Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XNK Xuất nhập khẩu
CNXH chủ nghĩa xã hội
XK Xuất khẩu
TNTX Tạm nhập tái xuất
B/L Bill of exchange
M/T Mail Transfer
T/T Telegraphic Transfer
L/C Letter of Credit
D/A Documents against Acceptance
D/P Documents against Payment
CIF Cost, Insuarance and Freight
CIP Carriage and Insuarance Paid to
UCP The Uniform Custorm and Practice for documentary
ISBP Interational Standard Banking Practice
WTO World Trade Organization.
KNXNK Kim ngạch xuất nhập khẩu
CN – TP Công nghệ - Thực phẩm
CNXH Chủ nghĩa xã hội
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thương mại quốc tế đang diễn ra rất sôi động và phát triển
mạnh mẽ. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới (WTO) đã đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Nhu cầu
giao lưu, trao đổi, buôn bán các mặt hàng của Việt Nam với nước ngoài ngày
càng lớn.
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá,
dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không
có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó có thể tồn tại
và phát triển được. Hoạt động thanh toán quốc tế cũng góp phần tạo nên hiệu
quả hoạt động kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu nếu được thực
hiện tốt bởi đây là bước bảo đảm cho người xuất thu được tiền hàng và người
nhập khẩu nhận được hàng, là mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh
doanh khác của doanh nghiệp phát triển.
Giái quyết tốt hoạt động thanh toán quốc tế sẽ góp phần quan trọng, thiết
thực và tạo tiền đề thuận lợi trong việc thương thảo và thực hiện hợp đồng xuất
nhập khẩu, tạo ra uy tín cho doanh nghiệp, mở rộng quan hệ làm ăn và có những
bạn hàng tốt.
Xuất phát từ thực tiễn và nhận thức được tầm quan trọng của thanh toán
quốc tế trong hoạt động ngoại thương nên trong thời gian thực tập tại công ty Cổ
phần xuất nhập khẩu tổng hợp I, em lựa chọn đề tài sau:
“Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu
tổng hợp I - Thực trạng và giải pháp”
1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ
phần xuất nhập khẩu tổng hợp I để từ đó có những giái pháp nhằm hoàn thiện
hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty trong thời gian tới.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế hàng xuất
khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần
xuất nhập khẩu tổng hợp I, trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng nghiên cứu là phương pháp duy vật biện
chứng, logic, lịch sử, thống kê, phân tích so sánh và tổng hợp.
4. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của đề tài được chia làm 3 phần
sau:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu trong các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
1
Luận văn tốt nghiệp
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần
xuất nhập khẩu tổng hợp I.
Chương III: Các biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng
xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất khẩu tổng hợp I.
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
2
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Theo lý thuyết về thương mại quốc tế, các nước đều đạt được lợi ích từ
việc tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Thật vậy, nó không chỉ thoả mãn
nhu cầu của nước tham gia mà bản thân không thể tự đáp ứng được mà còn giúp
các nước đó ngày càng phát triển hơn thông qua các hoạt động trao đổi, mua bán
giữa các quốc gia. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu
cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành
và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng
lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ
chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia
với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa của ngân hàng của các nước liên
quan.”
1
Các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế:
Ngân hàng trung ương: là ngân hàng tham gia, vào thanh toán quốc tế với
cương vị là người thay mặt chính phủ ký kết và thực hiện các Hiệp định về tiền
tệ và tín dụng quốc tế và là Ngân hàng của các ngân hàng trong hoạt động tiền tệ
và thanh toán quốc tế.
Ngân hàng thương mại: là chủ thể chủ yếu của trung gian tài chính tham
gia thanh toán quốc tế.
Các chủ thể khác: bao gồm các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong các
lĩnh vực phi ngân hàng như kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập
khẩu lao động và chuyên gia, du lịch vận tái, giao nhận, bảo hiểm, đầu tư và các
hoạt động ngoại giao.
1.1.2. Các điều kiện thanh toán quốc tế
Trong thương mại quốc tế, khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký hợp
đồng ngoại thương thì một bộ phận rất quan trọng cần phái thoả thuận là các
điều kiện thanh toán. Thanh toán tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ của cơ bản
của hai bên mua và bán. Thanh toán tiền hàng còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc
quay vòng vốn của hai bên, các loại rủi ro trong lưu thông tiền tệ và chi phí. Vì
vậy, khi đàm phám giao dịch hai bên mua và bán đều cố gắng thoả thuận điều
kiện thanh toán có lợi cho mình. Các điều kiện đó là:
Điều kiện về tiền tệ: trong hợp đồng ngoại thương các bên phái thoả thuận
rõ sử dụng đồng tiền nào là đồng tiền thanh toán, đồng tiền nào là, đồng tiền tính
toán tránh rủi ro nhầm lẫn khi thực hiện hợp đồng. Đồng tiền được sử dụng có
thể là tiền tệ quốc tế, tiền tệ quốc gia, hoặc cũng có thể là tiền mặt hay tiền tín
dụng tuỳ thuộc vào thoả thuận của các bên.
1
Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế (cập nhật UCP 600), nhà xuất bản thống kê.
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
3
Luận văn tốt nghiệp
Điều kiện về địa điểm thanh toán: Cả bên mua và bán đều muốn lấy nước
mình làm địa điểm thanh toán vì bên mua có thể đến ngày trả tiền mới phái chi
tiền trả, đỡ bị đọng vốn, còn bên mua có thể thu tiền về nhanh chóng nên luân
chuyển vốn nhanh và còn thuận tiện hơn. Nhìn chung, địa điểm thanh toán trong
thương mại quốc tế có thể ở nước người mua, hoặc nước người bán hoặc ở nước
thứ ba. Tuy nhiên, việc xác định địa điểm thanh toán phụ thuộc vào vị thế và lực
lượng của các bên, phương thức thanh toán và đồng tiền thanh toán là của nước
nào.
Điều kiện về thời gian thanh toán: Thời hạn thanh toán có quan hệ chặt
chẽ với việc luân chuyển vốn, lợi tức, khả năng có thể tránh được rủi ro do biến
động về tiền tệ thanh toán, nên nó là vấn đề quan trọng và thường là sự thoả
thuận khó khăn trong khi ký kết hợp đồng. Về thời hạn thanh toán thường có ba
cách quy định như sau: trả tiền trước, trả tiền ngay hoặc trả tiền ngay.
Điều kiện về phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán là nội dung
trọng yếu của nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nó chỉ việc người bán dùng cách
nào để thu tiền về và người mua dùng cách nào để trả tiền. Việc sử dụng phương
thức nào tuỳ thuộc vào thoả thuận của các bên tham gia hợp đồng ngoại thương.
Trong thương mại quốc tế, người ta thường sử dụng các phương thức thanh toán
chủ yếu sau: phương thức trả tiền mặt, phương thức ghi sổ, phương thức chuyển
tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức ghi sổ.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
1.1.3.1. Các nhân tố khách quan
Nhân tố thuộc về môi trường trong nước:
Trình độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán
quốc tế. Với nền kinh tế có trình độ thấp hoạt động thanh toán ít phát triển, đối
với nền kinh tế có trình độ cao hoạt động thanh toán phát triển hơn.
Các chính sách nhà nước, đặc biệt là các chính sách kinh tế đối ngoại có
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế., như chính sách về tỷ giá,
chính sách ngoại thương, chính sách ngoại hối.
Cơ sở hạ tầng công nghệ. Sự phát triển mạng lưới công nghệ thông tin của
quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế.
