HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Ed. Fac
Department of Psychology and Human Development
HỘI THẢO
“CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM
VIỆT NAM”
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO:
- PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Chủ Nhiệm Khoa Sư phạm, ĐHQGHN
- PGS.TS Bahr Weiss, Đại Học Vanderbilt, Hoa Kì
- PGS.TS Đặng Bá Lãm, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Bộ GD&ĐT
- TS Victoria, K, Ngo, Đại Học California, Los Angeles, Hoa Kì
- TS Đặng Hoàng Minh, Khoa Sư
phạm, ĐHQGHN
- TS Đinh Kim Thoa, Khoa Sư phạm, ĐHQGHN
- Th.s Phạm Văn Thuần, Khoa Sư phạm, ĐHQGHN
Hà Nội, 13,14 tháng 12 năm 2007
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
3
1. MỤC LỤC
2. TÌM HIỂU YẾU TỐ TÂM LÝ – XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN HIỆN TƯỢNG LẠM DỤNG VÀ NGHIỆN MA
TUÝ Ở HỌC SINH HÀ NỘI, 6PGS.TS.Võ Văn Bản, 6Bệnh viện Việt Pháp 6
3. SỨC KHỎE TINH THẦN Ở TRẺ EM,
TS. Nguyễn Thị Thanh Bình, ĐHSP TP HCM 16
4. BƯỚC ĐẦU NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TÂM THẦN TRẺ EM DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG TẠI PHÒNG KHÁM TUNA, TS. Lã Thị Bưởi, CN Lã Linh Nga, CN Đặng Thanh Hoa và cs,
Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng 21
5. VÀI SUY NGHĨ QUA MỘT SỐ CA TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN, TS. Văn Thị Kim Cúc 31
6. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SKTT CỦA HỌC SINH Ở MỘ
T SỐ TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ, TS. Lê Thị Kim Dung, TS. Lã Thị Bưởi, TS. Đinh Đăng Hoè và cs, Trung tâm nghiên
cứu và phát triển cộng đồng 35
7. CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TINH THẦN TRẺ EM Ở TP. HỒ CHÍ MINH
ThS. Lê Thị Ngọc Dung 43
8. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THAM VẤN NHÓM NHƯ MỘT LIỆU PHÁP . ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ CA KHỦNG
HOẢNG TINH TH
ẦN ĐIỂN HÌNH CỦA THANH THIẾU NIỂN TRONG TRƯỜNG HỌC, Ngô Thu Dung,
Khoa Sư phạm, ĐHQGHN 52
9. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM , Nguyễn Bá Đạt 59
10. TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU TRẺ TỰ KỶ ,NCS: Ngô Xuân Điêp, Khoa Tâm lí, BV. Nhi đồng
2 Tp. Hồ Chí Minh 65
11. TỪ QUAN SÁT TRẺ TẠI GIA ĐÌNH ĐẾN THAM VẤN, TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH - MỘT
ĐỊNH HƯỚNG LÂM
SÀNG CỦA TRUNG TÂM N-T NGUYỄN KHẮC VIỆN , Nguyễn Minh Đức, Nhà tâm lý lâm sàng,
Phó
giám đốc Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện 77
12. CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
BS. Cao Vũ Hùng
85
13. Phó trưởng khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi TƯ 85
14. NHU CẦU THAM VẤN VÀ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN 88
15. CỦA CÁC TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG 88
16. TS Đỗ Ngọc Khanh- Viện Tâm lý học 88
17. MÔ HÌNH CAN THIỆP SỨC KHOẺ TINH THẦN HỌ
C ĐƯỜNG 99
18. BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM TẠI TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG 99
19. TS. Nguyễn Tùng Lâm, ThS. Nguyễn Ngọc Diệp 99
20. Văn phòng Tư vấn Tâm lý - Giáo dục Đinh Tiên Hoàng 99
21. TƯ VẤN TÂM LÝ VỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 107
22. VAI TRÒ, THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT 107
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
4
23. PGS.TS Đặng Bá Lãm, ThS. Đào Vân Vy 107
24. Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục 107
25. NHU CẦU ĐÀO TẠO VỀ TÂM LÝ LÂM SÀNG Ở VIỆT NAM 115
26. PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc 115
27. CNK Sư phạm, ĐHQGHN 115
28. GIẢM ĐỊNH KIẾN VỀ BỆNH TÂM THẦN VÀ MỞ RỘNG QUAN NIỆM TRUYỀN THỐNG VỀ SỨC
KHOẺ TÂM THẦN 118
29. PGS.TS Nguyễn Th
ị Mỹ Lộc 118
30. TS Đặng Hoàng Minh 118
31. Khoa Sư phạm, ĐHQGHN 118
32. NHỮNG ÁP LỰC ĐỐI VỚI 122
33. TRẺ EM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI TỎA 122
34. Th.S Hoàng Mai 122
35. Trường Cao đẳng Sư phạm TW – Tp Hồ Chí Minh 122
36. CAN THIỆP SỨC KHOẺ TINH THẦN Ở TRƯỜNG HỌC TẠI MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ PHƯƠNG TÂY
127
37. TS. Đặng Hoàng Minh, Khoa Sư phạm, ĐHQGHN 127
38. RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 134
39. RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 134
40. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 134
41. Trần Thành Nam 134
42. Khoa Tâm lý học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 134
43. THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH KỸ NĂNG CHUYÊN NGÀNH 144
44. Ở SINH VIÊN TÂM LÝ HỌ
C LÂM SÀNG 144
45. Trần Thành Nam* 144
46. Khoa Tâm lý học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà nội 144
47. BÀN VỀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ RỐI NHIỄU TÂM LÝ 158
48. Ở TRẺ VIỆT NAM 158
49. TS Nguyễn Thị Hồng Nga 158
50. Đại học LĐ-XH 158
51. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ TRÊN TRẺ TỰ KỶ 165
52. C
ử nhân GDĐB Phạm Thị Rành 165
53. Khoa tâm lý trẻ em , Bệnh viện Nhi Đồng 2 165
54. THỰC TRẠNG HỌC SINH CÓ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý 170
55. Ở HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HÀ NỘI 170
56. Nguyễn Thị Vân Thanh 170
57. Viện sức khoẻ Tâm thần Quốc gia 170
58. PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc 170
59. Bệnh viện 103 - HVQY 170
60. MỘT SỐ BIỆ
N PHÁP QUẢN LÝ HÀNH VI CỦA HỌC SINH NHẰM 180
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
5
61. NGĂN CHẶN NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG SỨC KHOẺ TINH THẦN 180
62. TS. Đinh Thị Kim Thoa - Khoa Sư phạm, ĐHQGHN 180
63. BẢO VỆ SỨC KHOẺ TINH THẦN CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM THÔNG QUA CÁCH TIẾP
CẬN GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI 188
64. Đỗ Thị Thanh Thuỷ 188
65. Khoa Giáo dục đặc biệt - Đại học Sư phạm HN 188
66. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HYSERIA VÀ THÔNG TIN HYSTERIA Ở HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT
NAM 192
67. Trần Văn Tính 192
68. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội 192
69. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP SMART VN 203
70. TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ CÁC HỌC VIÊN NGHIỆN MA TUÝ 203
71. TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC 05-06 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 203
72. Lâm Tư Trung – BV Đà N
ẵng 203
73. SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA HỌC SINH LỨA TUỔI TRUNG HỌC CƠ SỞ 213
74. Hoàng Cẩm Tú,TS (Trung tâm tham vấn SKTT trẻ em CPEMC); Cao Vũ Hùng,Ths; Quách Thúy Minh,Ths;
Nguyễn thị Hồng Thúy),Ths; ( Viện Nhi Quốc gia); Trần Thành Nam, Ths; Nguyễn thị Hằng, TS (Khoa Tâm lý,
ĐHKHXH&NV); 213
75. Đặng Hoàng Minh,TS (Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia HN); Trần Hữu Chiến,Ths; Nguyễn Đức Hùng,CNTL
(Bệnh viên tâm thần TƯ2) 213
76. PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP RỐ
I NHIỄU TÂM LÝ 225
77. XUẤT PHÁT TỪ VẤN ĐỀ HỌC ĐƯỜNG 225
78. ĐƯỢC TRỊ LIỆU TẠI KHOA TÂM LÝ TRẺ EM - BV NHI ĐỒNG 2 225
79. Hoàng Thị Vân 225
80.
