Trờng đại học nông nghiệp hà nội
Khoa kinh tế và phát triển nông thôn
Nguyễn Tố d
Thực trạng sử dụng lao động và một giải pháp nhằm
giải quyết việc làm cho ngời lao động trên địa bàn
xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Luận văn tốt nghiệp đại học
Hà nội 2008
LI CAM OAN
1
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều
nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được tôi ghi
rõ nguồn gốc xuất xứ.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tố Dư
Lời Cảm Ơn
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm Khoa KT&PTNT, cảm ơn các thấy cô giáo đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình rèn luyện và học
tập tại Trường Đại học nông nghiệp - Hà Nội.
2
Tụi xin chõn thnh cm n s hng dn, ch bo tn tỡnh ca Th.S
Lng Xuõn Chớnh, cựng ton th cỏc thy cụ giỏo trong khoa ó giỳp tụi
trong sut thi gian thc tp hon thnh Lun võn tt nghip ny.
Tụi xin trõn trng gi li cm n ti cỏc ng chớ lónh o ca UBND xó
Vnh Li cựng cng phũng ban v cỏc h dõn xó Vnh Li Huyn Lõm Thao
Tnh Phỳ Th ó to mi iu kin thun li cho tụi hon thnh cỏc cụng vic
trong thi gian thc tp ti xó nh.
Cui cựng tụi xin ghi nhn sõu sc s ng vin, giỳp ca gia ỡnh,
bn bố, cỏc cỏn b lóo thnh v ng nghip trong sut thi gian va qua!
Tụi xin chõn thnh cm n!
H Ni, ngy 10 thỏng 05 nm 2008
Sinh viờn
Nguyn T D
Mục lục
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng biểu v
Danh mục biểu đồ vi
Danh mục sơ đồ vi
Danh mục viết tắt vii
Phần I mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 2
Phần II tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
2.1 Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.1 Lao động 4
2.1.2 Việc làm và thất nghiệp 6
2.2 Cơ sở thực tiễn 13
2.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số quốc gia trên thế giới . 13
2.2.2 Đặc điểm lao động việc làm nông thôn Việt Nam 15
2.2.3 Tình hình sử dụng lao động và tạo việc làm ở Việt Nam 18
2.2.4 Một số chủ trơng, chính sách về lao động việc làm của Đảng và
Nhà nớc 21
2.3 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 23
Phần III Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phơng pháp nghiên
cứu 24
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 25
3.2 Phơng pháp nghiên cứu 35
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 35
Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 37
4.1 Thực trạng lao động, việc làm của xã 37
4.1.1 Thực trạng lao động 37
4.1.2 Thực trạng việc làm 44
4.2 Thực trạng lao động, việc làm của các hộ điều tra năm 2007 48
4.2.1 Quy mô các hộ điều tra năm 2007 48
4.2.2 Tình hình phân bổ lao động theo các ngành nghề chủ yếu của các hộ . 50
4.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động của lao động ở các nhóm hộ
điều tra 54
4.2.4 Thu nhập của lao động động theo các ngành nghề trong các hộ điều
tra năm 2007 59
4.3 Các yếu tố ảnh hởng tới giải quyết việc làm cho lao động 61
4.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho ngời lao
động tại xã 64
4.4.1 Quan điểm về giải quyết việc làm. 64
4
4.2.2 Những khó khăn và trở ngại trong vấn đề giải quyết việc làm, tăng
thu nhập cho ngời lao động trên địa bàn xã Vĩnh Lại 68
4.2.3 Những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho ngời lao
động động tại xã Vĩnh Lại 69
Phần V Kết Luận và kiến nghị 78
5.1 Kết luận 78
5.2 Kiến nghị 79
Danh mục bảng biểu
Trang
Bảng 2.1 Số lợng và cơ cấu lao động có việc làm chia theo 3 nhóm ngành
chính ở Việt Nam giai đoạn 1996 2006 20
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Vĩnh Lại qua ba năm (2005- 2007) 27
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2005 2007 30
Bảng 3.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của xã năm 2007 32
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Vĩnh Lại qua 3 năm 2005-2007 34
Bảng 4.1 Lực lợng lao động của xã phân theo độ tuổi và giới tính 38
Bảng 4.2 Lực lợng lao động chia theo ngành nghề 40
Bảng 4.3 Lực lợng lao động phân theo trình độ văn hoá và chuyên môn
trong xã 42
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng lao động và việc làm trong xã từ 2005 2007 44
Bảng 4.5 Lao động thiếu việc làm theo tuổi và ngành 47
Bảng 4.6 Quy mô nhân khẩu lao động các hộ điều tra năm 2007 49
Bảng 4.7 Lao động-việc làm phân theo ngành nghề và mức độ thu nhập của
nhóm hộ điều tra năm 2007 51
Bảng 4.8 Lao động việc làm phân theo phân theo ngành nghề và nhóm hộ
điều tra năm 2007 53
Bảng 4.9 Quy mô thời gian làm việc ở các nhóm hộ điều tra năm 2007 56
Bảng 4.10 Quy mô thời gian làm việc của lao động trong các ngành theo loại
hộ của các hộ điều tra năm 2007 58
Biểu 4.11 Thu nhập của lao động của lao động theo ngành của các nhóm hộ
