Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở trường đại học chính trị, bộ quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 117 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC GIO DC


NGUYN DUY THNH

QUảN Lý PHáT TRIểN ĐộI NGũ GIảNG VIÊN
ở TRƯờNG ĐạI HọC CHíNH TRị, Bộ QUốC PHòNG

LUN VN THC S QUN Lí GIO DC

H NI - 2013

1


I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC GIO DC


NGUYN DUY THNH

QUảN Lý PHáT TRIểN ĐộI NGũ GIảNG VIÊN
ở TRƯờNG ĐạI HọC CHíNH TRị, Bộ QUốC PHòNG
Chuyờn ngnh: QUN Lí GIO DC
Mó s: 60 14 05
LUN VN THC S QUN Lí GIO DC

Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN VN LY

H NI - 2013


2


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện đề tài “Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Đại
học Chính trị, Bộ Quốc phòng”, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các
thày giáo, cô giáo, cán bộ quản lý của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã luôn định hướng, giáo dục, quan tâm, tạo mọi điều kiện và giúp
đỡ tận tình trong suốt thời gian học tập của em tại nhà trường.
Em xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Ly đã tận tình hướng
dẫn khoa học trong quá trình em nghiên cứu, viết luận văn, thày vừa trang bị
cho em về kiến thức, vừa định hướng giúp đỡ em về phương pháp nghiên cứu
khoa học, chỉ bảo cho em về tác phong của người nghiên cứu khoa học để em
hoàn thành luận văn của mình.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, các đồng chí, đồng đội ở Trường Đại
học Chính trị, nơi tôi đang công tác, đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành đề tài này.
Những kết quả mà em đạt được trong thời gian qua mới chỉ là bước đầu,
thời gian tới khi hoàn thành nhiệm vụ học tập tại nhà trường, em sẽ quyết tâm
phấn đấu nhiều hơn nữa để xứng đáng với những kiến thức khoa học mà các
thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học của Trường Đại học giáo dục, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã giáo dục, rèn luyện, trang bị cho em. Em luôn khắc sâu và
kính trọng những tình cảm tốt đẹp, những lời dạy, lời chỉ bảo, động viên chân
thành về khoa học của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học cùng toàn thể các
đồng chí và các bạn.
Em xin kính chúc các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể
các đồng chí và các bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Em xin trân trọng cảm ơn!

3



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1.

Bộ Quốc phòng

BQP

2.

Đảng ủy Quân sự Trung ương

ĐUQSTW

3.

Đội ngũ giảng viên

ĐNGV

4.

Giáo dục, đào tạo

GD, ĐT


5.

Giảng viên

GV

6.

Nghị quyết

NQ

7.

Quân ủy Trung ương

QUTW

8.

Trung học phổ thông

THPT

TT

4



MỤC LỤC
Trang
cảm i

Lời
ơn.............................................................................................
Danh

mục

các

chữ

cái

viết ii

tắt................................................................
Mục

iii

lục..................................................................................................
Danh

mục

bảng vi


biểu..............................................................................
MỞ ĐẦU.........................................................................................................

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI
NGŨ GIẢNG VIÊN.........................................................................................

6

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về quản lý phát triển đội ngũ
giảng viên……………………………………………………………..

6

1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo………...

6

1.1.2. Hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đội
ngũ nhà giáo………………………………………………………

7

1.1.3. Các văn bản, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng
về xây dựng đội ngũ nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam…..

9

1.1.4. Một số công trình đề cập đến vấn đề xây dựng, quản lý phát

triển đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng…………………………...

12

1.2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài………………...

14

1.2.1. Quản lý…………………………………………………………

14

1.2.2. Phát triển……………………………………………………….

17

1.2.3. Đội ngũ………………………………………………………...

18

1.3. Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên……………………………….

20

1.3.1. Một số quan điểm tiếp cận trong quản lý phát triển đội ngũ giảng 20

5


viên…..................................................................................................................

1.3.2. Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giảng viên……………………

24

1.4. Đặc điểm quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Đại
học Chính trị, Bộ Quốc phòng..............................................................

28

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ, BỘ QUỐC PHÒNG

32

2.1. Khái quát về Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng………….

32

2.1.1. Lịch sử phát triển của Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng

32

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Chính
trị, Bộ Quốc phòng……………………………………………………..

33

2.2. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Đại
học Chính trị, Bộ Quốc phòng………………………………………..


35

2.2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên…………………………………

35

2.2.2. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên………….......

45

2.3. Nguyên nhân, một số kinh nghiệm rút ra.......................................

54

2.3.1. Nguyên nhân...............................................................................

54

2.3.2. Một số kinh nghiệm rút ra...........................................................

56

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG
VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ, BỘ QUỐC PHÒNG.................

