói. Nó trống
chứ không đầy. Có thể nói, những kết luận của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu sẽ là
cơ sở tư liệu giúp ích chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Trong cuốn Đại cương văn hóa phương Đông, các tác giả sau khi nghiên
cứu đã khảng định haiku là “thể thơ độc lập mang phong vị Thiền” [39, 291].
Chính phong vị Thiền đã tạo nên kết cấu hư không trong thơ.
Giáo sư Lưu Đức Trung trong cuốn Giáo trình văn học châu Á (Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1997) đã khái quát những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của
thơ haiku một cách ngắn gọn: “Thơ haiku là loại thơ ngắn có ba câu gồm 17 âm
tiết. Nội dung cô đọng, súc tích, gây ấn tượng. Đề tài chủ yếu miêu tả bốn mùa
của thiên nhiên gọi là kidai (quý đề), thường dùng những từ ngữ chỉ về mùa gọi
là kigo (quý ngữ) [43,140].
Trong chuyên luận Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam
thế kỉ XI – thế kỉ XIV, Đoàn Thị Thu Vân đã so sánh nghệ thuật thơ Thiền Lí
Trần và thơ Thiền Nhật Bản và bước đầu rút ra kết luận: “Thơ Thiền Lí Trần
thông qua tâm của người đạt đạo để đi đến cái chân như. Còn thơ haiku đi thẳng
đến cái tâm của vạn vật vũ trụ tức chân không, không thông qua cầu nối chủ
4
quan của con người” [trang 168]. So sánh này là gợi ý bước đầu giúp chúng tôi
có ý niệm rõ hơn về chất Thiền trong thơ haiku.
Để khảng định vị trí quan trọng của thơ haiku trong nền văn học Nhật
Bản, Hữu Ngọc trong cuốn Dạo chơi vườn văn học Nhật Bản (Nxb Thế giới,
1999) cũng đã khảng định: “Nói đến Nhật Bản là phải nói thơ haiku… một thể
thơ trữ tình vừa tuyệt mĩ vừa cao siêu. Haiku đã trở thành tập quán văn hóa Nhật,

người Nhật có học nào cũng làm thơ haiku”. Có lẽ, tính trữ tình, tuyệt mĩ, cao
siêu trong thơ haiku được thể hiện ở nội dung, ở dấu ấn Thiền tông, tư tưởng
thẩm mĩ, ở nghệ thuật biểu hiện.
Có thể nói, các cuốn sách, giáo trình, chuyên luận, chuyên khảo về thơ
haiku tuy chưa nhiều nhưng đã chỉ rõ và khái quát được các đặc điểm cơ bản về
đặc trưng nội dung và nghệ thuật của thơ haiku. Đây là nguồn tài liệu quý báu
giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Thứ hai là các bài báo đăng trên các tạp chí trong nước.
Thơ haiku được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh và được đăng tải nhiều
trên các tạp chí trong và ngoài nước. Ở trong nước, các bài nghiên cứu trên các
tạp chí đã đi vào giới thiệu khái lược về thơ haiku, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu
đặc biệt đi vào so sánh giữa thơ haiku và các thể thơ khác: : Basho – Nguyễn
Trãi – Nguyễn Du những hồn thơ đồng điệu (Đoàn Lê Giang, Tạp chí Văn học,
2003), Basho (1644 – 1694) và Huyền Quang (1254 – 1334) sự gặp gỡ với mùa
thu hay sự tương hợp về cảm thức thẩm mĩ (Lê Từ Hiển, Tạp chí Nghiên cứu
Văn học số 7, 2005), Phác thảo những nét tương đồng và dị biệt của ba thể thơ:
tuyệt cú, haiku và lục bát (Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn Văn học so sánh,
nghiên cứu và triển vọng, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005), So sánh chất
Thiền trong thơ haiku Nhật Bản và thơ mang màu sắc Thiền Tông ở Việt Nam
(Nguyễn Thị Thanh Chung, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư Phạm Hà Nội, số 2,
2005), Sự biểu hiện của cái “tĩnh” và “động” trong thơ Trần Nhân Tông và thơ
haiku của M.Basho (Hà Văn Lưỡng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1,
5
2006), Haiku – Lục bát một vài ghi nhận (Nguyễn Thị Thanh Xuân, Tạp chí Văn
học 2012), Đặc điểm thơ haiku Nhật Bản (Nguyễn Thị Mai Liên, Nghiên cứu
Đông Bắc Á, 10, 2010), Một số phương diện thi pháp thơ haiku cổ điển Nhật
Bản (Nguyễn Thị Mai Liên, Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội, 5, 2014)
Nhìn chung các bài báo trên thông qua so sánh đều nhằm làm rõ những
đặc trưng nghệ thuật của thơ haiku như: tính ngắn gọn, kiệm lời, kết cấu tạo
khoảng trống…