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
6
TÌM HIỂU YẾU TỐ TÂM LÝ – XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN HIỆN TƯỢNG LẠM
DỤNG VÀ NGHIỆN MA TUÝ Ở HỌC SINH HÀ NỘI
PGS.TS.Võ Văn Bản
Bệnh viện Việt Pháp
Ngày nay, ở nước ta tệ nạn ma túy ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày một gia tăng, đặc biệt
nguy hiểm ở học sinh phổ thông. Qua nghiên cứu18 nam học sinh phổ thông lạm dụng và nghiện
ma túy ở Hà Nội, chúng tôi nhận thấy:
+ Chất ma túy mà học sinh thườ
ng dùng là Heroin ở dạng hít.
+ Động cơ dẫn đến lạm dụng và nghiện ma túy là do: thích tự do (100%); tìm thú tiêu khiển
(61,1%); tò mò, thích bắt chước (33,3%);
+ Những học sinh có nguy cơ cao tìm đến ma túy:
- Các cháu sớm có thói quen hút thuốc và uống bia rượu.
- Các cháu có tính cách hướng nội.
- Bố mẹ ít quan tâm đến việc học tập và sinh hoạt của con cái.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện tượng lạm dụng (LD) và nghiện ma tuý (NMT) ngày càng có xu hướng gia tăng ở
nhiề
u quốc gia trên thế giới, đặc biệt nguy hiểm là nạn ma tuý ngày nay gặp chủ yếu ở lứa tuổi
thanh thiếu niên. Theo Roger Cambor và Robert B.Millman, ở lứa tuổi học sinh vị thanh niên có
khoảng 50 đến 80% đã sử dụng các chất ma tuý hợp pháp hoặc không hợp pháp với mục đích
không vì sức khoẻ. Theo D.Marcelli và A.Braconnier, một hiện tượng mới trong NMT ngày nay
là sự bùng nổ nhanh chóng trong lứa tuổi từ 15 đến 25, cụ thể khoảng 8% dưới 18 tuổi, 17% d
ưới
20 tuổi và 80% dưới 25 tuổi. Theo tác giả Bùi Đặng Dũng, điều tra tại trường thanh niên mới
Bình Triệu cho thấy, dưới 15 tuổi chiếm 8%, từ 16 đến 20 tuổi chiếm 41% và trên 20 tuổi chiếm
51%. Theo số liệu điều tra của Cục phòng chống các tệ nạn xã hội thuộc Bộ Thương binh – Xã
hội, ở nứoc ta hiện nay số người NMT khoảng 200.000 người, trong đó khoảng 80% là thanh
thiếu niên.
Đặc bi
ệt là trong những năm gần đây, hiện tượng LD và NMT đã xâm nhập vào cả học
sinh và sinh viên, nguy hiểm hơn là cả học sinh vị thanh niên trong các trường phổ thông trung
học. Ở lứa tuổi học sinh có nhiều biến động tâm sinh lý, như trẻ rất hiếu động, thích tự do, thích
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
7
tìm tòi, muốn tự khẳng định mình, nhưng lại thiếu bản lĩnh và chưa có kinh nghiệm sống, vì vậy
nguy cơ rơi vào con ®đường lạm dụng và nghiện ma tuý là rất cao.
Ở nước ta chaa có số liệu chính xác vêg hiện tượng LD và NMT trong thanh thiếu niên,
cũng như trong học sinh phổ thông và sinh viên đại học.
Vì vậy việc nghiên cứu tệ nạn ma tuý trong học đường là việc làm cần thiết, nhằm tìm
biện pháp phòng chống và ngăn chặn t
ệ nạn này trong học sinh, sinh viên.
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu một số yếu tố tâm lý - xã hội liên quan đến lạm dụng và nghiện ma tuý trong
học sinh phổ thông Hà Nội:
Động cơ dẫn đếnn lạm dụng và nghiện ma túy.
• Các thói quen thường gặp trên những cháu lạm dụng và nghiện ma túy.
• Các đặc điểm tính cách của các cháu lạm dụng và nghiện ma túy.
• Tìm hiểu một số yếu tố gia đình.
2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1. Đối tượng nghiên cứu : Chia làm hai nhóm:
+ Nhóm nghiên cứu: 18 học sinh nam sử dụng ma tuý. Có kết quả xét nghiệm chất ma tuý
trong nước tiểu dương tính. Trong đó 13 em lạm dụng và 5 em nghiện ma túy, tất cả đều sử
dụng heroin ở dạng hít. Tuổi trung bình = 17,05.
+ Nhóm đối chứng: 34 học sinh nam không sử dụng ma tuý. Tuổi trung bình =16,35.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1.Công cụ nghiên cứu:
- Mẫu hồ sơ nghiên cứu về tâm lý – xã hội:
- Test E.P.T ( Eysenck Personality Inventory ). Đây là test tìm hiểu về nhân cách của Eysenck .
Test gồm 57 câu hỏi , mỗi câu có 2 khả năng lựa chọn “có “ hoặc “không “, 57 câu hỏi gồm 3 bậc
thang (L: nói dối; I: tính hướng nội- hướng ngoại, N: tính dao động cảm xúc) và chia thành 4 kiểu
khí chất:
+ Ưu tư (Melancholic or black bile).
+ Bình thản (Phlegmatic).
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
8
+ Nóng nảy (Choleric or Yellow bile).
+ Linh hoạt (Blood ).
- Mẫu hồ sơ nghiên cứu về ma tuý : gồm chân dung tâm lý cá nhân và hồ sơ tâm lý gia đình .
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Các test tâm lý và hồ sơ tâm lý được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu từng trường hợp
riêng biệt (case study).
Thử nước tiểu tìm chất ma tuý.
Xử lý số liệu theo bảng hướng dẫn của từng test .