điều tra năm 2007 60
Bảng 4.12 Lao động phân theo trình độ văn hoá và chuyên môn của các hộ
điều tra năm 2007 62
5
Bảng 4.13 Thu nhập của các hộ điều tra năm 2007 64
Bảng 4.14 Cơ cấu hộ chia theo diện tích đất 65
Bảng 4.15 Cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp 71
Bng 4.16 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành 73
Danh mục Biểu đồ
Trang
Biểu đồ 1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2005 2007 28
Biểu đồ 2 Tỷ lệ các nhóm hộ trong xã từ 2005 2007 31
Biểu đồ 3 Tỷ lệ lao động trong xã từ 2005 2007 31
Biểu đồ 4 Chất lợng lao động phân theo trình độ văn hoá 43
Biểu đồ 5 Tình hình sử dụng lao động của xã năm 2007 45
Biểu đồ 6 Lao động phân theo ngành nghề của nhóm hộ điều tra 52
Biểu đồ 7 Lao động theo ngành nghề và hớng sản xuất của các hộ điều tra 54
Biểu đồ 8 Tỷ lệ lao động phân theo trình độ văn hoá của các nhóm hộ 63
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1 Cơ cấu lực lợng lao động 6
Danh mục viết tắt
BQ Bình quân
6
CC Cơ cấu
CNH Công nghiệp hoá
DV Dịch vụ
DT Diện tích
GTSX Giá trị sản xuất
HĐH Hiện đại hoá
HTX Hợp tác xã
ILO International Labour Organization
(Tổ chức Lao động Quốc tế)
LĐ Lao động
NN Nông nghiệp
SL Sản lợng
TN Thu nhập
TM Thơng mại
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Uỷ ban nhân dân
XD Xây dựng
PHN I
M U
1.1 Tớnh cp thit ca ti
Nc ta l mt nc nụng nghip vi trờn 70% dõn s sng khu vc
nụng thụn. Vn gii quyt vic lm cho ngi lao ng nụng nghip nụng
7
thôn là vấn đề bức thiết được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng giải quyết.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: “ Giải quyết việc
làm là yếu tố quyết định phát huy yếu tố con người, ổn định và phát triển kinh tế,
làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân”. Những
năm vừa qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để giải quyết việc làm
cho người lao động và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, giải quyết nhiều
công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, vấn đề việc làm cho người
lao động nông thôn vẫn là vấn đề bức xúc của xã hội.
Theo bộ Lao động - Thương binh và xã hội thì hiện nay vẫn có trên 60%
lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi tỷ lệ lao động hàng
năm vẫn tăng lên liên tục thì đất nông nghiệp lại không ngừng giảm xuống do
quá trình đô thị hoá và phát triển công nghiệp, làm bình quân đất nông nghiệp đã
thấp lại càng thấp hơn (0.08 ha/người). Đất chật, người đông, ngành nghề kém
phát triển đang làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn gay gắt trong thị trường lao động
nông thôn, tạo nên nhu cầu rất lớn về công ăn việc làm.
Vì vậy, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn không chỉ là
vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nâng cao
đời sống của nhân dân mà còn tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Thực tế nước ta những năm vừa qua và kinh nghiệm của một số quốc gia
trên thế giới cho thấy có nhiều giải pháp hợp lý nhằm giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động nông thôn nhưng việc lựa chọn thực hiện giải pháp nào
cho thích hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu lựa chọn đúng thì tạo động lực
mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
của nhân dân đảm bảo có việc làm đầy đủ cho người lao động còn ngược lại sẽ
8
làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, nảy sinh nhiều tác động tiêu cực
cho xã hội, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp…
Vĩnh Lại là xã thuần nông, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp, vấn đề dư thừa lao động, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho
người lao động là cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng sử dụng lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm cho người lao
động tại xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng lao động - việc làm trên địa bàn xã từ đó đề xuất một
số giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề lao động và giải quyết
việc làm
- Đánh giá thực trạng lao động, việc làm. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn xã.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động trên địa
bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Việc làm của lao động trong các hộ gia đình trên địa bàn xã Vĩnh Lại.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: vấn đề sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao
động trên địa bàn xã Vĩnh Lại
- Về không gian: Địa bàn xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
- Về thời gian:
9
+ Đề tài được thực hiện từ ngày 10/01 đến ngày 22/5/2008.