Hệ thống các ngân hàng thương mại: sự phát triển của hệ thống ngân
hàng cũng như những dịch vụ của nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh
toán quốc tế, như trình độ nghiệp vụ của nhân viên, cơ sở trang thiết bị, quy trình
nghiệp vụ
Ngoài ra, số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động thanh toán. Số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
tăng dẫn đến nhu cầu về thanh toán lớn từ đó thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất
nhập khẩu phát triển. Ngược lại, số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ít thì
nhu cầu về thanh toán hàng xuất nhập khẩu thấp.
Nhân tố thuộc về môi trường quốc tế:
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
4
Luận văn tốt nghiệp
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế, nhưng
hiện nay nhân tố được coi là ảnh hưởng nhiều nhất đó là: quá trình toàn cầu hoá
và sự phát triển của công nghệ thông tin.
Quá trình toàn cầu hoá và xu hướng hội nhập luôn tạo ra thách thức và cơ
hội cho mọi nền kinh tế, vì thế mà các hoạt động trong nền kinh tế diễn ra rất sôi
nổi, việc trao đổi mua bán giữa các quốc gia diễn ra nhiều hơn ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động thanh toán quốc tế. Nó đặt ra yêu cầu thanh toán quốc tế cần phái
đổi mới toàn diện cả về hình thức và nội dung nghiệp vụ, cần chuyển hướng đa
dạng hoá các hoạt động với sự đổi mới công nghệ để thích ứng ngày càng cao
với những yêu cầu của nền kinh tế.
Mặt khác, sự phát triển của công nghệ thông tin đã có tác động tích cực
đem lại những chuyển biến mới trong hoạt động thanh toán quốc tế. Ngày nay,
hoạt động thanh toán quốc tế với sự trợ giúp của công nghệ thông tin đã diễn ra
ngày càng nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ chịu sự chi phối của
luật pháp quốc gia mà còn chịu sự chi phối của các quy chuẩn, thông lệ quốc tế.
Các quy tắc thông lệ này rất phức tạp và thường xuyên được sửa đổi cho phù
hợp với điều kiện thương mại quốc tế nhằm giảm thiểu các rắc rối và rủi ro phát
sinh trong quá trình thực hiện giao dịch quốc tế. Sự biến động về tiền tệ cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thanh toán quốc tế
1.1.3.2. Các nhân tố chủ quan
Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp chuyên
kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động thanh toán phát triển hơn có bộ phận
chuyên trách về mảng thanh toán, trình độ nghiệp vụ thanh toán vững, quy trình
chặt chẽ. Đối với doanh nghiệp chuyên sản xuất thì bộ phận tham gia hoạt động
thanh toán không được chú trọng phát triển còn trong các doanh nghiệp chuyên
về kinh doanh xuất khẩu thì hoạt động thanh toán được tổ chức chặt chẽ và có
đầu tư đúng mức.
Uy tín của doanh nghiệp: đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động thanh toán của công ty. Nếu một doanh nghiệp có uy tín tốt sẽ
thiết lập được mối quan hệ tốt với khách hàng và ngân hàng. Từ đó góp phần tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán. Ví dụ: người
mua và bán có quan hệ làm ăn thân thiết với nhau, tin tưởng nhau do dó có thể
dùng phương thức thanh toán chuyển tiền - tiết kiệm chi phí, thủ tục đơn giản,
nhanh. Hoặc ngân hàng sẽ dễ dàng châp nhận chiết khâu bộ chứng từ cho những
doanh nghiệp có uy tín.
Trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác trong hoạt động thanh toán.
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động thanh toán tại
doanh nghiệp. Do đó, cán bộ làm thanh toán quốc tế đòi hỏi phái có trình độ
nghiệp vụ cao, am hiểu các thông lệ quốc tế, các quy trình thanh toán quốc tế để
hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Mối quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng: trong hoạt động thanh toán
quốc tế, ngân hàng là người trung gian nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
5
Luận văn tốt nghiệp
quả của hoạt động thanh toán tại doanh nghiệp. Nếu có quan hệ tốt với ngân
hàng, nhà xuất khẩu có thể được ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình thanh toán bằng cách: nhận được tiền hàng nhanh hơn trên cơ sở chiết khâu
bộ chứng từ, thúc dục người nhập khẩu trả tiền. Hoặc người nhập khẩu sẽ được
ký quỹ với giá trị thâp khi mở L/C. Mặt khác, ngân hàng còn có vai trò thực hiện
các hoạt động dịch vụ khác trong thanh toán như tư vân cho doanh nghiệp, kiểm
tra bộ chứng từ
1.2. Các phương thanh toán hàng xuất nhập khẩu chủ yếu.
1.2.1. Phương thức đổi chứng từ trả tiền
1.2.1.1. Khái niệm
“Phương thức đổi chứng từ trả tiền là phương thức thanh toán mà trong đó
nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác (trust account) để thanh
toán tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ các chứng từ
theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình
bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán”
2
1.2.1.2. Ưu nhược điểm của phương thức đổi chứng từ trả tiền
Ưu điểm
Thanh toán bằng phương thức này rât có lợi cho nhà xuất khẩu: giao hàng
xong là lây được tiền ngay vì chỉ khi nhà nhập khẩu chuyển đủ tiền ký quỹ thì
ngân hàng mới thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu tiến hành giao
hàng. Bộ chứng từ xuất trình đơn giản vì ngân hàng thanh toán cho nhà xuất
khẩu chủ yếu căn cứ vào loại chứng từ phái xuất trình chứ không kiểm tra từng
nội dung của chứng từ như trong phương thức L/C.
Nhược điểm
Nhà nhập khẩu phái trả tiền trước khi nhận hàng do đó sẽ có thể gặp
trường hợp hàng không đúng chât lượng, mẫu mã theo thoả thuận trong hợp
đồng.
1.2.2. Phương thức chuyển tiền
1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm
“Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người
chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhât định cho
một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhât định và trong một thời
gian nhât định”
3
Có hai hình thức chuyển tiền là: chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer –
M/T) và chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T)
Căn cứ vào thời gian trả tiền có: chuyển tiền ứng trước, chuyển tiền trả
ngay và chuyển tiền trả sau.
1.2.2.2. Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền
Ưu điểm
Đây là phương thức có lợi cho nhà xuất khẩu trong trường hợp trả tiền
trước vì nhà nhập khẩu nhận được tiền trước khi giao hàng và có lợi cho nhà
nhập khẩu trong trường hợp trả tiền sau bởi nhà nhập khẩu sau khi nhận được
2
Võ Thanh Thu (2005), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Nxb thống kê
3
Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế (cập nhật UCP 600), Nxb thống kê
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
6
Luận văn tốt nghiệp
hàng hoặc bộ chứng từ mới chuyển tiền. Thanh toán bằng phương thức này còn
có ưu điểm nữa là thời gian thanh toán nhanh chóng, chi phí thanh toán thâp hơn
so với các phương thức khác và thủ tục thanh toán không rườm rà, đơn giản.
Nhược điểm
Phương thức này mang lại nhiều rủi ro cho nhà xuất khẩu trong trường
hợp trả tiền sau bởi sau khi giao hàng, việc trả tiền hay không phụ thuộc vào
thiện chí của người mua. Và mang lại rủi ro cho nhà nhập khẩu trong trường hợp
trả tiền trước. Như vậy, sử dụng phương thức chuyển tiền độ an toàn không cao.
Tuy nhiên, phương thức này vẫn có thể áp dụng nếu hai bên thoả thuận được
những biện pháp để hạn chế rủi ro. Khi áp dụng phương thức chuyển tiền với
hợp đồng mua bán thông thường phái có các điều kiện đảm bảo.
Điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng
Lựa chọn bạn hàng tốt: thu thập thông tin về khách hàng, lựa chọn khách
hàng làm ăn có uy tín. Để giảm rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Ký quỹ, đặt cọc: Yêu cầu khách hàng, ký quỹ, đặt cọc một khoản tiền nào
đó. Nếu khách hàng không thực hiện hợp đồng thì khoản tiền đó không được trả
lại, nếu thực hiện hợp đồng thì khoản tiền đó sẽ được trừ vào giá trị hợp đồng.
Thế châp, cầm cố: Yêu cầu khách hàng đưa ra một tài sản có giá trị cho
mình. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng thì nhà xuất
khẩu có quyền định đoạt, còn nếu khách hàng thực hiện đúng hợp đồng thì nhà
xuất khẩu sẽ trả khoản thế châp cầm cố đó cho khách hàng.
Bảo lãnh trong các trường hợp: Ứng trước tiền hàng và trả tiền sau. Nhà
xuất khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu nhờ ngân hàng bảo lãnh thực hiện hợp
đồng nhập khẩu. Nếu nhà nhập khẩu không thực hiện hợp đồng thì ngân hàng sẽ
đứng ra bồi thường tổn thât cho nhà xuất khẩu.
1.2.3. Phương thức nhờ thu
1.2.3.1. Khái niệm
“Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó bên bán (nhà xuất khẩu) sau
khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất
trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để
được thanh toán, châp nhận hối phiếu hay châp nhận các điều kiện và điều khoản
khác”
4
.
Các loại nhờ thu:
Dựa vào tính chât chứng từ mà người mua yêu cầu làm căn cứ trả tiền,
nhờ thu phân thành hai loại: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
1.2.3.2. Ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu
Ưu điểm
Phương thức nhờ thu là phương thức đơn giản, chi phí rẻ hơn so với
phương thức đổi chứng từ trả tiền và phương thức tín dụng chứng từ, thời gian
thanh toán cũng ngắn hơn. Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ người
nhập khẩu còn khống chế hàng hoá đến tận nơi giao hàng tại nước người mua.
Tuy nhiên, phương thức nhờ thu phiếu trơn không đảm bảo quyền lợi của nhà
4
Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế (cập nhật UCP 600), Nxb thống kê
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
7
Luận văn tốt nghiệp
xuất khẩu nên nó ít được sử dụng. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ được sử
dụng nhiều hơn trong thương mại quốc tế. Vì nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ
chứng từ chỉ được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay
châp nhận thanh toán, nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra toà nếu
người này không trả tiền hối phiếu đã châp nhận khi đến hạn. Còn nhà nhập
khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước khi thanh toán
hay châp nhận thanh toán, đối với trường hợp trao chứng từ khi được châp nhận
(D/A) nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hoá mà chưa phái thanh toán
cho đến khi hối phiếu đến hạn thanh toán.
Như vậy, trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, nhà xuất khẩu ngoài
việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống
chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phái trả tiền hay châp nhận
trả tiền - đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu
phiếu trơn.
Nhược điểm
Khi áp dụng phương thức nhờ thu nhà xuất khẩu cũng gặp nhiều rủi ro,
phương thức nhờ thu phiếu trơn thì mức độ rủi ro cao hơn phương thức nhờ thu
kèm chứng từ. Những rủi ro nhà xuất khẩu có thể gặp là: ngân hàng thu hộ trao
bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay
châp nhận thanh toán, điều này có thể xảy ra nếu ngân hàng thu hộ đặt mối quan
hệ trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với khách hàng nước
ngoài; Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ tiền, không có trách nhiệm
gì nếu người nhập khẩu không trả tiền, ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm
về bât cứ sự chậm trễ hay thât lạc chứng từ nào.
Đối với nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà nhập khẩu lập bộ
chứng từ giả hay cố tình gian lận thương mại.
1.2.4. Phương thức tín dụng chứng từ
1.2.4.1 . Khái niệm
“Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó theo yêu
cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng sẽ phát hành một
bức thư gọi là L/C (Letter of Credit), theo đó ngân hàng phát hành cam kết trả
tiền hoặc châp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho
ngân hàng phát hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và
điều khoản quy định của L/C”
5
.
1.2.4.2 Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ
Ưu điểm
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng
rộng rãi nhât hiện nay vì nó có nhiều ưu điểm nổi trội. Phương thức này đảm bảo
quyền lợi của các bên trong giao dịch thương mại quốc tế một cách cao nhât.
Đối với người nhập khẩu:
5
Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế (cập nhật UCP 600), Nxb thống kê
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
8
Luận văn tốt nghiệp
Người nhập khẩu sẽ nhận được các chứng từ về hàng hoá do mình như
ngân hàng phát hàng ghi rõ trong L/C, đồng thời ngân hàng phát hành giúp kiểm
tra bộ chứng từ với chuyên môn và trách nhiệm cao nhât.
Người nhập khẩu được bảo đảm rằng sẽ chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/C
khi tât cả các chỉ thị trong L/C được thực hiện đúng và đảm bảo hàng hoá phù
hợp với bộ chứng từ theo các điều kiện và điều khoản đã ký kết trong hợp đồng
ngoại thương, như số lượng, chât lượng, thời gian giao hàng
Vì có sự bảo đảm về thanh toán, người nhập khẩu có thể thương lượng để
đạt được giá cả tốt hơn và mở rộng được quan hệ khách hàng cũng như quy mô
kinh doanh.
Đối với người xuất khẩu:
Là người hưởng lợi L/C, người xuất khẩu được đảm bảo rằng khi xuất
trình bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C thì sẽ nhận được tiến
hàng thanh toán, mà không cần phái chờ đến khi người nhập khẩu châp nhận
hàng hoá hay châp nhận bộ chứng từ. Nghĩa là người mua không thể trì hoãn
thanh toán bằng bât cứ cách nào nếu như chứng từ phù hợp L/C.
Tình trạng tài chính của người mua được thay thế bằng cam kết của ngân
hàng phát hành là sẽ trả tiền, châp nhận hoặc chiết khâu trên cơ sở chứng từ xuất
trình phù hợp với các điều khoản của L/C – đây là lợi thế vượt trội so với
phương thức ghi sổ hay nhờ thu.
Khi L/C không huỷ ngang được mở, nó không thể sửa đổi hoặc thanh toán
mà không có sự đồng ý của người bán. Một L/C không huỷ ngang có xác nhận
sẽ đặt trách nhiệm thanh toán không những cho ngân hàng phát hành mà còn cho
ngân hàng xác nhận, do đó, nó cung câp sự an toàn tốt nhât cho người xuất khẩu.
Để có ưu thế trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu có
thể đồng ý để nhà nhập khẩu trả chậm trên cơ sở ngân hàng phát hành châp nhận
thanh toán hối phiếu kỳ hạn. Nhà xuất khẩu có thể mang hối phiếu đã châp nhận
đến ngân hàng phục vụ mình hay bât cứ ngân hàng nào khác để chiết khâu nhận
tiền tức thời. Như vậy, đối với nhà xuất khẩu thì L/C không những là công cụ
thanh toán mà còn là công cụ tài trợ xuất khẩu. Họ sẽ được thanh toán trước hạn
so với quy định của L/C.
Nhược điểm
Chi phí thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ khá cao, quy trình
thanh toán phức tạp.
Đối với nhà nhập khẩu
Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ và bộ
chứng từ xuất trình, mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. Ngân hàng chỉ
kiểm tra tính chân thật “bề ngoài” của chứng từ, mà không chịu trách nhiệm về
tính chât “bên trong” của chứng từ, cũng như chât lượng và số lượng hàng hoá.
