TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ThÞ tr-êng vµng viÖt nam thùc Tr¹ng
vµ gi¶i ph¸p
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mỹ Linh
Lớp :
Khóa : 45
Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Thủy
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƢƠNG I: 4
TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƢỜNG VÀNG 4
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÀNG 4
1.1. Các đặc tính của vàng 4
1.1.1. Tính chất hoá học 4
1.1.2. Tính chất vật lý 4
1.1.3. Tính thẩm mỹ 5
1.2. Ứng dụng của vàng 5
1.2.1. Làm đồ trang sức 6
1.2.2. Là một loại kim loại thiết yếu 7
1.2.3. Là tiền loại tiền tệ thế giới chung duy nhất 7
1.3. Đơn vị đo lường và cách quy đổi của Vàng 8
2. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 8
2.1. Vàng với vai trò là một loại tiền tệ 9
2.2. Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ 10
2.2.1. Chế độ đồng bản vị 10
2.2.2. Chế độ bản vị vàng 12
2.2.3. Chế độ lưu thông tiền giấy 15
3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG 18
3.1. Khái niệm về thị trường vàng 18
3.2. Các yếu tố tác động đến thị trường vàng 19
3.3. Một số thị trường vàng phát triển trên thế giới 24
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM 26
1. BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM
HIỆN NAY 26
1.1. Các bước phát triển của thị trường vàng Việt Nam 26
1.2. Thực trạng về tình hình hoạt động thị trường vàng giai đoạn 2007-2009 30
1.3. Phân tích những nguyên nhân gây biến động đến thị trường vàng 38
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt Nam 40
1.4.1. Chính sách nhà nước 40
1.4.2. Biến động thị trường vàng thế giới 42
1.3.3. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt Nam 49
2. TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG VÀNG ĐẾN NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM 52
2.1. Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu 52
2.2. Ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư 53
2.3. Ảnh hướng đến thị trường bất động sản 54
2.4. Ảnh hưởng đến hàng hoá khác 55
2.5. Ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của nhân dân 56
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM 58
3.1. Thành công 58
3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 58
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT
NAM 60
1. DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀNG THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM 60
1.1. Thị trường vàng thế giới 60
1.2. Thị trường vàng Việt Nam 61
1.3. Những chính sách của nhà nước tác động đến thị trường vàng trong thời
gian tới. 62
2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP 63
2.1. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng 63
2.2. Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh 67
2.3. Phát huy hiệu quả kho ngoại quan vàng 68
2.4. Phát triển kế hoạch xây dựng sàn vàng quốc gia 70
2.5. Quản lý việc kinh doanh vàng bất hợp pháp qua mạng 72
2.6. Xây dựng các dịch vụ tư vấn đầu tư vàng 74
2.7. Xây dựng các công cụ phân tích kỹ thuật và thông tin thị trường 75
2.8. Đẩy mạnh nghiên cứu đào tạo đồng thời phổ biến rộng rãi kiến thưc về giá
vàng và thị trường vàng 76
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
1
DANH MỤC BẢNG BIỀU SỬ DỤNG TRONG BÀI
Biểu đồ 1: Nguồn cung cấp vàng trung bình trong 5 năm từ 2004-
2008
Biểu đồ 2: Sản lƣợng vàng thế giới theo khu vực từ năm 1980 –
2007
Biểu đồ 3: Nhu cầu trung bình vàng trên thế giới 5 năm từ năm
2004 - 2008
Biểu đồ 4: Giá vàng 10 tháng đầu năm 2008
Biều đồ 5: Giá vàng trong nƣớc so với giá vàng thế giới ngày
11/11/2009
Biều đồ 6: Diễn biến giá vàng từ lúc khởi điểm khủng hoảng kinh tế
đến cuối năm 2008
Biểu đồ 7: Nhu cầu vàng trang sức quý 3 năm 2008 tại một số quốc
gia
Biểu đồ 8: Nhu cầu vàng công nghiệp (Đơn vị: tấn)
Biểu đồ 9: Biểu đồ giá vàng trong nƣớc và quốc tế 18/3/2008 đến
20/2/2009
2
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính thiết yếu của đề tài
Từ xưa đến nay vàng vẫn luôn được coi là biểu tượng của quyền lực và
của cải, luôn được lưu giữ như một khoản tiết kiệm trong mỗi gia đình. Vàng
tượng trưng cho vẻ đẹp, sự giàu có thịnh vượng của mỗi con người, của mỗi
quốc gia. Mọi người luôn quan tâm đến vàng vì nó là công cụ chính để bảo vệ
tài sản, chống rủi ro kinh tế và biến động chính trị. Những năm gần đây, giá
vàng liên tục biến đổi theo chiều hướng gia tăng, làm cho thị trường vàng
Việt Nam nói riêng, thị trường vàng Thế giới nói chung trở nên sôi nổi, và sự
biến động không ngừng của nó kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến nền
kinh tế Việt Nam. Và Vàng trở thành một kênh đầu tư hẫp dẫn thu hút nhiều
nhà đầu tư với một số vốn khổng lồ. Thị trường vàng với rất nhiều vấn đề từ
vĩ mô đến vi mô của nó đã trở thành một mối quan tâm lớn, thu hút sự chú ý
của rất nhiều người. Xuất phát từ thực tế đó em quyết định chọn đề tài: “Thị
trường vàng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển” làm đề tài cho
khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khoá luận là tìm hiểu thực trạng thị trường Việt
Nam những năm vừa qua, những yếu tố tác động đến thị trường vàng cũng
như những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế đất nước. Từ đó khoá luận cũng
đưa ra một số dự báo cũng như giải pháp nhằm phát triển thị trường vàng Việt
Nam trong những năm hội nhập.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: những vấn đề lý luận chung về thị trường vàng
Việt Nam.
