Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

giải quyết sai phạm trong chỉ định thầu mua sắm thiết bị (máy vi tính) tại sở giáo dục và đào tạo tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.64 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới, Đất nước ta đã có những chuyển biến tích cực
về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cơ sở hạ tầng nước ta có bước nhảy và
phát triển mạnh mẽ, cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin được áp
dụng rộng rãi vào thực tiến, trong đó có quản lý nhà nước cũng được đưa
công nghệ thông tin vào rộng rãi trên mọi lĩnh vực quản lý ngày càng hiện
đại, đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi hiện nay trong công tác quản lý nhà
nước và xã hội, đưa đất nước ta tiến lên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Để có được những thành tựu đó phải nói đến những đóng góp to lớn của
ngành thơng tin - viễn thông.
Trong lĩnh vực thông tin cũng như ở các lĩnh vực khác, nước ta đã hình
thành cơ chế đấu thầu cạnh tranh từ những năm 90 của thế kỷ trước với các
hình thức: Chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi và đấu thầu quốc
tế. Mỗi hình thức đấu thầu đều được quy định chi tiết trong văn bản pháp quy,
Luật đấu thầu các văn bản của Chính phủ và các bộ các ngành trung ương. Để
người có thẩm quyền (Chủ đầu tư) cùng với các nhà thầu nghiên cứu và tổ
chức thực hiện nhằm cơng khai, minh bạch, bình đẳng và cơng bằng trong
cơng tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu có năng lực, bảo đảm thực hiện có
hiệu quả cơng việc được giao, tránh nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, tham
nhũng, làm thất thoát tiền vốn của nhà nước đặc biệt là vốn từ các dự án đầu
tư .
Tuy nhiên việc thực hiện quy trình tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
là một cơng việc quan trọng địi hỏi phải có những con người quản lý, hay
chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực đấu thầu, những người này
phải có năng lực, trình độ và đặc biệt phải công tâm, khách quan, công bằng
trong việc thực hiện nhiệm vụ đấu thầu. Nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả


nghiêm trọng trong công tác đấu thầu như: Làm sai lệch kết quả đấu thầu,
không minh bạch trong đấu thầu gây thất thốt, lãng phí tiền vốn của nhà


nước. Trong đó, Chỉ định thầu là hình thức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu có
những đặc điểm riêng biệt so với các hình thức đấu thầu khác. Giá gói thầu
của hình thức chỉ định thầu gói thầu có quy mơ nhỏ, việc thực hiện quy trình
chỉ định thầu cũng khơng giống với các hình thức đấu thầu khác.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn tổng hợp trịu sự điều
hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời tuân thủ sự chỉ đạo chuyên môn
nghiệp vụ của Bộ kế hoạch và Đầu tư. Sở có chức năng gúp việc cho Uỷ ban
nhân dân tỉnh về :
+ Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trung han, dài han và
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh .
+ Chủ trì, phối hợp với các ngành trong tỉnh hoạch định các cơ chế
chính sách đầu tư, kêu gọi thu hút đầu tư theo luật đầu tư .
+ Cấp phép đầu tư cho các doanh nghiêp trên địa bàn tình, kiểm tra tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để báo cáo tỉnh
điều chỉnh sử lý kịp thời nghững vướng điều chỉnh kịp thời .
+ Chủ trì phối hợp với các Sở ngành phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ
bản, vốn trái, vốn ODA...và các nguồn vốn khác do tỉnh quản lý .
+ Thẩm định các dự án lớn, thẩm định kế hoạch đấu thầu, thẩm hồ sơ
mời thầu, thẩm định kết quả đấu thầu (Lựa chọn nhà tầu) trình cấp thẩm
quyền phê duyệt.
Là viên chức của Trung tâm TDTT , tơi đã được trực tiếp và có ý kiến xử
lý nhiều hồ sơ trình thẩm định kết quả đấu thầu các gói thầu, của các chương
trình, dự án và cũng gặp khơng ít những tình huống bất ngờ, phức tạp, khơng
theo khn phép sắn có, lúc này đòi hỏi phải nghiên cứu sâu và đề xuất xử lý
tình huống cho phù hợp với Luật đấu thầu, các văn bản quy định về đấu thầu
và lựa chọn nhà thầu phù hợp với điều kiện thực tế vừa có lý , có tình .

