Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Vũ thuỳ dương hội thảo quốc tế 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.69 KB, 12 trang )

SỬ DỤNG LAO ĐỘNG DI CƯ TRONG NƯỚC NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP Ở KHU CƠNG NGHIỆP BẮC NINH
Vũ Thuỳ Dương, Đại học Cơng Đồn
Email: , 0986038666
Tóm tắt
Lao động di cư trong nước là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính quy
luật, một yếu tố tất yếu cho sự phát triển và khu công nghiệp Bắc Ninh không phải là
ngoại lệ. Đặc biệt sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, vấn đề di cư trong nước càng
nhiều sẽ cung cấp một lượng lao động đáng kể cho các khu công nghiệp. Sử dụng
lượng lao động này hiệu quả sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tài
chính. Bài viết này nghiên cứu sự tác động của việc sử dụng lao động di cư trong nước
đến hiệu quả tài chính đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Bắc Ninh. Kết
quả nghiên cứu cho thấy những cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp ở
khu công nghiệp này khi sử dụng lao động di cư trong nước. Từ đó, bài viết cũng đề
xuất một số gợi ý nhằm sử dụng hiệu quả lao động di cư trong nước để nâng cao hiệu
quả tài chính đối với các doanh trong khu cơng nghiệp Bắc Ninh.
Từ khố: di cư, hiệu quả tài chính, lao động di cư trong nước, tác động của lao động
di cư,…
1. Đặt vấn đề
Cũng giống như nhiều quốc gia trên thế giới, di cư là một tất yếu trong quá
trình phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, di cư trong nước
ngày càng gia tăng. . Di cư là động lực tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội, giúp làm
giảm sự khác biệt vốn có giữa các vùng thơng qua đáp ứng nhu cầu lao động cho phát
triển và qua đó đẩy nhanh q trình tái cơ cấu kinh tế. Di cư vừa nhằm phân bổ lại dân
cư, giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, thúc đẩy tiêu dùng, vừa tạo ra sự dịch
chuyển một phần thu nhập về các vùng nghèo hơn và bảo đảm phát triển bền vững.
Tuy nhiên, di cư cũng sẽ làm tăng các nhu cầu về cơ sở hạ tầng nơi đến và gia tăng các
vấn đề xã hội. Và đối với các doanh nghiệp khi sử dụng lượng lớn lao động di cư trong
nước có những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Bắc Ninh cũng là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm tam giác phát


triển kinh tế phía Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, đây là khu vực phát triển năng
động của cả nước. Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp với sự đồng bộ trong
phát triển các khu công nghiệp gắn với đô thị, và phát huy lợi thế trong phát triển làng


nghề. Công nghiệp phát triển với tốc độ cao, là khu vực động lực tăng trưởng kinh tế,
đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao của
cả nước. Với sự phát triển mạnh mẽ khu cơng nghiệp cũng địi hỏi một lượng lớn lao
động, do vậy lao động di cư từ các địa phương khác về đây cũng rất đông. Lao động di
cư trong nước này có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh nói
chung và đem lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp tại khu cơng nghiệp Bắc
Ninh nói riêng. Sử dụng lao động di cư trong nước có hiệu quả sẽ giúp cho các doanh
nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp tại các khu cơng nghiệp Bắc Ninh nói
riêng nâng cao hiệu quả tài chính.
2. Cơ sở lý luận
Có nhiều quan điểm về di cư, mỗi quan điểm đều xuất phát từ những phương
diện khác nhau, do đó khó có thể có được định nghĩa thống nhất, bao quát hết các khía
cạnh của di cư.
Liên Hiệp Quốc (1958) đã đưa ra định nghĩa về di cư, theo đó “Di cư là một
hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vị lãnh thổ này tới
một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu theo quy định.
Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di cư xác định và đặc trưng bởi sự
thay đổi nơi cư trú thường xuyên”. Sự thay đổi nơi cư trú được thể hiện ở hai đặc
điểm, nơi xuất cư và nơi di cư. Nơi xuất cư (hay nơi đi) là nơi người di cư chuyển đi,
và nơi nhập cư (hay nơi đến) là nơi người di cư chuyển đến.
Theo Luật Di cư quốc tế “di cư là sự di chuyển của một người hay một nhóm
người, kể cả qua một biên giới quốc tế hay trong một quốc gia. Là một sự di chuyển
dân số, bao gồm bất kể loại di chuyển nào của con người, bất kể độ dài, thành phần
hay nguyên nhân; nó bao gồm di cư của người tị nạn, người lánh nạn, người di cư
kinh tế và những người di chuyển vì những mục đích khác, trong đó có đồn tụ gia

