Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.62 KB, 6 trang )

Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin:
“ Học học nữa học mãi”.
Con người ai cũng cần phải học. Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết, nó đào tạo
chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh, tiến bộ. Xã
hội ngày một đi lên theo thời gian, đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình
độ cao, hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc
năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy. Học không phải là học cho đủ lớp để đi
làm mà học cịn có nghĩa là học mãi đến già, học những cái mình chưa biết. Vị
lãnh tụ vĩ đại Lê-nin đã từng khuyên con cháu rằng: “Học, học nữa, học mãi”.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ơng.
Học là gì? Học là tìm hiểu, khám phá những điều mình chưa biết, tích lũy kiến
thức, rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết, trình độ về mọi mặt. Học khơng chỉ
trong trường lớp mà chúng ta cịn phải học ở ngồi đời. Ngồi học những kiến
thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người. Học rất đa dạng, học ở
khắp mọi nơi, học bất kì lúc nào. Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa, học
hết trình độ này đến trình độ khác, học từ thấp tới cao. Như những người đã đi
làm cần phải học thêm cao học, tiến sĩ, …Thế nào là học mãi. Học mãi có nghĩa là
học liên tục, học đến suốt đời, học cả khi về già. Câu: “Học, học nữa, học mãi ”
khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học. Luôn luôn học hỏi những điều chưa
biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công.
Tại sao phải học? Trên đời, ai cũng phải học, ngay cả tổng thống hay người hành
khất đều phải được giáo dục từ nhỏ. Trường học nào cũng dạy học sinh: “Tiên học
lễ, hậu học văn”. Học lễ phép, cách cư xử với xã hội, đạo đức. Từ nhỏ, chúng ta đã
học đi, học nói, học gói, học mở. Cịn khi đã đến tuổi đi học, chúng ta học thêm
văn hóa. Mơn học nào cũng vậy, ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao. Bác
Hồ đã dạy chúng ta rằng:" Người có tài mà khơng có đức là người vơ dụng. Người
có đức mà khơng có tài làm gì cũng khó". Nếu như ta học được đức tình tốt của


mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì khơng thể làm được
việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội. Như chúng ta muốn sang nước ngồi làm việc


mà khơng biết tiếng Anh thì khơng thể nói chuyện để hiểu ý nhau được. Cịn
những người có hiểu biết cao mà khơng có nhân đức thì khơng giúp ích được gì
cho đời. Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình, bất chấp lời chê trách, phê phán
của mọi người. Từ thời xưa đến nay, đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài,
gương hiếu học đáng được khâm phục. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển
trên đà hiện đại hóa của thế giới. Giờ đây, con người phát minh ra nhiều vật dụng,
khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện
tượng đó qua những chuyện cổ tích. Vì thế, chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến
thức để theo kịp thời đại, không lạc hậu để mọi người khơng xem thường mình.
Việc học khơng tùy vào tuổi tác, công danh mà tùy vào sự cầu tiến, muốn làm giàu
kho tàng kiến thức của mỗi người. Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của
ơng rằng: ‘Bác học khơng có nghĩa là ngừng học”.
Làm sao để ln có ý chí trong học tập? Chúng ta phải xác định mục đích học, ước
mơ trong tương lai, ….để cố gắng đạt được ước mơ, nghề nghiệp mình u thích.
Học khơng những giúp ích cho đất nước mà cịn giúp ích cho bản thân chúng ta.
Học để làm việc, kiếm sống cho bản thân mỗi người. Khi chúng ta đã xác định mục
đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành cơng dù có thất bại bao nhiêu
lần đi chăng nữa. Kẻ thất bại là kẻ khơng dám thực hiện ước mơ của mình. Làm
việc gì cũng phải có niềm đam mê, lịng nghị lực, quyết tâm thành cơng thì chúng
ta mới làm nên những việc lớn. Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình
đáng để mọi người noi theo. Anh vẫn tiếp tục đến trường, mỉm cười với mọi
người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh. Nhưng tinh thần và
lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh. Thầy cô, bạn
bè trong trường ai cũng yêu quý, nể phục anh. Học phải học từ từ không nên gấp
vội. Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng,
thực hành vào thực tế.Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một
lượt. Đọc phần nào thấu triệt phần ấy. Học cũng như ăn cơm, cần phải nhai kỹ
trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể. Học tập phải kết hợp với suy nghĩ. Học tập
gồm hai phương diện: lí thuyết, thực hành. Học lí thuyết mà khơng suy nghĩ tất hồ
đồ khơng rõ. Cịn thực hành khơng suy nghĩ tất thực hành không đúng. Trái lại, chỉ

suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được


chút bản lĩnh nào. Ngoài ra, cần phải đọc thêm nhiều tài liệu, báo chí để mở mang
thêm kiến thức của mình.
Tóm lại, lời khun của vị lãnh tụ Lê–nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ
mọi người phải học mãi cả đời. Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây
dựng đất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển. Chúng ta hãy làm
theo mong ước của Bác Hồ là: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay
khơng? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các
em.