3
Phạm vi nghiên cứu do trình độ và thời gian có giới hạn nên khóa luận
chỉ nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường vàng trong giai đoạn từ năm
2007 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống và
hiện đại như: phương pháp logic, thu thập dữ liệu, so sánh, tổng hợp, thống kê
từ các bảng biểu, báo cáo thường niên của các cơ quan ban ngành và tổ chưc
quốc tế, phân tích kỹ thuật.
5. Nội dung khoá luận
Ngoài lời mở đầu kết luận mục lục và danh mục tham khảo, khoá luận
tốt nghiệp được chia làm ba chương:
Chƣơng I : Tổng quan về vàng và thị trƣờng vàng
Chƣơng II : Thực trạng thị trƣờng vàng Việt Nam
Chƣơng III : Giải pháp phát triển thị trƣờng vàng Việt Nam
Nội dung của khoá luận hướng tới khá rộng và phức tạp. Mặc dù đã có
nhiều cố gắng và nỗ lực song do những hạn chế về tài liệu, thời gian và kinh
nghiệm nên không tránh khỏi các thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại
học Ngoại thương đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong thời gian
học tập tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Lê thị Thu Thuỷ,
người đã hết lòng hướng dẫn, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình làm
khoá luận.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2010
4
CHƢƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƢỜNG VÀNG
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÀNG
1.1. Các đặc tính của vàng
1.1.1. Tính chất hoá học
Vàng là một nguyên tố hoá học với ký hiệu Au ( L.aurum ) và số nguyên
tử là 79 trong nhóm I hệ thống tuần hoàn Mendeleep, khối lượng nguyên tử từ
197, 967. Hàm lượng trong vỏ trái đất chiếm 4,3 x 10 -7% khối lượng. Vàng
không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, ôxy và hầu hết chất ăn
mòn, vì vậy nó thích hợp để đúc tiền kim loại và trang sức.Các halogen có tác
dụng hoá học với vàng, còn nước cường toan thì hoà tan nó. Màu của vàng
rắn cũng như dung dịch keo từ vàng (có màu đậm) được tạo ra bởi tần số
plasmon của nguyên tố này nằm trong khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng
vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sang xanh khi hấp thụ.[21] Vàng nguyên thuỷ
có chứa khoảng 8 đến 10% bạc, nhưng thường nhiều hơn thế. Hợp kim tự
nhiên với thành phần bạc cao (hơn 20%) được gọi là electrum. Khi lượng bạc
tăng, màu trở nên trắng hơn và trọng lượng riêng giảm. Trạng thái ôxi hoá
thường gặp của vàng gồm +1 (vàng(I) hay hợp chất aurous) và + 3(vàng (III)
hay hợp chất auric), lon vàng trong dung dịch sẵn sàng được khử và kết tủa
thành vàng kim loại nếu thêm hầu như bất cứ kim loại nào khác làm tác nhân
khử. Kim loại thêm vào được ôxi hoá và hoà tan cho phép vàng có thể được
lấy khỏi dung dịch và được khôi phục ở dạng kết tủa rắn. Kim loại này có ở
dạn quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích.[22]
1.1.2. Tính chất vật lý
Vàng là nguyên tố kim loại có màu vàng khi thành khối, nhưng có thể có
màu đen, hồng ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn. Nó là kim loại dễ uốn dát
5
nhất được biết đến và nó còn có thể chiếu sang. Thực tế, 1g vàng có thể được
dập thành tấm 1m2, hoặc 1 ounce thành 300 feet2. Là kim loại mềm nên vàng
thường được kết hợp với các kim loại khác để làm cho nó cứng thêm. Vàng
có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí. Vì đặc điểm
này vàng được sử dụng làm dây vi mạch nối vòng trong các chất bán dẫn, hay
“bộ não” của máy tính. Vàng cũng được dùng làm chất bột dính để in thành
mạch điện trên nền gốm (ceramic), sản xuất ra bộ mạch in. Vàng tạo hợp kim
với nhiều kim loại khác; hợp kim với đồng cho màu đỏ hơn, hợp kim với sắt
màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía, với bạch kim cho màu trắng,
bismuth tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen. Vì vậy vàng được sử dụng để
làm các đồ trang sức và có thể kết hợp nhiều kim loại tạo ra màu sắc cho vàng
rất đẹp [23].
1.1.3. Tính thẩm mỹ
Vàng là một kim loại có tính thẩm mỹ cao. Màu của vàng rắn cũng như
của dung dịch keo từ vàng (có màu đậm, thường là tía) được tạo ra bởi tần số
plasmon của nguyên tố này nằm trong khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng
vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sáng xanh khi hấp thụ. Vàng tạo hợp kim với
nhiều kim loại khác, hợp kim với đồng cho màu đỏ hơn, hợp kim với sắt màu
xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía, với bạch kim cho màu trắng, bismuth
tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen. Với các tính thẩm mỹ trên vàng thích
hợp nhất để làm đồ trang sức. Đồ trang sức bằng vàng trở nên đa dạng hơn
khi được kết hợp với các kim loại khác. Và làm đồ trang sức cũng làm tăng
giá trị thẩm mỹ của vàng.
1.2. Ứng dụng của vàng
Với các đặc tính như trên của vàng, vàng được ứng dụng vào cuộc sống
với nhiều mục đích khác nhau.