58

3.1. Yêu cầu và định hướng đề xuất giải pháp quản lý phát triển đội
ngũ giảng viên ở Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng………... 58
3.1.1. Yêu cầu quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Đại

học Chính trị, Bộ Quốc phòng………..................................................

58

3.1.2. Định hướng đề xuất giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng
viên ở Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng……….................... 60
3.2. Giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Đại

6


học Chính trị, Bộ Quốc phòng………………………………………..

62

3.2.1. Thống nhất nhận thức và nâng cao trách nhiệm cho các chủ thể
trong quản lý phát triển đội ngũ giảng viên…………………………..

62

3.2.2. Xây dựng và quản lý thực hiện tốt quy hoạch đội ngũ giảng
viên…………………………………………………………………....

69

3.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn chức vụ cán bộ và tiêu chuẩn hóa chức
danh giảng viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa………………………….

78


3.2.4. Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và
quan tâm tới công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ của Nhà 83
trường…………………………………………………………………
3.2.5. Từng bước hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế, chính sách đối
với đội ngũ giảng viên………………………………………………...

88

3.3. Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Đại học Chính trị, Bộ
Quốc phòng…………………………………………………………...

90

3.3.1. Các bước khảo nghiệm ……………...........................................

90

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm …………….............................................

91

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………….

95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................

98


PHỤ LỤC……………………………………………………………….

102

7


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Thực trạng số lượng giảng viên Trường Đại học Chính
trị....................................................................................................... 37
Bảng 2.2. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giảng viên Trường Đại học
Chính trị............................................................................................ 38
Bảng 2.3. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giảng viên Trường Đại học
Chính trị............................................................................................ 40
Bảng 2.4. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại
học Chính trị..................................................................................... 42
Bảng 2.5. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại
học Chính trị..................................................................................... 44
Bảng 2.5. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại
học Chính trị..................................................................................... 46
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của
các giải pháp..................................................................................... 91

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới hiện nay đã chuyển sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hậu

công nghiệp, sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ đã và đang bức
thiết đòi hỏi mỗi quốc gia phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Ở bất
kỳ giai đoạn lịch sử nào, việc xây dựng, phát triển một nền giáo dục vững
mạnh là nhân tố then chốt, quyết định để thúc đẩy xã hội phát triển. Giáo dục,
đào tạo (GD, ĐT) đang là vấn đề được mỗi quốc gia quan tâm đầu tư phát
triển. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Không có thầy giáo
thì không có giáo dục... không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì
đến kinh tế - văn hóa”[29, tr. 331]. Do đó, xây dựng, phát triển đội ngũ giáo
viên có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với sự phát triển giáo dục của nước ta.
Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ vào thực tiễn tình hình
phát triển của đất nước, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta luôn coi GD,
ĐT là quốc sách hàng đầu và là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã
hội. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) của Đảng nhấn mạnh "đội ngũ giáo
viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh"
[14, tr. 47]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng
định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân
chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát
triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [17, tr.130,131].
Đây là tư duy mang tầm chiến lược, thể hiện quan điểm toàn diện, khách
quan, khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi hơn lúc nào hết, phát triển
đội ngũ giáo viên vững mạnh, toàn diện, vừa hồng, vừa chuyên là yêu cầu cấp
thiết của giáo dục Việt Nam hiện tại. Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên
được Đại hội XI của Đảng chỉ rõ "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng,
đáp ứng yêu cầu về chất lượng", là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới
GD, ĐT. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là “chìa

9



khóa vàng” và là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng và đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng.
Đề án “Kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội đến năm 2010”
của Bộ Quốc phòng xác định: “Đội ngũ nhà giáo quân đội là lực lượng nòng
cốt, giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo trong các nhà trường
quân đội, đồng thời là lực lượng quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa
học của toàn quân” [8, tr.1]. Phát triển đội ngũ nhà giáo một cách bền vững là
vấn đề chiến lược của mỗi nhà trường.
Trường Sĩ quan Chính trị trực thuộc BQP được tái thành lập theo
Quyết định số 69/2008/QĐ -BQP ngày 22 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng
BQP và được Thủ trướng Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học
Chính trị trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Chính trị theo Quyết định số
2344/QĐ -TTg ngày 23 tháng 12 năm 2010.
Việc tái thành lập Trường Đại học Chính trị là nhiệm vụ phát triển mới
trong đào tạo cán bộ chính trị, là bước cụ thể hóa nhằm thực hiện thắng lợi
Nghị quyết số 51/NQ-BCT Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, Nghị quyết
513/NQ-ĐUQSTW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội,
thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính
trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ khi tái thành lập đến nay, mặc dù còn có nhiều khó khăn về mọi mặt
nhưng Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường luôn coi trọng việc không ngừng
nâng cao chất lượng GD, ĐT để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng
phát triển của Nhà trường. Một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu
đó là xây dựng đội ngũ, trong đó xây dựng ĐNGV được coi là nội dung trọng
tâm, xuyên suốt của Nhà trường, điều đó được khẳng định trong Nghị quyết
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Chính trị trị lần thứ VIII: "Xây
dựng đội ngũ nhà giáo và đổi mới phương pháp dạy học là khâu đột phá để
nâng cao chất lượng GD, ĐT " [36, tr.66]. Đề án kiện toàn, phát triển đội ngũ


