Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

cách chúng ta hiểu giáo dục hòa nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.62 KB, 28 trang )


CÁCH CHÚNG TA HIỂU
GIÁO DỤC HÒA NHẬP
“ Hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ
khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch
vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết
trong lớp học phù hợp tại trường phổ
thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị
trở thành những thành viên đầy đủ của xã
hội”.


Giáo dục hòa nhập đáp ứng các
nhu cầu khác nhau của người học
bằng cách giảm các rào cản trong
môi trường học tập và sinh hoạt
của các em. Giáo dục hòa nhập
hướng tới mọi trẻ em, đặc biệt trẻ
em gái, trẻ em đường phố, trẻ em
người dân tộc thiểu số.


Mục tiêu chung của GDHN là xây
dựng một trưởng học dành cho mọi
người, nơi mọi trẻ em được tham gia
học tập và được đối xử bình đẳng.

GDHN là một cách mở rộng cơ hội
tiếp cận trường lớp cho tất cả các
em, nhất là các em có xu hướng
không đến lớp.



TÌNH HÌNH GDHN HIỆN NAY

Những năm gần đây công tác lập
pháp của Việt Nam trong lĩnh vực trẻ
em đã có những bước tiến quan
trọng.

Tính đến tháng 10-2005, đã có hơn
60 văn bản pháp luật và hàng trăm
văn bản dưới luật về trẻ em và liên
quan đến trẻ em được ban hành.

1991

Luật Phổ cập giáo dục tiểu
học

Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em

1992 - 2005

1992: Hiến pháp mới

1995: Bộ luật Lao động, Bộ
luật Dân sự ra đời

1999: Bộ luật Hình sự


2000 : Luật Hôn nhân và
gia đình


2003 : Pháp lệnh phòng
chống mại dâm

2004 : Bộ luật Tố tụng dân
sự

2005 : Luật Giáo dục




Mặc dù vậy, vẫn còn một
khoảng cách lớn giữa lí thuyết
về GDHN và thực tiễn thực hiện
GDHN

Quan điểm về trẻ có nhu cầu
giáo dục đặc biệt, trẻ khó khăn
còn rất khác nhau.


Các em được hiểu là những
đối tượng đặc biệt, chỉ có thể
tiến bộ trong những môi
trường giáo dục đặc biệt,
chuyên biệt. Có thể nói, Giáo

dục hòa nhập ở VN chưa
được chấp nhận nhiều trong
thực tế


NHỮNG CẢN
TRỞ VIỆC
THỰC HIỆN
GDHN

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

Ngân sách Nhà nước dành cho
giáo dục, trẻ khuyết tật chưa
chính thức và còn quá ít. Nguồn
ngân sách nhà nước chi cho giáo
dục, mặc dù được tăng liên tục
trong những năm qua, nhưng cho
đến nay, vẫn chưa có mục chi
riêng.


Sinh viên tốt nghiệp ngành GDDB
không dễ xin việc. Lí do:
Không/Chưa có mã ngành GV
GDĐB/ GV hỗ trợ. Các trường
Tiểu học chỉ nhận SV tốt nghiệp
khoa tiểu học. Các trường Mầm
non chỉ nhận SV tốt nghiệp khoa
mầm non


CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG
PHÁP DẠY

Còn cứng nhắc. GV chưa biết
điều chỉnh chương trình cho phù
hợp với các dạng khó khăn,
khuyết tật của HS.

Chưa có chương trình hợp lí, còn
dùng chương trình chung cho mọi
trẻ.

VIỆC ĐÀO TẠO GV CÒN NHIỀU
HẠN CHẾ

Chương trình đào tạo GV để
làm việc với trẻ KT rất bất
cập : Thiếu thời gian đào tạo
chuyên sâu về chiến lược hỗ
trợ trẻ các loại tật khác nhau.
35% thời gian đaò tạo dành
cho các môn cơ bản, mang
tính lí luận là quá nhiều


Các khoa GDĐB mới nở rộ vài
năm gần đây. GV các trường
CĐ, ĐH chưa có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực này, cần

được các NGOs và các
chuyên gia giúp đỡ bồi dưỡng
chuyên môn


Cả nước mới có 7 cơ sở đào
tạo có khoa, tổ giáo dục đặc
biệt. Vì vậy, số giáo viên được
đào tạo, bồi dưỡng quá ít
không thể đáp ứng được việc
triển khai giáo dục trẻ khuyết
tật ở quy mô lớn trong cả
nước

MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP, SINH
HOẠT CHƯA ĐẢM BẢO

Việc đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết
bị, phương tiện, đồ dùng dạy học đặc thù,
đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật
hầu như chưa có.