+ Số liệu được thu thập và xử lý trong 3 năm từ năm 2005 đến năm
2007
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Lao động
2.1.1.1 Khái niệm lao động
10
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật
chất và tinh thần cho xã hội. Trong quá trình lao động con người tiếp xúc với tự
nhiên, với các công cụ sản xuất và các kĩ năng lao động đã tác động vào các đối
tượng lao động để tạo ra các sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của bản thân và xã
hội.
Pháp luật cũng có những quy định về quyền lợi và các nghĩa vụ của người
lao động. Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm đem lại của
cải vật chất và tinh thần phục vụ con người, hoạt động này được pháp luật quy
định cụ thể. Lao động tác động vào đối tượng lao động để làm thay đổi hình thái
của đối tượng lao động cho phù hợp với yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt
của con người. Lao động tác động vào đối tượng lao động thông qua các công cụ
lao động, khi xã hội càng phát triển thì công cụ lao động ngày càng hiện đại giúp
năng suất lao động ngày càng cao nhưng cũng đòi hỏi trình độ của người lao
động cao hơn.
Phân loại lao động:
+ Lao động giản đơn: là lao động không qua đào tạo, huấn luyện về chuyên
môn.
+ Lao động phức tạp: là lao động đã qua đào tạo, huấn luyện về chuyên
môn.
+ Lao động chân tay: là lao động sử dụng sức lực cơ bắp để làm việc.
+ Lao động trí óc: là lao động làm việc bằng trí não, sử dụng đầu óc, trí
tuệ. Lao động trí óc có năng suất cao hơn lao động bằng chân tay
2.1.1.2 Năng suất lao động, cường độ lao động, thời gian lao động
Năng suất lao động là sức sản xuất của của lao động cụ thể có mục đích.
Năng suất lao động được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn
vị thời gian hoặc thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đó.
11
Ngày nay người ta thường tăng năng suất lao động bằng cách thay đổi
cách quản lý sản xuất, công nghệ sản xuất để làm tăng cường độ lao động nhằm
tăng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian.
- Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương của công việc. Tăng cường
độ lao động là tăng mức độ hao phí về sức lực và trí lực của người lao động. C.
Mác nói: “Cường độ lao động là khối lượng lao động bị ép vào trong một thời
gian nhất định”. Trong thực trạng lao động hiện nay các nhà quản lý thường
dùng cách tăng cường độ lao động để tăng năng suất lao động đặc biệt là các
ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày…
- Thời gian lao động: là thời gian cần thiết để sản xuất ra một lượng sản
phẩm nhất định. Những biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động chính là
làm giảm thời gian lao động, do đó nhà quản lý tốt thì phải biết sử dụng lao động
hợp lý, thời gian lao động hợp lý sẽ tạo ra năng suất lao động cao.
2.1.1.3 Nguồn lao động
Theo Luật lao động thì nguồn lao động đồng nghĩa với nguồn nhân lực.
Nguồn lao động là số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
(trừ những người tàn tật, mất sức lao động loại nặng) và những người ngoài tuổi
lao động nhưng thực tế có làm việc.
Lực lượng lao động hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế bao gồm
những người từ 16 tuổi trở lên có khả năng lao động đang có việc làm, hoặc
không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc. Giữa các quốc gia có sự khác
nhau về quy định độ tuổi lao động. Hiện nay nhiều nước trong đó có Việt Nam
lấy tuổi tối thiểu là 16 tuổi, còn tuổi tối đa có sự khác nhau tuỳ thuộc tình hình
phát triển kinh tế mỗi nước, nước có quy định là 60, nước có quy định là 65,
thậm chí có nước đến 70, 75 tuổi. Nước ta quy định tuổi lao động từ 16 – 60 tuổi
đối với nam và từ 16 – 55 đối với nữ.
12
Trong nhân khẩu học và kinh tế lao động, người ta còn xác định nhân
khẩu hoạt động kinh tế và nhân khẩu không hoạt động kinh tế. Nhân khẩu hoạt
động kinh tế chính là lực lượng lao động, còn lại là nhân khẩu không hoạt động
kinh tế.
