Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

Luận án Tiến sĩ Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 237 trang )

2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thanh Hải


3

MỤC LỤC
Trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu các cơng trình đã được cơng
bố liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án
tập trung giải quyết


Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
ĐỒNG NAI VỀ CƠNG TÁC QUỐC PHỊNG ĐỊA
PHƯƠNG (2005 - 2010)
2.1.
Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai về cơng tác quốc phịng địa phương
2.2.
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai chỉ đạo công tác quốc phòng địa phương
Chương 3 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI
TĂNG CƯỜNG CƠNG TÁC QUỐC PHỊNG ĐỊA
PHƯƠNG (2010 - 2015)
3.1.
Những yêu cầu mới tác động và chủ trương của Đảng bộ
tỉnh Đồng Nai tăng cường công tác quốc phòng địa phương
3.2.
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai chỉ đạo tăng cường cơng tác quốc
phịng địa phương
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1.
Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về cơng
tác quốc phịng địa phương (2005 - 2015)
4 2.
Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh
đạo cơng tác quốc phịng địa phương (2005 - 2015)
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


5
11
11

27

32
32
51

85
85
97
126
126
146
165
168
169
188


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt


1

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

2

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

CNH, HĐH

3

Cơng tác quốc phòng địa phương

CTQPĐP

4

Dân quân tự vệ

DQTV

5

Dự bị động viên

DBĐV


6

Giáo dục quốc phòng và an ninh

GDQP& AN

7

Khu vực phòng thủ

KVPT

8

Kiến thức quốc phòng và an ninh

KTQP&AN

9

Lực lượng vũ trang

LLVT

10

Quốc phịng, an ninh

QP, AN


11

Quốc phịng tồn dân

QPTD

12

Trong sạch vững mạnh

TSVM

13

Ủy ban nhân dân

UBND

14

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án

Quốc phịng là cơng cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể họat
động đối nội và đối ngoại về qn sự, chính trị, kinh tế, văn hố, khoa học của Nhà
nước và Nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh tồn diện cân đối,
trong đó, sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ vững hoà bình, ngăn chặn, đẩy
lùi các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược
dưới mọi hình thức và quy mơ. Kế thừa truyền thống, “Dựng nước phải đi đôi với
giữ nước” “Lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”; “Biên phịng cần có phương lược
tốt, đất nước nên có kế lâu dài” đúc rút hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam;
trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về quốc phịng; bám sát tình hình thực tiễn của đất nước, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn đề ra đường lối lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc phù hợp
với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng.
Công tác quốc phịng địa phương là một bộ phận trong cơng tác quốc
phòng của Đảng và Nhà nước Việt Nam được thực hiện ở địa phương trong
thời bình, nhằm tổ chức và động viên quần chúng tham gia xây dựng nền
QPTD; chuẩn bị và sẵn sàng chuyển sang tiến hành chiến tranh nhân dân ở
địa phương khi chiến tranh nổ ra, nhằm bảo vệ địa phương và góp phần bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam xác
định phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, củng cố, tăng
cường QP, AN là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, trong đó xác định lãnh đạo
tốt CTQPĐP là một trong những nhân tố quyết định bảo đảm sự ổn định về chính
trị - xã hội ở mỗi địa phương, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí
chiến lược quan trọng về QP, AN, án ngữ đường giao thông huyết mạch quốc
gia là cửa ngõ vào Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu


6


Long. Tỉnh Đồng Nai có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, vì vậy sự ổn định về
chính trị, sự vững mạnh về QP, AN khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với
Tỉnh mà còn với cả khu vực miền Đơng Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh đồng bằng sông cửu long. Trong những năm 2005 - 2015, nhận thức
đúng đắn và quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về QP, AN, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã tăng cường lãnh đạo CTQPĐP, nhờ đó
cơng tác QP, AN, xây dựng LLVT, xây dựng tiềm lực quốc phòng trong khu
vực phòng thủ của Tỉnh đạt nhiều thành tựu to lớn, góp phần giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường ổn định phát triển kinh tế - xã
hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo CTQPĐP của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai còn
một số hạn chế: Công tác tuyên truyền, giáo dục bồi dưỡng KTQP&AN chủ yếu
phát triển về bề rộng, một số nội dung chưa sâu, chất lượng hiệu quả chưa cao;
vai trò tham mưu của cơ quan quân sự các cấp trong thực hiện CTQPĐP có nội
dung chưa theo kịp sự phát triển của tình hình nhiệm vụ, ý thức xây dựng, củng
cố tiềm lực quốc phòng ở một số cấp ủy, ngành và một bộ phận đảng viên, Nhân
dân chưa sâu sắc...
Bên cạnh đó, “các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh “diễn biến hịa bình” nhằm
phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng và dân tộc ta” [42, tr. 46]; tình
hình khiếu kiện đơng người liên quan đến đất đai, đình cơng, lãn cơng của cơng nhân
ở một số khu cơng nghiệp có nhiều diễn biến phức tạp, khó kiểm sốt; tình hình biến
đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường. Từ thực tiễn trên đặt ra yêu cầu
phải nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về CTQPĐP.
Trong những năm qua, đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về
cơng tác quốc phịng trên phạm vi cả nước, ở các địa phương và tỉnh Đồng Nai
với các góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Đồng Nai về công tác tác quốc phịng địa phương những năm (2005 2015) tồn diện, hệ thống, chuyên sâu dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử



7

Đảng Cộng sản Việt Nam thì chưa có cơng trình nào cập nhật tới. Đây là
“khoảng trống” khoa học cần được khỏa lấp. Nghiên cứu quá trình Đảng
bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo CTQPĐP (2005 - 2015) khơng chỉ góp phần
vào việc tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo CTQPĐP trong thời kỳ đổi mới
và hội nhập quốc tế mà cịn góp thêm cơ sở cho việc bổ sung chủ trương,
giải pháp lãnh đạo, CTQPĐP của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong
thời gian tới.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai
lãnh đạo cơng tác quốc phịng địa phương từ năm 2005 đến năm 2015” làm luận
án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo CTQPĐP từ năm
2005 đến năm 2015; trên cơ sở đó đúc rút kinh nghiệm có giá trị tham khảo
để vận dụng vào hiện tại.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng
Nai về CTQPĐP (2005 - 2015).
Trình bày chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về
CTQPĐP qua 2 giai đoạn 2005 - 2010 và 2010 - 2015.
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về CTQPĐP từ năm
2005 - 2015 qua 2 giai đoạn 2005 - 2010 và 2010 - 2015.
Nhận xét ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đúc rút kinh nghiệm
từ quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo CTQPĐP (2005- 2015).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về CTQPĐP từ năm

2005 đến năm 2015.


8

Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai về CTQPĐP. Theo Nghị định số 119/2004 ngày 11/5/2004,của
Chính phủ Về cơng tác quốc phịng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và các địa phương, thì nội dung CTQPĐP bao gồm: Cơng
tác giáo dục quốc phịng tồn dân; Kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại
với quốc phòng; Xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng lực lượng bộ đội địa
phương; Dân quân tự vệ, xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;
Xây dựng và bảo vệ tiềm lực quốc phòng, xây dựng nền quốc phịng tồn dân
vững chắc; Thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - quân sự trong thời bình, thời
chiến và cơng tác phịng thủ dân sự; Chuẩn bị tiến hành công tác tuyển quân và
động viên nền kinh tế quốc dân cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình
huống; Bảo đảm ngân sách cho sự nghiệp quốc phịng, thực hiện chính sách
hậu phương qn đội và chính sách xã hội có liên quan đến cơng tác quốc
phòng. Trong phạm vi nghiên cứu của một luận án tiến sĩ, tác giả, chỉ tập trung
làm rõ 3 nội dung chủ yếu sau: (1) Công tác giáo dục quốc phịng, an ninh; (2)
Cơng tác xây dựng lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và dự bị động
viên ; (3) Công tác xây dựng tiềm lực quốc phòng.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2015, là thời
gian gắn với 2 nhiệm kỳ đại hội. Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng bộ
tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2005 - 2010 và Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng
bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2010 - 2015. Để đạt được mục đích nghiên cứu và
bảo đảm tính hệ thống, luận án có đề cập một số nội dung trước năm 2005 và
sau năm 2015.
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
QP, AN bảo vệ Tổ quốc XHCN.


9

Cơ sở thực tiễn
Dựa vào thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Đảng bộ Quân khu 7 và Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về CTQPĐP từ năm 2005 đến
năm 2015. Thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết, văn bản của các cơ quan chức
năng, và báo cáo tổng kết, đề án, kế hoạch của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, Đảng bộ
Quân sự Tỉnh và các cơ quan, đơn vị hữu quan trong hệ thống chính trị tỉnh Đồng
Nai. Đồng thời, kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã được
cơng bố có liên quan đến đề tài luận án.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp lịch
sử, phương pháp lôgic.
Phương pháp lịch sử được sử dụng để phục dựng tiến trình Đảng bộ
tỉnh Đồng Nai lãnh đạo CTQPĐP thơng qua các sự kiện lịch sử, q trình lịch
sử, được sử dụng nhiều hơn trong Chương 2 và Chương 3.
Phương pháp logíc được sử dụng chủ yếu để: (1) Khái qt kết quả
nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã được công bố ở Chương 1; (2)
Khái quát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở Chương 2, Chương
3; (3) Hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về
CTQPĐP bao gồm: Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp ở Chương
2, Chương 3; (4) Nhận xét, đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh

Đồng Nai lãnh đạo CTQPĐP từ năm 2005 đến năm 2015 ở Chương 4.
Đồng thời, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác: Thống kê, so
sánh, tổng hợp, phân tích, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp
chuyên gia để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án hệ thống hóa, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Đồng Nai về CTQPĐP từ năm 2005 đến năm 2015.


10

Đưa ra những nhận xét, đánh giá quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo
CTQPĐP từ năm 2005 đến năm 2015 về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của ưu
điểm, hạn chế.
Đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo
CTQPĐP từ năm 2005 đến năm 2015.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực QP, AN
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (qua thực tiễn của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)
Góp thêm luận cứ khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủ trương và chỉ
đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về CTQPĐP trong thời gian tới.
Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo trong công tác tuyên truyền, nghiên
cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, cũng như Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở các học viện nhà trường, cơ
quan nghiên cứu trong và ngoài quân đội
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các cơng trình
nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.



11

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơng tác quốc phịng
một số nước trên thế giới
Đại tướng A.T.An-Tu-Nin (Chủ biên) (1980), Trần Đăng Vĩnh dịch
Phòng thủ dân sự [01]. Tác giả khẳng định: Phòng thủ dân sự là sự nghiệp
của toàn dân để bảo vệ Tổ quốc XHCN. Mỗi công dân đều phải nắm vững
những kiến thức cần thiết về phòng thủ dân sự, phòng tránh vũ khí huỷ diệt
lớn nhằm bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Việc chuẩn bị cho nhân dân
thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ dân sự bao gồm một hệ thống các biện
pháp đồng bộ, bảo đảm cho mỗi người dân sẵn sàng hành động đúng, đáp
ứng các điều kiện đặc biệt của chiến tranh. Do vậy, Đảng Cộng sản Liên Xơ,
Chính phủ Liên Xơ phải thường xun bồi dưỡng, huấn luyện cho nhân dân
toàn diện, bao gồm: Phẩm chất chính trị, tinh thần và tâm lý; những kiến
thức quân sự cần thiết thiết để tham gia vào các biện pháp phịng thủ dân sự.
N.I.Nie-kra-xốp, (1987) Cơng tác tổ chức giáo dục thể thao quốc
phòng trong trường học [94]. Tác giả, khẳng định việc giáo dục quốc phòng
là tất yếu khách quan, nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác
cách mạng, kiến thức chính trị, huấn luyện những kỹ năng quân sự - quốc
phòng cần thiết cho học sinh trong các trường giúp học sinh thực hiện “ước
mơ trở thành những phi công anh dũng, những thủy thủ can đảm, những nhà
chế tạo máy bay và động cơ, những nhân viên điện đài khéo léo, nhà sáng chế
các cơng trình vơ tuyến điện độc đáo” [94, tr.7], để góp phần to lớn củng cố
khả năng phịng thủ đất nước. Theo ông mỗi người dân Xô-viết yêu nước, bất

