Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Hành động khuyên và yêu cầu qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.7 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

G ĐẠI HỌC DONG THAP

DINH TH] THU HIEN

HANH DONG KHUYEN VA YEU CAU
QUA LOI THOAI NHAN VAT
TRONG TRUYEN NGAN NGUYEN NGQC TU’

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
2021 | PDF| 133 Pages


ĐÔNG THÁP- NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG DAI HQC DONG THAP

DINH TH] THU HIEN

HANH DONG KHUYEN VA

QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT

TRONG TRUYỆN NGẮÁN NGUYEN NGỌC TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ


VĂN

Chuyên ngành: Ngơn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học

ĐƠNG THÁP- NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luậ in van là trung thực và chưa từng được.
công bố trong bắt kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Đinh Thị Thu Hiền


LỜI CẢM ƠN

“Trong q trình thực hiện và hồn thiện luận văn, chúng tơi nhận được
sự giúp đỡ tận tình, nghiêm túc, sự góp ý quý báu, lời động viên, khích lệ
chân thành của giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ Trần Thanh Vân. Nhân dịp này,
chúng tôi xin gửi đến cô lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Chúng tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thay cô Trường Đại
học Đồng Tháp, phòng Đảo tạo sau đại học Trường Đại học Đồng Tháp đã


tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tơi hồn thành luận văn này. Ngồi ra, luận
văn của chúng tơi hồn thành đúng thời hạn cũng nhờ sự hỗ trợ về mọi mặt
của gia đình, sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn trong lớp Cao học Ngôn ngữ
Việt Nam 2019 ~ 2021.

Tác giả luận văn xin chân thành biết ơn!

Kiên Giang, thang 12 năm 2021
Tác giả luận văn

Định Thị Thu

Hiền


MỤC LỤC
LOI CAM BOAN
LOI CAM ON

MỤC LỤC.

CAC Ki HIEU VIET TAT SU DUNG TRONG LI
DANH MỤC BẢNG...

MO DAU
1 . Lý do chọn để tài
2. .

Lịch sử vấn để nghiên cứu
3. . Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4. Mục đích nghiên cứu.
5. . Nhiệm vụ nghiên cứu.
6. .

Phương pháp nghiên cứu

1 . Đóng góp của đi

8. Cấu trúc của luận văn .
Chương 1. NHỮNG GIỚI THUYET LIÊN QUAN DEN DE TAL
1.1. Lý thuyết hội thoại
1.1.1. Khái niệm hội thoại
1.1.2. Các vận động hội thoại.
1.1.3. Các đơn vị cấu trúc hội

1.1.4. Các nguyên tắc hội thoại

thoại.............................-..-s--«-eseeeeee 12,

1.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ

1.2.1. Khái niệm hành động ngôn nại
1.2.2. Phân loại hành động ngôn ngữ.
1.2.3. Phân loại hành đội gởi
1.2.4. Điều kiện sử dụng hành

1.2.5. Hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ gián tiếp.....


iv


1.3. Hành động khuyên và hành động yêu cầu
1.3.1. Hành động khuyên
1.3.2. Hành ng yêu cầu.
1.4. Đôi nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư...

1.4.1. Khái quát cuộc đời, sự nghiệt

1.4.2. Khái quát về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

1.5. Tiểu kết.

Chương 2. HÀNH ĐỌNG KHUYÊN TRONG TRUYỆN NGÁN
NGUYÊN NGỌC TƯ.
2.1. Cấu trúc của hành động khuyên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư....45
2.1.1. Cấu trúc của hành động khuyên trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn

Ngọc Tư.
45
2.1.2. Cấu trúc của hành động khuyên gián tiếp trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư...
6
2.2. Nội dung của hành động khuyên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư... 67
2.2.1. Khuyên về đạo đức,lối sống.
69
2.2.2. Khuyên

về công việc, cách thức tiến hành công việc................... 76

2.2.3. Khuyên về chăm sóc sức khỏe......................-...-s55-2


2.3. Tiểu kết

Chương 3. HÀNH ĐỘNG YÊU CÂU TRONG TRUYEN NGAN
NGUYÊN NGỌC TƯ.
3.1. Cấu trúc của hành động yêu cầu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư...
3.1.1. Cấu trúc của hành động yêu cầu trực tiếp trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc T\


3.1.2. Cấu trúc của hành động yêu cầu gián tiếp trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư...

3.2. Nội dung của hành động yêu cầu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 102
3.2.1. Hành động yêu cầu thực hiện nội dung công việc nào đó trong
tương lai.