Sử dụng toán thống kê y học để so sánh các nhóm
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
3.1. Yếu tố tâm lý liên quan
đến lạm dụng và nghiện ma tuý:
3.1.1. Động cơ dẫn đến lạm dụng và nghiện ma tuý :
100% Thích tự do
61,1% Tìm thú tiêu khiển
33,3% Tò mò, bắt chước
16,7% Động cơ khác
11,1% Tìm kiếm sự nổi tiếng
5,5% Bị ép buộc
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
9
Hình 1: ĐỘNG CƠ DẪN ĐẾN LẠM DỤNG VÀ NGHIỆN MA TUÝ
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
10
3.1.2. Những thói quen thường gặp:
Nhóm nghiên cứu
(n=18)
Nhóm đối chứng
(n=34)
Các thói quen
Số lượng
%
Số lượng
%
P
Hút thuốc lá
14
77,78%
4
13,60%
<0,001
Uống rượu bia
4
22,22%
3
8,80%
<0,001
Bảng 1: Các thói quen
Khi so sánh tỷ lệ học sinh có thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia giữa nhóm sử dụng
ma tuý với nhóm không sử dụng ma tuý chúng ta thấy có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (
P<0,001).
3.1.3. Đặc điểm tính cách của nhóm sử dụng ma tuý :
Dựa vào kết quả phỏng vấn bố, mẹ các cháu cũng như dựa vào kết quả của test E.P.I. của
15 em thuộc nhóm nghiên cứu ( vì 3 trường hợp loại , do chỉ số L quá cao) đồng thời có so sánh
với 34 em thuộc nhóm đối chứng.
Các đặc điểm
Nhóm nghiên cứu
(n=15)
Nhóm đối chứng (n=34)
P
Ưu tư
Bình thản
Nóng nảy
Linh hoạt
Ổn định
Dễ dao động
Hướng nội
Hướng ngoại
51,6%
22,2%
10,5%
15,7%
42,6%
57,4%
72,2%
27,8%
22,6%
14,1%
46,9%
16,4%
35,9%
64,1%
38,6%
61,4%
<0,05
>0,05
<0,05
>0,05
>0,05
>0,05
<0,05
<0,05
Bảng 2: So sánh đặc điểm tính cách nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
11
3.2 Yếu tố gia đình :
Nhóm nghiên cứu
(n=17)
Nhóm đôố chứng
(n=34)
Quan tâm của bố
Số lượng % Số lượng %
P
Quan tâm
9
52,9
29 85,3 <0,05
Ít quan tâm 8 47,1 5 14,7 <0,05
Bảng 3: So sánh sự quan tâm của bố giữa nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng
Nhóm nghiên cứu
(n=17)
Níom đối chứng
(n=34)
Quan tâm của mẹ
Số lượng % Số lượng %
P
Quan tâm 11
64,7
31 91,1 <0,05
Ít quan tâm 6 35,3 5 8,9 <0,05
Bảng 3:So sánh sự quan tâm của mẹ giữa nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng
4. BÀN LUẬN:
4.1. Động cơ dẫn đến sử dụng ma tuý :
Đặc điểm lứa tuổi học sinh luôn thích tự do, luôn tò mò, hay bắt chước và muốn tự khẳng
định mình, nhưng lại thiếu bản lĩnh , thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, vì vậy rất dễ dẫn đến
lạm dụng và nghiện ma tuý. Cụ thể trong 18 trường hợp sử dụng ma tuý mà chúng tôi nghiên cứu
có 100% là do tính thích tự do, 61,1% là do đi tìm thú tiêu khiển, 33,3% là do bắt chước và do
tính tò mò,
Động cơ dẫn đến sử dụng ma tuý giữa nhóm nghiên cứu so với nhóm của
F.Davidson có sự khác nhau, điều này có thể là do sự khác nhau về tâm lý, sở thích, tập quán,
môi trường sống
Các động cơ
Nhóm nghiên cứu
Tài liệu của F.Davidson
Thích tự do
100%
10,3%
Đi tím thú tiêu khiển
61,1%
32,2%
Tò mò, bắt chước
33,3%
60,8%
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
12
Tìm kiếm sự nổi tiếng
11,1%
19,1%
Bị cưỡng bức
5,5%
17,2%
Động cơ khác
16,7%
9,5%
Bảng 5: So sánh động cơ dẫn đến sử dụng ma tuý giữa nhóm nghiên cứu với tài liệu của F.Davidson
Tuy nhiên, khi so sánh với nhóm NMT ở Trường thanh niên mới Bình Triệu cho thấy
động cơ dẫn đến nghiện của thanh niên vẫn chủ yếu là do ham vui, tò mò là 73,64% và so sánh
với số liệu của Hà Hữu Tùng và CS. trên quần thể những người NMT ở Hà Nội cho thấy, động
cơ dẫn đến NMT của thanh niên là do tính tò mò - 36,8%, do rủ rê - 29,6%, do tính tò mò và bị rủ
rê - 26,6%, Tóm lại, động cơ dẫn đến sử dụng ma tuý ở thanh thiếu niên Việt Nam chủ yếu vẫn
là do tính tò mò, b
ị rủ rê, bắt chước, đặc biệt nguy hiểm hơn ở học sinh phổ thông là tính thích tự
do, thích tìm thú tiêu khiển
.
4.2. Những thói quen thường gặp:
Trong 18 học sinh sử dụng ma tuý chúng tôi gặp 14 em hút thuốc lá (77,8%) và 4 em có
thói quen uống bia rượu (22,2%). Khi so sánh tỷ lệ học sinh có thói quen hút thuốc lá và uống bia
rượu giữa nhóm sử dụng ma tuý với nhóm không sử dụng ma tuý, chúng tôi nhận thấy rằng
những em sớm có thói quen hút thuốc, uống bia, rượu là những em có nguy cơ rất cao vào con
đường lạm dụng và nghiện ma tuý, so với những em không hút thuốc lá và uống bia rượu, sự
khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (P<0.001). Đ
iều này rất phù hợp với nhận xét của
D.Marcelli và A.Braconnier, theo các tác giả này khoảng 18% trẻ nghiện thuốc lá nặng hoặc sử
dụng bia rượu đã thử dùng ma tuý, trong khi đó với người nghiện thuốc lá nhẹ chỉ có 6%, còn
người không nghiện thuốc lá hoặc rượu bia chỉ có 1,4%.
4.3. Đặc điểm tính cách của nhóm học sinh sử dụng ma tuý:
Dựa vào kết quả của test E.P.I. cho thấy, đặc điểm tính cách nổi bật của các cháu có sử
dụng ma tuý là thiên về hướng nội (72,2%) hơn là hướng ngoại (27,8%) và cảm xúc không ổn
định (57,4%) hơn là cảm xúc ổn định (42,6%), nghĩa là các cháu này thiên về ưu tư (51,6%).