6
1.2.1. Làm đồ trang sức
Vàng là một trong những kim loại được yêu thích nhất để sản xuất đồ
trang sức. Đồ trang sức làm bằng vàng thường có: nhẫn, vòng cổ, vòng đeo
tay, lắc, hoa tai, cài áo…thậm chí vàng còn được sử dụng để trang trí vào các
vật dụng như bình hoa, bật lửa, bút máy…Đồ trang sức bằng vàng được chế
tạo theo các tiêu chuẩn sau: 9, 14, 18 và 24 cara. Vàng 18 cara nghĩa là 18
phần vàng ròng trong 24 phần vàng, tương đương 75% vàng ròng. Vàng 24
cara thì quá mềm nên khó có thể tạo ra trang sức hay dùng để đúc tiền. Vì thế
vàng trong trang sức là vàng đã được kết hợp với các kim loại khác như bạc,
đồng, v.v…không chỉ để tạo độ cứng mà còn tạo ra các màu sắc khác nhau,
tạo ra được nhiều kiểu dáng phong phú và đa dạng. Đồng là kim loại thường
được kết hợp với vàng tạo ra màu đỏ hơn. Vàng 18k kết hợp với 25% đồng
thường được dùng làm đồ giả cổ hoặc nữ trang, và cũng có thể làm hoa bằng
vàng có màu đỏ. Vàng 14k có màu đồng đỏ được sử dụng để làm huy hiệu
như làm huy hiệu cảnh sát hay trong quân đội. Vàng xanh được tạo ra bằng
cách trộn vàng và sắt, vàng màu đỏ tía là vàng trộn với nhôm. Các loại vàng
này dùng để làm nữ trang hoặc đồ trang trí.
7
1.2.2. Là một loại kim loại thiết yếu
Với những tính chất hoá học và vất lý của vàng nêu trên nên vàng được
coi như một loại công nghiệp thiết yếu và bắt đầu nổi lên vào cuối thế kỷ 20.
Tính dẫn nhiệt dẫn nhiệt cao và đề kháng ôxy hoá, vàng được sử dụng để mạ
bề mặt các đầu nối điện, bảo đảm tiếp xúc tốt và trở kháng thấp.
Thêm vào đó vàng có thể làm thành sợi mỏng để làm chỉ trong ngành
thêu, tạo ra tranh thêu vàng quý hiếm.
Hơn thế nữa vàng còn được sử dụng để thực hiện chức năng quan trọng
trong máy tính, thiết bị thông tin liên lạc, đầu máy bay phản lực, tàu không
gian và nhiều sản phẩm khác nữa.
Vàng được dung trong nha khoa phục hồi, được biệt trong phục hồi răng
như thân răng và cầu răng giả.
Vàng keo là dung dịch đậm màu đang được nghiên cứu trong nhiều
phòng thí nghiệm y học sinh học. Nó cũng là dạng được dùng làm nước sơn
vàng lên đồ gốm trước khi nung.
Mỗi năm khoảng 10% sản lượng vàng được sử dụng cho các quy trình
công nghiệp
1.2.3. Là tiền loại tiền tệ thế giới chung duy nhất
Vàng là loại tiền tệ được các quốc gia đương nhiên thừa nhận làm
phương tiện thanh toán quốc tế, phương tiện lưu trữ quốc tế mà không cần
phải thừa nhận trong bất cứ Hiệp định ký kết nào giữa các quốc gia trên thế
giới. Hiện nay, ngoài vàng ra chưa có một đồng tiền nào có thể thay thế vàng
trong chức năng đồng tiền thế giới.
Khi vàng là tiền tệ thế giới có các đặc điểm như sau:
-Nhiều năm nay, vàng trở thành tiền tệ dự trữ của các quốc gia trong
thanh toán quốc tế
-Vàng không dùng để thanh toán hàng ngày của các giao dịch phát sinh
giữa các quốc gia
8
-Không dùng vàng để thể hiện giá cả cũng như tính toán tổng giá trị hiệp
định hoặc hợp đồng
-Tiền giấy không được đổi ra vàng một cách tự do thông qua hàm lượng
vàng của tiền tệ.
-Vàng chỉ được sử dụng để các quốc gia trả nợ cho nhau khi mà không
tìm ra được các công cụ khác để trả nợ.
1.3. Đơn vị đo lƣờng và cách quy đổi của Vàng
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, đơn vị đo lường được tính theo cây
(lượng hay lạng) hoặc nhỏ hơn là chỉ. Một cây vàng nặng 37,50 gram. Một
chỉ bằng 1/10 cây vàng. Còn trên thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị
là ounce hay troy ounce. 1 ounce tương đương với 31,103476 gram.
Tuổi vàng được tính theo thang độ K (karat). Một Karat tương đương
1/24 vàng nguyên chất. Vàng 9999 tương đương với 24K. Khi người ta nói
tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng xấp xỉ 75%. Vàng
được sử dụng làm đồ trang sức còn được gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K.
- Thị trường vàng thế giới
*Đơn vị yết giá : USD/ounce
*1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng
*1 lượng = 1,20556 ounce
- Thị trường vàng trong nước
*Đơn vị yết giá VNĐ/lượng
*Công thức chuyển đổi giá vàng thế giới (TG) sang giá vàng trong
nước (TN)
TN = (TG + phí vận chuyển)* 120556*(1+thuếNK)*tỷ giá USD/VNĐ+
phí gia công
2. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vai trò và chức năng tiền tệ của vàng
không hề bị phai mờ, thậm chí vàng ngày càng có nhiều ứng dụng và đóng
9
vai trò quan trọng hơn trong đời sống kinh tế của con người, trong đó một vai
trò quan trọng nhất của vàng là chức năng tiền tệ.
2.1. Vàng với vai trò là một loại tiền tệ
Vai trò quan trọng và thường thấy nhất của vàng gắn liền với chức năng
tiền tệ. Vàng được sử dụng làm dự trữ tại các ngân hàng trung ương. Tính đến
thời điểm năm 2004, các ngân hàng trung ương trên thế giới và các tổ chức tài
chính chính thức nắm giữ khoảng 19% tổng trữ lượng vàng trên mặt đất với
chức năng cất trữ. Tính cho đến nay, Hoa Kỳ là đất nước đứng đầu trong danh
mục các nước dự trữ vàng nhiều nhất thế giới, lên đến con số khoảng 8.133,5
tấn, theo sau đó là Đức, Italy, Nhật Bản Trung Quốc song xét về khu vực thì
Châu Âu là khu vực cất trữ nhiều vàng nhất trên toàn thế giới.