kỳ ở cương vị nào cũng cần được chuẩn bị kỹ về kiến thức quân sự - quốc
phòng. Tác giả đã nhấn mạnh vị trí, vai trị của cơng tác giáo dục quốc phòng


12

đối với thế hệ trẻ trong thời bình và có ý nghĩa to lớn trong thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Trung tâm Thông tin Khoa học - Cơng nghệ - Mơi trường, Bộ Quốc phịng
(2007), “Đại cương giáo dục quốc phịng tồn dân của Trung Quốc”, (theo Tạp
chí Dân binh Trung Quốc, 12/2006) [147]. Tác giả đã chỉ rõ: Cùng với đường lối
kiên trì lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, các công tác khác đều phục tùng và
phục vụ trung tâm ấy. Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã chú trọng
quan tâm quốc phòng bảo vệ đất nước. Thường xuyên nâng cao chất lượng giáo
dục quốc phòng cho mọi tầng lớp nhân dân, thường xuyên đổi mới về nội dung,
phương pháp, mở rộng đối tượng đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, nhân viên công tác
trong cơ quan Nhà nước, học sinh, sinh viên, dân binh trong ngạch dự bị và các
đối tượng khác, trang bị cho họ những kiến thức quân sự cần thiết, lý luận về
quốc phòng, an ninh, giáo dục lịng u nước, tự tơn, tự hào dân tộc, u chế độ;
nhận thức đầy đủ, đúng những thách thức, nguy cơ của cách mạng; đối tượng, đối
tác trong tình hình mới hội nhập quốc tế, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ cơng dân bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ thành quả
cách mạng, nhân dân, bảo vệ Đảng Cộng sản, bảo vệ chế độ XHCN.
Tác giả Văn Đức (2009), “Cải cách giáo dục quốc phòng của một số nước châu
Á” [36], bài viết đã khẳng định Trung Quốc luôn luôn coi trọng công tác giáo dục
quốc phịng trong xây dựng nền quốc phịng tồn dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Thường xuyên nâng cao chất lượng GDQP cho toàn dân, chú trọng đội ngũ cán bộ,
đảng viên, thanh niên, sinh viên. Kiện toàn hệ thống tổ chức, đổi mới chương trình,
nội dung, phương pháp, hình thức GDQP, thực hiện nhiều biện pháp liên quan trực

tiếp tới cải cách GDQP từ Trung ương xuống địa phương, nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp của đất nước nâng cao ý thức trách nhiệm trong xây dựng nền QPTD gắn
với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; nhằm đập tan mọi âm mưu thủ đoạn
chống phá cách mạng của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.


13

U Đôm Xay Mường Khột (2009), Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương
trong khu vực phòng thủ tỉnh ở địa bàn Trung Lào [76]. Tác giả đã luận giải làm
rõ vị trí, vai trị, đặc điểm của LLVT địa phương trong KVPT tỉnh ở địa bàn
Trung Lào; làm rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung xây dựng LLVT địa phương; các
quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Lào về xây dựng LLVT địa phương
và xây dựng KVPT; phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất
5 giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng LLVT địa phương
trong KVPT tỉnh ở địa bàn Trung Lào.
Thong Phăn Cha Lơn Phôn (2011), Nghiên cứu xây dựng và hoạt động
của bộ đội địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Lào [102]. Tác giả đã
luận giải làm rõ được vị trí, vai trị của lực lượng bộ đội địa phương trong KVPT
tỉnh Bắc Lào; nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và hoạt động của bộ đội địa
phương; đặc điểm chi phối và các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước
Lào về xây dựng và hoạt động của bộ đội địa phương. Cùng với đó, từ phân tích,
đánh giá chính xác những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và các yếu tố tác
động, tác giả đã đề xuất được 5 giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng
bộ đội địa phương trong KVPT tỉnh Bắc Lào.
Sỉ Phon Kẹo Sa May (2013), Xây dựng tiềm lực quốc phịng tồn dân ở
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [83]. Tác giả đã phân tích, luận giải làm rõ vị
trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng tiềm lực quốc phòng đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào; làm rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung và các
quan điểm, chủ trương của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về xây dựng tiềm lực

quốc phịng trong tình hình mới.
Các cơng trình trên đã khẳng định vị trí vai trò của quốc phòng là lĩnh
vực hệ trọng của mỗi quốc gia; vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà
nước đối với quốc phòng là tất yếu khách quan trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Các cơng trình trên đã để lại nhiều kinh nghiệm q trong
thực hiện cơng tác qn sự, quốc phịng.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về cơng tác quốc phịng ở Việt Nam
1.1.2.1.Các nghiên cơng trình nghiên cứu chung về cơng tác quốc phịng


