Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Chuong 1 vu sua copy mfmxreh0rk 20130111020700 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.01 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIÊN TỬ
1.1. Khái niệm, phân loại, ưu nhược điểm của hệ thống phun xăng
1.1.1. Khái niệm hệ thống phun xăng điện tử
Hệ thống phun xăng (HTPX) là hệ thống mà xăng được phun chủ
động vào đường nạp hoặc vào trong xy lanh động cơ với một áp suất và
một lượng nhất định để tạo hỗn hợp cháy có độ tơi cao theo yêu cầu của
các chế độ làm việc cụ thể của động cơ, nhằm nâng cao tính kinh tế và
giảm ơ nhiễm mơi trường.
Hệ thống phun xăng có điều khiển điện tử là hệ thống có thể điều
khiển được lượng nhiên liệu phun hoặc điều khiển được cả lượng nhiên liệu
phun, thời điểm phun và thời điểm đánh lửa phù hợp với chế độ làm việc
và điều kiện môi trường khai thác động cơ, cụ thể như sau:
+ Đối với phương án phun xăng vào đường nạp hoặc họng xu páp nạp
thì có 2 dạng hệ thống phun: loại thứ nhất chỉ điều khiển được lượng xăng
phun, loại thứ 2 điều khiển cả lượng xăng phun và thời điểm đánh lửa.
+ Đối với phương án phun xăng trực tiếp vào xi lanh thì hệ thống điều
khiển đồng thời cả 3 thông số là lượng xăng phun, thời điểm phun và thời
điểm đánh lửa.
Các hệ thống điều khiển chỉ điều khiển lượng nhiên liệu phun được
gọi là HTPX kiểu Jectronic; các hệ thống điều khiển tích hợp cả lượng
xăng phun, thời điểm phun, thời điểm đánh lửa được gọi là HTPX kiểu
Motronic.
1.1.2. Phân loại
1.1.2.1. Theo vị trí phun nhiên liệu
+ Phun xăng vào đường nạp: HTPX vào đường ống nạp sử dụng một
vòi phun trung tâm đặt trước bướm ga để phun xăng vào đường ống nạp.

3



Sau đó, hỗn hợp nhiên liệu -khơng khí được phân vào các xi lanh thông qua
hệ thống đường nạp.
+ Phun xăng vào họng các xu páp nạp: Mỗi họng xu páp nạp của
động cơ nhiều xi lanh sẽ được bố trí một vịi phun để phun xăng vào họng
xu páp nạp. Phương án phun này có ưu điểm là: khơng đòi hỏi khắt khe
trong việc lựa chọn thời điểm phun và phân bố thời gian phun; kết cấu nắp
máy đơn giản và dễ sử dụng. Chính vì vậy, hiện nay, hầu hết các hệ thống
phun xăng có điều khiển điện tử đều sử dụng phương án phun xăng vào
họng xu páp nạp.
+ Phun xăng trực tiếp vào xi lanh: vòi phun được lắp trên nắp máy
hoặc trên khối thân xi lanh sao cho đầu vòi phun tiếp xúc trực tiếp với
không gian buồng cháy và xăng được phun trực tiếp vào xi lanh ở cuối kỳ
nén với nguyên lý giống như động cơ diesel. Ưu điểm của phương án này
là động cơ có thể hoạt động với hỗn hợp rất nghèo, giảm được tiêu hao
nhiên liệu, nâng cao công suất và đặc biệt giảm được ô nhiễm môi trường
hơn so với các HTPX khác. Tuy nhiên nhựợc điểm cơ bản của hệ thống này
là: do xăng có độ nhớt nhỏ dẫn đến yêu cầu khe hở của bơm xăng và vịi
phun nhỏ; khó bơi trơn bơm cao áp… Đây là loại động cơ có hiệu suất cao
nhưng do kết cấu và điều khiển hệ thống phun phức tạp nên chưa được sử
dụng rộng rãi trong thực tế. Loại động cơ này sẽ phát triển mạnh trong
tương lai
1.1.2.2. Theo số vòi phun sử dụng
+ HTPX một điểm: Việc chuẩn bị hỗn hợp nhiên liệu được tiến hành
ở một vị trí tương tự như trường hợp bộ chế hịa khí, sử dụng một vòi phun
duy nhất. Xăng được phun vào đường nạp, phía trên của bướm ga. Hỗn hợp
được tạo thành trên đường nạp. Hệ thống này được sử dụng khá phổ biến
trên động cơ có cơng suất nhỏ, do cấu tạo tương đối đơn giản và giá thành
không quá cao.