Với chức năng tiền tệ, vàng không chỉ dung để cất trữ trong khi của các
ngân hang trung ương, vàng còn được sử dụng làm tài sản tiết kiệm truyền
thống và phổ biến ở nhiều quốc gia, nhất là các nước Á Đông. Vàng được sử
dụng làm tiết kiệm dưới dạng trang sức như dây chuyền, nhẫn, vòng, lắc hoặc
dạng thanh (cây) vàng. Theo như một số tài liệu thống kê thì vàng là thứ trang
sức rất phổ biến ở Ấn Độ còn ở Việt Nam người dân mua vàng với tâm lý tiết
kiệm và coi đây là một biện pháp an toàn nhằm bảo đảm giá trị tiền hoặc làm
của hồi môn cho con cháu.
Bên cạnh đó, trong vai trò là một loại tiền tệ thế giới, vàng hội tụ đầy đủ
các yếu tố cơ bản để thực hiện chức năng tiền tệ của mình đó là được cả thế
giới công nhận là tiền tệ, vàng có tính dễ nhận biết nhất trong lưu thông do
đặc tính màu sắc, tính dễ chia nhỏ nên các mệnh giá khác nhau để người bán
và người mua có thể trao đổi, tính lâu bền nên được sử dụng lâu dài qua thời
gian, vàng có tính dễ vẫn chuyển, và thêm vào đó vàng có tính khan hiếm nên
nó có giá trị. Vàng đáp ứng tất cả các yêu cầu trên và có thể nói rằng nó là
dạng vật chất duy nhất trên thế giới đáp ứng được. Lượng vàng mà con người
10
có được không thay đổi đột biến trong nhiều thế kỷ; lượng vàng bổ sung nhờ
khai thác được là khá nhỏ và dự tính được.
Ngoài vai trò để dự trữ và tiết kiệm vàng còn có vai trò to lớn trong sản
xuất công nghiệp để sản xuất thiết bị, công nghiệp sản xuất vũ khí cũng như
sản xuất đồng hồ.
2.2. Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ
2.2.1. Chế độ đồng bản vị
Trong chế độ phong kiến, bạc là kim loại tiền tệ chủ yếu. Ở giai đoạn
đầu chủ nghĩa tư bản, Nhà nước quy định dùng bạc làm kim loại tiền tệ. Khi
sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, nhất là những khoản giao dịch với
khối lượng hàng hoá có giá trị lớn ngày càng tăng khiến cho việc dùng bạc
làm vật ngang giá chung không còn thích hợp nữa. Vì giá trị của bạc rất nhỏ,
do vậy người ta phải tìm kim loại khác có giá trị cao hơn bạc để đưa vào lưu
thông. Kim loại đấy chỉ có thể là vàng. [1]
Vì vậy, vàng bạc luôn là kim loại được ưa chuộng đặc biệt hơn hẳn các
kim loại khác, bởi những đặc tính của chúng đã đáp ứng được nhiều nhất
những gì mà một đồng tiền hàng hoá cần có: sự khan hiếm, tính bền, có thể
chuyên chở, dễ chia nhỏ, và chất lượng được duy trì lâu bền
Sự chấp nhận vàng và bạc như tiền còn được củng cố từ một thực tế là
các loại kim loại này được thừa nhận rộng rãi là có giá trị sử dụng phi tiền tệ
trong các ngành công nghiệp và trang sức. Hơn nữa giá trị của vàng và bạc
được ổn định tương đối so với các hàng hoá khác, ngoài ra, chất lượng của
chúng có thể kiểm tra một cách chính xác và được các chuyên gia hay còn gọi
là thợ vàng chứng nhận.[8]
Chế độ đồng bản vị là chế độ tiền tệ đầu tiên được thừa nhận trong lịch
sử loài người. Chế độ đồng bản vị là chế độ tiền tệ mà pháp luật Nhà nước
quy định hai kim loại vàng và bạc đồng thời làm kim loại tiền tệ, hai loại tiền
vàng và tiền bạc được tự do đúc và có hiệu lực pháp lý thanh toán vô hạn
11
Căn cứ vào cách quy định về mối quan hệ trao đổi giữa tiền đúc bằng
vàng và tiền đúc bằng bạc mà chia chế độ đồng bản vị ra làm hai loại cụ thể:
Chế độ bản vị song song và chế độ bản vị kép.
Chế độ bản vị song song là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định tỷ lệ
trao đổi giữa tiền vàng và tiền bạc trong lưu thông phụ thuộc vào giá trị thực
tế của lượng vàng và lượng bạc chứa trong hai đồng tiền đó quyết định. Ở chế
độ bản vị này, hàng hoá kim loại hoạt động trên cơ sở giá trị đây đủ các đồng
xu, tức giá trị tiền tệ của chúng cũng là giá trị kim loại của đồng xu. Vì vậy,
khi giá vàng thay đổi so với bạc thì sẽ làm cho tỷ lệ trao đổi giữa các đồng xu
vàng và bạc thay đổi theo. Mặc dù tiền xu được đúc mang theo nhãn hiệu
riêng của từng quốc gia làm theo bằng chứng bảo đảm về nội dung và chất
lượng kim loại, nhưng trong thực tế các quốc gia thường đúc những đồng xu
bằng hỗn hợp kim loại là vàng hay bạc hay với các kim loại khác có giá trị
thấp hơn. Các quốc gia ngày càng thường xuyên giảm tỷ trọng vàng bạc trong
các đồng xu, điều này dẫn đến các đồng xu mất dần giá trị lưu thông, cho nên
hành động này cũng giống như hành động phá giá trong thời hiện đại.