14

Tổng cục Chính trị (2005), Đảng lãnh đạo cơng tác quân sự - quốc
phòng địa phương trong thời kỳ mới [144] đã trình bày vị trí, vai trị của cơng
tác quân sự, quốc phòng địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phân tích làm rõ các quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam
về lãnh đạo công tác quốc phòng - quân sự địa phương; đánh giá thực trạng sự
lãnh đạo của Đảng và các tỉnh ủy, thành ủy ở các địa phương đối với cơng tác
quốc phịng - quân sự địa phương cả về nội dung, phương thức, cơ chế lãnh
đạo cơng tác quốc phịng địa phương; đề xuất những giải pháp để thực hiện
tốt vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác quốc phịng - quân sự địa
phương trong thời kỳ mới. Khẳng định Đảng lãnh đạo cơng tác qn sự quốc phịng địa phương là tất yếu khách quan là nhân tố quyết định thắng lợi
của cơng tác qn sự - quốc phịng địa phương, trình bày nội dung cơ chế
Đảng lãnh đạo cơng tác quân sự - quốc phòng địa phương khẳng định rõ:
Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành,cơ quan ban ngành, đồn thể chính trị
xã hội của đại phương (nịng cốt là quân sự) làm tham mưu trong quá trình
thực hiện đã được Đảng bổ sung: Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, các
cơ quan, ban ngành, làm tham mưu theo chức năng; cơ quan qn sự, cơng an
gắn bó chặt chẽ làm trung tâm hiệp đồng; cùng các đoàn thể quần chúng tổ

chức thực hiện; chỉ huy trưởng quân sự tỉnh, (thành), chỉ huy thống nhất các
lực lượng vũ trang ở địa phương khi có chiến sự, chiến tranh. Đồng thời, đánh
giá về ưu điểm lãnh đạo của Đảng, của các tỉnh ủy, thành ủy đối với cơng tác
quốc phịng địa phương và phân tích ngun nhân của thành cơng và tồn tại,
những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo cơng tác quốc phịng - qn sự địa
phương, đề xuất những giải pháp đối với Đảng, các tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo
cơng tác quốc phịng địa phương trong thời kỳ mới.
Học viện Chính trị quân sự (2006), Đổi mới giáo dục quốc phòng trong
hệ thống giáo dục quốc gia [65]. Cuốn sách đã khẳng định có vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng của giáo dục quốc phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia và sự


15

nghiệp xây dựng, củng cố nền QPTD và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trong quá
trình lãnh đạo cách mạng Đảng phát triển tư duy lý luận về quốc phòng và giáo
dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử; trong thời kỳ đổi
mới trước sự đòi hỏi của thực tiễn để làm sáng tỏ sâu sắc thêm tư duy của Đảng
về bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phịng tồn dân và tăng cường giáo dục
cho tồn dân. Tư duy mới về quốc phịng và giáo dục quốc phòng là tất yếu
khách quan và yêu cầu đổi mới toàn diện, đồng bộ thống nhất từ nhận thức đến
hành độn; từ nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đến đánh giá kết
quả; từ cơ chế tổ chức quản lý đến người dạy, người học, điều kiện đảm bảo và
chế độ chính sách... Đồng thời, đã nêu lên những thành tựu những kinh nghiệm
đổi mới giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc gia và nêu những giải pháp cơ
bản nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng trong thời gian tới.
Nguyễn Văn Lượng (2013), Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trong những
năm đầu thời kỳ đổi mới ở Việt Nam [80]. Tác giả trình bày sự phát triển tư duy
về quốc phòng Việt Nam trong những năm đầu thời kỳ đổi mới; trình bày quá
trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996. Đánh

giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, rút ra một số bài học kinh nghiệm của q
trình thực hiện nhiệm vụ quốc phịng Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1996. Đó
là phải thường xuyên bám sát và nắm chắc diễn biến tình hình, kịp thời đổi
mới tư duy quốc phòng; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thường xuyên chăm lo xây dựng
LLVT, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam có chất lượng tổng hợp và sức
chiến đấu cao; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, khơng ngừng hồn thiện cơ
chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội và sự nghiệp quốc phòng.
Lê Chiêm (2016), Đổi mới quân sự, quốc phòng yêu cầu cấp thiết
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
[29]. Cơng tác qn sự - quốc phịng bảo vệ Tổ quốc ln giữ vị trí vai trị
hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc, là nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đảng tập


16

trung đổi mới tư duy về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; sức mạnh và
phương thức bảo vệ Tổ quốc; Xây dựng và củng cố QP, AN kết hợp chặt
chẽ giữa QP, AN với kinh tế và đối ngoại trong điều kiện mới; đổi mới về
đối ngoại quân sự - quốc phòng; về chấn chỉnh tổ chức biên chế các đơn vị,
tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang điều chỉnh lại thế bố trí chiến
lược; đồng thời đề xuất một số nội dung nhiệm vụ cần thực hiện trong thời
gian tới để không ngừng củng cố tiềm lực quốc phòng, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Nguyễn Thiện Minh (2016), Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh
sinh viên là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nguồn lực phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [93]. Tác giả trình bày vị trí, vai
trị của giáo dục quốc phòng và an ninh là một bộ phận của giáo dục quốc dân, là
một nội dung quan trọng trong củng cố, xây dựng nền quốc phịng tồn dân, thế

trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Vũ Văn Khanh (2017), Một số vấn đề về qn sự, quốc phịng trong
q trình hội nhập quốc tế [74]. Tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của
công tác quân sự, quốc phòng; các vấn đề an ninh thế giới, khu vực và tác
động đến Việt Nam, hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng; đưa ra một
số giải pháp xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận an ninh nhân dân; ra sức
đấu tranh bảo vệ đường lối, xây dựng phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội giáo
dục đào tạo của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước. Đấu tranh bảo vệ
đường lối, quan điểm, chủ trương và chính sách QP, AN của Đảng và Nhà
nước; đấu tranh chống “phi chính trị hố” Qn đội và Cơng an, chống chia rẽ
nội bộ lực lượng vũ trang; xử lý mềm dẻo những bất đồng, tranh chấp giữa các
nước láng giềng, trong khu vực và quốc tế, khơng để nước ngồi tạo cớ can
thiệp, đẩy lùi nguy cơ chiến tranhLuôn quán triệt tư tưởng “Dĩ bất biến, ứng
vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế và đối ngoại.
Các công trình đã khẳng định Đảng lãnh đạo quốc phịng là tất yếu
khách quan là nhân tố quyết định thắng lợi của công tác quân sự - quốc


