Tải bản đầy đủ (.pdf) (308 trang)

Tác Động Của Trải Nghiệm Khách Hàng Đến Giá Trị Thương Hiệu Và Ý Định Mua Lặp Lại Trực Tuyến - Xem Xét Vai Trò Trung Gian Của Lòng Tin Và Sự Hài Lòng Khách Hàng.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 308 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

LƯỢNG VĂN QUỐC

TÁC ĐỘNG CỦA TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG ĐẾN
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VÀ Ý ĐỊNH MUA LẶP LẠI
TRỰC TUYẾN: XEM XÉT VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA
LÒNG TIN VÀ SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................... ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................. x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................ xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................... 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................. 1
1.1.1 Từ lý thuyết ............................................................................... 1
1.1.2 Từ thực tiễn ............................................................................... 2
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................... 5
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................. 5
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 6
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................. 6
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 7
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................................... 11
1.5.1 Đóng góp về mặt khoa học ...................................................... 11


1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn....................................................... 13
1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN .......................................................... 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....... 16
2.1 CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN .................................................. 16
2.1.1 Lý thuyết marketing trải nghiệm (Experiential Marketing Theory)
.................................................................................................. 16
2.1.2 Lý thuyết marketing mối quan hệ (Relationship Marketing Theory)
.................................................................................................. 17
2.1.3 Lý thuyết giá trị thương hiệu (Theory of Brand Equity) ......... 21
2.1.4 Lý thuyết kích thích – chủ thể - phản ứng (SOR: StimulusOrganism-Response Theory) ............................................................... 21
2.1.5 Các lý thuyết liên quan khác .................................................... 23
2.1.5.1 Quy trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng
(Consumer decision-making process) ................................................. 23
2.1.5.2 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action-TRA)25
2.1.5.3 Lý thuyết xác nhận kỳ vọng (Expectation Disconfirmalion
Theory-EDT) ....................................................................................... 26
2.1.5.4 Lý thuyết về mơ hình chấp nhận công nghệ (Technology
Acceptance Model-TAM)..................................................................... 27
2.1.5.5 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior-TPB)29
2.1.5.6 Mơ hình kỳ vọng-xác nhận (Expectation-Confirmation Model ECM)
........................................................................................... 30
2.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH ............................................................ 31
2.2.1 Trải nghiệm khách hàng (Customer Experience) .................... 31
iii


2.2.1.1 Khái niệm trải nghiệm khách hàng .................................... 31
2.2.1.2 Các thành phần trải nghiệm khách hàng ........................... 34
2.2.2 Lòng tin của khách hàng (Customer Trust) ............................. 37
2.2.3 Sự hài lòng khách hàng (Customer Satisfaction) ..................... 38

2.2.4 Giá trị thương hiệu (Brand Equity) .......................................... 41
2.2.4.1 Khái niệm giá trị thương hiệu ............................................ 41
2.2.4.2 Các thành phần giá trị thương hiệu ................................... 43
2.2.5 Ý định mua lặp lại trực tuyến (Online Repurchase Intention) . 44
2.2.6 Các khái niệm liên quan khác .................................................. 46
2.2.6.1 Mua hàng trực tuyến (Online purchase) ............................ 46
2.2.6.2 Ý định mua hàng (Purchase intention) ............................... 46
2.2.6.3 Mong đợi của khách hàng (Customer expectation) ........... 47
2.2.6.4 Lòng trung thành của khách hàng (Customer loyalty) ....... 48
2.2.6.5 Lòng trung thành trực tuyến (Electronic loyalty) .............. 48
2.3 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐÃ THỰC
HIỆN ........................................................................................................ 49
2.4 XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU .......................... 62
2.5 PHÁT TRIỂN CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..................... 63
2.5.1 Trải nghiệm khách hàng và lòng tin của khách hàng............... 63
2.5.2 Trải nghiệm khách hàng và sự hài lòng khách hàng ................ 64
2.5.3 Trải nghiệm khách hàng và giá trị thương hiệu ....................... 65
2.5.4 Trải nghiệm khách hàng và ý định mua lặp lại trực tuyến ....... 67
2.5.5 Lòng tin của khách hàng và sự hài lòng khách hàng ............... 68
2.5.6 Lòng tin của khách hàng và giá trị thương hiệu ...................... 69
2.5.7 Lòng tin của khách hàng và ý định mua lặp lại trực tuyến ...... 70
2.5.8 Sự hài lòng khách hàng và giá trị thương hiệu ........................ 72
2.5.9 Sự hài lòng khách hàng và ý định mua lặp lại trực tuyến ........ 73
2.5.10 Giá trị thương hiệu và ý định mua lặp lại trực tuyến ............. 75
2.6 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................. 76
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................. 79
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................ 79
3.2 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 80
3.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ....................................... 80
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính .......................................... 80

3.3.2 Mục đích của phỏng vấn tay đơi và thảo luận nhóm ............... 81
3.3.3 Đối tượng tham gia phỏng vấn tay đơi và thảo luận nhóm ...... 81
3.3.4 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu để phỏng vấn tay đơi và thảo
luận nhóm ............................................................................................ 81
3.3.5 Tiến hành phỏng vấn tay đơi và thảo luận nhóm ..................... 81
3.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ....................................... 82
iv


3.4.1 Kết quả khám phá các khái niệm nghiên cứu và mối quan hệ giữa
các khái niệm....................................................................................... 82
3.4.1.1 Kết quả khám phá các khái niệm nghiên cứu ..................... 82
3.4.1.2 Kết quả khám phá mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu
........................................................................................... 86
3.4.2 Kết quả phát triển thang đo...................................................... 88
3.4.2.1 Phát triển thang đo từ kết quả phỏng vấn chuyên gia ........ 88
3.4.2.2 Phát triển thang đo từ kết quả thảo luận nhóm .................. 92
3.4.3 Kết luận về kết quả nghiên cứu định tính .............................. 105
3.5 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ................................ 107
3.5.1 Thiết kế thang đo ................................................................... 107
3.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng ............................. 108
3.5.2.1 Cỡ mẫu ............................................................................. 108
3.5.2.2 Phương pháp lấy mẫu ...................................................... 109
3.5.2.3 Thu thập dữ liệu ............................................................... 109
3.5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng ............................ 109
3.5.3.1 Phương pháp kiểm định mơ hình đo lường ...................... 110
3.5.3.2 Phương pháp kiểm định mơ hình cấu trúc ....................... 111
3.5.3.3 Phương pháp kiểm định vai trò của biến trung gian ........ 112
3.5.3.4 Phương pháp kiểm định sự khác biệt ............................... 113
3.6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ .................... 114