Khi so sánh đặc điểm tính cách cúa nhóm học sinh nam sử dụng ma tuý với nhóm không
sử dụng ma tuý chúng ta nhận thấy có một số khác biệt có ý nghĩa, cụ thể là nhóm sử dụ
ng ma
tuý thiên về hướng nội, cảm xúc không ổn định và thiên về ưu tư hơn là nhóm không sử dụng ma
tuý. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Những đặc điểm này rất phù hợp với nhận xét của một
số tác giả Braucht, Coan, 1973; Jarvik , 1977, nhận thấy ở những người sử dụng ma tuý thường
kém tự trọng, tự ty, kém khẳng định bản thân, trầm cảm
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
13
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
14
4.4. Vai trò giáo dục của gia đình:
Khi so sánh sự quan tâm của bố và mẹ đến việc học tập của con cái trong nhóm sử dụng
cao hơn nhóm sử dụng ma tuý (P < 0,05).
Hậu quả của sự thiếu quan tâm, chăm sóc đến con cái, bên cạnh đó với tính thích tự do, tính thích
tìm trò tiêu khiển, tính tò mò, của lứa tuổi học sinh, cụ thể là những yếu tố thúc đẩy trẻ rơi vào
con đường lạm dụng và nghiện ma tuý.
5. KẾT LUẬN:
Những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến hiện tượng lạm dụng và nghiện ma tuý trong học
sinh Hà Nội, bao gồm:
- Tất cả học sinh lạm dụng và nghiện ma tuý đều là nam giới và chất ma tuý các cháu thường
dùng nhất là heroin ở dạng hít.
- Động cơ dẫn đến lạm dụng và nghiện ma tuý ở học sinh phổ thông chủ yếu là do tính thích tự
do (100% ), tính thích tìm thú tiêu khiển (61,1%), tính tò mò, bắt chước ( 33,3% )
- Những học sinh có nguy cơ
cao dẫn đến lạm dụng và nghiện ma tuý là:
+ Các em sớm có thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia.
+ Các em có tính cách hướng nội và cảm xúc không ổn định, hay nói cách khác thường gặp ở
những trẻ thuộc nhóm ưu tư.
+ Các em thuộc những gia đình, mà bố mẹ ít quan tâm đến giáo dục và học hành của con cái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Việt. Các phương pháp điều trị nghiện ma tuý (Các chuyên đề tâm thần học), Hà Nội, 1993.
2. Bùi Đăng Dũng. Đoàn thanh niên cộng sản HCM với công tác phòng chống lạm dụng ma tuý và nhiễm HIV
trong thanh niên . (Hội thảo về phòng chống lạm dụng ma tuý và nhiễm HIV ở Việt Nam ), Hà Nội, 1995.
3. TCYTTG. Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, 1992. (dịch ra tiếng Việt).
4. Nguy
ễn Thị Huệ. Nghiện ma túy, hậu quả, nguyên nhân và các biện pháp phòng chống. Tập huấn phòng chống
lạm dụng ma tuý. Hà Nội, 1994.
5. Somsak Pantuwatana. Drug Abuse Prevention in Thailand. Workshop on Prevention and Fight Against Drug
Abuse . Hanoi, 1994.
6. Pascal Rigaut. Toxicomen and Toxicomanios. Workshop on Prevention and Fight Against Drug Abuse. Hanoi,
1994.
7. Ch. De Peretti. Les lycéens des banlieues difficiles et les drogues illicites. Dans: Santé publique, Septembre
1998, 313-327.
8. D.Marcelli; A. Braconnier. Les toxicomanies. Psychopathologie de l’adolescent. Masson, 1992, 310-337.
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
15
9. R. Cambor; R. B. Milliman. Alcohol and Drug Abuse in Adolescents. Child and Adolescent Psychiatry: A
Comprehensive Textbook, Welvin Lewis, 1991, 736-754.
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
16
SỨC KHỎE TINH THẦN Ở TRẺ EM
TS. Nguyễn Thị Thanh Bình
ĐHSP TP HCM
Sức khỏe tinh thần, có thể nói, là sự hòa hợp giữa trạng thái khỏe mạnh về thể chất và tình
cảm ; là trạng thái tâm lí ổn định và vui khỏe của con người. Muốn có sức khỏe tinh thần tốt, điều
kiện cần thiết đầu tiên là sức khỏe thể chất tốt của con người. Sức khỏ
e thể chất biểu hiện ở sức
lực con người với cơ bắp mạnh mẽ, con người có khả năng mang vác nặng; ở chỗ con người ăn
thấy ngon, ngủ say, lao động đạt hiệu quả cao. Sức khỏe thể chất biểu hiện ở sự phản ứng nhanh
nhẹn, nhẹ nhàng, sự dẻo dai, thoải mái trong các thao tác lao động và trong cuộc sống hàng ngày.
Con người khỏe mạnh có th
ể làm việc không mệt mỏi khá lâu, khả năng chống đỡ bệnh tật tốt, ít
đau ốm và nếu có ốm đau thì mau khỏi ; khả năng thích nghi tốt với các thay đổi thường xuyên
và đột ngột của môi trường.
Sức khỏe tinh thần biểu hiện ở chỗ con người cảm thấy hài lòng, thỏa mãn, vui tươi, yêu
đời, tự tin, từ đó mà quản lí được hành vi của mình và cư xử đúng mự
c và tôn trọng mọi người
xung quanh trên cơ sở ý thức đầy đủ về giá trị của bản thân…, có ý nghĩa quan trọng vô cùng
trong đời sống con người nói riêng và xã hội nói chung. Về phần mình, sức khỏe tinh thần tác
động trở lại đến sức khỏe thể chất : con người lạc quan, mãn nguyện với mình và với môi trường
xung quanh sẽ có một sức khỏe tốt hơn. Con người có sức khỏe thể chất và tinh thầ
n tốt sẽ làm
cho xã hội lành mạnh, ít tệ nạn; tránh được bệnh tật và đặc biệt là các bệnh tâm thần; và ngược
lại, một xã hội lành mạnh, tươi đẹp sẽ làm cho các cá nhân trong xã hội đó có nhiều cơ hội thụ
hưởng một sức khỏe tinh thần tốt. Sức khỏe tinh thần không chỉ ảnh hưởng lên cuộc sống cá nhân
mỗi người, mà còn làm cho họ có khả năng ứng phó nhanh nhẹn và thích h
ợp với các khó khăn
của cuộc sống. Khi ấy, con người sẽ hạnh phúc với cuộc sống gia đình, thành công trong công
việc, hài hòa trong diện mạo, lạc quan yêu cuộc sống, yêu đồng loại, yêu thiên nhiên…
Như thế, sự yên mình và lành mạnh của xã hội hay gọi là sức khỏe xã hội bao gồm sức
khỏe tinh thần tốt của các thành viên làm nên xã hội ấy.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối v
ới sức khỏe xã hội. Các
nghiên cứu của Hiệp hội Y học Anh quốc cho thấy trên 50% các rối loạn hành vi, tâm lí ở thanh
niên 26 tuổi có nguồn gốc từ các stress ở tuổi 15 mà không có can thiệp hỗ trợ. Các hiện tượng tự
