Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Quản lý nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 176 trang )

1
MỞ ĐẦU
Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ cần phải đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hội nhập
quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giảng
viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt, bởi: "Lực lượng sản xuất đặc biệt"
đóng vai trị quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học, nhân tố quyết định
chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Trong thời gian qua, để đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam
với mục tiêu tạo được sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy
mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước,
hội nhập quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân,nhiều quan điểm chủ
trương đường lối Đảng và Chính phủ đã đưa ra các giải pháp đổi mới, tạo tiền
đề cho các trường đại học đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào
tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, đẩy mạnh hợp tác quốc
tế, tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học. Một trong những nội dung
quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học là tăng quyền tự chủ của Nhà
trường trong các lãnh vực: nhân lực, tài chính, đào tạo, nghiên cứu và hợp tác
quốc tế, và đây chính là tiền đề quan trọng để các trường đại học xây dựng và
phát triển theo xu hướng hội nhập và từng bước đạt chuẩn quốc tế.
Hơn ba mươi năm thực hiện đường lối đổi mới, giáo dục đại học nước
ta đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước. Tuy
nhiên, sự phát triển nhanh chóng về quy mơ và sự đa dạng hoá của hệ thống
giáo dục đại học đặt ra nhiều thách thức mới, đặc biệt trong đó quản lý Nhà
nước đối với nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ giảng viên đại học kinh tế
nói riêng đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố trong quá trình hội nhập
phát triển kinh tế thị trường.
Ở nước ta xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được coi là
một trong ba khâu đột phá trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện



2
đại hoá và từng bước tiếp cận tới nền kinh tế tri thức. Trong đó, khơng thể
thiếu được nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học, bởi vì
chính họ là người đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
cao cho toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Thời gian qua, cùng với quá trình phát triển, nhân lực đại học, chất
lượng đội ngũ giảng viên đại học trong các trường đại học đã được nâng cao
cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của
đổi mới và phát triển đào tạo, có nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu kém, nhưng
trong đó có một nguyên nhân hết sức cơ bản đó là khâu quản lý.
Quản lý và phát triển NNL là đề tài đã được nghiên cứu. Tuy nhiên,
trong lĩnh vực giáo dục ĐH tại các trường Cơng lập thì chưa nhiều, nhất là
trong giai đoạn hiện nay, vì thế Nghiên cứu sinh chọn chuyên đề: "Quản lý
nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế
công lập ở Việt Nam" làm luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Quản lý
kinh tế.
2
. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý Nhà
nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên ĐHKT công lập, phân tích thực trạng,
đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên.
Nhiệm vụ:
+
Nghiên cứu và hệ thống hoá về quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội
ngũ giảng viên và giảng viên đại học kinh tế các trường cơng lập.
+
Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với sự phát
triển đội ngũ giảng viên kinh tế các trường ĐH công lập Việt Nam, rút ra
những thành công, hạn chế và nguyên nhân.
+

Đề xuất giải pháp quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng
viên ĐHKT trong thời gian tới.


3
3
. Phạm vi nghiên cứu
Trong những năm đổi mới, do nhu cầu của thị trường lao động nên số
lượng người học tăng cao. Chính vì vậy, khơng chỉ các trường ĐH chuyên về
đào tạo cử nhân kinh tế tăng nhanh mà cịn các trường ĐH khác hầu như đều
có Khoa Kinh tế chuyên ngành về lĩnh vực kỹ thuật hay môi trường v.v… Do
quy mô của ĐNGV rất lớn, luận án chỉ nghiên cứu các trường chuyên ĐHKT
và đội ngũ giảng viên cơ hữu tập trung chủ yếu một số trường đại học kinh tế
công lập trọng điểm đại diện cho ba miền.
Thời gian khảo sát: Chủ yếu nghiên cứu thực trạng từ 2014 - 2018; đề
xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
. Phƣơng pháp nghiên cứu

4
Phương pháp luận
Chuyên đề sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung
chuyên đề. Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước
với quản lý nhà nước nhằm phát triển ĐNGV.
Phương pháp cụ thể
Phương pháp nghiên cứu được chuyên đề áp dụng là: phương pháp
tổng hợp phân tích; phương pháp thống kê, kế thừa có chọn lọc các kết quả
của các nghiên cứu đi trước có liên quan đến chuyên đề để làm sáng tỏ một số
nội dung đã được đặt ra trong nghiên cứu của chuyên đề.

5
. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án đã hệ thống hoá và bổ sung phát triển được cơ sở lý luận về
quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại
học kinh tế cơng lập.
Phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và quản lý đội
ngũ giảng viên trong các trường đại học kinh tế công lập theo các nội dung
của cơ sở lý thuyết.