Một nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (có bề
mặt phù hợp với L/C) cho ngân hàng được chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ
không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
9
Luận văn tốt nghiệp
hàng hay không bị hư hại gì. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phái
hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành.
Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu phái tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C làm kéo dài thời gian
giao dịch, tăng chi phí.
Nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã cập
cảng. Vì bộ chứng từ bao gồm vận đơn, mà vận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng
hoá, nên thiếu vận đơn thì hàng hoá không được giái toả. Nếu nhà nhập khẩu cần
gâp ngay hàng hoá, thì phái thu xếp để được ngân hàng phát hành phát hành một
thư bảo lãnh gửi hãng tầu để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà nhập
khẩu phái trả một khoản phí cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu không nhận hàng theo
quy định thì tiền bồi thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh. Tuy nhiên, thông
thường theo các điều khoản của L/C thì nhà nhập khẩu sẽ nhận được bộ chứng
từ trong khoảng thời gian hợp lý.
Nếu không quy định “bộ vận đơn đầy đủ” (full set of bills of lading), thì
một người khác có thể lây được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ
vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là nhà nhập khẩu.
Đối với nhà xuất khẩu
Khi áp dụng phương thức tín dụng chứng từ, đòi hỏi người bán phái có
kinh nghiệm trong giao dịch L/C, những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương
giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phái tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung
L/C
Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi
khoản thanh toán/ châp nhận có thể chậm trễ, thậm chí bị từ chối thanh toán và
nhà xuất khẩu phái tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vân đề
được giái quyết hoặc phái tìm người mua mới, bán đâu giá hay chở hàng quay về
nước. Nhà xuất khẩu phái chịu các chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho và
mua bảo hiểm cho hàng hoá trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà nhập
khẩu là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.
Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu ngân hàng phát hành mât
khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng
không được thanh toán. Tương tự, nếu ngân hàng phát hành đã châp nhận hối
phiếu kỳ hạn nhưng bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn, thì hối phiếu cũng
không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng trong nước,
còn lại nhà xuất khẩu luôn chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của ngân hàng phát
hành, cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro cơ chế chính sách của nước nhà nhập
khẩu.
1.3. Các chứng từ chủ yếu trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
1.3.1. Các nguyên tắc lập và kiểm tra chứng từ
1.3.1.1. Một số nguyên tắc lập chứng từ:
Tên của các chứng từ: các chứng từ có thể được đặt tên theo yêu cầu của
L/C, mang một tên tương tự hoặc không có tên. Ví dụ, một L/C yêu cầu một
“Packing List” cũng có thể đáp ứng bằng một chứng từ mô tả chi tiết đóng gói
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
10
Luận văn tốt nghiệp
nhưng lại có tên “Packing Note”, “Packing and Weight List” hoặc một chứng
từ không có tên. Nội dung của chứng từ phái thể hiện được chức năng của chứng
từ mà L/C yêu cầu.
Về cách ghi ngày tháng trên chứng từ: Hối phiếu, chứng từ vận tái và
chứng từ bảo hiểm phái ghi ngày tháng, ngay cả khi tín dụng chứng từ không
yêu cầu. Đối với chứng từ khác nếu không ghi ngày tháng có thể dẫn chiếu đến
một chứng từ khác trong cùng một lần xuất trình. Một chứng từ vừa có ghi ngày
lập lại vừa có ghi một ngày ký sau đó thì sẽ được coi là ngày phát hành vào ngày
ký
Chứng từ nhiều trang kèm theo hoặc phụ lục khi lập phái thể hiện sự gắn
kết với nhau, các trang phái được xác định là bộ phận của chứng từ như đánh số
liên tiếp nhau 1/3, 2/3, 3/3 hoặc chỉ dẫn đến tham khảo các trang khác trong bộ
chứng từ (attached page, annex )
Bản gốc và bản sao: Các chứng từ được phát hành hơn một bản gốc trên
bề mặt có thể ghi chú để nhận dạng bản gốc, số thứ tự bản gốc và số lượng bản
gốc xuất trình.
Sửa chữa, thay đổi chứng từ: Việc sửa chữa và thay đổi chứng từ phái thể
hiện là đã được xác nhận bởi người phát hành chứng từ, người được người phát
hành uỷ quyền. Những sửa chữa và thay đổi trong chứng từ đã được hợp pháp
hoá, chứng thực hoặc tương tự phái thể hiện là đã được xác nhận bởi người hợp
pháp hoá, chứng thực chứng từ đó.
Cách ký chứng từ: Các chứng từ phái ký: vận đơn, hối phiếu, các giây
chứng nhận, các bản kê khai. Chữ ký phái là chữ ký gốc, Trong một số chứng từ
yêu cầu phái được “ký và đóng dâu” hoặc các yêu cầu tương tự thì sẽ được thoả
mãn bằng một chữ ký và có ghi rõ họ tên của người ký. Khi ký chứng từ nhiều
trang phái ký trên trang đầu và trang cuối trừ khi L/C hoặc bản thân chứng từ có
quy định riêng.
1.3.1.2. Một số nguyên tắc khi kiểm tra chứng từ
Bề mặt của chứng từ phái phù hợp với các điều khoản của L/C. Tức là dữ
liệu chứng từ không nhât thiết phái giống hệt như khi đọc lời văn của L/C, của
bản thân chứng từ nhưng phái phù hợp với điều khoản của L/C và cần phái hoàn
toàn đáp ứng các yêu cầu nêu trong L/C, từ mô tả đặc điểm của hàng hoá, đến
mô tả chât lượng, phương thức vận tái, giao nhận.
Bề mặt chứng từ không được mâu thuẫn với nhau. Ví dụ, việc mô tả hàng
hoá trong vận tái đơn có thể thể hiện một cách chung chung, không nhât thiết
phái giống hệt như trong hoá đơn thương mại hoặc trong L/C nhưng phái phù
hợp với hai loại chứng từ này.
Chứng từ được tạo lập theo yêu cầu của UCP 600 2007 ICC, ISBP 645
2003 ICC. Tức là khi lập các chứng từ này phái tuân thủ các nguyên tắc của
UCP 600 2007, ISBP 645 2003 ICC. Như khi lập hoá đơn phái đáp ứng được
- Mô tả hàng hoá, dịch vụ và các vân đề khác có liên quan đến hoá đơn:
phái phù hợp với mô tả trong L/C, không nhât thiết phái giống hệt như
trong L/C; phái phản ánh hàng hoá nào thực sự đã được giao hàng.
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
11
Luận văn tốt nghiệp
- Phái kê khai hàng hoá đã được giao, đơn giá và các đồng tiền trong hoá
đơn phái phù hợp với đồng tiền trong L/C.
- Số lượng, trọng lượng thể tích kê khai trong hoá đơn không được mâu
thuẫn với kê khai trên các chứng từ khác.
1.3.2. Các loại chứng từ chủ yếu dùng trong hoạt
động thanh toán xuất nhập khẩu
1.3.2.1. Các chứng từ về hàng hoá
* Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
Khái niệm
Hoá đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là chứng từ
do người bán lập yêu cầu người mua phái trả số tiền hàng ghi trên hoá đơn
Chức năng của hoá đơn thương mại
Hoá đơn thương mại là trung tâm của bộ chứng từ thanh toán. Trong
trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, thì hoá đơn là căn cứ để kiểm tra
nội dung đòi tiền của hối phiếu, khi không có hối phiếu, hoá đơn có tác dụng
thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền.
Trong việc khai báo hái quan và mua bảo hiểm, hoá đơn nói lên giá trị của
hàng hoá và là bằng chứng của sự mua bán, làm cơ sở cho việc tính thuế xuất
nhập khẩu và tính số tiền bảo hiểm
Hoá đơn cung câp những chi tiết về hàng hoá cần thiết cho việc thống kê,
đối chiếu hàng hoá với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng.
