Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

đặc điểm mô hình tổ chức hành chính của quốc gia đang phát triển. mô hình hành chính vương quốc thái lan – kingdom of thailand

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.79 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
Cơ sở TP. Hồ Chí Minh
oo0oo
BÁO CÁO NHÓM
MÔN HÀNH CHÍNH SO SÁNH
Câu hỏi : ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
CỦA QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN. MÔ HÌNH HÀNH CHÍNH
VƯƠNG QUỐC THÁI LAN – KINGDOM OF THAILAND.
1
ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
CỦA QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
(VƯƠNG QUỐC THÁI LAN – KINGDOM OF THAILAND)
- Tại các nước đang phát triển thường tồn tại mâu thuẫn giữa xu hướng hiện
tại và bảo thủ truyền thống.
- Các cơ quan hành pháp và lập pháp thường thiếu khả năng để kiểm soát các
cơ quan hành chính dân sự hoặc quân sự.
- Hệ thống chính sách không hoàn toàn đầy đủ và chưa có sự tách biệt tương
đối rõ ràng giữa việc hoạch định và ban hành chính sách, giữa hoạt động
chính trị và hoạt động hành chính.
- Tính cục bộ địa phương do thời kì thuộc địa để lại khá rõ nét tại nhiều
nước.
- Bộ máy hành chính của các nước sau khi giành được độc lập chịu một số
sức ép nhất định.
- Nền hành chính ở các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng sâu sắc của các
truyển thống văn hóa dân tộc và tôn giáo bản địa.
- Năng lực của nhà nước còn nhiều hạn chế trước đòi hỏi ngày càng tăng của
xã hội.
- Thường xuyên tồn tại xung đột giữa mong muốn tập quyền và nhu cầu
phân quyền.
2


ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH HÀNH CHÍNH VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
KHÁI QUÁT VỀ THÁI LAN
Vương quốc Thái Lan, thường gọi là Thái Lan, là một quốc gia nằm ở
vùng Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và
Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma
và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt
Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở
biển Andaman.
Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol
Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế
giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thức
là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất
nước. Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương
mại, công nghiệp và văn hóa.
Thái Lan có diện tích 513.000 km
2
(198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên
thế giới và dân số khoảng 64 triệu người đông thứ 21 trên thế giới. Khoảng 75%
dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Malay, phần còn
lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Có
khoảng 2,3 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ
chính thức là tiếng Thái.
Phật giáo Thượng tọa bộ được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ
người theo đạo là 94,7%, tỉ lệ thuộc loại cao nhất thế giới. Người Hồi giáo
chiếm 4,6% và các tôn giáo khác chiếm 0,7% dân số. Văn hóa và truyền thống
Thái Lan chịu ảnh hưởng chủ yếu từ Trung Hoa và cùng với Myanma, Lào,
Campuchia chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ ở mức độ ít hơn. Từ năm 1985 đến 1995,
kinh tế Thái Lan phát triển nhanh và trở thành nước công nghiệp mới trong đó
3
du lịch có những điểm đến nổi tiếng như Pattaya, Băng Cốc và Phuket và xuất

khẩu đóng góp quan trọng vào nền kinh tế.
4
BỘ MÁY HÀNH CHÍNH THÁI LAN
Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo
chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng Thái Lan
luôn có chính sách ngoại giao khéo léo đối với các cường quốc Tây Âu và Nhật
Bản trong thời cận và hiện đại. Thái Lan luôn biết tận dụng vị thế địa lí để làm
trái độn giữa các cường quốc. Nhờ thế Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm
lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ
đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai.
Thái Lan đã kí hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và
với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía Bắc Malaysia hiện
tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ
đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân
định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp
vào cuối thế kỷ 19.
Trong Thế chiến thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản,
cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Miến Điện. Lợi dụng thế suy yếu
của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại
Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị
hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát
xít Nhật vào cuối thế chiến, Thái Lan làm đảo chính vào ngày ngày 1 tháng 8
năm 1944 và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của
Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và
hòa bình.
Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi Anh và
Pháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan.
Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các
5
lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng trong thời gian chiến tranh cho Anh và Pháp.

Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, như
để bảo trợ Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các quốc gia
lân bang.
I. THỂ CHẾ:
Thái Lan là nhà nước quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nuớc là nhà
vua thống lĩnh các lực lượng vũ trang. Thực tế, quyền lực của nhà vua lớn hơn
rất nhiều so với qui định của hiến pháp do ảnh hưởng của uy tín và giành được
sự tôn trong của tuyệt đại người dân. Tham mưu cho nhà vua có hội đồng cơ
mật gồm hai thành viên. Nhà vua Thái là nguyên thủ quốc gia theo chế độ kế vị,
nắm quyền bổ nhiệm thủ tướng.
Quốc hội Thái Lan là cơ quan lập pháp của Thái Lan. Đây là một quốc
hội lưỡng viện, bao gồm: Thượng viện và Hạ viện. Theo Hiến pháp ngày
24/8/2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan
lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Hàng năm Quốc
hội Thái Lan họp từ tháng 1 - 5 và từ tháng 8 - 11.
- Thượng nghị viện: có quyền bãi miễn các thành viên chính phủ,
thông qua các dự luật của Hạ nghị viện, tuy nhiên không có quyền đệ
trình các dự luật mới. Thượng viện là một cơ quan phi đảng phái với
các quyền hạn lập pháp hạn chế, bao gồm 150 thượng nghị sỹ được
bầu trực tiếp từ các khu vực bầu cử với mỗi tỉnh có ít nhất một
thượng nghị sỹ. Thượng nghị sỹ có nhiệm kỳ 6 năm và không được
giữ một chức nào của chính phủ hoặc là đảng viên của một chính
đảng nào. Theo quy định của phần lớn các hiến pháp trước đây,
thượng nghị sỹ được nhà vua bổ nhiệm. Thượng nghị viện Thái Lan
có tổng cộng 150 ghế. Ngoài 76 ghế do dân bầu, 74 ghế còn lại được
một Uỷ ban gồm các thẩm phán, Uỷ ban bầu cử (EC) và nhiều nhân
vật đứng đầu các cơ quân độc lập bầu chọn. Một nhiệm kỳ của các
Thượng nghị sỹ Thái Lan kéo dài 6 năm. Thái Lan hiện đang duy trì
hệ thống lưỡng viện gồm Hạ nghị viện và Thượng nghị viện. Thượng
6

nghị viện có quyền bãi miễn các thành viên chính phủ, thông qua các
dự luật của Hạ nghị viện, tuy nhiên không có quyền đệ trình các dự
luật mới.
- Hạ viện (Quốc hội) gồm có 480 nghị sỹ, trong đó 400 nghị sỹ được
bầu theo khu vực bầu cử và 80 nghị sỹ được bầu theo danh sách các
Đảng tiến cử. Hạ viện đề nghị các dự luật và Thượng viện phê chuẩn,
đề nghị tu chính hay bác bỏ. Nếu Thượng viện không đồng ý với một
dự án luật, dự luật đó sẽ được trì hoãn trong 180 ngày, sau đó Hạ viện
có thể thông qua bản dự thảo luật được đa số tuyệt đối đồng ý mà
không cần tham khảo ý kiến của Thượng viện.
Quốc hội Thái Lan có 31 uỷ ban. Mỗi uỷ ban phụ trách riêng một hoặc
một số lĩnh vực. Việc tổ chức các uỷ ban không tương ứng với số bộ của Chính
phủ (Chính phủ có 21 bộ), các vấn đề tôn giáo, phụ nữ, người tàn tật không có
bộ phận riêng phụ trách nhưng lại có Uỷ ban chuyên môn của Nghị viện.
Mỗi uỷ ban của Nghị viện có khoảng 21 thành viên. Các thành viên của
các Uỷ ban được phân chia theo tỷ lệ đảng phái trong Quốc hội. Chức Chủ
nhiệm Uỷ ban của Quốc hội được phân chia theo tỷ lệ đảng phái. Những uỷ ban
phụ trách các vấn đề liên quan đến các bộ quan trọng thường do người của đảng
cầm quyền làm Chủ nhiệm. Việc này đã tạo thuận lợi cho hoạt động của đảng
cầm quyền và Chính phủ.
Các chức vụ Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký Quốc hội là những người
không thuộc một đảng phái chính trị nào, họ là những người trung lập, là công
chức nhà nước và không được tham gia tranh cử. Việc lựa chọn các chức danh
Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký do một Uỷ ban (bao gồm Chủ tịch Nghị viện, 2
Phó Chủ tịch Nghị viện và một số Chủ nhiệm Uỷ ban của Nghị viện) lựa chọn
xem xét và chấp nhận.
Cơ quan hành pháp: Thủ tướng Chính phủ do nhà vua bổ nhiệm trong số
các nghị sĩ của Hạ viện theo khuyến nghị của Quốc hội trên cơ sở ủng hộ của đa
số trong Quốc hội. Đó thường là lãnh đạo của đảng lớn nhất hoặc là thủ lĩnh
đảng có tập hợp liên minh đa số trong Hạ viện.

