Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm mật ong bạc hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83 KB, 6 trang )

1

s

PHẦN THỨ HAI
HIẾN KẾ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ
HUYỆN MÈO VẠC NHẦN THỨ XIX, NHIỆM KỲ 2020-2025

Nội dụng: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, quản lý và
phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm Mật ong bạc hà Mèo Vạc”
*****
Nhằm mục đích thực hiện thắng lợi một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm tại Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2025 là tập trung phát
triển chăn ni bị vàng, lợn đen Lũng Pù, mật ong bạc hà, gà đen theo hướng
hàng hóa và theo chuỗi giá trị; gắn với xây dựng sản phẩm Ocop đặc trưng, sản
phẩm phục vụ du lịch.
Khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng nghề ni ong ở huyện Mèo
Vạc tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng, sản lượng và giá trị kinh tế cao, phát
triển thương hiệu “Mật ong Bạc hà Mèo Vạc”; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp
phần tích cực xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế của huyện.
Phát triển sản phẩm mật ong Bạc hà mang chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” của
huyện Mèo Vạc thực sự trở thành hàng hóa, khơng bị pha trộn, đảm bảo vệ sinh an
tồn thực phẩm, có mã vạch truy xuất nguồn gốc, nhằm nâng cao vị thế, uy tín của
sản phẩm, khai thác tiềm năng thế mạnh chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” dùng cho sản
phẩm mật ong Bạc hà trên địa bàn huyện.
I. THỰC TRẠNG
Sản phẩm mật ong Bạc hà là một trong những sản phẩm đặc trưng của tỉnh
Hà Giang nói chung, huyện Mèo Vạc nói riêng. Việc phát triển và xây dựng
thương hiệu sản phẩm mật ong “Bạc hà Mèo Vạc”1 đã đem lại hiệu quả kinh tế cho
người chăn nuôi ong, góp phần vào trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo một cách
bền vững. Nhưng bên cạnh đó vẫn cịn một số vấn đề bất cập sau:


+ Chăn nuôi ong vẫn theo hình thức chăn ni nơng hộ là chính, việc hình
thành các mối liên kết trong sản xuất cịn yếu.
+ Chất lượng sản phẩm mật không đồng đều, giá bán sản phẩm khơng thống
nhất, bao bì mẫu mã đa dạng và phong phú làm cho người tiêu dùng khó phân biệt
dẫn đến nghi ngờ chất lượng sản phẩm.
Cục sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã ban hành quyết định số: 316/QĐ-SHTT,
Về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Mật ong bạc hà Mèo Vạc”; trong đó
huyện Mèo Vạc có 13 xã, thị trấn nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý là: Thị trấn Mèo Vạc, Tả Lủng, Sủng
Trà, Sủng Máng, Lũng Chinh, Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Lũng Pù, Pả Vi, Pải Lủng, Thượng Phùng,
Sơn Vĩ và Xín Cái
- Có 4 sản phẩm đạt sao chương trình OCOP do UBND tỉnh cơng nhận gồm:
1

+ Mật ong bạc hà Mèo Vạc (loại 200ml, 350ml, 500ml) của HTX Tuấn Dũng đạt 4 sao
+ Mật ong bạc hà Mèo Vạc (loại hộp cứng 2 lọ 250ml/lọ) của HTX Tả Lủng đạt 4 sao
Cuộc thi” Hiến kế xây dựng huyện Mèo Vạc phát triển dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025”


