Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

khai thác nguyên liệu đầu vào của công ty tnhh sản xuất và thương mại thái hoà thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.02 KB, 77 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu vào nói chung và nguyên liệu nói riêng là một yếu tố vơ cùng
quan trọng của một q trình sản xuất. Q trình sản xuất của một cơng
ty muốn diễn ra ổn định và thu được lợi nhuận cao thì địi hỏi việc cung
ứng nguyên liệu phải đầy đủ, kịp thời, kể cả về mặt chất lượng và số
lượng. Cung cấp nguyên liệu ổn định góp phần làm cho hoạt động của
công ty được lưu thông và phát triển.
Ở nước ta, cà phê đã trở thành một trong mười sản phẩm chủ lực
của xuất khẩu, đem lại nguồn ngoại tệ cao cho nền kinh tế. Trung bình
mỗi năm cà phê Việt Nam xuất khẩu gần 1 triệu tấn cà phê nhân và trở
thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới sau Braxin. Tuy
nhiên, cà phê là loại sản phẩm đặc biệt, chỉ thu hoạch một lần trong một
năm, lại trồng tập trung ở những vùng đồi núi cao, những vùng đất đỏ
bazan mà chủ yếu là vùng Tây Ngun và Đơng Nam Bộ. Ngồi tính
thời vụ ra, các hộ nơng dân trồng cà phê cịn phải đối mặt với nhiều rủi
ro về thời tiết như hạn hán, sâu bệnh, gặp khó khăn về điều kiện tưới tiêu
và rủi ro về thị trường như sự lên xuống của giá cả. Cũng giống như các
sản phẩm nông nghiệp khác cà phê là một loại cây trồng theo chu kỳ.
Khi cung cà phê lớn, giá thế giới của mặt hàng này giảm. Nhiều nông
dân phá sản hoặc chuyển sang trồng các loại hoa màu tương tự khác. Kết
quả, cung cà phê trên thế giới giảm còn giá tăng trở lại. Một lần nữa, mối
lợi tài chính lại khiến người nơng dân quay lại trồng cà phê thay vì các
loại hoa màu khác.Việc chặt phá cà phê của người dân đã làm cho cung
cà phê không ổn định gây ra những cản trở lớn cho quá trình hoạt động
sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê

1



Do đó, các cơng ty hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
cà phê cịn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đáp ứng nguyên liệu cho
hoạt động sản xuất. Là một công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh trong
lĩnh vực nơng sản mà hoạt động chính là xuất khẩu cà phê hiện nay,
công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hoà đã chiếm lĩnh được
nhiều thị trường rộng lớn, đặc biệt là thị trường giành cho xuất khẩu như:
Mỹ, EU, Nhật Bản…Việc có nhiều thị trường lớn cho xuất khẩu của
cơng ty địi hỏi cơng ty phải có một nguồn hàng lớn, thường xuyên và
liên tục để tạo uy tín đối với các bạn hàng quen biết cũng như có thể mở
rộng hơn những thị trường và khách hàng mới. Tuy nhiên, cũng giống
như tình hình chung mà các công ty cà phê khác đang phải đối mặt, hiện
nay công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hồ đang gặp phải
những khó khăn về cà phê ngun liệu. Những khó khăn mà cơng ty gặp
phải đó là thiếu ngun liệu cà phê thơ cho q trình chế biến để có thể
đáp ứng đáp ứng u cầu của khách hàng. Vậy vấn đề được đặt cần xem
xét và trả lời là: Hiện tại, việc khai thác ngun liệu cà phê của cơng ty có
đáp ứng nhu cầu cho chế biến không? Công ty đã áp dụng những biện
pháp gì để cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu chế biến? Trong tương
lai, cần có những giải pháp nào nhằm ổn định đầu vào cho công ty?
Xuất phát từ những lý do trên, được sự phân công của khoa kinh tế
nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như được sự đồng ý của ban giám
đốc công ty chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khai thác nguyên liệu
đầu vào của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hoà: Thực
trạng và giải pháp”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Qua việc nghiên cứu tình hình khai thác ngun liệu của cơng ty
TNHH sản xuất và thương mại Thái Hoà, những thuận lợi và khó khăn
của cơng ty trong vấn đề cung ứng ngun liệu. Đề tài đề xuất các giải
pháp chủ yếu cung ứng đầy đủ, kịp thời nguyên liệu đầu vào góp phần

nâng cao doanh thu và lợi nhuận của công ty trong tương lai.
2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khai thác và
cung ứng nguyên liệu đầu vào đối với quá trình sản xuất của các doanh
nghiệp.
- Phản ánh thực trạng hoạt động khai thác nguyên liệu của công ty
TNHH sản xuất và thương mại Thái Hoà.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc khai thác và
cung ứng nguyên liệu đầu vào cho công ty trong giai đoạn hiện nay.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc khai thác và cung ứng nguyên
liệu cà phê của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hoà.
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu tại công ty TNHH sản xuất và
thương mại Thái Hoà
- Phạm vi về thời gian:
+ Đối với số liệu đã công bố: Được thu thập trong 3 năm từ 2005 -2007
+ Đối với số liệu chưa công bố: Được thu thập đầu năm 2008

