Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận TTHCM đại học Kinh Doanh Công Nghệ HN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.29 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC & KHXH

TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài:
NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN ANH ( CHỊ ) SAU KHI
NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG
TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH. RÚT RA BÀI
HỌC GIÁ TRỊ SỐNG ĐỐI VỚI BẢN THÂN
Giáo viên: NGUYỄN THỊ HẠNH
Sinh viên: NGUYỄN THU THẢO
Lớp: TSTR24.01
MSV: 19136919

HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC
A: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:……..…………………………………………………..3
2. Mục đích nghiên cứu:... …………………………………………………..4
3. Kết cấu đề tài:…. ……..…………………………………………………..4
B: NỘI DUNG
I: NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH
1.
2.
3.
4.
5.


6.

Lý tưởng nhân văn:….. …………………………………………………..5
Tình cảm nhân văn:….. …………………………………………………..6
Hành động nhân văn:... …………………………………………………..7
Lối sống nhân văn:………………………………………………………..7
Giáo dục nhân văn:…... …………………………………………………..8
Pháp trị nhân văn:…… …………………………………………………..8

II:BÀI HỌC ( GIÁ TRỊ SỐNG ) TỪ TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HCM ĐỐI
VỚI BẢN THÂN
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Bài học lý tưởng nhân văn………………………………………………..9
Bài học tình cảm nhân văn...……………………………………………..10
Bài học hành động nhân văn: ..........……...……………………………..11
Bài học lối sống nhân văn:………………………………………………..12
Bài học giáo dục nhân văn:……….. ………...…………………………..12
Bài học pháp trị nhân văn :….......... …………...………………………..13

C: KẾT LUẬN… ………………………………………………………………..14
D: MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO….…………………………………….15
7.

2



A: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân văn được người ta nhắc tới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu xét
về lĩnh vực nghiên cứu, thì chúng ta thường biết đến nhân văn học. Nếu nói về lối
sống con người thì lại có lối sống nhân văn. Hiểu một cách đơn giản, nhân văn
chính là những tư tưởng, quan điểm, tình cảm liên quan tới giá trị sống của một
con người. Nhân văn thường gắn liền với phẩm giá, tình cảm, trí tuệ, vẻ đẹp, sức
mạnh.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
chiếm một vị trí quan trọng. Dân tộc ta đã trải qua bao nhiêu gian khổ, mất mát, hi
sinh nhưng dân tộc ta có tinh thần đồn kết, tương thân tương ái, một lịng u
nước nhờ đó mà chúng ta đã chiến thắng được bao kẻ thù. Không những thế đây
còn là niềm tự hào của bao con người Việt Nam. Giống như bao người con đất
Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lịng một dân tộc giàu truyền
thống nhân ái. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh ban đầu thể hiện ở những yêu cầu
cơ bản nhất đó là địi lại quyền cho con người, sau đó được nâng lên tầm cao hơn
khi Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ của nhân loại. Đặc biệt tư tưởng nhân văn
Hồ Chí Minh trở thành lý luận khoa học, học thuyết vững chắc khi Người thấm
nhuần tư tưởng Cộng sản Chủ nghĩa của các lãnh tụ thiên tài: C.Mác, Ăngghen,
Lênin.
Sau khi cùng cô Ths. Nguyễn Thị Hạnh và các bạn sinh viên trường đại học
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nghiên cứu tư tưởng Hồ CHí Minh và dựa trên
tinh thần nâng cao tư tưởng của Bác. Vì vậy em quyết định chọn đề tài này để làm
rõ “tư tưởng nhân văn của Bác” và từ đó rút ra những bài học cho bản thân mình.