3.2.2. Hành động yêu cầu nhưng để thực hiện mục đích từ chối

3.3. Tiểu kết.

KET LU.
TU LIEU KHAO SAT
TÀI LIỆU TRÍCH DAN LAM Vi DU
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
CƠNG TRÌNH NGHIÊN C!
LIEN QUAN DEN LUẬN VĂN.


vi

CÁC KÍ HIỆU VIÊT TÁT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
dung viết tắt

'Kí hiệu viết tắt

Chủ thể thực hiện hành động khuyên, yêu cầu

SPL

Chủ thé tiếp nhận hành động khuyên, yêu cầu

SP2

Nội dung khuyên, yêu cầu

ND

Phụ từ diễn tả ý nghĩa khuyên, yêu cầu
Tình thái từ cuối cấu trúc thể hiện hành động

khuyên, yêu cầu

P
TTT


vii
DANH MUC BANG

Bảng 2.1. Bảng thống kê hành động khuyên trực tiếp và hành động khuyên

gián tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc T\

45

Bảng 2.2. Bảng thống kê các phụ từ xuất hiện trong hành động khuyên
trực tiếp.

50

Bảng 2.3. Bảng thống kê từ tình thái xuất hiện trong cấu trúc thể hiện hành
động khun trực tiếp.

Bảng 2.4.

53

Bảng thống kê mơ hình cấu trúc khuyên trực tiếp trong truyện ngắn.

Nguyễn Ngọc
Tư................... series. SƠ
Bảng 2.5. Bảng thống kê mơ hình cấu trúc khun gián tiếp trong truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư.

64

Bảng 2.6. Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ giữa các nội dung ngữ nghĩa chính.
của hành động khuyên..
68


Bang 3.1. Bảng thống kê hành động yêu cầu trực tiếp và hành động yêu
cầu gián tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Bang 3.2. Bảng thống kê các phụ từ xuất hiện trong hành động yêu cầu

trực tiếp

Bang 3.3. Bảng thống kê từ tình thái xuất hiện trong cầu trúc thể hiện hành
động yêu cầu trực tiếp..........................sesieesrsrrrsrreou. 92

Bang 3.4.

Bảng thống kê mơ hình cấu trúc yêu cầu trực tiếp trong truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư
Bang 3.5. Bảng thống kê mơ hình cấu trúc u cầu gián tiếp trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Bang 3.6. Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ giữa các nội dung ngữ nghĩa chính
của hành động yêu cầu
-102


MO BAU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngữ dụng học là

ô môn khoa học quan tâm nhiều đến các vấn đề

¡ thoại. Trong đó, có thể nói rằng hành động ngôn ngữ là vấn đề được


quan tâm nhiều nhất. Hiện

nay, lý thuyết hành động ngôn ngữ không chỉ được

ứng dụng vào nghiên cứu lời ăn tiếng nói hàng ngày mà cả ở dạng văn bản.
Đặc biệt là lời nói, sự tương tác của nhân vật trong văn bản nghệ thuật.
1.2. Hòa chung vào đồng chảy Văn học Việt Nam sau năm 1975,
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ đầy triển vọng với những thành quả đạt
được: Giải nhất trong Cuộc vận đông sáng tác văn học tuổi 20 lần II của Hội
Nhà văn TP HCM với tập truyện ngắn đầu tay Agon đèn không rất năm 2000

và giải Mai vàng cho nhà văn xuất sắc; Giải thưởng của Hội Văn học - Nghệ
thuật với tập truyện ngắn Giao thừa năm 2003 và đặc biệt là tập truyện ngắn
Cánh đẳng bắt tận giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá
văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin tại Đức (Litprom) bình chọn. Bước vào
trang sách của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc khơng bị chống ngợp bởi ngơn
từ màu mè lôi cuốn mà dường như mỗi trang văn của chị chất chứa những suy.
nghĩ, nỗi niềm chiêm nghiệm về cuộc sống của một trái tìm nhạy cảm, đa
mang. Có thể nói, chính những điều đó đã làm cho Nguyễn Ngọc Tư có một
vị trí riêng, đặc biệt quan trọng trong lịng người đọc.
1.3. Nguyễn Ngọc Tư có một thời được gọi là “hiển ưượng Nguyễn
Ngọc Ti” và gây sự chú ý của các nhà văn, nhà lý luận, phê bình văn học, các
bản báo... Tuy nhiên, các nhả nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các vấn đề về

nghệ thuật, đặc điểm ngôn ngữ, các kiểu nhân vật trong sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tư, cịn số lượng cơng trình nghiên cứu về lời thoại nhân vật chưa được.
đi sâu nghiên cứu nhiều, đặc biệt là hành động &#„yên và hành động yếu câu.

Vi vậy, nghiên cứu “Hành động khuyên và yêu cẩu qua lời thoại nhân vật



trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” là một việc làm có ý nghĩa về lý luận và

thực tiễn. Qua đó, giúp chúng ta hiểu hơn về phong cách ngôn ngữ của nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư và nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người Nam

'Bộ cũng như phản ánh được sự vận động nhiều chiều của ngôn ngữ tiếng Việt

trong đời sống hiện nay.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của

luận văn là “Hành động &#uyên và yêu cẩu qua lời thoại nhân vật trong.
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ
Trên thé giới, việc nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại nói chung và hành
động ngơn ngữ nói riêng là mảng đề tài lớn, được nhiều nhà ngôn ngữ học.
quan tâm. Tiêu biểu nhị ác giả J.L. Austin (1962), G. Jule (1997)...
Đầu tiên phải kế đến cơng trình nghiên cứu của J.L. Austin (1962) có tên
la How do to things with words. Trong cơng trình này, tác giả J.L. Austin đã
chia hành động ngôn ngữ ra làm ba loại: hành động tạo lời, hành động ở lời và
hành động mượn lời. Bên cạnh đó, ơng cũng đưa ra các tiêu chí phân loại hành
động ở lời (J.L. Austin,1962).
Trong cuốn Dựng học - một số dẫn luận nghỉ
cứu của G. Yule
(1997), ông cho rằng các hành động được thực hiện bằng các phát ngôn được.

gọi chung là hành động ngôn ngữ, và trong bắt cứ trường hợp nào hành động.