Tạp chí Văn học số 10, 1999 có bài Cấu trúc nghệ thuật thơ haiku của
Nguyễn Tuấn Khanh đã trình bày khái quát về nguồn gốc, đặc điểm thể loại, tác
giả đã nhận xét về cấu trúc của thơ haiku: “Vì haiku ngắn hơn tất cả các thể thơ
khác nên nó phải tập trung tất cả các năng lực của mình vào việc gợi cảm có khi
còn hơn các loại thơ khác rất nhiều. Chỉ những đường viền quanh hay những
phần quan trọng mới được vẽ ra, phần còn lại người đọc tự làm lấy. Haiku rất
giống loại tranh thủy mặc mà người Nhật ưa chuộng” [17,62].
Hà Văn Lưỡng trong bài nghiên cứu Đặc điểm thơ haiku Nhật Bản đăng
trên Tạp chí Sông Hương số 150, tháng 8, 2001 đã khái quát về quá trình hình
thành và phát triển, đặc điểm nội dung, nghệ thuật của thể thơ. Về đặc điểm nghệ
thuật, tác giả đã nhận xét: “Thơ haiku có một cấu trúc nghệ thuật đặc sắc… sử
dụng tương phản, đối lập là đặc trưng nghệ thuật của thơ haiku… Giới thiệu đề
tài để tạo ra sự liên tưởng đối với người đọc cũng là một nghệ thuật của
thơ haiku. Các bài thơ haiku thường chỉ là những nét chấm phá, gợi mở để độc
giả vận dụng trí tưởng tượng nhằm liên tưởng đến các sự vật và hiện tượng
khác” [26].
Trong hai bài viết Đặc điểm thơ haiku Nhật Bản (Nguyễn Thị Mai Liên,
Nghiên cứu Đông Bắc Á, 10, 2010), Một số phương diện thi pháp thơ haiku cổ
điển Nhật Bản (Nguyễn Thị Mai Liên, Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội, số 5,
2014), tác giả đã chỉ ra một số phương diện nội dung và nghệ thuật thơ haiku cổ
điển Nhật Bản. Về nội dung, thơ haiku cổ điển chứa đựng những Thiền ý sâu xa
6
như thuyết tương giao hoà hợp, bình đẳng, vô ngã – vô thường Về nghệ thuật,
tác giả chỉ ra kết cấu hư không, thời gian khoảnh khắc thực tại, luật thơ, không
gian thiên về vi mô, chín thủ pháp nghệ thuật là liệt kê, so sánh, ẩn dụ (ẩn dụ
nhân hoá, ẩn dụ vật hoá, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác), hoán dụ, đối lập, điệp, chơi
chữ, cường điệu.
Có thể nói, các bài viết đăng trên các tạp chí dù ngắn gọn, khái quát nhưng
đều là nguồn tư liệu cần thiết và là gợi ý quan trọng cho chúng tôi thực hiện đề
tài này.

Thứ ba là các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp.
Hiện nay thơ haiku đang được giảng dạy, nghiên cứu tại các trường Cao
đẳng, Đại học, tuy nhiên chưa có nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh lựa chọn thơ
haiku làm đề tài nghiên cứu. Chúng tôi tìm thấy trong Thư viện Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội hai Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục chuyên ngành Lí luận
và Phương pháp dạy học của Nguyễn Thị Mai Anh với đề tài Định hướng dạy
học thơ Haiku ở lớp 10 THPT từ góc nhìn văn hóa và Luận văn Dạy học thơ Hai
– cư Nhật Bản ở lớp 10 trong quan hệ so sánh với thơ Thiền Việt Nam của Trịnh
Thị Tâm. Hai tác giả đã đưa ra hướng tiếp cận thơ haiku cho học sinh – một đối
tượng tiếp nhận khá đặc biệt theo hai hướng: từ góc nhìn văn hóa và trong quan
hệ với thơ Thiền Việt Nam. Các tác giả đều khẳng định: “Thơ haiku là một thể
thơ độc đáo của Nhật Bản, thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa
phương Đông. Không thể hiểu thơ haiku nếu không có kiến thức gì về Phật giáo”
[1, 110]. Đặc biệt, tác giả Trịnh Thị Tâm đã đi vào so sánh trên các nét tương
đồng và dị biệt của thơ haiku với thơ Thiền Việt Nam trên các mặt: hình thức, đề
tài, hình ảnh, cảm xúc, tư tưởng, ngôn ngữ.
Luận văn của Bùi Thị Mai Anh có đề tài Chất sabi trong Lối lên miền
Oku, luận văn của Trần Thị Oanh với đề tài Một số cảm thức thẩm mĩ trong thơ
haiku Nhật Bản đề cập đến những lí tưởng thẩm mĩ cơ bản của người Nhật thể
hiện trong thơ như sabi, wabi, aware
7
Luận án của Nguyễn Thị Quỳnh Như với đề tài Thơ Haiku Nhật Bản: Lịch
sử phát triển và đặc điểm thể loại được bảo vệ tại Đại học Khoa học xã hội &
Nhân văn – ĐHQG TPHCM vào ngày 14/6/2013 đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm
hiểu những giá trị lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của thơ haiku qua
các thời kì, làm rõ những đặc trưng về nội dung, nghệ thuật của thơ haiku nhằm
đưa ra bức tranh đầy đủ, muôn mặt của thể loại này đến với người đọc.
Nhìn chung thơ haiku trong các công trình nghiên cứu, trong một số sách
báo, tạp chí chỉ được xem xét ở mức khái quát, chưa có chuyên luận nào đi sâu
cụ thể vào phương diện nghệ thuật của thể thơ độc đáo này. Các công trình

nghiên cứu trên sẽ là nguồn tư liệu quý báu giúp chúng tôi trong quá trình thực
hiện đề tài với mong muốn góp phần nào vào công việc lấp đầy khoảng trống
nghiên cứu thơ haiku nói riêng và văn học Nhật Bản nói chung tại Việt Nam.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua đề tài này, khóa luận hướng tới mục đích sau:
• Tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật như: kết cấu hư không, không
gian – thời gian nghệ thuật, biện pháp tu từ, luật thơ haiku để thấy rõ vai trò của
nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng.
• Từ việc xác định đặc trưng nội dung và nghệ thuật thơ haiku, chúng tôi
đưa ra những cơ hội và thách thức trong việc dịch và sáng tác thơ haiku ở các nước.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
IV.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm về nghệ
thuật của thơ haiku: kết cấu, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, biện
pháp tu từ, luật thơ.
IV.2. Phạm vi nghiên cứu
• Để tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật thơ haiku, chúng tôi chủ yếu khảo sát
các bài thơ haiku của các tác giả như: Basho, Issa, Buson, Shiki, Chiyko…
8
• Nguồn tư liệu của đề tài là các sách, các công trình nghiên cứu về văn học
Nhật Bản, thơ haiku bằng tiếng Việt có xuất xứ rõ ràng và được công bố chính thức,
các bài thơ được sử dụng là các bản dịch của các dịch giả như Nhật Chiêu, Đoàn Lê
Giang, Thanh Châu, Lê Thị Bình, Quỳnh Như, Nam Trân, Mai Liên…
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Khóa luận sử dụng hướng tiếp cận thi pháp học, so sánh, phương pháp
liên ngành, phân tích, tổng hợp
• Một số thao tác nghiên cứu khác cũng được sử dụng xuyên suốt trong
khóa luận như khảo sát, thống kê
VI. CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, khóa luận