Khi hoá đơn đã được châp nhận trả tiền bởi người mua hay ngân hàng, nó
trở thành công cụ tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Phân loại hoá đơn thương mại
Căn cứ vào chức năng, hóa đơn thương mại được chia thành các loại hoá
đơn được thanh toán và các loại hoá đơn không thanh toán.
+ Các loại hoá đơn được thanh toán gồm:
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice):
- Hoá đơn chính thức (Final Invoice)
- Hoá đơn xác nhận (Certified Invoice)
- Hoá đơn lãnh sự (Consular Invoice)
- Hoá đơn chi tiết (Detailed Invoice)
- Hoá đơn trung lập (Neutral Invoice)
- Hoá đơn hái quan (Custom Invoice)
+ Các loại hoá đơn không thanh toán gồm:
- Hoá đơn tạm thời (Provisional Invoice)
- Hóa đơn hình thức (Pro – forma Invoice)
* Phiếu đóng gói (Packing list)
Phiếu đóng gói là bản kê khai tât cả hàng hoá đựng trong một kiện hàng
(thùng hàng, container ). Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hoá.
* Giây chứng nhận xuất xứ
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
12
Luận văn tốt nghiệp
Giây chứng nhận xuất xứ hàng hoá là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ
quan có thẩm quyền (thường là phòng Thương mại) câp để xác nhận nơi sản
xuất hoặc khai thác ra hàng hoá.
Giây chứng nhận xuất xứ hàng hoá được lập ra nhằm đáp ứng một trong
các lý do sau:
Để xác định mức thuế nhập khẩu: các nước xuất khẩu thường thoả thuận
với các nhập khẩu về mức thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu. Trong một số
trường hợp, hàng nhập khẩu được miễn thuế hoặc được ưu tiên thuế quan.
Nhằm mục đích xã hội và chính trị. Những nước viện trợ thường yêu cầu
những nước nhận viện trợ phái nhập khẩu hàng hoá từ nước mình thay vì nhận
trực tiếp bằng tiền. Một số nước còn câm nhập khẩu hàng hoá từ một nước nhât
định vì lý do chính trị.
* Các chứng từ hàng hoá khác
- Giây chứng nhận chât lượng (Certificate of Quality)
- Giây kiểm định (Certificate of Inspection)
- Giây chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity)
- Giây chứng nhận trọng lượng (Certificate of Weight)
- Giây chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate)
- Giây chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
- Giây chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate).
1.3.2.2. Chứng từ vận tái
Chứng từ về vận tái gồm rât nhiều loại như vận tái đơn, biên lai thuyền
phó, biên bản quyết toán hàng, bản lược khai hàng hoá Trong đó chứng từ quan
trọng nhât là vận tái đơn - đây là chứng từ sở hữu về hàng hoá, nó có thể mua
bán và chuyển nhượng. Trên thực tế có nhiều loại vận đơn như vận tái đơn
đường biển, chứng từ vận tái đa phương thức, biên lai gửi hàng đường biển, vận
tái đơn hàng không, biên lai gửi hàng đường biển, chứng từ vận tái đường sắt,
đường bộ và đường sông. Tuy nhiên vận tái đơn đường biển được sử dụng điển
hình nhât.
Khái niệm vận tái đơn đường biển
“Vận tái đơn đường biển (Ocean Bill of Lading hay Marine Bill of Lading
- được viết tắt là chứng từ chuyên chở hàng hoá (Transport documents) bằng
đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hoá
đã được bốc lên tàu hoặc sau khi hàng hoá được nhận để chở”
6
.
Chức năng của vận tái đơn đường biển
Thứ nhât, vận tái đơn đường biển là biên lai nhận hàng của người chuyên
chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi
hàng với chủng loại, số lượng và tình trạng hàng hoá ghi trên vận đơn.
Thứ hai, vận tái đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng thuê
tàu giữa người gửi hàng và người chuyên chở.
Thứ ba, vận tái đơn đường biển là chứng từ về quyền sở hữu hàng hoá.
Các loại vận tái đơn đường biển
6
Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế (cập nhật UCP 600), Nxb thống kê
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
13
Luận văn tốt nghiệp
* Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hoá:
- Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on Board Bill of Lading).
- Vận đơn nhận hàng để chở (Received for Shipment Bill of Lading).
* Căn cứ vào phê chú trên vận đơn:
- Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading).
- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading) hay vận đơn có điều khoản
(Claused B/L).
* Căn cứ vào tính chât pháp lý về sở hữu hàng hoá:
- Vận đơn gốc có ghi “Negotiable”
- Bản sao vận đơn có ghi “Non-negotiable”
* Căn cứ vào tính lưu thông của vận đơn:
- Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading).
- Vận đơn theo lệnh (Marine Bill of Lading).
- Vận đơn vô danh.
* Căn cứ vào phương thức thuê tàu:
- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter-Party Bill of Lading).
- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chợ (Line Bill of Lading).
* Căn cứ vào hành trình chuyên chở:
- Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading)
- Vận đơn đi thẳng (Direct Bill of Lading)
1.3.2.3.Chứng từ bảo hiểm.
Khái niệm
Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm câp cho người được
bảo hiểm, nhằm hợp thức hoá hợp đồng bảo hiểm và được để điều tiết quan hệ
giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Các loại chứng từ bảo hiểm
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm và giây chứng
nhận bảo hiểm.
Giây chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate). Được áp dụng khi nhà
xuất khẩu bán hàng một cách thường xuyên và họ thường ký một hợp đồng bao
để bảo hiểm cho tât cả các lô hàng xuất khẩu tại bât cứ thời điểm nào trong một
thời hạn nhât định theo các điều kiện và điều khoản như đã thoả thuận trước.
Đơn bảo hiểm (Insurance Policy). Được áp dụng trong trường hợp nhà
xuất khẩu bán hàng không thường xuyên, từng lần riêng biệt, mỗi lần giao hàng
phái thoả thuận với công ty bảo hiểm về các điều kiện bảo hiểm cho lô hàng.
1.3.2.4. Chứng từ tài chính
Chứng từ tài chính là các chứng từ được sử dụng trong việc chi trả tiền lẫn nhau.
Bao gồm: Hối phiếu, kỳ phiếu, séc và thẻ thanh toán. Trong thanh toán hàng
xuất khẩu chứng từ tài chính được sử dụng là hối phiếu.
Khái niệm hối phiếu (Bill of exchange – B/L)
“Hối phiếu là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát
cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thây phiếu hoặc đến một ngày
cụ thể nhât định hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phái trả một số tiền
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
14
Luận văn tốt nghiệp
nhât định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người
khác hoặc cho người cầm hối phiếu”
7
.
Đặc điểm của hối phiếu là: hối phiếu có tính trừu tượng, tính bắt buộc phái
trả tiền và tính lưu thông.
Phân loại hối phiếu:
* Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu: hối phiếu trả ngay và hối phiếu trả
có kỳ hạn
- Hối phiếu trả ngay (at sight bill hay on demand bill): Là loại hối phiếu
quy định người bị ký phát phái thanh toán cho người cầm hối phiếu ngay khi
nhìn thây hối phiếu. Những hối phiếu không quy định thời hạn thanh toán được
xem là hối phiếu trả tiền ngay.
- Hối phiếu có kỳ hạn (usance bill, time bill): Là loại hối phiếu có quy
định thời gian thanh toán hối phiếu. Có 4 cách quy định thời hạn hối phiếu:
(1) Một thời hạn nhât định kể từ ngày ký phát hối phiếu (bill date)
(2) Một thời hạn nhât định kể từ ngày ký châp nhận hối phiếu.
