Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy ở trường đại học đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.66 MB, 138 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC DONG THAP

VŨ THỊ LÝ

QUAN LY HOAT DONG KIEM TRA,
DANH GIA TIN HQC CHUAN DAU RA
CHO SINH VIÊN CHÍNH QUY
O TRUONG DAI HQC DONG THAP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

2021 | PDF | 138 Pages


DONG

THAP - NAM 2021


BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC DONG THAP

VŨ THỊ LÝ

QUAN LY HOAT DONG KIEM TRA,
DANH GIA TIN HQC CHUAN DAU RA
CHO SINH VIÊN CHÍNH QUY
O TRUONG DAI HQC DONG THAP


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

Hướng dẫn khoa học
PGS.TS. PHẠM MINH GIẢN

DONG

THAP - NAM 2021


LOI CAM ON

Với tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến:
- PGS.TS. Phạm Minh Giản - Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy cho
tác giả trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu luận văn.
- Quý thầy cô, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy và truyền cho tác

giả những trí thức khoa học về chuyên ngành Quản lý giáo dục.
- Quý đồng nghiệp Trung tâm Ngoại ngữ. và Tin học luôn bên cạnh động
viên, khích lệ, cung cấp số

liệu, góp ý và cho những ý kiến quý báu, cũng như:

tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện và
hồn thành luận văn.

~ Q đồng nghiệp, sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp đã hỗ trợ tác


giả trong quá trình khảo sát số liệu phục vụ cho luận văn.

~ Mặc dù, bản thân đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận.
văn nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất
kính mong nhận được những lời chỉ dẫn ân cần của các thầy, cô giáo, ý kiến
trao đổi của quý bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc.

Xin trân trọng cảm ơn!

Đồng Tháp, tháng 11 năm 2021

Tác giả luận văn

'Vũ Thị


ii

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và

chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác. Tài liệu trích dẫn
trong luận văn đảm bảo chính xác, rõ rằng.
Tác giả luận văn

Va Thi Ly



iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........
LOI CAM DOAN...

MỤC LỤC........

on

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT........
DANH MỤC CÁC BANG.....
MO DAU...

"`
"`

1. Lý do chọn đề tài.

Yaunbrpre
eRe DW

2. Mục đích nghiên cứu.........

3. Khách thê và đối tượng...

4.
5.
6.

7.

Giả thuyết khoa học
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

8. Dự kiến đóng góp của đề

9. Cấu trúc của luận văn....

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CO SO LY LUAN VE QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG
KIEM TRA, DANH GIA TIN HQC CHUAN DAU RA CHO SINH VIEN
CHÍNH QUY Ở TRƯỜNG ĐẠI

HỌC

1.1. Téng quan nghién citu van dé.....

1.
Những nghiên
cứu ở nước ngoà
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước...
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tai...
1.2.1. Quản lý,
.
1.2.2. Kiểm tra, đánh giá.
1.2.3. Chuẩn đầu ra...


a7


iv

1.2.4. Tin học chuẩn dau ra

15

1.2.5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra
15
1.2.6. Quan lý hoạt động kiểm tra, đánh gid tin hoc chuẩn đầu ra.
16
1.3. Hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra cho sinh viên chính
quy ở trường đại học
17
1.3.1. Mục tiêu hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra cho sinh
viên chính quy.
17
1.3.2. Nội dung hoạt động kiểm tra, đánh gid tin học chuẩn đầu ra cho sinh
viên chính quy.
18
1.3.3. Phương pháp hoạt động kiểm tra, đánh giá tìn học chuẩn đầu ra cho
sinh viên chính quy....
.
19
1.3.4. Hình thức hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra cho sinh
viên chính quy.
2I

1.3.5. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra
cho sinh viên chính quy
2
1.3.6. Tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh gia tin học chuẩn đầu ra
cho sinh viên chính quy
2
1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra cho sinh viên
chính quy ở trường đại học
25
1.4.1. Chủ thể Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn
cho sinh viên chính quy ở trường đại hoc.
1.4.2. Nội dung quan lý hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra
cho sinh viên chính quy
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học

chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy ở trường đại học............................ 33
1.5.1. Cac yéut6 khach quan......
33
1.5.2. Các yếu tố chủ quan.
34
“Tiểu kết chương 1...
37


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIEM TRA,
DANH GIA TIN HOC CHUAN DAU RA CHO SINH VIEN
CHÍNH QUY 6 TRUONG DAI HOC DONG THA!
2.1. Khái quát về Trường Đại học Đồng Tháp..