4



+ HTPX hai điểm (Bipoint): Thực chất đây là một biến thể của hệ
thống phun xăng một điểm. Hệ thống này có sử dụng thêm vịi phun thứ hai
đặt bên dưới bướm ga, nhằm cải thiện chất lượng quá trình tạo hỗn hợp. Ví
dụ như hệ thống phun Honda PGM- F1 bipoint dùng cho trên xe Honda
Civic 1.6)
+ HTPX nhiều điểm (Multipoint): Mỗi xy lanh động cơ được cung
cấp nhiên liệu bởi 1 vịi phun bố trí ở vị trí gần xu páp nạp. Thường dùng
cho xe du lịch cao cấp có dung tích xi lanh lớn (trên 1600 cm3).Ví dụ như
các hệ thống phun: Bosch Motronic và L- jetronic, Misubishi, Honda PGM
– FI, Weber marelli, Siemens fenix.
1.1.2.3. Theo nguyên tắc làm việc của HTPX
+ HTPX kiểu cơ khí: Trong hệ thống loại này việc dẫn động, điều
khiển, điều chỉnh định lượng hỗn hợp được thực hiện theo một số nguyên
lý cơ bản như động học, động lực học, cơ học chất lỏng…Cần phân biệt hai
loại HTPX cơ khí: loại thứ nhất được dẫn động cơ khí từ động cơ đốt trong
(gồm một bơm xăng và một bộ phận định lượng nhiên liệu, hoạt động
giống như hệ thống phun nhiên liệu diesel); loại thứ hai hoạt động độc lập,
khơng có dẫn động cơ khí từ động cơ.
+ HTPX điện tử: Ở các HTPX loại này, một loạt các cảm biến sẽ
cung cấp thông tin (liên quan đến các thông số làm việc của động cơ) dưới
dạng tín hiệu điện cho một thiết bị tính tốn (thường được gọi là ECU). Sau
khi xử lý các thông tin này, ECU sẽ xác định lượng xăng cần cung cấp cho
động cơ theo một chương trình tính tốn đã được lập trình sẵn và chỉ huy
sự hoạt động của các vòi phun xăng (thời điểm phun và thời gian phun).
Tùy theo kiểu và mức độ hồn thiện, HTPX điện tử cịn có thể thực
hiện một số chức năng sau:
+ Chỉ huy đồng bộ quá trình đánh lửa bán dẫn hoặc điện tử.
+ Thực hiện Chiến lược chống kích nổ tự thích ứng.


5


+ Điều khiển đồng bộ quá trình phun xăng và quá trình đánh lửa.
+ Điều chỉnh thành phần hỗn hợp dựa theo theo tín hiệu điều khiển
ngược là nồng độ ơ xy trong khí thải.
+ Kiểm sốt q trình tuần hoàn khi xả.
+ Điều khiển động cơ trong các chế độ không ổn định
+ Điều khiển thiết bị thu hồi hơi xăng.
+ Thiết bị chống khởi động mã hóa, đối thoại với hộp số tự động,
liên lạc với máy tính của xe, chẩn đốn và thơng báo sự cố…
1.1.2.4. Theo nguyên lý lưu lượng khí nạp
Ở động cơ xăng truyền thống sử dụng bộ chế hịa khí cổ điển, lượng
xăng được cung cấp qua các gic-lơ theo sự chênh lệch áp suất trong đường
nạp, tức là theo mức độ “hút khí”của động cơ. Việc định lượng như thế sẽ
khơng được hồn hảo. Đối với HTPX, lưu lượng khơng khí thực tế nạp vào
xy lanh là thông số quan trọng, cơ bản nhất cần được đo liên tục để xác
định lượng nhiên liệu tối ưu cần cung cấp cho động cơ. Thơng tin về lưu
lượng khí được cung cấp cho ECU dưới dạng tín hiệu điện để làm cơ sở
tính tốn thời gian phun.
HTPX có thể được phân loại dựa theo nguyên lý hoạt động và đặc
điểm của thiết bị đo lưu lượng/khối lượng khí nạp:
+ HTPX dùng lưu lượng kế thể tích: Thiết bị này làm việc theo
nguyên tắc đo lực của dịng khí tác động lên một cửa đo quay quanh một
trục lắp trên đường nạp. Góc quay của nó phụ thuộc vào lưu lượng khí nạp
và được xác định bởi một điện kế. Như vậy, thiết bị sẽ cung cấp một tín
hiệu điện tỷ lệ với lưu lượng khí cho ECU. Để tăng độ chính xác của phép
đo, người ta sử dụng thêm một nhiệt kế để đo nhiệt độ khơng khí trong
đường nạp. Ví dụ như HTPX Bosch L – Jetronic, Bosch Motronic.