Đường đi, nhà vệ sinh, chỗ nghỉ ngơi của
trẻ KT chưa được quan tâm đúng mức.
Trẻ KT gặp nhiều khó khăn trong sinh
hoạt, học tập (photos)

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Việc kiểm tra, đánh giá xếp loại

giáo viên và đánh giá xếp loại học
sinh khuyết tật bất hợp lí.

Còn chạy theo thành tích, vì vậy
GV còn tâm lí ngại nhận trẻ KT
vào lớp vì làm chậm tiến độ hoàn
thành bài giảng của GV

Khó khăn từ phía cộng đồng
và phụ huynh

Cộng đồng chưa nhận thức đầy
đủ về vai trò và trách nhiệm của
xã hội trong việc giáo dục trẻ
khuyết tật và về khả năng phát
triển của trẻ khuyết tật khi được
giáo dục, trong đó có cả cha mẹ,
cán bộ giáo dục và giáo viên của
các trường.


Các lực lượng xã hội hỗ trợ giáo dục
hòa nhập trẻ khuyết tật còn manh
mún, không đồng bộ và chưa huy
động được nhiều trẻ khuyết tật đi
học.

Chưa huy động được các nguồn lực
trong xã hội và cộng đồng đảm bảo
cho giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.



Một số phụ huynh có con khuyết tật không hiểu
về con em họ.Họ đổ lỗi cho số phận, xem
thường khả năng của trẻ, luôn nghĩ trẻ không
giúp ích được cho gia đình, xã hội và bản thân.
Họ nghĩ là lỗi từ phía cha mẹ sinh trẻ khuyết tật
nên phải có trách nhiệm suốt đời với đứa con do
mình tạo ra.

Từ đó họ muốn che chở, đùm bọc, làm thay cho
trẻ trong mọi sinh hoạt hàng ngày, đối xử ưu tiên
hơn so với các thành viên trong gia đình. Điều
này làm cho trẻ khuyết tật gặp khó khăn trong
việc hòa nhập vào cộng đồng, trẻ không vâng lời
thầy/cô và có hành vi khác biệt với các bạn trong
lớp hòa nhập.


Một số phụ huynh cho là họ ăn ở thất đức mới
sinh ra con KT; hoặc không hiểu về con em họ,
xem thường khả năng của trẻ, luôn nghĩ trẻ
không giúp ích được cho gia đình, xã hội và bản
thân. Từ đó họ muốn che chở, đùm bọc, làm
thay cho trẻ trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Điều
này làm cho trẻ khuyết tật gặp khó khăn trong
việc hòa nhập vào cộng đồng, trẻ không vâng lời
thầy/cô và có hành vi khác biệt với các bạn trong
lớp hòa nhập


PHỤ HUYNH

Lo lắng con em mình không được những
trẻ khác chấp nhận, có khi còn bị ăn hiếp,
đối xử thô bạo hay trêu chọc.

Chưa tin tưởng vào chất lượng giáo dục
hòa nhập nên không gửi con đến trường.
Điều này làm hạn chế hiệu quả của giáo
dục hòa nhập trẻ khuyết tật và làm cản trở
cơ hội tiếp cận các dịch vụ giáo dục của
trẻ khuyết tật.


Một số phụ huynh có con bình
thường không chấp nhận trẻ khuyết
tật được học cùng lớp với trẻ bình
thường vì lo sợ con em mình bắt
chước trẻ khuyết tật. Họ có thái độ
miệt thị, xem thường năng lực của trẻ
khuyết tật và giáo dục con em mình
không giao tiếp với trẻ khuyết tật
trong lớp


Chưa có chính sách đồng bộ, chiến lược
quốc gia thực hiện GDHN trong cả nước.

Chưa có con số chính xác về trẻ khuyết
tật, trẻ có nhu cầu GDĐB để huy động

các em đến lớp

×