2.1.1. Lich sử hình thành và pháttr

21 . Cơ cấu tô chức, đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên.
2.1.3. Quy mô tuyển sinh và các ngành đào tạo
2.1.4. Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị.

2.1.5. Vai nét về Trung tâm Ngoại ngữ và Tin hoc...
2.2. Giới thiệu về khảo sát thực trạng.....
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Nội dung khảo sát
2.2.3. Khách thể khảo sát
2.2.4. Xử lý và quy ước số liệu.
2.2.5. Thời gian và tiến trình...

2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra cho sinh
viên chính quy ở Trường Đại học Đồng Tháp .
247
2.3.1. Thue trang thu hign muc tiéu hoat dong kiểm tra, đánh giá tin học
chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy.

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động kiểm tra, đánh gia tin hoc

47

49
2.3.3. Thực trạng thực hiện các phương pháp hoạt động kiểm tra, đánh giá tin
học chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy.
50
2.3.4. Thực trạng thực hiện các hình thức hoạt động kiểm tra, đánh giá tin
học chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy.
52
2.4. Thực trang quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra cho

sinh viên chính quy ở Trường Đại học Đồng Tháp...
253
chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy.


vi

2.4.1. Thue trang lập kế hoạch hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn
đầu ra cho sinh viên chính quy.

2.4.2. Thực trạng tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu
cho sinh viên chính quy
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu
cho sinh viên chính quy
.
ss

ra
ra

33
55
58

2.4.4. Thực trạng phối hợp hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra

cho sinh viên chính quy
60
2.4.5. Thue trang kiểm tra hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra
cho sinh viên chính quy

62
2.5. Thực trạng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy ở Trường Đại
hoc Đồng Tháp....

..64

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học
chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quyở Trường Đại học Đồng Tháp............... 67

2.6.1. Mặt mạnh

6

2.6.2. Hạn chế, bắt cập.

68

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bắt cập
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOAT DONG KIEM TRA,

DANH GIA TIN HOC CHUAN DAU RA CHO SINH VIEN
CHÍNH QUY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC DONG THAP
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp...
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu...
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa..
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn .
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thì


6


vii

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu
ra cho sinh viên chính quy ở Trường Đại học Đồng Tháp....
274
3.2.1. Cải tiến công tác lập kế hoạch hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học.
chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy.
74

3.2.2. Déi mới công tác tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chu:

đầu ra cho sinh viên chính quy...

3.2.3. Đôi mới công tác chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn

B

82
3.2.4. Đây mạnh sự phối hợp giữa các đơn vị trong hoạt động kiểm tra, đánh.
giá tin học chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy..
_
85
3.2.5. Tăng cường kiểm tra hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra
cho sinh viên chính quy
89
đầu ra cho sinh viên chính quy...


3.3. Mối quan hé giita cdc bién phap........
293
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tinh khả thi của các biện pháp đã đẻ xuất..... 95

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm.....
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm.....
3.4.3. Khách thể khảo nghiệm...

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm.....
Tiểu kết chương 3.
KET LUAN VÀ KHUYÉN NGHỊ.

1. Kết luận.

1.1. Về lý luận
1.2. Về thực trạng.......

1.3. Về biện pháp.......
2. Khuyến nghị....

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo..
2.2. Đối với Sở Giáo dục Đào tạo
2.3. Đối với Trường Đại học Đồng Thái


viii

2.4. Đối với Trung tâm Ngoại ngữ và Tin hoc .
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VAN


PHỤ LỤC


ix

DANH MUC CAC TU VIET TAT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đú

BGD&ĐT | Bộ Giáo dục và Đào tạo.

BTTTT

| Bộ Thông tỉ và Truyền thông

CBQL

Cán bộ quản lý

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐH


Đại học

GD

Giáo dục

GV

Giảng viên

KTĐG

Kiêm tra, đánh giá

QL

Quản lý

sv

Sinh viên

TTNNTH _ | Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học


DANH MUC CAC BANG

'Tên bảng
Bảng 2 | KẾ uả khảo sát thực trang thục hiện mục tiên hoạt

ang *-" | dong KTDG tin học chuẩn đầu ra

Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung hoạt

49

.
quả khảo sát thực trạng thực hiện các phương,
Bảng23
| Kết
`

` KTĐG tin học chuẩnch đầu ra
pháp hoạt động
Băng 24 | KẾT qua Khảo sắt thực trạng thục hiện các ink thie