Khác với chế độ bản vị song song, chế độ bản vị kép là chế độ hai bản vị
mà trong đó quy định cụ thể giá trao đổi giữa tiền đúc bằng vàng và tiền đúc
bằng bạc. Ví dụ, ở nước Mỹ năm 1792 quy định tỷ giá này là 1/15. Thông
thường người ta gọi chế độ hai bản vị chủ yếu chỉ là chế độ bản vị kép này.
Chế độ bản vị bạc tồn tại cho tới năm 1834, khi Quốc hội Mỹ quyết định
tăng giá vàng từ $19,394/ounce len $20,76/ounce, trong khi đó bạc vẫn giữ
nguyên nhằm khôi phục lại chế độ đồng bản vị kim loại. Như vậy tỉ lệ bạc:
vàng là 16, trong khi thế giới vẫn là 15,5. Một lần nữa trong thực tế nước Mỹ
lại chỉ có chế độ bản vị kim loại vàng.
Năm 1879, Mỹ quyết định chuyển đổi trở lại USD ra vàng mà không
chuyển đổi ra bạc, đây là một bước quan trọng trong việc hình thành chế độ
12
đơn bản vị vàng (bản vị vàng) ở Mỹ. Tuy nhiên chế độ này vẫn không được
chính thức phê chuẩn cho tới khi có Đạo luật bản vị vàng vào năm 1990.[8]
Chế độ đồng bản vị là một chế độ tiền tệ không ổn định bởi bản tính của
tiền tệ là độc chiếm, gạt bỏ cái khác. Việc pháp luật thừa nhận cả bạc và vàng
đều là kim loại tiền tệ là trái với bản tính đó của tiền tệ.
Trong chế độ bản vị song song do lưu thông tiền vàng và tiền bạc căn cứ
theo giá trị thực tế của kim loại tiền tệ chứa trong nó, cho nên giá cả hàng hoá
và dịch vụ trên thị trường tất nhiên được thể hiện bằng hai loại giá cả: giá cả
tính bằng tiền vàng và giá cả tính bằng tiền bạc. Hai loại này tất nhiên sẽ thay
đổi theo sự thay đổi tỷ giá giữa kim loại vàng và kim loại bạc hình thành tự
phát trên thị trường, vì vậy giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ bị hỗn loạn và dẫn
đến sự hỗn loạn của thị trường.
Trong chế độ bản vị kép, Nhà nước quy định tỷ giá cố định giữa tiền
vàng và tiền bạc để khắc phục tình trạng không ổn định của lưu thông hàng
hoá do chế độ bản vị song song gây ra, nhưng lại gây ra hiện tượng tiền xấu
đẩy tiền tốt ra khỏi lưu thông, điều đó làm cho chế độ tiền tệ bị hỗn loạn
nghiêm trọng.
Khi hai loại tiền có giá trị thực tế không bằng nhau mà giá trị danh nghĩa
của chúng được nhà nước quy định tách rời nhau khỏi giá trị thực tế của nó và
cùng lưu thông theo giá trị danh nghĩa đó thì loại tiền có giá trị thực tế cao hơn
tất nhiên dẫn dần sẽ bị rút khỏi lưu thông, còn loại tiền kém hơn sẽ được đưa vào
lưu thông do tràn ngập thị trường. Hiện tượng này được goi là quy luật Gresham.
Dưới tác dụng của quy luật này, thực tế trong chế độ hai đồng bản vị kép
chỉ còn một đồng tiền có giá trị thấp trong lưu thông. Đây là tiền đề cho sự ra
đời của chế độ một bản vị sau này.[1]
2.2.2. Chế độ bản vị vàng
Chế độ bản vị tiền vàng là chế độ trong đó tiền tệ được đúc bằng vàng
một cách tự do, tiền phụ và tiền tín dụng, tiền ngân hàng được đổi ra tiền vàng
13
một cách tự do, vàng được tự do xuất nhập khẩu. Nhờ có chế độ tiền tệ như
vậy nên lạm phát tiền tệ khó biến thành hiện thực. Đây là một chế độ tiền tệ
ổn định nhất từ trước đến nay. [1]
Vàng được lựa chọn bởi sự tinh khiết, không bị biến đổi theo thời gian,
dễ dàng phân biệt, thẩm định nhờ màu đặc trưng, độ dẻo, âm thanh khi va
chạm, khối lượng riêng lớn và vàng là một vật phẩm mà các nhà buôn lựa
chọn làm thước đo giá trị.
Trong chế độ bản vị vàng, vàng là kim loại duy nhất được sử dụng để
đúc tiền. Chế độ này phát triển theo ba giai đoạn khác nhau: chế độ bản vị
tiền vàng, chế độ bản vị vàng thỏi, chế độ bản vị hối đoái vàng.
Chế độ bản vị tiền vàng, đây là chế độ tiền tệ thông thoáng và ổn định
nhất trong lịch sử vì theo như quy định của chế độ này vàng được tự do đúc
thành tiền, các loại tiền phụ, giấy bạc ngân hàng cũng như tiền tín dụng được
tự do đổi thành vàng nếu muốn và bên cạnh đó pháp luật cũng cho phép tự do
xuất nhập khẩu vàng. Theo cách quy định này, vàng luôn được phản ánh
trung thực giá trị của mình, do đó sẽ khó có khả năng xảy ra hiện tượng
lạm phát.
Chế độ bản vị vàng có những quy tắc cơ bản sau:
Các quốc gia ấn định cố định giá trị đồng tiền mua của mình với vàng
và sẵn sàng không hạn chế mua và bán vàng tại mức giá quy định.
Việc xuất nhập khẩu vàng giữa các quốc gia được tự do hoạt động.