3



2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh như
là: lí tưởng nhân văn, tình cảm nhân văn, hành động nhân văn, lối sống nhân
văn, giáo dục nhân văn và pháp trị nhân văn.
- Góp phần làm sáng tỏ nhận thức và tầm hiểu biết của sinh viên về tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh. Từ đó, rút ra được bài học(giá trị sống) của tư tưởng
nhân văn đối với bản thân.
- Hiểu rõ thực trạng của việc vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của
thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
- Nêu giải pháp cũng như đóng góp cho vấn đề vận dụng tư tưởng nhân văn
Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay.
3. Kết cấu đề tài
Gồm có 6 nội dung cơ bản cần làm rõ
- Lí tưởng nhân văn
- Tình cảm nhân văn
- Hành động nhân văn
- Lối sống nhân văn
- Giáo dục nhân văn
- Pháp trị nhân văn
Rút ra bài học cho bản thân
B: NỘI DUNG
I: NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH

4


1. Lý tưởng nhân văn
Lý tưởng nhân văn là lý tưởng sống cao đẹp và có văn hóa sống là để cống
hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho nhân loại.
Trong văn bản LIV “TÔI HIẾN CẢ ĐỜI TÔI CHO DÂN TỘC TƠI” Bác đã

từng khẳng định “tơi u đồng bào ở miền Bắc cũng như yêu đồng bào ở miền
Nam. Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”, Bác đã hết lòng hết sức phục vụ cho
nhân dân Tổ quốc, cả cuộc đời Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh thần và quyết
tâm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Câu nói trên của người đã chứng
minh một cách đầy đủ bằng cả cuộc đời hoạt động của Người.
Yêu nước thương dân tất cả vì dân vì nước là suy nghĩ thường trự, nhất
quán, là sợi chỉ xuyên suốt trong tư tưởng, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Điều đó đã trở thành lý tưởng hoài bão ước mơ cao quý nhất trong suốt sự
nghiệp cách mạng của Người. Mỗi người dân đều thấm thía xúc động khi nhắc
tới câu nói tự đáy lịng của Bác, trong văn bản “TRẢ LỜI CÁC NHÀ BÁO
NƯỚC NGOÀI” thì khi trả lời các phóng viên nhà báo nước ngồi người đã
khẳng định “ tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước
ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được thực hành”. Bác muốn xây dựng một đất nước
Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần sứng
đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Trong “VIẾT VỀ VIỆC RIÊNG” cuối cùng của bản di chúc Người đã chia
sẻ “suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ
nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tơi khơng có diều gì phải hối hận,
chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Cả cuộc đời của

5


Bác đã cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân, tất cả đều vì lợi ích của Tổ quốc
và nhân dân, khơng dành riêng cho cá nhân và gia đình.
2. Tình cảm nhân văn
Tình cảm nhân văn là tình yêu thương, chia sẻ, đồng cảm, thấu cảm đối với
con người nhất là những người khốn khổ khó khăn và mất mát.
Trong bài “TÔI HIẾN CẢ ĐỜI TÔI CHO DÂN TỘC TƠI” Người viết “

mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau
khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thành nỗi đau khổ của tôi”.
Khi viết thư “GỬI BÁC SĨ NGUYỄN ĐÌNH TỤNG” Bác cảm ơn gia đình
bác sĩ đã đem món q q báu nhất là con của mình hiến dâng cho Tổ quốc.
Bác viết “ ngài biết rằng tơi khơng có gia đình, cũng khơng có con cái. Nước
Việt Nam là gia đình của tơi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi.
Mất một thanh niên thì hình như tơi đứt một đoạn ruột”.
Trong bài “SẺ CƠM NHƯỜNG ÁO” bác có nói “lúc chúng ta nâng bát
cơm mà ăn nghĩ đến kẻ đói khổ chúng ta khơng khỏi động lịng”
Trong “DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH” phần viết về việc
riêng người có viết “ tro thì chia làm ba phần, bỏ vào ba cái hộp sành. Một hộp
cho miền Bắc. một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Đồng bào
mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chơn hộp tro đó. Trên mả, khơng nên có bia
đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ,
để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.”