4
Đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ
giảng viên trong các trường đại học kinh tế cơng lập.
Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý Nhà nước, quản lý
các trường đại học kinh tế công lập và các giảng viên.
6
. Đóng góp mới của luận án
6
.1. Hệ thống hố lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên đại học kinh
tế cơng lập theo góc độ quản lý Nhà nước
.2. Phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên đại học kinh tế

6
công lập và quản lý phát triển đội ngũ giảng viên đại học kinh tế công lập, rút

ra thành công, hạn chế của quản lý đội ngũ giảng viên.
6
.3. Đề xuất xây dựng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên theo chuẩn
nghề nghiệp, năng lực, số lượng, quy mô, cơ cấu…
.4. Đề xuất các giải pháp và điều kiện để thực hiện giải pháp quản lý

nhằm phát triển đội ngũ giảng viên.
. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương 12 tiết.
6
7
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước nhằm phát triển
đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam
Chương 3: Thực trạng quản lý Nhà nước nhằm phát triển đội ngũ giảng
viên trong trường đại học kinh tế công lập ở Việt Nam
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước
nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong trường đại học kinh tế công lập ở
Việt Nam


5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1
.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1
.1.1. Các nghiên cứu liên quan về phát triển đội ngũ giảng viên
Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi tiếp cận quản lý Nhà nước đối
với NNL giáo dục ĐH theo hai hướng rõ ràng: học thuật và tác nghiệp. Các
nghiên cứu theo hướng học thuật chủ yếu nghiên cứu về quản lý nguồn Nhà
nước phát triển NNL đối với giáo dục nói chung, ĐH nói riêng; các nghiên

cứu theo hướng tác nghiệp thường nghiên cứu về quản lý NNL đối với một
đơn vị giáo dục cụ thể.
Nghiên cứu liên quan đến phát triển ĐNGV đóng vai trị là nhân tố
quyết định chất lượng giáo dục
Robert J.Marano là tác giả cuốn sách "What works in schools" (cái gì
hiệu quả trong các trường ĐH), vai trò của GV trong nhà trường, là yếu tố ảnh
hưởng đến thành tích học tập của người học, cung cấp các bước hành động cụ
thể và khả thi thực hiện các chiến lược nâng cao chất lượng của người học và
hiệu quả giáo dục công [116].
Peter A.Hall và Alisa, nhà quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc
xây dựng năng lực của GV và ông khẳng định năng lực GV là sức mạnh quan
trọng nhất, và được xem như là chìa khố của chất lượng và sự thành công
trong giáo dục [114].
Nghiên cứu liên quan đến chất lượng giáo dục ĐH là một vấn đề được
nhiều học giả nước ngoài quan tâm từ khá sớm. Các nghiên cứu về chất lượng
giáo dục đi theo logic từ bản chất của khái niệm chất lượng, chất lượng giáo
dục đến chất lượng giáo dục ĐH. Thực tế, các nghiên cứu về chất lượng giáo
dục ĐH đưa ra những quan niệm khác nhau về chất lượng với nhiều góc độ
tiếp cận.


6
"
Holley is the author of "A Teacher Quality Primer," a 2008 book on
market-based reforms to improve teacher quality" ("Sách giáo khoa chất
lượng GV") [107] một cuốn sách về cải cách dựa trên thị trường năm 2008
nhằm nâng cao chất lượng giáo viên. Holley cũng đã tiến hành nghiên cứu về
chất lượng GV, hợp nhất trường học, công nghệ giáo dục và tài chính của
trường như là một cộng sự nghiên cứu cao cấp tại Văn phịng Chính sách
Giáo dục, và viện nghiên cứu chính sách giáo dục ngồi nhà nước đặt tại ĐH

Arkansas. Ông đưa ra những vấn đề thực tiễn mới về chính sách cơng ở Mỹ.
Rất nhiều tác giả cũng đã xuất bản cùng tên sách và những cuốn sách như vậy
luôn là những sách bán chạy và được tái bản nhiều lần. Lý do chính khiến
những cơng trình nghiên cứu về chính sách cơng ở nước ngồi luôn thu hút
đông đảo độc giả là lượng SV theo học kinh tế học hoặc tài chính, quản lý
nhà nước… rất quan tâm đến mơn học này. Chính vì thế những cơng trình
nghiên cứu về chính sách cơng ngồi nước, đặc biệt ở Mỹ, Anh, mang tính
học thuật cao (kể cả sách được xuất bản hay các bài viết báo, tạp chí).
Trong các nghiên cứu đó, khi đưa vấn đề thực tiễn vào phân tích các tác giả
cũng đưa vấn đề giáo dục cơng lập và chính sách phát triển cho giáo dục
cơng lập. Tuy nhiên, việc phân tích như vậy chỉ mang tính minh hoạ cho lý
thuyết về chính sách công.
Brubacher trong nghiên cứu On the philosophy of higher education,
San Francisco Jossey-Bass (về triết lý của giáo dục ĐH) [104] đã khẳng định:
"
Chất lượng giáo dục ĐH được thể hiện ở việc đạt được những trách nhiệm
xã hội mà giáo dục ĐH phải gánh vác. ĐH với ý nghĩa là trung tâm tri thức,
trung tâm chuyển giao tri thức thì chất lượng giáo dục ĐH chính là kết quả
sáng tạo tri thức, chuyển giao tri thức, xây dựng và phát triển NNL của quốc
gia. Chất lượng giáo dục ĐH được hợp thành từ chất lượng của các trường
ĐH. Không thể có một nền giáo dục có chất lượng nếu chất lượng của đa số
trường ĐH ở mức thấp kém, khơng hồn thành được sứ mệnh mà xã hội giao


7
phó cho nó". Ở một góc độ tồn diện và hệ thống, các tác giả Harvey và
Green đã hệ thống hoá các quan niệm về chất lượng giáo dục ĐH. Theo các
tác giả, trên thế giới có sáu quan niệm về chất lượng giáo dục ĐH: chất lượng
là sự vượt trội; chất lượng là sự hoàn hảo nhất quán; chất lượng là sự phù hợp
với mục tiêu; chất lượng được đánh giá bằng chi phí tài chính; chất lượng