+ HTPX dùng lưu lượng kế khối lượng kiểu dây nóng: Một sợi dây
kim loại rất mảnh (thường làm bằng platin, có đường kính vài chục μm)

6


được căng ở một vị trí đo trong đường nạp. Khi lưu lượng khí nạp thay đổi
thì nhiệt độ và điện trở của dây cũng thay đổi theo. Một mạch điện tử cho
phép điều chỉnh tự động dòng điện đốt nóng dây. Dịng điện này sẽ tỷ lệ
với lưu lượng khí được nạp vào trong xy lanh động cơ. Theo ngun tắc
này, việc đo nhiệt độ khí có thể khơng cịn cần thiết nữa, vì lưu lượng khối
lượng được đo trực tiếp, nên độ chính xác của phép đo khơng bị ảnh hưởng
bởi những dao động của nhiệt độ khí như phương pháp trên.
+ HTPX dung lưu lượng kế khối lượng kiểu tấm nóng: Hệ thống
này hoạt động theo nguyên lý tương tự như hệ thống trên. Việc thay thế dây
kim loại bằng 2 tấm kim loại gốm mỏng cho phép tăng độ bền vững của
thiết bị đo và hạn chế ảnh hưởng do bụi hoặc rung động. Hai tấm kim loại
gốm này có điện trở phụ thuộc nhiệt độ được mắc thành cầu điện trở, một
dùng để đo lưu lượng và một dùng để đo nhiệt độ khí.
+ HTPX đo lưu lượng kiểu áp suất – tốc độ: Ở HTPX loại này,
lượng khí nạp được xác định thơng qua áp suất tuyệt đối trong đường ống
nạp và chế độ tốc độ của động cơ, dựa vào các thông số hay đặc tính chuẩn
đã được xác định từ trước (có tính đến biến thiên áp suất trong q trình
nạp). Các đầu đo được sử dụng thường là cảm biến áp suất kiểu áp điện –
điện trở, kết hợp với nhiệt kế để đo nhiệt độ khí nạp. Trong thực tế, khi
khởi động động cơ, do nhiệt độ thấp nên mật độ khơng khí tăng, ở cùng
một áp suất thì lượng khí nạp thực tế sẽ lớn hơn lượng tính tốn, dẫn đến
hỗn hợp nhạt có thể gây chết máy. Dựa trên thơng tin về nhiệt độ khơng khí
do cảm biến cung cấp, ECU sẽ tăng lượng xăng phun ra khi nhiệt độ khí
nạp thấp. Phép đo lưu lượng kiểu này thường được áp dụng cho các HTPX

một điểm (hệ thống Bosch mono- Jetronic). Với phương án sử dụng cảm
biến kiểu áp suất – tốc độ có một số ưu điểm như: kết cấu đơn giản,dễ lắp
đặt điều chỉnh, giá thành hạ; ít gây thêm sức cản khí động phụ trên đường