6


3. Hành động nhân văn
Hành động nhân văn là những hành động nêu gương bằng những việc làm
tử tế.
Khi phát động phong trào sẻ cơm nhường áo Bác đã là người tiên phong
thực hiện đầu tiên “ vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực
hành trước: cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó
(mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. Tấm gương của vị Chủ tịch nước đã
khích lệ đồng bào cả nước, phong trào tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách,
nhờ có ý tưởng đó mà nhân dân ta đã vượt qua được nạn đói khủng khiếp nhất
năm 1945.
Người căn dặn “ tơi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi

mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người
sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì
“điện táng” càng tốt hơn”
4. Lối sống nhân văn
Lối sống nhân văn là lối sống giản dị tiết kiệm thanh tao, văn minh không
ham danh lợi phú quý. Trân trọng người tốt việc tốt, gần gũi với nhân dân , hịa
mình gắn bó với thiên nhiên và quần chúng.
Khi trả lời phóng viên nhà báo nước ngồi người khơng hề khách sáo khi
cho rằng “ tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây
giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tơi phải gắng sức làm,
cũng như một người lính vâng lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ
đồng bào cho tơi lui, thì tơi rất vui lịng lui” cịn về phần riêng của Bác thì Bác
mong muốn rất giản dị, Bác có mong muốn “ riêng phần tơi thì làm một cái nhà
7


nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn
với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, khơng dính líu gì với vòng danh lợi.
5. Giáo dục nhân văn
Giáo dục nhân văn là hưởng lợi sự giáo dục văn minh, giáo dục nâng đỡ cái
hay, cái tốt, cái thiệnđẩy lùi cái xấu xa, cái ác. Nêu gương người tốt việc tốt
tránh trù dập lẫn nhau
Người khẳng định: “Mỗi con người đều có thiện và ác trong lịng. Ta phải
biết làm sao cho phần tốt ở trong mỗi người nảy nở như hoa mùa xuân và phần
xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có
thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp
họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi
cái ác, chứ không phải đập cho tơi bời. Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng
ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây
dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới cuộc sống mới”.

6. Pháp trị nhân văn
Là dùng pháp luật để răn đe, trừng trị và giáo dục con người nhưng phải có
văn hóa. Tránh dùng nhục hình (tra tấn dã man).
Người nói: “ nhục hình là lối dã man, là cách của đế quốc tư bản phong
kiến, nó dùng để trị quần chúng, trị cách mạng. Chúng ta có chính sách đúng,
có lý lẽ đúng, có lực lượng mạnh, sao cịn dùng cách dã man? Dùng nhục hình
là chưa tẩy sạch tư tưởng dã man, đầu óc phong kiến đế quốc. Dùng nhục hình
là vì khơng chịu khó phát động quần chúng. Đợt này tuyệt đối khơng được dùng
nhục hình, nếu dùng nhục hình là trái chính sách của Đảng, của Chính phủ, trái
tác phong của cách mạng”.
8


II: BÀI HỌC (GIÁ TRỊ SỐNG) TỪ TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HCM ĐỐI VỚI
BẢN THÂN
1. Bài học lý tưởng nhân văn
“Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi” đây là câu nói của Chủ tịch Hồ Chí
Minh khi trả lời phỏng vấn báo Granma (Cuba). Điều này được chứng minh một
cách đầy đủ bằng cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người với tinh thần trách
nhiệm và quyết tâm phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân cao nhất. Trước cảnh
nước mất nhà tan, đòng bào sống cuộc đời nô lệ, với trách nhiệm của một người
dân mất nước, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. Trong gần 10 năm bôn ba khắp
bốn biển, năm châu, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, Người đã hồn thành
trách nhiệm là tìm được con đường đúng đắn, sau đó tuyên truyền, vận động, bồi
dưỡng giáo dục, đài tạo những người tiên tiến nhất trong cộng đồng dân tộc thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau hơn 30 năm lặn lội tìm đường cứu nước cứu
dân, khi chính quyền đã về tay nhân dân, Hồ Chí Minh khơng hề gợn một suy nghĩ
nhỏ nào về hưởng thụ.
Hay phần viết về việc riêng phần cuối của di chúc, mặc dù nói về việc riêng nhưng
Bác cũng khơng hề nói về việc riêng cho Bác mà Bác viết “suốt đời tôi hết lòng hết

sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt
thế giới này, tơi khơng có diều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ
lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Đến cuối cùng trước khi về cõi vĩnh hằng người mà
Bác luôn nghĩ đến vẫn là con dân Việt Nam không một lúc nào Bác ngừng nghĩ về
họ. Điều này càng đúng với câu nói Bác đã dành cả đời cho dân tộc.
 Qua tình cảm nhân văn của Bác, chúng ta có thể rút ra một số bài học
cho bản thân:
- Tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

9


- Sống là để phục vụ, để cống hiến, để dấn thân vào con đường gian lao, sẵn
sàng hi sinh thân mình để bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ thành quả
cách mạng mà bao thế hệ cha ông ta đã ngã xuống để mang lại cuộc sống ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân.
- Không ngừng nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức để cống hiến sức mình đưa
đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu như
lời của Hồ Chủ tịch.
- Trong cuộc sống cũng như trong công việc ln thẳng thắn trung thực bảo
vệ quan điểm của mình,vận dụng sáng tạo linh hoạt những kiến thức đã học
vào cuộc sống ln có sự đổi mới bản thân, bản thân phải tích cực tìm tịi,
nghiên cứu, cống hiến hết khả năng của mình cho một đất nước phát triển
hơn nữa. Bản thân luôn phải lập kế hoạch cụ thể, bố trí thời gian và phương
pháp học tập hợp lý
2. Bài học tình cảm nhân văn
Với lịng nhân ái bao la, Người đã dành tình cảm yêu thương, sự chia
sẻ nỗi đau với mỗi người. Người đau nỗi đau của một người tùng trải và chứng
kiến nhiều cảnh đau thương mất mát, bao cảnh bất công, ngang trái mà đồng bào
ta, dân tộc ta đã phải gánh chịu…Người viết: “mỗi người, mỗi gia đình đều có

một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi
gia đình lại thành nỗi đau khổ của tơi”
Chủ tịch Hồ Chí Minh dành hết tình u thương cho dân tộc Việt
NamNgười không màng danh lợi cá nhân, dồn hết tâm lực trí tuệ suốt đời chăm
lo cho hạnh phúc của nhân dân, cho nền độc lập của dân tộc và sự phát triển của
đất nước. Là lãnh tụ của dân tộc bác nhận thức rằng lo cho dân, cho nước từ
những việc lớn đến việc nhỏ, từ việc tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc,
xây dựng phát triển mọi mặt xã hội để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Vì nước vì dân Bác sẵn sang hi sinh đời sống riêng tư mà ở đời và làm người ai
cũng cần phải có. Bác khơng có gia đình riêng, nhưng người coi Việt Nam là đại

10


gia đình của Người. Người viết thư gửi bác sĩ Nguyễn Đình Tụng: “ngài biết
rằng tơi khơng có gia đình, cũng khơng có con cái. Nước Việt Nam là gia đình
của tơi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tơi. Mất một thanh niên thì
hình như tơi đứt một đoạn ruột”. Bác yêu thương con dân Việt Nam, mỗi một
người mất đi Bác giống như đứt một đoạn ruột vậy.
 Từ tình cảm bao la của Bác t có thể rút ra bài học
- Chúng ta phải biết yêu thương, biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người nhất là
những người khốn khổ, khó khăn, mất mát.
- Học được cách yêu thương , sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau "lá lành đùm lá
rách"... để góp phần xây dựng đất nước ngày một phát triển hơn.
3. Bài học hành động nhân văn
Khi viết về việc riêng, di chúc của bác vẫn là sự quan tâm đạc biệt, lo lắng
đến đồng bào. Bác lo tốn thời gian, tiền bạc, ruộng đất của nhân dân. Vì vậy Bác
yêu cầu thi hài của Bác được đốt đi “ vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt
vệ sinh, lại không tốn đất”
 Từ hành động nhân văn của Bác, chúng ta có thể rút ra một số bài học cho