Giải thích câu tục ngữ :
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hịn núi
cao”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đồn
kết. Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”. Cũng đồng quan điểm đó,
ơng cha ta đã gửi gắm lời khun qua câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Đầu tiên, cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Nếu xét về nghĩa
đen, một cây không thể làm nên núi rừng rộng lớn, mà một khu rừng được
tạo thành bởi rất nhiều cây cối. Cịn xét về nghĩa bóng, “một cây” chỉ sự
tồn tại riêng lẻ, đơn độc, “ba cây” chỉ một tập thể to lớn, hành động “chụm
lại” nói đến sự đồn kết, hợp nhất một lịng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa
là đích đến, thành cơng hay thắng lợi. Câu tục ngữ đề cao vai trị của tinh
thần đồn kết trong cuộc sống của con người.



Đơi khi, chúng ta khơng thể tự mình hồn thành được mọi cơng việc trong
cuộc sống. Chỉ có cùng nhau đồn kết lại mới có thể hồn thành được
những việc lớn lao trong cuộc sống. Trong quá khứ, dưới sự lãnh đạo của
những vị tướng lĩnh tài ba, nhân dân ta đã cùng nhau chống lại kẻ thù xâm
lược. Từ cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp
loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông
Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt, Hưng
Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Mơng - Ngun…
Cịn trong cuộc sống hơm nay, tinh thần đồn kết của mỗi cơng dân được
thể hiện từ những hành động như: chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19,
giúp đỡ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng của thiên tai, nói khơng với
những thơng tin chống phá lại nhà nước… Khơng chỉ là đồn kết trong một
nước, mà ngay cả nhân loại cũng phải đoàn kết trong những vấn đề có
tính tồn cầu như bảo vệ mơi trường, chống lại chiến tranh hạt nhân, nạn
phân biệt chủng tộc… để xây dựng một thế giới văn minh hơn.
Với một học sinh, sự đồn kết được thể hiện trong chính mơi trường lớp
học. Đó là sự giúp đỡ giữa các thành viên trong lớp, thực hiện tốt các nội
quy của lớp, của trường, tích cực rèn luyện…
Tóm lại, câu tục ngữ chứa đựng bài học sâu sắc về cuộc sống. Bởi “Đồn
kết là sức mạnh vơ địch” giống như lời khun của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hãy giải thích câu tục ngữ :
"Thất bại là mẹ thành công".
Ai bước chân được đến đỉnh vinh quang của thành công mà chẳng phải
trải qua những gian khổ, thử thách, thất bại đôi ba lần hay thậm chí cịn
nhiều hơn thế. Mỗi lần thất bại, mỗi lần gặp khó khăn dường như tơi luyện
thêm cho ta thêm tinh thần quyết tâm và chúng ta mới có được nhwungx
bài học q báu. Chính vì thế mà trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, ông

cha ta từng nói "thất bại là mẹ thành cơng".