được tạo ra bằng cách phát ra một phát ngôn cũng đều gồm ba hành động liên

quan nhau (G. Yule, 1997).
Ở Việt Nam, người đi tiên phong trong việc nghiên cứu về Ngữ dụng

học và đề cập đến lý thuyết về hành động ngôn ngữ phải kế đến tác giả Cao.
Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn TI
Giáp, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Thị
Kim Liên...


Tác giả Cao Xn Hạo (1991) với cơng trình Tiếng Việt - sơ thảo ngữ
pháp chức năng đã nghiên cứu về cầu trúc câu trong văn bản và phân loại câu

theo lực ngôn trung và nghĩa biểu hiện (Cao X. Hạo, 1991).
Tác giả Đỗ Hữu Châu (1993) trong cơng trình Đại cương Ngơn ngữ
học, tập 2, đã trình bày một cách hệ thống và phân tích trên cứ liệu tiếng Việt
về lý luận hội thoại với các nội dung chủ yếu: vận động hội thoại, các yếu tố

kèm lời và phi lời, các quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại, cấu trúc hội
thoại và ngữ pháp hội thoại (Đỗ H. Châu, 1993).
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (1999) qua công trình Dựng học Việt ngữ
đã quan tâm đến các vấn đề như: chiếu vật, chỉ xuất, lý thuyết hành động.
ngôn ngữ. Trên cơ sở những lý thuyết đó, nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam.
đã vận dụng vào nghiên cứu nhiều khía cạnh của tiếng Việt và đạt được
những thành tựu nhất định (Nguyễn T. Giáp, 1999).
Tác giả Nguyễn Đức Dân (2000) ở cơng trình Agữ đựng học, tập 1, đã
trình bày một số khái niệm của Ngữ dụng học và nghiên cứu một số vấn đề
của Ngữ dụng học như: hành động ngôn ngữ, lịch sự trong giao tiếp, nghĩa
tường minh và nghĩa hàm ẩn (Nguyễn Ð. Dân, 2000).

Tác giả Đỗ Thị Kim Liên (2005) trong Giáo trình Ngữ dựng học đã trình
bày các quy tắc hội thoại, sự tương tác giữa lời trao và lời đáp, từ đó người nói
có thể lựa chọn cho mình cách nói năng sao cho phù hợp với hồn cảnh. Bên.
cạnh đó, tác giả cũng đã nêu lên các mặt ngữ nghĩa trong lời hội thoại gồm nghĩa
tường minh, nghĩa hàm ẩn, nghĩa tình thái cũng như các phương thức biểu hiện

hàm ngơn trong hội thoại. Từ những kiến thức đó, người tham gia giao tiếp có.

thể lĩnh hội ý nghĩa đích thực của một phát ngôn (Đỗ T. K. Liên, 2005).
Tit ca cde cơng trình nghiên cứu trên đã đưa ra những nhận xét khái quát
về hành động ngôn ngữ. Và hiện nay, không chỉ dừng lại ở phương diện lý
thuyết chung, vấn đề nghiên cứu hành động ngơn ngữ cịn gắn với các lĩnh vực.


giao tiếp cụ thể. Đây cũng là hướng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, như:

Pham Thị Thành, Nguyễn Thị Thái Hòa, Đảo Thanh Lan, Lê Thị Tố Uyên,
Nguyễn Văn Đồng...

Tác giả Phạm Thị Thành (1995) đi sâu vào nghiên cứu Nghi thức lời nói

tiếng Việt hiện đại qua các phát ngơn: chào, cảm ơn, xin lỗi. Trong cơng trình

nghiên cứu này, tác giá chủ yếu đi vào nghiên cứu nghỉ thức lời nói với các đặc
điểm của các phát ngôn nghỉ thức, ứng dụng cho việc dạy tiếng Việt cho người

nước ngoài (Phạm T. Thành, 1995).