7


nạp. Tuy nhiên nó có một số nhược điểm như: khơng đo trực tiếp lưu lượng
khí và nhạy cảm với dao động áp suất và nhiệt độ trên đường nạp.
+ HTPX dùng lưu lượng kế siêu âm theo hiệu ứng Karman –
vortex: Một cơ cấu đặc biệt được lắp trên đường nạp nhằm tạo ra các
chuyển động xoáy lốc của khơng khí ở một vị trí xác định. Số lượng các
vịng xốy lốc sẽ tỷ lệ với lưu lượng thể tích. Một nguồn sóng siêu âm đặt
trên thành ống nạp, phát sóng có tần số xác định theo phương vng góc
với dịng chảy khơng khí. Tốc độ lan truyền của sóng siêu âm xun qua
dịng khí phụ thuộc vào lượng khí chuyển động xốy. Một thiết bị nhận
sóng siêu âm sẽ đo tốc độ này và gửi tín hiệu điện đến bộ điều khiển trung
tâm (ví dụ như HTPX của hãng Mitsubishi).
1.1.2.5. Phân loại theo tên gọi của HTPX
Như đã đề cập ở trên, với HTPX của hãng Bosch, được chia thành 2
kiểu chính là HTPX kiểu Jetronic và HTPX kiểu Motronic:
+ Các HTPX kiểu Jetronic bao gồm:
- D-Jetronic
- Mono-Jetronic
- L-Jetronic
- LH-Jetronic
- KE-Jetronic
+ Các HTPX kiểu Motronic bao gồm
- Mono-Motronic
- KE-Motronic

- ML-Motronic
- M-Motronic
- MP-Motronic
- ME-Motronic
- MED-Motronic

8


1.1.3. Ưu/nhược điểm của hệ thống phun xăng điện tử
1.1.3.1. Ưu điểm
+ Giảm mức tiêu hao nhiên liệu cho động cơ: HTPX cho phép định
lượng nhiên liệu rất chính xác, phù hợp với hai điều kiện làm việc của động
cơ, có tính đến các yếu tố vận hành như: điều kiện mơi trường (nhiệt độ, áp
suất, độ ẩm), tình trạng kỹ thuật, sự cố và các yếu tố khác như mức độ độc
hại khí thải của động cơ. Việc phun xăng vào xu páp nạp cho phép phân bố
tốt hỗn hợp hịa khí cho từng xy lanh và tránh được các vấn đề hay gặp phải
ở bộ chế hịa khí cổ điển trước đây, nhất là hiện tượng hơi xăng ngưng
đọng trên đường nạp và tình trạng hỗn hợp khơng đồng nhất (đậm nhạt
không đều ở các xi lanh khác nhau). Trên một số HTPX hiện đại cịn có thể
cho phép điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp của từng vịi phun để tính
đến tình trạng hao mịn của từng xy lanh riêng biệt.
+ Tăng cơng suất lít của động cơ: Ở động cơ phun xăng sức cản khí
động trên đường được giảm bớt do khơng có bộ chế hịa khí. Kết cấu đường
nạp có thể được tối ưu hóa để nạp đầy tối đa trong mọi chế độ vận hành. Bộ
điều khiển trung tâm của một số hệ thống HTPX hiện đại (Bsoch Motronic,
Marelli Weber, Poerburg Ecojec M, Siemens fenix 4,…) điều khiển đồng
thời cả hai hệ thống (phun xăng và đánh lửa). Nhờ đó, cho phép tối ưu hóa
cả hai q trình này để tăng hiệu suất của động cơ.
+ Động cơ nhạy cảm với điều khiển hơn và làm việc tốt hơn ở các

chế độ không ổn định: Các quá trình điều khiển bằng điện – điện tử có
qn tính rất nhỏ. Hiệu quả gia tốc đạt được gần như tức thời do xăng được
phun ngay gần xu páp nạp. Đồng thời, có thể rút ngắn và tối ưu hóa q
trình khởi động, sấy nóng động cơ; tăng độ làm việc ổn định của động cơ ở
chế độ không tải. Khi sử dụng HTPX, động cơ hoạt động tốt trong mọi điều
kiện địa hình và thời tiết, không phụ thuộc vào tư thế của xe (lên xuống dốc
cao và cua gấp…).