Dân số cấu thành dân cư địa phương là cơ sở cho sự phát triển nguồn lao
động, dân số cung cấp nguồn nhân lực. Tăng dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến
quy mô nguôn nhân lực. Dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép rất lớn trong việc bố
trí sử dụng số người bước vào tuổi lao động.
Sơ đồ 1: Cơ cấu lực lượng lao động
2.1.2 Việc làm và thất nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm việc làm
Trong cơ chế thị trường, quan niệm về “việc làm” và người “có việc làm”
khác căn bản so với quan niệm trong cơ chế cũ. “Việc làm” là một phạm trù tổng
hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu, nó thuộc vấn đề chủ yếu
13
Dân số trong độ tuổi lao động
Có việc làm Không có việc
Muốn làm việc Không muốn làm việc
Chủ động đi tìm việc Không chủ động tìm việc
Lực lượng lao động Không thuộc lực lượng lao động
của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Việc làm và lao động liên quan chặt chẽ với
nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Việc làm là những hoạt động lao
động được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật”
Theo Bộ Luật Lao động nước ta khái niệm việc làm được xác định là: mọi
hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm (điều 13
- Bộ Luật Lao động). Như vậy không chỉ những người làm việc trong các ngành
kinh tế quốc dân, mà nhiều người khác cũng được coi là có việc làm, nếu họ
gián tiếp góp phần tạo thu nhập.
Các hoạt động lao động được coi xác định là việc làm bao gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng tìền mặt hoặc hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập
cho gia đình nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc
đó.
Từ các khái niệm trên có thể hiểu việc làm là sự tác động qua lại giữa con
người với điều kiện vật chất, kĩ thuật, môi trường tự nhiên, tạo giá trị vật chất,
tinh thần mới cho bản thân, gia đình và xã hội, đồng thời những hoạt động lao
động đó phải nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nói cách khác, việc làm
là tổng thể hoạt động kinh tế có liên quan đến thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân,
gia đình người lao động hoặc cho cộng đồng.
Việc làm đầy đủ: là sự thoả mãn đầy đủ nhu cầu về việc làm của các thành
viên có khả năng lao động, nói một cách khác là mỗi người có khả năng lao
động, muốn làm việc đều có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn.
Thiếu việc làm: là tình trạng có việc làm nhưng thời gian làm việc thấp
hơn thời gian quy định và có nhu cầu làm thêm. Thiếu việc làm còn thể hiện
dưới dạng làm việc có năng suất và thu nhập dưới mức thu nhập tối thiểu.
14
Việc làm hợp lý: là sự phù hợp về số lượng và chất lượng của các yếu tố
con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn của việc làm đầy
đủ, việc làm hợp lý có năng suất và hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn
2.1.2.2 Giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm cho người lao động là tạo ra môi trường và các điều
kiện cần thiết để người lao động làm việc, nâng cao thu nhập cho bản thân và
cho người khác theo đúng pháp luật, phát huy đến mức cao nhất yếu tố con
người trong lao động sản xuất.
Như vậy giải quyết việc làm là nhằm khai thác triệt để tiềm năm của con
người nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm hiệu quả cho người lao động.
Chính vì vậy, giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
người lao động ở chỗ tạo ra cơ hội thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong
đó có quyền được làm việc để nuôi sống bản thân gia đình và góp phần xây dựng
đất nước
2.1.2.3 Phân loại việc làm
Phân loại việc làm chính xác sẽ cho chúng ta một cách nhìn nhận trung
thực hơn về mức độ sử dụng lao động xã hội và cho phép xác định được quy mô
việc làm cần phải tạo thêm cho người lao động.
Căn cứ vào mức độ đầu tư cho việc làm người ta chia thành:
- Việc làm chính: là công việc mà người lao động dành nhiều thời gian
làm việc nhất so với các công việc khác.
- Việc làm phụ: là công việc mà người lao động làm việc ngoài thời gian
làm công việc chính.
- Việc làm nông nghiệp, việc làm phi nông nghiệp:
Việc làm nông nghiệp được hiểu là các họat động liên quan trực tiếp đến
cây trồng và vật nuôi. Việc làm phi nông nghiệp là các hình thức làm việc ngoài
15
các họat động liên quan đến cây trồng và vật nuôi. Như vậy, khái niệm việc làm
phi nông nghiệp là khá rộng, bao gồm toàn bộ các họat động sản xuất công
nghiêp, dịch vụ tại các cơ sở kinh tế và hộ gia đình. Sự phân loại này không đề
cập đến địa điểm hoạt động đó diễn ra, quy mô của hoạt động, công nghệ được
sử dụng cũng như liệu thành phần tham gia chỉ là hộ nông nghiệp hay hộ gia
đình có hoạt động phi nông nghiệp.