3


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Đầu vào, nguyên liệu
* Đầu vào: Đầu vào là các chi phí về lao động, vật tư, tiền vốn
trong tình hình sản xuất, kinh doanh (Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng,
2002)
* Nguyên liệu: Nguyên liệu là một loại đầu vào được thể hiện
dưới hình thái vật chất
- Nguyên liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua
ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Nguyên liệu là một bộ phận của vốn lưu động; có vịng tuần
hồn và chu chuyển trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nguyên liệu tham gia vào một chu kỳ sản xuất, giá trị của nó
được dịch chuyển một lần tồn bộ vào sản phẩm. Kết thúc q trình đó,
ngun liệu hồn thành một vịng chu chuyển của mình.
- Đồng thời, nguyên liệu là một yếu tố chi phí: Chi phí nguyên liệu,
vật liệu; tạo nên thực thể của sản phẩm hoàn thành. Xét về góc độ giá trị,
nó cấu thành giá thành của sản phẩm; rồi giá vốn của hàng xuất bán. Chúng
ta cần phân biệt khái niệm nguyên liệu với vật liệu. Cả nguyên liệu, vật liệu
đều là đầu vào cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nguyên liệu là thuật ngữ để chỉ đối tượng lao động chưa
qua chế biến cơng nghiệp trong khi đó vật liệu dùng để chỉ những nguyên
liệu đã qua sơ chế.
* Vai trị của ngun vật liệu trong q trình sản xuất kinh doanh

4


Trong các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí ngun vật liệu chiếm
tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất. Do đó, một sự biến động của
chi phí nguyên vật liệu sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành của

các sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc xác
định chính xác, hợp lý giá trị nguyên vật liệu là rất quan trọng.
Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh đều với mục đích là tối đa hố lợi nhuận..
Chính vì thế, các doanh nghiệp đều ra sức tìm cách giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, với tỷ trọng chiếm khoảng 60 70% tổng chi phí thì việc quản lý ngun vật liệu là việc làm vô cùng
quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp.
* Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
Để quá trình sản xuất có hiệu quả và phát triển bền vững là điều
kiện để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
trường. Trong q trình tổ chức sản xuất, ngồi việc tìm kiếm được đầu
ra cho các sản phẩm thì việc chủ động, tìm kiếm nguồn hàng, thu mua,
vận chuyển, bảo quản đến sử dụng là yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
cần thiết phải quản lý tốt ở các khâu như sau:
- Ở khâu thu mua: một sản phẩm được tạo ra cần nhiều loại
nguyên vật liệu với mẫu mã, chủng loại, quy cách khác nhau. Do vậy, tại
khâu thu mua cũng cần quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu về số lượng,
quy cách, mẫu mã, giá mua và chi phí thu mua hợp lý theo đúng chế độ,
thời gian, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thường xuyên
tạo ra các nguồn hàng tin cậy, uy tín, có chất lượng tốt, chi phí tiết kiệm.
- Ở khâu bảo quản: Bảo đảm tốt nội dung vật chất của nguyên liệu
không bị hư hỏng, xuống phẩm cấp, mất mát, hao hụt. Bảo đảm an toàn
nguyên vật liệu trong kho doanh nghiệp cũng như khi vận chuyển
nguyên vật liệu.
5


- Ở khâu sử dụng: Cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý ngun vật liệu,
tính tốn đầy đủ, chính xác, kịp thời giá trị nguyên vật liệu xuất dùng

cho sản xuất trên cơ sở sử dụng định mức tiêu hao nguyên vật liệu
- Ở khâu dự trữ nguyên vật liệu: Cần tính tốn chính xác định mức
sản phẩm để có kế hoạch tích luỹ nguyên vật liệu hợp lý nhất, tránh gây
tình trạng thiếu hoặc thừa nguyên liệu sẽ làm gián đoạn quá trình sản
xuất hoặc phát sinh các chi phí khơng cần thiết; đẩy nhanh được tốc độ
chu chuyển vốn
1.1.1.2 Cung ứng và quản lý cung ứng
a) Cung ứng: Cung ứng là hoạt động cung cấp hàng hoá và dịch
vụ cần thiết để đáp ứng một nhu cầu nào đó. Trong đó, cung ứng bao
gồm hoạt động mua và quản lý dự trữ (tồn kho)
Mua: Là hành động thương mại xuất phát từ biểu hiện của một nhu
cầu và được thể hiện qua việc đặt hàng với nhà cung ứng đã lựa chọn. Để
hoạt động, mọi doanh nghiệp sử dụng những tư liệu sản xuất đồng thời
doanh nghiệp phải được cung cấp năng lượng để biến đổi các tư liệu sản
xuất thành sản phẩm cuối cùng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Quản lý dự trữ (tồn kho): Trong quá trình cung ứng thì hoạt động
mua là chưa đủ mà đòi hỏi việc sản xuất hoặc bán hàng cũng không được
ngưng trệ hoặc không thực hiện được do khơng có hoặc thiếu ngun
liệu). Dự trữ là tồn bộ hàng hóa hoặc những mặt hàng được tích lũy lại
chờ đợi để sử dụng về sau, và nó cho phép cung cấp cho người sử dụng
dần dần theo những nhu cầu của họ, không áp đặt cho họ những thời hạn và
sự trục trặc. Khái niệm dự trữ có liên quan đến khái niệm dự phịng và cũng
như dự đốn. Có thể nói rằng, một doanh nghiệp sẽ bị đứt chân hàng khi
doanh nghiệp đó khơng có nguyên liệu, thành phẩm hay hàng hóa với số
lượng cần thiết vào lúc thích hợp.
* Vai trị của cung ứng là cung cấp cho khách hàng :
6