được triển khai thành 3 chương:
• Chương 1: Kết cấu hư không
• Chương 2: Không gian - thời gian nghệ thuật
• Chương 3: Luật thơ và biện pháp tu từ



9
CHƯƠNG 1
KẾT CẤU HƯ KHÔNG
I. HƯ KHÔNG TRONG THIỀN VÀ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
I.1. Hư không trong Thiền
Nhật Bản là xứ sở của đạo Phật. Trong nhiều tông phái của Phật giáo,
Thiền tông có ý nghĩa to lớn trong văn hóa Nhật Bản. “Thiền đến Nhật Bản từ
thế kỉ thứ 12 và trong suốt tám trăm năm lịch sử nó đã ảnh hưởng tới đời sống
Nhật Bản trong nhiều phương diện” [44, 365]. “Thiền đem đến cho con người
triết lí sâu sắc và sáng suốt. Thiền chính là chốn tâm vốn “tĩnh lặng, sáng suốt”
tuyệt đối của mỗi người”, “tu Thiền chính là làm cho “tính chân” sẵn có nơi tâm
linh của mỗi người bộc lộ ra, có như vậy mới tận dụng được sự tĩnh lặng tột cùng
và phát huy được công năng sáng suốt, rõ ràng bất tận của tính chân” [3, 211].
Từ Thiền – nói đầy đủ là Thiền na hay Thiền định – xuất phát từ chữ Zen
trong tiếng Nhật. Chữ Zen có nguồn gốc từ chữ Ch’an trong tiếng Trung. Chữ
Ch’an lai bắt nguồn từ Dhyana trong tiếng Saskrit, Ấn Độ. Dhyana nghĩa là tịch
lự, trầm tư chiêm nghiệm về một vấn đề cho đến khi thức ngộ thấu đáo, triệt để.
Thiền “là thể tĩnh vốn tĩnh lặng tràn đầy sáng suốt của chân tâm, nói gần
hơn Zen (Thiền) chính là sự vận hành của tâm tỉnh giác” [3, 211]. Thiền luôn đòi
hỏi sự tĩnh tâm, đề cao trạng thái tĩnh và hư. “Hư” là trống không nhưng không
phải là trống rỗng tuyệt đối không có gì cả mà “hư” để tâm trở nên không tạp
niệm, không thiên kiến. Bản chất của Thiền đã xác định “hãy là chính mình khi
đó anh sẽ mênh mông như không gian, tự do như chim trên trời, cá dưới nước,

tinh thần sẽ trong sạch như gương” [21, 60]. Trạng thái này thể hiện sự tự do
tuyệt đối của tinh thần.
“Hư không” là thuật ngữ của Thiền tông “chỉ cảnh giới tịch lặng trong tâm
hành giả lúc nhập định, một cái tâm trong sáng, không tạp niệm, do đó có khả
năng tri kiến sáng suốt” [21, 68]. Đó không phải là trạng thái trống rỗng, vô tri
10
vô giác mà đó là lúc cái tâm trở về bản tính nguyên thuỷ trong suốt, chưa khởi ý
tham, sân, si. Khi tâm trong sạch, nguyên vẹn, trong sáng vô ngần, con người có
thể nhìn thấu, nghe thấu được bản chất của vạn vật:
Thân thị bồ đề thụ
Tâm như minh cảnh đài
(Thân là cây bồ đề
Tâm như đài gương sáng)
(Thần Tú)
Hư không chính là khoảng trống trong tâm hồn nhưng khoảng trống đó có
khả năng tri diện, tri kiến sáng suốt như tấm gương thu nhận, phản chiếu vạn vật
trong vũ trụ.
Hư không không phải là sự hư vô trống rỗng cũng không phải là chân
không được đo bằng đơn vị dài, rộng cao sâu mà chỉ có thể nhìn và cảm nhận
bằng mắt của tâm hồn.
I.2. Hư không trong các loại hình nghệ thuật
Khái niệm hư không của Phật giáo Thiền tông đã thâm nhập vào nhiều
loại hình nghệ thuật của Nhật Bản như vườn cảnh, thư pháp, tranh mặc hội
sumie, thơ haiku…
Vườn cảnh là một thành tố quan trọng trong đời sống Phật giáo Nhật Bản.
Những khu vườn thấm đẫm triết lí Phật giáo được làm bằng cát, đá hơn bằng đất
và hoa. Đó là các “khu vườn Thiền” thu nhỏ với một số phiến đá xếp trên một
mặt phẳng nhỏ hình chữ nhật. Các phiến đá, ao hồ, cây cối được sắp đặt một
cách hài hòa theo quy luật tự nhiên khiến cho không gian khu vườn tĩnh lặng,
thanh bình. “Những lớp sỏi trắng đẹp đẽ kia tượng trưng cho mặt biển, còn

