Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Di chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực khác tại TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.85 KB, 42 trang )

Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
PHẦN MỞ ĐẦU
• Lí do chọn đề tài

Sự phát triển cụa nển kinh tế gắn liền với việc tạo ra của cải , vật chất .
Trong đó yếu tố nguồn lao động giữ một vai ntrò cực kỳ quan trọng quyết
định cho sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp , tổ chức nói riêng và
cả nền kinh tế , kể cả khu vực nhà nước lẫn khu vực khác . Trong những
năm trả lại đây nhìn chung lao động có xu hướng di chuyển từ khu vực nhà
nước sang các khu vực khác , cụ thể là tại thành phố Hồ Chí Minh ,địa
phương tập trung đông các đơn vị , các doanh nghiệp thì xu hướng này biểu
hiện càng rõ nét . Nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng trên có phải lao
động trong khu vực nhà nược người lao động bị kiềm hãm năng lực của
mình , không có điều kiện phát huy hết khả năng của mình hay vì mức lương
chưa đủ thu hút người lao động hay còn những nguyên nhân nào khác . Đây
cũng chính là lí do để tôi chọn đề tài : “ Di chuyển lao động từ khu vực nhà
nước sang các khu vực khác tại thành phố Hồ Chí Minh ‘ . Qua đây thì mọi
thắc mắc sẽ được làm sáng tỏ .
2. Mục đích , ý nghĩa nghiên cứu
Do xu hướng phát triển mạnh của các công ty, doanh nghiệp tư nhân nên
những công việc phi chính thức cũng phát triển mạnh mẽ, trong đó những
công việc phi chính thức này cũng có những thuận lợi và khó khăn cho nền
kinh tế và cho đối tượng thực hiện những công việc này.
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
1
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
Công việc phi chính thức là những công việc đòi hỏi không cần kinh
nghiệm,không bằng cấp, thời gian ngắn, người lao động có thể lựa chọn thời
gian phù hợp( từ 2-4h/ngày,1 tuần hoặc 2 tuần hoặc vài ngày) những công
việc này không bảo đảm về hợp đồng lao động,lương và quyền đuổi hoặc
nhận người lao động đều do chủ công việc quyết định, lương theo ngày hoặc


khi kết thúc công việc.
Những công việc này giúp cho sinh viên và đối tượng lao động trong lĩnh
vực này có thêm thu nhập và không bỏ phí thời gian rảnh, thế nhưng điều
quan trọng là những công việc này sẽ làm rối loạn thị trường lao động của xã
hội…
Vì vậy việc tìm hiểu về thị trường lao động phi chính thức để phân tích
những điểm có lợi và có hại đến xã hội, thị trường lao động của Thành Phố
Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung để tìm hướng giải quyết
và đề ra những quy định nhằm ổn định xã hội và đem lại những quyền lợi
cần thiết cho những đối tượng lao động trong lĩnh vực này, có như vậy thì
thị trường mới ổn định và sẽ không làm ảnh hưởng đến lực lương lao động
sau này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Những lao động làm việc trong các doanh nghiệp phi
chính thức trong các doanh nghiệp chính thức nhưng công việc không được
sự bảo vệ của xã hội, luật lao động; người làm việc trong hộ gia đình (giúp
việc nhà) và lao động ăn lương trong nhiều khu vực, kể cả khu vực Nhà
nước, nhưng công việc không ổn định. Dễ nhận ra nhất là những người làm
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
2
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
việc tự do (buôn bán, khuân vác, dịch vụ đơn giản) hay tự nguyện làm công
cho người khác mà không hề được ký hợp đồng lao động.
Phạm vi nghiên cứu:khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thống kê phân tích.
5. Nguồn số liệu
Dựa trên kết quả khảo sát của các chuyên gia phân tích và thống kê thị
trường lao động TP.HCM.
6. Kết cấu

CHƯƠNG I : CƠ SƠ LÝ LUẬN
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG III : NGUYÊN NHÂN , THỰC TRẠNG DẪN ĐẾN SỰ DI
CHUYỂN LAO ĐỘNG KHU VỰC NHÀ NƯỚC SANG CÁC KHU VỰC
KHÁC
CHƯƠNG IV : LAO ĐỘNG Ở CÁC KHU VỰC KHÁC
CHƯƠNG V : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
3
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
PHÂN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Một số khái niệm
Thị trường lao động là nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm và có người có
nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ lao động thông
qua các hình thức xác định giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện
thoả thuận khác (thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội…)
trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc
thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác.
 Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi qua thời gian về tỷ trọng
của từng bộ phận trong tổng số lao động theo một không gian, thời
gian nào đó và diễn ra theo một xu hướng nào đó (tăng lên, giảm
đi…)
1)
 Chuyển dịch cơ cấu lao động là một khái niệm trong một không gian
và thời gian nhất định, làm thay đổi số lượng và chất lượng lao động.
 Hoạt động của quy luật cung cầu lao động trên thị trường lao động
thúc đẩy di chuyển lao động, làm thay đổi cung lao động trên các loại
thị trường khác nhau. Các dòng di chuyển lao động trên thị trường có
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình

4
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
tính quy luật, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: giá công lao
động, mức sống, chuyển đổi việc làm, khả năng phát triển cá nhân…
II. Các vấn đề liên quan
Di chuyển lao động tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế ; đồng thời nó cũng tác động theo nhiều hướng đến đời sống văn hoá tinh
thần của xã hội. Vì vậy, vấn đề lựa chọn và xác định mục tiêu di chuyển lao
động phù hợp với từng thời kỳ là điều hết phải hết sức quan tâm.
Dòng di chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang các khu vực kinh tế
khác diễn ra khá sôi động bắt đầu trong những năm 1990 – 1996. Trong đó
dòng di chuyển với quy mô lớn hơn là sang khu vực kinh tế tư nhân vafkhu
vực kinh tế có vốn đàu tư nước ngoài. “Lâu nay người ta nói nhiều đến tình
trạng lao động làm việc thiếu trách nhiệm, không cống hiến hết khả năng của
mình, phần nhiều cũng do cơ chế quản lý và cái cách "dùng người" của lãnh
đạo. Ở nước ngoài, họ làm việc theo nhóm rất tốt. Người lãnh đạo bao giờ
cũng là người rất giỏi về chuyên môn. Cách lãnh đạo phổ biến ở Việt Nam là
người lãnh đạo nghĩ ra hết mọi thứ rồi bảo với nhân viên: "Có việc này, làm
như thế này và hãy làm đi". Còn cách lãnh đạo ở nước ngoài là: "Có việc
này, anh/chị có muốn làm không? Nếu định làm thì về nghiên cứu tài liệu và
trình bày kế hoạch cụ thể với tôi để xem xét". Với cách lãnh đạo đó, họ
khuyến khích và tận dụng triệt để được khả năng sáng tạo của tất cả mọi
người. Một ý tưởng hay được thực hiện thành công, ngoài cái "tài" của
người lãnh đạo, còn là sự sáng tạo và đóng góp của từng cá nhân.

Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
5
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
Để giữ chân người tài trong khu vực công, theo tôi cơ chế lương phải minh
bạch, có sự công bằng trong việc sử dụng, đánh giá năng lực của công nhân

viên chức. Nếu có mức thu nhập đảm bảo và điều kiện làm việc tốt, chẳng ai
bỏ ra ngoài cả. Ở Nhật, tại khu vực công họ trả tiền lương theo trình độ.
Lương của một ông giáo sư là 15.000 USD/tháng. Trong khi đó, lương của
một sinh viên vừa ra trường là 1.500 USD/tháng, chỉ bằng 1/10 lương của
giáo sư. Ở Việt Nam, lương tiến sĩ của mình chỉ được 1,5 triệu đồng/tháng,
còn sinh viên mới ra trường thì được được khoảng 1 triệu đồng/tháng. Sự
chênh lệch về đánh giá "chất xám" đó là không đáng kể. Nếu trong khu vực
Nhà nước có chế độ lương công bằng, điều kiện làm việc tốt thì biết đâu khi
đó lại có làn sóng ngược, người "ngoài" lại muốn nhảy vào "trong"?”.
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
6
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Gíơi thiệu khái quát về địa phương
Nằm ở vị trí hết sức thuận lợi về giao thong đường bộ , đường thủy và
đường hang kkhông . Thành phố Hồ Chí Minh là một trung taaâm kinh tế -
văn hóa , khoa học – kĩ thuậnlớn của cả nước . Nơi tập trung hang loạt các
khu công nghiệp , khu chế xuất và những ngành khoa học hiện đại đòi hỏi lĩ
thuật cao . Do đó cần phải có một lực lượng lao động tương đối lớn mới có
thể đáp ứng được sự phát triển của thành phố.
II. Thực trang của vấn đề
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
7
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
Thị trường lao động thời hội nhập đang chứng kiến sự xuất hiện những
động thái mới chưa từng có suốt nhiều thập kỷ nay như: Xu hướng tăng
nhanh những lao động “bằng cấp đầy mình”, được đào tạo khá bài bản từ
các nguồn khác nhau; sự chuyển dịch linh hoạt và năng động; kiểu “nhảy
việc” liên tục hoặc làm việc và nhận lương đồng thời từ nhiều “cửa” khác
nhau của lao động trẻ có tài và có chí tiến thủ Đặc biệt, trong đó đang nổi