(3) Một thời hạn nhât định kể từ ngày ký vận đơn
(4) Tại một ngày cụ thể trong tương lai
* Căn cứ vào việc hối phiếu có kèm chứng từ hay không
- Hối phiếu trơn (Clean bill): là hối phiếu không kèm chứng từ thương mại
- Hối phiếu kèm chứng từ (documentary bill), bao gồm:
(1) Hối phiếu kèm chứng từ trả ngay – sight draft (D/P)
(2) Hối phiếu kèm chứng từ có châp nhận – time draft (D/A)
*Căn cứ vào tính chât chuyển nhượng
- Hối phiếu đích danh (nominal bill): là hối phiếu ghi cụ thể tên người
hưởng lợi hối phiếu không kèm theo điều kiện theo lệnh. Hối phiếu này vẫn có
thể chuyển nhượng theo thủ tục ký hậu trừ khi trên hối phiếu có quy định rõ ràng
là “không được chuyển nhượng”
- Hối phiếu vô danh (bearer bill), bao gồm:
(1) Không ghi tên người hưởng lợi ở mặt trước hối phiếu, bât cứ người
nào có hối phiếu trong tay chỉ cần ghi tên mình vào chỗ trống đều trở thành
người hưởng lợi hối phiếu.
(2) Hối phiếu chuyển nhượng bằng cách ký hậu ở mặt sau để trống (blank
endorsement), hoặc ký hậu theo lệnh để trống (order endorsement in blank) thì
người nào cầm hối phiếu cũng trở thành người hưởng lợi.
- Hối phiếu chuyển nhượng theo lệnh (order bill): là hối phiếu không phái
đích danh và cũng không phái vô danh mà là theo lệnh. Ví dụ, hối phiếu ghi cấu
“At……sight of this first bill of exchange pay to the order of TECHCOMBANK
the sum of… ”. Như vậy, người thụ hưởng hối phiếu là không chắc chắn, vì còn
phụ thuộc vào ý chí của Techcombank. Nếu không muốn chuyển nhượng cho
người khác, thì Techcombank chỉ cần điền tên mình vào chỗ trống, còn muốn
chuyển nhượng cho người khác thì làm thủ tục ký hậu.
7
Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế (cập nhật UCP 600), Nxb thống kê
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
15
Luận văn tốt nghiệp
1.4. Các công việc cần làm trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu tại các
doanh nghiệp
Hình 1.1: Quy trình thực hiện hàng xuất khẩu tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu
(1) Các công việc thực hiện trước khi ký hợp đồng như lựa chọn phương thức
thanh toán và ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, ngân hàng thông
báo.
(2) Các công việc thực hiện trước khi giao hàng như xác nhận thanh toán,
chuẩn bị hàng xuất, thuê vận tái (nếu có), mua bảo hiểm (nếu có)…
(3) Các công việc thực hiện sau khi giao hàng như lập bộ chứng từ thanh
toán, xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng….
Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu không chỉ diễn ra sau khi giao hàng
cho người nhập khẩu mà nó là một quy trình diễn ra từ trước khi ký kết hợp
đồng cho đến khi thanh lý hợp đồng. Chính vì vậy, nhà xuất khẩu thực hiện các
công việc sau:
1.4.1. Các công việc cần thực hiện trước khi ký kết hợp đồng.
Trước khi ký hợp đồng, nhà xuất khẩu phái thoả thuận với nhà nhập khẩu
về phương thức thanh toán sẽ áp dụng. Nếu áp dụng phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ, nhà xuất khẩu cũng phái thoả thuận cả ngân hàng phát hành,
ngân hàng xác nhận và ngân hàng thông báo.
Trong quá trình đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng, việc sử dụng
phương thức thanh toán nào cũng là một vân đề có nhiều tranh cãi. Bởi bên nào
tham gia hợp đồng ngoại thương đều muốn có những điều kiện có lợi cho mình
như nhà nhập khẩu muốn thanh toán theo phương thức chuyển tiền sau vì rủi ro
thâp đối với mình, còn nhà xuất khẩu lại muốn thanh toán theo phương thức
chuyển tiền trước vì quyền lợi được đảm bảo. Do đó, nhà xuất khẩu phái thoả
thuận với nhà nhập khẩu và đi đến thống nhât là sử dụng phương thức thanh toán
nào. Phương thức thanh toán có lợi cho nhà xuất khẩu là: Phương thức tín dụng
chứng từ không huỷ ngang, có xác nhận
Nếu sử dụng phương thức thanh toán L/C trong thanh toán hàng xuất, nhà
xuất khẩu nên thương lượng với nhà nhập khẩu về việc lựa chọn ngân hàng phát
hành, ngân hàng xác nhận, ngân hàng thông báo. Bởi vì cam kết trả tiền L/C là
ngân hàng phát hàng chứ không phái là nhà nhập khẩu. Do đó việc biết chắc
chắn khả năng và uy tín của ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận trở nên
cần thiết đối với nhà xuất khẩu. Đặc biệt, là trong một thế giới đầy biến động về
chính trị, xã hội và kinh tế. Vì vậy, việc đưa ra quy định về ngân hàng nào là
ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, ngân hàng thông báo có vai trò quan
trọng trong hoạt động thanh toán của công ty xuất nhập khẩu bởi nó ảnh hưởng
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
16
Ký hợp
đồng
ngoại
thương
Giao
hàng
(1) (2) (3)
Luận văn tốt nghiệp
đến việc nhà xuất khẩu có thu được tiền hàng xuất về hay không, đến hiệu quả
kinh doanh của công ty.
Ngoài ra, nhà xuất khẩu cũng phái thương lượng làm rõ về số loại chứng
từ, số lượng mỗi loại, bản gốc, bản sao, người phát hành, nội dung và luôn trong
khả năng thực hiện đúng hạn. Nguyên tắc chung là càng ít chứng từ phái xuất
trình thì càng dễ thực hiện, càng nhiều chứng từ phái xuất trình thì rủi ro sai sót
càng lớn.
1.4.2. Các công việc cần thực hiện trước khi giao hàng
Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu thực hiện: chuẩn bị
hàng xuất và dục nhà nhập khẩu chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho khâu
thanh toán; thuê vận tái (nếu có); mua bảo hiểm (nếu có)…
Dục nhà nhập khẩu chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho khâu thanh
toán. Việc dục nhà xuất khẩu chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho khâu thanh
toán phụ thuộc vào phương thức thanh toán mà hai bên đã thoả thuận trong hợp
đồng ngoại thương mà nhà xuất khẩu đề nghị nhà xuất khẩu đề nghị nhà nhập
khẩu thực hiện các yêu cầu khác nhau. Cụ thể:
Nếu thanh toán bằng phương thức đổi chứng từ trả tiền: Nhà xuất
khẩu yêu cầu nhà nhập khẩu ký quỹ tại ngân hàng đã chỉ định. Sau khi có thông
báo từ ngân hàng về kết quả đặt cọc của đối tác nhà xuất khẩu mới tiến hành
giao hàng.
Nếu thanh toán bằng phương thức điện chuyển tiền trả trước: Nhà
xuất khẩu yêu cầu khách hàng fax lệnh chuyển tiền.
Nếu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ:
Nhà xuất khẩu đề nghị nhà nhập khẩu mở L/C đúng thời hạn quy định của hợp
đồng và khi nhận được L/C, nhà xuất khẩu phái kiểm tra chi tiết những nội dung
chủ yếu của L/C.