2



Trong phạm vi bài tiểu luận Lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước
chương trình chun viên, tơi chọn tình huống quản lý :
Giải quyết sai phạm trong chỉ định thầu mua sắm thiết bị (máy vi
tính) tại Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ. Đây là tình huống xảy ra đối
với cơng tác đấu thầu lựa chọn nhà mà chủ đầu thư chưa hiểu quy chế đấu
thầu. Tình huống trên đề đến việc chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đúng
dẫn đến sự khiếu kiện của các nhà thầu, khơng bảo đảm tính cơng khai, minh
bạch và bình đẳng trong cơng tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu .
Bản thân tơi do cịn nhiều hạn chế nhất định nên phương án giải quyết
vấn đề mà tôi đưa ra không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, bản Tơi
rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo giảng viên
trong trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý Văn hoá thể thao và du lịch cũng như
các đồng chí, Đồng nghiệp liên quan đến bài viết của Tôi, để Tôi hoàn thiện
hơn nhân thức đúng đắn, áp dụng vào thực tiễn được tốt hơn. Tơi xin chân
thành cảm ơn!
I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1. Hồn cảnh ra đời /xt hiện tình huống
Nhằm trang bị mới thiết bị văn phòng (máy vi tính) loại tốt cho cán bộ
cơng nhân viên chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ vì các thiết bị
hiện nay đã cũ dùng lâu, lạc hậu, máy cấu hình thấp và hỏng nhiều khơng
khơng đáp ứng được yêu cầu làm việc của cán bộ, công chức cơ quan, để tạo
điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm việc tốt hơn, góp phần tăng năng suất, hiệu
quả công việc, sở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ đã thống nhất lập tờ
trình gửi cấp thẩm quyền để mua trang bị phục vụ công tác của sở, và theo
quy chế làm việc cơ quan có thẩm quyện (UBND tình Phú Thọ) ra văn bản
nhất trí chủ chương đầu tư thiết bị cho cho sơe Giáo dục và Đào tạo và Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ được Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ giao
làm chủ đầu tư dự án đầu tư mua xắm thiết bị văn phịng (máy vi tính) .
3



.
Từ đó Chủ đầu tư tiến hành lập hồ sơ dự án theo thông tư số 02 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn lập hô sơ dự án, và thẩm định dự án
đầu tư .
Sau khi được phê duyệt dự án (trong đó có 30 máy vi tính đặt bàn
mới,100% với cấu hình cao, đáp ứng được nhu cầu địi hỏi của cơng việc,
bằng nguồn vốn ngân sách ), chủ đầu tư đã tiến hành trình cấp thẩm quyền
phê duyệt giá thiết bị văn phòng, tiếp đó chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu
trình cấp thẩm quyền phê duyệt .
Hồ sơ kế hoạch đầu được cấp thẩm quyền phê duyệt trong quyết định
phê duyệt kế hoạch đấu thầu có nội dung hình thức lựa chọn nhà thầu được
ghi là áp dụng hình thức chỉ định thầu , khi thực hiện chủ đầu tư không chọn
nhà thầu xếp thứ nhất để chỉ định thầu mà chọn nhà thầu xếp thứ 2 để trúng
thầu do vậy nhà thầu xếp thư nhất có đơn đề nghị xep xét lại q trình lựa
trọn nhà thầu .
1.2. Mơ tả tình huống .
Việc trang bị máy vi tính mới cấu hình cao là công việc quan trọng,
bằng nguồn vốn ngân sách, vì vậy việc mua sắm phải thực hiện theo Luật đấu
thầu. Sở Giáo dục và Đào tạo - Chủ đầu tư lập dự án " Trang bị mới thiết bị
văn phịng " trong đó có gói thầu: "Mua sắm máy vi tính" được UBND tỉnh
phê duyệt tại Quyết định số 34/QĐ-UBND, ngày 25/3/2009 của UBDN tỉnh
Phú Thọ về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu mua sắm thiết bị tin
học với giá gói thầu (dự tốn) được duyệt là 700 triệu đồng, được thực hiện
theo phương thức chỉ định thầu .
Để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để chi định thầu
đối với gói thầu này. Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành đăng thông báo mời
tham gia đề xuất yêu cầu để chỉ định thầu trên các phương tiện thông tin đại
chúng 3 kỳ liên tiếp (trên báo Phú Thọ và Đài phát thanh truyền hình Phú Thọ
4