lên xu hướng “chảy máu chất xám” từ trong nước ra nước ngoài và nhất là từ
khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước. Mấy năm gần đây, có khá
nhiều người đang làm việc tại các cơ quan Nhà nước, công ty, xí nghiệp
quốc doanh bỏ việc để “làm ngoài”, mong đóng góp được nhiều hơn và cũng
là để có mức thu nhập cao hơn. Một số người từ các cơ quan, công ty, xí
nghiệp quốc doanh xin thôi việc ngang chừng, chuyển sang làm ở các công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các công ty liên doanh với nước
ngoài, hoặc tự mở doanh nghiệp tư nhân…Tại sao vậy?
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nội Vụ, từ năm 2003-2007, ở 23 cơ quan
trung ương và 47 địa phương, có hơn 16.000 công chức, viên chức xin thôi
việc; chiếm 0,8% số lượng công chức, viên chức cả nước. Cao nhất khối cơ
quan trung ương là Bộ Tài chính với 1.012 người, Thành phố Hô Chí Minh
dẫn đầu các địa phương với 6.500 người nghỉ việc.
Trong khi đó, mức tăng thêm của khu vực công trong 5 năm là hơn nửa triệu
người. Như vậy, nếu so số lượng công chức nghỉ việc với số tuyển dụng
thêm thì không phải là vấn đề. Song, những người nghỉ lại là những người
làm được việc.
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
8
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
Họ là những lao động có trình độ cao, các nhà khoa học, các chuyên gia cao
cấp, các nhà tổ chức và kinh doanh tài ba Họ chính là những nhà thiết kế,
tổ chức và trực tiếp sử dụng tốt nhất các yếu tố về lao động, vốn, tài nguyên
và cơ hội, đóng vai trò to lớn cho sự phát triển của xã hội.
Chính vì thế, sự dịch chuyển của những người này sang khu vực ngoài nhà
nước thường sẽ tạo ra sự thiếu hụt quan trọng về nhân lực tại chính cơ quan
đó nói riêng và nhà nước nói chung. Lợi ích cá nhân phải được tôn trọng
cùng với lợi ích cộng đồng.
Thực tế cho thấy, nhiều công chức ra đi vì vấn đề kinh tế, họ muốn sang
một nơi làm việc có thu nhập tốt hơn và theo như nhiều người chia sẻ thì

"thu nhập đó đánh giá đúng công sức của họ". Bởi hệ thống thang bậc lương
trong các cơ quan nhà nước như hiện nay không phản ánh được sự khác biệt
trong đãi ngộ. Hơn nữa, tiêu chí để đánh giá người tài, trọng dụng họ trong
các cơ quan nhà nước hiện nay còn nhiều bất cập.
Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ
tháng 7-2003 đến 31-12-2007 đã có 6.422 (tức mỗi năm có khoảng 1.500)
cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị hành chính và sự nghiệp Nhà
nước thuộc thành phố chủ động rời bỏ nhiệm sở để chuyển sang làm việc ở
khu vực ngoài Nhà nước. Dẫn đầu là khối sự nghiệp giáo dục với hơn 3.000
người. Làn sóng di chuyển lao động lan toả rộng sang các cơ quan khác, như
Sở Bưu chính - Viễn thông (năm 2007 đã có ba cán bộ chủ chốt và một số
chuyên viên xin nghỉ việc), Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Giao thông công
chính, Sở Du lịch, các cơ quan trực thuộc Thành đoàn, Ủy Ban Nhân Dân
các quận, huyện, xã , phường, báo chí và nhà xuất bản, trong đó có cả Phó
Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, Phó Giám đốc Sở Giao thông công chính,
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
9
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
Phó Giám đốc Sở Du lịch, Phó Chủ tịch Quận 12, Phó Tổng Biên tập báo
Tuổi Trẻ
Tại Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng một năm đã có
hơn mười nhà khoa học"chuyển ra ngoài", trong đó có những người có trình
độ, bằng cấp cao. Trong giai đoạn tới, một số thạc sỹ thuộc Chương trình
đào tạo 300 tiến sỹ và thạc sỹ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ nghỉ việc
sau khi hết thời hạn cam kết phục vụ… Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở
nhiều địa phương khác trên cả nước. Đặc biệt, khối ngành Tài chính- Ngân
hàng được cho là có nhiều bổng lộc nhất do đặc thù ngành( cán bộ NHNN
có hệ số lương gần gấp ba lần hệ số thông thường), cũng đang "lao đao" bởi
"làn sóng" cán bộ công chức rời bỏ nhiệm sở, trong đó có cả cấp Vụ trưởng.
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình

10
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
Tất nhiên, yếu tố thu nhập là hết sức quan trọng, bởi vì bài toán cơ bản của
cuộc đời con người là đi tìm điều kiện để sống, điều kiện để phát triển.
Nhưng với một chế độ tiền lương như hiện nay thì chỉ có thể khẳng định
không một ai có thể sống chỉ bằng đồng lương.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nhiều nơi khác, nhiều bác sĩ giỏi
chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm, kể cả một số người đã có chức vụ
trong bệnh viện, Sở y tế, giảng viên đại học y dược cũng xin thôi việc để đến
làm việc cho các bệnh viện tư nhân như: Hoàn Mỹ, Cửu Long, Tâm Đức,
Tây Đô, An Sinh, Triều An… Cán bộ, công chức là người làm trong bộ máy
công quyền, bộ máy hành chính Nhà nước ở các Bộ, ngành, các trường học,
các viện nghiên cứu, công ty, xí nghiệp, cả cán bộ, chuyên viên trong ngành
Ngân hàng Nhà nước bỏ việc ngày càng nhiều. Có những cán bộ cấp lãnh
đạo ngành, công ty xin nghỉ việc cũng bởi nhiều lý do như: Không lo nổi
lương cho công nhân, bất đồng chính kiến, buộc phải từ chức vì những bê
bối trong đơn vị mình phụ trách, việc làm nơi khác phù hợp hơn, thu nhập
cao hơn
Xu hướng bỏ việc từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài quốc doanh
đang gia tăng, trong đó nóng nhất là ngành y, giáo dục, lực lượng chuyên
gia, quản lý… Do thiếu hụt nguồn tuyển lao động nên các doanh nghiệp, đơn
vị đang tìm mọi cách cạnh tranh, chiêu dụ lao động của nhau. Điều này đang
gây xáo trộn, bất ổn cho thị trường lao động.
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
11
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
Chính sách cần thiết trước hiện tượng xã hội này của thị trường lao động là
biết nhìn rõ và chấp nhận sự biến động, có biện pháp hợp lý tạo điều kiện
cho sự di chuyển, để nó diễn ra một cách có trật tự hơn, có thể kiểm soát
hơn, tất nhiên không để nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước. Tức là ngay