- Làm công ăn lương và việc làm tự tạo.
Cách phân loại việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta xem xét
các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm nông thôn, cũng như khi đưa ra các
giai pháp để tạo việc làm do bản chất các họat động này là khác nhau.
Việc làm công ăn lương liên quan đến các hợp đồng lao động mà người thuê
lao động đưa ra các điều khoản với người lao động và thu nhập của người lao
động chỉ phụ thuộc vào thời gian lao động. Công việc của người lao động được
thực hiện dưới sự giám sát của người sử dụng lao động.
Các hoạt động, được xem như là “việc làm tự tạo”, liên quan đến việc tự
quản lý và sở hữu một cơ sở sản xuất các hàng hoá và dịch vụ.
2.1.2.4 Thất nghiệp
Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động không có việc làm
nhưng có nhu cầu làm việc, sẵn sàng làm làm việc và đang đi tìm việc.
Căn cứ vào vào thời gian thất nghiệp, người thất nghiệp được chia thành:
Thất nghiệp ngắn hạn và thất nghiệp dài hạn.
Thất nghiệp ngắn hạn là thất nghiệp liên tục dưới 12 tháng tính từ ngày
đăng kí thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước.
Thất nghiệp dài hạn: là thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày
đăng kí thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước.
16
Phần lớn các nước sử dụng khái niệm trên để xác định người thất nghiệp.
Tuy nhiên cũng có sự khác biệt khi xác định mức thời gian không có việc làm.
Trong phân loại cơ cấu thị trường lao động hiện nay, thất nghiệp được phân ra
làm ba loại khác nhau: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu kì và thất
nghiệp cơ cấu.
Thất nghiệp tạm thời là thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không
ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau
của cuộc sống. Thậm chí trong nền kinh tế đầy đủ việc làm vẫn luôn có một số
chuyển động nào đó do người ta đi tìm việc làm khi tốt nghiệp ra trường hoặc
chuyển đến đến một nơi sinh sống mới, do công nhân thất nghiêp tạm thời
thường chuyển công việc hoặc tìm những công việc mới tốt hơn… Cho nên
người ta thường cho rằng họ là những người thất nghiệp “ tự nguyện”.
Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi nền kinh tế có sự mất cân đối cung cầu lao
động. Sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao động
tăng lên nhưng mức cầu đối với một loại lao động khác lại giảm đi, trong khi
mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng. Như vậy, thực tế xảy ra mất cân
đối trong các ngành nghề hoặc các vùng do một số lĩnh vực phát triển so với một
số lĩnh vực khác hoặc do quá trình đổi mới công nghệ.
* Nguyên nhân thất nghiệp
- Thất nghiệp do tự nguyện: Thất nghiệp trong trường hợp này được ra hai
trường hợp:
Trường hợp có trình độ mà vẫn thất nghiệp: Phần lớn thất nghiệp thuộc
dạng này là do những người có trình độ (thường là sinh viên mới ra trường)
không tìm được việc làm ưng ý nên đâm ra chán nản không chịu đi làm mặc dù
17
có rất nhiều công ty, xí nghiệp đang tuyển dụng. Cuối cùng trở thành người thất
nghiệp.
Trường hợp thất nghiệp do không có trình độ: loại thất nghiệp này chủ yếu
sảy ra ở khu vực nông thôn, ở đó đa số thanh thiếu niên sau khi học hết phổ
thông thì ở nhà không muốn đi làm mà chỉ tụ tập chơi bời, cuối cùng cũng dẫn
tới thất nghiệp
- Thất nghiệp do trình độ kĩ thuật:
Ở Việt Nam, tình trạng mù chữ cũng khá phổ biến ở nông thôn. Do họ
không biết chữ nên khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật tiến bộ rất khó khăn
(internet, báo chí…) và khả năng nhận thức vấn đề không cao, chậm chạp trong
thông tin nên khó có cơ hội tốt và từ đó họ cũng có thể trở thành người thất
nghiệp.
- Thất nghiệp do không tiếp cận được với nguồn vốn
Ở nông thôn, đa số là những hộ nông dân có ruộng đất ít (khoảng 0,4 ha
trên một hộ), một số ít có ruộng đất nhiều, do đó thu nhập từ ruộng lúa không
đủ để chi trả cho những chi phí hàng ngày và con cái. Vì thế mà họ sống bằng
nghề làm thuê, làm mướn.