3.6.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo........................................... 114
3.6.2 Kết luận về thang đo dùng cho nghiên cứu chính thức .......... 115
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 117
4.1 PHÂN TÍCH MẪU KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ........................ 117
4.2 ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN TỐ BẬC HAI VÀ
NHÂN TỐ BẬC NHẤT TRONG NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC........ 119
4.3 KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH ĐO LƯỜNG ........................................ 125
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo........................................... 127
4.3.2 Đánh giá độ tin cậy nhất quán nội bộ .................................... 127
4.3.3 Đánh giá giá trị hội tụ ............................................................ 127
4.3.4 Đánh giá độ giá trị phân biệt ................................................. 127
4.4 KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH CẤU TRÚC ......................................... 128
4.4.1 Đánh giá sự đa cộng tuyến..................................................... 128
4.4.2 Đánh giá mối quan hệ trong mơ hình cấu trúc ....................... 129
4.4.3 Đánh giá hệ số xác định R2 .................................................... 131
4.4.4 Đánh giá hệ số tác động f2 ..................................................... 131
4.4.5 Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2..................................... 132
4.4.6 Đánh giá hệ số q2 ................................................................... 133
4.5 XEM XÉT VAI TRÒ CỦA BIẾN TRUNG GIAN ...................... 134
v


4.6 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT .................................................... 137
4.6.1 Phân tích đa nhóm theo giới tính ........................................... 138
4.6.2 Phân tích đa nhóm theo độ tuổi ............................................. 139
4.6.3 Phân tích đa nhóm theo tần suất mua .................................... 140
4.6.4 Phân tích đa nhóm theo sàn thương mại điện tử .................... 141
4.7 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ......... 144
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU ........................ 151
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................. 151

5.1.1 Kết luận về kiểm định mơ hình, giả thuyết nghiên cứu ......... 151
5.1.2 Kết luận về phát triển thang đo các khái niệm nghiên cứu .... 152
5.1.3 Kết quả đạt được của luận án ................................................. 156
5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ ..................................................................... 157
5.2.1 Hàm ý về trải nghiệm khách hàng ......................................... 160
5.2.2 Hàm ý về lòng tin của khách hàng......................................... 160
5.2.3 Hàm ý về sự hài lòng khách hàng .......................................... 161
5.2.4 Hàm ý về giá trị thương hiệu ................................................. 161
5.2.5 Hàm ý về ý định mua lặp lại trực tuyến ................................. 162
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............... 163
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINHxi
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... xii
PHỤ LỤC ................................................................................................ xlix

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các khái niệm về chất lượng mối quan hệ
Bảng 2.2: Thành phần của chất lượng mối quan hệ
Bảng 2.3: Các khái niệm trải nghiệm khách hàng
Bảng 2.4: Các khái niệm lòng tin của khách hàng
Bảng 2.5: Các khái niệm sự hài lòng khách hàng
Bảng 2.6: Các khái niệm giá trị thương hiệu
Bảng 2.7: Các khái niệm ý định mua lặp lại trực tuyến
Bảng 2.8: Một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài
Bảng 3.1: Kết quả khám phá về mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu
Bảng 3.3: Phát triển thang đo các khái niệm nghiên cứu sau khi phỏng vấn
chuyên gia và thảo luận nhóm
Bảng 3.4: Giá trị hệ số tải nhân tố của các thang đo

Bảng 4.1: Thông tin mẫu khảo sát chính thức
Bảng 4.2: Thơng tin thang đo của các thành phần trải nghiệm khách hàng
Bảng 4.3: Thông tin thang đo của các thành phần trải nghiệm khách hàng (sau
khi loại các biến quan sát)
Bảng 4.4: Thông tin tỷ lệ HTMT của các thành phần trải nghiệm khách hàng
Bảng 4.5: Thông tin thang đo của các thành phần giá trị thương hiệu
Bảng 4.6: Thông tin tỷ lệ HTMT của các thành phần giá trị thương hiệu
Bảng 4.7: Thông tin thang đo trải nghiệm khách hàng, lòng tin của khách hàng,
sự hài lòng khách hàng, giá trị thương hiệu và ý định mua lặp lại trực tuyến
Bảng 4.8: Thông tin tỷ lệ HTMT của các nhân tố trải nghiệm khách hàng; lòng
tin của khách hàng; sự hài lòng khách hàng; giá trị thương hiệu và ý định mua
lặp lại trực tuyến
Bảng 4.9: Thông tin chỉ số VIF (Inner VIF Values)
vii


Bảng 4.10: Bảng đánh giá mối quan hệ trực tiếp
Bảng 4.11: Hệ số xác định R2
Bảng 4.12: Hệ số tác động f2
Bảng 4.13: Giá trị dự báo Q2
Bảng 4.14: Giá trị hệ số q2
Bảng 4.15: Bảng đánh giá mối quan hệ gián tiếp
Bảng 4.16: Bảng đánh giá mối quan hệ tổng hợp của các giả thuyết trực tiếp
(khi xem xét vai trò của các biến trung gian)
Bảng 4.17: Bảng so sánh hệ số tác động của mối quan hệ trực tiếp khi có và
khơng có xem xét vai trị của biến trung gian
Bảng 4.18: Kết quả phân tích đa nhóm theo giới tính
Bảng 4.19: Kết quả phân tích đa nhóm theo độ tuổi
Bảng 4.20: Kết quả phân tích đa nhóm theo tần suất mua
Bảng 4.21: Kết quả phân tích đa nhóm theo sàn thương mại điện tử

Bảng 5.1: Các giả thuyết kiểm định và kết luận
Bảng 5.2: Thang đo kết quả sau khi nghiên cứu định lượng chính thức

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Hình 2.2: Mơ hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
Hình 2.3: Mơ hình lý thuyết xác nhận kỳ vọng (EDT)
Hình 2.4: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM)
Hình 2.5: Mơ hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)
Hình 2.6: Mơ hình kỳ vọng-xác nhận (ECM)
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1: Hệ số tải nhân tố của các thành phần trải nghiệm khách hàng sau khi
loại các biến quan sát
Hình 4.2: Quan hệ giữa nhân tố trải nghiệm khách hàng bậc hai với nhân tố trải
nghiệm KH đo bởi thang đo đơn
Hình 4.3: Hệ số tải nhân tố của các thành phần giá trị thương hiệu
Hình 4.4: Quan hệ giữa nhân tố giá trị thương hiệu bậc hai với nhân tố giá trị
thương hiệu đo bởi thang đo đơn
Hình 4.5: Mơ hình nghiên cứu định lượng chính thức khi chưa xem xét vai trị
của biến trung gian
Hình 4.6: Mơ hình nghiên cứu định lượng chính thức khi xem xét vai trò của
biến trung gian