những viễn đá lớn tượng trưng cho những hòn đảo nổi lên trên mặt biển. Những
đường lăn tăn, gợn sóng gợi lên hình ảnh những con sống ngoài khơi. Thế nhưng
sóng và biển ở đây chỉ lặng yên mà không hề chuyển động, điều này đem lại cho
chúng ta cảm giác giữa hữu và vô” [37]. Đó là sự hài hòa, tịch mịch, trống vắng.
11
Bước vào vườn cảnh, tâm hồn con người ta trở nên thanh sạch và sáng trong, đó
là lúc con người trút bỏ được bụi đời, những bộn bề của cuộc sống để thư giãn,
cân bằng lại trạng thái tinh thần. Khi đó, tâm và cảnh sẽ hòa làm một, không gian
và thời gian như đứng yên để con người chiêm nghiệm, để nhận ra những vẻ đẹp
tự nhiên, bình dị và sống động trong hiện tại.
Thư pháp được xem là môn nghệ thuật cao cấp, mang tính đặc thù, có
ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của người dân Nhật Bản. Chỉ với cây
bút lông và thỏi mực, người Nhật đã đẩy môn nghệ thuật đậm nét phương Đông
này lên một bậc cao hơn với tên gọi môn Hitsuzendo tức Thư pháp Thiền. “Hitsu
là nét bút hấp thụ và phỏng chiếu cảnh giới tâm của hành giả, Zen là sự vận hành
của tâm một cách toàn triệt trong thời gian và hoàn cảnh hiện tại, thoát khỏi tâm
lượng hẹp hòi và Do là sự vận hành tương tục của Đạo” [15, 104]. Viết thư pháp
cũng là cách để các hành giả tu Thiền. Triết lí hư không của Phật giáo Thiền
tông thể hiện khi các hành giả hạ tâm vào công phu tu thập họ gạt phăng khỏi
tâm thức những thấy – biết (tư kiến), đạt được trạng thái giác ngộ cao, những
giây phút thể nghiệm hoặc chiêm ngưỡng trang trọng và ý vị. Thư pháp Thiền
dùng một vòng tròn, dạng đơn giản nhất trong tất cả các hình ảnh, để biểu lộ sự
đa dạng của đạo Phật – trống không nhưng tròn đầy, vô tận, rõ ràng và trọn vẹn.
Người nghệ sĩ thể hiện mỗi nét bút như thể đang đối diện với giây phút cuối
cùng của cuộc đời mình (hữu và vô nhất thể thành một), tâm hồn của mình được
khắc họa trên trang giấy. Quá trình thể hiện và thưởng thức các bức thư pháp
Thiền “giúp con người “quán chiếu u uẩn” của chính mình hay còn được gọi là
“quán chiếu bát nhã” (trí tuệ đạt được thông qua chiêm nghiệm)” [3, 214].
Tranh mặc hội (sumie): cũng giống như tranh thủy mặc Trung Quốc,
tranh mặc hội sumie chỉ dùng bút lông thấm mực nho quệt, phẩy… lên giấy

trắng, lụa trắng chỗ đậm, chỗ nhạt, chỗ trống trơn (không bạch) để khắc họa hình
tượng. Tư tưởng Thiền tông ảnh hưởng tới mọi mặt trong đời sống tinh thần của
người Nhật Bản, tranh mặc hội Sumie cũng không là ngoại lệ. Triết lí hư không
12
của Thiền tông trong tranh mặc hội Sumie thể hiện trong việc người nghệ sĩ khi vẽ
tranh phải tu tâm, giữ tâm tĩnh lự, trạng thái tinh thần cân bằng, không xao động
để nắm bắt thần thái của tạo vật, làm sao để đưa vào tranh cái hồn của sự vật đó.
Điều đặc biệt của bức tranh không phải những mảng đặc mà là những khoảng dư
bạch trong tranh. Những khoảng dư bạch đó chính là những khoảng trống ám gợi
trí tưởng tưởng của người thưởng lãm. Chỉ bằng vài nét bút giản đơn với hai màu
đen, trắng nhưng nhìn vào đó người ta có thể cảm nhận được sự đối lập Âm,
Dương, sự dung hòa giữa ánh sáng và bóng tối, sự hòa điệu giữa động và tĩnh, hữu
và vô… Lúc đậm lúc nhạt, lúc nhanh lúc chậm, từng nét bút lướt trên trang giấy
ẩn chứa bao điều về sức sống thiên nhiên và lẽ sống nhân sinh.
Bên cạnh các loại hình nghệ thuật như vườn cảnh, thư pháp Thiền, tranh
mặc hội, triết lí hư không của Phật giáo Thiền tông còn ảnh hưởng đến các loại
hình nghệ thuật nổi tiếng khác của Nhật Bản như trà đạo, hoa đạo, kịch No. Có
thể nói, triết lí hư không trong các loại hình nghệ thuật thể hiện ở sự vắng lặng,
tĩnh mịch, ở khoảng trống lấp đầy của người thưởng thức. Hư không trong các
loại hình nghệ thuật cần sự phối hợp giữa người nghệ sĩ và người tiếp nhận. Mỗi
người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật phải giữa cho tâm mình trong sáng,
thanh sạch mới có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật giá trị. Trong mỗi tác
phẩm của mình, người nghệ sĩ chỉ gợi chứ không tả. Những gì họ tạo ra mới chỉ
một phần, phần còn lại để hoàn thiện tác phẩm thuộc về người thưởng thức. Như
cách nói của nhà thơ Chế Lan Viên:
Bài thơ anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa để mùa thu làm lấy
(Một nửa)
Người thưởng thức khi thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật cũng phải ở
trong trạng thái tinh thần cân bằng, trong sạch, không tạp niệm, phải dùng tâm

của mình để xem xét, đánh giá như thế mới đạt được khoảnh khắc đốn ngộ.
13
II. KẾT CẤU HƯ KHÔNG TRONG THƠ HAIKU
II.1. Giới thuyết khái niệm kết cấu hư không
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và
sinh động của tác phẩm” [13, 156]. “Kết cấu là phương tiện cơ bản để khái quát
nghệ thuật”, “nếu như những yếu tố kĩ thuật, thủ pháp là có giới hạn thì kết cấu
là vô hạn, vì mỗi tác phẩm là một “sinh mệnh”, một “cơ thể sống” nên kết cấu
tác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của
tác phẩm” [13, 157].
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đã khẳng định, kết cấu
là “sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật; tức là sự cấu tạo tác
phẩm, tùy theo nội dung và thể tài. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và
phối thuộc chúng với tư tưởng. Các quy luật của kết cấu – là kết quả của nhận
thức thẩm mĩ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại” [2, 169].
Những định nghĩa trên đây đều là những tiền đề cơ sở để chúng tôi bước
đầu tìm hiểu về kết cấu hư không – đặc trưng thi pháp của thơ haiku. Như vậy,
kết cấu là nền tảng, là cơ sở cho việc thể hiện tư tưởng, nội dung của tác phẩm,
là công cụ vô hình để tác giả thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.
Trong nhiều tài liệu, các tác giả vẫn thường sử dụng thuật ngữ kết cấu
chân không để chỉ đặc trưng thi pháp của thơ haiku nhưng chúng tôi sử dụng
thuật ngữ kết cấu hư không cho bài viết của mình. Bởi “chân không” là thuật ngữ
vật lí dùng để chỉ khoảng trống rỗng tuyệt đối, còn hư không là thuật ngữ của
Thiền tông” [21, 67], thể hiện triết lí hư không của đạo Phật. Thơ haiku thấm
đẫm tinh thần Thiền tông, do đó, triết lí hư không của đạo Phật đã thấm nhuần
vào từng câu, chữ, hình ảnh trong thơ haiku, tạo nên đặc trưng thi pháp của thơ
haiku – kết cấu hư không.
Như đã nói ở trên, hư không là khoảng trống, là sự tĩnh lặng, u tịch. Khi ta
bắt gặp một bức tranh Nhật Bản được vẽ theo kiểu trọng tâm dồn về một góc
phần còn lại là khoảng trống mênh mông, khi bước vào vườn cảnh ta cảm nhận