Ngân hàng trung ương luôn phải duy trì một số lượng vàng dự trữ trong
mối quan hệ trực tiếp với số tiền phát hành. Số vàng dự trữ này cho phép
ngân hàng trung ương xử lý uyển chuyển việc chuyển đổi ra tiền và vàng mà
không gặp bất cứ một trở ngại nào, tiền được tự do chuyển đổi ra vàng không
hạn chế. Quy tắc bảo đảm bằng vàng buộc ngân hàng trung ương khi mở rộng
cung ứng tiền cho nền kinh tế phải tuân thủ kỷ luật “chỉ phát hành tiền khi có
14
luồng vàng từ công chúng chảy vào Ngân hàng trung ương”. Kết quả là, khả
năng thay đổi cung ứng tiền chính là sự thay đổi lượng vàng có sẵn trong tay
những người cư trú.
Đây là chế độ tiền thông thoáng và ổn định nhất trong lịch sử, vì theo
như quy định, vàng luôn được phản ánh trung thực giá trị của mình, do đó sẽ
khó có khả năng xảy ra hiện tượng lạm phát.
Tuy nhiên nhược điểm của chế độ là là đồng tiền vàng vẫn là hàng hoá,
do đó với nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, việc sản xuất vàng không thể
theo kịp để đáp ứng. Thêm vào đó giá trị thực của đồng tiền trong lưu thông
càng ngày càng kém đi so với lượng giá trị mà nó đại diện.
Chế độ bản vị vàng thứ hai đó là chế độ bản vị vàng thỏi, người ta gọi
là chế độ bản vị vàng thỏi vì vàng không còn tồn tại dưới dạng tièn nữa mà
được đúc thành thỏi. Trong chế độ bản vị vàng thỏi, vàng không còn được tự
do đúc thành tiền để đưa vào lưu thông nữa, lúc này tiền trong lưu thông phải
được quy định chặt chẽ về hàm lượng vàng. Bên cạnh đó, các loại giấy bạc
ngân hàng không được đổi ra vàng một cách tự do mà phải đạt một tiêu chuẩn
nhất định do Nhà nước đề ra thì mới có thể đổi ra vàng. Hoạt động xuất nhập
khẩu vàng cũng bị kiểm soát chặt chẽ và có lúc bị cấm.
Cuối cùng là chế độ bản vị vàng hối đoái, chế độ vàng này được áp dụng
trong một quãng thời gian tương tự chế độ bản vị vàng thỏi. Cũng có những
quy định tương tự như chế độ bản vị vàng thỏi, tuy nhiên điểm khác biệt là
các loại tiền ngân hàng trong chế độ này sẽ không được chuyển ra vàng mà
chuyển ra ngoại tệ của nước thực hiện chế độ bản vị vàng thỏi. Việc chuyển
đối này cũng không được thực hiện tự do mà phải thực hiện với một số lượng
đủ lớn. [8]
15
2.2.3. Chế độ lưu thông tiền giấy
Sau nhiều năm chế độ bản vị vàng được coi như là phương tiện để thanh
toán, cất trữ thì được thay thể bởi chế độ tiền giấy bởi người ta thấy rằng khi
lưu thông vàng gây khó khăn trong việc vận chuyển do nặng. Chế độ tiền giấy
ra đời, tiền giấy thực hiện chức năng của tiền tệ như dùng để trao đổi, thanh
toán, cất trữ, song tiền giấy gần như không có giá trị vì nó chỉ là loại tiền
mang dấu hiệu giá trị mà thôi. Tiền giấy được tất cả mọi người chấp nhận vì
nó được sản xuất bởi nhà nước và được nhà nước bảo đảm giá trị và bắt buộc
tất cả phải sử dụng nó là đồng tiền chung. Nhưng để tồn tại và được thừa nhận
chung thì tiền giấy cũng phải có lòng tin của người dân đối với chính nó. Khi
lòng tin của người dân không còn với tiền giấy thì người dân lại trở lại nắm
giữ vàng hoặc các vật dụng tài sản có giá trị khác như bất động sản. Mặc dù
tiền giấy được sử dụng để trao đổi thanh toán hàng ngày nhưng vàng vẫn
được sử dụng như một công cụ cất trữ có giá trị và tin cậy với hầu hết mọi
người dân.
Đặc điểm của chế độ tiền tệ ở xã hội phong kiến là việc đúc tiền thiếu
trọng lượng, tuổi tiền thấp nên đến thời đại tích luỹ nguyên thuỷ của chủ
nghĩa tư bản ở các nước Tây Âu và châu Mỹ tiền giấy đã ra đời, xuất hiện đầu
tiên ở châu Mỹ cuối thế kỷ 17, sang cuối thể kỷ 18 đã lan rộng rãi ở Pháp.
Tiền giấy là dấu hiệu của kim loại tiền tệ (vàng) được phát triển ra để thay thế
cho tiền kim loại đã từng tồn tại trong trao đổi. “Tiền giấy là đại biểu cho tiền
kim loại tiền tệ, biểu hiện cho giá trị hàng hoá, và tiến giấy trở thành dấu hiệu
của giá trị. Như vậy, tiền giấy chỉ là dầu hiệu của giá trị chíng nó đại biểu
cho số lượng vàng, những số lượng vàng này cũng như tất cả những số lượng
hàng hoá khác đều là số lượng giá trị” [2]
Tiền giấy đại biểu cho tiền vàng trong trao đổi, vì vậy lượng tiền giấy
phát hành đưa vào trao đổi phải do lượng tiền vàng cần thiết đáng lẽ tồn tại
16
trong trao đổi quyết định. Do tiền giấy không đổi được ra vàng, nên lưu thông
tiền giấy khác với lưu thông tiền vàng: lưu thông tiền vàng do có tính co dãn
tương đối, nên lưu thông tiền tệ tự phát được điều hoà, ngược lại lưu thông
tiền giấy không có tính co giãn, nên lượng tiền giấy phát hành không thể thích
ứng với lượng tiền tệ cần thiết trong trao đổi được. [1]
Hệ thống tiền tệ Bretton Woods : [3]
Bản chất của hệ thống tỷ giá cố định là tỷ giá của các đồng tiền được cố
định giá với đô la Mỹ. Trong đó đô la Mỹ, được cố định giá với vàng và được
tự do chuyển đổi ra vàng. Vàng và đô la Mỹ là phương tiện dự trữ chủ yếu,
ngoài ra các đồng tiền khác cũng có thể được dùng dự trữ nhưng rất hạn chế.