đình”. Như vậy, Luật Di cư quốc tế có cái nhìn về di cư rộng hơn, không hạn chế về
thời gian và khoảng cách tối thiểu như quan điểm của Liên Hiệp Quốc đưa ra năm
1958.
Ở Việt Nam, khái niệm về di cư cũng được đề cập ở nhiều nghiên cứu, thơng
thường trích dẫn các khái niệm quốc tế, ngồi ra khái niệm này cũng đã được quy định
trong văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, tại Khoản 7 Điều 3 Pháp lệnh Dân số năm
2003 đã quy định “Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia
khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác”.
Theo Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2019) và Tổng
cục Thống kê sử dụng trong điều tra, công bố số liệu quốc gia về lao động và di cư.
Theo đó, “Di cư là sự thay đổi nơi cư trú của con người, từ đơn vị lãnh thổ này tới


một lãnh thổ khác trong một khoảng thời gian nhất định”, hàng năm hoặc 5 năm trong
điều tra dân số định kỳ.
Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà có thể dựa trên các định nghĩa khác
nhau về di cư. Trong bài viết này, có thể hiểu di cư là sự di chuyển của cá nhân ra khỏi
vùng sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định. Di cư bao gồm: di cư nội địa (di
cư trong nước) và di cư quốc tế. Bài viết chỉ tập trung nghiên cứu di cư trong nước.
Di cư trong nước gồm những dòng di cư: nông thôn-thành thị, thành thị-nông
thôn, thành thị-thành thị và nơng thơn-nơng thơn, trong đó dịng di cư chính là nơng
thơn-thành thị. Dịng di cư nơng thơn-thành thị nhằm mục đích chính là cải thiện điều
kiện kinh tế, và phúc lợi của cá nhân và gia đình. Di cư trong nước chủ yếu để tìm
kiếm các cơ hội kinh tế, cải thiện phúc lợi cho cho cá nhân và gia đình, các nghiên cứu
cho thấy di cư do có sự chênh lệch về năng suất lao động, tiền lương, phúc lợi giữa
khu vực nông thôn và thành thị. Những người có xu hướng di cư là có học vấn cao, trẻ
tuổi, nam giới di cư nhiều hơn nữ giới.
3. Sử dụng lao động di cư trong nước tại các doanh nghiệp ở khu cơng nghiệp Bắc
Ninh
Bắc Ninh hiện có 15 khu cơng nghiệp tập trung, trong đó đã có 10 khu công

nghiệp đã đi vào hoạt động, 5 khu công nghiệp đang triển khai xây dựng hạ tầng. Tỷ lệ
lấp đầy diện tích đất cơng nghiệp có thể cho thuê đạt 53,3%, cao hơn tỷ lệ lấp đầy của
cả nước (khoảng 47%), nếu tính tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt
74,8%. Các khu công nghiệp đã thu hút được các dự án đầu tư lớn trong và ngồi
nước, có cơng nghệ hiện đại như: Samsung, Canon, ABB,… Từ sự phát triển của các
khu công nghiệp, ngành công nghiệp của Bắc Ninh đã định hình và phát triển những
ngành mũi nhọn như cơng nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến cơng nghệ cao…
Các khu công nghiệp Bắc Ninh đã thu hút được 500 dự án đầu tư sản xuất công
nghiệp với tổng vốn đăng ký 3.782,21 triệu USD. Hiện có 251 dự án đi vào hoạt động
(trong đó 132 dự án FDI). Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp khu cơng
nghiệp (khơng tính đầu tư phát triển hạ tầng) đạt 51.927,5 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu
đạt 2.088 triệu USD, tạo việc làm cho gần 67.750 người, trong đó lao động địa phương
chiếm 43,8%.
Bảng 1: Thống kê các khu công nghiệp đang hoạt động ở Bắc Ninh
ST
T

Khu công nghiệp

Diện tích KCN
(ha)

Vốn đầu tư đăng kí
(tỷ đồng)

