Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

Năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo cấp huyện vùng đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 246 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LƯU HUYỀN TRANG

NĂNG LỰC THAM MƯU CỦA CÁN BỘ TUYÊN GIÁO
CẤP HUYỆN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG,
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LƯU HUYỀN TRANG

NĂNG LỰC THAM MƯU CỦA CÁN BỘ TUYÊN GIÁO
CẤP HUYỆN VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG,
VIỆT NAM HIỆN NAY


Chun ngành

: Cơng tác tư tưởng

Mã số

: 9 31 02 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Hoàng Quốc Bảo
2. TS. Lương Ngọc Vĩnh

HÀ NỘI – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Hoàng Quốc Bảo và TS. Lương Ngọc
Vĩnh. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới của luận án là
trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu
khoa học nào trước đây. Luận án có sự dụng, phát triển, kế thừa một số tư
liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu... có liên quan.
Hà Nội, ngày..... tháng..... năm 2023
Tác giả luận án

Lưu Huyền Trang


DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ

Bảng 3.1: Mức độ làm chủ kiến thức liên quan đến hoạt động tham mưu ..... 104
Bảng 3.2. Mức độ tự tin và mức độ sử dụng thường xuyên các kỹ năng
tham mưu của cán bộ tuyên giáo .................................................... 112
Bảng 3.3. Điểm trung bình mức độ làm chủ một số kỹ năng bộ phận của
cán bộ tuyên giáo cấp huyện ........................................................... 118
Bảng 3.4. Đánh giá thái độ của cán bộ tuyên giáo khi thực hiện nhiệm vụ
tham mưu ........................................................................................ 125
Bảng 3.5. Tương quan giữa mức độ đáp ứng yêu cầu công việc và mức
độ đáp ứng các yêu cầu về năng lực ............................................... 128
Bảng 3.6. Đánh giá tính hiệu quả của sản phẩm tham mưu do cán bộ
tuyên giáo cấp huyện thực hiện ...................................................... 131
Hình 3.1. Tần suất cập nhật các nhóm kiến thức phục vụ hoạt động tham
mưu ................................................................................................. 111
Hình 3.2. Mức độ làm chủ các kỹ năng “Thu thập và xử lý thông tin
tham mưu” của cán bộ tuyên giáo cấp huyện ................................. 115
Hình 3.3. Mức độ làm chủ các kỹ năng “Xây dựng phương án giải quyết
vấn đề tham mưu” của cán bộ tuyên giáo cấp huyện ..................... 116
Hình 3.4. Tỉ lệ sáng tạo sản phẩm tham mưu so với văn bản của cấp trên..... 132
Hình 3.5. Đánh giá các yếu tố dẫn đến hiệu quả thấp của sản phẩm tham
mưu ................................................................................................. 137


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................................................ 9
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến công tác tuyên giáo và
cán bộ tuyên giáo .................................................................................... 9
1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến năng lực cán bộ, năng lực

tham mưu và năng lực của cán bộ tuyên giáo cấp huyện ....................... 17
Chương 2: NĂNG LỰC THAM MƯU CỦA CÁN BỘ TUYÊN GIÁO
CẤP HUYỆN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN .................................... 38
2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực tham mưu của cán bộ
tuyên giáo cấp huyện............................................................................... 38
2.2. Yêu cầu đối với hoạt động tham mưu và tiêu chí đánh giá năng lực
tham mưu của cán bộ tuyên giáo cấp huyện ........................................... 59
2.3. Các yếu tố tác động đến năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo
cấp huyện ................................................................................................ 80
Chương 3: NĂNG LỰC THAM MƯU CỦA CÁN BỘ TUYÊN GIÁO
CẤP HUYỆN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, VIỆT NAM –
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................ 88
3.1. Đặc điểm các đơn vị hành chính cấp huyện và đội ngũ cán bộ tuyên
giáo cấp huyện vùng đồng bằng Sông Hồng .......................................... 88
3.2. Thực trạng năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo cấp huyện vùng
đồng bằng Sông Hồng ............................................................................. 102
3.3. Một số vấn đề đặt ra trong việc nâng cao năng lực tham mưu của cán
bộ tuyên giáo cấp huyện vùng đồng bằng Sông Hồng hiện nay............. 138
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
THAM MƯU CỦA CÁN BỘ TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
TỚI .......................................................................................................... 157
4.1. Dự báo những khó khăn, thách thức đối với năng lực tham mưu của
đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện vùng đồng bằng Sông Hồng
trong thời gian tới .................................................................................... 157
4.2. Quan điểm nâng cao năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo cấp
huyện vùng đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam trong thời gian tới ......... 160
4.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo
cấp huyện vùng đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam trong thời gian tới .. 170
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 190