Thủ tướng Chính phủ đứng đầu ngành hành pháp, là lãnh đạo của Nội các
Thái Lan. Thủ tướng Chính phủ có các chức năng chủ yếu là kiểm tra, chỉ đạo
mọi hoạt động của nội các và điều hành các chính sách của Chính phủ có hiệu
7
quả. Ngoài ra, thủ tướng còn lựa chọn và đề xuất với nhà vua bổ nhiệm các thẩm
phán và công chức cao cấp.
Thủ tướng hiện nay là: Abhisit Vejjajiva của đảng Dân chủ , người
được bổ nhiệm vào 17 tháng 12 năm 2008
Cơ quan tư pháp gồm có ba hệ thống khác nhau: các hệ thống Tòa án
Tư pháp, Tòa án hệ thống hành chính và các Toà án Hiến pháp Thái Lan.
Các thẩm phán đều phải trãi qua thi cử trước khi được bổ nhiệm chính
thức bở nhà Vua. Có hai hình thức thi khác nhau được đưa ra: một hình thức thi
dành cho các thẩm phán được đào tạo tại Thái Lan và một hình thức được đưa
ra cho các thẩm phán tốt nghiệp từ các trường luật nước ngoài.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH:
Thái Lan được chia làm 76 tỉnh (changwat), trong đó có 2 thành
phố trực thuộc trung ương: Bangkok và Pattaya. Do có phân cấp hành chính
tương đương cấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan.
Các tỉnh được chia thành các huyện (amphoe) hoặc quận (khet).
Năm 2006, Thái Lan có 877 huyện và 50 quận (thuộc Bangkok). Một số phần
của các tỉnh giáp ranh với Bangkok (như Nonthaburi, Pathum Thani, Samut
Prakan, Nakhon Pathom và Samut Sakhon) thường được gộp chung và được biết
đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ (amphoe mueang) trùng
tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket hay
Phuket). Các huyện được chia thành các xã (tambon), trong khi các quận được
chia thành các phường (muban). Các xã được chia thành các thôn (muban).
Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố (Thesaban
nakhon), thị xã (Thesaban mueang) và thị trấn (Thesaban tambon). Nhiều thành
phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố
và vài thị xã.