tử, tự hủy hoại bản thân, trầm uất, chán chường, thụ động, vô cảm đều có nguồn gốc từ sức khỏe
tinh thần yếu kém. Tuy nhiên, không phải cứ sức khỏ
e tinh thần yếu kém ở tuổi vị thành niên
nhất thiết sẽ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực như đã nói ở trên vào tuổi trưởng thành. Một số
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
17
nhóm thanh thiếu niên trong xã hội dễ gặp các vấn đề về sktt hơn các nhóm khác. Đó là trẻ lang
thang cơ nhỡ, con cái các gia đình túng quẫn, trẻ ở các cô nhi viện, trẻ em lao động sớm, trẻ em
con các gia đình cha mẹ li dị…
Việt Nam là một nước có cấu trúc dân số trẻ. Trên 60% trẻ em là trẻ ở tuổi vị thành niên. Đây là
lực lượng chính xây dựng một xã hội tươi đẹp, ít tệ nạn, ít tật nguyền. Việc t
ạo dựng một sức
khỏe tinh thần cho thế hệ trẻ, do đó, phải được các nhà giáo dục, các nhà hoạch định chính sách
đặt lên hàng đầu. Những năm gần đây, đời sống vật chất của nhiều gia đình ở vn đã tăng cao,
nhưng số trẻ em bị các rối loạn tâm lí, rối loạn nhân cách và hành vi vẫn nhiều. Ngày nay, áp lực
học tập đè nặng lên vai các em. Vui chơi và giao lưu bè bạn v
ốn là nguồn gốc phát triển của trẻ
em không còn chỗ đứng trong cuộc sống trẻ thơ. Còn đâu những cánh diều bay, còn đâu những
con sông xanh biếc với trẻ em thành phố?. Đất đai dành cho các công trình công cộng, cho trẻ em
đá bóng, chơi bịt mắt bắt dê đã bị san lấp hàng loạt, dành chỗ cho các khu công nghiệp hay nhà
cao tầng. Thành phố nhà ai biết nhà nấy, không gian chật chội khiến trẻ em ngoài giờ học ra chỉ
biế
t ở trong nhà, mấy ai cho vào nhà người ta chơi ? Ra đường xe cộ nguy hiểm, cha mẹ bận rộn,
ai trông coi ? Bài vở thầy cô cho ở nhà trường các em làm chưa đủ, còn các kiểu học thêm để cha
mẹ yên tâm làm cho cặp kính các em ngày một dày lên. Cha mẹ mong con mình học hơn con
người khác, thầy cô muốn lớp mình không kém lớp bạn; rồi chạy đua vào trường điểm, trường
chuẩn quốc gia… Tất cả đổ lên đôi vai nhỏ bé của con trẻ. Nghỉ hè tr
ẻ em cũng chẳng được vui
bao lâu, vì cha mẹ đã vội đăng ký cho con đi học thêm. Đối với nhiều gia đình, nghỉ hè dài ba
tháng thực sự là nỗi ám ảnh của cha mẹ, bởi vì chẳng biết bỏ con đi đâu cho, mang đến lớp học
thêm cho “an toàn” là thượng sách. Đâu phải như xưa, mỗi hè đến chúng tôi lại náo nức với
những sinh hoạt đội ở khu phố, với các anh chị phụ trách Độ
i, Đoàn với bao là trò chơi.
Tôi có cậu cháu trai, chiều nào cũng thế, mẹ cậu đi làm về vừa dựng xe vừa hỏi : “Hôm nay
được mấy điểm ?” Cậu bé sợ hãi nếu được điểm 6,7. Cả ngày cậu học bán trú, chiều về chỉ kịp ăn
vội bát mì do bà nấu cho, mẹ về hỏi điểm xong, câu thứ hai là : “Tắm nhanh ăn cơm đi học !”
Cháu tôi thở dài nhăn mặ
t nhưng mẹ cậu đã cương quyết nổ máy xe chở đến lớp học thêm. Cháu
ghét từ “học” đến nỗi có lần cháu la lớn : “Con ghét mẹ. Mẹ lúc nào thấy con là học học”. Nhiều
bậc cha mẹ đâu biết rằng, theo Howard Gardner, con người chúng ta có 8 kiểu tư duy. Chẳng hạn
có em có năng lực giao tiếp/ngôn ngữ sẽ có khả năng ăn nói lưu loát, có khả năng thương thuyết;
Em nào có năng lực t
ư duy logic sẽ có thể khá môn Toán. Với năng lực vận động cơ thể người đó
sẽ học tốt các môn thể thao vận động. Với kiểu tu duy âm nhạc, học sinh sẽ dễ dàng học thông
qua âm nhạc và những chuyển động theo nhịp điệu Có người lại có khiếu nhận thức về thiên
nhiên, thế giới động thực vật. Hiểu và tạo điều kiện cho con cái phát huy sở tr
ường của mình,
đừng bắt con chỉ tập trung vào 2 môn Toán và Tiếng Việt sẽ giảm stress.
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
18
Ở nông thôn, không gian có phần thoáng đãng. Con người có thể thoáng hơn, ôn hòa hơn;
nhưng tệ nạn cờ bạc, uống rượu mà trẻ em làm nạn nhân của bạo hành vì rượu vẫn còn nhiều. Sau
một ngày lao động ngoài đồng mệt nhọc; sau những chuyến đi biển dài ngày đánh cá, người dân
chỉ biết tụ tập uống rượu, đánh bài. Đời sống bình yên sau lũy tre làng, dưới rặng dừa xanh đâu
còn? Sinh hoạt văn hóa tinh thầ
n nghèo nàn.Thiếu nhà văn hóa thiếu nhi, thiếu câu lạc bộ phu6
nữ, các Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động èo uột, mang tính hình thức làm sao xây dựng
cho trẻ con một đời sống tinh thần phong phú ?
Sự phát triển của kinh tế thị trường khiến cuộc sống ngày nay trở nên vội vã. Ngoài
đường xe lao vùn vụt. Khói bụi ngút trời, con người hối hả. Nhịp sống công nghiệp, cơ hội việc
làm, thăng tiến, cạnh tranh nhi
ều mặt khiến cho cha mẹ luôn luôn bận rộn, thiếu thời gian dành
cho con. Những bữa cơm gia đình rộn rã tiếng cười ít dần, thay vào đó là những hộp cơm gọi về
nhà, người ta ăn cơm bên máy vi tính, trước TV. Nhà ở bây giờ cũng tiện nghi, con cái có phòng
riêng, cơ hội trò chuyện với cha mẹ càng ít đi khiến cho khoảng cách với cha mẹ càng xa hơn.
Con cái đã có computer làm bạn. Trong computer có bao nhiêu chuyện hay ho; ngặt một nỗi : nó
là vật vô tri vô giác, nó là cái máy không th
ể thay thế trái tim con người. Thế mà nhiều bậc cha
mẹ mua cho con nào phim, nào trò chơi trên máy vi tính để mình rảnh tay nghỉ ngơi, giải trí hoặc
làm công chuyện của mình mà quên rằng con cái có nhu cầu trò chuyện tâm tình với cha mẹ,
được cha mẹ lắng nghe, khen ngợi. Những cái quàng vai, hôn lên má, xoa đầu ít dần, nhường chỗ
cho những lời khuôn mẫu : “Học đi cho bằng người ta”, “Ra đường cẩn thận, nhớ ngó trước ngó
sau”, “coi nhà nhớ khóa cửa chốt cửa”, “tối nay con ăn cơ
m một mình” …. Trong những gia đình
hạt nhân ngày nay ông bà ở xa, trẻ con có ít hoặc không có anh em, giao lưu tình cảm vì thế mà ít
đi. Phải chăng vì thế mà con người ta khô khan hơn, ít thông cảm, ít trao đổi với nhau hơn?