14
được sự lặng im u tịch và sự yên bình, thanh thản. Khi chiêm ngưỡng một bức
thư pháp, tâm hồn ta trở nên tròn đầy trước những khoảng lặng, dư vị của từng
nét bút. Khi đắm chìm vào mỗi vần thơ haiku, để lại ấn tượng cho ta không phải
là câu chữ hình ảnh mà chính là những khoảng trống, khoảng trắng giữa những
ngôn từ, hình ảnh. Mỗi dư vị là những trăn trở để con người giải đáp, mỗi sự
lặng im, u tịch là lúc để con người tự suy nghĩ, cảm nhận, mỗi khoảng trống,
khoảng trắng để người đọc tưởng tưởng, lấp đầy bằng trải nghiệm của mình.
Như vậy, kết cấu hư không chính là những khoảng trống trong việc miêu
tả thiên nhiên, cuộc sống, con người trong hội họa, trong thơ haiku… nhằm ám
gợi trí liên tưởng, tưởng tượng của người đọc, nhằm giúp người đọc thấu hiểu,
cắt nghĩa, lí giải về vạn vật trong vũ trụ theo cách hiểu của riêng mình. Kết cấu
hư không không phải là sự thể hiện của nghệ thuật mà là sự lí giải nghệ thuật của
con người. Con người phải tự chiêm nghiệm, phải tự mình khám phá “cái bề sâu,
cái bề xa” (Chế Lan Viên) để rút ra những triết lí sâu xa.
Tóm lại, kết cấu hư không là nghệ thuật để trống trong thơ, gợi lên nhiều
lớp nghĩa thông qua các từ ngữ, hình ảnh để từ đó khơi gợi liên tưởng, đồng sáng
tạo của người đọc.
Qua tìm hiểu có thể thấy kết cấu hư không trong mỗi loại hình nghệ thuật
có những biểu hiện khác nhau nhưng đều có dấu hiệu chung như sau:
• Sự ngắn gọn, cô đọng, súc tích.
• Khơi gợi trí liên tưởng, sự tự cảm nghiệm của người thưởng thức.
• Thể hiện nội dung tư tưởng triết lí, gắn với quan niệm của tác giả.
Kết cấu hư không không chỉ thể hiện ở trong các loại hình nghệ thuật mà
ngay ở trong văn học, kết cấu hư không có mặt từ rất sớm trong tập thơ đầu tiên
và cũng là kiệt tác bất hủ của Nhật Bản là Vạn diệp tập. Về sau, kết cấu hư
không đã thể hiện được đúng giá trị của mình khi tìm ra một hình thức vừa vặn:
thơ haiku.
15
Cơ sở để tạo nên kết cấu hư không trong thơ chính là nguồn gốc của tính

“không”. “Không” là sự tự do tuyệt đối của tinh thần, là bản chất của Thiền, là
đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản. Kết cấu hư không được tạo nên từ triết lí
tương giao hòa hợp, bình đẳng của vạn vật, chúng sinh, từ triết lí vô ngã, vô
thường không đứng yên mà luôn chuyển động, biến đổi không ngừng theo chu
trình sinh, trụ, dị, diệt của vạn vật trong vũ trụ. Con người phải hòa vào chốn hư
không để giải thoát tâm linh, phải tự chính mình làm sạch và lấp đầy khoảng
trống trong tâm. Đây cũng chính là triết lí sống mà người Nhật hằng theo đuổi.
Trong thơ haiku, kết cấu hư không được biểu hiện bên ngoài bài thơ, giữa
các hình ảnh, từ ngữ, biểu hiện ở các hình ảnh tượng trưng và qua nghệ thuật
cảm nghiệm – nhất tâm đồng sáng tạo.
II.2. Hư không bên ngoài bài thơ: ngôn ngữ thơ cực tiểu
Ngắn gọn, không dài dòng, cô đọng là một đặc trưng nổi bất nhất của thơ
haiku. Mỗi bài haiku chỉ gói gọn trong 17 âm tiết, thi thoảng có bài 19 âm tiết
phân bố thành ba dòng 5 – 7 – 5 âm (5 – 9 – 5 âm). Thơ haiku được viết theo
hình thức của Nhật Bản từ trên xuống dưới chỉ có một dòng, giống như một dòng
thác đổ.
quán bên đường
các du nữ ngủ
trăng và đinh hương
(Basho – Nhật Chiêu dịch)
Ngôn ngữ cực tiểu đã ra những khoảng trống tối đa bên ngoài bài thơ.
Trong một số lượng ngôn từ tối thiểu như thế, người đọc phải vận dụng hết khả
năng liên tưởng của mình để lí giải sự bí ẩn của ngôn từ:
từ bốn phương trời xa
cánh hoa đào lả tả
gợn sóng hồ Bi – wa
(Basho – Đoàn Lê Giang dịch)
16
Bài thơ chỉ có 17 âm tiết ngắn gọn nên nhà thơ tả cảnh mùa xuân chỉ bằng
hình ảnh cánh hoa đào mỏng manh như những “đám mây hoa” rụng xuống mặt