10


nhà giáo của Nhà trường đến năm 2015 xác định rõ “Đội ngũ nhà giáo là lực
lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà
trường. Chất lượng đội ngũ nhà giáo ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành
nhân cách của học viên đào tạo cán bộ chính trị - sĩ quan tương lai của quân
đội” [37, tr.1]. Việc xây dựng ĐNGV có số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng
cao được Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các cấp ủy quan tâm và tổ chức thực hiện
với hệ thống giải pháp tương đối đồng bộ, đạt được hiệu quả bước đầu. Tuy
nhiên, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đòi hỏi công tác
phát triển ĐNGV càng phải được coi trọng với những bước đi và giải pháp cụ
thể phù hợp với thực tiễn đặt ra.
Từ những vấn đề trên, để góp một phần trong việc nâng cao chất lượng
GD, ĐT nói chung và xây dựng ĐNGV nói riêng của Nhà trường, tôi chọn
nghiên cứu vấn đề "Quản lý phát triển ĐNGV ở Trường Đại học Chính trị,
BQP" làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận- thực tiễn quản lý phát triển ĐNGV
trường cao đẳng, đại học nói chung, ĐNGV Trường Đại học Chính trị nói
riêng. Đề xuất những giải pháp quản lý phát triển ĐNGV ở Trường Đại học
Chính trị trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV,
chất lượng GD, ĐT của Nhà trường trong tình hình mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về ĐNGV và quản lý phát triển ĐNGV
các trường đại học, cao đẳng;
- Đánh giá đúng thực trạng; xác định nguyên nhân; rút ra một số kinh
nghiệm trong việc thực hiện các giải pháp quản lý phát triển ĐNGV của
Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý phát triển ĐNGV ở Trường Đại học

Chính trị, Bộ Quốc phòng trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Phát triển ĐNGV ở Trường Đại học Chính trị.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý phát triển ĐNGV ở Trường Đại học
Chính trị trong giai đoạn hiện nay.

11


5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu về sự phát triển, quản lý phát triển của ĐNGV nói chung
và ĐNGV ở các trường cao đẳng, đại học nói riêng;
- Nghiên cứu về hệ thống giải pháp quản lý phát triển ĐNGV ở Trường
Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng.
6. Giả thuyết khoa học
Xây dựng ĐNGV là khâu then chốt trong việc bảo đảm chất lượng GD,
ĐT của Trường Đại học Chính trị. Thời gian qua, công tác xây dựng ĐNGV
của Nhà trường đã có nhiều cố gắng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhưng còn
nhiều hạn chế, bất cập. Nếu xây dựng và thực hiện một cách khoa học, đồng
bộ hiệu quả hệ thống giải pháp quản lý phát triển ĐNGV cả về tổ chức, tư
tưởng và chính sách như: có chiến lược phát triển đội ngũ; kết hợp chặt chẽ
giữa nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng đội ngũ hợp lý và có
chính sách phù hợp thì chất lượng ĐNGV của Trường Đại học Chính trị sẽ
được nâng lên, qua đó góp phần quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao
chất lượng GD, ĐT của Nhà trường trong tình hình mới.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc quản lý phát triển ĐNGV ở Trường Đại
học Chính trị trong thời gian từ năm 2009 đến nay và những giải pháp quản lý
phát triển ĐNGV từ nay đến năm 2020.

Các số liệu điều tra, khảo sát được lấy từ năm 2009 trở lại đây
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quản lý phát triển
ĐNGV ở Trường Đại học Chính trị, chỉ ra những thành công và hạn chế của
quá trình quản lý phát triển ĐNGV. Từ đó, cung cấp cơ sở khoa học để xây
dựng hệ thống giải pháp quản lý phát triển ĐNGV ở Trường Đại học Chính
trị trong giai đoạn hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng trong quản
lý phát triển ĐNGV trong các học viện, trường sĩ quan quân đội và các trường
cao đẳng, đại học trong cả nước. Ngoài ra, còn có giá trị tham khảo cho các
nhà nghiên cứu chuyên môn.