2

+ Việc áp dụng chung quy trình trong chăn ni ong không đồng nhất mặc
dù ngành chuyên môn đã ban hành và hướng dẫn rất nhiều nhưng việc áp dụng thì
chưa nhiều, chủ yếu là chăn ni ong theo kinh nghiệm.
+ Cơng tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật cịn chậm và yếu, các tiểu giảng
viên đã được đào tạo nhưng khả năng truyền tải và tập huấn còn rất nhiều hạn chế.
II. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC
* Đối với chăn ni ong
- Hiện nay chưa có đơn vị sản xuất con giống tại chỗ để đáp ứng nhu cầu của
người chăn ni. Phát triển chăn ni vẫn theo hình thức nông hộ, chăn nuôi chủ
yếu dựa vào yếu tố tự nhiên, quy mô nhỏ lẻ, chưa tạo được khối lượng hàng hóa

lớn để phục vụ nhu cầu thị trường.
- Sản phẩm sản xuất ra chưa được kiểm soát chất lượng, thị trường đầu ra
chưa ổn định. Chưa quản lý triệt để được việc di chuyển đàn ong từ ngoài tỉnh đến
vùng Cao nguyên đá vào mùa hoa Bạc hà.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi cịn hạn chế, từ việc
ni dưỡng đến chăm sóc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Dịch bệnh vẫn thường
xảy ra trên đàn ong, dẫn đến làm giảm năng suất khai thác mật.
- Khâu chế biến cịn thơ sơ, chưa đa dạng mặt hàng, thị trường tiêu thụ
không ổn định, chủ yếu do các tư thương đảm nhiệm.
- Chưa quy hoạch vùng nguyên liệu cho nuôi ong trong huyện để di chuyển
nuôi dưỡng giữa những vùng hoa, đảm bảo thức ăn cho đàn ong trong 12 tháng.
- Cây bạc hà là nguồn nguyên liệu chính làm nên thương hiệu mật ong của 4
huyện vùng cao (trong đó có Mèo Vạc), tuy nhiên trong những năm gần đây diện
tích cây Bạc hà rất khó mở rộng do: cây mọc tự nhiên phân bố hẹp chỉ có ở khu
vực núi đá trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12, chủ yếu mọc xen ở khu
vực canh tác ngô 1 vụ của người dân và khu vực đất chưa sử dụng. Hiện nay, do
chủ trương mở rộng diện tích cây vụ hè thu và vụ đơng nên diện tích cây bạc hà
ngày càng bị thu hẹp.
- Năng suất, sản lượng, chất lượng mật ong Bạc hà bị ảnh hưởng chủ yếu bởi
yếu tố thời tiết, khí hậu và vùng nguyên liệu hoa Bạc hà.
- Công tác tuyên truyền phát huy hiệu quả chưa cao; công tác khuyến nông,
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi ong chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức.
- Sự liên kết giữa HTX, Hội chăn nuôi ong và các tổ chức với hộ gia đình trong
sản xuất và tiêu thụ mật thiếu chặt chẽ; hiện tại vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể
cho các hộ gia đình có diện tích cây bạc hà nên ảnh hưởng đến việc phát triển vùng
nguyên liệu…
- Chưa có tổ chức, cá nhân, Doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm cho
người nuôi ong.
* Đối với quản lý chất lượng sản phẩm


Cuộc thi” Hiến kế xây dựng huyện Mèo Vạc phát triển dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025”