50
[>

Bảng

2,2 | KẾ đuả khảo sát thực trang lập kế hoạch hoạt động

|,

- 2.6 Kết quả khảo_ sát thực trạng tô chức hoạt động KTĐG
Bang
tin học chuẩn đầu ra
- 2.7 Kết quả khảoTasát thực trạng chỉ đạo hoạt động KTĐG
Bảng

tin học chuẩn đầu ra
quả khảo sắt thực¬ trạng phơi hợp hoạt động
BangAnE “”'
2.8 Í Kết
KTĐG tin học chuẩn đầu ra
quả khảoTasát thực trạng kiêm tra hoạt động KTĐG
Bảng 2.9 Kết
tin học chuẩn đầu ra
Kết quả khảo sát thực trạng ẻ tác động ẻ của các yeuyêu tô
Băng 2.10 | ST
khach quan
Kết quả khảo sát thực trạng 8 tác động 7 của các "yêu tô
Băng2.11 | ` "
chủ quan
Bảng 3.1 | Kết quả khảo nghiệm tính cân thiết của các biện pháp |_
Bảng 3.2 | Kết quả khảo nghiệm tinh kha thi của các biện pháp |

55

ang

ae

Trang
|,

| dong KTDG tin học chuẩn đầu ra

'AnE “2ˆ Í hoạt động KTĐG tin học chuẩn đầu ra


an8 “© | TDG tin học chuẩn đầu ra

58
60
@
65

66

97
98


1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin đã và đang trở thành

nhân tố thiết yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong GD'
đào tạo. Trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa hiện nay, thành thạo kỹ năng tin
học là một năng lực không thể thiếu trong việc tiếp thu kiến thức, mở rộng cơ:
hội học tập và hợp tác quốc tế. Do đó, ngành GD nước ta đã luôn chú trọng.
đến công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực tin học song song với đào tạo

chuyên môn, nghiệp vụ.
Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 - 2010 Quyết định số
201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 do Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, về vấn đề đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình GD có nêu rõ:
*... Đảm bảo cho SV sau khi tốt nghiệp sử dụng tốt máy tính để thu thập và xử

lý thông tin, một ngoại ngữ đẻ làm việc và giao tiếp, nâng cao năng lực hội nhập.

quốc tế” (Chính phủ, 2001).
Trên cơ sở đó, ngày 04 tháng 6 năm 2007, Bộ trưởng BGDĐT ban hành

Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT “Quy chế tô chức và hoạt động của trung.

tâm ngoại ngữ - tin học” tạo cơ sở pháp lý cho phép các trường cao đẳng, ĐH và

các cơ sở đảo tạo mở các trung tâm tin học nhằm trang bị kiến thức về tin học.

cho SV và góp phần phát triển phong trio hoc tin hoc tại địa phương nơi trường
đóng (BGDĐT, 2007). Bên cạnh đó, ngày 06 tháng 06 năm 2008 Bộ trưởng

BGDDT ban hành Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT “Quy định về tô chức.

đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương.
trình GD thường xuyên”. theo quyết định này, hệ thống GD thường xuyên nói

chung, các TTNNTH ở các trường Cao đẳng, ĐH nói riêng có vai trị trang bị
kiến thức, kỹ năng về tin học và tiếp cận CNTT cho SV và người lao động nơi

trường đóng.


Có rất nhiều loại hình đào tạo tin học, nhưng loại hình đảo tạo ở các

trường cao đẳng, ĐH giữ vai trò chủ đạo, then chốt. Việc nâng cao chất lượng
đảo tạo các lớp tin học ở các TTNNTH thuộc thường ĐH giúp SV không

chuyên trang bị kiến thức, kỹ năng về tin học để phục vụ cho học tập chuyên
ngành như: Làm báo cáo, thuyết trình, tra cứu các tài liệu từ các nguồn thông.

tin khác nhau trên internet đề hỗ trợ giải quyết các yêu cầu của môn học, tăng.
vốn hiểu biết sâu về chuyên ngành đang học; đáp ứng nhu cầu tuyển dụng;

tăng khả năng cạnh tranh giữa các cơ sở GD ĐH.

Để góp phần thực hiện mục tiêu chung của ngành GD theo tỉnh thần chi

đạo của BGDĐT. Trường ĐH Đồng Tháp đã giao cho TTNNTH thực hiện
nhiệm vụ đảo tạo, bồi dưỡng tin học cho SV chính quy khơng thuộc chun
ngành sư phạm tin học và khoa học máy tính của trường. Theo đó, TTNNTH
đã tiến hành tổ chức giảng dạy, tổ chức thi và cấp Chứng chỉ tin học cho hàng.