+ Vào thời điểm mong muốn (hàng hóa cần phải sẵn sàng khi
người ta có nhu cầu)
+ Với số lượng mong muốn (là khơng q nhiều, cũng khơng q ít).
+ Với chất lượng mong muốn (có khả năng đáp ứng đúng nhu cầu).
+ Với chi phí ít nhất (giá mua là một phần chủ yếu của giá cả mà
khách hàng phải chịu).
+ Bằng việc quản lý tốt cung ứng đã tạo ra khả năng cạnh tranh
cho doanh nghiệp.
Cung ứng đúng thời điểm
Hệ thống đúng thời điểm bao trùm chức năng mua, quản trị dự trữ
và quản trị sản xuất. Quan điểm này được thể hiện như sau:
- Sản xuất và cung cấp các thành phần cuối cùng đúng thời điểm
và chúng được đem bán đúng thời điểm trên thị trường.
- Để thực hiện được phương pháp cung ứng đúng thời điểm, các
nhà quản trị sản xuất phải tìm cách giảm những sự biến đổi gây ra những
yếu tố bên trong và bên ngồi q trình điều hành sản xuất.
b)Quản lý cung ứng:
Là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm
cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn ngun liệu thơ
cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và
phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp
quản lý cung ứng nào, dù sản xuất hàng hố hay dịch vụ, chính là việc
làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối
tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất.
Về cơ bản, quản lý cung ứng sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ
các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà
cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an tồn của cơng ty. Trong hoạt
động quản trị nguồn cung ứng, quản lý cung ứng cung cấp những giải
pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong
môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng.
* Vai trò của quản lý cung ứng đối với hoạt động kinh doanh
7


Đối với các cơng ty, quản lý cung ứng có vai trò rất to lớn, bởi
quản lý cung ứng giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu vào lẫn đầu ra
của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn
nguyên liệu đầu vào hoặc tối ưu hố q trình ln chuyển ngun vật
liệu, hàng hố, dịch vụ mà quản lý cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi
phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngồi ra, quản lý cung
ứng cịn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp
(4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính quản lý cung ứng đóng vai
trị then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng
thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của quản lý cung ứng là cung cấp
sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.
Trong một cơng ty sản xuất ln tồn tại ba yếu tố chính của dây
chuyền cung ứng: thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho q
trình sản xuất, hướng tới những thơng tin tập trung vào khách hàng và
yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào
những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính q trình
sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một
lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu
của họ.
Trong dây chuyên cung ứng ba nhân tố này, quản lý cung ứng sẽ
điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch
sản xuất - những cơng việc địi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động
tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty của bạn phải là một mơi trường
năng động, trong đó sự vật được chuyển hố liên tục, đồng thời thơng tin

cần được cập nhật và phổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng
đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Quản lý cung ứng cung cấp
khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và
khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất
8


đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại
hiệu quả tối đa cho việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài
nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty.
2.1.2 Nguyên tắc của việc khai thác nguyên liệu đầu vào
Nguyên tắc về số lượng, chất lượng và tính kịp thời của việc cung ứng.
+ Chất lượng: Đảm bảo chất lượng mà công ty quy định đối với
từng địa điểm thu mua.
+ Số lượng: Số lượng giữa người bán và công ty thường được ký
kết theo hợp đồng
+ Đảm bảo đúng hợp đồng thu mua: Giữa người bán và người
mua sau khi ký kết hợp đồng cần phải thực hiện theo đúng hợp đồng.
Không nên vì cái lợi trước mắt mà ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất
của người bán cũng như ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng nguyên liệu
Để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được diễn ra một cách thuận lợi đòi hỏi việc cung ứng nguyên liệu phải
diễn ra một cách đầy đủ và kịp thời. Chính vì thế, việc khai thác ngun
liệu để cung ứng cho quá trình sản xuất là một việc làm hết sức quan
trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào.
2.1.3.1 Yếu tố khách quan
Từ phía Nhà nước: Trong những năm gần đây, vai trị quản lý của
nhà nước đối với các doanh nghiệp hầu như được “nới lỏng”. Các doanh
nghiệp hoàn toàn độc lập, tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh

doanh, huy động và sử dụng vốn, đồng thời các doanh nghiệp có nghĩa
vụ thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Nhà nước chỉ can thiệp ở
tầm vĩ mô đối với các chính sách xã hội đã ban hành. Tuy nhiên, để tạo
ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho các doanh
nghiệp đồng thời phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế thị trường
địi hỏi nhà nước cần can thiệp trên các lĩnh vực

9


+ Về môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là tổng hợp tất cả các
nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các chính sách vĩ mơ của nhà nước.
Một khi các chính sách này đúng đắn và phù hợp sẽ là một động lực
quan trọng tạo ra một môi trường kinh tế ổn định và phát triển, từ đó tạo
được các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, sự tác động các chính sách vĩ mơ được thể hiện
trên các khía cạnh
+ Về lãi suất huy động vốn: Nguồn vốn vay ngân hàng hiện đang
là một yếu tố hết sức quan trọng đối với các hoạt động của doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Và hơn
ai hết, các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến lãi suất của vốn vay và
điều kiện thanh toán. Lãi suất được coi là một khoản chi phí vốn mà
việc tăng hay giảm lãi suất sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và lợi
nhuận của doanh nghiệp. Bởi vậy, ngân hàng phải tính tốn mức lãi suất
làm sao cho nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp. Khung lãi
suất do nhà nước quy định phải vừa đảm bảo khuyến khích các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả vừa hỗ trợ, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thuận lợi.
+ Chính sách quản lý ngoại hối: Đối với các doanh nghiệp có các

hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thì sự biến động về tỷ giá
hối đối có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đó. Do đó, nhà nước phải có chinh sách quản lý tỷ giá hối
đối một cách thích hợp sao cho có hiệu quả vừa đảm bảo tính ổn định
kinh tế vĩ mơ, vừa đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp tham gia
xuất nhập khẩu.
+ Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là điều kiện tạo tiền đề
cho sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác kinh tế
với các quốc gia trên thế giới. Môi trường pháp luật tốt còn đảm bảo cho
10


sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các thành phần
kinh tế đồng thời tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ
được các tiêu cực trong kinh doanh. Ngồi ra pháp luật ln phải khơng
ngừng và bổ sung các luật mới nhằm hỗ trợ cho hoạt động của thị trường
tài chính, thị trường chứng khốn…để có thể mở ra nhiều cơ hội kinh
doanh cho các nhà đầu tư
Từ các doanh nghiệp: từ phía các doanh nghiệp chủ yếu là yếu tố
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực sản xuất
kinh doanh. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phụ thuộc vào số
lượng doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh mặt hàng đó, mức
độ đa dạng của ngành, mức độ đa dạng hố sản phẩm, cơ cấu chi phí…
Vì vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và tìm hiểu rõ đối thủ cạnh
tranh, đề ra phương hướng phù hợp với doanh nghiệp là việc làm rất cần
thiết để có thể chiếm lĩnh được thị phần. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ
là không ổn định nên muốn sản phẩm của mình chiếm lĩnh được thị
trường thì ngồi biện pháp cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm doanh
nghiệp cần phải nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như
các đối thủ cạnh tranh để từ đó tìm ra biện pháp phù hợp với hoạt động

của doanh nghiệp mình.
2.1.3.2 Yếu tố chủ quan
Là những nhân tố thuộc về bản thân các doanh nghiệp như: sản
phẩm, tổ chức mạng lưới thu mua, giá cả, cách thức thu mua
Tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu thực chất là thiết lập các
kênh phân phối đưa nguyên liệu từ người sản xuất đến doanh nghiệp chế
biến để tạo thành sản phẩm cuối cùng. Nhờ tổ chức được mạng lưới thu
mua mà doanh nghiệp có thể khắc phục được sự khác biệt về thời gian,
địa điểm, vị trí địa lý và tiết kiệm được chi phí thu mua, chi phí vận
chuyển từ đó có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

11


Sơ đồ 2.1 Kênh phân phối sản phẩm
Kênh
Không
cấp
Kênh
một
cấp

Người sản
xuất

Người sản
xuất

Kênh trực tiếp


Người bán
buôn

Công ty

Công ty

Thu mua trực tiếp: Được tiến hành trực tiếp giữa người dân bán
nguyên liệu với công ty mà không phải thông qua trung gian nào khác.
Việc lựa chọn thu mua trực tiếp giữa người nông dân với cơng ty có
được thuận lợi là có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chi phí thu
mua từ đó có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất. Kênh gián tiếp gồm có
các loại kênh 1 cấp, hai cấp, ba cấp…đó là hình thức thu mua sản phẩm
từ người nông dân sản xuất đến công ty thông qua các tổ chức trung gian
như lái buôn, đại lý bán buôn, bán lẻ
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất kinh
doanh: Điều này đòi hỏi các nhà máy chế biến cần sử dụng các công
nghệ, máy móc hiện đại để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường.
2.2 Cơ sở thực tiễn của việc khai thác và cung ứng nguyên liệu
2.2.1 Tình hình khai thác cà phê nguyên liệu của một số nước trên thế giới
Cung cà phê đang thắt chặt bởi sản lượng xuất khẩu của Brazil có
tác động cực lớn tới thị trường cà phê tồn cầu. Năm nay, nhìn chung
sản lượng cà phê thế giới có chiều hướng giảm, do các nước như Việt
Nam và Inđônêxia bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết. Theo tính tốn
của Hiệp hội Cà phê Quốc tế thì sản lượng cà phê tồn cầu sẽ giảm
khoảng 7,8% trong năm nay, trong đó riêng Brazil sẽ giảm 24%. Khoảng
12



hơn 10 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới có sản lượng chiếm tới
gần 90% sản lượng cà phê xuất khẩu của cả thế giới. Trong đó riêng sản
lượng của Brazil đã chiếm tới hơn 30%. Tổng sản lượng của ba quốc gia
đứng đầu là Brazil, Việt Nam và Colombia nhiều hơn tất cả các nước
khác cộng lại. Sản lượng của các nước này cùng nhau quyết định vận
mệnh của cả thị trường cà phê toàn cầu, nơi có khoảng 30 triệu hộ nơng
dân tại 60 nước sống nhờ vào cà phê. Cách đây mấy tháng, giới chuyên
gia trong ngành công nghiệp cà phê thế giới đã lường trước việc tăng giá
này song cũng đã đưa ra cảnh báo rằng các nước sản xuất cà phê không
nên tăng sản lượng ồ ạt trong lúc này. Cảnh báo trên rất đáng chú ý,
trong bối cảnh rất nhiều nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới đang nỗ
lực tăng sản lượng của mình hịng tận dụng cơ hội hưởng lợi từ việc
Brazil giảm sản lượng do mất mùa. Triển vọng giá cà phê ngày càng
tăng như hiện nay sẽ khiến nhiều nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới
đang nỗ lực tăng sản lượng của mình, dẫn tới tình trạng tăng sản lượng ồ
ạt, và đây chính là điều dẫn tới rủi ro trượt giá cà phê. Các nước sản xuất
cà phê do vậy cần hết sức thận trọng trong thời điểm nhạy cảm này. Tốt
nhất là không nên tăng sản lượng ồ ạt trong lúc này.
2.2.2. Khái quát về tình hình khai thác cà phê nguyên liệu tại Việt Nam
Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), cả
nước hiện có khoảng 130 DN tham gia xuất khẩu cà phê. Việc có nhiều DN
tham gia xuất khẩu cà phê có mặt tích cực là góp phần tiêu thụ hết cà phê
cho dân, nhưng cũng tạo ra tình trạng tranh mua, tranh bán, dễ bị khách
nước ngoài ép giá, nhất là trong điều kiện khách hàng nhập khẩu lớn của
VN chỉ có trên dưới 10 hãng. Do tiềm lực tài chính mạnh, nhiều hãng nước
ngoài tiến hành mua cà phê tại thời điểm giá rẻ, sau đó đưa vào kho ngoại
quan tại Việt Nam để chờ xuất khẩu. Thậm chí, có trường hợp DN Việt
Nam không đủ chân hàng phải nhập khẩu lại cà phê từ kho ngoại quan với
giá cao hơn để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu khác.
13