ix



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thang đo gốc các khái niệm nghiên cứu
Phụ lục 2: Dàn bài phỏng vấn chuyên gia
Phụ lục 3: Danh sách chuyên gia được phỏng vấn
Phụ lục 4: Kết quả phỏng vấn chuyên gia
Phụ lục 5: Dàn bài thảo luận nhóm với khách hàng
Phụ lục 6: Danh sách khách hàng tham gia thảo luận nhóm
Phụ lục 7: Kết quả thảo luận nhóm với khách hàng
Phụ lục 8: Kết quả nghiên cứu định tính phát triển thang đo các khái niệm
nghiên cứu
Phụ lục 9: Bảng khảo sát định lượng sơ bộ
Phụ lục 10: Bảng khảo sát định lượng chính thức
Phụ lục 11: Kết quả kiểm định mơ hình đo lường
Phụ lục 12: Kết quả kiểm định mơ hình cấu trúc
Phụ lục 13: Kết quả phân tích đa nhóm

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AVE: Average Variance Extracted (Trung bình phương sai trích)
CB-SEM: Covariance-based Structural Equation Model (Mơ hình cấu trúc
tuyến tính dựa trên hiệp phương sai)
CLCN: Chất lượng cảm nhận
CR: Composite Reliability (Hệ số tin cậy tổng hợp)
DN: Doanh nghiệp
GTTH: Giá trị thương hiệu
HTMT: Heterotrait-Monotrait Ratio (Chỉ số HTMT)
KH: Khách hàng
LTTH: Liên tưởng thương hiệu

MHTT: Mua hàng trực tuyến
MLL: Mua lặp lại
MLLTT: Mua lặp lại trực tuyến
NBTH: Nhận biết thương hiệu
NC: Nghiên cứu
NTD: Người tiêu dùng
PLS-SEM: Partial Least Squares Structural Equation Modeling (Mơ hình cấu
trúc tuyến tính bình phương tối thiểu riêng phần)
PPNC: Phương pháp nghiên cứu
SHL: Sự hài lịng
SOR: Stimulus – Organism – Response (Kích thích – Chủ thể - Phản ứng)
TMĐT: Thương mại điện tử
TN: Trải nghiệm
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTTH: Trung thành thương hiệu
VIF: Variance Inflation Factor (Hệ số phóng đại phương sai).

xi



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.1 Từ lý thuyết
Ý định mua lặp lại là yếu tố quan trọng được các nhà nghiên cứu và thực
tiễn quan tâm, bởi vì chi phí để duy trì khách hàng (KH) cũ thấp hơn nhiều so
với KH mới (Olson & Boyer, 2005). Do đó, việc nghiên cứu (NC) ý định mua
lặp lại của KH cần được quan tâm NC (Bhattacherjee & cộng sự, 2008; Yuan &
cộng sự, 2014; Zhou, 2014b), bởi vì khi đã có ý định thì rất có khả năng sẽ dẫn

đến hành vi (Ajzen, 1991; Chen & cộng sự, 2015; Davis & cộng sự, 1989;
Fishbein & Ajzen, 2011) và KH mua lần đầu có thể sẽ mua lặp lại (MLL) (Peyrot
& Doren, 1994).
Hiện nay thương mại điện tử (TMĐT) nổi lên như là một hình thức mua
hàng hiện đại (Shao & cộng sự, 2018) và các ứng dụng di động đã giúp phát
triển kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT (Celik, 2016; Lu, 2014). Theo Kotler &
Keller (2016) thì TMĐT (E-commerce) là một hình thức kinh doanh được hỗ
trợ bởi các công cụ điện tử. TMĐT được coi là việc mua bán qua internet các
sản phẩm/ dịch vụ (Nguyễn Phước Thành, 2021). Ứng dụng di động (mobile
apps) là phần mềm có thể tải xuống thiết bị di động trong suốt quá trình trải
nghiệm của người sử dụng (Bellman & cộng sự, 2011). Với sự cạnh tranh ngày
càng cao giữa thương mại di động và các loại hình thương mại khác thì việc duy
trì KH hiện tại là cần thiết (Yuan & cộng sự, 2014; Zhou, 2013b, 2014a, 2014b).
Thương mại di động được hiểu là việc thực hiện mua bán trực tuyến trên thiết
bị di động (Nguyễn Hữu Khôi & cộng sự, 2018). Tuy rằng mua hàng trực tuyến
(MHTT) đang là một xu hướng toàn cầu nhưng ở Việt Nam thì có rất ít NC hàn
lâm về ý định mua lặp lại trực tuyến (MLLTT) trên các ứng dụng di động (Choi
& Mai, 2018; Khoi & cộng sự, 2018; Lin & Nguyen, 2011).
1


Ngoài ra, việc cung cấp cho KH những trải nghiệm tích cực và độc đáo là
mục tiêu hướng đến hiện nay của các doanh nghiệp (DN), bởi vì tầm quan trọng
của trải nghiệm KH trong việc tạo ra sự hài lòng (SHL), lòng tin, giá trị thương
hiệu (GTTH) và ý định MLL của KH. Thêm vào đó, hiện nay việc MHTT còn
tồn tại một số vấn đề lo ngại như đơn vị bán hàng không đáng tin cậy, hàng
không chất lượng, đơn vị bán hàng khơng có thương hiệu nổi tiếng,... vấn đề
này rất được sự quan tâm (Elbeltagi & Agag, 2016).
Không những thế, thách thức lớn trong kinh doanh bởi sự cạnh tranh cao
giữa các thương hiệu khác nhau cùng thỏa mãn nhu cầu mua sắm của KH