12


9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học
quản lý giáo dục như tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê toán học; bao
gồm các phương pháp cụ thể sau đây:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Kế thừa, tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra: Khảo sát 200 đồng chí học viên các khóa đang
đào tạo và 150 giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục của Trường Đại học Chính
trị.
Trao đổi trực tiếp một số cán bộ khoa, bộ môn, các phòng, ban chuyên
môn, lãnh đạo, chỉ huy các hệ, tiểu đoàn quản lý học viên của Trường Đại học
Chính trị.
Nghiên cứu các báo cáo tổng kết, kinh nghiệm bồi dưỡng, quản lý phát

triển ĐNGV của Nhà trường, của các khoa ở Trường Đại học Chính trị.
+ Phương pháp chuyên gia: Tổ chức xin ý kiến một số GV có học vị
tiến sỹ, học hàm phó giáo sư chuyên ngành về khoa học giáo dục ở một số
học viện, trường sĩ quan trong quân đội về một số vấn đề liên quan đến lý
luận, thực tiễn, kinh nghiệm giảng dạy và công tác phát triển ĐNGV.
10. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục; nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV.
Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển ĐNGV ở Trường Đại học
Chính trị, BQP.
Chương 3: Giải pháp quản lý phát triển ĐNGV ở Trường Đại học
Chính trị, BQP.

13


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên
1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người thầy giáo vĩ đại, vừa là nhà tư tưởng
giáo dục có đóng góp to lớn đối với sự phát triển về lý luận giáo dục cách
mạng của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của giáo viên,
Người khẳng định “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục, không có
giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hoá”; “Dù
là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song
những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh” [29, tr.331]. Tư tưởng
“Học không biết chán, dạy không biết mỏi” của Khổng Tử và “Học, học nữa,
học mãi” của Lê Nin được Hồ Chí Minh thường xuyên đề cập đến để động

viên nhắc nhở các thầy, cô giáo “dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi
đua dạy tốt và học tốt...phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên
môn...” [30, tr.403]. Người khuyên cán bộ và giáo viên “chớ tự túc, tự mãn,
cho là giỏi rồi thì dừng lại, mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào
thải trước” [31, tr.489].
Hồ Chí Minh cũng đặt ra những yêu cầu về nhiều mặt để giáo viên
phấn đấu đạt tới "Người huấn luyện của đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi
mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc” [43, tr.68]. Từ đó, Hồ Chí Minh yêu
cầu, giáo viên và cán bộ làm công tác giáo dục phải: là người có nhân cách
mẫu mực; là người có năng lực sư phạm tốt; là người tiêu biểu cho tinh thần
tự học, tự giáo dục.
Những giá trị cốt lõi khi đề cập tới nhà giáo và xây dựng đội ngũ nhà
giáo trong Tư tưởng Hồ Chí Minh đó là: Đề cao vai trò của đội ngũ giáo viên;
xác định chức năng, nhiệm vụ của giáo viên; đặt ra yêu cầu đối với giáo viên.
Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà giáo là những định hướng
cơ bản cho quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo của đất nước

14


trong suốt tiến trình cách mạng; đồng thời đây còn là những cơ sở lý luận thực tiễn hết sức quan trọng cho sự nghiệp xây dựng phát triển đội ngũ nhà
giáo hiện nay.
1.1.2. Hệ thống quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng đội ngũ
nhà giáo
Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước
ta luôn coi giáo dục là quốc sách, là động lực to lớn để thúc đẩy đất nước phát
triển. Đồng thời đã có nhiều chủ trương, giải pháp đúng đắn trong xây dựng
đội ngũ nhà giáo.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi

phải phát triển mạnh GD, ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản
của sự phát triển nhanh và bền vững”, "đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định
chất lượng giáo dục" [14, tr.1]. Đội ngũ nhà giáo có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định:
“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ
hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [17, tr.130,131]
Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo, trong quá trình
phát triển sự nghiệp GD, ĐT, xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước đặt ra
yêu cầu chung nhất đối với giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục là “phải có đủ
đức, đủ tài”. “Không bố trí người kém phẩm chất, đạo đức làm giáo viên, kể
cả giáo viên hợp đồng.” [15, tr.39].
Nghị quyết về giáo dục của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam số 37/2004/QH11 nêu rõ: “phải tập trung xây dựng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn

15


về trình độ đào tạo”. Ngày 15/6/2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban
hành Chỉ thị số 40 - CT/TƯ về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. “Phát triển GD, ĐT là quốc sách hàng
đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp xây dựng
phát triển đất nước, là điều kiện để phát huy nhân tố con người. Đây là trách
nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
là lực lượng nòng cốt” [1, tr.1]
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 02/11/2005 về đổi

mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoa ̣n 2006-2020 chỉ
rõ: “Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số
lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên
môn cao, phương pháp giảng dạy và quản lý tiên tiến” [10, tr.3].
Ngày 11/01/2005 Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số
09/2005/TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn
của nhà giáo thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu
quả của sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng
những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế” [38, tr.1]
Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020 của
chính phủ đã đề ra mục tiêu xây dựng ĐNGV đến năm 2010 và đến năm
2020; đề xuất giải pháp xây dựng ĐNGV về phẩm chất chính trị đạo đức,
trình độ chuyên môn, giảng dạy tiên tiến hiện đại. Một trong các nhiệm vụ
giải pháp chủ yếu để đổi mới nền giáo dục đại học một cách cơ bản, toàn diện
là: “Xây dựng ĐNGV, cán bộ quản lý giáo dục đại học có bản lĩnh chính trị,
có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao,
phong cách quản lý và giảng dạy tiên tiến” [10, tr.13]

16


Luật giáo dục năm 2005 cũng đã đề cao vai trò của nhà giáo. Tại Điều
15, Luật xác định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất
lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt
cho người học”; nhiệm vụ, tiêu chuẩn của nhà giáo (Điều 70); nhiệm vụ và
quyền hạn của nhà giáo (Điều 72,73); trình độ chuẩn được đào tạo của nhà

giáo (Điều 77); chính sách đối với nhà giáo (Điều 80,81,82).
Luật Giáo dục Đại học năm 2012 cũng đã quy định rõ về GV (Điều
54), nhiệm vụ và quyền của GV (Điều 55), chính sách đối với GV (Điều 56).
Trong đó, Khoản 1, Điều 54 của Luật cũng quy định rõ "GV trong các cơ sở
giáo dục đại học là người có thân nhân rõ ràng; có phẩm chất đạo đức tốt; có
sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ
quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 77 của Luật giáo dục"
Khái quát các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng phát
triển đội ngũ nhà giáo nổi lên các nội dung chính là: Khẳng định địa vị pháp lí
của nhà giáo; đề cao vị trí, vai trò của nhà giáo; xác định rõ yêu cầu đối với
nhà giáo; thực hiện tốt công tác quản lý phát triển đội ngũ nhà giáo như: Qui
hoạch đội ngũ giáo viên; quản lí sử dụng, phát triển đội ngũ giáo viên; công
tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn giáo viên; việc quan tâm xây dựng môi
trường và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo.
1.1.3. Các văn bản, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về
xây dựng đội ngũ nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Quán triệt và thực hiện tốt những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, của Đảng và Nhà nước ta, những năm qua, QUTW, BQP đã có
nhiều chủ trương, giải pháp thiết thực trong xây dựng, phát triển đội ngũ nhà
giáo nhà trường quân đội. Những quan điểm của QUTW, BQP về xây dựng,
phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội được thể hiện cụ thể trong các nghị
quyết, qui định, chỉ thị của QUTW, BQP như: NQ93/ĐUQSTW về "Tiếp tục
đổi mới công tác đào tạo cán bộ và xây dựng nhà trường chính quy phục vụ

17


cho yêu cầu quân đội thời kỳ công cuộc đổi mới đất nước" đã xác định rõ
nhiệm vụ xây dựng ĐNGV như: bồi dưỡng ĐNGV và quản lý giáo dục; đổi
mới kiến thức, nâng cao trình độ học vấn, kinh nghiệm thực tiễn và phương

pháp sư phạm; thực hiện tiêu chuẩn hoá ĐNGV và tổ chức đào tạo bồi dưỡng
ĐNGV theo chức danh quy định. NQ94/ĐUQSTW về "Xây dựng đội ngũ cán
bộ quân đội trong thời kỳ mới", gần đây nhất là NQ86/ĐUQSTW về "Công
tác GD, ĐT trong tình hình mới" xác định việc phát triển đội ngũ nhà giáo
quân đội tập trung vào các vấn đề như “chú trọng về nâng cao trình độ học
vấn, năng lực và tay nghề sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn…Bố trí cán bộ đủ
phẩm chất, năng lực làm công tác giảng dạy và quản lý giáo dục. Thực hiện
tốt quy trình, kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo theo tiêu
chuẩn chức danh” [20, tr.22]. Một trong những quan điểm chỉ đạo trong Đề
án kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội đến năm 2010 đó là: “1.
Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng GD, ĐT; nghề
dạy học là nghề cao quý, nhà giáo phải đủ đức và tài, được xã hội tôn vinh. 2.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo quân đội có phẩm chất chính trị và đạo đức cách
mạng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về chất lượng là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các ngành
trong quân đội” [8, tr.6]. Nhìn chung tinh thần căn bản của các nghị quyết, chỉ
thị nêu trên đều đề cập đến các vấn đề chính trong xây dựng, phát triển đội
ngũ nhà giáo quân đội như:
- Khẳng định vai trò to lớn của đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường
quân sự trong công tác đào tạo cán bộ quân đội, cho đây là nhân tố chủ yếu
quyết định việc bảo đảm chất lượng đào tạo cán bộ quân đội.
- Chỉ rõ sự cần thiết phải có chiến lược, chương trình, kế hoạch cụ thể
trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội trong từng thời
kỳ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường quân đội.