17

phòng, đồng thời đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp chỉ đạo của Đảng đối
với cơng tác quốc phịng cả về nội dung, phương thức, cơ chế lãnh đạo cơng
tác quốc phịng trong thời kỳ mới .
1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về cơng tác quốc phịng địa phương
ở một số địa phương
Võ Thanh Tòng (2005), “Thành phố Cần Thơ kết hợp chặt chẽ phát
triển kinh tế với củng cố QP, AN” [143]. Tác giả đã trình bày quá trình lãnh
đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp chú trọng gắn kết chặt chẽ việc phát triển kinh tế xã hội với đầu tư xây dựng tiềm lực QP, AN trong các dự án chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong tổng thể chung của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long và cả nước “xây dựng các cụm QP, AN, bố trí các thế trận

QP, AN phù hợp với phát triển kinh tế. Từng bước điều chỉnh, củng cố hình thành
các tuyến phịng thủ nội thành, ngoại thành. Tập trung xây dựng xã, phường vững
mạnh, an toàn làm chủ, xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương khu
vực phòng thủ then chốt” [143, tr. 41].
Hứa Thanh Giang (2006), “Bắc Kạn xây dựng khu vực phòng thủ vững
chắc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” [56]. Tác giả khái quát chủ trương của
Đảng bộ Tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội đi đơi với củng cố QP, AN trong đó
xây dựng khu vực phịng thủ và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được Đảng bộ nhân dân Tỉnh quán
triệt nhất trí cao về nhận thức, quan điểm, coi đó là nhiệm vụ quan trọng cấp
thiết trong thời kỳ mới, đồng thời tác giả đã trình bày kết quả đạt được và những
hạn chế, nguyên nhân và rút ra mấy vấn đề trong xây dựng khu vực phịng thủ
đó là: Xây dựng về chính trị tư tưởng, xây dựng về kinh tế, văn hoá, xã hội, xây
dựng tiềm lực quốc phòng, xây dựng thế trận phòng thủ. Tỉnh đã cùng Quân khu
1 và Bộ Quốc phòng xác định các khu vực địa hình có giá trị cho quốc phịng,
qn sự như các hang động, các địa hình quan trọng, nhiều hang hầm được quy
hoạch và quản lý theo quy định nhằm phục vụ nhu cầu thời chiến.


18

Trịnh Duy Huỳnh (2007), “Lực lượng vũ trang Thái Bình phấn đấu
làm tốt vai trò nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương”
[72]. Tác giả nêu vị trí và tầm quan trọng của CTQPĐP và quá trình lãnh đạo chỉ
đạo cơng tác qn sự, quốc phịng địa phương tỉnh đã đạt nhiều thành tích đáng
trân trọng: “Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân Tỉnh, cùng phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các cấp các ngành,
các địa phương, lực lượng vũ trang tỉnh Thái Bình đã triển khai tích cực, chủ
động, tồn diện đối với nhiệm vụ quân sự - quốc phòng đạt được nhiều kết quả
quan trọng” [72, tr. 70]. Đồng thời, tác giả đúc rút những kinh nghiệm bước đầu

đó là: Chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các
ban, ngành chức năng địa phương thực hiện tốt cơng tác giáo dục quốc phịng.
Tích cực xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, góp phần bảo đảm an ninh, giữ
vững ổn định chính trị trên địa bàn. Chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền
và triển khai thực hiện có hiệu quả việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, tăng
cường tiềm lực hậu cần nhân dân, hậu cần địa phương. Lực lượng vũ trang phối
hợp với các cơ quan chức năng địa phương thực hiện tốt chính sách thương binh,
liệt sĩ, góp phần thực hiện chính sách xã hội.
Thào Xuân Sùng (2008), “Sơn La tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ
xây dựng Tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc” [113]. Tác giả nhấn mạnh vị
trí của tỉnh Sơn La trong thế trận phòng thủ chung của Quân khu 2 và cả nước,
đồng thời nêu lên những thành tựu nổi bật của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân
các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La đã đoàn kết, sáng tạo, phát huy tinh
thần tự lực, tự cường, vượt qua mọi khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng nền quốc phịng tồn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc,
từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân
dân các dân tộc trong Tỉnh. “Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
các cấp uỷ, chính quyền xây dựng khu vực phòng thủ Tỉnh vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổ chức” [113, tr. 33], phát huy nội lực, nắm bắt thời cơ đẩy
nhanh phát triển kinh tế với quốc phòng tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kỷ