các ngày 27, 28, 29/1/2009). Sau 10 ngày kể từ khi đăng tải, Sở Giáo dục và
Đào tạo (bên mời thầu) tiến hành phát hành hồ sơ yêu cầu đã được Giám đốc
sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Có 3 nhà thầu là Cơng ty TNHH thương
mại Xn Hịa, Cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu Phú Thọ và Công ty TNHH
thương mại Đạt Nguyên tỉnh Phú Thọ tham gia mua hồ sơ đề xuất mời thầu .
Đến thời điểm đóng thầu theo quy định bên mời thầu (Sở Giáo dục và
đào tạo) tiến hành đóng thầu ; mở thầu cơng khai các hồ sơ và sau đó tổ
chuyên gia tiến hành đánh giá hồ sơ đấu thầu của cả 3 nhà thầu đã nộp hồ sơ
đề xuất theo trình tự :
Đánh giá sơ bộ, đánh về mặt kỹ thuật và xác định giá đánh giá. Kết quả
đánh giá hồ sơ dự thầu nhà thầu Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Phú Thọ
được xếp thứ nhất, nhà thầu Công ty TNHH thương mại Đạt Nguyên tỉnh Phú
Thọ xếp thứ hai và nhà thầu Công ty TNHH thương mại Xuân Hòa xếp thứ
ba, cả 3 nhà thầu đều có giá dự thầu khơng vượt dự tốn được duyệt.
Sau khi có kết quả đánh giá của tổ chuyên gia chấm thầu, sở Giáo dục
và Đào tạo lại không phê duyệt nhà thầu Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Phú
Thọ (Nhà thầu xếp thứ nhất) để trúng thầu mà phê duyệt nhà thầu Công ty
TNHH thương mại Đạt Nguyên tỉnh Phú Thọ (xếp thứ 2) trúng thầu với lý do
đây là gói thầu tiến hành theo hình thức chỉ định thầu nên chủ đầu tư hồn
tồn có quyền quyết định mời nhà thầu nào vào để tiến hành chỉ định thầu mà
khơng nhất thiết phải mời nhà thầu có giá đánh giá xếp hạng thư nhất .
Việc phê duyệt kết quả trúng thầu cho Công ty TNHH thương mại Đạt
Nguyên tỉnh Phú Thọ dẫn đến Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Phú Thọ đã
làm đơn khiếu nại đến Chủ đầu tư - Sở Giáo dục và đào tạo, Nội dung đơn là
yêu cầu xem xét lại việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu cho của chủ đầu tư
khơng đúng quy định trong q trình chỉ định thầu. và đề nghị Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Phú Thọ trúng thầu theo đúng quy định của Luật đấu
thầu, (nhà thầu nào đứng thứ nhất là có giá thấp nhất thì được trúng thầu).

Như vậy, tình huống cần phải xử lý ở đây là việc chỉ định thầu của chủ đầu tư
5


có hợp lý khơng, quy trình thực hiện chỉ định thầu đã đúng với Luật đấu thầu
và các văn bản quy định về đấu thầu chưa .
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống .
- Căn cứ giáo trình Học viện chính trị , hành chính quốc gía hệ chuyên
viên chính .
- Căn cư luật đấu thầu
- Căn cư luật đầu tư
- Căn cư thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17 tháng 02 năm 2009 của
Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu .
- Căn cứ Nhị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2009 của
Chính phủ vê quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình .
- Căn cứ Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 Của
Chính Phủ hướng dẫn thi hành luật đấy thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng
theo luật xây dựng .
- Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của
Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình .

Phân tích tình huống ở đây là xem xét vấn đề liên quan đến công việc chỉ
định thầu mua sắm máy vi tính của sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ, từ
đó xem xét đối chiếu với luật đấu thầu, với các văn bản pháp lý liên quan có
hiệu lực thi hành, xác định được những vướng mắc đúng , sai trong quá trình
triển khai tổ chức đấu thầu từ đó có biện pháp khắc phục hậu quả và thực hiện
đúng theo luật đấu thầu và các văn bản liên quan đến hoạt động đấu thầu và
lựa chọn nhà thầu đảm bảo đạt được những nội dung cơ bản trong đấu thầu .
2.2 Cơ sở lý luận

- Bảo đảm việc sử dụng tốt nguồn ngân sách nhà nước có hiệu quả cao
nhất .

6


- Bảo đảm tính cạnh cơng khai, minh bạch và công bằng trong công tác
đấu thầu và lựa chọn nhà thầu .
- Chủ đầu tư chọn được hàng hoá thiết bị giá hợp lý nhất, chất lượng tốt
nhất (tránh mua phải những hàng hoá lạc hậu ).
- Thực hiện đúng quy trình thủ tục về cơng tác đấu thầu và lựa chọn nhà
thầu theo Luật đấu thầu.
2.3. Phân Tích diễn biến tình huống .
Phân tích diễn biến tình huống việc thực hiện quy trình chỉ định thầu,
nếu chỉ xem xét trong q trình chỉ định thầu thì sẽ khó nhận thấy được ngay
nguyên nhân và hậu quả, mà hậu quả của sự việc sảy ra trong đấu thầu, không
tuân theo trình tự khn mẫu bình thường do vậy việc này địi hỏi phải có
những chun gia giàu kinh nghiệm, nắm chắc Luật đấu thầu và vận dụng hợp
lý các điều kiện về đấu thầu .
2.4. Nguyên nhân sảy ra tình huống
Do phía Chủ đầu tư - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ:
- Chưa tìm hiểu kỹ về Luật đấu thầu và các văn bản liên quan đến đấu
thầu, nhất là công tác chỉ định thầu, Chủ đầu tư (Sở Giáo dục và Đào tạo Phú
Thọ) khơng tìm hiểu Luật đấu thầu về hình thức chỉ định thầu.
- Các chuyên gia của Tổ xét thầu tuy có am hiểu về Luật đấu thầu và các
quy định về đấu thầu nhưng việc áp dụng và xử lý tình huống cụ thể chưa hợp
lý, chưa bảo đảm được hiệu quả.
- Hiểu sai về quy trình chỉ định thầu: Chủ đầu tư (Sở Giáo dục và Đào
tạo Phú Thọ) đã phát hành hồ sơ yêu cầu (bao gồm tất cả các yêu cầu về kinh
nghiệm, năng lực, kỹ thuật, giá đề xuất) cho tất cả các nhà thầu mà không nêu

yêu cầu những tính năng tiêu chuẩn hàng hố thiết bị mà chủ đầu tư cần thiết
để cho nhà thầu đáp ứng dẫn đến nhiều khả năng chủ đầu tư không chon được
máy tốt nhất, cấu hình cao, giá cả hợp lý .
- Chưa cơng khai, minh bạch và bình đẳng trong công tác chỉ định thầu,
việc chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu Công ty TNHH thương mại Đạt
7