(Broniarczyk & Griffin, 2014; Camacho & cộng sự, 2014). GTTH được xây
dựng bởi trải nghiệm của KH (Bilgihan, 2016; Hepola & cộng sự, 2017) và trải
nghiệm KH là yếu tố rất quan trọng cần được NC (Bilgihan, 2016; Hepola &
cộng sự, 2017; Nguyễn Hữu Khôi & Lê Nhật Hạnh, 2020; Lemon & Verhoef,
2016; Bùi Thị Quỳnh Trang, 2020; Lê Thị Thu Trang & Lưu Tiến Thuận, 2019).
Thêm nữa, SHL KH có thể tăng cường được ý định MLL của KH (Bhattacharya
& Srivastava, 2018). Chính vì vậy, cần thiết phải NC về trải nghiệm tích cực của
KH, lịng tin, SHL KH, GTTH và ý định MLLTT.
1.1.2 Từ thực tiễn
TMĐT Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển nhanh và vững chắc hơn nữa.
Đó là nhận định của Hiệp Hội TMĐT Việt Nam (2021) từ kết quả khảo sát hàng
ngàn DN trên cả nước giai đoạn 2016-2020. Dự báo quy mô thị trường TMĐT
B2C toàn cầu năm 2024 là 6.388 tỷ USD chiếm 8,1% của doanh thu ngành bán
lẻ (Cục TMĐT & Kinh Tế Số, 2021). Theo Cục TMĐT & Kinh Tế Số (2021),
người Việt Nam mua sắm trực tuyến cao nhất Đông Nam Á. Theo Hiệp Hội
TMĐT Việt Nam (2021), TP.HCM đang đứng đầu cả nước về chỉ số giao dịch
TMĐT (chiếm 76,32 điểm), Hà Nội (chiếm 60,92 điểm) và các tỉnh thành khác.
Ngoài ra, theo Cục TMĐT & Kinh Tế Số (2021), năm 2020 có 88% người
dùng thiết bị di động để mua sắm trực tuyến, tăng hơn so với năm 2019 (năm
2019 là 77%). Điện thoại thông minh là thiết bị chủ yếu của người dùng để tìm
kiếm thơng tin, mua sắm trực tuyến. Cách thức tìm kiếm thơng tin khi MHTT
2


chủ yếu là tìm kiếm trên Internet. Thực phẩm, quần áo, giày dép và mỹ phẩm,
thiết bị đồ dùng gia đình là các sản phẩm được KH mua nhiều nhất trên TMĐT,
và sàn TMĐT là kênh mua sắm trực tuyến nhiều nhất. Thêm vào đó, TMĐT
trong ngành bán lẻ năm 2020 của Việt Nam tăng trưởng ổn định ở mức 18%,
với doanh thu bán lẻ đạt 11,8 tỷ USD, với bốn sàn TMĐT chính là dẫn đầu lượng
truy cập là Shopee, Tiki Lazada, Sendo. Trong đó, Shopee là ứng dụng được

KH truy cập nhiều nhất để MHTT so với các ứng dụng khác như Tiki, Lazada,
Sendo.
Thương mại di động mang đến những lợi thế nhất định, tuy nhiên, thương
mại di động cũng tạo ra nhiều thách thức trong sự cạnh tranh hơn (Rafiq & cộng
sự, 2013). Ngoài ra, đại dịch Covid-19 bùng phát trong những năm qua làm cho
hoạt động TMĐT càng trở nên sôi động hơn, dịch Covid-19 trong thời gian qua
cũng làm tăng nhu cầu MHTT của người tiêu dùng (NTD). Chính vì vậy, việc
NC đối với lĩnh vực TMĐT mà cụ thể là việc sử dụng ứng dụng di động để
MHTT là một xu hướng phổ biến hiện nay.
Thêm vào đó, theo Cục TMĐT & Kinh Tế Số (2021), người dùng quan
tâm nhiều nhất khi mua sắm trực tuyến là sự uy tín của ứng dụng TMĐT, các
trở ngại khi MHTT là chất lượng kém, bị lộ thông tin cá nhân, vận chuyển và
giao nhận kém, dịch vụ chăm sóc KH kém, thanh tốn phức tạp, ứng dụng không
chuyên nghiệp, đặt hàng trực tuyến rắc rối (Cục TMĐT & Kinh Tế Số, 2021).
Theo Hiệp Hội TMĐT Việt Nam (2021), tuy rằng 93,7% các DN có các biện
pháp bảo mật thông tin nhưng tâm lý KH vẫn lo ngại rằng bị lộ thông tin cá
nhân. Trên ứng dụng TMĐT bán hàng thì giá trị đơn hàng đa số dưới 01 triệu
đồng và tỷ lệ KH mua hàng lần thứ 2 trở lên trên ứng dụng TMĐT bán hàng là
thấp. Như vậy, việc MLL của KH là chưa cao.
Liên quan đến vấn đề trải nghiệm KH, PwC (PricewaterhouseCoopers) đã
tiến hành khảo sát trên phạm vi toàn thế giới vào năm 2018 thì có đến 59% KH
sẽ quay lưng chỉ sau một vài lần trải nghiệm tồi tệ và có 17% tuyên bố sẽ từ bỏ
thương hiệu chỉ sau một lần trải nghiệm tồi tệ. Điều này chứng tỏ rằng KH dần
trở nên khó tính hơn, đồng thời cũng rất khó để họ cho bất cứ thương hiệu nào
3


có cơ hội sửa sai (PwC, 2018). Cũng theo PwC (2018), KH khẳng định rằng trải
nghiệm tích cực là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến việc mua hàng, KH
sẵn sàng chấp nhận mức phí cao hơn để có được sự tiện lợi và thân thiện của đội

ngũ nhân viên. Điều này đã cho thấy tầm quan trọng của trải nghiệm tích cực
của KH trong việc chi phối quyết định mua hàng và năng lực đáp ứng nhu cầu
của KH từ thương hiệu, KH ln có nhu cầu khác nhau và là người tạo ra doanh
thu nên cần phải tạo ra những trải nghiệm tích cực cho KH, từ đó xây dựng được
thương hiệu của mình (PwC, 2018).
Thêm vào đó, Cục TMĐT & Kinh Tế Số (2021) đã thống kê độ tuổi người
Việt Nam tham gia MHTT với hai nhóm tuổi chủ yếu là từ 18 đến 25 tuổi và từ
26 đến 35 tuổi. Thông qua các sàn TMĐT, việc mua sắm không bị giới hạn lãnh
thổ, đặc biệt với xu hướng thích nghi cơng nghệ của người thuộc thế hệ Y (sinh
năm 1980-1996) và thế hệ Z (1997-2012) (Phạm Hùng Cường & Hoàng Ngọc
Bảo Châu, 2021). NC của Huang & Chang (2019) đã chỉ ra sự chuyển biến mạnh
mẽ của các sàn TMĐT mà nhóm KH chính là những NTD có thích nghi chuyển
đổi cơng nghệ thuộc thế hệ cuối Y và thế hệ Z. KH thế hệ Z tiếp cận với nhiều
công nghệ mới, và quen mua sắm trực tuyến hơn so với thế hệ Y (Nguyễn Thị
Mỹ Nguyệt & cộng sự, 2021).
Hành vi mua hàng của thế hệ Y chủ yếu thông qua các sàn TMĐT, họ
cũng rất trung thành khi sản phẩm chất lượng tốt và DN có trách nhiệm xã hội.
Thế hệ Y do tiếp xúc với công nghệ hiện đại từ rất sớm nên những người thuộc
thế hệ Y rất thận trọng với công nghệ. Thế hệ Y quyết định mua hàng dựa trên
những tìm hiểu rất kỹ càng về sản phẩm và thương hiệu, họ có xu hướng tham
khảo bạn bè, người thân và những người đã trải nghiệm sản phẩm trước khi họ
mua hàng, vì thế, có thể nói rằng thế hệ Y rất thận trọng trong quyết định mua
hàng của mình. Nếu thế hệ Y được chứng kiến sự trỗi dậy của máy tính để bàn,
thì thế hệ Z lại sinh ra trong thời kỳ mà một loạt các thiết bị công nghệ di động
khác nhau lên ngôi.
Theo NC của PwC (2018), việc đánh giá trải nghiệm KH của thế hệ Z đều
tương đồng với các thế hệ đi trước, trừ tốc độ và năng lực cập nhật thông tin
4