Trẻ em ngày nay còn không còn làm những việc vừa sức như chúng ta ngày trước. Chúng
không phải nấu cơm, nhặt rau, chẻ củi, nhóm bếp. Chúng không phải tự giặt quần áo. Nhiều em
đã lớn mà chẳng biết quét cái nhà cho sạch. Ở trường các em cũng không phải trự
c nhật như xưa
mà mỗi trường đều thuê người lo việc đó. Trẻ em của chúngta ngày nay thiếu niềm vui trong lao
động, thiếu tinh thần tập thể, tương trợ lẫn nhau. Các em chỉ cần học cho giỏi, theo quan niệm
của nhiều người lớn. Trong khi đó, lao động tập thể, lao động tự phục vụ làm cho các em chẳng
những khéo léo tay chân mà còn tạo cho các em niềm vui vì mình làm được việc, vì thấy giá trị
của bản thân. “Lao
động là vinh quang !” Cho các em tham gia lao động chính là chúng ta đã tạo
cho các em một tinh thần lành mạnh. Cho các em lao động, chúng ta giảm bớt tâm trạng chán
chường, thấy mình như người thừa ở thanh thiếu niên : “Nhàn cư vi bất thiện!” – câu nói ngày
xưa vẫn đúng đến bây giờ.
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
19
Trẻ em có những biểu hiện rối loạn sức khỏe tinh thần cần được kịp thời giúp đỡ, càng
sớm càng tốt. Hãy chú ý đến trẻ nếu thấy trẻ có dấu hiệu về cảm xúc như chán chường, buồn bã,
thất vọng; tức giận, khóc nhiều hoặc có những phản ứng tiêu cực; lo lắng thường xuyên; không
thể vượt qua sự chia rẽ cha mẹ, cái chết của người thân. Việ
c học tập sút kém không rõ nguyên
nhân, xa lánh cha mẹ và bè bạn, thu mình lại trong phòng, có thể có ý định tự tử. Khi trẻ sợ hãi
quá đáng, khi trẻ không thể ra quýêt định mà luôn phụ thuộc vào cảm xúc của người khác, hay la
hét, gặp ác mộng. Hoặc đơn giản hơn là trẻ đứng ngồi không yên, không thể tập trung chú ý vào
công việc, nói lảm nhảm một mình là lúc trẻ cần được quan tâm giúp đỡ.
Những thay đổi về cư xử sau cũng cần chú ý: s
ử dụng rượu hoặc các loại thuốc ; ăn uống
quá nhiều, lạm dụng thuốc nhuận tràng để tránh tăng cân; quá sợ béo hặoc sợ gầy; đánh, giết súc
vật, gây gổ với mọi người.
Cha mẹ phải làm gì ?
Với tư cách làm cha mẹ, chúng ta cần quan tâm đến sự phát triển bình thường về thể chất
cũng như sự hình thành nhân cách tình cảm của trẻ. Không có một cách nào hoàn toàn đúng cho
việc nuôi dưỡng một đứa trẻ. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần tạo cho trẻ một gia đình an
toàn chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đầy đủ, như bảo đảm những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, chăm sóc
sức khỏe trẻ thường xuyên, cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và khuyến khích trẻ tập thể dục rèn luyện
thân thể. Đặc biệt cần quan tâm đến các giai đoạ
n phát triển của trẻ.
Khi con còn nhỏ, cần tạo một không khí vui tươi, đầy quan tâm giữa các thành viên trong
gia đình. Cần lập chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lí ; Không trách móc vô lí, không đánh dập
con, hạn chế phạt con. Mọi sai lầm của con cần được cha mẹ giải thích cặn kẽ, và chỉ phạt con
khi con hiểu lỗi của mình. Cách phạt : không nhục mạ trẻ, không đánh giá nhận cách trẻ chung
chung, mà chỉ nhấn mạnh vào hành vi sai củ
a trẻ
Cần khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc và phải tôn trọng những cảm xúc này. Giải thích để
trẻ hiểu rằng mọi người đều phải trải qua nỗi đau, sự sợ hãi, tức giận và lo lắng. Hãy nói nhẹ
nhàng, thậm chí kể cả lúc bạn không đồng ý với trẻ và luôn giữ mối quan hệ giao tiếp cởi mở với
trẻ.
Hãy lắng nghe con bạn nói, dùng những từ và ví d
ụ mà con bạn có thể hiểu. Khuyến
khích trẻ đặt câu hỏi, luôn thể hiện sự sẵn sàng của bạn nói về bất cứ chủ đề nào. Hãy an ủi và
bảo vệ trẻ. Tạo cho con cảm giác an tòan và an bình khi ở bên người lớn.
Khi con bắt đầu cấp I, đừng bắt chịu áp lực về điểm số. Hãy xem con bạn khá về mặt nào,
ngôn ngữ, hay âm nhác, hay vẽ, nặn Đừng bắt con chỉ h
ọc Tóan và Tiếng Việt, và Anh văn. Hãy
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
20
cho con học những gì bé thích và có khả năng có khả năng, bởi nếu bé thành công với công việc
yêu thích, điều đó sẽ khích lệ bé thành công ở những lĩnh vực khác. Cha mẹ hãy trò chuyện với
con, đừng áp dặt, hãy hỏi con thích gì, và đưa ra nhiều lựa chọn. Khuyến khích tài năng của con
cái đồng thời chấp nhận những hạn chế của trẻ. Đừng so sánh khả năng của những đứa trẻ này
v
ới những đứa trẻ khác, cần đánh giá cao khả năng của trẻ và dành thời gian thường xuyên trò
chuyện với trẻ.
Khi con ở tuổi vị thành niên, cha mẹ phải chú ý nhiều hơn đến cách giao tiếp với con, bởi
lúc này, con cái bạn chịu ảnh hưởng của nhóm, tức là chúng nghe lời bè bạn hơn chúng ta. Vậy ta
phải nói chuyện với con như bè bạn. Việc này không hoàn tòan dễ, cha mẹ cần kiên nhẫn, luyện
tập th
ường xuyên thì mới có thể có tiếng nói chung với con mình. Cần khuyến khích tính độc lập,
sự tự tin ở con cái, tạo cơ hội cho con giải quyết được những khó khăn và thuận lợi của cuộc
sống.
Hãy giúp trẻ nhận biết từ những lỗi lầm của bản thân. Dạy trẻ biết về giá trị của lời xin
lỗi, sự hợp tác, kiên nhẫn và tha thứ. Không nên ép buộc hoặc
đòi hỏi sự hoàn hảo tuyệt đối ở trẻ.
Bản thân những người làm cha làm mẹ phải cư xử mẫu mực với nhau thì con cái mới nể và làm
theo.