với lao động phổ thông, sự di chuyển là rất có ích cho nền kinh tế, thực ra đó
là sự biến đổi lớn về cuộc sống, thân phận con người. Đối với lao động có tri
thức, sự di chuyển là một hiện tượng cũng không thể tránh khỏi, không thể
ngăn cản được. Xét ở khía cạnh tính hiệu quả của thị trường lao động, thậm
chí cần biết quan niệm đúng, điều tiết, điều hành thực trạng "chảy máu chất
xám", vì nó cũng là động lực của sự phát triển, một hiện tượng xã hội rất có
ích đối với nền kinh tế đang trên đà phát triển trong sự nghiệp đổi mới đất
nước.
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
12
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ DI CHUYỂN LAO
ĐỘNG TỪ KHU VỰC NHÀ NƯỚC SANG CÁC KHU VỰC KHÁC.
Hỏi 100 công chức chắc phải có 99 người trả lời “chẳng ai sống bằng lương
cả”. Chúng ta thường nghe “đồng lương chết đói nhưng quan chức nào cũng
sống đường hoàng”. Lý giải làm sao cho việc tuy lương thấp nhưng số người
xin vào làm ở các cơ quan nhà nước vẫn đông. Bổng lộc nhiều hơn lương.
Đấy là những thực tế, song đã có ai thử nghiên cứu, đo lường xem tỷ lệ của
mức thu nhập thực và thu nhập chính thống là bao nhiêu, phân bổ theo lĩnh
vực, cấp bậc, và địa phương ra sao?
Nếu tính thu nhập thực như vậy thì có lẽ sẽ thấy thu nhập trung bình của
người lao động khu vực nhà nước ở ta có lẽ vào loại cao nhất thế giới, tính
theo GDP đầu người. Vấn đề chính ở đây là sự phân bổ rất không đồng đều,
tuyệt đại bộ phận công chức chủ yếu dựa vào lương và phụ cấp, một tỷ lệ
nhỏ lại chiếm phần lớn, gây ra chênh lệch thu nhập rất lớn.
Khu vực quản lý Nhà nước là khu vực tương tác trực tiếp với các quyền, cho
nên tham nhũng dễ từng bước giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ cơ cấu thu
nhập của công chức.
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
13

Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
Trong đời sống hàng ngày, một số người đã biến tham nhũng trở thành một
hoạt động bình thường, như “văn hóa phong bì”. Do đó, nhiều người rời
khỏi công sở không phải chỉ vì họ bị lép vế về mặt thu nhập, mà còn vì họ là
kẻ yếu trong một cộng đồng sống, muốn bảo tồn giá trị sống của mình.

Tham nhũng là tiêu chuẩn định vị hay không còn lệ thuộc vào rất nhiều vấn
đê khác. Nơi nào tham nhũng trở thành văn hóa thì ở đấy sẽ có một bộ phận
bỏ đi vì không thích ứng hoặc không chịu thích ứng.
Người ta có thể khắc phục được hiện tượng ấy bằng nhiều cách, tạo ra một
số sinh hoạt khác, tạo ra một số nguồn thu khác, tạo ra một lối thoát khác về
vật chất, và sự cân bằng khác về mặt chính trị.
Chính đây là một khuyến khích rất mạnh để người ta cố “đầu tư” chạy chức,
chạy quyền, chạy biên chế. Nếu giảm được tham nhũng, giảm các khoản thất
thoát, rà soát lại các khoản hợp đạo lý nhưng không hợp lệ và hợp pháp hóa
chúng, thì chắc chắn việc cải cách lương không gây thêm gánh nặng cho
ngân sách, mà lại lành mạnh hóa được hoạt động nhà nước, nâng cao lòng
tin của dân vào bộ máy nhà nước, giảm bất công trong chính bộ máy nhà
nước, giải toả được nhiều bức xúc xã hội.
Điều gì đáng nói đằng sau “làn sóng” công chức, viên chức nước ta bỏ
nhiệm sở đầu quân cho các công ty ngoài?
Xu hướng mới trên là điều mừng. Trước hết ở chỗ, dường như đã nhạt nhoà
rồi thời bao cấp về việc làm. Điều đáng mừng hơn là nguồn nhân lực và lao
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
14
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
động xã hội đang và sẽ ngày càng được sử dụng đúng nơi, đúng lúc, đúng
năng lực, nguyện vọng, do đó hiệu quả hơn. Vì lẽ đó, xét đến cùng, thì dù
lao động ở đâu cũng là làm giàu cho bản thân, cho tập thể và cho đất nước,
góp phần vào công cuộc đổi mới chung.