3

- Vai trò của tổ chức, tập thể trong việc kiểm sốt, quản lý và sử dụng tài sản
trí tuệ đối với các sản phẩm đã được bảo hộ trong nhiều trường hợp chưa phát huy
hiệu quả.
- Nhận thức của doanh nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn trong vấn đề
bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cịn hạn chế, do thơng thường các sản
phẩm được bảo hộ thường chưa mang lại hiệu quả kinh tế ngay, mà đỏi hỏi cần
phải có sự tiếp tục đầu tư về kinh phí và thời gian nhất định. Việc sản xuất các sản
phẩm đặc sản của địa phương hiện nay chủ yếu theo hình thức đơn lẻ, manh mún
và tự phát, những vùng sản xuất tập trung thì lại chưa tạo được thói quen tn thủ
theo quy trình nhằm đảm bảo và duy trì sự đồng đều về chất lượng của sản phẩm;
năng lực, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, HTX trong lĩnh vực nông
nghiệp (chăn ni ong và các sản phẩm về mật ong) cịn hạn chế, sự liên kết giữa
chính quyền, người dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ.
III. NGUYÊN NHÂN
1. Khách quan:
Sự phát triển của nghề chăn nuôi ong ở huyện Mèo Vạc bị ảnh hưởng chủ
yếu bởi 2 yếu tố khách quan mang lại là khí hậu, thời tiết, dịch bệnh và vùng
nguyên liệu hoa bạc hà:
- Về vùng nguyên liệu hoa bạc hà: cây hoa bạc hà là nguồn cung cấp nguyên
liệu chủ yếu cho con ong và quyết định tạo nên thương hiệu sản phẩm “Mật ong
Bạc hà Mèo Vạc” . Trong những năm gần đây, diện tích cây bạc hà rất khó mở
rộng do: cây mọc tự nhiên phân bố hẹp chỉ có ở khu vực núi đá trong khoảng thời
gian từ tháng 8 đến tháng 12, chủ yếu mọc xen ở khu vực canh tác ngô 1 vụ của
người dân và khu vực đất chưa sử dụng. Hiện nay, do chủ trương mở rộng diện
tích cây vụ hè thu và vụ đơng nên diện tích cây bạc hà ở huyện ngày càng bị thu

hẹp.
Lượng mật của cây bạc hà lại phụ thuộc lớn vào khí hậu, thời tiết: năm nào
thời tiết thuận lợi, thì cây bạc hà mọc tốt, cho nhiều mật và ngược lại nếu thời tiết
không thuận lợi thì cây bạc hà sinh trưởng kém và tiết rất ít mật.
- Về yếu tố thời tiết: thời vụ khai thác mật chính (mật Bạc hà) ở huyện Mèo
Vạc thường kéo dài khoảng 2 tháng từ tháng 11 - 12 trong thời điểm này thời tiết
rất khắc nghiệt bất thường theo năm (rét đậm, rét hại kéo dài, mưa nhiều trong thời
kỳ khai thác mật cũng là một yếu tố bất lợi cho đàn ong). Nếu mật độ ong quá dầy
sẽ không đủ nguồn cung thức ăn và bất lợi của thời tiết sẽ phát sinh dịch bệnh bị
chết nhiều, dẫn đến làm giảm năng suất mật.
Chính yếu tố khí hậu, thời tiết và dịch bệnh hàng năm diễn biến phức tạp,
khó lường. Đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý đầu tư, phát triển bền vững của nghề nuôi
ong.
2. Chủ quan
Trong những năm qua công tác tuyên truyền phát huy hiệu quả chưa cao;
công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi ong chưa được quan
Cuộc thi” Hiến kế xây dựng huyện Mèo Vạc phát triển dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025”


4

tâm, đầu tư đúng mức; việc triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát
triển chăn ni ong đã ban hành còn thiếu đồng bộ; phân bổ nguồn vốn đầu tư
khuyến khích phát triển cịn dàn trải, chưa tập trung đúng mức tháo gỡ những nút
thắt, khó khăn; cấp ủy, chính quyền chưa vào cuộc quyết liệt, các cơ quan chuyên
môn chưa làm tốt công tác tham mưu; cán bộ khuyến nơng cịn yếu, tập qn canh
tác của người dân cịn lạc hậu; các HTX quy mơ nhỏ; mối liên kết giữa HTX, các
tổ chức với hộ gia đình trong sản xuất và tiêu thụ mật còn thiếu chặt chẽ.
IV. GIẢI PHÁP
1. Để thúc đẩy ngành chăn nuôi ong phát triển bền vững và nâng cao