Trước khi muốn hiểu câu tục ngữ, chúng ta phải hiểu thế nào là thất bại,
thế nào là thành công. Thất bại là những vấp ngã, là khi những dự định,
cơng việc của mình cố gắng làm nhưng khơng đạt được kết quả như mong
đợi. Cịn thành cơng là những giá trị, kết quả được đánh giá cao mà mình
mong muốn đạt được hoặc những giá trị mà xã hội cơng nhận. Ở đây "thất
bại" được ví von là "mẹ", nhắc đến "mẹ" hẳn ai cũng nghĩ đến đó là người
quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Vậy nên khi nói "Thất bại là
mẹ thành cơng" , câu tục ngữ muốn nhấn mạnh: thất bại là một trong
những yếu tố quan trọng tạo nên những thành công sau này. Thất bại
không phải là điều sai trái, hay phải xấu hổ, kém cỏi gì cả mà nó chính là
bài học để giúp ta trưởng thành hơn và đúc rút những kinh nghiệm để làm
nên những thành cơng.
Có một vài người tự hỏi tại sao cha ơng ta lại nói thất bại là mẹ thành cơng.
Vì đây là hai khái niệm trái ngược nhau, đối lập nhau nhưng câu nói thì lại
chứng tỏ đây là hai khái niệm bổ trợ nhau và không hề vô lý chút nào. Bởi
trong thực tế không mấy ai gặt hái được những thành công mà không từng
trải qua những thất bại. Thất bại không phải là kết cục hay kẻ thù mà nó
như một thử thách con người trước khi dẫn lối đến thành cơng, đó là cơ
hội để ta rèn luyện, rút ra kinh nghiệm, những bài học sau mỗi lần vấp ngã
để bản thân ngày càng trưởng thành hơn, vững vàng hơn trong những
bước chân tiếp theo. Quan trọng là thái độ của bạn trước những khó khăn,
thất bại và thành cơng sẽ đến khi bạn biết trân trọng và vượt lên được thất
bại để cố gắng bước tiếp.
Trong thực tế có rất nhiều nhà khoa học, nhiều phát minh, nhà nghiên cứu
để đưa ra nhân loại những sáng chế vĩ đại đều trải qua một quãng thời
gian dài nghiên cứu và gần như ai cũng đều thất bại từ những ngày chập
chững nhưng quan trọng hơn cả là ý thức tìm tịi, học hỏi khơng ngừng.

Chúng ta có thể kể đến Thomas Edison - một nhà vật lý nổi tiếng, người
từng thất bại 10000 lần trước khi làm ra dây tóc bóng đèn. Nhưng ơng
từng nói "Tơi khơng thất bại. Tơi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách khơng hoạt
động", đó là cách mà nhà sáng chế vĩ đại Thomas Edison nói về hàng
ngàn lần thử nghiệm thất bại để tìm ra đúng vật liệu làm sợi dây tóc trong
bóng đèn. Đó là thất bại làm thay đổi cả thế giới, bởi vậy điều đó chứng tỏ
rằng thất bại chỉ là bước đệm, đặt hịn gạch nền móng cho thành cơng sau
này cho những ai biết cố gắng và vươn lên.
Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ sợ thất bại, tuổi trẻ mà, hãy làm thật nhiều,
thất bại đôi ba lần thì mới giúp chúng ta trưởng thành lên. Nếu chưa làm
mà bạn đã lo lắng, sợ sẽ gặp thất bại thì bạn sẽ chẳng bao giờ vươn lên
được đỉnh cao của vinh quang, của thành công, sẽ không bao giờ các bạn
hiểu được cảm giác vỡ òa vui sướng tột cùng ngày đạt được mong muốn,


dự định của mình sau chuỗi những thất bại và thử thách. Thất bại càng lớn
thì thành cơng sẽ là một trái ngọt càng quý giá với những ai biết đứng dậy
sau khi ngã, biết rút kinh nghiệm để không mắc sai lầm. Hãy luôn lạc quan
và mạnh mẽ, luôn tin rằng đằng sau bóng tối sẽ là ánh sáng, vượt qua khó
khăn ta sẽ có thành quả. Ơng cha đã từng nói
Ai chiến thắng mà khơng hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần
Đừng xem những thất bại là kết thúc mà đó chỉ là bước dừng chân tạm
nghỉ ngơi để lấy lại sức lực, tinh thần bước tiến tiếp theo. Khi gặp thất bại
đừng vội nản lịng, bi quan, từ bỏ mà hãy thật kiên trì, nhẫn nại, khơng bỏ
cuộc, đó là những phẩm chất mà những đang ở đỉnh cao của thành công
ai cũng phải có. Phải biết dẫm lên sai lầm, thất bại để tìm một hướng đi
khác, phương án khác để tiếp tục thực hiện ước mơ, đam mê và dự định
mà bản thân đã vạch sẵn.
Cuộc sống sẽ có thành cơng và cả những thất bại, nhưng chúng ta có biết

vượt qua thất bại ấy, nắm lấy nó để đi đến cánh cửa thành cơng kia hay
khơng, nó phụ thuộc vào chính bản thân của mỗi người, vào cách đi của
mỗi người, vì chẳng một thất bại nào có thể đánh bại được ta, trừ khi chính
ta tự nguyện để nó đánh bại mình. “Thất bại là mẹ thành cơng”, chân lý ấy
của ơng cha ta vẫn cịn vẹn ngun đến mn đời. Câu tục ngữ là một lời
dạy bảo thiết thực và cũng là một kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc sống.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×