được phản ánh ở giá trị chuyển đổi, tạo ra giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng là
một thước đo về chất lượng về việc trải nghiệm giáo dục thúc đẩy phát triển
kiến thức, năng lực và kỹ năng của SV đến mức độ nào. Tuy nhiên, bản thân
quan niệm chất lượng là sự vượt trội hay sự hoàn hảo nhất quán mang ý nghĩa
lý thuyết hơn là tính ứng dụng vì thiếu hệ thống đo lường. Việc đánh giá chất
lượng giáo dục ĐH phù hợp với mục tiêu cần phải làm rõ mục tiêu của người
học, nhà trường, xã hội hay tất cả các chủ thể. Chi phí tài chính có thể là một
thước đo nhưng việc so sánh hiệu quả tài chính với chất lượng giáo dục ĐH
khơng phải là một vấn đề đơn giản. Chất lượng tạo ra giá trị gia tăng nhưng
cơ sở nào để đánh giá giá trị gia tăng đó đem đến những giá trị thực tiễn cho
người học, nhà nước và cộng đồng xã hội cũng là một vấn đề cần tiếp tục
được làm rõ.
Báo cáo nghiên cứu cũng đề cập đến cải cách giáo dục quốc gia Nhật
Bản [62] với các nội dung: Chẩn đoán của Hội đồng cải cách giáo dục với các
vấn đề giáo dục, kiến nghị và kết luận của Hội đồng. Hội đồng cải cách giáo
dục khẳng định một trong tám nhiệm vụ chủ yếu của cải cách giáo dục là
"Nâng cao chất lượng nguồn GV". Kết thúc báo cáo nghiên cứu, Thứ trưởng
Bộ Giáo dục Mỹ W.J. Bennett đã liên hệ "Gợi mở cho giáo dục Mỹ", với đề
xuất 12 ngun tắc, trong đó có 2 ngun tắc:
+
Mơi trường nhà trường và lớp học phải phản ảnh mục đích cần đạt được.
Một trường học tốt cần có GV hợp thức, có tinh thần hiến thân. Nếu
+
một xã hội có thể trả cho GV thù lao hợp lý, trong xã hội GV được kính trọng,
mơi trường dạy học trật tự nghiêm chỉnh, quan hệ và trách nhiệm bình đẳng


8
và có cơ hội để họ bổ túc nghiệp vụ, thì xã hội đó khơng những có thể thu hút
mà cịn có thể giữ chân được rất nhiều GV có năng lực. Kinh nghiệm của

Nhật Bản cho thấy không phải chỉ thông qua Học viện giáo dục để đào tạo
nguồn GV, có nhiều cách thức khác nhau để họ nắm tri thức cho chun
ngành của mình và có năng lực truyền thụ tri thức cho học sinh. Trong nhà
trường ở Nhật Bản, mỗi lớp khi mở chương trình đều có trên 5 người xin làm
GV điều đó thể hiện cần có hệ thống chính sách tạo động lực thu hút giáo
viên cho nhà trường.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đào tạo NNL khoa học-kỹ thuật
ở các nước phát triển thể hiện quan điểm:
+
Chất lượng NNL là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế; ĐNGV là
yếu tố quyết định chất lượng đào tạo NNL của mỗi quốc gia.
PGS.TS. Trần Khánh Đức (2010) [42], Giáo dục và phát triển NNL
trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Những nội dung trình
bày trong cuốn sách phản ánh những kết quả nghiên cứu, giảng dạy trong
nhiều năm của PGS.TS.Trần Khánh Đức trong phạm vi một số vấn đề lý luận
và thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục và phát triển NNL. Cuốn sách được
trình bày với các nội dung ở các chương có liên hệ chặt chẽ với nhau đề cập
những vấn đề rất rộng lớn, phức tạp và luôn phát triển cùng với sự phát triển
của khoa học - công nghệ và đời sống xã hội hiện đại. Những vấn đề về khoa
học giáo dục và phát triển NNL được quan tâm, đầu tư nghiên cứu sâu sắc
trên mọi bình diện theo hướng tiếp cận hệ thống, phức hợp, liên ngành và
xuyên ngành. Đặc biệt, trong chương 9 của cuốn sách trình bày về nội dung:
NNL và quản lý phát triển NNL đã đề cập khá sát với nội dung đề tài luận án
đang nghiên cứu.
PGS. TS. Vũ Văn Phúc, TS. Nguyễn Duy Hùng (đồng chủ biên)
(2012) [78], Phát triển NNL đáp ứng yêu cầu công nghiệp hố hiện đại hố
và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách gồm tập hợp