1

Khu cơng nghiệp Tiên Sơn

449


834.3

2

Khu công nghiệp Quế Võ 1

640

531


3

Khu công nghiệp Quế Võ 2

270

1.480

4

Khu công nghiệp Quế Võ 3

598

2,209

5


Khu công nghiệp Yên Phong 1

651

2,231

6

Khu công nghiệp Yên Phong 2

1,200

6,322

7

Khu cơng nghiệp Đại Đồng –
Hồn Sơn

400

553.5

8

Khu cơng nghiệp HANAKA

74

405


9

Khu công nghiệp Nam Sơn –
Hạp Lĩnh

1,000

2.900

10

Khu công nghiệp Thuận
Thành 1

250

584

11

Khu công nghiệp Thuận
Thành 2

240

479

12


Khu công nghiệp Thuận
Thành 3

1,000

1,357

13

Khu công nghiệp Gia Bình 1

300

2,578

14

Khu cơng nghiệp Gia Bình 2

261.8

3.956

15

Khu cơng nghiệp Việt Nam Singapore Bắc Ninh

700

1,840


Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp là chủ đạo sang công
nghiệp là chủ đạo làm tăng số lượng người di cư từ nông thôn ra thành thị và các vùng
phụ cận ngày càng lớn, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, dịch vụ phát triển. Nghiên
cứu số liệu tại khu công nghiệp Bắc Ninh cho thấy, số lượng người lao động tại các
khu công nghiệp chủ yếu là người nhập cư, trong đó trên 60% lao động là nữ. Cụ thể,
có tới trên 71% lao động là người từ các địa phương khác, trên 1,5% là người nước
ngoài .
Bảng 2: Thống kê số lượng lao động năm 2018, 2019
Đối tượng

Tổng số lao động tính đến hết Quý IV

Năm 2018
Người
284,956.0
0

Năm 2019
%

100.00

Người
294,571.0
0

%
100.00



Theo giới
Lao động nữ

 
181,137.0
0

Lao động nam

103,819.0
0

Lao động địa phương

 
76,598.0
0

Theo nguồn lao động

Lao động nhập cư trong nước
Lao động nước ngoài

204,017.0
0
4,341.0
0

63.60


 
179,502.0
0

60.90

36.40

115,069.0
0

39.10

26.90

 
782.0
0

26.50

71.60
1.50

288,703.0
0
5,086.0
0


71.80
1.70

Nguồn: Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (2020)
Tỷ suất di cư thuần (phản ánh tình trạng nhập cư của dân số vào một đơn vị
lãnh thổ và tình trạng xuất cư của dân số khỏi đơn vị lãnh thổ đó trong k nghiên cứu,
được tính bằng hiệu số giữa người nhập cư và người xuất cư của một đơn vị lãnh thổ
tính bình qn trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó.) của Bắc Ninh trong gia đoạn
2015-2021 có giá trị dương.
Bảng 3: Tỷ suất di cư thuần phân bố theo vùng
Đơn vị tính: %
Năm

Tổng số

2015

Chia ra
Thành thị

Nông thôn

12.8

11.7

22.3

2018


9.1

16.4

17.3

2019

17.1

29.7

11.6

2020

11.8

10.8

12.2

2021

12.9

15

11.6


Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2021
Bảng 4: Tỷ suất di cư thuần, tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư
Đơn vị tính: %
Năm

Tỷ suất di cư thuần

Tỷ suất nhập cư

Tỷ suất xuất cư

2015

12.8

26

13.2

2018

9.1

31.2

13.8

2019

17.1


36.1

19.6

2020

11.8

40.9

29.1


2021

12.9

45.7

32.8

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2021
Theo thống kê của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, đến hết quý
III/2022, các khu công nghiệp Bắc Ninh sử dụng tổng 314.644 lao động. Trong đó, lao
động địa phương là 85.843 người (chiếm 27,82%), chủ yếu vẫn là lao động di cư trong
nước, lao động nữ 174.649 người (chiếm 55,5%), lao động nước ngồi 6.498 người
(chiếm 2,065%).
Khu cơng nghiệp Quế Võ và Yên Phong là 2 nơi sử dụng nhiều nhân lực nhất.
Khu công nghiệp Quế Võ thu hút 106.815 lao động và Yên Phong là 90.096 lao động.