18


- Đề ra những chỉ tiêu chính cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo trong
quân đội cả về số lượng, cơ cấu tổ chức, chất lượng như: Đảm bảo cả số

lượng và cơ cấu; chú trọng nâng cao trình độ học vấn, năng lực và tay nghề sư
phạm, kinh nghiệm thực tiễn; nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức, tác
phong của nhà giáo; tăng cường các biện pháp quản lý nhà giáo; thực hiện tốt
quy trình, kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;
- Đã đề xuất những chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ nhà giáo
trong quân đội…
Trường Sĩ quan Chính trị từ khi tái thành lập đến nay đã có nhiề u nghi ̣
quyế t, văn bản l iên quan có đề cập về xây dựng đô ̣i ngũ nhà g iáo như: Nghị
quyế t lañ h đa ̣o thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ từ nay đế n năm 2010 và những nhiệm vụ
trọng tâm năm 2009, ngày 16/12/2008; Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nâng
cao chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c - đào ta ̣o , ngày 09/4/2009; Nghị quyết Đ ại hội đại
biểu Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị lần thứ VIII; Đề án kiện toàn, phát
triển đội ngũ nhà giáo của Nhà trường đến năm 2015; Lịch sử Trường Sĩ quan
Chính trị (1976 - 2011); các văn bản sơ kết, tổng kết công tác giáo dục - đào
tạo, nghiên cứu khoa học, công tác cán bộ… Trong đó xác đinh
̣ : đội ngũ nhà
giáo là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định chất lượng GD, ĐT của Nhà
trường; chất lượng đội ngũ nhà giáo ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành,
phát triển nhân cách của học viên đào tạo cán bộ chính trị - sĩ quan tương lai
của quân đội…; xây dựng đội ngũ nhà giáo và đổi mới phương pháp dạy học
là khâu đột phá để nâng cao chất lượng GD, ĐT…; đưa ra phương hướng,
mục tiêu, các giải pháp xây dựng ĐNGV của Nhà trường.
Đây là những định hướng cơ bản cho quá trình thực hiện nhiệm vụ xây
dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cho các học viện,
trường sĩ quan quân đội hiện nay. Là cơ sở cho các cơ quan tham mưu, chức
năng của BQP theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các nhà trường
quân đội thực hiện.

19



1.1.4. Một số công trình đề cập đến vấn đề xây dựng, quản lý phát triển đội
ngũ giảng viên đại học, cao đẳng
Vấn đề xây dựng ĐNGV và quản lý phát triển ĐNGV đại học, cao
đẳng trong thời gian gần đây đã có một số công trình, đề tài khoa học, luận
văn quản lý giáo dục nghiên cứu.
- Một số đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục nghiên cứu về ĐNGV
như:
Nguyễn Hùng (2008), Biện pháp phát triển ĐNGV trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk.
Phan Văn Thạch (2008), Quy hoạch và phát triển ĐNGV trường Cao
đẳng Công nghiệp Cẩm Phả đến năm 2015.
Lê Thị Việt Anh (2011), Quản lý xây dựng và phát triển ĐNGV Trường
Đại học Điện lực.
Vũ Thị Dung (2011), Biện pháp quản lý ĐNGV của Trường Cao đẳng
Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình giai đoạn 2011-2020.
Nguyễn Văn Đường (2011), Phát triển ĐNGV Trường Đại học Kỹ
thuật - Hậu cần Công an nhân dân.
Nguyễn Thị Hồng Việt (2012), Biện pháp phát triển ĐNGV ở trường Cao
đẳng Bách khoa Hưng Yên.
Những luận văn trên nghiên cứu, khái quát hóa những vấn đề chung của
khoa học quản lý và quản lý giáo dục. Tuy hướng tiếp cận khác nhau nhưng
đều đi sâu nghiên cứu thực trạng đội ngũ giảng viên và các biện pháp phát
triển đội ngũ giảng viên của một cơ sở đào tạo cụ thể, từ đó đề xuất biện pháp
phát triển đội ngũ giảng viên của cơ sở mình nghiên cứu, hoặc đang học tập,
công tác.
- Trong quân đội, Công trình nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đào tạo
đội ngũ giáo viên khoa học xã hội nhân văn trong quân đội giai đoạn hiện
nay” (2005), do Đại tá, Phó giáo sư, tiến sĩ Đặng Đức Thắng chủ biên. Tác
giả đã xác định được hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, xác định