“Tác giả Nguyễn Thị Thái Hòa (1996) với đề tài Cấu trúc ngữ nghĩa của


động từ nói năng nhóm khuyên, ra lệnh, nhờ chỉ ra được cách phân biệt đâu là
động từ ngữ vi, đâu không phải là động từ ngữ vi thể hiện hành động ngơn ngữ
của nhóm khun, ra lệnh, nhờ (Nguyễn T. T. Hòa, 1996).
Tac giả Đào Thanh Lan (2005) với bài viết Vai trò của hai động từ mong,
muốn trong việc biểu thị ý nghĩa cầu khiến ở tiếng Việt, đã chỉ ra mong và muốn

là hai động từ biểu thị ý nghĩa cầu khiến của câu. Đây là hai động từ cầu khiến
đặc biệt có được sự tác động đồng thời của hai nhân tố: ý nghĩa tự thân của từ và
Ý nghĩa của cầu trúc ngữ pháp (Đào T. Lan, 2005).
Tác giả Đào Thanh Lan (2009) với bài viết Nhận diện hành động nài/nài
nỉ trong tiếng Việt, đã đi vào nghiên cứu các hành động và các động từ thể hiện
một hành động cầu khiến trong tiếng Việt (Đào T. Lan, 2009).

Tác giả Lê Thị Tố Uyên (2013) với bài viết Cách thể.

øn hành động hỏi

~ đề nghị trong tiếng Liệt, đã tập trung nghiên cứu các đặc điểm của hành động
hỏi — đề nghị, nhưng chỉ dừng lại ở khía cạnh nhỏ của hành động giao tiếp (Lê T.

T. Uyên, 2013).

Nguyễn Văn Đồng (2017) trong Kỉ yếu hội thảo khoa học ngôn ngữ ở Việt
Nam hội nhập và phát triển đã có bài viết Cấu trúc hành động cầu khiến trong
giao tiếp của người Nam Bộ. Bài viết đã chỉ ra được 5 thành tố tham gia cấu tao


hành động cầu khiết

Ngồi ra, cịn có những phụ từ chuyển tải cảm xúc giữ vai


trỏ như một yếu tố cấu tạo hành động cầu khiến (Nguyễn V. Đồng, 2017).
Tuy vay, có thẻ khăng định chưa có cơng trình nảo đi sâu vào nghiên cứu
“Hanh dong khuyén và yêu cẩu qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư”.
3.2. Những cơng trình nghiên cứu về sáng tác của INguyễn /Ngọc Tư.

Trên văn đàn Việt Nam hiện nay nói chung và Nam Bộ nói riêng,
trong số những gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn đương đại, Nguyễn

Ngọc Tư giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Tác giả Trần Hữu Dũng (Việt
kiều Mỹ) gọi Ngọc Tư là “đặc an” Nam Bộ vì chị đã tạo ra điểm riêng ấn
tượng nhất mà dẫu cuộc thi có cắt phách họ vẫn nhận ra. Tên chị trở nên

quen thuộc với
giả miền Nam
nhận được sự
nước. Nhìn lai
thấy, các bài

bạn đọc u thích văn chương Việt Nam, đặc biệt là các độc
bởi văn phong chân chất, giản dị. Những sáng tác của chỉ
quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
lich sử nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có thể
viết, các cơng trình nghiên cứu về tác phẩm của chị khá phong

phú, phần nào thể hiện được sự tâm huyết và tài năng của tác giả. Tiêu biể
nhất và sớm nhất có thể kể đến những cơng trình nghiên cứu ở lĩnh vực tác
phẩm văn học như: Äguyễn Ngọc Từ đặc sản miễn Nam của tác giả Trần
Hữu Dũng (2004), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Từ của Nguyễn


Thành Ngọc Bảo
Ngọc Từ của Lê
Nguyễn Ngọc Từ
ngắn Nguyễn Thị

(2008), Thể giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn
Hồng Tuyến (2011), Thể giới biểu tượng trong văn xuôi
của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2013), Nhân vật trong truyện
Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hồng Diệu của Lê Thị

Tuyết (2010), #fình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngoc Tw

và LE CLÉZIO của Triệu Thị Chun (2017). Bên cạnh đó, cịn có những.
cơng trình nghiên cứu những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trên phương
diện ngơn ngữ học, có thể kể đến:


Tác giả Lê Thị Cúc (2008) với cơng trình Khảo sát ngôn ngữ truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong hai tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt”
và “Cánh đông bắt tận ” đã khảo sát chỉ tiết về nghệ thuật biểu hiện ngôn từ
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Lê T. Cúc, 2008).

“Tác giả Đồn Thị Thúy (2009), qua cơng trình nghiên cứu Đặc điểm lời
thoại nhân vật trong tập Cánh đằng bắt tận của Nguyễn Ngọc Từ đã đóng góp
một cách tiếp cận mới trong các hướng tiếp nhận tác phẩm Cánh đồng bắt tâm
(Đoàn T. Thúy, 2009).
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Chun (2010) với cơng trình nghiên cứu
Đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Từ đã đưa ra
những kết luận về đặc điểm lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn


Ngọc Tư ở phương diện ngữ âm, cú pháp (Nguyễn T. H. Chuyên, 2010).
Tác giả Nguyễn Thị Như Thảo (201 1) ở cơng trình Đặc điểm cách sứ
dụng từ ngữ trong truyện ngắn và tạp văn của Nguyễn Ngọc Từ đã góp phần

giới thiệu rõ hơn những đặc điểm ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc.
Tư qua đó thấy được những mặt tích cực của phương ngữ Nam Bộ khi đi vào
ngôn ngữ văn chương (Nguyễn T. N. Thảo, 201 1).
Ngồi ra cịn rất nhiều bài báo phỏng vấn và nghiên cứu về Nguyễn
Ngọc Tư được đăng tải trên các báo và được lưu hành trong trang web của
GS. Tran Hitu Diing o.