9


+ Khí thải bớt độc hại hơn: Do xăng được phun ra dưới dạng sương
mù (đường kính hạt chỉ độ vài trăm μm) nên hỗn hợp nhiên liệu-khơng khí
được chuẩn bị tốt hơn, phân phối đều hơn trong các xi lanh nên động cơ
vận hành tốt hơn. Việc sử dụng tín hiệu từ cảm biến Lambda kết hợp với bộ
xử lý khí thải (BXLKT) cho phép đạt được hỗn hợp chuẩn ở các chế độ làm
việc mong muốn của động cơ và giảm đến mức cho phép các thành phần
độc hại trong khí thải.
1.1.3.2. Nhược điểm
Ngồi những ưu điểm trên, HTPX có một số điểm hạn chế so với hệ
thống nhiên liệu xăng dùng bộ chế hịa khí cổ điển, đó là:
+ Cấu tạo của hệ thống phức tạp, yêu cầu khắt khe về chất lượng
xăng và khơng khí (chất lượng lọc phải rất tốt), công tác bảo dưỡng sửa
chữa khó, địi hỏi trình độ chun mơn cao.
+ Giá thành còn đắt.
+ Độ tin cậy phụ thuộc nhiều vào hệ thống điều khiển
Tuy nhiên, với đà phát triển hiện nay của kỹ thuật phun xăng, với sự
giảm giá thành liên tục của các linh kiện, thiết bị điện tử và nhất là với
những quy định càng ngày càng ngặt nghèo về mức độ độc hại của khí xả,
các HTPX sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện cơ giới

đường bộ.
1.2. Tổng quan về HTPX của hãng Bosch
1.2.1. Lịch sử phát triển các HTPX của hãng Bosch
Nguyên lý của động cơ xăng không thay đổi nhiều (ngoại trừ động
cơ phun xăng trực tiếp, có nguyên lý hoạt động giống động cơ diesel) kể từ
khi ra đời cho đến nay. Tuy nhiên, một động cơ xăng hiện đại có rất ít các
bộ phận giống như động cơ xăng truyền thống. Trong vòng 3 thập niên trở
lại đây, động cơ xăng đã dần được hoàn thiện, điều này được thể hiện cụ
thể thông qua việc tăng công suất riêng của động cơ, giảm dần mức độ độc

10


hại của khí thải và giảm đáng kể mức tiêu hao nhiên liệu. Việc thay đổi
phương pháp điều khiển động cơ từ cơ khí sang điều khiển điện tử là
nguyên nhân chính dẫn đến những sự thay đổi kể trên.
Bảng 1.1. Lịch sử phát triển các HTPX của hãng Bosch, [7 ]
Năm

Sự kiện

1965

Hệ thống đánh lửa bán dẫn ra đời

1967

HTPX kiểu D-Jetronic (phun điện tử, điều khiển bởi áp suất

1973


khí nạp)
HTPX kiểu K-Jetronic (kiểu thủy-cơ)

1973

HTPX kiểu L-Jetronic (phun điện tử dùng tín hiệu lưu lưọng

1979

khí nạp)
M-Motrronic (hệ thống đầu tiên điều khiển tích hợp cả phun

1981

xăng và đánh lửa)
LH-Jetronic (phun điện tử với tín hiệu lưu lưọng dịng khí

1982

nạp)
HTPX kiểu KE –Jetronic (giống K-Jetronic, thêm các chức
năng điều khiển nâng cao)

1982

Hệ thống đánh lửa điện tử

1982


Hệ thống điều khiển chống kích nổ

1986

Điều khiển sự vận hành của động cơ bằng điện tử

1987

HTPX kiểu Mono –Jetronic (phun đơn điểm tại bướm ga)

1989

HTPX kiểu Mono –Motronic (Phun đơn điểm tại bướm ga,

1994

điều khiển đánh lửa)
HTPX kiểu ME-Motronic (kiểu Motronic, có tích hợp điều

2000

khiển điển tử bướm ga)
HTPX kiểu MED–Motronic (hệ thống phun xăng trực tiếp)

Các HTPX của hãng Bosch đã có sự phát triển vượt bậc trong thời
gian qua, với một số điểm mốc quan trọng được trình bày trong Bảng 1.1.