9

các bài tham luận tại Hội thảo Phát triển NNL đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế do Tạp chí Cộng sản và Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia - Sự thật đồng tổ chức vào ngày 24-8-2012. Cuốn sách
được chia thành 3 phần. Phần 1, nhóm tác giả đề cập những tư tưởng, quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển NNL; và những vấn
đề lý luận chung như: cách tiếp cận nghiên cứu NNL, từ lý luận đến thực tiễn
phát triển NNL… Phần 2 của cuốn sách tập trung giới thiệu những kinh
nghiệm phát triển NNL của một số ngành trong nước (như dầu khí, ngân
hàng…) và của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong phần 3, cuốn
sách tập trung phân tích thực trạng, những bất cập, thách thức và đề xuất các
giải pháp… của phát triển NNL nói chung của nước ta hiện nay, NNL chất
lượng cao nói riêng trong các doanh nghiệp nhà nước; vấn đề đào tạo theo
nhu cầu của các doanh nghiệp; phát triển NNL đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá
quan hệ lao động; chất lượng giáo dục ĐH; đổi mới cơ chế tài chính và
chun mơn cho việc dạy và học ở bậc ĐH; đào tạo nghề, nhất là đào tạo
nghề cho lao động nông thôn; phát triển NNL trong một số ngành như du lịch,
đối ngoại, tài chính - ngân hàng,…
Cuốn sách Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam
(2012), Nxb Chính trị Quốc gia của PGS. TS. Nguyễn Văn Phúc, ThS. Mai
Thị Thu (Đồng chủ biên), Hà Nội [79]. Cuốn sách khẳng định, trên thực tế,
tài nguyên nhân lực Việt Nam đã hình thành được những lợi thế nhất định,
đã được khai thác và sử dụng và phát huy được vai trò tích cực của mình
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, tài nguyên nhân
lực nói chung và lực lượng lao động Việt Nam nói riêng vẫn cịn nhiều hạn
chế và bất cập.. Đóng góp mới của cuốn sách là ở chỗ: Bao trùm tất cả
những giải pháp, chính sách cụ thể về khai thác, sử dụng và phát triển tài
nguyên nhân lực trong giai đoạn tới là nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng, nội dung và cách tiếp cận đối với khai thác, phát triển tài nguyên



1
0
nhân lực quốc gia, điều quan trọng là những nhận thức này phải chuyển
hoá thành các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch được cân nhắc kỹ lưỡng
và toàn diện, có tính tốn tới nhu cầu, các giải pháp và điều kiện cụ thể
cũng như khả năng bảo đảm của nền kinh tế cũng như của toàn xã hội.
Đề tài khoa học cấp Bộ: Đặc điểm của con người Việt Nam với việc
đào tạo NNL chất lượng cao ở nước ta hiện nay (2013) [4] do Nguyễn Duy
Bắc làm Chủ nhiệm tại Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia. Đề tài đã
phân tích những đặc điểm cơ bản của con người Việt Nam, những ưu điểm và
nhược điểm từ đặc điểm đó; đưa ra và luận giải một số vấn đề phát triển đào
tạo NNL chất lượng cao ở nước ta hiện nay từ thực tiễn đặc điểm của con
người Việt Nam và yêu cầu của thời kỳ mới.
Lê Thị Ái Lâm (2012) [66], Phát triển NNL thông qua giáo dục và đào
tạo ở 1 số nước Đông Á, kinh nghiệm đối với Việt Nam, luận án tiến sĩ Viện
Kinh tế thế giới. Luận án Phân định rõ khái niệm phát triển NNL và mối quan
hệ của nó với cơng nghiệp hố, khái qt hố các lý thuyết và thực tiễn phát
triển NNL thông qua giáo dục đào tạo, từ đó làm sáng tỏ vai trị của phát triển
NNL nói chung và giáo dục đào tạo như yếu tố nền tảng của phát triển NNL
nói riêng đối với q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố cũng như phát triển
kinh tế-xã hội, làm sáng tỏ quá trình phát triển NNL từ góc độ q trình giáo
dục đào tạo ở Đơng Á trong q trình cơng nghiệp hố, coi đó như một hình
thức điều chỉnh phát triển NNL thơng qua giáo dục đào tạo theo q trình
cơng nghiệp hố, rút ra bài học tham khảo từ kinh nghiệm phát triển NNL
thông qua giáo dục đào tạo ở Đông Á cho Việt Nam.
Lê Thị Hồng Điệp (2010) [40], Phát triển NNL chất lượng cao để hình
thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị, ĐH
Kinh tế - ĐH quốc gia Hà Nội. Luận án đã góp phần làm phong phú thêm
những lý luận mới về phát triển NNL chất lượng cao, từ đó hình thành nền
kinh tế tri thức. Luận án cũng đã đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát



1
1
triển NNL chất lượng cao và đề xuất được một số giải pháp phát triển NNL
chất lượng cao, trong đó có giải pháp về quản lý nhân lực, để hình thành nền
kinh tế tri thức tại Việt Nam.
Chu Văn Cấp (2012) [18] trong bài viết "Phát triển NNL chất lượng cao
góp phần phát triển bền vững Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, số 9 (839), đã phân
tích những nội dung cơ bản về lý luận và thực tiễn của việc phát triển NNL chất
lượng cao - là yếu tố góp phần quan trọng trong phát triển bền vững của Việt
Nam trong thời kỳ mới; đồng thời kiến nghị các giải pháp cho vấn đề này.
Vũ Thị Phương Mai (2013) [71], NNL chất lượng cao trong sự nghiệp
cơng nghiệp hố hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ triết học
Học viện chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án góp
phần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa NNL CLC với sự nghiệp cơng
nghiệp hố hiện đại hố ở Việt Nam, góp phần làm rõ thực trạng NNL chất
lượng cao, và một số vấn đề đặt ra với NNL này ở Việt Nam, đề xuất một số
giải pháp góp phần phát triển NNL chất lượng cao trong sự nghiệp cơng
nghiệp hố hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Thị Thanh Hà (2014) [50], Đội ngũ trí thức giáo dục ĐH Việt
Nam trong đào tạo NNL chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố, luận án tiến sĩ Triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa
học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả luận án đã
trình bày lý luận chung về trí thức giáo dục ĐH và NNL chất lượng cao ở Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đồng thời phân tích
thực trạng vai trị của đội ngũ trí thức giáo dục ĐH Việt Nam trong đào tạo
NNL chất lượng cao qua kết quả khảo sát, điều tra tại hai trung tâm giáo dục
ĐH lớn nhất Việt Nam là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số quan điểm cơ bản và các giải

pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức giáo dục ĐH Việt
Nam trong đào tạo NNL chất lượng cao thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố.


1
2

Luận án tiến sĩ Triết học Giáo dục - đào tạo với việc phát triển NNL

chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay [69] của Lương Công Lý (2014), thực
hiện tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án đã lý giải
rõ hơn vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển NNL chất lượng cao ở
Việt Nam hiện nay. Đồng thời, từ những thành tựu, hạn chế và một số vấn đề
đặt ra trong thực trạng, luận án đề xuất một số phương hướng cơ bản và giải
pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển
NNL chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Văn Lượng (2014) [68], Phát triển ĐNGV học viện chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ khoa
học giáo dục đã hệ thống và làm sáng tỏ một số luận điểm về phát triển
ĐNGV Học viên chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập
quốc tế tiếp cận phối hợp lý thuyết quản lý phát triển NNL và tiếp cận khung
năng lực GV. Đồng thời, đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn
kỹ năng phát triển nghề nghiệp và phát triển bản thân của ĐNGV. Từ đó đề
xuất các giải pháp phát triển ĐNGV, trong đó xây dựng khung năng lực GV
HVCT HCM là đóng góp có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn.
Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy: Một hệ thống đào tạo
nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng của thị trường lao động cần
phải dựa trên hệ thống chính sách phát triển ĐNGV hiệu quả. Đó là kinh
nghiệm quý báu và thực tiễn để Việt Nam nghiên cứu vận dụng.

Nhìn chung, các nghiên cứu nước ngoài đã cung cấp một khung khổ lý
thuyết và kinh nghiệm thực tiễn khá phong phú của chính phủ đối với sự phát
triển NNL cho các trường ĐH trên thế giới. Tuy nhiên, đây là những mơ hình
của các nền kinh tế phát triển, lại được áp dụng ở những trường ĐH không
giống với các trường ĐH của Việt Nam, vì vậy luận án sẽ đánh giá khả năng
phù hợp của các mơ hình này để kế thừa, tham khảo có chọn lọc với hồn
cảnh của Việt Nam.


1
3
1

.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến quản lý phát triển đội ngũ

giảng viên
Báo cáo nghiên cứu tài chính Việt Nam của Phòng dự án NNL, Ngân
hàng thế giới (WB) đã nêu kinh nghiệm của những nước tăng trưởng cao
Châu Á (HPAE) là: "Việc tạo ra và duy trì một NNL mạnh mẽ là yếu tố chủ
chốt giải thích cho sự tăng trưởng kinh tế". Hội nghị quốc tế của 150 nước về
giáo dục nghề nghiệp trước thềm thế kỷ 21 tại Seoul, Hàn Quốc năm 1999 đã
khuyến nghị: "Học suốt đời là một cuộc hành trình với nhiều hướng đi, trong
đó giáo dục nghề nghiệp là hướng đi chủ yếu". Các định hướng đổi mới phát
triển nhân lực, phát triển đào tạo nghề luôn được gắn liền với nội dung phát
triển ĐNGV.
Milton Friedman (1955), In his 1955 paper "The Role of Government
in Education" (Vai trị của chính phủ trong giáo dục) [111], ông đã đưa ra một
số nguyên tắc về vai trị của Nhà nước cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo NNL giáo
dục và người học, nhà trường. Phần cịn lại thì để cho nhà trường được tự
chủ, hoạt động theo những quy luật của thị trường, Nhà nước không cần

can thiệp. Sự can thiệp của Nhà nước chỉ cần thiết trong một số trường hợp
đặc biệt mà thơi.
A.Dam.Smith (1776) [101] với cơng trình" The wealth of nation" (Sự
giàu có của Đất Nước) tác giả đã nghiên cứu toàn diện về những phạm trù
kinh tế cơ bản dưới chủ nghĩa tư bản. Theo tác giả, con người được giáo dục,
đào tạo là nguyên nhân căn bản làm tăng sự giàu có của quốc gia.
N.M.Habib với cơng trình" the role of developing countries governments
in human resources development (HRD) programs: The Egyptian experience"
(2012) [113] (Vai trị của chính phủ của các quốc gia đang phát triển trong
những chương trình phát triển NNL.Kinh nghiệm của Ai Cập).
Mike Johnson, Kiến Văn Doanh, dịch (2007) [112], Bảy cách thu hút
nhân tài, Nxb, Lao động và Xã hội. Cơng trình đã khẳng định NNL chất
lượng cao là yếu tố quan trọng, quyết định thành công của doanh nghiệp và