mới. Tuy rằng thế hệ Z giỏi cập nhật, giỏi ứng dụng các xu thế mới nhất và rất
trung thành: 40% người thuộc thế hệ Z sẵn sàng gắn bó lâu dài với các thương
hiệu yêu thích, so với chỉ 24% khi thực hiện khảo sát nhiều người hơn, ở nhiều
lứa tuổi khác nhau (PwC, 2018). Thế hệ Z sẵn sàng lôi kéo bạn bè hay người
thân cùng nhau ủng hộ thương hiệu, theo dõi thương hiệu trên nhiều phương
tiện truyền thông và không ngần ngại bấm đăng ký nhận thông tin các khuyến
mãi mới nhất. PwC (2018) đã thống kê trải nghiệm KH của thế hệ Z so với thế
hệ khác, nếu thương hiệu làm tốt thì sẽ được KH thế hệ Z đánh giá cao hơn.
Ngoài ra, KH trẻ tuổi này là những người năng động và là những KH chủ yếu
trong vài năm tới.
Trên cơ sở phân tích sự cần thiết từ góc độ lý thuyết và thực tiễn như trên,
luận án tập trung tìm hiểu về trải nghiệm KH, lòng tin, SHL KH, GTTH và ý
định MLLTT trên các ứng dụng TMĐT của KH thuộc thế hệ Y và thế hệ Z tại thị
trường bán lẻ trực tuyến ở TP.HCM, từ đó đề ra các hàm ý NC từ kết quả phân
tích dữ liệu.
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu về trải nghiệm KH, lòng tin, sự hài lòng
KH, giá trị thương hiệu, ý định MLLTT của KH và mối quan hệ của chúng.
Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu cụ thể 1: Đánh giá sự tác động của trải nghiệm KH đến lòng tin,
sự hài lòng KH, giá trị thương hiệu và ý định MLLTT của KH.
Mục tiêu cụ thể 2: Đánh giá vai trò trung gian của lòng tin, sự hài lòng
KH trong mối quan hệ tác động của trải nghiệm KH đến giá trị thương hiệu và
ý định MLLTT của KH.
Mục tiêu cụ thể 3: Đề xuất một số hàm ý khoa học và thực tiễn cho các
đơn vị tư vấn, kinh doanh trong lĩnh vực trực tuyến như Shopee, Tiki, Lazada,
Sendo tại thị trường bán lẻ trực tuyến ở TP.HCM.

5



1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Trải nghiệm KH có tác động như thế nào đến lịng tin, sự hài
lòng KH, giá trị thương hiệu và ý định MLLTT của KH?
Câu hỏi 2: Có hay khơng vai trị trung gian của lòng tin, sự hài lòng KH
trong mối quan hệ tác động của trải nghiệm KH đến giá trị thương hiệu và ý
định MLLTT của KH?
Câu hỏi 3: Các hàm ý quản trị nào được đưa ra từ kết quả kiểm định mơ
hình nghiên cứu?
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: NC các yếu tố trải nghiệm KH, lòng tin, sự hài
lòng KH, giá trị thương hiệu, ý định MLLTT của KH là NTD. Giá trị thương
hiệu trong NC này là các ứng dụng TMĐT Shopee, Tiki, Lazada, Sendo.
Đối tượng khảo sát: những KH là NTD thế hệ Y và thế hệ Z đã từng mua
hàng trên các ứng dụng TMĐT Shopee, Tiki, Lazada, Sendo đối với một số mặt
hàng phổ biến là mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm, thiết bị di động.
Cơ sở để tác giả lựa chọn thế hệ Y và thế hệ Z để khảo sát là bởi vì: Cục
TMĐT & Kinh Tế Số (2021) đã thống kê độ tuổi chủ yếu của người Việt Nam
tham gia MHTT là 18-25 tuổi (chiếm 43%) và 26-35 tuổi (chiếm 34%). Thêm
vào đó, Huang & Chang (2019) đã chỉ ra thế hệ Y và thế hệ Z thích nghi tốt với
chuyển đổi số. Thế hệ Z được tác giả phân chia làm hai nhóm tuổi từ 18 đến 20
tuổi và nhóm 21 đến 24 tuổi, thế hệ Y khảo sát KH từ 26 đến 41 tuổi. Lý do tác
giả chỉ tập trung khảo sát đối tượng KH từ 18 tuổi đến 41 tuổi là vì đây là nhóm
KH có đa dạng nhu cầu mua sắm và có khả năng chi trả cho những nhu cầu mà
mình mong muốn, nhu cầu của họ được cá nhân hóa nhiều hơn và họ khơng phải
phụ thuộc vào bất kỳ ai khi đưa ra quyết định, nhóm này cũng là nhóm KH chủ
yếu mà các DN hiện nay đang hướng đến và nhóm KH này có khả năng tiếp cận
công nghệ tốt, thường xuyên sử dụng các nền tảng online để MHTT. Lý do tác
giả phân chia thế hệ Z làm hai nhóm tuổi từ 18 đến 20 tuổi và nhóm 21 đến 24