8
1. BỘ MÁY HÀNH CHÍNH TRUNG ƯƠNG:
Chính phủ Hoàng gia Thái Lan, Chính phủ Thái Lan là chính phủ đơn
nhất của Vương quốc Thái Lan . Thái Lan kể từ năm 1932 đã được một chế độ
quân chủ lập hiến theo một nghị viện dân chủ của hệ thống. Các cuộc cách mạng
năm 1932 đã mang chấm dứt chế độ quân chủ tuyệt đối và thay thế nó bằng một
hệ thống của chế độ quân chủ lập hiến. Theo Hiến pháp 2007 (được soạn thảo
bởi một hội đồng quân sự bổ nhiệm, nhưng chấp thuận trưng cầu dân ý) các cơ
cấu hiện nay của Chính phủ Thái Lan đã được thành lập.
Thái Lan cho đến nay đã có mười bảy Hiến pháp , tuy nhiên cấu trúc cơ
bản của chính phủ vẫn như nhau. Chính phủ Thái Lan được tạo thành từ ba
ngành: hành pháp, lập pháp và tư pháp, hệ thống của chính phủ được mô hình
hóa sau khi hệ thống Westminster . Tất cả các ngành của chính phủ nằm trong
phạm vi Bangkok , thủ đô của Thái Lan.
Chính phủ Trung ương Thái Lan gồm có 21 Bộ và các cơ quan ngang
bộ, cụ thể:
1 Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
2 Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
3 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
4 Bộ trưởng Bộ Tài chính
5 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
6 Bộ trưởng Bộ Du lịch và Thể thao
7 Bộ trưởng Phát triển xã hội và an ninh con người
8 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã
9 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
10 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
11 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Công nghệ
12 Bộ trưởng Bộ Năng lượng
13 Bộ trưởng Bộ Thương mại
14 Bộ trưởng Bộ Nội vụ

15 Bộ trưởng Bộ Tư pháp
16 Bộ trưởng Bộ Lao động
17 Bộ trưởng Bộ Văn hóa
18 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
9
19 Bộ trưởng Bộ Giáo dục
20 Bộ trưởng Bộ Y tế công cộng
21 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
 Nội các
Nội các Thái Lan hoặc Hội đồng Bộ trưởng của Thái Lan là một hội
đồng gồm 35: Bộ trưởng của Nhà nước và các Thứ trưởng. Hiện đang có 21 bộ
trong nội các, trong đó bao gồm các phần chính của nhân viên nhà nước. Nội các
chịu trách nhiệm về việc xây dựng và thực hiện các chính sách của chính phủ.
Các thành viên của nội các không nhất thiết phải thành viên của hạ viện như ở
các nước khác.
Nội các hoạt động hiện tại của Thái Lan được cơ cấu từ 5 Đảng phái ở
Thái, là hình thức liên minh cầm quyền, gồm: Dân chủ (Democrat), Chart Thai
Pattana , Bhumjaithai , For the Motherland, Thai United National Development
và nhóm Friends of Newin Group. Nội các gồm: 21 bộ trưởng, 3 Phó Thủ tướng,
11 Thứ trưởng và đứng đầu là Thủ tướng.
NỘI CÁC
Vị trí Tên Đảng
Thủ tướng Chính phủ Abhisit Vejjajiva
DEM
DEM
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Suthep Thaugsuban
DEM
DEM
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Dr.Trairong Suwankeeree
DEM

DEM
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Thiếu tướng Sanan Kajornprasart CTP
Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Satit Wongnongtaey
DEM
DEM
Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Ongart Klampaiboon
DEM
DEM
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng General Prawit Wongsuwan
DEM
DEM
Bộ trưởng Bộ Tài chính Korn Chatikavanij
DEM
DEM
Thứ trưởng Bộ Tài chính Pradit Pataraprasit RC
Thứ trưởng Bộ Tài chính Dr.Mun Pattanothai MP
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kasit Piromya
DEM
DEM
Bộ trưởng Bộ Du lịch và Thể thao Chumphol Silpa-archa CTP
Bộ trưởng Phát triển xã hội và an ninh con người Issara Somchai
DEM
DEM
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Theera Wongsamut
DEM
DEM
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Suphachai Phosu BJT
10
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Sophon Saram BJT
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Kuakul Danchaiwijit CTP