Ngoài ra, khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt, dẫn đến đầu
vụ, nhiều hộ nông dân, nhất là các hộ nghèo thường phải bán vội cà phê
với giá thấp để trang trải chi phí. Tâm lý vội bán cà phê, kết hợp với việc
thu hái không đảm bảo quy trình, nên cà phê bán ra thị trường thường bị
ép giá. Hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, chủ
yếu là các đại lý tư nhân, hệ quả là khi giá cả thị trường biến động mạnh,
dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ đại lý tới các nhà xuất khẩu.
Việt Nam tuy là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới
chỉ sau Braxin nhưng hầu như chỉ xuất khẩu ngun liệu thơ và q trình
thu hoạch và chế biến vẫn cịn chưa được quan tâm đúng mức. Trong đó
quy trình thu hoạch cà phê đa phần người nơng dân đều thu hái khơng
đúng thời điểm, trong đó tỷ lệ quả xanh chiếm 40% - 50% sản lượng dẫn
đến chất lượng của khối hạt không đồng đều. Hầu hết các doanh nghiệp
hiện nay thực hiện việc thu mua lẫn lộn giữa quả xanh với quả chín, mặt
khác giá thu mua cà phê quả chín cũng khơng chênh lệch nhiều so với
việc thu mua quả còn xanh mà nhiều khi các doanh nghiệp còn đánh
đồng giá. Việc thu hoạch đồng loạt với số lượng lớn đã xảy ra tình trạng
thiếu sân phơi nên khó tránh khỏi việc lẫn tạp chất, phơi dày khiến độ
ẩm trong hạt rất cao. Đánh giá về chất lượng cà phê trước khi xuất khẩu,
hầu hết các doanh nghiệp thu mua chỉ dựa vào bốn tiêu chuẩn: 4% tạp
chất, 5-8% tỷ lệ hạt đen vỡ, kích cỡ hạt và độ ẩm khơng q 13%. Nhìn
chung, qua tình hình thu mua của các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta
thấy được các tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp áp dụng trong lĩnh vực
thu mua cà phê nguyên liệu không phản ánh hết được chất lượng của cà
phê Buôn Ma Thuột điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận cả những
hạt cà phê còn xanh. Điều nay là nguyên nhân lý giải tại sao trong niên
vụ cà phê 2006 - 2007, trong số gần 708.300 bao cà phê bị loại trên thị
trường LIFFE (thị trường kỳ hạn London - Anh), Việt Nam chiếm tỷ lệ

trên 88%, tăng hơn niên vụ trước gần 19%. Trước đó, hơn 600.000 bao
cà phê Việt Nam đã bị thải loại ở Cảng Antwerp Vương quốc Bỉ trong

14


niên vụ cà phê 2005-2006. Cùng niên vụ này, Tổ chức Cà phê Quốc tế
(ICO) đã phân loại cà phê nhập tại 10 cảng khác nhau ở châu Âu. Trong
số gần 1,5 triệu bao cà phê bị loại của 17 nước vùng lãnh thổ, có hơn 1
triệu bao (chiếm 72 %) cũng là của cà phê Việt Nam. Uy tín của cà phê
Việt Nam đang bị giảm sút nghiêm trọng. Như vậy một thực tế đang xảy
ra là vấn đề chất lượng đối với cà phê Việt Nam đang là thách thức đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam. Chính điều này đã
khiến cho giá cà phê thơ của Việt Nam ln ở trong tình trạng ép giá
nặng. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngồi khi thu mua cà phê thô
chỉ mất 10USD/ tấn để sơ chế, sau khi hồn thành thành phẩm cà phê
thơ. Trong khi đó nếu thu mua cà phê quả tươi có chất lượng cao họ phải
bỏ thêm 30-40 USD/tấn.
Hiện nay, VICOFA đang đưa ra tiêu chuẩn TCVN 4193 – 2005
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhằm đảm bảo cho chất
lượng cà phê Việt Nam. Để các doanh nghiệp thu mua cà phê có thể thực
hiện đúng tiêu chuẩn này thì cà phê Việt Nam cần tiến hành liên kết giữa
4 nhà : Nhà nông, nhà nghiên cứu, nhà thu mua và nhà nước. Giống tốt,
diện tích và sản lượng đạt năng suất cao đồng thời dùng chính sách giá
cả để kích thích những người làm ra sản phẩm có chất lượng cao và ràng
buộc những người làm ra sản phẩm kém chất lượng. Đặc biệt, Nhà nước
cần liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu để trở thành một tổ chức thu
mua lớn cương quyết chỉ bán cà phê đạt chất lượng. Theo quan điểm
chung, xây dựng một ngành cà phê phát triển bền vững về kinh tế, môi
trường, xã hội chính là sự điều chỉnh chiến lược của ngành cà phê Việt

Nam. Mặt khác, để nâng cao tính bền vững cho ngành cà phê Việt Nam
trước hết cần có biện pháp hạn chế tình trạng thu hoạch nhiều quả xanh,
chọn lọc kỹ thuật chế biến phù hợp nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm.
Muốn vậy ngành cà phê cần có những chính sách vĩ mơ như điều chỉnh
giá thu mua, kiên quyết khơng mua sản phẩm có chất lượng kém từ quả
xanh hoặc chỉ mua với giá rất thấp