ngàn SV của Nhà trường. Qua thực tế hoạt động, công tác đào tạo tin học cho

SV chính quy tại TTNNTH, trường ĐH Đồng Tháp đã đạt được nhiều kết quả
tích cực, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ tin học cho SV góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương cũng như khu vực Đồng.
bằng sông Cửu Long.
Trong những năm qua, Trường ĐH Đồng Tháp đã ban hành một số
quyết định, quy định chuẩn đầu ra tin học cho SV, cụ thể ngày 06/10/2016 đã
ban hành Quyết định số 751/QĐ-TĐHĐ, về “Chuẩn trình độ ngoại ngữ và tin

học đối với SV ĐH, cao đẳng chính quy từ khóa tuyển sinh năm 2016”, theo

quyết định này, quy định SV cao đăng, ĐH phải có chứng chỉ Ứng dụng CNTT.
co ban (chứng chỉ của hệ thống GD quốc dân) làm điều kiện xét tốt nghiệp ra

trường (Trường ĐH Đồng Tháp, 2016).

Những năm gần đây, chuẩn đầu ra chương trình đảo tạo tin học đã cụ

thê hóa thành các yêu cầu kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm của
SV thông quá đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra chương trình trong.


quá trình đảo tạo. Khi triển khai KTĐG tin học chuẩn đầu ra địi hỏi GV phải
bám sát theo mơ hình này và phải thiết kế được cơng cụ, nội dung, phương.

pháp và hình thức đánh giá phù hợp với nội dung mà chuẩn đầu ra quy định.
KTĐG có vai trò to lớn đối với việc nâng cao chất lượng GD. Kết quả của

KTPĐG là cơ sở giúp GV điều chỉnh phương pháp dạy và giúp SV nâng cao ý
thức trong học tập, vừa giữ vai trỏ động lực thúc đầy q trình dạy học lại vừa
có vai trị như "bánh lái” điều khiển quá trình dạy học.
Trên thực tế hoạt động KTĐG trong giảng dạy tin học chuẩn đầu ra cho
SV tại trường bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, bất cập,
chưa được quan tâm quản. lý tốt: Cơng tác tổ chức KTĐG cịn thiếu chặt chẽ;
Nội dung kiểm tra còn nặng về ghi nhớ kiến thức lý thuyết, thiếu tính ứng
dụng, chưa phù hợp với mục tiêu GD, chưa đồng bộ với kiến thức, kỹ năng.

của chương trình chuẩn đầu ra; Chưa tổ chức các buổi hội thảo về đổi mới
KTĐG theo chương trình đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy; một
số GV chưa đầu tư xây dựng chuẩn về KTĐG, chưa thực hiện đầy đủ các quy
trình dạy học theo quy định hiện hành của trường: CSVC, thiết bị phục vụ
giảng dạy và KTĐG cịn thiếu tính đồng bộ:...
Do đó, để đảm bảo chất lượng đảo tạo tin học chuẩn đầu ra tại trường,
hoạt động KTĐG cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, chất lượng.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quán ý hoạt

động kiểm tra, đánh giá tin học chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy ở
Trường Đại học Đằng Tháp”.


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng QL hoạt động KTĐG tin
học chuẩn đầu ra cho SV chính quy ở Trường ĐH Đồng Tháp; tác giả đề xuất
các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả việc QL hoạt động
KTDG tin hoc chuẩn đầu ra cho SV chính quy ở Trường ĐH Đồng Tháp.


3. Khách thể và đối tượng

3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động KTĐG tin học chuẩn đầu ra cho SV chính quyở trường ĐH,
3.2. Đấi tượng nghiên cứu

Biện pháp QL hoạt động KTĐG tin học chuẩn đầu ra cho SV chính quy

ở Trường ĐH Đồng Tháp.
4. Giả thuyết khoa học

KTĐG có vai trò quan trọng, chỉ phối các khâu của quá trình dạy học

và là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng GD. Nếu đề xuất

được các biện pháp QL có cơ sở khoa học, hệ thống và được triển khai trong
thực tiễn một cách đồng bộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng đảo tạo và hiệu

quả dạy học tin học chuẩn đầu ra của Nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5,1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh gid tin
học chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy ở trường đại học.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học
chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quyở Trường Đại học Đồng Tháp.

$.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh gid tin hoc

chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quyở Trường Đại học Đồng Tháp.

6. Phạm vi nghiên

cứu

Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp QL hoạt
động KTĐG tin học chuẩn đầu ra cho SV chính quy ở Trường ĐH Đồng Tháp.
Giới hạn về tiếp cận nghiên cứu: Đề tài tiếp cận nghiên cứu theo 5 chức

năng QL đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra.
Giới hạn đối tượng khảo sát: CBỌL, GV dạy tin học và SV các lớp
chính quy khơng thuộc chun ngành sư phạm tin học và khoa học máy tính
của Trường ĐH Đồng Tháp.
Giới hạn về thời gian: Số

liệu khảo sát được thu thập ở các năm học


2018-2019 va 2019-2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích , tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung chủ yếu
trong các đề tài, các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý luận nghiên cứu của đề
tài. Từ đó, kế thừa, vận dụng lý luận, xây dựng cơ sở lý luận và tìm ra các

biện pháp QL hoạt động KTĐG tin học chuẩn đầu ra cho SV chính quy ở
“Trường ĐH Đồng Tháp.