Nguyên tỉnh Phú Thọ trúng thầu là không hợp lý bởi vì nhà thầu cơng ty cổ
phần xuất nhập khẩu Phú Thọ mới có năng lực cao nhất để thực hiện gói
thầu .
- Chưa thường xuyên nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về chỉ
định thầu. Chủ đầu tư - bên mời thầu chưa thường xuyên nghiên cứu Luật đấu
thầu nên việc thực hiện quy trình chỉ định thầu chưa đúng.
Do phía các cơng ty tham gia chỉ định thầu:
- Chưa am hiểu về Luật đấu thầu và các văn bản liên quan đến đấu thầu
và lựa chọn nhà thầu, nhất là chỉ định thầu.
- Các cán bộ tham gia công tác đấu thầu chưa hiểu về công tác chỉ định
thầu.
2.5. Hậu quả của tình huống
Để thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư đúng theo quy định của pháp luật
là điều rất cần thiết, trong đó việc chỉ định thầu để có được nhà thầu có đủ
năng lực về kỹ thuật, tài chính, năng lực đáp ứng được yêu cầu của gói thầu là
việc hết sức quan trọng quyết định sự thành cơng của gói thầu cũng như mục
tiêu đề ra. Làm tốt công tác chỉ định thầu sẽ lựa chọn được nhà thầu có đủ
năng lực để cung cấp thiết bị tốt đúng chủ loại, đúng thời gian, bảo đảm chất
lượng và hiệu quả cao nhất, tiết kiệm ngân sách của nhà nước .
Việc thực hiện quy trình chỉ định thầu khơng hợp lý trong tình huống
này có thể xảy ra các hậu quả sau:
Đối với chủ đầu tư:

- Xảy ra việc khiếu kiện của nhà thầu đối với chủ đầu tư.
- Vì chủ đầu tư khơng biết nêu u cầu về tính năng (cơng xuất) tiêu
chuẩn thiết bị máy hiện đại (hoạc dùng từ tương đương) đây là khe hở trong
đấu thầu mà chủ đầu tư thiếu sót dẫn đến tình trạng khơng chọn được thiết bị
tốt nhất và giá thấp nhất .
- Thiệt hại về ngân sách của nhà nước: Do không lựa chọn nhà thầu có
năng lực cao nhất để thực hiện gói thầu .
8


- Tốn kém về thời gian trong việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu .
- Gây ra những hậu quả tương tự đối với các cơng trình, dự án, gói thầu
khác trong cơng tác chỉ định thầu.
- Nhà thầu không tin tưởng vào chủ đầu tư.
- Thiệt hại về lợi ích, thời gian và tiền của của nhà thầu tham gia đấu
thầu (hình thức chỉ định thầu).
Đối với xã hội
- Dự án chậm được triển khai, thất thoát về ngân sách của nhà nước .
III. SỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Với việc phân tích các nguyên nhân, hậu quả ở trên và căn cứ vào các
văn bản pháp luật quy định: Luật đấu thầu và Nghị định 58/008/NĐ-CP ngày
5/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà
thầu xây dựng theo Luật xây dựng, Tơi đưa ra các phương án để xử lý tình
huống này như sau:
3.1. Mục tiêu sử lý tình huống
Mục tiêu khi sử lý tình huống
Dự đốn chính xác các tình huống sảy ra, người công chức làm việc tỷ
mỷ, khách quan, cơng bằng, minh bạch nắm bắt được tình hình và đưa ra các
phương án khắc phục, bảo đảm không sai luật đấu thầu, phương án sử lý làm
cho các nhà thầu và chủ đầu tư chấp nhận được, hạn chế tối thiểu về thiệt hại,

không gây phiền hà hạn chế tối thiểu thiệt hại cho nhân dân, cho doanh
nghiệp, cho các nhà thầu mà gói thầu vẫn được thực hiện tốt dự án đạt hiệu
quả cao nhất .
3.2. Đề xuất / Xây dựng phương án/ Giải pháp sử lý tình huống
Phương án 1: Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định hủy kết quả phê
duyệt kết quả đầu thầu hình thức lựa trọn nhà thầu chỉ định thầu và thực hiện
lại theo đúng quy trình chỉ định thầu.