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Suchart Chockchaiwattanakorn BJT
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Suwit Khunkitti SAP
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Công
nghệ
Juti Krairerk
DEM
DEM
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Dr.Wannarat Channukul RC
Bộ trưởng Bộ Thương mại Pornthiva Nakasai BJT
Thứ trưởng Bộ Thương mại Alongkorn Pollabutr
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Chaovarat Chanweerakul BJT
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Boonjong Wongtrairat BJT
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thaworn Senniam
DEM
DEM
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Pirapan Salirathavibhaga
DEM
DEM
Bộ trưởng Bộ Lao động Chalermchai Sri-on
DEM
DEM
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Niphit Intharasombat
DEM
DEM
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Dr.Virachai Virameteekul
DEM
DEM
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Chinnaworn Boonyakiat
DEM
DEM

Thứ trưởng Bộ Giáo dục Chaiyot Jiramaetagron PPD
Thứ trưởng Bộ Giáo dục Narisara Chawaltanpithak PPD
Bộ trưởng Bộ Y tế công cộng Jurin Laksanawisit
DEM
DEM
Thứ trưởng Bộ Y tế công cộng Pansiri Kulanartsiri BJT
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Chaiwuti Bannawat
DEM
DEM
2. BỘ MÁY HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG:
Thái Lan được chia thành 76 tỉnh (changwat). Bộ Nội vụ bổ nhiệm
thống đốc cho các tỉnh, nhưng Bangkok và thành phố Pattaya, nơi thống
đốc được dân bầu.
Chính quyền tỉnh được thiết lập tại các vùng nông thôn ngoài phạm
vi các đô thị và các quận vệ tinh. Hội đồng tỉnh có từ 18 đến 36 đại biểu
dân cử ( nhiệm kỳ 4 năm).
11
Chính quyền đô thị gồm thành phố, thị trấn. Mỗi chính quyền có
hai loại hình cơ quan: cơ quan dân cử (có từ 12 đến 24 đại biểu được bầu
– nhiệm kì 4 năm) và cơ quan chấp hành có thị trưởng và các phó thị
trưởng, bắt buộc là đại biểu của Hội đồng dân cử, có một nhân viên hành
chính đô thị giúp việc cho thị trưởng theo dõi các hoạt động.
Quận vệ tinh được tổ chức theo hệ thống quản lý ủy ban, quận
trưởng là chủ tịch ủy ban. Mỗi quận có 9 đại biểu được dân bầu theo
nhiệm kì 4 năm.
Chức năng của chính quyền địa phương gồm thu lượm rác thải, vệ
sinh đường phố, duy tu các phương tiện giao thông, thoát nước, cấp nước,
phòng cháy… cấp chính quyền địa phương càng thấp thì nhiệm vụ hành
chính càng giảm.
III. NHÂN SỰ:

Nền công vụ Thái được coi là “đầy tớ phục vụ nhà vua”, được
thực hiện theo nguyên tắc làm việc suốt đời và cơ hội bình đẳng trong tuyển
dụng. Hiện nay, hệ thống công vụ của Thái Lan được thực hiện theo Luật công
vụ năm 1992, dựa vào 4 khái niệm chủ yếu: năng lực, cơ hội công bằng, an toàn
công việc và trung lập về chính trị. Quản lý công vụ ở cấp trung ương là ủy ban
công vụ với nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau, tổng số công chức của Thái
Lan khoảng 1,2 triệu người.
Việc phân loại công chức ở Thái Lan nhằm đảm bảo việc trả
lương tương xứng với công việc và đặt đúng người, đúng việc. Công chức được
chia thành 3 nhóm chính: Công chức thường trực (bao gồm các công chức trong
công vụ nhận lương từ quỹ lương công vụ thường xuyên và đuợc bổ nhiệm như
qui định của Luật công vụ 1992); quan chức phục vụ trong Hoàng gia (gồm
công chức được bổ nhiệm vào các chức vụ phục vụ Hoàng gia được ghi trong
Nghị định Hoàng gia); các quan chức phục vụ đối ngoại đặc biệt (bao gồm các
12
công chức được bổ nhiệm trong các trường hợp đặc biệt về lý do chính trị đối
với các vị trí công tác ở nước ngoài được qui định riêng).
Hiện nay, có 11 bậc chung cho các chức vụ công vụ trong đó bậc
1 là bậc thấp nhất, bậc 11 là bậc cao nhất. Phần lớn công chức Thái Lan thường
từ bậc 3 đến bậc 8.
Các chức danh công vụ được phân chia thành 3 khung: các chức
danh chung; các chức danh chuyên môn; các chức danh điều hành trung và cao
cấp.
Việc tuyển dụng công chức ở Thái Lan được thực hiện theo 3 hình
thức: thi tuyển cạnh tranh, chọn lựa và bổ nhiệm những người có năng lực
chuyên môn đặc biệt vào các chức danh chuyên gia và chuyên viên. Thi tuyển
công chức của Thái Lan gồm các nội dung: kiến thức chung, kiến thức cụ thể,
kiểm tra sự phù hợp với chức danh tuyển dụng thông qua hồ sơ, kinh nghiệm và
học vấn. Việc thi tuyển do ủy ban công vụ chịu trách nhiệm tiến hành các kì thi
tuyển. Trong những điều kiện cụ thể, ủy ban công vụ có thể ủy nhiệm cho các cơ