Tuy nhiên, điều đáng lo chính là ở chỗ: Nhân tài sẽ cống hiến cho xã hội tốt
nhất khi họ làm việc hết mình trong bộ máy công quyền, vì mục tiêu quốc
gia đại sự. Vì vậy, hiện tượng các lao động (nhất là các nhà Quản lý và nhà
Khoa học) có trình độ cao, chất lượng cao và tâm huyết với sự nghiệp “quốc
kế dân sinh” và lĩnh vực khoa học mà họ dự định cống hiến hết đời, bị cản
trở bởi những chi tiết thuộc về “cơm, áo, gạo, tiền” nhỏ nhặt hàng ngày.
Thậm chí, bị trù úm, vô hiệu hoá và buộc phải rời bỏ công sở, “đứt gánh
giữa đàng”, rẽ ngang, trái với tâm nguyện riêng, đang ngày càng có xu
hướng gia tăng
Đó là dấu hiệu cảnh báo không thể coi nhẹ về sự bất cập của môi trường lao
động, cũng như nguy cơ “xuống cấp” của đội ngũ cán bộ, và do đó, là sự suy
giảm năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước các cấp, với những hệ quả
khôn lường trong tương lai không xa.
Đâu là nguyên nhân chính khiến công chức, viên chức muốn nghỉ việc?
Thứ nhất, do chế độ lương và các đãi ngộ vật chất còn thấp và chưa khuyến
khích lao động có trình độ và hiệu quả cao. Mặc dù chế độ tiền lương của
nước ta đã được cải tiến, mức lương tối thiểu đã được nâng lên nhiều lần.
Song có thể nóí, cho đến nay, không một ai trong tổng số khoảng 6 triệu
người hưởng lương và thu nhập chính từ ngân sách Nhà nước chỉ sống bằng
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
15
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
lương chính nhận từ cơ quan hàng tháng. Hơn nữa, tính cào bằng trong chế
độ lương còn chưa rõ, chưa khuyến khích công, viên chức lao động nghiêm
túc, có hiệu quả, nâng cao trình độ bản thân. Hiện mức lương của 1 vị Tiến
sĩ, Trưởng Phòng nghiên cứu khoa học, với thâm niên 25 năm công tác trong
cơ quan khoa học Nhà nước trung bình vào khoảng 2,5 triệu đồng, tức cũng
chỉ gấp đôi mức lương tập sự của 1 đồng nghiệp, bằng 1,5 lần lương của 1
“ôsin” dù mới tốt nghiệp phổ thông, thậm chí chỉ bằng ½ mức lương khởi
điểm của 1 sinh viên tin học tại một công ty Tin học cỡ trung bình trong khu

vực tư nhân ở Hà Nội
So sánh nhu cầu tuyển dụng năm 2010
.

Một chuyên gia thực sự trong khu vực Tài chính - ngân hàng Nhà nước có
thể được công ty tư nhân mời chào với mức “lương cứng” gấp từ 5-10 lần
mức lương trung bình mà Nhà nước trả cho họ trong cùng thời điểm so sánh.
Rất có lý khi một lãnh đạo Sở của thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Về
nguyên tắc, chúng tôi phải tôn trọng nguyện vọng cá nhân. Không thể cố giữ
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
16
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
chân họ. Anh em ở lại mà không yên tâm làm việc thì cũng chẳng hiệu quả,
thậm chí còn làm mất cơ hội tốt hơn của anh em!”.
Thứ hai, do môi trường công tác tạo nhiều sức ép tiêu cực về chuyên môn và
tinh thần cho người lao động có tri thức và lòng tự trọng. Môi trường làm
việc chưa tạo cơ hội thuận lợi cho người có năng lực thanh thản lao động
cống hiến và thăng tiến. Những áp lực tiêu cực càng đè nặng lên những
người thực sự có tài, có tâm và lòng tự trọng cao.
Sự giả hiệu khoa học hoặc nhân danh những cái tốt đẹp và lợi ích tập thể để
chèn ép và trục lợi của một số đồng nghiệp trong công sở cũng làm xấu đi
môi trường làm việc và buộc người tâm huyết phải chịu nhiều ẩn ức, thậm
chí phải ra đi Thực tế cho thấy rõ, với những người tâm huyết, muốn cống
hiến, họ chỉ đòi hỏi được đối xử công bằng, đánh giá đúng năng lực và bố trí
đúng công việc. Nếu những điều này không được đáp ứng thì họ sẵn sàng
nghỉ việc để tìm chỗ làm khác phù hợp với tâm nguyện và sở trường của
mình.
Thứ ba, mấu chốt là công tác bố trí cán bộ còn nhiều bất cập. Thực tế cho
thấy, công tác cán bộ trong các cơ quan Nhà nước đã và đang có quá nhiều
bất cập như: Bố trí cán bộ không khách quan, dân chủ, không tuân thủ qui