Qua những cơng trình nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy Nguyễn

Ngọc Tư cùng với sáng tác của chị đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà
nghiên cứu. Tuy nhiên, đi sâu vào những vấn đề về hành động ngôn ngữ lại

chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. Có thể nói, những kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước là tiền đề quan trong cho chúng tôi
đi vào thực hiện đề tài “Hành động khuyên và yêu cẩu qua lời thoại nhân vật

trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”.


3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đắi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hành động khuyên và yêu cầu
lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Từ.
3.2. Phạm vỉ nghiên cứu

ĐỂ hồn thiện để tài này, chúng tơi tiến hành khảo sát lời thoại
nhân vật có chứa hành động kđzn/u cẳu trong 14 tập truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư( phụ lục trang 116).
4. Mục đích nghiên cứu
~ Từ kết quả thống kê, mơ tả, phân tích hành động &Jun và u

qua

của
của
cẩu

trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, đề tài hướng tới mục đích làm sáng tỏ.
hành động khuyên và yêu cẩu về mặt cấu trúc và nội dung của các hành động.

~ Rút ra một số nhận xét khái quát về phong cách sử dụng ngôn ngữ ở
thể loại truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Tổng quan các vấn đẻ lý thuyết liên quan đến dé tải.
~ Thu thập ngữ liệu các lời thoại của nhân vật có chứa các hành động
khun và u cầu.
~ Phân tích mơ tả các hành động khuyén và yêu cẩu trên hai mặt cầu

trúc và nội dung.
6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp thống kê, phân loại

Chúng tôi dựa vào phương pháp này để tiến hành thống kê, phân
loại hành động &huyên và yêu cẩu trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.

Sau đó, chúng tơi đi vào phân tích cấu trúc và nội dung của các hành động.
ngôn ngữ.


6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu và phô biến trong suốt q

trình thực hiện. Phương pháp này giúp chúng tơi phân tích ngữ liệu và đưa
được những kết luận khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn.
6.3. Phương pháp so sánh
Chúng tôi sử dụng phương pháp này với mục đích so sánh, đánh giá tin
số xuất hiện của hành động &#uyên và yêu câu trong sáng tác của Nguyễn

Ngọc Tư.
7. Đóng góp của đề tài
Đây là cơng trình đầu tiên đi vào tìm hiểu hành động &huyên và yêu cẳu
dựa trên lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Vì vậy, đề tài

có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn.

'Về lí luận: đề tài góp phần bổ sung một số vấn đẻ lí thuyết hội thoại, cụ
thể là lý thuyết hành động ngôn ngữ thể hiện ở văn bản nghệ thuật.
'Về thực tiễn: những kết quả nghiên cứu của đề tài là ngữ liệu quan
trọng cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Ngữ dụng học và văn
học địa phương.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm

ba chương:


Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tai

Chương 2: Hành động khuyên qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư
Chương 3: Hành động yêu cẩu qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn.
Nguyễn Ngọc Tư


Chương 1
NHUNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI
1.1. Lý thuyết hội

thoại

1.1.1. Khái niệm hội thoại
Lý thuyết hội thoại được đưa vào và giới thiệu
Đỗ Hữu Châu. Hội thoại được xảy ra khi một nhân vật
vật khác đưa ra lời đáp bằng ngôn ngữ. Đây là hoạt
xuyên, phổ biến của ngơn ngữ. Nó cũng là hình thức

động ngơn ngữ khác.

Từ điền tiếng Việt định nghĩ:

ở Việt Nam là tác giả
đưa ra lời trao và nhân
động căn bản thường.
căn bản của mọi hoạt

¡ thoại là sử dụng một ngơn ngữ để


nói chuyện với nhau” (Hoàng Phê và es. 2000).

Tir dién thuật ngữ ngôn ngữ học lại định nghĩa: *Hội thoại là hoạt động

giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao
nhằm trao đổi các nội
dung miêu tả và liên cá nhân theo mục đích được đặt ra" (Nguyễn N. Ý, 1996).
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên cho rằng: “Hội thoại là một trong những hoạt
động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp, tròng một ngữ.

cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay
hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định” (Đỗ T. K. Liên, 1999).
Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này
nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trị của hai bên thay đổi: bên
nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại”
(Nguyễn Ð. Dân, 1998).

Như vậy, hội thoại tồn tại ở hai dạng: dạng thứ nhất là lời ăn tiếng nói
thể hiện trong sinh hoạt giao tiếp hàng ngày của con người (biểu hiện qua ngôn
ngữ âm thanh). Dạng thứ hai là lời trao đáp của các nhân vật hội thoại đã được.
chủ thể nhà văn tái tạo lại trong tác phẩm văn chương (biểu hiện qua chữ viết).