19

thuật cho khu vực phịng thủ. Từng bước hồn thiện, vận hành tốt cơ chế lãnh
đạo QP, AN xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, coi trọng nâng cao chất
lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang địa phương
trong thực hiện công tác quân sự, quốc phòng địa phương.
Nguyễn Đức Hải (2009), “Quảng Nam thực hiện tốt cơng tác QP, AN
trong q trình phát triển” [60]. Tác giả đã nêu được những thành tựu nổi

bật của quá trình lãnh đạo, chỉ đạo Tỉnh phát triển toàn diện, Quảng Nam
chú trọng thức hiện tốt cơng tác quốc phịng, qn sự gắn với an ninh,
khơng ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, nâng cao chất
lượng tổng hợp, trình độ sẵn sàng chiến đấu của LLVT, góp phần giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, bảo vệ chủ quyền biên
giới, biển, đảo của Tổ quốc tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, tác giả cũng nêu ra những hạn chế trong thực hiện cơng
tác quốc phịng, an ninh của Tỉnh: Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng
viên ở cơ sở chưa đầy đủ, nên còn nặng về lợi ích kinh tế, xem nhẹ lợi ích
quốc phòng, an ninh, coi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ riêng
của LLVT. Việc xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, thế trận quốc
phịng tồn dân, thế trận an ninh nhân dân chưa thực vững chắc; chất lượng
phối hợp hoạt động giữa Quân đội và Công an ở một số địa phương còn
chưa cao…các hành động vi phạm pháp luật vẫn xảy ra, nhất là trình trạng
vượt biên, truyền đạo trái pháp luật, bn lậu, gian lận thương mại có chiều
hướng gia tăng, diễn biến phức tạp” [60, tr. 34]. Đồng thời, tác giả đề xuất
một số biện pháp và đúc rút một số bài học bổ ích cả về lý luận và thực tiễn
trong cơng tác quốc phịng - quân sự, nhất là cho công tác lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện
cơng tác qn sự - quốc phịng trong thời gian tới.
Nguyễn Văn Vượng (2009), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
cơng tác quốc phịng, qn sự ở Thái Nguyên” [190]. Tác giả đã làm nổi bật những
thành tựu trong quá trình lãnh đạo đối với cơng tác quốc phịng, qn sự địa


20

phương: “Phát huy tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về cơng tác
quốc phịng, qn sự địa phương của các lực lượng quân sự, công an…đồng thời,
tham gia tích cực có hiệu quả việc xây dựng cơ sở chính trị làm tốt cơng tác dân vận
nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao của Tỉnh” [190, tr. 25], đồng thời,

tác giả đã đề xuất một số giải pháp làm luận cứ khoa học cho lãnh đạo Tỉnh : Rà
sốt, bổ sung hồn chỉnh các văn kiện động viên quốc phịng, động viên cơng
nghiệp; quy hoạch, quản lý chặt chẽ, sử dụng các hang động tự nhiên, các điểm cao
có giá trị về quốc phịng; quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách
của trên, kết hợp với huy động nguồn ngân sách của trên, kết hợp với huy động
nguồn ngân sách địa phương bảo đảm kịp thời cho nhiệm vụ quốc phòng, quân sự,
nhất là trong đầu tư xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương, các cơng
trình phòng thủ quan trọng của khu vực phòng thủ tỉnh, huyện.
Nguyễn Thanh Bình (2011), “Đảng bộ Hà Tĩnh lãnh đạo thực hiện nhiệm
vụ quân sự, quốc phòng địa phương” [18], Tác giả nêu rõ vị trí, vai trị của
cơng tác quốc phòng, quân sự địa phương là nội dung quan trọng được Đảng
bộ Hà Tĩnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo góp phần giữ vững ổn định chính
trị, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy kinh tế - xã hội.Tỉnh ln đề cao vai
trị tham mưu của cơ quan quân sự các cấp trong dự báo tình hình, đề xuất các
biện pháp, giải quyết những phát sinh ở cơ sở, nhất là tuyến biên giới, ven
biển và các khu vực trọng yếu. Chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy chính
quyền địa phương xây dựng nền quốc phịng tồn dân vững mạnh, đảm bảo
cho mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội là một bước tăng cường sức mạnh
của nền quốc phịng tồn dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc
phòng địa phương trong thời bình và sẵn sàng chuyển thành sức mạnh của
thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đinh Văn Truy (2014), “Hải Dương tập trung xây dựng lực lượng vũ
trang địa phương vững mạnh” [148]. Tác giả đã trình bày vị trí của xây dựng lực
lượng vũ trang Tỉnh vững mạnh là nội dung nịng cốt trong thực hiện cơng tác


21

quân sự, quốc phòng địa phương là nội dung quan trọng hàng đầu. Do đó, cùng
với xây dựng vững mạnh về chính trị, “Tỉnh coi lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực

lượng vũ trang Tỉnh có cơ cấu, số lượng hợp lý, chất lượng cao” [148, tr. 90],
song song với tập trung xây dựng lực lượng, ổn định biên chế, Tỉnh chỉ đạo
các cơ quan quân sự địa phương chú trong nâng cao chất lượng huấn luyện
diễn tập, coi đây là biện pháp then chốt, khâu đột phá, nhằm nâng cao trình
độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang
tỉnh. Đồng thời tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân về công tác xây
dựng Đảng trong lực lượng dân quân tự vệ, về tổ chức diễn tập chiến đấu trị
an ở các cấp… Qua đó, nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang
Tỉnh và năng lực lãnh đạo điều hành của cấp uỷ, chính quyền trong xử lý các
tình huống về quốc phòng, an ninh. Thường xuyên quan tâm tốt cơng tác
chính sách hậu phương qn đội, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho lực
lượng vũ trang của tỉnh theo quy định, góp phần quan trọng vào xây dựng lực
lượng vũ trang của tỉnh Hải Dương vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu
trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược trong gia đoạn mới
Nguyễn Quốc Tuấn (2015), “Đảng bộ Quân sự thành phố Hải Phòng
lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng” [150]. Tác giả nhấn
mạnh Hải Phịng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh là cửa
ngõ giao thông, cảng biển lớn của đất nước, đây là điểm thuận lợi để mở rộng
quan hệ hợp tác phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nhưng, cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an
tồn xã hội. Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của Tỉnh về quốc phòng, an
ninh và phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ quân sự thành phố Hải Phòng đã
đề ra nhiều chủ trương giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt nhiệm vụ
quân sự, quốc phòng trên địa bàn, giữ vững ổn định chính trị, tạo mơi trường
thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tương xứng với tiềm năng,
lợi thế của thành phố Hải Phòng. Đồng thời, tác giả nêu ra những thành tựu