15


Việt Nam được biết đến là quốc gia xuất khẩu cà phê vối
(Robusta) lớn nhất nhưng thời điểm hiện tại khơng ít doanh nghiệp chế
biến cà phê trong nước đang phải tính đến phương án nhập khẩu cà phê
nguyên liệu. Hiện tại kho của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt
Nam đã trống trơn. Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp có thơng tin và có
được các dự báo thì chắc chắn sẽ khơng xảy ra tình trạng ký hợp đồng
xuất khẩu ồ ạt ngay sau khi vụ thu hoạch vừa kết thúc và chắc chắn lợi
nhuận và nguồn ngoại tệ thu về sẽ cao hơn rất nhiều.
Ngay từ cuối năm 2006, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam
(Vicofa) khuyến cáo các DN không nên ồ ạt bán cà phê đồng thời khuyến
khích DN thành viên khơng ký hàng loạt hợp đồng có thời hạn giao quá lâu
so với thời điểm ký kết (giao sau) ngay từ đầu vụ để hạn chế những rủi ro
do biến động giá cả. Bởi theo dự báo sản lượng cà phê sẽ giảm trong khi
nhu cầu của thị trường ngày càng tăng. Việt Nam hiện là quốc gia có diện
tích và sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế giới, với gần 500.000 ha và
sản lượng hàng năm từ 750.000 đến 800.000 tấn. Phần lớn lượng cà phê
VN được xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị không cao. Trong khi giá cà phê
thế giới liên tiếp tăng thì trong nước khơng còn để bán.
Trong giai đoạn 2002 - 2007, giá cà phê Robusta trung bình trên
thị trường thế giới đã tăng gấp 3 lần và hiện đang ở mức cao nhất kể từ

năm 1998. Giá cà phê tăng mạnh là do nguồn cung khan hiếm, eo hẹp từ
các nước sản xuất lớn bởi tác động của thời tiết trong khi nhu cầu tăng
mạnh đặc biệt tại châu Âu.
Theo các nhà phân tích, về cơ bản, triển vọng tăng giá của thị trường
sẽ vẫn tiếp diễn do nguồn cung eo hẹp. Phần lớn sản lượng thu được từ vụ
năm trước của VN, nước sản xuất cà phê lớn nhất đã được bán ra.
Khơng tính đến khoản tiền “bị mất” do nóng vội bán đi, khi cà phê
dự trữ trong nước đã hết, nếu thực hiện phương án nhập khẩu thì chắc chắn
các DN sản xuất cà phê VN sẽ phải đối mặt với một thực trạng không
mong muốn là bán rẻ mua đắt (chúng ta xụất khẩu cà phê khi giá thấp và
phải mua vào khi giá trị trường thế giới tăng cao).
16


Tuy nhiên, sản lượng cà phê Robusta của VN trong niên vụ 2007/08
được dự báo sẽ tăng khoảng 30% tương đương với 780.000 - 950.000 tấn
nhờ cây cà phê đã phục hồi sau vụ hạn hán năm trước. Vậy làm thế nào để
phát huy lợi thế đầu đàn về cà phê Robusta của mình?
Để Việt Nam có thể phát huy lợi thế đầu đàn về cà phê robusta, thì
Việt Nam cần một giải pháp đồng bộ về vùng nguyên liệu, vấn đề thương
mại, vấn đề chiến lược thị trường... Những diễn biến của thị trường như
vừa qua và với những khó khăn mà DN sản xuất phải đối mặt sẽ là bài học
cho niên vụ tới . Ở đây vai trò dự báo và đưa ra khuyến cáo của các cơ quan
chức năng và các tổ chức để cho hạt cà phê VN đạt được giá trị cao nhất
đem lại lợi ích cho người nơng dân và hiệu quả cho DN là rất cần thiết.

17


PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vài nét khái quát về công ty
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hoà thành lập và đi
vào hoạt động theo quyết định số 2335 QĐ-TL do UBND Thành phố Hà
Nội cấp và giấy phép kinh doanh số 048176 ngày 12/3/1996 do sở kế
hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Trụ sở chính của cơng ty đặt tại D21
phố Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội.
Sau 10 năm thành lập, ngày nay Thái Hoà đã là nhà xuất khẩu cà
phê Arabica lớn nhất Việt Nam, thương hiệu được khách hàng quốc tế
đánh giá cao. Sản phẩm cà phê của Thái Hồ đặc biệt là cà phê Arabica
đã có mặt ở thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Đông.
Tại Việt Nam, Thái Hồ được đánh giá là có cơng lớn trong việc
đưa cà phê Arabica trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị cao ra thị trường
thế giới. Minh chứng là sự chinh phục thành cơng thị trường khó tính
Nhật Bản. Các nhà xay rang cà phê Nhật Bản nhiều năm trước chỉ quan
tâm cà phê Arabica của Trung Mỹ, Braxin, Inđơnêxia. Nhưng với nỗ lực
của Thái Hồ, họ đã chấp nhận cà phê Arabica Việt Nam với số lượng
đặt mua ngày càng tăng.
Thái Hoà hiện là doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng ty
mẹ - con, với 5 công ty con và 4 chi nhánh, 6 nhà máy có mặt trên các
vùng cà phê danh tiếng của Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh của công ty khá đa dạng bao gồm:
+ Chế biến cà phê thóc ra cà phê nhân sau đó xuất khẩu
+ Chế biến cà phê nhân, cà phê bột thành cà phê hoà tan, cà phê phin
+ Chế biến lâm sản, trồng cây cao su, tư vấn lắp đặt các thiết bị
cho các cơng trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi
18