định về thâm niên, nghiệp vụ chuyên môn, nhất là không biết và không có
cơ chế bảo đảm họ có năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ hay có tâm huyết
với công việc mới hay không. Nhiều trường hợp có tính “phe cánh”, áp đặt
quá rõ, khiến phát sinh tình trạng không nể, không phục, mất đoàn kết, thậm
chí tạo ra những nghịch lý cay đắng, như người không biết nhận xét và chỉ
đạo người biết, người không tốt phê phán và o ép người tốt, người nói dối
được trọng dụng hơn người nói thật.
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
17
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
Một năm, 3 Phó Giám đốc Sở lần lượt làm đơn xin từ nhiệm. Cũng trong
năm 2007, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh có tới 20 cán bộ xin nghỉ
việc. Hàng loạt các cuộc “ra đi” ở nhiều sở ngành khác trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh khiến cho câu chuyện “chảy máu chất xám” từ các cơ
quan công quyền trở nên nóng bỏng. Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã
nhiều lần bày tỏ quan ngại về hiện tượng này, nhưng lời giải cho bài toán
vẫn còn bỏ ngỏ.
Xin nghỉ việc: “nhiều như sung rụng” Đầu năm 2007, ông Lương Văn Lý,
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Thành phố, phụ trách mảng đầu tư
nước ngoài nộp đơn xin nghỉ việc để mở công ty riêng. Sự kiện tạo nên “dư
chấn” trong dư luận vì lần đầu tiên có hiện tượng quan chức từ nhiệm.
Ông Lương Văn Lý được đánh giá cao vì năng lực chuyên môn và kinh
nghiệm dày dạn trong công việc. Là chuyên gia công pháp quốc tế, quản trị
doanh nghiệp, tốt nghiệp đại học tại Thụy Sĩ, trước khi giữ chức Phó Giám
đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, ông từng giữ chức Phó Giám đốc Sở ngoại vụ, là
một trong số ít cán bộ của TP thông thạo hai ngoại ngữ tiếng Anh và Pháp.
Lý do để vị Phó Sở đầy tiềm năng này ra đi, được người trong cuộc giải
thích chủ yếu vì thu nhập.
“Lương một phó giám đốc Sở như tôi 2 triệu đồng/tháng, cộng với phụ cấp
500.000 đồng nữa. Không đủ chăm lo gia đình. Tôi không thích làm chân

trong chân ngoài”.
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
18
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
Đồng lương còm cõi đã khiến một cán bộ giàu kinh nghiệm và năng lực, dù
vẫn còn trăn trở và tâm huyết với nhiều dự án của TP vẫn quyết “dứt áo ra
đi” để lập một công ty tư vấn doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Lương Văn Lý không phải là người duy nhất tạo nên dòng
chảy ngược: từ quan làm doanh nhân. Cùng năm, hai người đồng nhiệm của
ông, ông Lê Nhật Tân, Phó Giám đốc Sở Du lịch và ông Lê Văn Công, Phó
Giám đốc Sở Thương mại cũng nộp đơn xin thôi việc.
Riêng các cán bộ cấp phòng tại các sở ngành xin ra đi nhiều tới mức có
người đã ví von “nghỉ nhiều như sung rụng”.
Sau ông Lý, hai phó Phòng Xúc tiến đầu tư của Sở kế hoạnh đầu tư cũng xin
nghỉ việc. Hai người này đều bảo vệ luận án tiến sĩ ở nước ngoài và được
lãnh đạo sở đặt nhiều kỳ vọng trong công tác chuyên môn.
Đặc biệt, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan đầu não đầu não
nghiên cứu, tham mưu cho ủy ban nhân dân thành phố các chính sách phát
triển kinh tế của TP, có tới 20 cán bộ nộp đơn xin thôi việc.
Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 1, Sở giao thông công chánh, trong năm
2007 có đến 33 người nghỉ việc, trong đó có đến 27 chuyên viên là kỹ sư cầu
đường có thâm niên. Đa phần do thu nhập thấp trong khi áp lực công việc
quá cao.
Hầu hết những cán bộ khi rời nhiệm sở, nếu không mở công ty riêng thì
ngay lập tức cũng được các doanh nghiệp, tổ chức nước ngòai hay tư nhân
“trải thảm đỏ” mời chào với mức lương hàng ngàn USD.
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
19
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
Trịnh Ngọc Bảo là thủ khoa khoa địa chất và dầu khí, Trường ĐH Bách