Tuy nhiên, chỉ gia đình quan tâm thôi chưa đủ. Xã hội cần phải thay đổi nhiều mặt, các
thầy giáo cô giáo, các tổ chức Đoàn Đội cần tạo ra các sân chơi bổ ích, các sinh hoạt lành mạnh
và hấp dẫn giới trẻ. Rất mong các cơ quan hữ
u quan tổ chức lại việc chăm sóc gáio dục trẻ em
nhằm tạo cho thế hệ trẻ của chúng ta một sức khỏe tinh thần lành mạnh.
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
21
BƯỚC ĐẦU NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ
TÂM THẦN TRẺ EM DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI PHÒNG KHÁM TUNA
TS. Lã Thị Bưởi, CN Lã Linh Nga, CN Đặng Thanh Hoa và cs
Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính chung trên toàn thế giới, rối nhiễu tâm trí đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân hàng
đầu gây bệnh tật cho con người, dự báo sẽ tăng từ 12% năm 1999 đến 20% vào năm 2020 (WHO,
2001). Rối nhiễu tâm trí trẻ em tại Việt Nam c
ũng đang ngày càng gia tăng và tỷ lệ khá cao,
chiếm khoảng 20% trẻ em (Trần Tuấn và cs, 2003). Mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em
tại cộng đồng như thế nào? Đó là một câu hỏi cần được giải đáp. Nhận thức được điều này, Trung
tâm RTCCD đã thành lập Phòng khám TuNa vào tháng 12/2005 đáp ứng nhu cầu cấp bách của
xã hội.
Sau 2 năm hoạt động, phòng khám đã tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân tr
ẻ em với nhiều
dạng rối nhiễu tâm trí khác nhau, sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán sớm đã được chuẩn hoá trong
điều kiện Việt nam và áp dụng mô hình can thiệp của Tổ chức y tế thế giới, có sự thay đổi linh
hoạt trên từng bệnh nhân và đã thu được nhiều kết quả. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài “Bước đầu
nhận xét các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tâm th
ần trẻ em dựa vào cộng đồng tại Phòng khám
TuNa ”.
Mục đích nghiên cứu:
1. Tìm hiểu các rối loạn tâm thần trẻ em tại phòng khám TuNa
2. Nhận xét các hoạt động của mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em dựa vào cộng
đồng tại Phòng khám TuNa
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng: 202 trẻ em từ 0-18 tuổi đã đến khám tại Phòng khám TuNa từ tháng 12/2005
đến tháng 10/2007.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả lâm sàng từng trường hợp
Phân tích từng trường hợp bệnh nhân: tất cả các bệnh nhân đều được nghiên cứu, phân tích
thông tin thu được theo chiều dọc quá trình bệnh lý từ tiền sử đến hiện tại.
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
22
Các công cụ đã sử dụng:
Cấu trúc hồ sơ bệnh án chuyên biệt dựa vào ICD 10, DSM IV
Bộ câu hỏi sàng lọc sức khoẻ tâm trí SDQ 25 dành cho trẻ từ 4-16 tuổi của WHO (đã được
RTCCD chuẩn hoá tại Việt Nam năm 2004).
Bộ câu hỏi sàng lọc MHST dành cho trẻ từ 0-5 tuổi.
Các test tâm lý: Thang đánh giá từ kỷ CARS, Thang đo trầm cảm Beck, thang lo âu Zung, Test
đo chỉ số IQ, trí nhớ, Bảng kiểm kê nhân cách MMPI, Test tranh vẽ.
Số liệu được phân tích và x
ử lý trên STATA.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm về tuổi và giới
Nam Nữ Tổng
Tuổi
n % n % n %
<5 tuổi 40 76.92 12 23.08 52 100
6-10 tuổi 41 64.06 23 35.94 64 100
11-18 tuổi 51 59.30 35 40.70 86 100
Tổng 132 65.35 70 34.65 202 100
Kết quả bảng 1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn rõ rệt so với bệnh nhân nữ ở tất cả
các nhóm tuổi. Tỷ lệ bệnh nhi nam cao nhất ở lứa tuổi dưới 5 tuổi, chiếm 76,92% số trẻ dưới 5
tuổi, tiếp đó là bệnh nhi lứa tuổi 6-10 tuổi, nam 64,06% trong khi nữ chỉ chiếm 35,94% . Tỷ lệ
nam nữ chênh lệch thấp hơn ở nhóm tuổi từ 11-18 tuổ
i, nam chiếm 59,3%, nữ chiếm 40,7%. Điều
này phù hợp với nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối nhiễu tâm trí ở trẻ nam thường cao hơn trẻ
nữ, đặc biệt là ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học.
2. Các rối loạn tâm thần trẻ em tại Phòng khám TuNa
2.1. Các rối loạn tâm thần
Bảng 2: Các rối loạn tâm thần
STT Tên bệnh Số đối tượng (n) Tỷ lệ (%)
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
23
1
R
ối loạn trầm cảm 48
23.76
2
R
ối loạn lo âu 5
2.48
3
R
ối loạn cám xúc lưỡng cực 9
4.46
4
R
ối loạn dạng phân liệt 21
10.40
5
R
ối loạn phân ly 3
1.49
6
Đ
ộng kinh 15
7.43
7
R
ối loạn tăng động giảm chú ý 42
20.79
8
Chậm nói 15
7.43
9
Tíc 3
1.49
10
Tự kỷ 8
3.96
11
Chậm phát triển tâm thần 9
4.46
12
Đ
ái dầm 4
1.98
13
K
hác 20
9.90
Tổng 202
100
Bảng 2 và hình 1 cho thấy rối loạn trầm cảm và rối loạn tăng động giảm chú ý chiếm tỷ lệ
cao hơn hẳn các rối loạn khác (trầm cảm 23.76%, rối loạn tăng động giảm chú ý (20.79%), tiếp
đó là rối loạn dạng phân liệt (10.4%), các rối loạn khác (9.9%), động kinh (7.43%), chậm nói
(7.43%), các rối loạn khác ít gặp hơn như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, chậm phát triển tâm thần
(đề
u 4.46%), tự kỷ (3.96%), rối loạn lo âu (2.48%), đái dầm (1.98%), tíc và rối loạn phân ly (đều
có tỷ lệ 1.49%).
Hình 1: Phân bố các rối loạn tâm thần
Trầm cảm và tăng động giảm chú ý là hai
bệnh có tỷ lệ cao nhất, cho thấy đây là các
vấn đề tâm thần trẻ em thường gặp tại
cộng đồng. Điều này phù hợp với nghiên
cứu về trầm cảm học sinh của Hoàng Cẩm
Tú và m
ột số tác giả khác cho tỷ lệ 1-3%
[5], Lê Thị Kim Dung, Lã Thị Bưởi và
cộng sự tỷ lệ là 8,4% [1]. Nghiên cứu tại
Mỹ cũng cho thấy tỷ lệ học sinh có vấn đề
25%
2%
4%
11%
1%
7%
22%
7%
1%
4%
4%
2%
10%
Rối loạn trầm cảm Rối loạn lo âu
Rối loạn cám xúc lưỡng cực Rối loạn dạng phân liệt
Rối loạn phân ly Động kinh
Rối loạn tăng động giảm chú ý Chậm nói
Tíc Tự kỷ
Chậm phát triển tâm thần Đái dầm
Khác
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
24
tăng động giảm chú ý khá cao, trong khoảng từ 2-18% [2].