Những hộ đất ít thì cũng có thể bán phần đất mình sở hữu đi để lấy tiền mà
chuyển sang ngành nghề khác sinh sống, cũng những hộ không có đất thì lấy gì
mà bán, việc chuyển nghề đối với họ là một dấu chấm hỏi. Những ngân hàng
cũng hô hào cho người dân vay vốn nhưng phải thế chấp đất đai, nhà cửa, xe,…
còn những hộ nghèo không có tài sản để thế chấp thì không thể nào vay vốn
được, mà không vay vốn được thì làm gì được, ở đây “lực bất tồng tâm” và tất
yếu trở thành người thất nghiệp
2.1.2.5 Vai trò của giải quyết việc làm
18
- Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa rất quan trọng đến
phát triển và ổn định kinh tế, xã hội đặc biệt là đối với các nước đang phát triển
giải quyết việc làm càng trở nên rất cần thiết. Sự phát triển của nền kinh tế phụ
thuộc rất nhiều vào nguồn nhân lực, nguồn vốn trong đó sử dụng hợp lý nguồn
lao động quyết định rất lớn đến sự ổn định kinh tế chính trị, xã hội của đất nước.
- Giúp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lao động
Mỗi quốc gia đều có những nguồn lực riêng trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội: tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, kĩ thuật, công nghệ và đặc biệt là
nguồn lực về con người, nó quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt
Nam là một quốc gia có dân số trẻ, lực lượng dồi dào, đây là một lợi thế trong
quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nguồn lực trên vẫn còn ở dạng
tiềm năng, chưa được sử dụng hiệu quả, do đó cần phải sử dụng hợp lý nguồn
lực này thì mới tạo ra sức mạnh trong phát triển. Khi chúng ta tạo việc làm cho
người lao động chính là phát huy yếu tố con người, chính là sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên vốn, kĩ thuật, công nghệ…Đây là điều có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong sự phát triển đặc biệt là khu vực nông thôn.
- Người lao động có việc làm, có thu nhập ổn định sẽ làm giảm các loại tệ
nạn xã hội. Khi việc làm trở nên khan hiếm, một bộ phận người lao động không
có việc làm sẽ dẫn tới các hoạt động phạm pháp, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều
từ đó làm gia tăng gánh nặng cho xã hội. Vì vậy giải quyết việc làm cho người
lao động góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội.
- Tạo việc làm cho người lao động có ý nghĩa quan trọng, góp phần tăng
thu nhập cho mỗi cá nhân, hạn chế việc gia tăng phân hoá giàu nghèo giữa các
vùng miền, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp nhân dân.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số quốc gia trên thế giới
19
• Trung Quốc: Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới,
với trên 1,3 tỷ dân nhưng gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, mỗi
năm có hàng triệu lao động đến tuổi tham gia vào lực lượng lao động xã hội
nên yêu cầu giải quyết việc làm càng trở nên gay gắt hơn.
Trước đòi hỏi bức bách đó, thực tế từ những năm 1978 Trung Quốc đã
thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, thực hiện chính sách “Ly nông bất ly
hương, nhập xưởng bất nhập thành”. Cùng với việc thực hiện chính sách
phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động
ở nông thôn, rút ngắn chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, coi phát triển
công nghiệp nông thôn là con đường để giải quyết việc làm.
Những kết quả ngoạn mục về phát triển kinh tế và giải quyết việc làm
đã đạt được ở Trung Quốc trong những năm đổi mới vừa quan đều gắn liền
với những bước đi của ngành công nghiệp nông thôn. Từ thực tiễn giải quyết
việc làm ở nông thôn Trung Quốc thời gian qua có thể rút ra một số kinh
nghiệm:
+ Một là: Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng hoá và chuyên
môn hoá sản xuất kinh doanh, thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong nông thôn, thực hiện phi tập thể hoá sản xuất nông nghiệp thông qua
áp dụng hình thức khoán sản phẩm nhờ đó khuyến khích nông dân đầu tư dài
hạn phát triển sản xuất nông nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp trong
nông thôn.
+ Hai là: Nhà nước thu mua giá nông sản hợp lý cùng với chính sách
khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản xuất các sản
phẩm có giá trị kinh tế phù hợp với yêu cầu thị trường đã giải quyết được rất
nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập thực tế của người nông dân.
20
+ Ba là: Tạo môi trường thuận lợi để phát triển công nghiệp bằng các
chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển công nghiệp đặc biệt
là công nghiệp nông thôn.
+Bốn là: Thiết lập hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho các
doanh nghiệp nông thôn, giảm chi phí giao dịch để thu hút vốn và lao động
nông thôn.