chất lượng và giá trị sản phẩm, bảo vệ chỉ dẫn địa lý sản phẩm mật ong Bạc
hà, quản lý dịch bệnh trên đàn ong
- Tăng cường công tác quản lý giống ong tại cơ sở đặc biệt phát huy vai trò
của các xã, thị trấn trong công tác quản lý giống. Ngăn chặn triệt để khơng được để
các tổ chức cá nhân ngồi tỉnh mang ong từ nơi khác đến nuôi trên địa bàn 4 huyện
thuộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
- Xây dựng đề án, kế hoạch phát triển đàn ong nội, trong đó có xây dựng,
hình thành các mối liên kết trong nghề nuôi ong bằng cách tiếp tục thành lập các tổ
hợp tác nuôi ong; kêu gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nuôi ong liên kết với
người dân ni ong trên địa bàn.
- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhân dân khoanh ni, phát triển diện tích cây
bạc hà phục vụ phát triển ngành chăn nuôi ong, để người dân có trách nhiệm bảo
vệ khơng cho người ngồi đặt hạ ong trên diện tích đất nương của mình.
- Quản lý tốt chất lượng sản phẩm mật ong đầu ra đặc biệt là mật ong hoa
Bạc hà để bảo vệ chỉ dẫn địa lý sản phẩm mật ong Bạc hà Mèo Vạc.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghê, Sở Công thương hướng dẫn các
tổ chức, cá nhân chăn nuôi ong được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý sản phẩm mật
ong Bạc hà Mèo Vạc, cùng thống nhất sử dụng chung một nhãn mác, mẫu mã sản
phẩm và đồng nhất giá bán với một dung tích giống nhau.
- Chỉ đạo đội ngũ tiểu giảng viên sau khi được tập huấn, tăng cường công tác
tuyên truyền, hướng dẫn và tập huấn về kỹ thuật nuôi ong cho người chăn nuôi.
Cụ thể
a. Đối với các hộ gia đình
- Vận động tuyên truyền đưa các hộ này tham gia vào thành viên của các
Hợp tác xã, Doanh nghiệp, Hiệp hội nuôi ong.
- Bổ sung kiến thức chăn nuôi ong cho các hộ này về kỹ thuật chăn nuôi ong
và thu hoạch bảo quản mật thông qua các lớp tập huấn.
- Tạo dựng mối liên kết trong sản xuất giữa các hộ với nhau, tạo thành nhóm
sở thích và gắn kết vai trò Hợp tác xã, Doanh nghiệp với người nuôi ong trong bao
tiêu sản phẩm.

b. Đối với các Hợp tác xã, Doanh nghiệp
Cuộc thi” Hiến kế xây dựng huyện Mèo Vạc phát triển dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025”


5

- Đánh giá hoạt động của các Hợp tác xã, Doanh nghiệp, Hiệp Hội nuôi ong
để xác định khâu nào yếu cần khắc phục ngay.
- Tăng cường mối liên kết giữa các hộ sản xuất mật ong Bạc hà với các
HTX, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mật ong hoa Bạc Hà.
- Thống nhất giữa các Hợp tác xã, Doanh nghiệp, Hiệp hội nuôi ong cùng sử
dụng một mẫu bao bì nhãn mác để chống hiện tượng làm giả, làm nhái sản phẩm
mật ong Bạc hà.
- Cùng thống nhất sử dụng một quy trình sản xuất chế biến và bảo quản sản
phẩm mật ong Bạc hà.
- Tập huấn chuyển giao quy trình chăn ni ong và quy trình thu hoạch và
bảo quản mật ong đến từng thành viên và hộ gia đình.
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, sản lượng mật
ong hoa Bạc hà.
2. Để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, quản lý và phát triển tài sản
trí tuệ cho các sản phẩm mật ong bạc hà Mèo Vạc (sản phẩm đặc sản, chủ lực
của huyện); cá nhân đề xuất cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Một: xây dựng kế hoạch dài hạn trong việc phát triển tài sản trí tuệ cho các
sản phẩm đặc sản từ mật ong bạc hà, trên cơ sở đó tìm kiếm, huy động các nguồn
kinh phí đầu tư. Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hợp lý để tạo ra được
vùng hàng hóa gắn “thương hiệu” đáp ứng được nhu cầu của thị trường, hướng tới
các thị trường nước ngoài.
- Hai: đẩy mạnh các hoạt động liên kết sản xuất, phát triển giá trị sản phẩm
hàng hóa theo chuỗi, nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ và chất
lượng của sản phẩm mật ong. Xây dựng mơ hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù

hợp gắn với xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa có
hiệu quả để liên kết hộ sản xuất kinh doanh, hộ kinh tế gia đình trong sản xuất các
sản phẩm từ mật ong. Chú trọng đến vai trò của doanh nghiệp, HTX, phát triển
thương hiệu cần gắn với chuỗi giá trị, thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp và
các tổ chức tập thể, người dân nhằm tạo sự ổn định và bền vững.
- Ba, nâng cao vai trị của các tổ chức tập thể (Hội chăn ni ong 2) trong
việc tập hợp hội viên, giám sát chất lượng sản phẩm, tạo sự đoàn kết thống nhất
trong các nhà sản xuất, kinh doanh để cùng khai thác có hiệu quả giá trị tài sản trí
tuệ được bảo hộ. Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân ở những vùng có cây
bạc hà tham gia vào hội ni ong để cùng xây dựng, phát triển và bảo vệ đặc sản
truyền thống. Đây được xem là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ chất lượng và
danh
tiếng
cho
sản
phẩm
mật
ong
bạc
hà.                                                                       
- Bốn: Các chủ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhà quản lý chỉ dẫn
địa lý phải tiến hành quản lý tốt các đối tượng sản xuất sau khi đăng ký, thông qua
các quy chế sử dụng, quy chế quản lý và cần xử lý nghiêm các sai phạm làm ảnh
2

nuôi ong.

Quyết định số 2303/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thành lập Hội chăn

Cuộc thi” Hiến kế xây dựng huyện Mèo Vạc phát triển dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025”



6

hưởng đến danh tiếng của sản phẩm…Các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn
phải làm tốt vai trò cầu nối, hỗ trợ tạo sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và
người dân trong việc khai thác, phát huy các giá trị của các sản phẩm đã được bảo
hộ.
VI. ĐỀ NGHỊ
1. Phịng Nơng Nghiệp và PTNT: Tập trung chỉ đạo và hướng dẫn các xã
trong khu vực chỉ dẫn địa lý trồng và chăm sóc cây Bạc hà theo quy trình về kỹ
thuật trồng, chăm sóc cây Bạc hà; phối hợp với các xã, thị trấn tăng cường công tác
chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi ong và quy trình khai thác và bảo quản mật
ong, quản lý dịch bệnh.
2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Tham mưu tăng cường công tác xúc tiến
thương mại, quảng bá sản phẩm mật ong Bạc hà trên phạm vị toàn quốc; phối hợp
trong công tác kiểm tra trong hoạt động kinh doanh đối với sản phẩm mật ong Bạc
Hà. Quản lý việc cung cấp tem nhãn mác sản phẩm mật ong Bạc hà cho các tổ
chức cá nhân theo nhu cầu đăng ký.
3. Các doanh nghiệp, HTX được chứng nhận bảo hộ: chủ động trong việc
liên kết để tạo ra sản phẩm chất lượng; chủ động tự quản lý thương hiệu và trí tuệ
sản phẩm; phát hiện sản phẩm giả, sản phẩm kém chất lượng, kịp thời thông báo
với các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý những vi phạm. Đây là mẫu chốt trong
quản lý chất lượng sản phẩm được bảo hộ về chỉ dẫn đị lý; vì nếu các chủ thể trên
khơng trực tiếp tham gia thì các cơ quan chức năng cũng khó trong việc phát hiện,
xử lý các vi phạm.
Tập trung nghiên cứu sản xuất thêm các sản phẩm từ ong bạc hà như phấn
hoa, sữa ong và các sản phẩm từ mật ong …; thống nhất chung về mẫu mã, bao bì
sản phẩm, giá thành sản phẩm thông qua việc truy suất nguồn gốc (tem, nhãn, mác,
mã số, mã vạch).


Cuộc thi” Hiến kế xây dựng huyện Mèo Vạc phát triển dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025”



×