10

1.1.2. Các vận động hội thoại
Hội thoại thường có ba vận động: sự trao lời, sự đáp lời, sự tương tác.
1.1.2.1. Sự trao lời
Đây là vận động của người nói hướng lời của mình về phía người nhận

(người nghe). Khi trao lời, để làm cho hoạt động trao lời thêm hiệu quả, ngồi
hình thức ngơn ngữ, người nói cũng có thể dùng cử chỉ, điệu bộ như gat dau,

nắm tay, gai đầu... làm những dấu hiệu bổ sung cho lời nói, đánh dấu sự có
mặt của mình trong lượt lời nói ra.
(1) Ong Chín đâm sâm ra ngơi đằng lái, vấn thuốc rồi bập bập trên môi
mà không buôn đốt. Con Thuỷ sợ ơng giận Giang, nó men ra nói khơi: “Lâu lâu

có con gái về thăm, sướng thấy mơ, ba đừng giận ba ha". Ơng khơng trả lời, lúc
đó ông đang nghĩ về một người đã khuất, lòng ông chua chát: “Tui biết tính sao.

bay gid, ba oi. Tui tinh lẫm một lẫn này rồi.

(41, tr.105)
Trong trao lời, sự có mặt của người nói là tắt yếu. Sự có mặt đó thể
hiện ở từ xưng hơ ngơi thứ nhất, ở tình cảm thái độ, quan điểm của người nói
trong nội dung của lượt lời trao.
'Cùng với sự có mặt của người nói, tinh thể trao lời ngằm ẩn rằng người
nghe tất yếu phải có mặt đi vào trong điễn ngơn của người nói. Người nghe
(người nhận) có thể có mặt một cách tường minh và cũng có thể có mặt một
cách hàm ẩn.
1.1.2.2. Sự đáp lời
Đáp lời hay còn gọi là trao đáp là lời của người nghe dùng đẻ đáp lại
lời của người nói. Khi lời trao khơng có lời đáp thì khơng thành cuộc thoại.
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Sự hồi đáp có thẻ là hồi đáp bằng lời
hay hồi đáp bằng những yếu tố kèm ngôn ngữ (điệt bộ, cử chỉ, nét mặt, nụ

cười,...). Trao đáp là cái lõi của hội thoại” (Đỗ H. Châu, 1993).



ul
©) Ơng gần gần hỏi: “Con Hai! Bay đi đâu?” Giang cúi mặt: “Con nhớ
he quá hà, con nước rồi ba không thèm ghẻ thăm con. ”

(3) - Bay
~ Dạ, xa
~ Bây ơi
Tươi an

coi kìa, Hịn đó.
q hen néi.
- nội đột nhiên nghẹn ngào - Tao nhớ Hòn quá.
ti:

(41, tr.107)

~ Thì bữa nào nội biểu ba lấy ghe chớ nội đi. Mà phải con lội hay, con
lội cðng nội ra ngoải. Gần thí mơ chớ gì, nội.

@5,tr3)
Ở ví dụ (2) lời đáp của nhân vật nữ hướng đến câu hỏi của người nam
là người con nhớ cuộc sống trên ghe, ẩn sâu trong đó là lời trách móc đã lâu
ba khơng về thăm.
Ở ví dụ (3) lời đáp thể hiện đầy tình yêu thương, sự quý mến của đứa
cháu đối với ơng nội của mình.
1.1.2.3. Sự tương tác

Tương tác trong hội thoại được hiểu là các nhân vật ảnh hưởng lẫn
nhau, tác động qua lại với nhau làm biến đổi nhau. Bởi tương tác là tác động.
chủ yếu trong hội thoại nên ngữ dụng học hội thoại còn được gọi là ngữ dụng.

học tương tác bằng lời.

Như vậy, trong một cuộc hội thoại sự trao lời, sự đáp lời và sự tương
tác gắn bó chặt chẽ với nhau. Đây là ba vận động đặc trưng cho một cuộc.
thoại. Những quy tắc cấu trúc và chức năng trong hội thoại đều bắt nguồn từ.

ba vận động trên và chủ yếu là vận động tương tác.
(4) - Nghe nói Thà lấy chồng vẻ Cái Nước?

= Da, xa lm, chắc lâu nữa mới về một lằn. Anh Kiên đi công tác ngang

chợ Rau Dừa, nhớ ghé nhà máy Phú Phong thăm em. Anh Phi cũng vậy nghen!


12
Phi “Ù”, nâng ly uống “hóc ”.
- Sanh con cứ lấy tên anh mà đặt.
- Dạ. Nhưng vái trời cho nó đừng ca hay như anh. Có nhiễu cơ mê lắm.

(27. tr25)
Ví dụ trên xuất hiện 3 nhân vật giao tiếp: Phi, Tha, Kiên. Các nhân vật
lần lượt trao đôi, trò chuyện với nhau về nội dung hỏi han, dặn dò, chia tay
của ba người bạn thân đêm trước ngày Thả lấy chồng.