tuổi là bởi vì nhóm 18-20 tuổi là những người có ít thu nhập hơn do công việc
6


chưa ổn định hoặc còn đang đi học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp. Trong khi nhóm 21-24 tuổi thì có mức thu nhập cao hơn vì đã
đi làm tồn thời gian hoặc cũng có thể là những sinh viên học năm 3, năm cuối
đã có thể đi làm kiếm tiền nhiều hơn so với nhóm tuổi 18-20 tuổi.
Cơ sở để tác giả lựa chọn ứng dụng TMĐT của Shopee, Tiki, Lazada và
Sendo là bởi vì: Theo Cục TMĐT & Kinh Tế Số (2021), năm 2020 có đến 87%
người dùng ứng dụng di động để MHTT; TMĐT bán lẻ Việt Nam năm 2020
tăng trưởng 18%, với bốn sàn TMĐT chủ yếu là Shopee, Tiki, Lazada, Sendo.
Thêm vào đó, theo Bộ Cơng Thương Việt Nam (2015), sự phát triển và phổ biến
hiện nay tại Việt Nam của các ứng dụng di động vào việc kinh doanh vì những
lợi thế của nó mang lại (Srinivasan & cộng sự, 2002).
Cơ sở để tác giả lựa chọn các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm,
thiết bị di động để khảo sát là bởi vì: Theo Cục TMĐT & Kinh Tế Số (2021),
mặt hàng được mua trực tuyến chủ yếu là thực phẩm (52%), quần áo, giày dép
và mỹ phẩm (43%), thiết bị đồ dùng gia đình (33%).
Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 8/2019 đến tháng 7/2022 tại thị trường
bán lẻ trực tuyến ở TP.HCM.
Cơ sở để tác giả lựa chọn TP.HCM làm phạm vi NC là bởi vì: Theo Hiệp
Hội TMĐT Việt Nam (2021), TP.HCM đứng đầu cả nước về chỉ số giao dịch
TMĐT. Ngoài ra, TP.HCM là thành phố lớn của Việt Nam, tập trung đơng dân,
có mức độ sử dụng TMĐT lớn nhất cả nước.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu (PPNC) định tính và định lượng được sử dụng
trong NC này. Phương pháp tiếp cận của NC này chủ yếu là định lượng, tuy
nhiên cần phải kết hợp NC định tính trong việc khám phá các khái niệm NC,
xây dựng mơ hình, giả thuyết NC và phát triển thang đo từ thang đo gốc của các

NC nước ngoài liên quan bằng kỹ thuật phỏng vấn tay đơi và thảo luận nhóm.
PPNC định lượng được sử dụng để đánh giá thang đo và kiểm định mối quan hệ

7


giữa các nhân tố trong mơ hình NC bằng phần mềm SmartPLS để phân tích dữ
liệu. Quy trình NC được thực hiện qua ba bước sau đây:
Bước 1: Tổng quan tài liệu và NC định tính: Đầu tiên, tác giả tiến hành
lược khảo các tài liệu, NC trước liên quan để đề xuất các yếu tố và thang đo của
các khái niệm trong mơ hình NC, xây dựng “dàn bài phỏng vấn chuyên gia và
thảo luận nhóm” và tiến hành phỏng vấn chun gia và thảo luận nhóm. Mục
đích của việc này nhằm khám phá yếu tố và thu thập ý kiến của chuyên gia về
các yếu tố, cũng như mơ tả các yếu tố trong mơ hình NC được tổng hợp từ lý
thuyết và kế thừa từ các NC trước có phù hợp với đặc thù của Việt Nam hay
khơng.
Bước 2: NC định lượng sơ bộ: Mục đích của NC định lượng sơ bộ là để
đánh giá sơ bộ các thang đo. Đánh giá các câu hỏi được gọi là NC sơ bộ (Vaus,
2002). Phân tích độ tin cậy của thang đo các khái niệm NC trước khi thực hiện
NC định lượng chính thức hạn chế các sai sót trong bảng câu hỏi. NC định lượng
sơ bộ là một NC có quy mơ nhỏ hơn NC định lượng chính thức (Thabane &
cộng sự, 2010). Trong NC này, thang đo sơ bộ của các khái niệm trải nghiệm
KH, lòng tin, SHL KH, GTTH và ý định MLLTT được đánh giá độ tin cậy của
thang đo và loại đi những biến quan sát khơng phù hợp. Trên cơ sở đó, NC xác
định lại mơ hình NC và hồn thiện bảng khảo sát chính thức.
Bước 3: NC định lượng chính thức: Tác giả thực hiện NC định lượng
chính thức để kiểm định thang đo và mơ hình, giả thuyết NC. Kỹ thuật lấy mẫu
giống giai đoạn NC định lượng sơ bộ. Bao gồm: (1) Phân tích mẫu NC chính
thức; (2) Kiểm định mơ hình đo lường và (3) Kiểm định mơ hình cấu trúc để
đánh giá mơ hình NC và giả thuyết NC bằng PLS-SEM. Ngồi ra, tác giả cịn

phân tích đa nhóm để xem xét sự khác biệt theo giới tính, độ tuổi, tần suất mua,
sàn TMĐT.
Phương pháp lấy mẫu:
Đối với NC định tính: Đối tượng được mời tham gia phỏng vấn tay đôi là
những chuyên gia – là những người có kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề NC,

8


bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến và giảng viên giảng
dạy trong lĩnh vực marketing, TMĐT. Dựa trên mối quan hệ cá nhân của tác giả,
tác giả lựa chọn và lập danh sách các chuyên gia, chủ động liên hệ để mời họ
tham gia phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành nếu như chuyên gia
đồng ý tham gia. Tác giả tiến hành thực hiện phỏng vấn tay đôi với chuyên gia
là các nhà quản trị trong lĩnh vực marketing, TMĐT dựa trên “Dàn bài phỏng
vấn chuyên gia” được tác giả soạn sẵn trên cơ sở là nội hàm của mỗi khái niệm
NC và thang đo gốc của các NC trước liên quan. Sau đó, từ kết quả phỏng vấn
tay đơi này, tác giả tiếp tục thảo luận nhóm với KH đã từng MHTT để hình thành
thang đo cho bước NC định lượng sơ bộ tiếp theo. Đối tượng được mời tham
gia thảo luận nhóm là những KH đã từng MHTT có trình độ và hiểu biết về
TMĐT. Phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm được thực hiện trong thời gian từ
tháng 02/2021 đến tháng 3/2021 với thời gian thảo luận khoảng 90 phút, phỏng
vấn trực tiếp tại qn cà phê có phịng riêng để thảo luận.
Đối với NC định lượng: Phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi xác suất
được sử dụng trong NC định lượng. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được chọn
vì lý do dễ tiếp cận và chi phí. Tác giả tiến hành khảo sát những KH đã từng trải
nghiệm MHTT và không phải là người bán hàng trực tuyến là bởi vì chính những
người đã từng MHTT mới có đủ những trải nghiệm trịn vẹn trong suốt q trình
trước, trong và sau khi mua hàng; còn việc tại sao không khảo sát đối với những
người bán hàng trực tuyến là để đảm bảo tính khách quan. Bảng khảo sát được

tạo trên google form và tiến hành khảo sát trong ba tuần từ mối quan hệ cá nhân
của tác giả. Khảo sát cho NC định lượng sơ bộ được diễn ra vào ngày 30 tháng
4 năm 2021, thu được 118 quan sát, trong đó loại bỏ 18 quan sát do đáp viên
chưa từng MHTT hoặc đã từng làm việc trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến, còn
lại 100 quan sát hợp lệ được đưa vào phân tích dữ liệu. Khảo sát cho NC định
lượng chính thức được diễn ra trong từ ngày 30 tháng 4 năm 2021 đến ngày 15
tháng 5 năm 2021. Để thực hiện NC này, thu được 706 quan sát, trong đó loại
bỏ 134 quan sát do đáp viên chưa từng MHTT hoặc đã từng làm việc trong lĩnh
vực bán hàng trực tuyến, còn lại 572 quan sát hợp lệ được đưa vào phân tích dữ