Khoa, khoá 1996 - 2001, với số điểm tổng kết trên 9,0. Được giữ lại trường
làm giảng viên, nhưng sau 3 tháng, Bảo xin nghỉ và đầu quân cho Công ty
dầu khí Nhật - Việt tại Vũng Tàu với mức lương 2.000 USD/tháng, mức
lương phổ biến của khu vực này. Bảo giải thích: Với hệ số 2,34, lương của
một giảng viên trẻ chỉ khoảng hơn 1 triệu đồng, rất khó khăn.
Không chỉ là chuyện cơm áo, gạo tiền
Thế nhưng, thu nhập thấp không hẳn là nguyên nhân chính gây nên “làn
sóng ra đi” ở thành phố Hồ Chí Minh. Môi trường làm việc và chính sách
dùng người nhiều bất cập đã khiến những cán bộ giỏi, tâm huyết, sau nhiều
năm cống hiến cảm thấy nản lòng.
“Tôi thích môi trường mới vì được phát huy hết khả năng chuyên môn của
mình, dù áp lực công việc nặng hơn. Đơn giản vì tôi không muốn làm việc
theo kiểu “sáng cắp cặp đi, chiều cắp cặp về!”- chị Thanh T., từng là cán bộ
Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang làm chuyên gia cho
Chương trình Phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) nói. Nghi ngại về môi
trường làm việc của khu vực Nhà nước là tâm lý của nhiều người.
Nguyễn Hà Trang, sinh viên khoá 1997 - 2001, Trường đại học Giao thông -
Vận tải thành phố Hồ Chí Minh, từng đoạt giải thi Olimpic sinh viên, đã bỏ
việc tại một công ty tư vấn Nhà nước nói rằng: “Khu vực Nhà nước, có thể
do không phải chịu sức ép cạnh tranh, nên quản lý nhân lực không khắt khe,
dẫn tới khó phát hiện, cất nhắc, đãi ngộ từng cá nhân xác đáng. Chúng tôi
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
20
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
thường hát vui về tình trạng cứ người làm việc lâu năm thì được đãi ngộ tốt
hơn người làm việc ít năm, bất kể năng lực: Ngày xưa em như chim sáo
sống lâu năm em lên đại bàng".
"Mặt khác, trong môi trường Nhà nước, người ta hay tâm niệm phải xây
dựng mối quan hệ với cấp trên tốt bằng mọi cách. Điều này không hợp với
tôi, trong khi mức lương tại đây lại thấp, nên tôi xin nghỉ", Trang giải thích.

Võ Nhật Vinh từng là sinh viên chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao
của đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh khoá 2000 - 2005, sinh viên
cao học đại học Mỏ quốc gia Pháp. Có kết quả học tập rất cao, được giữ lại
trường, nhưng nhìn cảnh các giảng viên trẻ nhận mức lương rất thấp, bản
thân lại vướng chuyện lý lịch không thật tốt, khó tiến thân, Vinh quyết định
đầu quân cho đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi giảng viên
sớm được đứng lớp, với mức thu nhập cao hơn nhiều so ở trường công.
PGS.TS Nguyễn Minh Hoà, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đô thị và cộng
đồng, nhận xét: Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm người tài của thành phố Hồ
Chí Minh chưa tốt, chẳng hạn nhiều cơ quan chỉ lấy người có hộ khẩu thành
phố Hồ Chí Minh, trong khi nhiều người ở nơi khác đến rất có năng lực; một
số vị trí, chẳng hạn trưởng khoa ở trường đại học, nhất định phải là Đảng
viên. (Trích ViệtBáo.vn)
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
21
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
CHƯƠNG IV : LAO ĐỘNG Ở CÁC KHU VỰC KHÁC
Hầu hết những người muốn ổn định, muốn được học tập, nghiên cứu trong
giờ hành chính thì tìm khu vực Nhà nước để đầu quân. Những người muốn
thử thách ở môi trường làm việc đòi hỏi sự năng động, tự do phát triển ý
tưởng cá nhân; hoặc muốn được thừa nhận tài năng; hoặc được bù đắp xứng
đáng sẽ không muốn ràng buộc trong khu vực Nhà nước. Thu nhập chỉ là
một vấn đề, đặc biệt là đối với những người đã có thâm niên công tác, thì đó
hoàn toàn không phải là vấn đề quyết định.

Vậy điều gì khiến bà rời Bộ Tài chính sau hơn 30 năm làm việc và cống hiến
Tôi "đầu quân" cho Vietinbank chỉ với suy nghĩ thay đổi môi trường làm
việc một cách chủ động hơn, thực tiễn hơn. Ngân hàng Công Thương sắp là
đơn vị cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn chiếm cổ đông chi phối. Do vậy
đây là môi trường tốt để tôi tiếp tục được cống hiến nhiều hơn.

Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
22
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
Hiện nay Ngân hàng Công Thương Việt Nam trả cho tôi khoảng 25-30 triệu
đồng/tháng. Trước đây ở Học viện Tài chính, thu nhập của tôi ngoài lương
còn có các khoản khác, từ nghiên cứu khoa học cho Học viện và Bộ Tài
chính, từ tham gia giảng dạy với đơn giá hàng triệu đồng/ngày Tóm lại,
thu nhập cũng không phải thấp. Tôi sống được và dư giả bằng nghề. Vì vậy,
việc đầu quân cho Vietinbank không phải bởi lý do thu nhập. , cái " hơn" và
"kém" của khu vực tư nhân là g
Hơn thứ nhất, đó là môi trường làm việc, nhìn chung ý tưởng cá nhân được
tự do phát triển; Thứ hai, có điều kiện kiểm nghiệm thực tế những lý thuyết,
lý luận mà mình đã nghiên cứu theo đuổi; Thứ ba, được thử nghiệm và rèn
luyện trong một môi trường năng động và nhạy bén hơn; Thứ tư, được bù
đắp xứng đáng.
Hiện nay cơ chế tuyển dụng cán bộ của ta còn có nhiều hạn chế, từ phương
pháp thi tuyển, nội dung thi tuyển đến đánh giá kết quả. Do vậy không chọn
được nhiều người tài giỏi thực sự. Cơ chế đề bạt, bổ nhiệm cán bộ cũng vậy.
Theo tôi, để thu hút được nhân tài và giữ được họ, cần thay đổi chính sách
đãi ngộ đi đôi với cơ chế sàng lọc những người không đủ năng lực. Mặt
khác, cần từng bước thực hiện chế độ bầu thủ trưởng. Bên cạnh đó nên có cơ
chế đặc biệt đối với lực lượng lao động giỏi.