1.1.3. Các đơn vị cẫu trúc hội thoại
Tác giả Nguyễn Đức Dân trình bày cấu trúc hội thoại gồm những yếu
tố: lượt lời, mở thoại và cặp thoại. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi
chỉ nêu lên một số khái niệm có liên quan đến đề tài. Các đơn vị cấu trúc hội

thoại được chúng tôi để cập gỗi : cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại, tham thoại

và hành động ngôn ngữ.
1.1.3.1. Cuộc thoại
Cuộc thoại gồm một số cặp trao đáp tạo nên, có sự thống nhất về chủ đẻ,
về hình thức. Sau đây là một số ý kiến của các nhà ngữ dụng học về cuộc thoại:
Theo C. K. Orecchioni: “Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần
và đủ là một nhóm nhân vật có thé thay đổi nhưng khơng đứt qng trong một
khung thời gian, khơng gian có thể thay đổi nhưng khơng đứt qng, nói về
một vấn đề thay đổi nhưng không đứt quãng” (Dẫn theo Đỗ H. Châu, 1993).
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng;

“Cuộc thoại hay còn gọi là cuộc tương.

tác là đơn
vị hi thoại bao trùm lớn nhất" (Đỗ H. Châu, 1993).
Từ các ý kiến về ci
thoại cần có những nhân tố:

thoại nói trên, chúng tơi cho rằng để có một cuộc

~ Nhân vậi ít nhất là hai người hoặc có thể là ba người, cũng có thể là
đám đông. Tuy nhiên, do giới hạn của thực tế nghiên cứu hiện nay, chúng tôi
chỉ dừng lại ở các cuộc thoại dạng song thoại.


13

~ Sự thống nhất về thời gian và không gian: thời gian có thẻ ban ngày,
ban đêm, chiều tối, hơm qua. Cịn khơng gian có thể là một góc sân, một

mảnh vườn, một cuộc nói chuyện ở nhà riêng...


~ Sự thống nhất về chủ đề: chủ đề là nội dung tốt lên từ tồn bộ

cuộc thoại.

(5) - Trầu xóm Phó thiệt?

Thang Bau tả rằng ơng già nói nhanh và tỉnh như chẳng hẻ mắp máy
mơi, như giọng nói phát ra từ cô họng hệt mấy con cu gáy ở nhà nó. Thằng
Bầu trả lời:
~ Thiệt
~ Sao. Trâu xóm Phố xanh ơi là xanh, lá bự vẫy nè, ơng già xịe hai bàn
tay ra. Thằng Bằu cãi:
~ Nhưng bây giờ đất cần réi, trầu đâu có tốt nữa.

Vậy? Giọng ơng như thảng thốt, rồi ơng nhón một lá trầu thành kính

đưa vô miệng nhá một miếng, một miếng nữa rồi ngôn ngấu cả lá, mặt ông

gid riim lại, nước mắt trào ra. Ơng thè đầu lười đỏ hỏn ra hít hà, ừ trầu xóm
Pho thiệt rồi.
(49, tr45)
Trên đây là cuộc hội thoại giữa hai nhân vật nói về một loại trầu được
trồng ở xóm Phố nên gọi là trằu xóm Phố. Qua biểu cảm và cách thưởng thức.
của nhân vật ông giả ta hiểu được trầu xóm Phố mang một hương vị rất đặc
trưng và cịn là cả những kí ức vui buồn của những con người đã từng gắn bó.

nơi đây.

Ngồi ba nhân tố trên, thơng thường trên bề mặt hình thức cịn có phần

mở thoại, thân thoại, kết thoại. Nhưng trong thực tế nghiên cứu, không phải
bắt cứ cuộc thoại nào diễn ra cũng có đầy đủ ba phần như thế. Bởi vậy, chúng.
ta nên tùy theo tính chất của từng cuộc thoại để xác định ranh giới.


14

1.1.3.2. Đoạn thoại
Tac gid DS Thi Kim Liên cho rằng: “Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn

do một số cặp trao ~ dap liên kết với nhau chặt chẽ về ý nghĩa và về ngữ dụng
có tính hồn chỉnh bộ phận để có thể cùng với các đoạn thoại khác tạo thành
một cuộc thoại, trong một cuộc thoại có thể có nhiều đoạn thoại: đoạn mở.
thoại, đoạn thân thoại và đoạn kết thoại.
'Về ý nghĩa: đó là sự liên kết về chủ đề.

'Về mục đích ngữ dụng: tính duy nhất về đích” (Đỗ T. K. Liên, 2005).
Trong một cuộc thoại có ba loại đoạn thoại: đoạn mở thoại, đoạn thân
thoại, đoạn kết thoại.
~ Đoạn mở thoại: đoạn mở thoại thường có tính cơng thức, mang tinh
đưa đây, nhằm mục đích tạo lập quan hệ là cơ bản.

Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Đoạn thoại mở thoại phần lớn là cơng
thức hóa, mang nhiều tinh chat “dua đẩy” ngồi việc “phá vỡ tảng băng” giữa
các nhân vật, ngoài chức năng mở ra cuộc hội thoại cịn có chức năng

`thương lượng hội thoại” về đề tải diễn ngơn, thăm dị đối phương về mọi
mặt, hứng thú về đề tài diễn ngôn, quan hệ giữa mình với đối phương... và
“thir” giong digu hội thoại (thân mật hay nghiêm túc, khách khí hay thân
tình). Nói chung, trong đoạn mở thoại, người mở thoại thường tránh sự xúc


phạm đến thể diện của người nghe, chuẩn bị một "hỏa khí cho cuộc thoại”
(Đỗ H. Châu, 2001).
(6) - A: Ua, Cún! Con dậy lâu rồi sao khơng ăn cơm?
- B: Dạ, con cịn ché anh Hai a!
~ Đoạn thân thoại: đoạn thân thoại thường có thể chỉ một đoạn thoại

hoặc một số đoạn thoại. Mỗi đoạn thoại có sự thống nhất về chủ đề, phạm vi
hiện thực. Tuy nhiên, trong một cuộc thoại có nhiều đoạn thoại, thì mỗi đoạn


15

thoại có thể có những chủ đề nhỏ, phản ánh những mặt, những khía cạnh,
bình diện khác nhau nhằm làm sáng tỏ chủ đẻ lớn.
@)
A: Chị gửi áo dài cho em rồi đấy!
B: Vâng, nhiều mẫu không chị?
A: Nhiều mẫu mới của năm nay lắm em.
B: Dạ! Đề em giới thiệu với giáo viên trường em ủng hộ ạ!

~ Đoạn kết thoại: đoạn kết thoại thường là tổng kết cuộc thoại, kết luận

về một dé tài kèm theo lời cảm ơn, lời chúc, từ biệt, xin lỗi, hứa hẹn.
(8)

-A: Mẹ ơi! Học xong mẹ chở tụi con di bơi nhé!
B: U, me nhé roi!

A: Con cảm ơn mẹ ạ!

1.1.3.3. Cặp thoại
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ

nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên” (Đỗ H. Châu, 2001).
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên cho rằng: “Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại tối
thiểu, cũng tức là cặp thoại kế cận, gồm đơn vị dẫn nhập và hành vi hồi đáp”
(Đỗ T. K. Liên, 2005).

'Về nguyên tắc, một cặp thoại ít nhất phải do hai tham thoại tạo nên.
Tham thoại thứ nhất ở lượt lời người trao gọi là tham thoại dẫn nhập, tham.
thoại thứ hai ở lượt lời người đáp gọi là tham thoại hồi đáp. Khơng có tham
thoại

hồi đáp thì khơng thành cặp thoại.

(9) - Chuẩn đạp nước là nó đẻ hả mậy?

~ Ù; bộ mày chưa biết hả?

~ Thơi bỏ qua mây ơi, đâu phải cải gì người ta cũng biết hết.


16

~ Ù; nhưng khơng biết vụ này thì mắt mặt quả, mậy.

Ông bạn nhà thơ cười ha ha:

~ Quan trọng là người ta trong mắt mình như thế nào. Tao thấy mây cứ
mệt mỏi vì chuyện mình như thể nào trong mắt người ta.


(7, .167)

Ở lượt lời thứ nhất nhân vật anh bạn hỏi bạn mình vẻ cách sinh nở của

chuồn chuồn. Ở lượt lời thứ hai anh bạn thân đã khuyên bạn mình phải biết
cách tự cân bằng những áp lực trong cuộc sống.
1.1.3.4. Tham thoại
a. Khai niệm tham thoại
“Tham thoại là đơn vị đơn thoại do một cá nhân phát ra tương đương với
đơn vị câu. Trong phần lý thuyết hội thoại, tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng
khái niệm tham thoại là: * hẳn đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một
cấp thoại nhất định” (Đỗ H. Châu, 2001).
Tác giả Đỗ Thị Kim Liên cũng cho rả ig: “Tham thoại là đơn vị đơn
thoại do một cá nhân nói ra, cùng với tham thoại khác tạo thành cặp thoại”
(Đỗ T. K. Liên, 2005).
Trong hệ thống cấu trúc hội thoại, nếu cặp thoại là đơn vị song thoại
nhỏ nhất thì tham thoại là đơn vị đơn thoại.
b. Cấu tạo của tham thoại

Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Một tham thoại do một hoặc một số
hành động ngơn ngữ tạo nên”. Trong đó, có ít nhất một hành động chủ hướng
làm nịng cốt và có thể có thêm một hoặc một số hành động phụ thuộc (Đỗ H.
Châu, 2001).
Hành động chủ hướng là hành động có chức năng trụ cột, quyết định
hướng của tham thoại và quyết định hành động đáp thích hợp của người đối
thoại. Cịn hành động phụ thuộc có nhiều chức năng khác nhau như củng cố,
giải thích, biện minh, đánh giá... nhằm bổ trợ cho chủ hướng.



×