22


của Đảng bộ Tỉnh lãnh đạo công tác quân sự, quốc phòng trong thời gian
vừa qua “Đảng uỷ Quân sự thành phố Hải Phòng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
các đơn vị tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng
và an ninh cho các đối tượng. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhằm
nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ chiến sĩ và các tầng lớp nhân
dân đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phịng tồn dân, bảo vệ Tổ quốc”
[150, tr.34]. Đảng uỷ Quân sự thành phố tập trung lãnh đạo lực lượng vũ
trang vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đảm bảo thực sự là lực
lượng chính trị tin cậy tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân
dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; tiếp tục triển khai xây
dựng thành phố, các quận, huyện thành khu vực phịng thủ có chiều sâu
vững chắc; Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hải Phịng chủ động tham mưu
cho cấp uỷ chính quyền địa phương nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả,
nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở; nhất là các đảo, ven
biển và các khu vực trọng yếu không để xảy ra các “điểm nóng” góp phần
tạo mơi trường thuận lợi để thành phố Hải Phòng phát huy thế mạnh, đẩy
nhanh phát triển kinh tế - xã hội trong q trình hội nhập.
Các cơng trình đã phân tích phân tích đặc điểm, lợi thế của của các địa
phương trong xây dựng khu vực phịng thủ, chỉ rõ vị trí của cơng tác qn sự,
quốc phịng và vai trị của nó trong phát triển kinh tế - xã hội, nêu lên những
chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ các tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ quân
sự, quốc phòng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
1.1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơng tác quốc phòng
tỉnh Đồng Nai
Nguyễn Khắc Thanh (2005), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng khu
công nghiệp trong những năm đổi mới từ năm 1986 đến năm 2005 [139]. Tác giả
nhấn mạnh xây dựng khu công nghiệp gắn với khu vực phòng thủ của địa phương,
kết hợp phát triển kinh tế - xã hội góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ



23

quân sự, quốc phòng địa phương. Đồng thời, nêu rõ vị trí chiến lược của Đồng Nai
về QP, AN. Đồng Nai đã và đang làm tốt công tác vận động quần chúng, bảo
đảm an sinh xã hội; kết hợp tốt giữa xây dựng các khu công nghiệp với bảo đảm
QP, AN; giữa phát triển lao động với xây dựng, củng cố lực lượng tự vệ, xây
dựng, củng cố các tổ chức đảng, tổ chức quần chúng, trong từng nhà máy,
doanh nghiệp…, nhằm phát huy lợi thế về địa kinh tế - chính trị trong
KVPT, sẽ góp phần to lớn vào giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã
hội, củng cố quốc phòng, an ninh trong KVPT Tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển
nhanh của của các khu công nghiệp, thường chiếm những vị trí đắc địa về
quốc phịng, an ninh, lại thường bố trí gần với nơi đóng quân của các đơn vị
quân đội; mặt khác, do đặc thù là tỉnh công nghiệp, lực lượng lao động luôn
biến động, nhất là các khu công nghiệp trên địa bàn… Điều đó cũng là
những trở ngại lớn trong xây dựng khu vực phòng thủ và xây dựng lực lượng
vũ trang địa phương. Những đặc điểm này tác động theo hai chiều thuận lợi
và khó khăn đến cơng tác qn sự, quốc phòng địa phương của Tỉnh. Đồng
thời, là cơ sở đề ra các chủ trương lãnh đạo chỉ đạo công tác quân sự, quốc
phòng địa phương đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Nguyễn Thanh Long (2006), “Cơng tác quốc phịng ở tỉnh Đồng Nai trong
tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố” [79]. Tác giả đã khẳng định vị thế của
Đồng Nai trong phát triển kinh tế - xã hội và QP, AN đối với khu vực Đơng Nam
Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quân sự,
quốc phòng của Tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh “Đã tập trung nâng cao chất
lượng tổng hợp, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu cho
các lực lượng vũ trang của Tỉnh, trước hết là chất lượng chính trị, đảm bảo cho lực
lượng vũ trang thực sự là nòng cốt trong việc xây dựng nền quốc phịng tồn dân,
chỗ dựa tin cậy của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, đủ sức hồn thành nhiệm
vụ thường xuyên và đột xuất [73, tr. 62].
Lê Bình (2011), “Kinh nghiệm diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Đồng Nai”,

[16]. Tác giả đã trình bày vị trí, ý nghĩa của cuộc diễn tập KVPT và nội dung diễn