Trên thực tế có trường hợp như vậy, nhưng theo tôi đó chỉ là trường hợp cá
biệt. Việc "ra đi" có hàng trăm lý do khác nhau…

Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
23
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
Chính sách của Đảng và Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục tạo điều kiện để

khu vực tư tham gia vào các hoạt động kinh tế của đất nước. Trong khi
nguồn nhân lực của khu vực này còn thiếu, thì việc di chuyển lao động là tất
yếu. Vấn đề này không nên xem là chảy máu chất xám, khi mà nguồn nhân
lực vẫn trong phạm vi quốc gia, vẫn có những đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế chung của đất nước. Ở một khía cạnh nhất định, có thể coi đó là dấu
hiệu cho sự thay đổi tích cực của nền kinh tế nước nhà.

Tổng cục thống kê mới công bố thu nhập bình quân hằng tháng của lao động
khu vực nhà nước (năm 2006) là 1829,9 ngàn đồng/tháng. Nhiều người kêu
thu nhập như thế là quá thấp. Tất nhiên so con số tuyệt đối với các nước phát
triển như Anh, Mỹ, Nhật thì hẳn là thấp, song so sánh như vậy là không ổn,
là khập khiễng và méo mó. Phải so với những người lao động khác ở trong
nước. Hãy xem thực hư thế nào?
Xem xét kỹ hơn thì thấy hơn một nửa số lao động đó là trong lĩnh vực kinh
doanh như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, khai khoáng… Số người này
không có thu nhập từ ngân sách mà từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nên
thực ra các tổ chức này phải tự lo theo cơ chế thị trường và nếu có so sánh
thì nên so với khu vực tư nhân tương ứng mới có ý nghĩa. Nếu thu nhập của
họ thấp hơn thu nhập của lao động tương tự trong khu vực tư nhân (và thu
nhập chính thức của họ chắc là thấp hơn thu nhập của người tương tự ở khu
vực tư nhân), thì điều đó có thể có những ý nghĩa gì? Nó có thể chứng tỏ sự
yếu kém của khu vực kinh tế quốc doanh (hay sự bóc lột nhiều hơn của chủ
sử dụng lao động!?) và chỉ riêng vì lý do này (và nhiều lý do chính đáng
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
24
Môn : Thị Trường Lao Động GVHD : Nguyễn Ngọc Tuẩn
khác) nên cải tổ triệt để khu vực này theo hướng tư nhân hóa. Liệt họ vào
đây cũng có cái lý vì họ thuộc khu vực nhà nước, song có thể gây ra lẫn lộn
giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động nhà nước.
Trong phân tích tiếp theo chúng ta loại họ ra và chỉ xem xét phần công

chức,
Gần hai triệu người có thu nhập chủ yếu từ ngân sách: quản lý nhà nước, an
ninh quốc phòng (464,7 ngàn người; 1300,9 ngàn đồng), giáo dục đào tạo
(1115,1 ngàn người; 1543,8 ngàn đồng), y tế (229,1 ngàn người; 1555,5
ngàn đồng), thể thao văn hóa (44,4 ngàn người; 1601,1 ngàn đồng), đảng,
đoàn thể và hiệp hội (109,8 ngàn người; 1252,6 ngàn đồng). Chính vì thế khi
tính trung bình và phân tích lĩnh vực nào thấp, lĩnh vực nào cao, hơn nhau
bao nhiêu lần, sẽ mất ý nghĩa khi gộp chung như vậy. Có lẽ nên tách bạch ra
sẽ đỡ gây nhầm lẫn hơn.
Nếu tách lĩnh vực kinh doanh ra thì thu nhập trung bình của người lao động
nhà nước là 1472,7 ngàn đồng một tháng (17,67 triệu đồng/năm). GDP năm
2006 ước tính 973790 tỷ đồng với dân số 84.155,8 ngàn người, nên GDP
đầu người là 11,57 triệu đồng. Như thế thu nhập bình quân của người lao
động nhà nước là 1,53 lần GDP đầu người. Nói cách khác tính theo GDP
đầu người thì tỷ lệ này chưa chắc đã thấp. Hãy so sánh thu nhập trung bình
của người lao động trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam (bằng 1,6 lần GDP
đầu người) với lương giáo viên tiểu học (năm 2001) nêu trong báo cáo của
OECD (xem hình dưới).
Sinh viên : Nguyễn Xuẫn Bình
25

×