9


Ưu điểm:
- Thực hiện đúng theo quy trình chỉ định thầu được quy định tại Điều
20 của Luật Đấu thầu, Điều 40 của Nghị định 58/2008/NĐ-CP, ngày 5/5/2008
của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây
dựng theo Luật Xây dựng.
- Tăng cường tính cơng khai, minh bạch và cơng bằng trong cơng tác
đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian (thực hiện lại quy trình chỉ định thầu từ khâu đầu
cho đến khi xong, khoảng 30 ngày).
- Mất lòng tin giữa nhà thầu và chủ đầu tư .
- Tốn kém về ngân sách và thời gian do phải tổ chức thực hiện lại theo
đúng trình tự thủ tục.
Phương án 2: Chấp nhận kết quả phê duyệt của chủ đầu tư Sở Giáo
dục và Đào tạo là cho nhà thầu Công ty TNHH thương mại Đạt Nguyên tỉnh
Phú Thọ trúng thầu .
Ưu điểm:
- Thể hiện được quyền của chủ đầu tư về công tác chỉ định thầu.
Nhược điểm:

- Sẽ tạo ra sự không tin tưởng của nhà thầu đối với chủ đầu tư.
- Chưa công bằng, minh bạch trong công tác đấu thầu.
- Nhà thầu đứng thứ nhất sẽ khiếu kiện, kéo dài, ảnh hưởng tới chủ đầu
tư và nhà thầu trúng thầu.
- Khơng thực hiện đúng quy trình về chỉ định thầu theo Luật đấu thầu
và các văn bản liên quan ở phần căn cư nêu trên .
- Cán bộ quản lý chưa hiểu đúng quy trình thực hiện chỉ định thầu theo
Luật đấu thầu.

10


Phương án 3: Sở Giáo dục và Đào tạo hủy kết quả trúng thầu cho công
ty TNHH thương mại Đạt Nguyên và phê duyệt Công ty cổ phần thương mại
Xuất nhập khẩu Phú Thọ trúng thầu.
Ưu điểm.
- Tạo được lòng tin của các nhà thầu tham gia đấu thầu đối với chủ đầu tư.
- Đánh giá đúng nhà thầu có năng lực, tài chính, kỹ thuật bảo đảm hiệu
quả của gói thầu .
- Thời gian triển khai thực hiện gói thầu vẫn được bảo đảm.
- Ngân sách đầu tư của nhà nước được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả .
Khuyết điểm:
- Thực hiện chưa đúng quy trình chỉ định thầu .
- Cán bộ quản lý, nhà thầu chưa hiểu được quy trình thực hiện chỉ định thầu .
3.3. Lựa chọn giải pháp phương án sử lý .
Qua phân tích ưu, nhược điểm của 3 phương án trên, tơi chọn phương án
3 là phương án xử lý tình huống, vì Nhà thầu cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu
tỉnh Phú Thọ là nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ yêu cầu, có giá
đánh giá thấp nhất , qua quá trình đánh giá hồ sơ yêu cầu được xếp thứ nhất,
do đó việc lựa chọn nhà thầu này sẽ đem hiệu quả của gói thầu cao hơn, đáp

ứng được yêu cầu, đòi hỏi của chủ đầu tư .
Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ, thực hiện sai quy trình chỉ định thầu
đã cho nhà thầu xếp thư 2 là không phù hợp với luật đấu thầu và các văn bản
hướng dẫn thi hành (được quy định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu, Điều 40
của Nghị định 58/2008/NĐ-CP, ngày 5/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng).
Phương án sử lý tình huống
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của nhà thầu Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Phú Thọ, Sở Giáo dục và Đào tạo (hội đồng chấm thầu) họp lại
xem xét và đề nghị có văn bản Ban lãnh đạo sở Thành lập hội đồng xử lý.
Bước 1:
11