20


mục tiêu, xây dựng mô hình đào tạo và đưa ra hệ thống giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên khoa học xã hội và nhân văn trong
quân đội hiện nay.
Sách: “Những vấn đề cơ bản của quá trình đổi mới và nâng cao chất
lượng công tác huấn luyện giáo dục” do Học viện Chính trị - Quân sự xuất
bản (1982). Công trình đã nêu ra tiêu chí về chất lượng ĐNGV như: phẩm
chất chính trị, trình độ năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, và trình độ
học vấn trong xây dựng đội ngũ giáo viên.
Đề tài khoa học cấp ngành của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội NDVN
"Nghiên cứu giái pháp chuẩn hóa ĐNGV ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện
nay" do Đại tá Nguyễn Thế Vinh làm chủ nhiệm đã xác định tiêu chí chuẩn
hóa ĐNGV, đề xuất những giải pháp chuẩn hóa ĐNGV ở Trường Sĩ quan
Chính trị, BQP (nay là Trường Đại học Chính trị)
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của tác giả Khuất Duy Hùng, Học viện
Chính trị “Biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV Trường Sĩ quan Lục quân 1
hiện nay” (2008). Tác giả đã đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng
ĐNGV ở Trường sĩ quan Lục quân 1 hiện nay. Luận văn thạc sĩ quản lý giáo
dục của tác giả Trần Ngọc Tam, Học viện Chính trị “Biện pháp chuẩn hoá
ĐNGV Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” (2009). Trên cơ sở làm rõ những
vấn đề lý luận - thực tiễn của chuẩn hoá ĐNGV tác giả luận văn đề xuất
những biện pháp chuẩn hoá ĐNGV ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay.
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của tác giả Dương Văn Sĩ, Đại học Giáo
dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội “Biện pháp phát triển ĐNGV ở Học viện
Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (2012). Tác
giả đã làm rõ hơn về nội dung, biện pháp phát triển ĐNGV trường đại học,
cao đẳng, đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV của Học viện trong giai

đoạn hiện nay.

21


Nhận xét chung: Những công trình nghiên cứu trong và ngoài quân đội về
xây dựng, quản lý phát triển ĐNGV tuy chọn cho mình góc độ nghiên cứu
riêng, nhưng nhìn chung đều dựa trên cơ sở khoa học quản lý giáo dục để làm
rõ, khái quát hóa lý luận về quản lý phát triển ĐNGV, đề xuất các biện pháp
để quản lý phát triển, nâng cao chất lượng ĐNGV của nhà trường như: biện
pháp về kế hoạch, quy hoạch ĐNGV; biện pháp về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển
chọn, sử dụng ĐNGV; biện pháp về đảm bảo chế độ, chính sách cho ĐNGV
với mục tiêu xây dựng ĐNGV có số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng đáp ứng
được với mỗi giai đoạn phát triển cụ thể của nhà trường.
Những kết quả nghiên cứu về xây dựng ĐNGV cả trong và ngoài quân
đội có ý nghĩa thiết thực cho việc kế thừa, tổng hợp, khái quát những vấn đề
lý luận đặt ra, làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý phát triển
ĐNGV ở Trường Đại học Chính trị, BQP.
1.2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài
1.2.1. Quản lý
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng (NXB Giáo dục 1998): Quản lý là
Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan.
Các trường phái quản lý xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau
nên đưa ra những định nghĩa khác nhau về quản lý:
F.W Taylor với thuyết quản lý theo khoa học cho rằng: "Quản lý là biết
chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy họ đã hoàn thành công
việc một cách tốt nhất và rẻ nhất". F.W Taylor đã đưa ra 4 nguyên tắc quản lý
và căn cứ vào đó, ông đưa ra các chế độ và các phương pháp về quản lý tác
nghiệp và tổ chức quản lý.
H. Fayol với thuyết hành chính định nghĩa: "Quản lý là sự dự đoán và

lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và cuối cùng là kiểm tra. Đó là
năm chức năng cơ bản của nhà quản lý. Ông cũng nêu ra tính toàn năng của
quản lý và đưa ra 14 nguyên tắc của quản lý ở xí nghiệp. H. Fayol cũng yêu
cầu các nhà quản lý phải đối xử tốt với người lao động. Ông còn chú ý tới các