hồ, làm cho mặt hồ gợn sóng. Nhà thơ không đi sâu vào tả mà chỉ gợi lên. Cảnh
đẹp tưởng chừng như đơn giản, bình dị ấy lại ẩn chứa một một triết lí sâu sắc.
Người đọc bằng kinh nghiệm, tưởng tưởng của mình để lí giải những hình ảnh
tưởng chừng như phi logic ấy mới có thể hiểu được triết lí bài thơ: Sự tương giao
hòa hợp của vạn vật trong vũ trụ. Vạn vật luôn tác động lên nhau (gió từ bốn
phương thổi tới làm hoa đào rụng, hoa đào rụng khiến mắt hồ gợn sóng), vạn vật
luôn vận động không ngừng theo chu trình sinh, trụ, dị, diệt (hoa nở rồi tàn). Một
vài nét phác họa cảnh vật mùa xuân đã thể hiện tư tưởng biện chứng cổ đại. Sự
vận động, tương tác không ngừng ấy của vạn vật trong vũ trụ cũng được thể hiện
trong tứ thơ của Nguyễn Trãi:
Khách lạ đến, ngàn hoa chửa rụng
Câu màu ngâm, dạ nguyệt càng cao.
(Thuật hứng, bài 7)
Cũng bởi ngôn ngữ cực tiểu nên thơ haiku thường không mô tả cảm xúc
mà chủ yếu ghi lại những sự việc xảy ra trước mắt, nắm bắt khoảnh khắc của sự
vật. Các bài thơ haiku thường chỉ là những nét chấm phá, gợi mở để độc giả vận
dụng trí tưởng tượng nhằm liên tưởng đến các sự vật và hiện tượng khác. Vì thế,
“gợi” là thủ pháp chủ yếu trong thơ haiku khiến người ta cho rằng thơ haiku
giống như những bức tranh thủy mặc của người Nhật. Nó chứa đựng một khoảng
trống, một khoảng không nhưng tràn trề sự sinh động của cuộc sống. Nhà thơ chỉ
phác họa vài dòng về thiên nhiên:
lá thủy tiên
dưới làn tuyết mới
nhè nhẹ trĩu mình
(Basho)
17
Vẽ lên một chiếc lá thủy tiên thôi mà ta cảm thấy được cả đời sống của cỏ
cây, sự phân định của các mùa Điều này có được là nhờ sự liên tưởng của
người đọc để lấp đầy chỗ trống mà nhà thơ bỏ ngỏ. Kết cấu bỏ lửng của thơ
haiku chính là cái hư không khó nắm bắt của tinh thần Thiền tông. Chính vì thế

mà nhà thơ Tagore (Ấn Độ) nhận xét trong thơ haiku “nhà thơ chỉ giới thiệu đề
tài rồi bước nhanh sang một bên” và “lý do khiến nhà thơ rút nhanh chóng thế vì
người đọc Nhật có quyền năng tinh thần về tưởng tượng rất lớn” [21, 56 – 57].
Trên thế giới, bên cạnh thơ haiku (Nhật Bản), có thơ lục bát (Việt Nam),
thơ ngũ ngôn tứ tuyệt (Trung Quốc), thơ ghazal (thơ đôi – Ả rập), thơ sijo (Hàn
Quốc) là những thể thơ ngắn nhất thế giới. Mỗi thể loại đều là những thể thơ
truyền thống, có ảnh hưởng sâu rộng tới thi ca dân tộc và thi ca khu vực. Tuy
nhiên các thể loại bên cạnh những điểm tương đồng vẫn có những điểm khác biệt
để làm nên nét đặc trưng riêng của mỗi thể thơ.
đất khách mười mùa sương
về thăm quê ngoảnh lại
Edo là cố hương
(Basho – Đoàn Lê Giang dịch)
Tôi bắt gặp cái liếc nhìn của em với mái tóc rối bời
Trái tim phiêu lãng của tôi đã là của em từ đó
(Ghazal tiếng Urdu – Mir - Ấn Độ – Mai Liên dịch)
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
(Ca dao – Việt Nam)
Tĩnh dạ tư
Đầu giường ánh trăng rọi
Mặt đất như phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
(Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt – Lí Bạch – Tương Như dịch)
18
Em sẽ bẻ đôi đêm đông dài giá lạnh
Ủ ấm một nửa dành ngày kia anh đến
Để nối thêm dài đêm ân ái của chúng ta.
(Thơ sijo – Hwang Jin Y – Hà Văn Lưỡng dịch)

Tất cả các thể thơ này đều có số lượng âm tiết ít ỏi: thơ haiku có 17 âm
tiết, thơ lục bát có 14 âm tiết, thơ ngũ ngôn tứ tuyệt có 20 âm tiết, thơ sijo có 45
âm tiết do đó chúng đều coi trọng tính hàm súc, đều để lại những khoảng trống
giữa các ngôn từ, hình ảnh trong bài thơ. Tuy nhiên, các thể thơ trên vẫn có điểm
khác thơ haiku. Nếu như thơ haiku không sử dụng động từ, tính từ, hình dung từ
đi kèm, các sự vật, hình ảnh trong thơ không có sợi dây liên hệ nào, các hình ảnh
chỉ được gợi chứ không tả thì các thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, lục bát, ghazal, sijo lại
sử dụng động từ, tính từ đi kèm, các hình ảnh có sợi dây liên hệ nhất định, các
hình ảnh vẫn được miêu tả đặc điểm, hoạt động đầy đủ.
Có thể nói, kết cấu hư không trong thơ haiku thể hiện qua cách tổ chức
ngôn ngữ bên ngoài bài thơ. Thơ cực tiểu chỉ với 17 âm tiết đã tạo nên được
những khoảng trống trong thơ để khơi gợi trí tưởng tưởng, đồng sáng tạo của độc
giả. Ngôn ngữ thơ haiku ngắn gọn, hàm súc, cô đọng không vang vọng mà chỉ
âm trầm, tĩnh lặng như thực, như hư. Nhờ vậy mà thơ haiku tạo được những liên
tưởng mạnh mẽ, ý gợi sâu xa. Về đặc điểm này, nhà thơ R.Tagore đã nhận xét:
“Nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài rồi bước tránh sang bên… Lí do khiến nhà thơ rút
nhanh chóng như thế vì người đọc Nhật có quyền năng tinh thần về tưởng tưởng
rất lớn” [21, 73].
II.3. Hư không giữa các hình ảnh, từ ngữ trong bài
Trong thơ haiku, kết cấu hư không không chỉ biểu hiện ở bên ngoài bài
thơ mà còn được biểu hiện ngay trong bài thơ. Đó là những khoảng trống,
khoảng trắng được gợi ra giữa các từ ngữ, hình ảnh. Các từ ngữ, hình ảnh được
gợi lên trong bài thơ thường không có bất cứ mối liên hệ nào. Giữa chúng có
19
những khoảng hư không, người đọc phải dùng kiến thức của mình để liên kết các
từ ngữ, hình ảnh đó lại với nhau để tạo nên mối liên hệ thống nhất.
chim đỗ quyên hót
ở kinh đô
mà nhớ kinh đô
(Basho – Đoàn Lê Giang dịch)