Sự hoạt động của hệ thống Bretton Woods:
Giai đoạn những năm 1950: Đây là thời kỳ thống trị tuyệt đối của đô la
Mỹ. Trong thời kỳ này, hệ thống tỷ giá hoạt động ổn định sau những biến
động (phá giá) của đồng tiền các quốc gia Châu Âu vào năm 1940. Thời kỳ
này đồng đô la Mỹ chiếm vị trí thống trị do Mỹ có nền kinh tế mạnh và đô la
Mỹ có thể tự do chuyển đổi ra vàng. Mặt khác, các quốc gia Châu Âu và Nhật
Bản bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên có nhu cầu lớn về máy móc, thiết bị
và hàng hoá để phục hồi nền kinh tế. Đặc trưng của giai đoạn này là sự thiếu hụt
đô la Mỹ. Lúc đầu đô la Mỹ được đáp ứng chủ yếu thông qua chu chuyển vốn
hình thức. Sau đó, gia tăng chu chuyển vốn tư nhân dưới dạng đầu tư trực tiếp.
Sự thâm hụt cán cân thanh toán chính thức tạo điều kiện cho các quốc
gia Châu Âu và Nhật Bản tái tạo dự trữ ngoại tệ bằng đô la Mỹ. Đồng thời,
nền kinh tế của các quốc gia Châu Âu phục hồi, thặng dư cán cân thanh toán
và dự trữ ngoại hối tăng lên cho phép các quốc gia Châu Âu áp dụng chính
sách tự do chuyển đổi đồng tiền của mình.
Như vậy, hệ thống Bretton Woods đã bắt đầu đi vào hoạt động theo đúng
dự định đã vạch ra khi thành lập năm 1944.
17
Giai đoạn những năm 1960: Giai đoạn này lòng tin vào đô la Mỹ đã bắt
đầu lung lay khi cán cân thanh toán của Mỹ năm 1960-1970 thường xuyên
thâm hụt, trung bình là 3.5 tỷ USD, 1970 dự trữ vàng của Mỹ giảm xuống còn
11 tỷ USD, tài sản tính bằng đô la Mỹ do người nước ngoài nắm giữ tăng lên
nhanh chóng. Giá vàng trên thị trường tự do chịu áp lực tăng giá. Làn sóng
đầu cơ đối với vàng không ngừng gia tăng và mang màu sắc chính trị, như đối
với các quốc gia, ví dụ như Pháp không đồng tình với hệ thống cho phép Mỹ
mua tiềm năng sản xuất của các quốc gia khác bằng đô la Mỹ, không đảm bảo
đầy đủ bằng vàng. Pháp đòi chuyển một lượng dự trữ đô la Mỹ của mình ra
vàng . Mặt khác, sự hoài nghi về độ tin cậy đồng đô la Mỹ càng tăng cao khi
xuất hiện một số đồng tiền mạnh như Mác Đức, Gulden Hà Lan và Yên Nhật.
Các quốc gia cam kết không chuyển dự trữ đô la Mỹ ra vàng đồng thời cam
kết các quốc gia cùng tham gia can thiệp trên thị trường vàng để giữ giá vàng
ở mức ổn định là 35USD/ounce. Sự cam kết này được thực hiện bắt đầu năm
1962 và buộc phải kết thúc vào năm 1968 vì không đạt kết quả gì và phải tiêu
tốn mất khối lượng vàng là 3 tỷ USD.
Các quốc gia phát triển cũng ký kết "Thỏa thuận chung về vay mượn"
theo đó các Quốc gia cam kết sẽ dành cho IMF một nguồn tài chính bổ sung
cho mục đích các quốc gia thành viên vay tài trợ thâm hụt cán cân thanh toán.
Cuối 1960, cùng với sự suy giảm lòng tin vào đô la Mỹ , sự mất ổn định tỷ giá
của một số đồng tiền là dầu hiệu khủng hoảng của hệ thống Bretton Woods.
Năm 1971, cuộc khủng hoảng mới thực sự bắt đầu khi Mỹ thường xuyên
thâm hụt cán cân thanh toán, và lên đến con số tỷ lục là 30 tỷ USD.
15/8/1971 Tổng thống Mỹ Nixon đã tuyên bố dừng chuyển đổi dự trữ đô
la Mỹ ra vàng đồng nghĩa với thả nổi đồng đô la Mỹ và trên thực tế hệ thống
Bretton đã sụp đổ. Mỹ áp dụng mức thuế quan 10% đối với hàng hoá nhập
khẩu nhằm buộc các quốc gia khác phải nâng giá đồng tiền.
18
Để cứu vãn sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods 10 quốc gia đã đưa ra
một số giải pháp:
+ Điều chỉnh lại tỷ giá của các đồng tiền, quan trọng nhất là phá giá đồng
đô la Mỹ. Giá vàng chính thức tăng 35 USD- 38 USD/ounce.
+ Mở rộng biên độ dao động từ 1%-2.25%.
+ Mỹ bãi bỏ thuế quan 10% đối với hàng nhập khẩu.
Những biện pháp này chỉ mang tính tạm thời nhằm giúp Mỹ lành mạnh
hoá nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính.