Tuy nhiên, so với quý II/2022 thì tổng số lao động tại các khu công nghiệp của Bắc
Ninh giảm 5.417 người.
Theo con số của các doanh nghiệp gửi về Ban Quản lý các khu cơng nghiệp
Bắc Ninh, có 391 doanh nghiệp báo cáo có giảm lao động với số lao động cắt giảm
trong 1 tháng qua là 11.335 người.
Nguyên nhân giảm lao động được ông Nguyễn Thế Quyết - Chủ tịch Cơng đồn
các khu cơng nghiệp Bắc Ninh chia sẻ, do lượng đơn hàng giảm, đặc biệt là hàng xuất
đi các nước châu Âu. Đến nay, nhiều doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho trên 4
tháng. Trong khi đó, cơng nhân thường muốn làm tăng ca để tăng thu nhập, giờ lại
phải giảm giờ làm, đồng nghĩa với thu nhập giảm.
Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh dự báo, trong vòng 3 tháng tới, số
lao động tiếp tục giảm khoảng 18.260 người, các doanh nghiệp cũng cần tuyển mới
thêm 15.513 người.
Một thực trạng đáng buồn hiện nay là trong các khu cơng nghiệp xuất hiện tình
trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn với nhiều tình huống khác nhau. Do vậy, các cơ quan
chức năng rất khó xử lý triệt để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao
động.
Có thể nói, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp tồn cầu
nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là thách thức khủng hoảng về nguồn nhân
lực để bảo đảm phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Theo Ban Quan hệ lao động - Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, đến nay, cả
nước có 25 địa phương, đơn vị, ngành báo cáo có NLĐ bị ảnh hưởng đến việc làm và
đời sống.
Trong đó, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng là 441 với tổng số gần 625.000 lao
động. Đáng chú ý, hơn 240.000 công nhân dệt may, da giày, chế biến gỗ đang thiếu
việc làm dịp cuối năm do doanh nghiệp cắt giảm hoặc chờ đơn hàng.


Phần lớn sự dịch chuyển lao động nằm ở nhóm cơng nhân có mức lương tối
thiểu hoặc dưới tối thiểu, ít xảy ra ở nhóm đã có thu nhập ổn định. Khi người lao động

thấy lương không thể tăng hoặc cơng việc khơng thể phát triển thêm thì họ buộc phải
thay đổi để tìm mơi trường làm việc tốt hơn, mức lương khá hơn.
Mặt khác về chất lượng lao động tại khu công nghiệp Bắc Ninh chưa cao. Lao
động nhập cư chủ yếu từ nông thôn lên thành thị mà chất lượng nguồn lao động có sự
chênh lệch lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị (ở Việt Nam lao động thành thị đã
được đào tạo chiếm 30,9% trong khi ở nơng thơn chỉ có 9%). Lao động từ nơng thơn
lên thành thị mục đích chính khơng phải là học nghề, học việc mà là tìm kiếm việc
làm. Tuy nhiên, do khơng có trình độ nên họ chỉ làm những cơng việc mang tính chất
thời vụ, bn bán hoặc những cơng việc khơng địi hỏi trình độ chun mơn kỹ thuật
vì vậy cơng việc rất bấp bênh và dễ thất nghiệp. Vì vậy mặc dù tốc độ tăng nguồn nhân
lực cao nhưng chủ yếu là nguồn nhân lực có trình độ thấp, nguồn nhân lực chất lượng
cao vẫn cịn thiếu so với nhu cầu của thị trường.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
40
35
30
25
20
15
10
5
0

2017

2018

2019

Tỷ lệ lao động qua đào tạo


2020

2021

Linear (Tỷ lệ lao động qua đào tạo)

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2021
Hình 1: Tỷ lệ lao động qua đào tạo
4. Khuyến nghị và hàm ý chính sách sử dụng lao động di cư trong nước nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Bắc Ninh
Sau 25 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh từ một tỉnh nông nghiệp thuần tuý, cơ sở hạ
tầng khó khăn, đã bứt phá mạnh mẽ, quy mơ kinh tế tăng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đưa Bắc Ninh trở thành vùng kinh tế
trọng điểm của Bắc Bộ. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2021 kinh tế của
Bắc Ninh đạt 13,89%/năm. Phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao


trở thành ngành mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp, đưa
Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước. Theo báo cáo của tỉnh
Bắc Ninh năm 2021, doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động
ngành công nghiệp chế biến lớn nhất toàn tỉnh. Đây cũng là ngành sử dụng lao động di
cư lớn nhất khu công nghiệp Bắc Ninh.
Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh
3,500,000
3,000,000
2,500,000
2,000,000
1,500,000
1,000,000