2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các bảng hỏi, gửi đến các
đối tượng điều tra. Thu thập các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu thực tiễn.

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các tư
liệu, kết quả KTĐG tin học chuẩn đầu ra cho SV chính quy ở trường những
năm qua. Từ đó, nhận định khái quát những điểm mạnh, những hạn chế để
phục vụ cho nghiên cứu.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xây dựng những bảng hỏi,
gửi đến các chuyên gia, xin ý kiến về vấn đề đang nghiên cứu, từ kết quả
thu thập được, đối chiếu bổ sung những cơ sở khoa học cho đề
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi thu thập các phiếu khảo sát, dựa vào kết quả điều tra, tác giả sử
dụng các cơng thức thống kê tốn học để xử lý số liệu, tính số lượng bình
chọn và tỷ lệ phần trăm các nội dung trong phiếu hỏi nhằm đánh giá thực

trạng và định hướng nâng cao hiệu quả QL hoạt động KTĐG tin học chuẩn
đầu ra cho SV chính quy ở Trường ĐH Đồng Tháp.
8. Dự kiến đóng góp của đề tài
8.1. Về mặt lý luận

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QL hoạt động KTĐG tin học chuẩn
đầu ra cho SV chính quy ở trường ĐH.


8.2. Về mặt thực tiễn


~ Đánh giá, khảo sát QL hoạt động KTĐG tin học chuẩn đầu ra cho SV
chính quy ở Trường ĐH Đồng Tháp.
- Đề xuất các biện pháp QL hoạt động KTĐG tin học chuẩn đầu ra cho
SV chính quy ở Trường ĐH Đồng Tháp.
9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận,
lục luận văn có 03 chương:
~ Chương I. Cơ sở lý luận về
học chuẩn đầu ra cho sinh viên chính
~ Chương 2. Thực trạng quản
chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy
~ Chương 3. Biện pháp quản
chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy

khuyến nghị và tài liệu tham khảo, phụ

quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá tin
quy ở trường đại học.
lý hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học
ở Trường Đại học Đồng Tháp.
lý hoạt động kiểm tra, đánh giá tin học
ở Trường Đại học Đồng Tháp.


NOI DUNG

CHUONG 1. CO SO LY LUAN VE QUAN LY


HOAT DONG KIEM TRA, DANH GIA TIN HQC CHUAN DAU RA
CHO SINH VIEN CHÍNH QUY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

'Vào đầu thế kỷ XVI -XVII, lần đầu tiên trong lịch sử GD thế giới, nhà
GD Tiệp Khắc J.A.Comesnky đã đặt nền móng cho lý luận dạy học ở Nhà
trường và xây dựng thành một hệ thống vấn đề trong tác phẩm “ý luận dạy

học vĩ dai”, trong đó nêu vai trị ý nghĩa của KTĐG q trình lĩnh hội trí thức
của học sinh, ông lưu ý việc KTĐG phải căn cứ vào mục tiêu học tập và
hướng dẫn học sinh tự KTĐG kiến thức của bản thân.
'Về sau các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã phân tích và phát triển lý
luận KTĐG ở các góc độ: Vai trị, ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc và
phương pháp nhằm đảm bảo tính khách quan của việc KTĐG.
Nghiên cứu về cách lập kế hoạch đánh giá, cho điểm, tác giả Frith, D.S

and Macintosh, H.G trong cuốn sách “/iướng dẫn GV đánh giá ”, đã trình bay
cụ thể, chuyên sâu về những lý luận cơ bản của đánh giá trong lớp học, cách
lập kế hoạch đánh giá, cách đánh giá, cho diém (Frith and Macintosh, 1998),
Nghiên cứu ứng dụng các kỳ thuật KTĐG kết quả học tập, tác giả
Angelo, Thomas. A., and Cross, K. Patricia trong cuốn sách “Kỹ /hưật
đánh giá lớp học”, đã giới thiệu cho GV những phương pháp cụ thể đánh
giá kết quả học tập trên lớp học và sử dụng kết quả học tập (Angelo and
Cross, 1993).
Nghiên cứu về đánh giá theo tiếp cận năng lực trong lĩnh vực GD nghề
nghiệp có thể kể tới những nghiên cứu tiêu biểu sau:



Fletcher, Shirley với “Kỹ thuật đánh giá theo năng lực” đã xác định
một số nguyên tắc cơ bản, gợi ý về các phương pháp cũng như lợi ích của kỹ

thuật đánh giá theo năng lực; đưa ra một số hướng dẫn cho những người làm
công tác đào tạo hướng tới việc đánh giá dựa trên công việc (Fletcher, 1995)

Một số tài liệu của Bộ GD Úc trình bày những kinh nghiệm điển hình
của nước này về KTĐG theo năng lực, về thiết kế cơng cụ KTĐG áp dụng.

cho mơ hình gói đào tạo và các cơ sở đào tạo đã được kiểm định cơng nhận.

Mặc dù mục đích của các tài liệu này chỉ nhằm cung cấp thông tin về các

chính sách và quy trình KTĐG cho các nhà thực hành và các bên liên quan

trong GD và đào tạo nghề ở bang Tây Úc nhưng đã giới thiệu sử dụng cơng.
cụ KTĐG năng lực rất hữu ích.

Hiện nay, trên thế giới, khoa học ĐG giáo dục đang phát triển nhanh

chóng, các nước trên thế giới khơng chỉ đạt được những thành tựu mới về lý
luận mà đã thành công trong việc triển khai thực tiễn ở các trường học. Xu

hướng đánh giá mới của thế giới là đánh giá dựa theo năng lực, tức là “đánh
giá khả năng tiềm ẩn của người học dựa trên kết quả đầu ra cuối một giai
đoạn học tập” nhằm mục đích: Cung cấp thông tin phản hồi về sự tiến bộ

trong học tập của người học đề thúc đây người học học tập, cung cấp thông.
tin cho xã hội và các nhà quản lý giáo dục về mức độ đạt được tiêu chuẩn đã
đặt ra.


Như vậy vấn đề KTĐG được nhiều học giả nước ngồi nghiên cứu và

tìm hiểu. Tuy có quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau nhưng các tác giả
đều thống nhất trong việc khẳng định vai trò của KTĐG

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam có những cơng trình nghiên cứu về KTĐG của các chun
gia, các nhà khoa như sau:
Theo tác giả Hà Thế Ngữ trong cuốn “GD học” tập I, quan niệm về


KTĐG như sau: *Kiểm (ra và đánh giá tri thức, kỳ năng, kỳ xảo của học sinh
là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Xét theo các cách thức thực
hiện hệ thống các khâu của quá trình dạy học, kiểm tra và đánh giá có thể
xem xét như là một nhóm phương pháp dạy học” (Hà T. Ngữ và Đặng V,
Hoạt, 1987)
Theo tác giả Trần Bá Hoành trong cuốn “Đánh giá trong GD” cho rằng.
“tiệc KTĐG không thẻ chỉ dừng lại ở yêu câu tái hiện các kiến thức, rèn luyện

các kỳ năng đã học mà phải khuyến khích tw duy năng động sáng tạo, phát hiện

sự chuyển biến về xu hướng hành vi của học sinh trước các vấn đề của đời sống
gia đình và cộng đồng, rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đè
nay sinh trong những tình huồng thực tế" (Trần B. Hoành, 1997).
Bàn về cấu trúc đề thi, các tác giả Lê Đức Ngọc trong cuốn sách: “Vấn
tắt về đo lường và đánh giá thành quá học tập ", (Lê Ð. Ngọc, 2001). Đã đề cập
đến các phương pháp đo lường, các loại câu hỏi trắc nghiệm; Nguyễn Đức

Chính trong cuốn sách: *Đo lưởng và đánh giá trong GD và dạy học”,

(Nguyễn Ð. Chính 2008). Đặng Bá Lăm trong cuốn sách: K7ĐG rong dạy học ĐH

(Đặng B. Lãm, 2003). Các tác giả đã nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn,

nguyên tắc, cải tiến phương thức, quy trình, kỹ thuật trong các môn học, các
ngành học hoặc trong phạm vi các cơ sở đảo tạo nhằm góp phần nâng cao độ.
tin cậy và tính giá trị của các kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội, tác giả Nguyễn Công
Khanh trong cuốn sach: “K7DG trong GD” trình bày phương pháp luận, quy

trình, các ngun tắc và thiết kế cơng cụ đo lường, các phương pháp phân tích.
item, chọn mẫu, đánh giá độ tin cậy,

độ hiệu lực, thiết kế công cụ đo cũng như.