1
4
đưa ra bảy cách để giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài: hiểu đối thủ; đối mặt
trực tiếp với sự kinh hãi; lạc lối của nhân viên; hay thu hút nhân tài từ cái nhìn
đầu tiên; ln giữ chặt phịng tuyến nhân tài; tạo và giữ bản sắc riêng phát
triển thù lao và trao đối với nhân viên; chuẩn bị cho cuộc chiến nhân tài.
Jang Ho Kim (2005) [108], Sách dịch từ Hàn Quốc. Sách khung mẫu
mới về phát triển NNL các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế, hội
nhập xã hội tại Hàn Quốc, Nxb KRIVET, Seoul, 135949, Hàn Quốc. Tác giả
đã đưa ra định hướng phát triển các vấn đề giáo dục và đạo tạo nghề, kết hợp
đào tạo với nghiên cứu phát triển và xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc,
nhằm góp phần phát triển NNL chất lượng cao cho đất nước.
Bikas C.Sanyal, the subject of this book "innovations in university
management". (Bikas C.Sanyal là tác giả của cuốn sách "Đổi mới quản lý
trường ĐH") [103]. Những bài học về xây dựng chính sách phát triển giáo dục

ĐH trên thế giới trong những năm qua, xác định rõ Nhà nước có vai trị quan
trọng trong việc phát triển giáo dục ĐH và tập trung vào chất lượng phát triển
NNL chất lượng và hiệu quả.
Các cơng trình nêu trên nhìn chung đều có tính ứng dụng và tác nghiệp.
Tương tự như các tiếp cận trên nhưng nghiên cứu quản lý NNL tại một đơn vị
cụ thể đều mang tính tác nghiệp cao. Đối với các nước phát triển, các nghiên
cứu này chủ yếu xuất hiện các tổ chức với các bản kế hoạch phát triển NNL.
John Fielden, Global Trends in University Governance (Toàn cầu hoá
trong quản trị ĐH) [109 đã hệ thống và khái quát xu hướng toàn cầu trong
quản trị ĐH về thể chế hố địa vị pháp lý các trường ĐH cơng như một thực
thể độc lập tự chủ, giảm bớt sự kiểm soát nhà nước, trao quyền tự chủ cho các
trường, tăng cường các biện pháp đảm bảo trách nhiệm xã hội, tăng cường
quản lý cấp trường thông qua xây dựng hội đồng trường.
Trịnh Ngọc Thạch (2008) [91], Hồn thiện mơ hình quản lý đào tạo
NNL chất lượng cao trong các trường ĐH Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý


1
5
giáo dục. Tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích mơ hình quản lý đào tạo
NNL chất lượng cao ở một số trường ĐH trọng điểm của Việt Nam, trong đó
nghiên cứu khá kỹ về mơ hình ở ĐH quốc gia Hà Nội, từ đó mơ tả những nét
đặc trưng của mơ hình quản lý đào tạo NNL chất lượng cao trong các trường
ĐH ở nước ta, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và khả năng áp dụng; đề xuất
một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện mơ hình quản lý đào tạo NNL chất
lượng cao trong các trường ĐH Việt Nam.
Phan Huy Hùng (2011) [59], Quản lý Nhà nước theo hướng đảm bảo
sự tự chủ tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH ở Việt Nam, luận án tiến sĩ
Học viện Hành chính, Hà Nội. Luận án đánh giá thực trạng quyền tự chủ,
TCTN và quản lý Nhà nước về giáo dục ĐH, đề xuất hệ thống giải pháp có

tính tồn diện về đổi mới nhận thức, vai trị, nội dung và phương thức QLNN,
có thể vận dụng để thiết lập mơi trường thuận tiện, bình đẳng, khuyến khích
tự chủ và trách nhiệm của các trường ĐH trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cẩm Thị Thanh Hương (2011) [61], Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập trong giáo dục ĐH ở Việt Nam, luận án tiến sĩ Quản lý
giáo dục, ĐH giáo dục- ĐH Quốc gia Hà Nội, luận án góp phần làm sáng tỏ
những lý luận cơ bản về kiểm tra đánh giá kết quả học tập và vận dụng khoa
học quản lý vào KTĐG kết quả học tập trong GDĐH; Đánh giá thực trạng
quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH và chỉ ra những yêu cầu phát
triển của xã hội, của GDĐH đối với quản lý KTĐG kết quả học tập, đề xuất
các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động
KTĐG kết quả học tập ở bậc ĐH có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn
GDĐH Việt Nam đầu thế kỷ XXI.
Trần Hồ Bình (2013) [5], Quản lý Nhà nước đối với giáo dục khơng
chính quy trong phát triển NNL đất nước, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện
Hành Chính, Hà Nội. Luận án chỉ ra phân tích một số định hướng chủ yếu vừa