bản thân:
- Hành động nhân văn của Bác đã khơi dậy lịng u thương đồng loại, biết
cảm thơng, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau "lá lành đùm lá rách", "thương
người như thể thương thân".
- Tích cực tham gia các hoạt động ,các phong trào ủng hộ những người gặp
khó khăn, hoạn nạn, những mảnh đời bất hạnh, góp phần xóa đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống xã hội.
- Là sinh viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội với tinh thần yêu thương
lá lành đùm lá rách: ví dụ kêu gọi mọi người ủng hộ địng bào miền trung
chịu bão lũ, hiến máu nhân đạo cứu người
- Phải biết tiết kiệm, khơng nên lãng phí, lãng phí là có tội với đất nước.

11


4. Bài học lối sống nhân văn
Trước khi về cõi vĩnh hằng Bác căn dặn tro của bác chia thành 3 phần, chia
cho mỗi miền một phần. Lo đồng bào đi thăm viếng mình khơng có chỗ nghỉ ngơi,
Bác đề nghị xây một cái nhà giản đơn, xung quanh trồng cây có bóng mát sẽ tốt
cho phong cảnh và lợi cho nơng nghiệp. Hiếm có một vị lãnh tụ nào giống như
lãnh tụ của Việt Nam chúng ta, ngay cả việc chơn cất Người cũng nhìn rất xa,
Người khơng hề nghĩ đến bản thân, Người không hề nghĩ đến cái riêng mà ở
Người tình yêu thương nhân dân sâu sắc bao nhiêu thì Người càng quan tâm đến
lợi ích của nhân dân bấy nhiêu.
 Một lối sống giản dị của Hồ Chủ Tịch mà chúng ta cần phải học hỏi
- Bản thân mỗi chúng ta cần phải tự rèn cho mình lối sống giản dị, sống tiết
kiệm, sống hịa mình với thiên nhiên, với vạn vật.
- Không xa xỉ, không hoang phí bừa bãi, cái gì khơng có lợi cho mình và cho
dân tộc thì dù tốn một xu cũng khơng được tiêu. Tiết kiệm ở đây khơng chỉ
có nghĩa là tiết kiệm tiền bạc mà nó cịn tiết kiệm được thời gian, cơng sức

và trí tuệ của chúng ta.
- Trong cuộc sống cần phải rèn luyện cho mình một lối sống lành mạnh, phân
bổ thời gian hợp lý, tự tạo cho mình những thú vui: ngồi thời gian học tập
nghiên cứu, thời gian rảnh có thể trồng hoa, đọc sách báo, rèn luyện sức
khỏe ln có một tinh thần sảng khoái…
5. Bài học giáo dục nhân văn
Người đã uốn nắn cách nhìn sai lệch khi xem bản tính con người là bẩm
sinh, có từ khi lọt lịng mẹ. Theo Người, thiện và ác ở mỗi con người đâu có phải
do bẩm sinh mà là kết quả của giáo dục. Con người khi sinh ra chưa hình thành rõ
nét tính cách, thơng qua q trình giáo dục, xã hội hóa thì tính cách mới được hình