Trong đó hoạt động chính của cơng ty là sản xuất, chế biến và
xuất khẩu cà phê Arabica, Robusta và cà phê hồ tan. Thái Hồ bước vào
thành lập cơng ty với số vốn điều lệ là 9.950.000000 VNĐ trong năm
1996 và đến nay số vốn đó đã tăng lên 6 lần, đạt 55 tỷ VNĐ. Mặc dù chỉ
mới đi vào hoạt động được 12 năm nhưng công ty Thái Hoà dã gặt hái
được một số thành tựu đáng kể. Nhờ có chiến lược phát triển đúng đắn,
tập trung vào thị trường xuất khẩu cà phê, cho đến nay công ty khơng chỉ
lớn mạnh về quy mơ mà cịn cả về uy tín. Đặc biệt là sản phẩm cà phê
Arabica của công ty chiếm hơn 80% sản lượng cà phê xuất khẩu của
Việt Nam, góp phần khơng nhỏ vào việc xây dựng thương hiệu cà phê
Arabica cho Thái Hồ.
Trung bình tăng trưởng về sản lượng và doanh thu của Thái Hồ
ln đạt tốc độ cao tương ứng từ 25 – 30%/năm. Đặc biệt, riêng vài năm
gần đây, tăng trưởng về doanh thu của Thái Hồ ln ở mức 3 con số
nhờ việc đưa vào hoạt động nhà máy chế biến cà phê An Giang với sản
lượng chế biến hơn 60.000 tấn, nhà máy An Giang đã đóng góp hơn 100
triệu USD cho doanh thu của toàn hệ thống. Sự tăng trưởng của Thái
Hoà được dựa trên nền tảng năng lực lớn và chất lượng cao trong chế
biến, nhờ thế mà đảm bảo được tốc độ cao và ổn định. Chính điều này đã
làm cho Thái Hồ ln đứng trong danh sách những doanh nghiệp chế
biến cà phê xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Chất lượng tăng trưởng của
Thái Hồ cịn thể hiện ở sản phẩm và giá trị xuất khẩu với năng lực chế
biến tốt, sản phẩm của Thái Hoà đáp ứng được u cầu của những thị
trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ, chấp nhận giá cao nhưng đòi hỏi
chất lượng khắt khe. Hiện tại, sản phẩm cà phê của Thái Hoà được tiêu
thụ trên 40 nước và vùng lãnh thổ thuộc 4 châu lục. Trong đó, các thị
trường chính là Mỹ, Nhật, EU chiếm 70% sản lượng và đóng góp 83%
kim ngạch xuất khẩu của Thái Hồ. Thị trường châu Á như Trung Quốc,
Hàn Quốc, Trung Đông và Châu Phi…ngày càng đóng vai trị quan
trọng với sự gia tăng mạnh của đơn đặt hàng. Tính đến năm 2007, tốc độ

tăng trưởng của nhóm thị trường này đã đạt trên 30% .
19


Biểu đồ 3.1 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của cơng ty

(Nguồn: Phịng tài chính - kế tốn)
Theo thống kê cho thấy trung bình giá cà phê xuất khẩu của Thái
Hồ cao hơn giá xuất khẩu bình qn của cả nước là 3% đối với cà phê
nhân Robusta và 10% đối với cà phê nhân Arabica. Điều cho thấy sự
chinh phục được khách hàng đó là trong niên vụ 2001 – 2002 khi thị
trường thế giới xuống thấp, cà phê của Thái Hoà vẫn được khách hàng
chấp nhận ở mức giá cao với mặt bằng chung.
3.1.2 Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty
a) Bộ máy tổ chức
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hoà bao gồm trụ sở
chính đặt tại Hà Nội và các đơn vị thành viên tại các tỉnh trong cả nước
và hai xưởng sản xuất. Trong đó, bốn chi nhánh của cơng ty là các đơn
vị thành viên hạch toán độc lập, giữ các vai trò thu mua cũng như chế
biến ngay tại các vùng nguyên liệu. Hai xưởng sản xuất đặt tại Hà Nội là
đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, giữ vai trò sản xuất các mặt hàng
cà phê phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

20


Hoạt động sản xuất kinh doanh của trụ sở chính cũng như của các chi
nhánh được phân chia theo chức năng gồm hai bộ phận là sản xuất và
thương mại.
+ Bộ phận sản xuất: có nhiệm vụ xay, rang, sấy, đóng gói tạo

thành các sản phẩm cà phê mang thương hiệu Thái Hoà. Bộ phận sản
xuất tiến hành hoạt động căn cứ vào các đơn vị đặt hàng, vào nhu cầu thị
trường và tình hình dự trữ của cơng ty. Hoạt động sản xuất được thực
hiện ngay tại các phân xưởng của công ty và các phân xưởng của chi
nhánh. Trong đó, các chi nhánh sản xuất cà phê nhân Arabica, cà phê
nhân Robusta phục vụ xuất khẩu. Phân xưởng Giáp Bát sản xuất cà phê
hoà tan phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước, còn
phân xưởng Liên Ninh - Thanh Trì sản xuất cà phê nhân Arabica phục
vụ cho xuất khẩu. Vì vậy, để thuận tiện cho công tác quản lý, công ty
tách biệt quản lý sản xuất của từng chi nhánh và của từng phân xưởng
cũng như giá thành cụ thể cho từng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc xác định kết quả kinh doanh từng bộ phận sản xuất.
+ Bộ phận thương mại: có nhiệm vụ tiến hành hoạt động thu mua
cà phê, khai thác các kênh tiêu thụ đặc biệt là hoạt động xuất khẩu sản
phẩm cà phê. Ngoài ra các bộ phận thương mại còn thực hiện các hoạt
động kinh doanh khác như hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác các mặt
hàng tiêu dùng và tư liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, hoạt động tiêu thụ
sản phẩm cà phê là hoạt động chính của cơng ty.
+ Giữa hai bộ phận sản xuất và thương mại của công ty ln có
mối quan hệ gắn kết về chức năng. Căn cứ trên kế hoạch tiêu thụ tháng
và kế hoạch tiêu thụ tuần của bộ phận thương mại, bộ phận sản xuất tiến
hành hoạt động sản xuất chế biến. Đồng thời, bộ phận sản xuất luôn
quản lý chi tiết theo từng lơ hàng, từng đợt sản xuất, từ đó thơng báo về
tình hình tồn kho của sản phẩm và nguyên liệu cho bộ phận thương mại.