11



Do các HTPX cơ khí hiện nay ít sử dụng nên phần tiếp theo của
Chương 1 chỉ trình bày về đặc điểm của các HTPX điều khiển điện tử kiểu
Jetronic và Motronic
1.2.2. Đặc điểm các HTPX điện tử kiểu Jetronic
+ HTPX kiểu D-Jetronic (còn gọi tắt là hệ thống D-J): hệ thống D- J
là hệ thống phun dựa trên quan hệ áp suất trong đường ống nạp và lượng
nhiên liệu phun. Chữ cái D-J viết tắt của hai từ bằng tiếng Đức là Druck
(áp suất) và Jection (phun). Hệ thống D-J lần đầu được đưa vào sử dụng
năm 1967 trên động cơ xe Volkowagen 1600 LE. D-J là hệ thống phun đa
điểm được điêu khiển bằng điện tử và phun gián đoạn. Nhiên liệu cấp đến
vịi phun điện từ có áp suất không đổi và do vậy lượng nhiên liệu được
phun chỉ phụ thuộc vào độ dài của xung điều khiển. Độ dài của những xung
này phụ thuộc vào tốc độ quay của động cơ và áp suất khí nạp. Tín hiệu
cảm biến tốc độ quay xác định vi trí của pít tơng cịn cảm biến áp suất khí
nạp xác định mức tải của động cơ. Tín hiệu của hai cảm biến này sẽ xác
định lượng xăng phun cơ bản.
+ HTPX kiểu L-Jetronic (còn gọi tắt là hệ thống L-J): Hệ thống L-J
là HTPX dựa trên quan hệ lưu lượng khơng khí nạp và lượng xăng phun.
Chữ L-J viết tắt hai từ bằng tiếng Đức là Luft (khơng khí) và Jection
(phun). Hệ thống L-J được đưa vào sử dụng lần đầu tiên năm 1973. Bắt đầu
từ HTPX kiểu L-J người ta bắt đầu đo lưu lượng khơng khí nạp bằng lưu
lượng kế và sử dụng cảm biến Lamđa (đo hàm lượng ơ xy dư của khí thải
thơ, trước bộ XLKT) để cung cấp tín hiệu điều khiển ngược nhằm kiểm
sốt thành phần hỗn hợp cháy theo hệ thống điều khiển vịng lặp kín
(Closed-loop Control system) phục vụ mục đích giảm các thành phần độc
hại trong khí thải của động cơ. L-J là HTPX đã thành công trong việc xử lý
dữ liệu dạng kỹ thuật số.

12



+ HTPX kiểu L3-Jetronic (còn gọi tắt là hệ thống L3-J): L3-J là hệ
thống cải tiến của L-J. So với hệ thống L-J, hệ thống L3-J có 3 ưu điểm là :
ECU bố trí trong hộp vỏ của cảm biến đo lưu lượng khơng khí nạp nên rất
thuận tiện cho việc bố trí trên xe; việc bố trí ECU cùng cảm biến đo lưu
lượng khơng khí nạp với các đầu nối bên trong hộp kín nên đơn giản và
giảm chi phí lắp đặt; việc ứng dụng kỹ thuật số cho phép thực hiện những
chức năng mới với khả năng thích ứng cao hơn.
+ HTPX kiểu LH-Jetronic (còn gọi tắt là hệ thống LH-J): LH-J lần
đầu được đưa vào sử dụng năm 1981. LH-J cũng dựa trên cơ sở của hệ
thống L-J. Sự khác biệt là L-J dùng cảm biến đo lưu lượng khí nạp, cịn
LH-J dùng cảm biến đo khối lượng khí nạp kiểu dây đốt. Do vậy, trong ký
hiệu tên của hệ thống LH-J có thêm chữ H (H-Hot-wire air-mess meter)..
Các bộ đo khối lượng khơng khí nạp kiểu dây đốt (hot-wire) hoặc kiểu
màng đốt (hot-film) là các cảm biến tải kiểu nhiệt (kết quả đo không phụ
thuộc vào mật độ khơng khí). Chúng được lắp giữa bầu lọc khơng khí và
bướm ga và ghi nhận dịng khối lượng khơng khí nạp vào động cơ. Cả hai
loại cảm biến này đều có chung một nguyên lý làm việc.
+ HTPX kiểu MONO-Jetronic (còn gọi tắt là hệ thống M-J): Hệ
thống Mono-jectronic lần đầu được đưa vào sử dụng năm 1979, là hệ thống
phun đơn điểm (hệ thống phun tập trung), áp suất phun thấp (100 kPa)
dùng cho động cơ 4 xi lanh. M-J sử dụng một vịi phun bố trí trước bướm
ga để phun xăng vào họng ống khuếch tán. Xăng cùng với khơng khí tạo
thành hỗn hợp và phân chia vào các xi lanh của động cơ tương tự như trong
động cơ xăng dùng bộ chế hồ khí truyền thống. Hệ thống này thường được
ký hiệu là SPI (Single-Poin Injection).
+ HTPX kiểu KE-Jetronic: Hệ thống KE-jectronic lần đầu được đưa
vào sử dụng năm 1982 và được phát triển trên cơ sở của hệ thống K-J (là hệ