Mỹ đã không tận dụng cơ hội này. Thâm hụt Ngân sách vẫn tăng và
thâm hụt cán cân thanh toán vẫn không giảm. Do đó, các quốc gia châu âu đã
phải đối mặt với một lượng cung lớn trên thị trường ngoại hối và buộc các
quốc gia này phải mua vào để giữ mức tỷ giá của mình trong giới hạn giao
động. Tình trạng này không thể kéo dài khi đến tháng 1/1973 Thụy Sĩ thả nổi
đồng france, Mỹ phá giá đồng đô la 10%, Nhật thả nổi đồng yên Thực chất
Mỹ đã từ chối can thiệp để duy trì tỷ giá đô la Mỹ, còn các quốc gia châu âu
từ chối can thiệp một mình trên thị trường ngoại hối. Hệ thống Bretton Woods
sụp đổ, và thay vào đó là sự thay đổi của một số đồng tiền.
3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG VÀNG
3.1. Khái niệm về thị trƣờng vàng
Trong số các kim loại quý hiếm, vàng là một kênh đầu tư phố biến nhất.
Các nhà đầu tư thường mua vàng như là một cách thức an toàn cũng như đối
phó với bất kỳ biến động của nền kinh tế, chính trị và xã hội hay rủi ro trong
thị trường tài chính. Những rủi ro ở đây có thể do đầu tư trong thị trường giá
xuống, nợ chính phủ, tài chính sụt giảm, lạm phát, chiến tranh hay bất ổn xã
hội. Đến nay, dường như chưa có một định nghĩa cụ thể về thị trường vàng,
song hầu hết mọi người đều hiểu rằng, thị trường vàng là nơi mà các nhà đầu
tư mua bán vàng, thường là mua trong thời điểm giá thấp sau đó bán đi với
19
giá cao hơn để kiếm lời. Thị trường vàng cũng như hầu hết các thị trường
khác, cơ bản là sự trao đổi mua bán để kiếm lời, trong đó chủ thể là vàng.
Song thị trường vàng là một thị trường đầy rủi ro, thách thức với mỗi nhà đầu
tư, bên cạnh đó thị trường vàng cũng nằm trong sự kiểm soát của chính phủ,
chịu tác động từ phía chính phủ. Bản thân thị trường vàng cũng tạo nên những
ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Thị trường
vàng bao gồm các yếu tố như giá vàng, cung cầu vàng, các kênh đầu tư, các
công ty kinh doanh vàng cũng như khai thác vàng, phân tích kỹ thuật vàng,
chính sách của chính phủ v v
3.2. Các yếu tố tác động đến thị trƣờng vàng
Vàng được biết đến như một hàng hoá và cũng là của cải có giá trị cất
trữ. Bởi tính lâu bền cũng như giá trị của vàng, vàng dù là vàng miếng vàng
thỏi, trang sức vàng hay ngay cả vàng được đào lên từ mặt đất thì cũng đều có
giá trị. Lượng vàng trong mặt đất cũng có giới hạn, nó một thứ tài sản đến từ
tự nhiên, không do con người tạo ra. Bên cạnh đấy thì vàng cũng có thể huy
động từ người này sang người khác và từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Vàng là thứ hàng hoá hết sức nhạy cảm, vì vậy yếu tố cung, cầu của vàng
cũng như môi trường kinh tế hay chính trị pháp luật đều có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến thị trường vàng trong nước và quốc tế.
a. Cung vàng trên thị trường
Vàng là một thứ hàng hóa đặc biệt, bởi nó là một thứ kim loại được khai
thác dưới lòng đất và được đào lên qua quá trình chế tác trở thành vàng thỏi,
vàng miếng hay vàng trang sức, vì vậy vàng có thể được huy động một cách
linh hoạt.
20
Biểu đồ 1: Nguồn cung cấp vàng trung bình trong 5 năm
từ năm 2004-2008
vàng khai thác tự
nhiên, 60%
vàng từ ngân hàng
trung ương bán, 12%
vàng tái chế, 28%
vàng khai thác tự nhiên
vàng từ ngân hàng trung ương
bán
vàng tái chế
vàng khai thác tự
nhiên, 60%
vàng từ ngân hàng
trung ương bán, 12%
vàng tái chế, 28%
vàng khai thác tự nhiên
vàng từ ngân hàng trung ương bán
vàng tái chế
Nguồn: Investing in Gold- World Gold Council
Nguồn cung cấp vàng trên thế giới chủ yếu từ 3 nguồn là vàng được khai
thác từ tự nhiên, vàng được tái chế, và một nguồn vàng nữa là từ ngân hàng
trung ương bán ra. Như biểu đồ trên ta cũng thấy rằng vàng không chỉ được
khai thác từ tự nhiên trong long đất mà còn có lượng vàng được tái chế từ các
kim loại được khai thác trước đó ví dụ như nhôm và chì. Thực tế cho thấy
nguồn cung cấp nguồn vàng thứ hai chiếm một tỷ trọng không nhỏ, nhìn vào
biểu đồ, trong vòng 5 năm từ năm 2004 đến năm 2008 vàng tái chế chiếm đến
28% trên tổng số nguồn cung vàng trên toàn thế giới. Vàng được cung cấp đa
số là từ tự nhiên và một phần khoảng 12% là được cung cấp bởi ngân hàng
trung ương.[19]
21
Biểu đồ 2: Sản lƣợng vàng thế giới theo khu vực từ năm 1980 - 2007
Nguồn: Investing in Gold- World Gold Council
Hơn một thế kỷ nay, Nam Phi luôn là nước đứng đầu trong khai thác
vàng trong tổng số sản lượng vàng trên thế giới. Vì thế mọi biến động về cung
ở Nam Phi đều ảnh hưởng rất lớn đến thị trường vàng thế giới.