+ Năm là: duy trì và mở rộng mối quan hệ hai chiều giữa các doanh
nghiệp nông thôn với Nhà nước.
• Malaysia:
Liên bang Malaysia có diện tích tự nhiên 329,8 ngìn km
2
với dân số
trên 20 triệu người. Hiện nay lao động đang được thu hút mạnh vào các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Bằng các chính sách phát triển hợp lý
Malaysia đã giải quyết được hoàn toàn vấn đề lao động dư thừa ở khu vực
nông thôn thậm chí phải nhập khẩu lao động từ nước ngoài. Vì vậy những
bài học kinh nghiệm từ Malaysia sẽ rất có ích trong quá trình giải quyết công
ăn việc làm của chúng ta:
Thứ nhất, trong thời gian đầu chú trọng tới phát triển nông nghiệp
trong đó đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày. Đồng thời tập trung phát triển
ngành công nghiệp chế biến nông sản để thúc đẩy phát triển sản xuất nhằm
giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân.
Thứ hai, Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tâng phúc
lợi xã hội, kèm theo đó là cung ứng vật tư, vốn, thông tin, hướng dẫn khoa
học công nghiệp… giúp người dân ổn định cuộc sống, phát huy tính năng
động sáng tạo của người dân, gắn trách nhiệm giữa người dân và Nhà nước,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
21
Thứ ba, thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, thông thoáng để thu hút
vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các ngành có sử dụng nhiều lao động trong
đó ưu tiên các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ sản xuất
nông nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và chuyển dịch
lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Thứ tư, khi nền kinh tế ở mức toàn dụng lao động Malaysia chuyển
sang đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại,
công nghệ mới, sử dụng lao động có trình độ cao.
• Đài Loan
Với hệ thống chính sách khá hoàn chỉnh và thống nhất, Đài Loan đã
giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp từ 6 – 7% năm 1990 xuống còn 1,8% năm
1999. Những chính sách đã thực hiện là:
- Cải cách ruộng đất, giao quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân,
khuyến khích thâm canh tăng vụ, làm việc tích cực hơn, đầu tư nhiều lao
động trên một đơn vị diện tích, phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn
để thu hút lao động.
- Đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, đòi hỏi nhiều công việc chế biến
tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Thực hiện chính sách khuyến khích công nghiệp sản xuất thay thế
hàng xuất khẩu rồi dần dần chuyển hướng sang phát triển công nghiệp phục
vụ xuất khẩu thu hút nhiều lao động.
2.2.2 Đặc điểm lao động việc làm nông thôn Việt Nam
-Dân số vùng nông thôn đông và tỷ lệ lao động nông nghiệp, nông thôn rất cao:
22
Tỷ lệ cả về dân số và lao động ở nông nghiệp, nông thôn có sự thay đổi
theo hằng năm, nhưng so với đô thị thì sự thay đổi này nhỏ hơn, chậm hơn. Lao
động nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước. Thế nhưng
nguồn nhân lực này chưa phát huy hết tiềm năng. Nguyên nhân chính là do
trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp, mà thực chất là giá
trị của hàng hóa sức lao động còn thấp. Cũng chính vì vậy con số gần 80% dân
số sống ở nông thôn và 74,6% lao động cả nước là lao động nông nghiệp, nông
thôn chưa có thay đổi gì đáng kể trong xuốt một thập kỷ vừa qua dù rằng tỷ lệ
này có xu hướng giảm. Tuy nhiên nguồn lao động này không hoặc chưa thể đáp
ứng được các nhu cầu của một nền kinh tế công nghiệp hóa, hiên đại hóa. Vấn
đề đặt ra là cần tìm hiểu sâu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
này để có các giải pháp cụ thể, hữu hiệu là điều rất cần thiết cho sự phát triển
của cả một hệ thống nông nghiệp, nông thôn Việt Nam khi công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là một quá trình tất yếu để hội nhập và
phát triển.
- Dư thừa lao động nông nghiệp ngày một gia tăng, trong khi sản xuất
nông nghiệp lại mang tính thời vụ nên tình trạng "nông nhàn" trở nên đáng
báo động
Đó là do sự mất cân đối ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp. Ngành
nghề chủ yếu hiện nay vẫn còn là trồng trọt các loại cây nông nghiệp (cây
lương thực là chính). Trong khi đó đất đai canh tác lại ít, bình quân đất canh tác
theo đầu người khoảng 800m
2
/nhân khẩu trên toàn quốc. Chăn nuôi chưa thực
sự phát triển. Chính vì vậy lao động nông thôn ở Việt Nam hiện nay rơi vào
tình trạng thiếu việc làm trầm trọng.