các bước cơ bản thực hành các kỹ năng thu thập, xử lý, thích nghỉ hóa dữ liệu
đó, phần phụ lục cịn đưa ra các mơ hình xử lý số liệu và bảng hỏi để cho
người đọc tham khảo (Nguyễn C. Khanh và Đào T. Oanh, 2017),


10

Theo
kết quả học
đánh giá và
vai trò quan

tác giả Trần
tập” tác giả

đánh giá kết
trọng không

Thị
đã
quả
thể

Tuyết Oanh trong cuốn: “Đánh giá và đo lường
lý giải và đưa ra những vấn đề chung về lý luận
học tập, khăng định, đánh giá kết quả học tập có
thiếu của q trình dạy học, nó khơng chỉ là chấp.

nối thêm vào sau bài giảng mà nó
tham gia vào quá trình đào tạo như
đã đưa ra ba hình thức đánh giá cơ
dạy học ở Nhà trường hiện nay là:

có quan hệ hợp thành với các lực lượng
nhà QL, giáo viên, học sinh. Tác giả cũng
bản thường được sử dụng trong quá trình
đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì,

đánh giá tổng kết. Cùng với đó là các phương pháp đánh giá kết quả học tập.
bao gồm: phương pháp kiểm tra viết tự luận; phương pháp trắc nghiệm khách

quan; phương pháp kiêm tra vấn đáp; phương pháp kiêm tra thực hành...Ở

từng phương pháp tác giả đã chỉ ra ưu điểm, hạn chế và đề ra yêu cầu khi sử


dụng đối với phương pháp. Điểm mới trong cơng trình nghiên cứu của tác giả
là đã xây dựng được "Phương pháp đánh giá thái độ” của học sinh, với các
phương pháp cụ thể: Phương pháp quan sát, phương pháp lấy ý kiến trả lời từ
học sinh, phương pháp đánh giá bạn.. đây là phương pháp mới trong hệ
thống phương pháp đánh giá trong GD (Trần T.T. Oanh, 2007).
Đặc biệt trong các cơng trình nghiên cứu gần đây về đánh giá trong GD.
ĐH và GD nghề nghiệp đề cập nhiều đến xu hướng phát triển của đánh giá hiện

đại, đi sâu vào phân tích tường minh những vấn đề lý

luận của đánh giá theo

tiếp cận năng lực như: đánh giá không truyền thống tập trung vào những lý
luận và phương pháp đánh giá mới so với đánh giá bài kiểm tra viết truyền.
thống được thực hiện bởi người học; đánh giá định tính bao gồm các lý luận và

phương pháp đánh giá bằng nhận xét mang tính cá nhân cao kết hợp với nhận
định của người đánh giá; đánh giá thực hành đánh giá bằng việc yêu cầu người
học phải suy nghĩ và “làm” một nhiệm vụ học tập thực sự chứ không chỉ liệt kê

và phi nhớ kiến thức. Tuy nhiên, việc vận dụng đánh giá theo tiếp cận năng lực


11

nói chung hay đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực ở một lĩnh vực
hay một môn học cụ thê nào cịn chưa được đề cập.

Ngồi ra, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu cụ thể đã chọn lĩnh vực
vé QL KTDG trong GD. Ching han, luận văn thạc sĩ khoa học GD, có các

luận văn như: “Biện pháp quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập học sinh
các trường THPT huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau” ( Nguyễn V. Hiền,

2015); “Quản lý hoạt động KTĐG
Trung học phổ thông huyện phụng
2018)”; “Quản lý hoạt động KTĐG
học- Đại học Thái Nguyên ” ( Trịnh

kết quả học tập
hiệp, tỉnh Hậu
kết quả học tập
Th. Tuắn, 2018).

của học sinh các trường
Giang” ( Hùynh Tr. Cừ
của SV Trường ĐH khoa
Các tác giả đã
tập và

khai thác vấn đề KTĐG kết quả học tập của người học khá sâu sắc, đa dạng.

về đối tượng và rút ra được nhiều biện pháp quan trọng phục vụ cho QL, tổ
chức, điều hành KTĐG kết quả học tập ở các Nhà trường.
Về luận án tiến sĩ khoa học GD có luận án:“ Quán hi KTDG kết quả

học tập của SV ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo định
hướng phát triển năng lực” (Chu V. Hạc, 2011). Tác giả tập trung làm rõ
những vấn đề chung về đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo định
hướng phát triển năng lực; nội dung và các yếu tố tác động đến quản lý kiểm


tra, đánh giá kết quả học tập giáo dục quốc phòng và an ninh của sinh viên
theo định hướng phát triển năng lực.
Một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí hoặc hội thảo khoa học
đề cập đến vấn đề KTDG trong GD như sau điền hình như: “Đổi mới KTĐG
kết quả học tập của SV theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Nội Vụ Hà