1
6
có ý nghĩa cấp bách vừa mang tầm nhìn chiến lược đối với việc phát triển
NNL có chất lượng cho sự nghiệp đẩy mạnh Cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở
nước ta hiện nay, luận án đã luận chứng và chứng minh rằng trong giai đoạn
đẩy mạnh cơng nghiệp hố,hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, việc tiếp tục phát
triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo là " Quốc sách hàng đầu" để phát triển NNL
có chất lượng.
PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, TS.Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (đồng
chủ biên) (2015) [51], Quản lý NNL trong khu vực công - Lý luận và kinh
nghiệm một số nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách được kết cấu

làm hai phần, nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về quản lý NNL trong
khu vực công như: khái niệm, đặc trưng, phân loại, tầm quan trọng, mục tiêu
của NNL trong khu vực công,... Đồng thời, nghiên cứu thực tiễn quản lý
NNL trong khu vực công ở một số nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Hoa
Kỳ, Đức, Nga, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Trung Quốc.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc, nhất là các nhà hoạch
định chính sách cũng như những người quan tâm nghiên cứu vấn đề quản lý
NNL trong khu vực cơng.
Đồn Văn Dũng (2015)[38], "Quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục
ĐH" Luận án tiến sĩ quản lý hành chính cơng, Học viện hành chính quốc gia,
Luận án làm rõ các vấn đề chất lượng giáo dục ĐH, sự thay đổi trong quan
niệm về chất lượng giáo dục ĐH trên thế giới và ở Việt Nam, đưa ra quan
niệm về chất lượng giáo dục ĐH theo cách tiếp cận của luận án; Làm rõ vai
trò của nhà nước đối với chất lượng giáo dục ĐH trên cơ sở phân tích vài trị
của nhà nước theo lý thuyết hệ thống, lý thuyết kinh tế học; Phân tích các nội
dung quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục ĐH, luận giải các nhân tố tác
động đến hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục ĐH. Từ đó, giúp
nhận thức sâu sắc hơn về mặt lý luận và thực tiễn đối với hoạt động quản lý
giáo dục ĐH hiện nay; Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về


1
7
chất lượng giáo dục ĐH trên các phương diện về mặt tư duy quản lý, thể chế,
tổ chức, bộ máy, cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giáo
dục ĐH, hoạt động quản lý nhà nước với các yếu tố của quy trình giáo dục
ĐH; Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chất
lượng giáo dục ĐH theo mơ hình quản lý chất lượng toàn bộ.
Lê Thị Hạnh (2016) [55], "Yêu cầu của NNL đáp ứng sự phát triển
kinh tế tri thức ở Việt Nam", Tạp chí Giáo dục lý luận (số 241), tr. 69-71. Bài

viết đã làm rõ tính tất yếu cũng như đặc điểm phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam và đưa ra yêu cầu của NNL đáp ứng phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam hiện nay. Những yêu cầu này cũng cần thiết đối với đội ngũ nhân lực
giáo dục ĐH ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.
1
.1.3. Nghiên cứu liên quan đến nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng
viên và giải pháp quản lý, phát triển đội ngũ giảng viên, hoàn thiện các
chính sách phát triển giáo dục đại học
Bikas C.Sanyal, Micheala Martin Susan D’Antoni [102] với cơng trình
"Quản lý trường ĐH trong giáo dục ĐH" đã tổng quan về công tác quản lý
trong giáo dục ĐH, trong đó có chủ đề: quản lý tài chính, quản lý ĐNGV. Các
nghiên cứu phát triển ĐNGV trong lý thuyết về quản lý ĐNGV như một bộ
phận của phát triển NNL được khái quát những nội dung: kế hoạch hoá NNL,
tuyển chọn, đánh giá, đào tạo và bồi dưỡng, đại ngộ tôn vinh.
Nguyễn Bá Cẩn (2009) [17], Hồn thiện chính sách phát triển giáo dục
ĐH Việt Nam hiện nay, luận án Tiến sĩ ĐH kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận
án xây dựng khung lý thuyết phân tích và đánh giá chính sách phát triển giáo
dục ĐH trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
của Việt Nam phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường,
nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục ĐH phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và
hội nhập quốc tế thành công. Luận án chỉ ra các bất cập của những chính sách
phát triển giáo dục ĐH liên quan đến các vấn đề tăng trưởng, cơ cấu và chất


1
8
lượng, đặc biệt là bất cập về quy trình và năng lực của đội ngũ cán bộ làm
chính sách, luận án đề xuất những quan điểm, phương hướng, giải pháp hồn
thiện chính sách phát triển giáo dục ĐH ở nước ta những năm tới với nội
dung: nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách

quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển
của Việt Nam vào quản lý và quản trị ĐH, bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ
phận cấu thành của thể chế giáo dục ĐH, giữa các yếu tố thị trường và các
mục tiêu phúc lợi xã hội của giáo dục ĐH; Đổi mới nâng cao vai trò và hiệu
lực quản lý giáo dục ĐH của Nhà nước, chuyển từ Nhà nước quản lý sang
Nhà nước giám sát giáo dục ĐH; Đổi mới tổ chức thiết kế và thực thi chính
sách phát triển giáo dục ĐH, nâng cao vai trò của các chủ thể trong bộ máy
Nhà nước và ngoài bộ máy Nhà nước.