Bài thơ trên thể hiện nỗi nhớ quê hương, hoài niệm về một thời đã qua
của Basho. Nhưng nhà thơ không bày tỏ trực tiếp mà gửi gắm thông qua hai hình
ảnh “chim đỗ quyên” và “kinh đô”. Giữa hình ảnh “chim đỗ quyên” và hình ảnh
“kinh đô” hoàn toàn tách biệt không có bất cứ sợi dây liên hệ nào. Do đó, để hiểu
được nội dung bài thơ người đọc cần phải dùng kiến thức của mình để tìm ra mối
liên hệ giữa các hình ảnh đó. “Chim đỗ quyên” là thi liệu quen thuộc của văn học
Trung Quốc và văn học Việt. Theo điển tích, vua Thục mất nước hóa thành chim
đỗ quyên, tiếng chim kêu nghe khắc khoải như nỗi hoài niệm về một thời vàng
son đã qua. “Kinh đô” trong bài thơ là Kyoto (Kinh đô cũ của Nhật Bản) nơi
Basho đã sống suốt đời trai trẻ (1666 – 1672), sau đó ông chuyển lên sống ở
Edo. Hai mươi năm sau ông trở lại Kyoto. Đứng trên cùng một không gian
nhưng tâm tưởng nhà thơ lại ở hai khoảng thời gian khác nhau. “Kinh đô” trong
dòng thơ thứ hai là hiện tại, “kinh đô” trong dòng thơ thứ ba là quá khứ. Cảnh
vật đã thay đổi, mọi thứ không còn được như xưa nên khi nghe tiếng chim đỗ
quyên hót ông lại nhớ tới “kinh đô” của hai mươi năm trước. Có lẽ, bóng hình xứ
sở đã in dấu rất sâu đậm trong tâm trí nhà thơ nên mới chỉ nghe tiếng chim nhà
thơ đã ngậm ngùi nhớ lại mảnh đất một thời mình gắn bó. Nỗi nhớ “cố hương”
xuất phát được gợi lên từ “tiếng chim quyên” trong thơ Basho làm ta nhớ tới nỗi
nhớ “cố hương” của Hạ Tri Chương khi nghe thấy “hương âm” trong bài “Hồi
hương ngẫu thư”:
20
Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
Dịch thơ:
Bé đi già mới về nhà
Tiếng quê vẫn thế tóc đà rụng thưa
Trẻ con trông thấy hững hờ
Cười ồ, hỏi khách lại từ phương nao?

(Trần Trọng Kim dịch)
Để thể hiện nội dung, tư tưởng và khơi gợi sức liên tưởng của người đọc,
từ ngữ trong thơ haiku thường là các danh từ, không dùng hoặc ít dùng tính từ,
trạng từ để cụ thể hóa sự vật. Trong một bài haiku có thể có hai, ba danh từ hoặc
nhiều hơn thế.
cành khô
quạ đậu
chiều thu
(Basho – Lê Thị Bình dịch)
Các danh từ trong thơ thường là các hình ảnh thiên nhiên vũ trụ như hoa,
lá, tuyết, nguyệt… hay các sự vật trong đời sống như bụi cám, ánh chớp, áo tơi,
chuồng ngựa… Mỗi hình ảnh là một “mã tín hiệu” tồn tại một cách độc lập, bên
cạnh nhau. Người đọc cần dùng sự liên tưởng của mình để hóa giải những “mã
tín hiệu”, từ đó đi sâu hơn vào khám phá những ưu tư sâu lắng của tác giả, cảm
thụ những gì mà nhà thơ muốn gửi gắm.
Như vậy, công việc của nhà thơ là gieo vào tác phẩm một vài từ ngữ, hình
ảnh để tạo ra khoảng trống hư không còn công việc của người đọc là liên kết các
từ ngữ, hình ảnh lại với nhau để lấp đầy những khoảng hư không đó.
21
Kết cấu hư không thể hiện giữa các từ ngữ hình ảnh, do vậy, thủ pháp giản
lược cũng là thủ pháp được sử dụng chủ yếu trong thơ haiku. Thơ haiku không đi
sâu vào mô tả sự vật, không bày tỏ trực tiếp cảm xúc cá nhân mà giản lược là
chủ yếu để mang lại tính trầm mặc cho bài thơ, khơi gợi cảm xúc sâu lắng của
người đọc. Thơ haiku không trực tiếp miêu tả tiếng chim hót, cảnh mưa rơi, vẻ
đẹp của hoa, của lá… Người đọc phải tự mình xâm nhập, khám phá cái tận cùng
của hình ảnh, nghe được những âm thanh vô thanh, nhìn được những chuyển
động tinh vi của vạn vật, đọc được cảm xúc của những khoảng lặng.
một đám mây hoa
chuông đền Ueno vang vọng
hay đền Asakasa