24

tập KVPT tỉnh Đồng Nai là cuộc diễn tập điểm, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ
Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu 7 để rút kinh nghiệm chỉ đạo các địa phương
khác trong cả nước. Vì vậy, nội dung đưa vào trong cuộc diễn tập này tương đối
toàn diện, bao gồm: Chuyển LLVT vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu; chuyển
địa phương từ thời bình sang thời chiến; tổ chức chuẩn bị và thực hành tác chiến
khu vực phòng thủ. Cụ thể, trong giai đoạn chuẩn bị tác chiến, tập trung vào huấn
luyện các nội dung: cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, điều hành các lực lượng của
KVPT chuyển địa phương vào tình trạng khẩn cấp; chống bạo loạn; chuyển toàn
bộ nền kinh tế địa phương từ thời bình sang thời chiến và tổ chức sản xuất phục
vụ quốc phòng, dân sinh thời chiến phù hợp với đặc điểm của một tỉnh có nền
cơng nghiệp phát triển, có nhiều yếu tố phức tạp về xã hội.
Nguyễn Thị Thành (2011), “Cơng tác quốc phịng, qn sự địa phương ở
huyện Trảng Bom” [140]. Tác giả đã khái quát vị trí chiến lược của huyện Trảng
Bom có vai trị quan trọng trong thế phịng thủ trên hướng Đơng Bắc của tỉnh
Đồng Nai và khu vực miền Đông Nam Bộ. Trong những năm 2005 - 2015, Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân huyện Trảng Bom đã quán triệt sâu sắc quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng nền quốc phịng tồn dân, thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả cơng tác quốc phịng - qn sự địa phương, xây dựng
KVPT theo hướng “cơ bản, liên hoàn, vững chắc”; gắn kết chặt chẽ việc củng cố,
xây dựng thế trận QPTD với thế trận an ninh nhân dân. Huyện ủy, Ủy ban nhân
dân huyện luôn quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng lực lượng; huấn luyện, diễn
tập sẵn sàng chiến đấu và cơng tác phịng chống các loại tội phạm trên địa bàn.
Đặc biệt, công tác giáo dục quốc phòng, giáo dục pháp luật được triển khai thực
hiện nghiêm túc từ huyện đến cơ sở. Góp phần giữ vững tình hình an ninh chính
trị, trật tự, an tồn xã hội trên địa bàn huyện; các hoạt động tôn giáo của đồng bào

có đạo bảo đảm đúng pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và hướng dẫn
của các giáo hội, góp phần tạo thuận lợi cho huyện thực hiện thắng lợi các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra.


25

Nguyễn Văn Tú (2012), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo công tác tư
tưởng từ năm 1996 đến năm 2006 [149]. Tác giả nêu rõ vị trí, vai trị, ý nghĩa
yêu cầu khách quan lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai,
phân tích q trình vận dụng, cụ thể hoá đường lối của Đảng trong lãnh đạo,
chỉ đạo công tác tư tưởng; luận giải qua mười năm thực hiện đường lối đổi mới
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, công tác tư tưởng đã đạt được một
số kết quả đáng kể, góp phần thúc đẩy đổi mới tư duy, từng bước hình thành
những quan điểm, những nguyên tắc chỉ đạo tích cực mở rộng thơng tin nhiều
chiều có định hướng trong xã hội, làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân
dân nhận thức tốt hơn các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, trong đó
có nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của tỉnh; lòng tin của quần chúng nhân dân đối
với Đảng, với CNXH được củng cố, các phong trào hành động cách mạng thực
hiện nghị quyết của Đảng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng có hiệu quả cao, từng
bước giảm dần tâm trạng hoài nghi giao động trong quần chúng nhân dân. Cơng
tác tư tưởng đã góp phần vào lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, QP, AN
xây dựng Đồng Nai giàu đẹp, văn minh, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp CNH,
HĐH của cả nước. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và
nguyên nhân của lãnh đạo công tác tư tưởng. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm
trong q trình lãnh đạo cơng tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai.
Nguyễn Văn Nam (2015),“Kết quả và kinh nghiệm diễn tập khu vực
phòng thủ tỉnh Đồng Nai” [95]. Tác giả nêu rõ vị trí vai trị và tầm quan trọng
của Nghị quyết 51-NQ/TW của Bộ Chính trị, “ Về tiếp tục hoàn thiện cơ chế
lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế

độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Đây là chủ
trương lớn, có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong sự nghiệp xây dựng Quân đội,
tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình triển khai thực hiện
Nghị quyết 51, Tỉnh chú trọng gắn kết chặt chẽ với các nghị quyết, chỉ thị của
cấp trên, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị và Cục Chính trị Qn khu 7, có
chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát, đúng, phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ
của địa phương. Đảng ủy Quân sự Tỉnh đã ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo


26

triển khai thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 513NQ/ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung
ương), Nghị quyết 11-NQ/ĐUQK của Đảng ủy Quân khu 7, Thông tri 04 của
Tỉnh ủy Đồng Nai; đờng thời, xây dựng kế hoạch, lộ trình, bước đi phù hợp,
với phương châm: Tích cực, chủ động, đồng bộ và vững chắc.
Nguyễn Văn Hoà (2017), Nâng cao chất lượng xây dựng “thế trận lòng
dân” trong khu vực phòng thủ tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc
[62]. Tác giả làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về xây dựng “thế trận lòng dân”
trong KVPT tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc. Nêu đặc điểm
và thực trạng xây dựng “thế trận lòng dân” trong KVPT Tỉnh Đồng Nai
hiện nay. Những nhân tố tác động, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng
xây dựng “thế trận lòng dân” trong KVPT tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy
đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội về xây dựng
nền quốc phịng tồn dân, “thế trận lịng dân” trong KVPT tỉnh. Xây dựng hệ
thống chính trị cơ sở vững mạnh làm nòng cốt để xây dựng “thế trận lòng dân”
trong KVPT. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tơn giáo của Đảng, Nhà nước,
xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết tồn dân, phát huy dân chủ cơ sở, khơng
ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đổi mới nội dung,
phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia xây dựng nền quốc

phịng tồn dân trong KVPT. Kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với
củng cố quốc phịng, an ninh; giữa củng cố quốc phòng , an ninh với phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội trong KVTP Tỉnh. Khơng ngừng chăm lo gìn giữ và
phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong KVPT. Trong q trình thực hiện
khơng ngừng bổ sung, hoàn thiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây
dựng “thế trận lòng dân” trong KVPT tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ
quốc.
Nguyễn Ngọc Sáng (2017), “Công tác dân vận của lực lượng vũ trang
tỉnh Đồng Nai góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh”


×