21


Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hồ
Giám đốc cơng ty


Phó giám đốc kinh doanh

Phịng
vật tư

Phịng
kế tốn

Nhà máy Liên Ninh

Phịng
kinh doanh
XNK

Phó giám đốc điều hành

Phịng
tổ chức
HC

Phịng
kỹ thuật

Nhà máy Giáp Bát

22


b) Bộ máy quản lý

*Ban giám đốc công ty:
+ Là đại diện cao nhất của cơng ty, có quyền điều hành và chịu trách
nhiệm về tất cả kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm
giám đốc cơng ty, giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc là phó giám đốc
kinh doanh và phó giám đốc điều hành. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm
trước giám đốc về lĩnh vực được phân công.
+ Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành tồn bộ hoạt
động sản xuất, kinh doanh tồn cơng ty. Chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính
phủ và pháp luật nhà nước về công việc sản xuất, kinh doanh của cơng ty.
+ Phụ giúp cho giám đốc là hai phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách
kinh doanh và phó giám đốc điều hành. PGĐ kinh doanh có nhiệm vụ tìm kiếm
bạn hàng, ký kết hợp đồng tiêu thụ, kinh doanh cũng như cung ứng nguyên vật
liệu ban đầu. Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, báo cáo trước Giám đốc về tình
hình kinh doanh của cơng ty. PGĐ điều hành phụ giúp giám đốc điều hành các công
tác quản trị trong công ty, lên kế hoạch hoạt động, phân chia nhiệm vụ giữa các
phòng ban, đánh giá và quản lý hoạt động của các nhân viên trong công ty.
* Các phịng ban chức năng:
+ Phịng tổ chức hành chính: Quản lý trực tiếp công tác tổ chức, công tác
quản trị hành chính, triển khai, thực hiện các chế độ chính sách, thực hiện cơng
tác quản lý hành chính pháp chế, cơng văn, thư từ báo chí, phụ trách cơng tác
đào tạo, tuyển dụng và đề bạt CBCNV theo yêu cầu công việc của từng bộ phận,
xây dựng định mức tiền lương chung của công ty, theo dõi quản lý, thực hiện các
nghiệp vụ về chính sách cho người lao động, tổ chức, sắp xếp các cuộc họp, hội
nghị lớn của cơng ty.
+ Phịng kế tốn: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về hạch toán kinh
tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.Tổ chức và quản lý nguồn tài
23


chính và thu chi tổng hợp, phân tích các hoạt động kinh tế tài chính trong sản

xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạch toán kinh doanh về giá cả, tỷ giá xuất
nhập khẩu và các định mức trong sản xuất.
+ Phòng kinh doanh xuất - nhập khẩu: Tổ chức, quản lý, điều hành công
tác kinh doanh xuất nhập khẩu. Tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường xuất
nhập khẩu, phụ trách về các quan hệ quốc tế, việc liên hệ giao dịch với khách
hàng, quan hệ với các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan, tìm kiếm và
khai thác khả năng đầu tư từ bên ngoài.
+ Phòng kỹ thuật: Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, các chỉ tiêu chất
lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất; bảo đảm sự ổn định các chỉ tiêu kỹ
thuật đã đặt ra, phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Phòng vật tư: Mua sắm trang thiết bị vật tư cho công ty, đảm bảo chất
lượng cũng như số lượng của vật tư, đảm bảo, đáp ứng đủ nguồn hàng để phục
vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Nhà máy và các chi nhánh: Trực tiếp sản xuất và chế biến cà phê nhân
xuất khẩu đáp ứng đủ hàng theo yêu cầu của cơng ty, đầu tư trang thiết bị máy
móc và nhà xưởng hợp lý, đầu tư khoa học kỹ thuật đảm bảo đủ điều kiện để sản
xuất, chế biến, thực hiện tốt chu trình chất lượng cà phê để cà phê đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu theo quy định, đảm bảo sản xuất ổn định về chất lượng và dần nâng
cao số lượng qua kinh nghiệm tích luỹ, tạo điều kiện để đảm bảo sản xuất chế
biến. Ngoài việc trực tiếp sản xuất và chế biến cà phê nhân xuất khẩu ra, các nhà
máy và chi nhánh còn tiến hành sản xuất và chế biến cà phê thành phẩm (đồ
uống), tìm kiếm bạn hàng để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị
trường thế giới, khẳng định chất lượng hàng hoá để nâng cao thương hiệu cà phê
đồ uống đặc biệt là thị phần ở trong nước.
3.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất cơ bản của một quá trình sản
xuất kinh doanh. Để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh, yêu cầu mỗi

24



công ty, mỗi doanh nghiệp phải tự trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật theo
phương hướng, mục đích kinh doanh của đơn vị mình.
Bảng 3.1: Cơ sở vật chất của công ty
STT

Loại Tài sản

ĐVT

Số lượng

Giá trị (Tr.đ)

m2

20000

dây chuyền

10

120000

Chiếc

1

200


1

Nhà xưởng

300

2

Thiết bị sản xuất

3

Văn phịng làm việc

4

Ơ tơ

Cái

5

140

5

Máy tính

Cái


20

160

6

Điện thoại

Cái

20

3.6

7

Quạt điện

Cái

6

0.9

8

Điều hoà

Cái


6

30

9

Máy in

Cái

5

25

10

Máy pho to

Cái

1

7

11

Bàn ghế làm việc

Bộ


20

1

12

Tủ đựng hồ sơ

Bộ

10

15

13

Tủ lạnh

Cái

1

4

14

Máy lọc nước

Cái


1

5

15

Ti vi Flashmar

Cái

1

40

16

Bàn ghế tiếp khách

Bộ

1

15

17

Hệ thống chng + điện

1


10

18

Nhà kho

Cái

2

150

19

Máy chế biến

Máy

2

200000
(Nguồn: Phịng kế tốn)

Cơ sở vật chất kỹ thuật thường phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của
các đơn vị, thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp khi tham gia thị trường. Ở Thái
Hồ, cơng ty đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ và khá hiện đại
phục vụ rất tốt cho hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh của đơn vị mình.
25



×