Chủ đầu tư - Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng
xử lý đơn khiếu nại của nhà thầu - Trưởng ban là Giám đốc sở Giáo dục và
Đào tạo. Sau đó Hội đồng họp bàn và thống nhất ngày họp xử lý, và mời các
bên (3 nhà thầu) cùng tham gia để bảo đảm tính cơng khai, minh bạch.
Bước 2:
Trong cuộc họp, chủ đầu tư tự nhận trách nhiệm về việc chưa hiểu hết về
công tác chỉ định thầu, và đưa ra phương án giải quyết, bảo đảm lợi ích của
các nhà thầu tham gia: Hủy kết quả trúng thầu của nhà thầu công ty TNHH
thương mại Đạt Nguyên tỉnh Phú Thọ và phê duyệt cho nhà thầu công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Phú Thọ trúng thầu và bồi thường thiệt hại cho các nhà
thầu nếu có (Trong trường hợp này chưa có thiệt hại lớn cho nhà thầu vì chủ
đầu tư, chưa ký hợp đồng với nhà thầu có quyết định trúng thầu) .
Kết luận cuộc họp phải được đưa vào biên bản, nhà thầu có thắc mắc
thêm thì có thể giải thích cho rõ phù hợp với luật định, biên bản phải gửi cho
các nhà thầu tham gia đấu thầu .
Bước 3:

Chủ đầu tư ra quyết định hủy kết quả trúng thầu của nhà thầu Công ty
TNHH thương mại Đạt Nguyên tỉnh Phú Thọ.
Bồi thường thiệt hại hợp pháp cho Công ty TNHH thương mại Đạt
Nguyên tỉnh Phú Thọ nếu có, như phân tích ở trên là chưa sảy ra thiệt hại
đáng kể cho nhà thầu .
Bước 4.
Chủ đầu tư phê duyệt Nhà thầu công ty cổ phần xuất nhập khẩu Phú Thọ
trúng thầu. Bảo đảm được lòng tin của các nhà thầu đối với chủ đầu tư; Bảo
đảm hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và
bình đẳng trong đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.
Bước 5:

12


Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của chủ đầu tư và nhà thầu, nếu có
vướng mắc, phát sinh mới thì chủ đầu tư giải quyết kịp thời, đảm bảo tiến độ
của dự án.
Bước 6:
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp rút kinh nghiệm và cử cán bộ tham
gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo về đấu thầu.
IV. KIẾN NGHỊ
Qua thực tế công tác, kinh nghiệm thu được cịn ít, tuy nhiên tơi cũng
xin đóng góp một số ý kiến trong công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu như
sau:
4.1. Kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về hoạt động đấu thầu cho cán bộ quản
lý công tác đấu thầu của các cấp.
- Nghiên cứu và ban hành các văn bản chi tiết, cụ thể về hoạt động đấu
thầu lựa chọn nhà thầu để chủ đầu tư và các nhà thầu thực thi có hiệu quả và

đạt kết quả cao.
- Giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu có điểm quy định chưa thống
nhất dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau. Ví dụ như quy định về việc
lựa chọn nhà thầu đề nghị trúng thầu: Luật Đấu thầu quy định, nhà thầu có giá
đánh giá thấp nhất, thấp hơn giá gói thầu được duyệt là nhà thầu được đề nghị
trúng thầu; trong khi đó Luật Xây dựng lại không cho phép nhà thầu bỏ giá
thầu dưới giá thành xây dựng cơng trình .
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu ban hành văn bản hướng
dẫn việc sử lý tình huống đối với nhà thầu bỏ giá thầu dưới giá thành xây
dựng cơng rình để thống nhất thực hiện.
- Hiện nay tình trạng đấu thầu giả, giàn xếp đấu thầu vẫn còn xảy ra điều
này ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật, sự công bằng, minh bạch
trong cơng tác đấu thầu, dẫn đến tình trạng các cơng trình kém chất lượng vì