Các nội dung L/C cần kiểm tra kỹ:
+ Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C (No of L/C, place and date of issuing)
+ Tên ngân hàng mở L/C (Opening bank, issuing bank)
+ Tên và địa chỉ ngân hàng thông báo (Advising bank), ngân hàng trả tiền
(Negotiang bank or paying bank), ngân hàng xác nhận (confirming bank)
+ Tên và địa chỉ người thụ hưởng
+ Tên và địa chỉ người mở L/C
+ Số tiền của L/C (amount)
+ Loại L/C (form of documentary credit)
+ Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C
+ Thời hạn giao hàng ( Shipment date or time of delivery)
+ Cách giao hàng
+ Cách vận tái
+ Phần mô tả hàng hoá (Description goods)
+ Các chứng từ hàng hoá (documents for payment)
Khi nhận L/C, nhà xuất khẩu phái kiểm tra kỹ quy định về bộ chứng từ
trên các khía cạnh:
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
17
Luận văn tốt nghiệp
- Số loại chứng từ phái xuất trình
- Số lượng chứng từ phái làm đối với từng loại
- Nội dung cơ bản yêu cầu đối với từng loại
- Thời hạn muộn nhât phái xuất trình các chứng từ
- Quy định cách thức trả tiền
Trong hợp đồng quy định trả tiền theo cách nào thì L/C phái quy định bằng cách
đó.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện ra những sai sót không đúng với
hợp đồng xuất khẩu, những điều kiện không có khả năng thực hiện được hoặc
thực hiện rât khó khăn, nhà xuất khẩu thông báo cho người nhập khẩu để tiến
hành tu chỉnh L/C.
Khi thực hiện tu chỉnh L/C cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nhà xuất khẩu muốn tu chỉnh L/C phái thông báo và phái được sự châp
nhận của bên đối tác trong hợp đồng.
- Sự tu chỉnh phái thực hiện thông qua ngân hàng, nội dung tu chỉnh phái
được sự xác nhận cuối cùng của ngân hàng phát hành L/C.
- Các nội dung giao dịch có liên quan đến nội dung tu chỉnh phái được thực
hiện bằng văn bản như điện báo, thư từ, điện tín…
- Sau khi thực hiện thông báo tu chỉnh L/C thì nội dung tu chỉnh trở thành
một bộ phận của L/C và có đầy đủ giá trị pháp lý, đồng thời nó phái có
nội dung huỷ bỏ các nội dung cũ có liên quan đến nó.
- Bên nào yêu cầu tu chỉnh thì bên đó phái chịu phí tu chỉnh.
Thuê vận tái (nếu có): Căn cứ vào điều kiện của hợp đồng mua bán ngoại
thương, nội dung L/C, đặc điểm mua bán và điều kiện vận tái, mà người xuất
khẩu có thể phái thuê tàu hoặc không. Trong trường hợp được quyền thuê tàu,
nhà xuất khẩu tiến hành liên hệ với hãng tàu lây bảng cước phí và lịch trình tàu
chạy. Lựa chọn chuyến tàu và ký đặt chuyến tàu theo mẫu của hãng tàu câp. Ký
hợp đồng vận chuyển và tổ chức giao hàng cho hãng tàu. Đồng thời, nhà xuất
khẩu gửi các nội dung mà các chứng từ phái tuân thủ cho người chuyên chở để
lập vận đơn cho phù hợp với yêu cầu.
Mua bảo hiểm (nếu có): Nhà xuất khẩu phái mua bảo hiểm hàng hoá khi
bán theo điều kiện CIF, CIP và nhóm D. Nhà xuất khẩu cần thực hiện các công
việc sau: liên hệ với công ty bảo hiểm, lựa chọn điều kiện mua bảo hiểm, giá trị
mua bảo hiểm, loại tàu, theo hợp đồng và L/C đã quy định; lập giây yêu cầu bảo
hiểm theo mẫu và cung câp toàn bộ hồ sơ về hàng hoá; lây giây chứng nhận bảo
hiểm hoặc đơn bảo hiểm để tập hợp làm chứng từ thanh toán.
1.4.3. Các công việc cần thực hiện sau khi giao hàng
Những công việc nhà xuất khẩu cần thực hiện sau khi giao hàng là: Lập bộ
chứng từ thanh toán; tự kiểm tra bộ chứng từ thanh toán trước khi xuất trình cho
ngân hàng; xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng; chiết khâu bộ chứng từ thanh
toán (nếu cần ).
Chuẩn bị và tổ chức lập bộ chứng từ: Sau khi giao hàng xong, nhà xuất
khẩu phái lập bộ chứng từ để xuất trình đúng quy định và được thanh toán. Bộ
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
18
Luận văn tốt nghiệp
chứng từ gồm những loại gì, mỗi loại bao nhiêu tuỳ thuộc vào yêu cầu của người
mua và có quy định trên hợp đồng hoặc L/C quy định (nếu thanh toán bằng
L/C).
Nếu thanh toán bằng phương thức đổi chứng từ trả tiền.
Bộ chứng từ nhà xuất khẩu phái lập để xuất trình cho ngân hàng để được thanh
toán thường gồm: Thư xác nhận (letter confirmation) đã giao hàng cho người
mua có đại diện ở nước xuất khẩu câp; bản copy của vận đơn và hoá đơn thương
mại có xác nhận của có đại diện ở nước xuất khẩu; vận đơn gốc; hoá đơn thương
mại. Trong trường hợp giao hàng tại kho ngoại quan của người mua. Bộ chứng
từ mà nhà xuất khẩu phái xuất trình gồm: ngoài các chứng từ trên còn có biên
bản nhận hàng của kho ngoại quan có xác nhận và chữ ký của đại diện người
mua nước xuất khẩu và thư yêu cầu chuyển tiền của người mua.
Nếu thanh toán bằng phương thức chuyển tiền.
Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phái lập thường bao gồm: vận tái đơn, hoá đơn
thương mại, chứng từ bảo hiểm… gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu để nhận hàng.
Nếu thanh toán bằng phương thức nhờ thu:
Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phái lập thường gồm hối phiếu nhờ thu, các
chứng từ vận tái, chứng từ bảo hiểm, giây chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói…
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa bộ chứng từ nhờ thu dùng trong phương thức
nhờ thu phiếu trơn và phương thức nhờ thu kèm chứng từ. Đó là, bộ chứng từ
nhờ thu trong nhờ thu phiếu trơn chỉ có hối phiếu, còn các chứng từ khác được
gửi trực tiếp cho người mua; bộ chứng từ nhờ thu trong nhờ thu kèm chứng từ
gồm hối phiếu và các chứng từ thương mại.
Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu phái thoả thuận cụ thể điều kiện trao chứng từ quy định trong lệnh nhờ thu
là như thế nào. Có 3 phương thức để trao chứng từ: Trao chứng từ khi được
thanh toán - điều kiện D/P (Documents against Payment); Trao chứng từ sau x
ngày nhìn thây - điều kiện D/P at X days sight (Documents against Payment at X
days sight); Trao chứng từ khi được châp nhận - điều kiện D/A (Documents
against Acceptance); Trao chứng từ khi châp nhận các điều kiện khác – điều
kiện D/OT hay D/TC (Documents against Other Terms and Conditions).
Nếu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Việc lập bộ
chứng từ đóng vai trò rât quan trọng trong thanh toán tiền hàng, nên để được
thanh toán nhà xuất khẩu phái lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C và
xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn quy định.