1.2. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU

1

.2.1. Những kết quả chủ yếu của cơng trình nghiên cứu liên quan

đến đề tài luận án
Các cơng trình được cơng bố trên trong và ngồi nước đều tập trung
phân tích và tìm ra cách thức để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó,
cũng có một số cơng trình bàn đến vấn đề đào tạo và đổi mới cơ chế chính
sách trong giáo dục đặc biệt trong phát triển NNL giáo dục ĐH, hay xây dựng
một hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển NNL các trường ĐH cịn vắng bóng.
Hơn nữa, khi Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
giới (WTO), APEC. Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã tham gia
nhiều tổ chức quốc tế, hiệp định thương mại (FTA), thì nâng cao chất lượng
NNL thì khơng thể thiếu được phát triển và quản lý ĐNGV thì rất ít các cơng
trình nghiên cứu và cập nhật vấn đề
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đã tập trung làm rõ những
vấn đề cơ bản sau:



1
9

Tầm quan trọng của chính sách đối với việc phát triển NNL, đặc biệt là

phát triển ĐNGV Các yếu tố tác động đến sự phát triển ĐNGV: yếu tố kinh tế
xã hội, yếu tố khoa học công nghệ, qui mô đào tạo ĐH, chính sách của nhà
nước đối với GV bối cảnh hội nhập
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, phát
triển NNL. Sử dụng các cơ chế đặc biệt như các chương trình KH-CN lớn,
các quỹ quốc gia..để thu hút, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ NNL.
Những vấn đề chưa đề cập đến hoặc nghiên cứu chưa sâu sắc:Một
trong những yếu tố then chốt quan trọng trong đổi mới giáo dục ĐH ở các
quốc gia trên thế giới hiện nay chính là phát triển tính chuyên nghiệp sáng tạo
của ĐNGV. Đội ngũ này là những biến số cần được thay đổi và phát triển liên
tục để hoàn thiện nền giáo dục mà cịn là nhân tố quan trọng trong cơng cuộc
cải cách giáo dục hiện nay. Một số vấn đề chưa được nghiên cứu một cách cụ
thể và sâu sắc đó là: Điều kiện để vận dụng các mơ hình lý thuyết quản lý nhà
nước về NNL giáo dục nói chung và phát triển ĐNGV nói riêng; đối với các
sơ sở giáo dục ĐH nói riêng thì việc đáp ứng những u cầu cụ thể cho cơ sở
đào tạo đó cần đáp ứng những yêu cầu điều kiện cụ thể như thế nào để có thể
có được sự lựa chọn khi sử dụng mơ hình hợp lý nhằm phát triển ĐNGV chưa
được nghiên cứu nào đề cập chi tiết và rõ ràng. Thiếu khung chuẩn về ĐNGV
làm cơ sở cho việc đánh giá và xác định các tiêu chí GV đạt trình độ quốc tế.
Chưa có nghiên cứu về yếu tố hội nhập quốc tế về giáo dục ĐH và những giải
pháp nâng cao mức độ thích ứng của GV và chưa mang tính đồng nhất.
Kết quả của các cơng trình nghiên cứu tổng quan ở trên đã có đóng góp
to lớn cả lý thuyết và thực tế về phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao.

Tác giả sẽ kế thừa, sử dụng, vận dụng và phát triển trong cơng trình nghiên
cứu của mình. Kết quả đó sẽ giúp cho tác giả có thêm cơ sở khoa học, các căn
cứ lý thuyết - thực tiễn để luận giải và chứng minh làm sáng tỏ nội dung
nghiên cứu của luận án.


2
0
1
.2.2. Khoảng trống trong nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc nhằm
phát triển đội ngũ giảng viên kinh tế trong trƣờng đại học công lập Việt
Nam và hƣớng nghiên cứu của luận án
+
Cho đến nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến NNL
nói chung và NNL chất lượng cao đáp ứng u cầu Cơng nghiệp hố - hiện đại
hoá và hội nhập quốc tế. Các nghiên cứu đều luận chứng vị trí, vai trị của giáo
dục, đào tạo đối với NNL cho phát triển kinh tế - xã hội về hội nhập quốc tế.
Đã có một số cơng trình tiếp cận nghiên cứu NNL giáo dục với tư cách
là nhân tố quan trọng trong quá trình đào tạo để tạo ra NNL cho phát triển
kinh tế xã hội.
Có rất ít cơng trình nghiên cứu về quản lý Nhà nước nhằm phát triển
ĐNGV trong các trường ĐHKT. Đây là vấn đề cốt lõi mà luận án nghiên cứu.
Như vậy, có một số khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu đó là:
Để có NNL chất lượng cao với tư cách là sản phẩm đầu ra của giáo
dục ĐH thì cần thiết phải có NNL giáo dục ĐH có chất lượng, từng bước
tương thích với giáo dục ĐH trong khu vực và thế giới với tư cách là một
nguồn lực đầu vào của quá trình đào tạo cung cấp dịch vụ giáo dục trong điều
kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Chưa có cơng trình nghiên cứu sâu và chuyên biệt nào làm rõ chức năng,
vai trò của Nhà nước trong phát triển ĐNGV cả về nội dung, các nhân tố ảnh

hưởng, các tiêu chí đánh giá nói chung và đặc biệt là ĐNGV trong các trường
ĐH kinh tế công lập ở Việt Nam được tiếp cận với góc độ quản lý kinh tế.
Nền kinh tế thế giới đang dần chuyển sang kinh tế tri thức, cuộc cách
mạng cơng nghiệp 4.0 và xu thế tồn cầu hố, hội nhập quốc tế đang diễn ra
sâu rộng, nhanh chóng, yếu tố quan trọng vừa là mục tiêu, động lực đối với sự
phát triển tăng trưởng kinh tế bền vững chính là NNL, đặc biệt là NNL chất
lượng cao vì vậy quản lý Nhà nước nhằm phát triển NNL chất lượng cao đạt
đa mục tiêu là vừa phát triển, sử dụng có hiệu quả nguồn lực này, vừa có
NNL chất lượng cao cho quốc gia.



×