13


khơng lựa chọn được nhà thầu thật sự có năng lực để thi cơng cơng trình .Vì
vậy cần phải có những biện pháp để ngăn chặn tình hình này.
4.1. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng
- Các chủ đầu tư và nhà thầu nghiên cứu các văn bản về đấu thầu, thực
hiện đúng Luật Đấu thầu và các văn bản liên quan đến hoạt động đấu thầu.
- Giám sát công tác đấu thầu của các chủ đầu tư và nhà thầu.
- Thanh, kiểm tra việc thực hiện đầu thầu lựa chọn nhà thầu.
* Đối với chủ đầu tư:
- Công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.
- Cung cấp thông tin đầy đủ cho nhà thầu tham gia đấu thầu.
- Cán bộ quan lý cơng tác đấu thầu phải có năng lực cơng tác, phải có
chứng chỉ đấu thầu.
- Nghiên cứu và tham khảo các tài liệu về đấu thầu và lựa chọn nhà

thầu.
- Thực hiện quy trình về hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo
đúng Luật đấu thầu./.
V. KẾT LUẬN
Qua tình huống trên, ta thấy rằng trong quá trình tổ chức chỉ định thầu
hay công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu nói chung thường xảy ra những
tình huống đa dạng và phức tạp. Mặc dù có nhiều nhà thầu tham dự nhưng kết
quả cuối cùng chỉ cho phép có 01 nhà thầu được chọn đáp ứng được yêu cầu
về năng lực, kỹ thuật. Do đó khi giải quyết các tình huống trong đấu thầu, chỉ
định thầu cần phải nghiên cứu, tham khảo Luật đấu thầu và các văn bản liên
quan về công tác đấu thầu để thực hiện quy trình đấu thầu, hình thức chỉ định
thầu đúng với Luật đấu thầu và lựa chọn được nhà thầu có năng lực, kinh
nghiệm đáp ứng được mục tiêu đề ra, đạt hiệu quả cao nhất của dự án, đầu tư .
Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu là công việc hết sức quan trọng liên
quan đến nhiều ngành, nhiều nghề và các cấp khác nhau, địi hỏi phải có sự
phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Hiện nay đất nước ta đang
14


trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng cơ sở hạ tầng và hiện
đại hóa cơng nghệ thông tin là hết sức bức thiết. Đảng và nhà nước ta đang cố
gắng tập trung để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hướng đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp trên cơ sở phát huy nội lực, tranh thủ
các nguồn đầu tư, hỗ trợ từ bên ngồi. Nhu cầu trao đổi thơng tin ngày càng
lớn, đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Vì vậy cần phải có sự quản lý chặt chẽ
của nhà nước về công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu bảo đảm tính cơng
khai, minh bạch, cơng bằng và hiệu quả. Nhà nước cần ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu chi tiết, cụ thể hơn
nhằm giảm thiểu những tiêu cực, sai sót trong cơng tác đấu thầu, lựa trọn nhà
thầu. Bên cạnh đó phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm cơng tác đấu

thầu có đẩy đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện tốt công tác đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu theo đúng quy trình quy định của luật đấu thầu.
Trên đây là một nội dung tình huống có thật tại tỉnh Phú Thọ mà Tôi
cùng tổ chuyên gia sét thầu nghiên cứu đưa ra giải pháp sử lý đã được chủ
đầu tư, các cơ quan, đơn vị thanh tra và các nhà thầu đồng tình chấp thuận. Từ
tháng 3 năm 2009 sử lý tình huống đến nay đã hết thời gian khiếu nại và
không cịn đơn thư khiếu nại đối với gói thầu nêu trên .
Tôi cho rằng chọn phương án 3 như đã nêu là thành công nhất .

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà nước chương trình
chun viên.
- Luật đấu thầu.
- Luật đầu tư.
- Luật đầu tư số 59/2005/QH11.
- Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng.
- Báo đấu thầu số 193, ngày 25/9/2008.
- Tài liệu về gói thầu mua sắm máy vi tính.

16


MỤC LỤC
Lời nói đầu........................................................................... ..02
I/ Mơ tả tình huống...................................................... .......... 04

II/ Phân tích tình huống............................ ..............................07
III/ Sử lý tình huống.................................. .............................10
IV/ kiến nghị..................................................................... .....14
V/ Kết luận .............................................................................15
IV / Tổng số tờ........................................................................20

17



×