9


liệu. Với kích thước mẫu là 572 quan sát này đảm bảo theo nguyên tắc của Hair
& cộng sự (2019). Đối tượng mà tác giả khảo sát là những KH thuộc thế hệ Y
(những người sinh ra từ năm 1980 đến 1996 - từ 25 đến 41 tuổi) và thế hệ Z
(những người sinh ra từ năm 1997 đến năm 2012 - từ 9 đến 24 tuổi), tập trung
đối tượng KH cá nhân từ 18 tuổi đến 41 tuổi. Thang đo Likert 05 điểm được sử
dụng để thiết kế bảng câu hỏi. Tác giả tiến hành khảo sát đối với những KH cá
nhân đang sinh sống, làm việc và học tập tại TP.HCM đã từng MHTT trên các
ứng dụng TMĐT Shopee, Tiki, Lazada, Sendo.
Cách thức xác định kích cỡ mẫu:
Đối với NC định tính: cỡ mẫu trong NC định tính được xác định theo
ngun tắc “bão hịa” về thơng tin, nghĩa là số lượng phỏng vấn sẽ dừng lại khi
người NC hiểu rõ mọi vấn đề NC và khi người tham gia thảo luận không đưa
thêm vấn đề mới.
Đối với NC định lượng sơ bộ: Theo Hair & cộng sự (2019), các nhà NC
thường khơng phân tích yếu tố một mẫu có ít hơn 50 quan sát, và tốt nhất là kích
thước mẫu phải từ 100, nếu số biến quan sát tăng lên thì số quan sát cũng tăng
lên. Theo Hair & cộng sự (2019), nếu mục tiêu của phân tích là đánh giá các

mẫu cấu trúc sơ bộ, chẳng hạn như trong thử nghiệm thí điểm cho một bảng câu
hỏi, thì các tỷ lệ này có thể được điều chỉnh xuống. Trên cơ sở đó, trong giai
đoạn định lượng sơ bộ để đánh giá độ tin cậy thang đo với cỡ mẫu 100 là chấp
nhận được.
Đối với NC định lượng chính thức: tỷ lệ giữa số quan sát tối thiểu và số
biến quan sát, nguyên tắc chung là có số quan sát tối thiểu gấp 5 lần số biến
được phân tích và sẽ tốt hơn khi tỷ lệ 10:1. Như vậy về số mẫu tối thiểu, theo
Hair & cộng sự (2019), số mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số lượng biến quan sát
thì kết quả mới đảm bảo tính chính xác. Với số biến quan sát của NC này là 58
thì mẫu tối thiểu là 290.
Xử lý dữ liệu:
Xử lý dữ liệu định tính: Trong việc xử lý dữ liệu định tính, các dữ liệu sơ
cấp sau khi thu thập được từ các buổi phỏng vấn 5 chuyên gia và thảo luận nhóm
10


với nhóm 6 KH đã được tác giả biên tập, xử lý tổng hợp và thông tin cá nhân
của các chuyên gia và nhóm KH được tác giả mã hóa, đảm bảo các yêu cầu về
đạo đức NC và liêm chính khoa học.
Xử lý dữ liệu định lượng: Dữ liệu được xử lý trên phần mềm SmartPLS
để đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định mơ hình. Việc đánh giá một
mơ hình NC bao gồm hai phần: (1) kiểm định mơ hình đo lường để xem xét độ
tin cậy của thang đo. Các thang đo sẽ được kiểm tra tính đơn hướng, độ tin cậy,
giá trị hội tụ và giá trị phân biệt và (2) kiểm định mơ hình cấu trúc gồm: đánh
giá vấn đề đa cộng tuyến; đánh giá mức ý nghĩa và sự liên quan của các mối liên
hệ trong mơ hình cấu trúc; đánh giá hệ số xác định R 2; đánh giá hệ số tác động
f2; đánh giá sự liên quan của dự báo Q2; đánh giá hệ số tác động q2 (Hair & cộng
sự, 2017).
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1 Đóng góp về mặt khoa học

Luận án đã chỉ ra một số khoảng trống lý thuyết và kết quả đã góp phần
giải quyết các khoảng trống lý thuyết này, từ đó có một số đóng góp về mặt học
thuật như sau:
Thứ nhất, đóng góp một mơ hình mới: NC này bổ sung tri thức từ kết quả
khám phá và kiểm định sự tác động đồng thời giữa các yếu tố trải nghiệm KH,
lòng tin, SHL KH, GTTH và ý định MLLTT. Giải quyết được khoảng trống lý
thuyết là chưa tìm thấy NC nào xem xét mối quan hệ đồng thời của các yếu tố
trải nghiệm KH, lòng tin, SHL KH, GTTH và ý định MLLTT của KH.
Thứ hai, NC này đã củng cố một số lý thuyết liên quan: Lý thuyết
Marketing trải nghiệm, lý thuyết marketing mối quan hệ, lý thuyết GTTH, lý
thuyết SOR trong việc vận dụng để tìm hiểu về mối quan hệ của trải nghiệm KH,
lòng tin, SHL KH, GTTH và ý định MLLTT. Về góc độ lý thuyết, mặc dù đã có
nhiều NC về ý định MLL, nhưng rất ít NC về ý định MLLTT của KH khi sử
dụng lý thuyết SOR để xem quá trình mua hàng như là một quá trình xử lý các
yếu tố đầu vào là những yếu tố kích thích bởi trải nghiệm, từ đó tạo dựng lịng
tin và SHL, dẫn đến kết quả đầu ra là GTTH và ý định MLLTT.
11