- Phân bố dân cư và lao động nông nghiệp đồng đều:
23
Dân số và lao động nông thôn chủ yếu tập trung ở vùng Đồng Bằng và
Duyên Hải. Hai Đồng Bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long chỉ chiếm 15,7%
lãnh thổ cả nước nhưng có tới 47,51% hộ nông nghiệp, 45,95% số khẩu nông
nghiệp và 46,29% số lao động nông nghiệp cả nước. Trong khi đó vùng núi và
vùng Trung Du đất đai nhiều nhưng dân cư thưa thớt, lao động nông nghiệp lại
quá ít, vì vậy mà diện tích đất chưa được sử dụng còn nhiều (5270m
2
/người ở
Thái Nguyên so với 421m
2
/người ở Đồng Bằng Sông Cửu Long).
Về phân bố ngành nghề trong lao động nông thôn cho thấy sự mất cân đối
trầm trọng. Lao động nông thôn chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp thì chủ yếu là trồng trọt. Chăn nuôi vẫn chỉ được
coi là nghề phụ trong các hộ gia đình. Họ nuôi gia súc, gia cầm cũng là để tận
dụng sản phẩm dư thừa của gia đình mình, nuôi theo tập quán cũ, theo kinh
nghiệm mà chưa thấy có sự vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đáng
kể. Tính chung trên cả nước thì lao động nông thôn dùng trong sản xuất nông
nghiệp chiếm 78%, lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 7%, lao động
thương mại - dịch vụ chiếm 15%.
- Chất lượng lao động hiện còn rất thấp
Trình độ học vấn của lực lượng lao động khu vực nông thôn rất thấp, thấp
hơn nhiều so với lực lượng lao động khu vực thành thị. Tỷ lệ người chưa tốt
nghiệp tiểu học vẫn còn tới 25%, trong khi đó ở thành thị là 11%. Tỷ lệ người
tốt nghiệp Trung học phổ thông của lực lượng lao động ở khu vực nông thôn
chỉ có 11% trong khi đó ở thành thị là 38%. Điều đó khiến cho trình độ văn hoá
phổ thông bình quân cho một người ở khu vực nông thôn là lớp 7/12, còn ở
thành thị là lớp 9/12.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nông thôn hiện nay
ở tình trạng vẫn còn tồi tệ cho dù mấy năm gần đây đã bước đầu có cải thiện.
24
Trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, kinh tế
đất nước đang phát triển rất cần lao động có chuyên môn kỹ thuật nhưng thực
tế tỷ trọng lực lượng này quá thấp, có gia tăng hàng năm nhưng chậm, số lượng
tăng không đáng kể.
Cũng bởi số lao động nông thôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật không
nhiều nên hầu hết lao động nông thôn chỉ thuần nghề nông. Số lao động kiêm
các nghề khác và lao động phi nông nghiệp không nhiều cả về số lượng và thời
gian làm việc. Tình trạng nông nhàn là phổ biến.
- Năng suất lao động và thu nhập vẫn quá thấp
Có thể nói rằng năng suất lao động trong nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam thấp là do chất lượng lao động quá thấp cùng với sự dôi thừa về số lượng.
Thống kê cho thấy GDP tính theo giá thực tế bình quân lao động nông nghiệp
chỉ 3,5 triệu đồng/người/ năm bằng 1/7 trong công nghiệp, xây dựng và bằng
1/6 trong dịch vụ. Năng suất lao động thấp, khiến cho thu nhập bình quân của
lao động nông thôn chỉ đạt khoảng 200.000đ/tháng và chỉ bằng 37% của lao
động khu vực thành thị.
2.2.3 Tình hình sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam
Trong nền kinh tế Việt Nam, nông nghiệp và nông thôn là khu vực tạo việc
làm chủ yếu. Cho đến năm 2004 dân số Việt Nam đã đạt tới mức 82 triệu dân
trong đó dân số nông thôn là 60,4 triệu người. Vì vậy, về cơ bản xã hội Việt Nam
vẫn là xã hội nông thôn với dân số nông thôn chiếm 73,68%. Cơ cấu dân số nông
thôn Việt Nam khá trẻ nên lực lượng lao động nông thôn vẫn tiếp tục tăng với
quy mô khoảng 0.5 triệu người/năm.
Năm 2006 lao động nông thôn chiếm 75,4% tổng số lao động cả
nước( tương đương 33.6 triệu người) và đạt tốc độ bình quân là 1,6%, thấp hơn
tốc độ tăng trưởng về việc làm của cả nước(2,3%) trong giai đoạn 1996 – 2006.
25