500,000
-

2015

2018
Tổng

2019

2020

2021

Công nghiệp chế biến, chế tạo

Nguồn: Niêm giám thống kê Bắc Ninh 2021
Hình 2. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp theo ngành nghề
Trong những năm qua, tuy có chịu sử ảnh hưởng của Covid-19 nhưng các
doanh nghiệp ở khu công nghiệp Bắc Ninh vẫn đạt được những kết quả đáng kể, đặc
biệt là doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức lợi nhuận
trước thuế cao nhất trong các ngành nghề kinh doanh ở khu công nghiệp. Năm 2020
ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp thuỷ sản có lợi nhuận trước thuế đứng thứ hai nhưng
tỷ suất sinh lợi trên doanh thu lại cao nhất, tuy nhiên đến năm 2021 do ảnh hưởng của
thiếu hụt lao động nên doanh thu cũng như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của ngành
nghề này giảm.
Bảng 5. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Khai khống

Cơng nghiệp chế biến, chế tạo
Sản xuất và phân phối điện, khí đơt…

2018
197

2019
130

2020
871

2021
500

-

-

-

-

74.387

64.417

63.165

61.937


29

40

79

123


Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác
thải
Xây dựng

216

83

67

64

128

-66

156

100


Nguồn: Niêm giám thống kê Bắc Ninh 2021
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban quản lý khu công nghiệp Bắc Ninh thì số
lượng lao động tại đây có xu hướng giảm trong 2 năm 2020, 2021 trong đó có lao động
nhập cư. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tại đây. Năm
2021, Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp trong các ngành nghê kinh
doanh đều giảm.
Bảng 6: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2018

2019

2020

2021

7,47

4,49

20,98

7,92

-

-

-


-

Cơng nghiệp chế biến, chế tạo

6,09

5,44

5,08

4,34

Sản xuất và phân phối điện, khí đơt…

34,99

2,54

4,26

3,26

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải

5,57

2,7

3,13


2,62

Xây dựng

0,82

-0,36

0,66

0,38

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Khai khoáng

Nguồn: Niêm giám thống kê Bắc Ninh 2021
Đứng trước thực trạng đòi đỏi hỏi tỉnh Bắc Ninh nói chung và các doanh nghiệp
tại khu cơng nghiệp Bắc Ninh có những giải pháp sử dụng lao động di cư trong nước
có hiệu quả để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khu công nghiệp Bắc Ninh. Dựa trên
kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp:
(1) Về phía tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh cần xây dựng và thực hiện chính sách xã hội. Các chính sách đó nhằm giải
quyết hàng loạt các vấn đề như: hỗ trợ việc làm, trợ cấp thất nghiệp, xóa đói giảm
nghèo, bảo hiểm y tế… giúp cho người lao động có điều kiện thực hiện các quyền cơ
bản của công dân, tạo điều kiện cho họ tham gia tốt hơn vào thị trường lao động.
Mở rộng cơ hội cho lao động di cư tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm (bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp) để chủ động đối phó khi thu nhập bị


suy giảm hoặc bị mất hẳn việc làm do các rủi ro (thiên tai, dịch bệnh, tai nạn lao động,