Thứ ba, đóng góp mối quan hệ mới: NC này đã chỉ ra được vai trò trung
gian của lòng tin và SHL KH trong mối quan hệ tác động của trải nghiệm KH
đến GTTH và ý định MLLTT của KH. Giải quyết được khoảng trống NC là
chưa tìm thấy NC nào xem xét vai trò trung gian của lòng tin và SHL KH trong
mối quan hệ tác động của trải nghiệm KH đến GTTH và ý định MLLTT của
KH.
Thứ tư, NC này bổ sung thêm một số hiểu biết từ kết quả điều chỉnh, phát
triển thang đo của các khái niệm NC được kiểm định chặt chẽ nhằm đạt độ tin
cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Thơng qua NC định tính và NC định lượng,
NC này đã đóng góp bộ thang đo các khái niệm NC phù hợp trong lĩnh vực
TMĐT hiện nay tại thị trường Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, giải

quyết được việc cần có bộ thang đo phù hợp trong bối cảnh NC tại Việt Nam.
Thứ năm, NC này góp phần tổng quát hóa những phát hiện của một số
nhà NC trước liên quan như NC của Bleier & cộng sự (2019), Morgan & Hunt
(1994), Oliver (2015), Martin & cộng sự (2015), Aaker (1991), Yoo & cộng sự
(2000), Khalifa & Liu (2007), Micu & cộng sự (2019). Kết quả này giải quyết
được khoảng trống NC là việc thiếu hụt các NC liên quan đến trải nghiệm KH,
lòng tin, SHL KH, GTTH và ý định MLLTT của KH tại thị trường bán lẻ ở Việt
Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. NC này bổ sung tri thức trong lĩnh vực
Marketing, làm tăng nguồn tài liệu tham khảo do được thực hiện tại một thị
trường đang phát triển rất khác với các quốc gia phát triển khác trong lĩnh vực
MHTT.
Thứ sáu, quy trình và PPNC, kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng
trong NC này có thể là nguồn tham khảo cho những người quan tâm lĩnh vực
này. Việc sử dụng mô hình có biến bậc hai là trải nghiệm KH và GTTH cùng
với các biến bậc một có liên quan trong q trình phân tích dữ liệu đã giúp mơ
hình NC đạt được tính tinh gọn. Mặc dù hai biến trải nghiệm KH và GTTH được
nhiều tác giả thừa nhận là biến bậc hai, tuy nhiên do hạn chế về phần mềm xử
lý, các tác giả trước chỉ NC riêng lẻ các thành phần của các biến này.

12


1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Những phát hiện trong NC này có ý nghĩa thực tiễn cho các đơn vị kinh
doanh trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo tại
TP.HCM thơng qua góp phần làm tăng sự hiểu biết về GTTH và ý định MLLTT
của KH với sự tác động của trải nghiệm KH và vai trò trung gian của lòng tin
và SHL KH – đây là hai thành phần quan trọng của chất lượng mối quan hệ. Từ
đó có thể vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu để tăng lợi
thế cạnh tranh và tăng ý định MLL của KH.

Thêm vào đó, NC cũng góp phần giúp cho các đơn vị bán lẻ trực tuyến
hiểu rõ hơn về vai trò của việc tạo ra trải nghiệm tích cực cho KH để làm tăng
GTTH và ý định MLLTT. Các đơn vị bán lẻ trực tuyến cần đẩy mạnh việc trải
nghiệm tích cực cho KH, tạo lòng tin và hài lòng cho KH để tăng cường GTTH
và ý định MLLTT của KH. Bên cạnh đó, mua sắm trực tuyến ngày càng phổ
biến hơn với dung lượng thị trường ngày càng lớn, do vậy những đơn vị kinh
doanh trong lĩnh vực trực tuyến như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo vẫn có thể
xem xét sử dụng những phát hiện trong NC này tùy vào mục đích sử dụng.
Ngoài ra, những đơn vị tư vấn về thương hiệu cũng có thể tham khảo sử
dụng kết quả NC để phục vụ cho quá trình NC xây dựng chiến lược phát triển
thương hiệu và tạo trải nghiệm tích cực cho KH. Thêm vào đó, những đơn vị
NC thị trường có thể sử dụng các thang đo đo lường các thành phần trải nghiệm
KH, lòng tin, SHL KH, GTTH và ý định MLLTT của KH đã được điều chỉnh,
phát triển để thiết kế bảng câu hỏi trong quá trình thu thập thông tin cung cấp
cho KH.
Các hàm ý quản trị được đề xuất trong NC này có thể là nguồn kham khảo
có ý nghĩa cho các đơn vị bán lẻ trực tuyến, các nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ,
cũng như các DN kinh doanh trên sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki
nhằm cải thiện các hoạt động trải nghiệm KH để tạo được lòng tin cho KH, tăng
cường được SHL của KH, nâng cao được GTTH của đơn vị bán lẻ trực tuyến từ
quan điểm KH cũng như tăng cường được ý định MLLTT của KH.

13


1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Kết cấu của luận án gồm 05 chương:
Chương một trình bày giới thiệu NC, bao gồm sự cần thiết của đề tài NC
về mặt lý thuyết và thực tiễn, mục tiêu NC, đối tượng và phạm vi NC, PPNC, ý
nghĩa NC và kết cấu của luận án.

Chương hai trình bày cơ sở lý thuyết và mơ hình NC. Chương này trình
bày một số lý thuyết liên quan đến đề tài luận án, các khái niệm chính, lược khảo
một số NC thực ngiệm đã thực hiện để xác định các khoảng trống NC và phát
triển các giả thuyết, từ đó đề xuất mơ hình NC.
Chương ba trình bày thiết kế NC, bao gồm trình bày quy trình NC, lựa
chọn PPNC, thiết kế NC định tính và định lượng, thực hiện NC định lượng sơ
bộ để đánh giá sơ bộ thang đo.
Chương bốn trình bày kết quả NC và thảo luận, bao gồm phân tích mẫu
khảo sát chính thức, kiểm định mơ hình đo lường và mơ hình cấu trúc, phân tích
đa nhóm để xem xét sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, tần suất mua, sàn TMĐT
và từ đó tác giả thảo luận kết quả NC chính thức.
Chương năm trình bày kết luận và hàm ý NC, bao gồm trình bày kết luận
về một số kết quả đạt được như là kết quả kiểm định mơ hình, giả thuyết NC,
kết quả phát triển thang đo các khái niệm NC, những đóng góp chính của luận
án. Chương này cũng trình bày các hàm ý quản trị và cuối cùng là một số hạn
chế và hướng NC tiếp theo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương một tác giả đã nêu ra sự cần thiết của đề tài NC từ góc độ lý
thuyết và thực tiễn, mục tiêu và câu hỏi NC; đối tượng, phạm vi NC; PPNC, ý
nghĩa của NC với những đóng góp về mặt học thuật và mặt thực tiễn cho các
đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực trực tuyến như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo tại
Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng thơng qua góp phần làm tăng sự hiểu
biết về GTTH và ý định MLL của KH trực tuyến với sự tác động của trải nghiệm
KH và xem xét vai trò trung gian của lòng tin và SHL KH. Cuối cùng là kết cấu
14


×