22


nhà quản lý cao cấp, đòi hỏi họ phải có đủ tài, đủ đức, nhấn mạnh vai trò của
giáo dục và đào tạo, trước hết là đào tạo cán bộ quản lý một cách chính quy
và có hệ thống.
Peter.F. Druker với thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi cho rằng:
"Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó. Theo
đó, quản lý bao gồm: Quản lý doanh nghiệp, quản lý các nhà quản lý, quản lý
công nhân và công việc".
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại
và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một
nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế đều phải thừa
nhận và chịu một sự quản lý nào đó. C.Mác đã viết: "Tất cả mọi lao động xã
hội trực tiếp hay lao động chung nào đều tiến hành trên quy mô tương đối lớn,
thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân
và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ
thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một
người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần
phải có nhạc trưởng"
Ngày nay thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có một
định nghĩa thống nhất. Có người cho quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự
hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác. Cũng có người cho
quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng, quản lý

là hoạt động có mục đích của con người, cho đến nay, nhiều người cho rằng:
Quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối điều hành
của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn.
Từ những vấn đề trên, xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể
định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Khái niệm trên cho ta thấy:

23


- Quản lý bao giờ cũng là một tác động có hướng đích, có mục tiêu xác
định.
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận: Chủ thể quản lý và
đối tượng quản lý.
- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.
- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với
quy luật khách quan.
- Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin.
- Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và
ngược lại.
Quản lý là một khoa học nhưng mang tính nghệ thuật. Kiến thức làm cơ
sở cho quản lý là một khoa học, còn vận dụng kiến thức đó để quản lý lại là
nghệ thuật. Hoạt động quản lý là một lĩnh vực thực hành phải xử lý tình
huống khác nhau nên nó còn phụ thuộc vào tài nghệ của từng người (được gọi
là nghệ thuật quản lý). Đó là cách giải quyết công việc trong điều kiện thực
tại của tình huống mà những kiến thức quản lý và sách vở không thể chỉ ra hết
được. Quản lý chỉ dùng kiến thức thì sẽ dẫn tới giáo điều, bảo thủ, tự trói
mình và bỏ lỡ thời cơ trong quản lý. Trái lại chỉ dùng nghệ thuật trong quản lý
mà thiếu cơ sở khoa học thì về cơ bản lâu dài là thiếu vững chắc và sẽ bó tay

khi những vấn đề cần giải quyết đã vượt ra khỏi tầm kinh nghiệm và do đó
thành công hay thất bại chỉ còn là sự may dủi.
Trong hoạt động quản lý bao giờ cũng có chức năng của nó. Theo quan
điểm quản lý hiện đại, có thể khái quát một số chức năng cơ bản sau :
1. Kế hoạch hóa (planning)
2. Tổ chức (organizing)
3. Lãnh đạo-chỉ đạo (liding & directing)
4. Kiểm tra (controlling).
Như vậy, tuy có nhiều cách phân loại chức năng quản lý khác nhau (khác

24


nhau về số lượng chức năng và tên gọi các chức năng) song về thực chất các
hoạt động có những bước đi giống nhau để đạt tới các mục tiêu. Ngày nay có
thể còn có những tác giả trình bày chức năng quản lý theo những quan điểm
phân loại khác nhau nhưng nền tảng của vấn đề vẫn là 4 chức năng cơ bản
theo quan điểm quản lý hiện đại.
1.2.2. Phát triển
Theo từ điển tiếng Việt: “Phát triển là biến đổi, hoặc làm cho biến đổi
từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp”
Theo quan niệm của phép biện chứng duy vật: Phát triển là sự vận động
nội tại của mọi sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên. Nghĩa là, mọi sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan luôn luôn diễn ra các quá trình vận
động, biến đổi tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện và tuân theo những quy luật khách quan của nó
(bao gồm cả trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy).
Sự phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung mà nó
chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động bao hàm cả sự vận động và
biến đổi nội tại bên trong của sự vật - hiện tượng cũng như sự tác động từ bên

ngoài đối với sự vật - hiện tượng đó làm cho nó vận động, biến đổi theo
khuynh hướng đi lên.
Trong sự vận động biến đổi của xã hội luôn tồn tại xu hướng phát triển,
đó là sự vận động phát triển của cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. Triết học
mác xít đặt con người vào sự phát triển biện chứng. Con người vừa là mục
tiêu vừa là sức mạnh của quá trình phát triển; mục tiêu của quá trình phát triển
xã hội là hướng vào việc đáp ứng nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người
xã hội nói chung, mỗi con người cá thể nói riêng; quá trình phát triển đó đạt
tới sự tăng trưởng và ở động thái bền vững lại do sức mạnh của chính con
người, của tập thể những con người đó trong đời sống cộng đồng. Mỗi con
người không thụ động hưởng sự phát triển mà là chủ thể của quá trình phát

25


×