quan khác của chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện chức năng này, tuy nhiên,
nội dung, thủ tục, các tiêu chuẩn đỗ, trượt và danh sách đủ tư cách thi vẫn do ủy
ban công vụ đảm nhiệm.
Việc đánh giá công chức được thực hiện 1 năm 2 lần do cấp trên
trực tiếp thực hiện. Kết quả đánh giá làm cơ sở để nâng lương, tiêu chuẩn đánh
giá là kết quả công việc, trình độ chuyên môn, kỷ luật lao động.
IV. KIỂM SOÁT:
Việc tiến hành kiểm soát kỷ luật công chức được tiến hành điều tra công
bằng, xem xét cụ thể, khân trương, khách quan và tôn trọng sự thật. Khi công
chức vi phạm sai lầm thì người lãnh đạo, giám sát phải điều tra đề tìm ra thực
13
chất của vấn đề càng sớm càng tốt và quyết định xem những lời buộc tội hoặc sự
nghi ngờ đó có căn cứ hợp lí và xác đáng hay không.
Các hình thức xử phạt vi phạm kỉ luật:
- Cảnh cáo
- Trừ lương
- Hạ bậc lương
- Cho nghỉ tìm việc
- Đuổi việc, sa thải.
Công chức bị xử phạt theo Luật công vụ được quyền khiếu nại trong
vòng 30 ngày kể từ khi được thông báo kỷ luật. Việc xem xét và giải quyết được
thực hiện theo qui chế của ủy ban công vụ.
Hệ thống luật pháp Thái Lan kết hợp các nguyên tắc của pháp luật truyền
thống của Thái Lan và phương Tây. Theo hiến pháp, Tòa án Hiến pháp là tòa án
cao nhất của kháng cáo, mặc dù thẩm quyền được giới hạn xác định rõ ràng các
vấn đề hiến pháp. Các thành viên được đề cử bởi một ủy ban của các thẩm phán,
các nhà lãnh đạo trong quốc hội, và các quan chức cấp cao, có ứng cử viên được
xác nhận của Thượng viện và bổ nhiệm bởi nhà Vua.
Toà án Tư pháp có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự và dân sự và được
tổ chức trong ba tầng: Toà án cấp sơ thẩm, Tòa án thượng thẩm, và Tòa án tối

cao Tư pháp. Toà án hành chính có thẩm quyền xét xử phù hợp giữa các bên tư
nhân và chính phủ, và các trường hợp trong đó một thực thể đang kiện chính phủ
khác.
Tại các tỉnh biên giới phía nam của Thái Lan, nơi người Hồi giáo chiếm
đa số dân số, Ủy ban Hồi giáo tỉnh có thẩm quyền hạn chế trong chứng thực di
chúc, gia đình, hôn nhân, và các trường hợp ly hôn.
14

×