12


thành và phát triển. Bác nói: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lịng. Ta
phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và
phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”. Người coi tính cách
như một phẩm chất được nảy sinh, hình thành và phát triển thông qua môi trường
xung quanh.
 Qua đây, chúng ta có thể rút ra một số bài học cho bản thân:
- Chúng ta phải biết khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm
của bản thân. Một khi có lỗi, thì phải biết nhận lỗi và sửa sai.
- Luôn sẵn sàng tạo cơ hội cho những người nhận ra sai trái của mình và biết
sửa sai. Đồng thời phê phán kịp thời những người phản lại Tổ quốc, không
biết nhận ra sai trái của bản thân, làm ảnh hưởng đến xã hội, đến dân tộc.
- Lấy gương người tốt, việc tốt để làm động lực phấn đấu mỗi ngày, góp phần
xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
6. Bài học pháp trị nhân văn
Xuất phát từ lịng nhân ái, vì cuộc sống tự do hạnh phúc của con người, Bác
đã bác bỏ chính sách dùng nhục hình dã man “ dùng nhục hình là trái chính sách

của Đảng, của Chính phủ, trái tác phong của cách mạng”.
Với một tấm lòng rộng như biển cả, bao dung, cảm hóa tất cả mọi người.
Trong di chúc Người có đề cập đến những kẻ lầm đường lạc lối, Người dạy phải
ngoan hồng, vui lịng đón rước những đứa con vì cảnh ngộ mà phải lạc bầy. Bác tin
rằng người Việt Nam nào cũng yêu nước, muốn đất nước thống nhất độc lập ta
khéo nhen chút than hồng ấy, nó sẽ cháy lên thành ngon lửa Bác viết: “ đối với
những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc…, thì nhà
nước phải vừa dùng giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo, giúp họ trở nên những

13


người lao động lương thiện”. Vì lịng nhân ái cao cả đó, bác đã giáo dục, cảm hóa
được mọi người, đoàn kết toàn thể dân tộc.
 Qua đây, chúng ta có thể rút ra bài học như sau:
- Dùng pháp luật để răn đe, trừng trị và giáo dục những người làm điều sai
trái, trái với những quy định của pháp luật, tránh dùng nhục hình, vì theo
Bác dùng nhục hình chẳng khác nào chúng ta "chưa tẩy sạch tư tưởng dã
man, đầu óc phong kiến đế quốc".
- Tích cực phát động, tuyên truyền và ngợi ca những tấm gương tốt để mọi
người lấy đấy đó làm gương, góp phần xây dựng một xã hội văn minh.
- Bên cạch đó chúng ta cần phải có một ý chí vững vàng, tránh xa những tệ
nạn xã hội
C: KẾT LUẬN
Cả cuộc đời của người là một hình mẫu của con người nhân văn của thời đại
mới. Trong con người Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa lòng yêu thương con
người với lịng tự tin, sự tơn trọng ý chí và hành động triệt để giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội, giải phóng con người. Tình nhân văn cao cả trong tư tưởng Hồ
Chí Minh là đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Ở Hồ Chí Minh, nhân dân
khơng phải là một khái niệm chung chung, mơ hồ mà là cộng đồng Việt Nam, là

đồng bào, là từng con người. Trước lúc đi xa Người vẫn dành muôn vàn tình
thương yêu cho mọi người. Lời dạy của Người đã thấm nhuần trong tư tưởng của
mỗi người dân Việt Nam, đối với thế hệ trẻ Người là một tấm gương sáng đề
chúng ta noi theo. Luôn ra sưc học tập, rèm luyện và làm theo lời Bác
Với tư cách là một sinh viên cũng là thành viên ucra hàng ngũ người chủ
tương lai của đất nước. Mỗi sinh viên phải biết tu dưỡng: “Học, học nữa, học mãi”

14


học tập vận dụng tốt tư tưởng đạo đức, nhân văn Hồ Chí Minh “Học đi đơi với
hành”. Là một thế hệ chúng ta phải năng động sáng tạo góp phần thực hiện thành
công CNH, HĐH đất nước, làm cho đất nước càng trở nên phát triển hùng mạnh.
D: MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình(tài liệu) Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh theo phương pháp tích cực.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
quốc gia.

15



×