13



thống phun xăng kiểu cơ khí-thủy lực, được đưa vào sử dụng năm 1973).
Hệ thống KE-jectronic là hệ thống phun xăng kiểu điện-cơ khí thuỷ lực
điều khiển từ ECU. Về cơ bản KE-jectronic giống với K-Jetronic, điểm
khác biệt đó là KE Jetronic được trang bị thêm một số cảm biến và chức
năng của ECU nhằm tăng khả năng thích ứng của động cơ và chuyển đổi
linh hoạt hơn trong các chệ độ vận hành.
1.2.3. Đặc điểm các HTPX điện tử kiểu Motronic
Motronic là hệ thống phun xăng có khả năng điều khiển tích hợp cả
hai q trình phun xăng và đánh lửa, nhờ đó giảm mức tiêu hao nhiên liệu,
nâng cao công suất và giảm được mức độ độc hại khí thải của động cơ.
Sự phát triển của kỹ thuật điện tử đã tạo ra những bộ vi xử lý và chíp
bán dân có khả năng xử lý mạnh, khả năng lưu trữ lớn. Dẫn đến việc tính
tốn cũng như những dữ liệu cần thiết của cả hệ thống phun xăng điện tử và
đánh lửa điện tử có thể được tích hợp trong 1 bộ điều khiển điện tử.
Hiện nay, Motronic là một trong những hệ thống điều khiển động cơ
xăng hiên đại nhất. Kể từ khi ra đời cho đến nay nó có các model sau:
+ HTPX kiểu M-Motronic: Được bắt đầu sản suất đầu những năm
1979 và nó được tích hợp giữa HTPX điện tử đa điểm kiểu Jetronic với
đánh lửa điều khiển điện tử. Chính điều này làm nó có thể đạt được sự cân
bằng cần thiết giữa việc định lượng nhiên liệu và điều khiển đánh lửa. Đạt
được kết quả này chính là nhờ sự phát triển nhanh của công nghệ bán dẫn,
năng lực xử lý của vi điều khiển, khả năng lưu trữ chương trình và dữ liệu
của chip. Chính nhờ sự phát triển này nên, HTPX kiểu Motronic đã tích
hợp được thêm nhiều yếu tố điều khiển như: kiểm sốt kích nổ, kiểm sốt
áp suất tăng áp bằng tua-bin khí thải. Các điều luật ơ nhiễm đã khiến cho hệ
thống tuần hồn khí thải và hệ thống thu hồi hơi nhiên liệu (HC) trở thành
khơng thể thiếu trên động cơ phun xăng. Chính vì vậy, hệ thống điều khiển