(Basho – Nhật Chiêu dịch)
Trước cảnh đẹp những cánh hoa đào mỏng manh rơi xuống nhà thơ cứ
ngỡ như những “đám mây hoa”. Nhà thơ đang đắm chìm trong vẻ đẹp thanh tao
ấy của thiên nhiên mà không biết tiếng chuông vọng lại từ ngôi đền nào. Tiếng
chuông vang lên như đang phá tan sự yên tĩnh trong không gian. Nhưng không,
tiếng chuông vang lại càng tô đậm sự tịch lặng của cõi hư vô. Trong không gian
tịch lặng ấy, nhà thơ đang trầm mặc để lắng nghe những âm thanh vang vọng của
đời sống, để cảm nhận những vẻ đẹp tinh tế của đời thường.
Tóm lại, hư không giữa các từ ngữ, hình ảnh được thể hiện thông qua việc
nhà thơ đặt các từ ngữ, hình ảnh cạnh nhau, giữa chúng không có cảm xúc của
thi nhân, những lời bình luận hay những gợi ý dù là nhỏ nhất. Tất cả hiện lên
khách quan, chân thực. Người đọc dùng kinh nghiệm và liên tưởng của mình để
kết nối chúng lại, từ đó lí giải và chiêm nghiệm.
II.4. Nghệ thuật tượng trưng
Nghệ thuật trượng trưng là một trong những biện pháp tạo nên kết cấu hư
không. Trong thơ haiku, nghệ thuật tượng trưng biểu hiện trong việc sử dụng các
22
hình ảnh mang tính đa nghĩa, biểu tượng, trong cách cảm nhận bằng sự tương
giao của các giác quan khi cảm nhận hình ảnh, thanh sắc, hương vị.
Hình ảnh được sử dụng vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa tượng trưng
tạo nên tính đa nghĩa cho thơ haiku. Người đọc phải sử dụng kinh nghiệm của
mình để cắt nghĩa, lí giải, chiêm nghiệm các nghĩa được gợi ra. Trong thơ haiku,
các nhà thơ không miêu tả trực tiếp sự vật và bày tỏ nỗi lòng. Họ lôi cuốn người
đọc bằng thủ pháp ám thị (gián tiếp), họ khơi gợi hứng thú của độc giả bằng cái
bí ẩn đằng sau lớp ngôn từ, hình ảnh. Các hình ảnh của đời sống được nhà thơ
thả vào trong bài để chúng bồng bềnh trôi. Con ếch nhảy vào chỉ nghe tiếng
nước vang lên:
ao cũ
con ếch nhảy vào
vang tiếng nước xao

(Basho – Nhật Chiêu dịch)
“Biết bao lời bình đã viết về bài thơ kì bí này. Tiếng vang của nước mà
con ếch của Basho đã khuấy động nên là một dư âm đã ngân qua bao thời đại và
xứ sở” [8, 265].
Trong thơ haiku, các hình ảnh được sử dụng thường mang tính biểu tượng
và sự tương quan giữa các hình ảnh. Trong một bài thơ thường có một hình ảnh
lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường):
trên chuông chùa (hình ảnh vũ trụ)
một cánh bướm nhỏ (hình ảnh đời thường)
ngủ im lìm
(Buson – Đoàn Lê Giang dịch)
Các hình ảnh được sử dụng đều là những “mã” ẩn tàng những tư tưởng, triết
lí nào đó mà nhà thơ gửi gắm. Sử dụng hình ảnh tượng trưng nhằm thể hiện
những vẻ đẹp đơn sơ, bình dị của thiên nhiên, cuộc sống đời thường từ đó khái
quát lên những tư tưởng biện chứng, những triết lí sống sâu xa.
23
A! Hoa Asagaô
chiếc gầu vương hoa bên giếng
đành xin nước nhà bên
(Chiyô – Nhật Chiêu dịch)
Bài thơ gợi lên bằng hình ảnh dây hoa Asagaô – một thứ dây leo, một loài
hoa đồng nội rất bình thường. Hoa Asagaô hay còn gọi là triêu nhan, có nghĩa là
“gương mặt của sớm mai”. Trong một buổi sáng, Chiyô định thả gầu lấy nước
giếng. Nhưng quanh dây gầu đang vương một một bông hoa xinh. Không nỡ
chạm đến hoa, không nỡ chia cắt mối tương giao hòa hợp ấy, nhà thơ đành sang
xin nước nhà hàng xóm. Bài thơ cũng cho ta thấy sự tương tác, chuyển hóa, mối
liên hệ mật thiết của vạn vật trong vũ trụ.
Qua hình ảnh chú chim họa mi hót trong bụi măng tre người ta cảm nhận
được quy luật vận động của vũ trụ. Vạn vật đều biến đổi không ngừng, ngày hôm
nay là quá khứ của ngày mai, con người cũng nằm trong vòng luân chuyển

không ngừng ấy:
trong bụi măng tre
con chim họa mi cất tiếng hót
bài hát của tuổi già
(Basho – Thanh Châu dịch)
Đặc biệt để gợi lên ý nghĩa biểu tượng, thơ haiku thường sử dụng quý ngữ
(từ chỉ mùa). Quý ngữ có thể là mùa nhưng cũng có thể là hình ảnh tiểu biểu cho
một mùa trong năm. Chính nhờ quý ngữ mà không gian và thời gian trong thơ
haiku được mở ra, tạo điều kiện cho người đọc khám phá những ý nghĩa ẩn tàng
trong thơ.
Vẻ đẹp thiên nhiên đã “tạo nên cho dân tộc Nhật Bản một cảm thức đặc
biệt tinh tế trước những vẻ đẹp của thiên nhiên qua những hình sắc, âm thanh,
mùi vị” [9, 3]. Các hình ảnh gợi lên trong thơ haiku chính là sự thể hiện mối
tương giao giữa các hình sắc, âm thanh và mùi vị đó. Mối tương giao này khiến
24

×