Tự kiểm tra bộ chứng từ trước khi xuất trình: là một biện pháp ngăn ngừa
rủi ro trong thanh toán quốc tế, đặc biệt có vai trò quan trọng đối với phương
thức tín dụng chứng từ. Tự kiểm tra lại bộ chứng từ trước khi xuất trình, nếu có
sai sót sẽ giúp nhà xuất khẩu khắc phục kịp thời, tránh được rắc rối trong việc
nhận tiền hàng. Ngoài ra, việc kiểm tra chứng từ trước khi xuất trình bộ chứng từ
có thể sửa được các lỗi chính tả, đánh máy, in ân…mặc dù theo quy tắc của
ISBP thì đó không được coi là lỗi.
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
19
Luận văn tốt nghiệp
Xuất trình bộ chứng từ: sau khi lập xong bộ chứng từ và tự kiểm tra (nếu
có) nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để thu tiền hàng về.
Việc xuất trình phái đúng thời hạn của mà hai bên đã thoả thuận hoặc trong thời
hạn hiệu lực của L/C.
Chiết khâu bộ chứng từ (nếu có):
Đối với bộ chứng từ trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, nhà xuất
khẩu có thể đem chiết khâu bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất. Nhà xuất khẩu gửi
đơn yêu cầu bằng văn bản đề nghị ngân hàng chiết khâu. Tuy nhiên, ngân hàng
chỉ áp dụng hình thức chiết khâu có truy đòi. Và toàn bộ vận đơn gốc được xuất
trình qua ngân hàng hoặc vận đơn được lập theo lệnh của ngân hàng.
Đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nhà xuất khẩu có thể
đem bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng để chiết khâu. Để được chiết khâu,
nhà xuất khẩu phái nộp cho ngân hàng bộ hồ sơ sau:
- Giây đề nghị chiết khâu có chữ ký của giám đốc của công ty
- Bản liệt kê các chứng từ đã nộp cho ngân hàng
- Bộ chứng từ xin chiết khâu
Điều kiện để được chiết khâu bộ chứng từ tại Vietcombank là:
- Bộ chứng từ xuất trình phái hoàn hảo
- Công ty không có nợ quá hạn
Công ty phái cam kết hoàn lại số tiền đã được ứng trước và tiền lãi nếu bị người
mua từ chối trả tiền.
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
20
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TỔNG HỢP I
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần XNK tổng hợp I
2.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty cổ phần XNK tổng hợp I
Công ty cổ phần XNK tổng hợp I được thành lập vào ngày 15/12/1981
theo quyết định số 1356/BNgT – TCCB của Bộ ngoại thương (nay là Bộ
Thương mại) với tên ban đầu là công ty XNK tổng hợp I, nhưng đến tháng
3/1982 công ty mới đi vào hoạt động thực tế.
Năm 1993, công ty Promexim được sát nhập vào công ty hình thành nên
công ty mới nhưng vẫn giữ nguyên tên là công ty XNK tổng hợp I, theo quyết
định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 348/BTM – TCCM ngày 31/3/1993.
Đầu năm 2006, Công ty chính thức cổ phần hóa và lây tên là công ty cổ
phần XNK tổng hợp I Việt Nam, theo nghị quyết số 3014/QĐ – BTM ngày
06/12/2005 và nghị quyết số 0417/QĐ – BTM của bộ thương mại.
Tên giao dịch của công ty: The VietNam national general export import
corporation (GENERALEXIM).
Trụ sở chính và các chi nhánh của công ty
Trụ sở chính: tại Hà Nội
Địa chỉ : 46 Ngô Quyền, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 048264008 Fax: 84 – 48259894
Email:
Website: www.generalexim.com.vn
Các chi nhánh - Xí nghiệp trực thuộc
* Tại Tp.Hồ Chí Minh
* Tại Tp.Đà Nẵng
* Tại Tp.Hái Phòng
* Xí nghiệp may Hái Phòng
2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty GERENALEXIM
Quá trình phát triển của công ty có thể chia làm 3 giai đoạn
2.1.1.2.1. Giai đoạn I (12/1981 – 12/1992)
Giai đoạn này, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc xác định phương
hướng phát triển và đặt nền móng về mọi mặt cho việc xây dựng công ty. Số cán
bộ công nhân viên ban đầu là 50 người với trình độ nghiệp vụ về xuất nhập khẩu
thâp và cơ sở vật chât nghèo nàn với số vốn là ban đầu là 913.179 đồng, trong đó
vốn lưu động là 139.000 đồng, nhưng công ty đã từng bước khắc phục được
những khó khăn và phát huy những thành quả đạt được.
2.1.1.2.2. Giai đoạn II (1/1993 – 12/2004)
Đây là thời kỳ tiếp tục xây dựng và phát triển công ty trên nền hợp nhât
giữa công ty XNK tổng hợp (cũ) và công ty phát triển sản xuất và XNK, gắn với
thời kỳ nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã
được định hình và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
21
Luận văn tốt nghiệp
Trong giai đoạn này, công ty đã thực hiện và thành công các công việc
sau:
+ Về công tác tổ chức bộ máy và xây dựng nguồn nhân lực lao động: công ty
tiếp tục xây dựng và phát triển nguồn lực của thời kỳ trước, thực hiện chính sách
đãi ngộ toàn diện đối với người lao động, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho
người lao động.
+ Về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty:
- Về xuất khẩu: Danh mục mặt hàng xuất khẩu của công ty rât phong phú
và luôn biến động, hình thức kinh doanh cũng luôn biến động và bám sát
thị trường và cơ chế.
- Về nhập khẩu: Những mặt hàng nhập khẩu công ty đã làm thành công là
nhập linh kiện lắp ráp xe máy dạng CKD, IKD, xi măng, sắt
thép Phương thức kinh doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng cũng
chuyển đổi khá mạnh từ nhập uỷ thác là chính, dần dần tỷ lệ nhập tự kinh
doanh đã được đẩy lên.
2.1.1.2.3. Giai đoạn III (từ 2005 đến nay)
Thực hiện quyết định của Bộ thương mại về việc tiến hành cổ phần hóa
doanh nghiệp (Quyết định số 0386 ngày 18/3/2005 và 0624 ngày 30/02/2005),
từ quý 2/2005 công ty bắt đầu triển khai các công việc liên quan đến công tác cổ
phần hóa.
Trong giai đoạn này, công ty được cơ quan câp trên ghi nhận bằng các
phần thưởng và danh hiệu: Bằng khen của thủ tướng chính phủ các năm 2004 –
2006, cờ thi đua “Đơn vị thi đua xuất sắc” của Bộ Thương mại tặng năm 2006
nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngành thương mại; Bức trướng ghi nhận thành tích 25
năm của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Ngoài ra, 10 tập thể và cán bộ công
ty được Bộ Thương mại tặng Bằng khen về thành tích đóng góp năm 2006. Đặc
biệt, công ty đã giành được giái thưởng Sao vàng đât Việt năm 2006 và được
bình chọn danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín” trong 3 năm liên tục từ
2004 – 2006, đây là những ghi nhận vị thế và uy tín chuyên môn của công ty
trên thương trường.
*Chức năng nhiệm vụ của công ty GENERALXIM
Chức năng của công ty
o Trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu nông sản, lâm sản, thủ
công mĩ nghệ, các hàng gia công chế biến, tư liệu sản xuất và hàng tiêu
dùng theo kế hoạch theo yêu cầu địa phương, các ngành, các xí nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của Nhà nước.
o Sản xuất gia công chế biến hàng hóa để xuất khẩu, làm các dịch vụ khác
liên quan đến xuất khẩu
o Cung ứng hàng hóa, vật tư nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước để phục
vụ cho các địa phương, các ngành, các xí nghiệp và được thanh toán bằng
tiền hoặc hàng hóa.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty
SVTH: Bùi Thị Thuỳ Lớp: KDQT46B
22