2.2. Tự sát trẻ em
Tự sát trẻ em là hậu quả của rối nhiễu tâm trí và tình trạng này đang ngày một gia tăng.
Trong số 202 trẻ em đến khám tại TuNa có đến 48 trẻ có ý tưởng tự sát hoặc toan tự sát, chiếm
23,7% số trẻ đến khám. Tự sát trẻ em đều rơi vào lứa tuổi 11-18, chiếm 55,8% số trẻ đến khám ở
độ tuổi này. Như vậy tỷ l
ệ trẻ em có ý tưởng hoặc hành vi tự sát chiếm tỷ lệ khá cao. 100% trẻ có
ý tưởng hoặc hành vi tự sát đều được chẩn đoán có rối loạn tâm thần theo tiêu chuẩn của bảng
phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) [6]. Tỷ lệ chẩn đoán này được phân bố như sau:
72,8% rối loạn trầm cảm (F32.1, F32.2, F32.3), 18,2% rối loạn lo âu, 9,1% phân liệt cảm xúc
(F25.1).
Đây là con số rất đáng quan tâm, nếu các em không
được phát hiện sớm và giúp đỡ kịp
thời sẽ xảy ra các hậu quả đáng tiếc.
3. Mô hình kiểm soát các rối nhiễu tâm trí
Tại phòng khám TuNa , các chuyên gia tâm thần học, tâm lý học, giáo dục học, nhà dịch
tễ học, bác sĩ chuyên khoa nhi, bác sĩ chuyên khoa thần kinh cùng phân tích, đánh giá thực trạng
sức khoẻ trẻ em, nguyên nhân gây rối nhiễu tâm trí và có các giải pháp kế hoạch phù hợp cho trị
liệu.
Mô hình kiểm soát rối nhiễu tâm trí trẻ em tại phòng khám TuNa dựa theo mô hình c
ủa WHO.
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
25
Trẻ có biểuhiệnbấtthường về nhân cách,
hành vi, ứng xử, họctập, vui chơi,….
Sàng lọc
Đánh giá
Tư vấn tâm lý, giáo dục, hoạt động
liệu pháp, Gia đình, Trường học
BS TT
Cộng đồng
Gia đình
Trường học
ĐIỀU TRỊ
CSYT CK
CSYT BĐ
Gia đình
Nhà trường
BSCK TT
CK tâm lý
Mô hình kiểm soát rối nhiễu tâm trí trẻ em tại PK TuNa
Hoá
dược
Cảithiện
môi trường
Tâm lý
BSCK TK,
CK khác
CK giáo dục
Hình 2: Mô hình kiểm soát các rối nhiễu tâm trí trẻ em tại phòng khám TuNa
3.1. Các hình thức điều trị
3.1.1 Điều trị định kỳ: Bệnh nhân uống thuốc và tập luyện theo chỉ dẫn, sau khoảng thời gian 10,
20 hoặc 30 ngày đến khám và tư vấn. Thường áp dụng cho trẻ bị động kinh, một số trẻ trầm cảm
và rối loạn cảm xúc, rối loạn loạn thần, điều kiện ở xa, khó
đi lại.
3.1.2. Điều trị theo chương trình: Trẻ đến trị liệu tâm lý theo chương trình, 2-3 buổi/tuần, mỗi
buổi từ 1h –1h30’. Sau 3-5 buổi trị liệu, nhà trị liệu sẽ làm bản đánh giá trẻ và tư vấn gia đình về
tình trạng bệnh của trẻ và các biện pháp chăm sóc, tác động phù hợp. Phương pháp này áp dụng
cho hầu hết bệnh nhân trẻ em.
3.1.3. Điều trị tích cực: Trẻ
đến trị liệu hàng ngày từ 8h-17h tại phòng khám TuNa, theo giai
đoạn 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày. Áp dụng đối với những trẻ đang nghỉ học, trẻ từ nơi xa đến. Đây
là biện pháp áp dụng hiệu quả cho các bệnh nhân
3.2. Các phương pháp điều trị
HỘI THẢO “CAN THIỆP VÀ PHÒNG NGỪA CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRẺ EM VIỆT NAM”
Website
26
3.2.1. Liệu pháp tâm lý
Trị liệu tâm lý sử dụng cho các trẻ có rối loạn cảm xúc, hành vi, nhân cách và tâm thần thông qua
giao tiếp dùng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ với người bệnh. Trong thực hành trị liệu tâm lý có thể
bao gồm cả việc chữa trị các rối loạn và giúp người bệnh cách thức giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống.
Một số liệu pháp thường được sử dụng tại phòng khám :
1. Trò chuyện, giải thích h
ợp lý
Nhà trị liệu trò chuyện với trẻ, tìm hiểu những khó khăn của trẻ, tìm hiểu nguyên nhân gây
bệnh, giúp trẻ bộc lộ bản thân. Khi cần thiết dùng lời lẽ hợp lý, logic giải thích cho trẻ về cơ
chế bệnh, hay giúp trẻ điều chỉnh các mối quan hệ và điều chỉnh thái độ cho phù hợp với
chuẩn mực, áp dụng chủ yếu cho các trẻ trên 11 tuổi.
Liệu pháp hành vi nh
ận thức:
Chủ yếu sử dụng liệu pháp REBT (Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý), giúp trẻ chuyển
những suy nghĩ tiêu cực sang tích cực, có hành vi, cảm xúc hợp lý.
Liệu pháp tâm lý cá nhân: nhà trị liệu làm việc riêng với trẻ 1h/buổi, số buổi trị liệu cá nhân phụ
thuộc vào từng trẻ.
Liệu pháp tâm lý nhóm
Trẻ được phân nhóm theo những tiêu chuẩn nhất định và nói chuyện theo những chủ đề có
sẵn hay có thể theo chủ
đề tự do. Trong nhóm, trẻ có thể bộc lộ ý kiến của mình, tìm kiếm sự
giúp đỡ và đồng cảm của nhóm. Sinh hoạt nhóm giúp trẻ có khả năng bộc lộ cảm xúc, suy
nghĩ của mình, họ cảm thấy yên tâm vì họ không phải là người duy nhất có các vấn đề, trở
nên tự tin hơn, có khả năng tốt hơn trong việc ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống.
Liệu pháp trò chơi:
Ho
ạt động chơi là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Chơi đem lại
niềm vui, giúp trẻ giải toả tâm lý, thể hiện bản thân, đồng thời giúp trẻ nhận thức về thế giới
xung quanh, tăng khả năng tưởng tượng, tư duy, sáng tạo. Có nhiều trò chơi như cờ vua, cờ
vây, cá ngựa, xếp chữ, chơi bán hàng, chơi xây nhà, nấu ăn…Các trò chơi khác nhau theo l
ứa
tuổi.
Liệu pháp nghệ thuật: vẽ tranh, tô tượng, âm nhạc, khiêu vũ