…). Hỗ trợ thường xuyên đối với lao động di cư có hồn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột
xuất khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm sốt (dịch
bệnh, thiên tai…) thơng qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo
đảm. Tỉnh có những chính sách giúp người lao động di cư tiếp cận với hệ thống dịch
vụ xã hội cơ bản: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường,…
Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, xây dựng nếp sống
văn minh đô thị cho người di cư. Một vấn đề bức xúc trong hoạt động của người dân di
cư theo mùa vụ là ý thức cộng đồng cũng như những hành động tự phát của họ làm
mất mỹ quan đô thị cịn kém. Vì vậy, cần phải có các chương trình tuyên truyền nếp
sống văn minh thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng. Bên cạnh đó, cũng cần
có những chế tài và hình thức xử phạt hành chính đủ nghiêm minh đối với họ nhằm
xây dựng nếp sống văn minh đô thị ngày càng tốt hơn.
Thành lập các trung tâm hỗ trợ việc làm cho người di dân. Đây là một giải
pháp nhằm tạo điều kiện giúp người di dân tìm kiếm việc làm, cũng như tăng cường
quản lý người di dân vào làm việc tại Bắc Ninh. Đồng thời từng bước hình thành nên
thị trường lao động phù hợp giúp nhà quản lý thực hiện tốt chức năng của mình.
Đổi mới tồn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, chú trọng nâng cao
tay nghề, đào tạo kỹ năng nghề được coi là giải pháp trọng tâm để phục hồi bền vững
thị trường lao động thời gian tới. Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một
cách bền vững, tỉnh Bắc Ninh cần phải nhanh chóng cải cách hệ thống giáo dục - đào
tạo trong tất cả các cấp, nhất là các trường dạy nghề, sao cho đồng bộ và hợp lí; đồng
thời đổi mới nội dung phương pháp đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường. Xây
dựng được đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục và dạy nghề có trình độ chun
mơn cao. Cần chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin cho người
lao động để họ chủ động hơn trong q trình hội nhập. Cơng tác dự báo nhu cầu và
thông tin thị trường lao động cũng phải chính xác, khoa học, định hướng tốt để giúp
các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề hoạch định chiến lược đào tạo.
(2) Về phía doanh nghiệp
Để ổn định tâm lý cho lao động di cư, các doanh nghiệp cần có chính sách tiền
lương trả cho người lao động phù hợp, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao

động. Hỗ trợ nhà ở và sinh hoạt phí cho người lao động. Tỉnh Bắc Ninh nói chung và
doanh nghiệp tại khu công nghiệp Bắc Ninh không chỉ quan tâm đến đời sống vật chất
cho người lao động di cư mà cả đời sống tinh thần như chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ
trường học cho con em của lao động di cư để họ an tâm làm việc.


Ngoài việc mở các lớp đào tạo định kỳ, doanh nghiệp có đơn hàng giảm họ
giành thời gian này để đào tạo lại tay nghề người lao động, giúp người lao động thấy
họ thật sự cần thiết đối với doanh nghiệp và giúp người lao động yên tâm ở lại.
Tổ chức thường xuyên có phong trào thi đua để bản thân người lao động có
thêm động lực nâng cao trình độ tay nghề.
Kết luận
Di cư trong nước là yếu tố quan trọng, là động lực tích cực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội, giúp các địa phương có thêm nguồn lực để cấu trúc lại nền kinh
tế. Di cư là, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải
quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững của Chính phủ. Bắc Ninh là một tỉnh chuyển dịch dịch cơ cấu kinh tế
sang công nghiệp và dịch vụ, nhu cầu lao động rất lớn tạo ra lực hút nguồn di cư lao
động từ các địa phương khác tới sinh sống và làm việc. Bài viết đã nghiên cứu thực
trạng di cư ở Khu công nghiệp Bắc Ninh trong những năm gần đây cho thấy yếu tố lao
động di cư ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để sử dụng lao
động di trong các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì tỉnh Bắc Ninh và
doanh nghiệp cần có những chính sách đảm bảo an sinh xã hội và điều kiện sinh sống
và làm việc cho đối tượng lao động này.
Tài liệu tham khảo
1. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2019), Kết quả Tổng
điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019. Nhà xuất bản
Thống kê.
2. Lê Xuân Bá (2010), Hiện tượng di dân đến thành phố: Nhận định và đề xuất
chính sách. Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 35 (8+9), tr.1-8.
3. Liên hợp quốc tại Việt Nam (2010), Di cư trong nước: Cơ hội và thách thức đối

với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
4. Liên hợp quốc tại Việt Nam (2019), Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm
2019, truy cập ngày 18/10/2019.
5. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2021.
6. Tổng cục Thống kê (2013-2019), Báo cáo lao động việc làm các năm 20122018.
7. Tổng cục Thống kê (2020a), Số liệu thống kê Việt Nam,
/>8. Tổng cục Thống kê (2020b), Tư liệu kinh tế xã hội 63 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.


9. Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2016a), Điều tra dân số và
nhà ở giữa kỳ năm 2014: Di cư và đơ thị hóa ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thông tấn.
10. Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2016b), Điều tra di cư nội
địa 2015.



×