Nội” ( Đỗ K. Năm, 2016); “Xây dựng công cụ KTĐG kết quả học tập ctia SV
Trường Cao đăng, Kỹ thuật dạy học giải quyết vấn đè" (Tô L. Khôi, 2016)
Tom lai, vin dé KTDG trong GD đã được các chuyên gia, các nhà khoa.

học trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên lịch sử nghiên cứu từ trước


12

đến nay chưa có đề tài, cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến QL hoạt động.
KTĐG tin học chuẩn đầu ra cho SV. vì thế, những lý luận ở trên và 5 chức

nang QL Ia cơ sở quý báu cho tác giả đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Quản lý
hoạt động kiểm tra, đánh giá tìn học chuẩn đầu ra cho sinh viên chính quy
ở trường Đại học Đồng Tháp”.

1.2

Các khái niệm cơ bản của d
1.2.1. Quản lý
Khái niệm QL là một khái niệm rộng có nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Có thể điểm qua một số khái niệm về QL như sau:


Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “QL là một quá trình tác động gây

ảnh hưởng của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm dat được mục tiêu

chung” (Dang Q. Bao, 2017).
Theo Tir dién tiếng Việt thong dung (NXB GD, 1998): “QL Id trong coi
và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định, QL là tổ chức và. điều khiển các
hoạt động theo những yêu cầu nhất định ".

Theo tác giả Trần Kiểm: *QL. là những rác động của chủ thé OL trong

việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chính, điều phối các nguôn

lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chú yêu là nội lực) một
cách tối wu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”
(Trần Kiểm, 2004).

Theo nhóm tác giả Bài Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo:
*QL là sự tác động có tổ chức, có hướng đích, của chủ thể QL tới đối tượng
OL nhằm đạt mục tiêu đê ra" (Bùi M. Hiền và cs 2006).

Theo Henri Fayol (1841 - 1925): “OL la hoach dinh, rổ chức, chỉ huy,

phối hợp và kiểm tra” (Lý Bằng, 2008).

Từ những khái niệm trên có thể hiểu: QL là q trình tác động có tổ
chức, có hướng đích của chủ thể QL với khách thể QL thông qua việc thực


13


hiện các chức năng QL, bằng những công cụ và phương pháp mang tính đặc
thù nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

1.2.2. Kiểm tra, đánh giá
1.2.3.1. Kiểm tra
Theo tác giả Đặng Bá Lăm: *Kiểm tra la quá trình xác định mục đích,

nội dung, lựa chọn phương pháp, tập hợp số liệu, bằng chứng đề xác định mức.

độ đạt được của người học trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển
Ki tra bao gồm việc xác định điêu kiện cân kiểm tra, công cụ kiểm tra và sử
dung kết quả kiểm tra, tức dénh gid)” (Dang B. Lam, 2003).

Theo tác giả Nguyễn Xuân Thanh: “Kiểm tra là sự xem xét thực tế để

đưa ra đánh giá, nhận xét của bắt

một cá nhân, một tổ chức nào trong xă

hội ở bắt kỳ một hoạt động nào, nhằm xem xét những diễn bí

"

ên ra có

đúng với quy tắc đã xác lập, các tiêu chuẩn và các mệnh lệnh về QL đã ban
hành hay không ” (Nguyễn X. Thanh, 2003).
“Theo Từ điền Bách khoa toàn thư Việt Nam 2 (2005), “Kiểm tra là hoạt
động đo, xem xét, thứ nghiệm hoặc định cỡ (dưỡng) một hay nhiều đặc tính

của sản phẩm và so sánh kết quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự phù

hợp của mỗi đặc tinh”.
Tác giả Nguyễn Phúc Châu cho rằng: “Kiểm tra là việc thực hiện chức
năng QL của công tác QL GD nhằm xem xét mọi hoạt động hoặc một lĩnh vực.
hoạt động của cơ sở GD, của cá nhân trong cơ sở đó. Từ đó, phát hiện mặt tích
cue dé phat huy, sai lệch dé điều chỉnh hoặc xử lý.” (Nguyén P. Chau, 2005).
Theo tac gia Nguyén Céng Khanh (chit bién) va Dio Thi Oanh “ Kiém
tra là quá trình xem xét, tổ chức thu thập thông tin và gắn với hoạt động đo
lường để đưa ra các kết quả, so sánh, đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu hay

chuẩn đã đề ra, với mục đích xác định xem cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt
được, những nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng/chỉ phối..."' (Nguyễn C.

Khanh và Đào T. Oanh, 2017)


×