14


động cơ phun xăng sẽ được tích hợp giữa điều khiển điện tử với các thiết bị
điều chỉnh và trở lên rất phức tạp.
+ HTPX kiểu KE-Motronic: Do các thiết bị điện tử và các bộ phận
phun nhiên liệu có giá thành tương đối đắt nên M-Motronic khi ra đởi chỉ
được nắp đặt trên những xe sang trọng. Tuy nhiên, do yêu cầu đáp ứng các
giới hạn về mức độc độ khí thải nên cần phát triển một hệ thống Motronic ít
phức tạp hơn để có thể phù hợp với các xe hạng trung và các xe có thiết kế
nhỏ gọn. HTPX kiểu KE-Motronic là sự kết hợp giữa HTPX kiểu KEJetronic với hệ thống đánh lửa được điều kiển điện tử bằng ECU đơn.
+ HTPX kiểu Mono-Motronic:Về cơ bản giống với HTPX kiểu MMotronic. Sự khác biệt của 2 hệ thống này là thay vòi phun đơn đặt ở trung
tâm bằng việc phun nhiên liệu vào đường ống nạp. Do vậy, phần phun
nhiên liệu nói riêng của HTPX Mono-Motronic giống với phần phun nhiên
liệu của HTPX M-Jetronic..
+ HTPX kiểu ME-Motronic: ME-Motronic được bắt đầu sản suất
năm 1994 dựa trên cơ sở hệ thống M-Motronic. HTPX này được bổ sung
thêm một chức năng là kiểm soát sự vận hành của động cơ bằng điện tử. Hệ
thống ME-Motronic còn được ám chỉ với thuật ngữ “điều khiển bướm ga
điện tử”-ETC (Electronic Throttle Cntrol), trong đó việc điều khiển bướm
ga bằng một dây dẫn cơ khí (như trong các hệ thống phun trước đó) được
thay thế bằng điều khiển điện tử thơng qua tín hiệu cảm biến hành trình
chân ga (Pedal Travel Sensor) trong bộ phận gia tốc bàn đạp chân ga
(Accelerator-pedal module).

15


Bảng 1.2. Đặc điểm các HTPX kiểu Jetronic và Motronic của Hãng Bosch, [7]
Tên HTPX


Năm đưa vào sử dụng

Phương pháp tổ chức phun

Phương pháp đo khơng khí nạp

D-Jetronic

1967

Phun đồng thời

Đo áp suất khí nạp

Mono-Jetronic

1987

Phun tập trung (1 vịi phun )

Đo lưu lượng/khối lượng khí nạp

L-Jetronic

1973

Phun lần lượt theo thứ tự

Đo lưu lượng/khối lượng


LH-Jetronic

1981

Phun lần lượt theo thứ tự

Đo lưu lượng/khối lượng

KE-Jetronic

1982

Phun lần lượt theo thứ tự

Đo lưu lượng

Mono-Motronic

1989

Phun tập trung (1 vịi phun )

Đo vị trí bướm ga/tốc độ động cơ

KE-Motronic

Sau 1982

Phun lần lượt theo thứ tự


Đo lưu lượng

ML-Motronic

Sau 1990

Phun đồng thời/ Phun lần lượt

Đo lưu lượng

M-Motronic

1979

Phun đồng thời/Phun lần lượt

Đo lưu lượng/khối lượng

ME-Motronic

1994

Phun lần lượt

Đo khối lượng

MED-Motronic

2000


Phun trực tiếp vào xi lanh

Đo khối lượng

16


+ HTPX kiểu MED-Motronic: Hệ thống MED-Motronic được bắt
đầu sản xuất năm 2000. Điểm khác biệt căn bản của MED-Motronic so với
ME-Motronic là việc ứng dụng công nghệ phun xăng trực tiếp. Điều này
dẫn đến việc điều khiển, điều chỉnh quá trình làm việc của động cơ rất phức
tạp và yêu cầu phải sử dụng bộ vi xử lý rất mạnh, có khả năng đặc biệt.
Những đặc điểm chính của các loại HTPX kiểu Jetronic, Motronic
được giới thiệu trong Bảng 1.2.
Ta thấy, những kiến thức liên quan đến HTPX rất phức tạp và rất
rộng. Do vậy, trong Chương 2 của Đồ án Tốt nghiệp, em chỉ tập trung
nghiên cứu, khai thác 3 HTPX kiểu Motronic (của hãng Bosch) đang được
sử dụng hiện nay, đó là:
+ HTPX kiểu M-Motronic
+ HTPX kiểu ME-Motronic
+ HTPX kiểu MED-Motronic

17



×