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
ln nhấn mạnh vai trị của cán bộ, coi “cán bộ là gốc” của mọi công việc. Cán
bộ tuyên giáo nói chung và cán bộ tuyên giáo ở cấp huyện - những người tham
mưu cho cấp ủy về công tác tuyên giáo, trở thành nhân tố có ảnh hưởng quan
trọng đến chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo. Đội ngũ cán bộ tuyên giáo
cấp huyện không chỉ trực tiếp tiến hành hoạt động tham mưu với lãnh đạo ban
tuyên giáo và cấp ủy cấp huyện về các lĩnh vực tun giáo trên địa bàn, mà cịn
là những người đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố sự thống nhất tư
tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, củng cố lòng tin của
Nhân dân với Đảng, Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đồn kết, tăng
cường ý chí, sức mạnh tinh thần của Nhân dân trên tồn địa bàn cấp huyện. Vì
vậy, cùng với phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực tham mưu là một
thành tố cơ bản, một yêu cầu quan trọng tạo nên chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên
giáo cấp ủy cấp huyện.
Vùng đồng bằng Sông Hồng với vị trí là vùng kinh tế - xã hội động
lực phát triển hàng đầu; đồng thời có Thủ đơ Hà Nội là trung tâm đầu não của
cả nước, luôn thu hút sự quan tâm và đầu tư trọng điểm trong Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội quốc gia. Nhận thức sâu sắc vai trò của đội ngũ cán bộ
tuyên giáo, những năm qua, cấp ủy cấp huyện ở các tỉnh, thành phố vùng đồng
bằng sông Hồng đã quan tâm nâng cao năng lực tham mưu cho đội ngũ cán bộ
tuyên giáo vừa đảm bảo tuân thủ những quy định về tinh giản biên chế, đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, vừa thực sự trở thành lực
lượng lao động chất lượng cao, đủ đức, đủ tài, đủ khả năng nhận diện, dự báo

và tham mưu đề xuất các giải pháp hiệu quả cho cấp ủy. Nhờ đó, cơng tác
tun giáo ở các địa phương không ngừng được nâng cao về chất lượng, hiệu
quả, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác tuyên giáo trong thời kỳ cách
mạng mới.


2
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc nâng cao năng lực
tham mưu cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp ủy cấp huyện vẫn tồn tại nhiều
hạn chế. Nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo ban tuyên giáo các cấp và bản thân
cán bộ tuyên giáo cấp huyện về tầm quan trọng của hoạt động tham mưu, cũng
như sự cần thiết phải nâng cao năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo cấp
huyện hiện nay chưa thực sự đầy đủ, chưa tương xứng với vị thế, tính chất và
tầm quan trọng của hoạt động này. Thêm vào đó, thực tế hoạt động tham mưu
của cán bộ tuyên giáo cấp ủy cấp huyện hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, nhất
là trong hiệu quả dự báo; tính nhanh nhạy, sắc bén với các vấn đề nảy sinh
trong thực tế chưa được phát huy; hoạt động còn mang nặng tính hành chính,
sự vụ, thực hiện theo chỉ đạo, phân cơng của lãnh đạo; chưa có nhiều đề xuất,
tham mưu mang tính đột phá, sáng tạo, đi trước thực tiễn; cán bộ tun giáo
cịn yếu về ngoại ngữ, cơng nghệ thông tin, chưa theo kịp tốc độ phát triển của
thời đại số, năng lực nhiều mặt chưa ngang tầm nhiệm vụ... Những hạn chế
này, nếu không sớm được khắc phục sẽ trở thành rào cản trong việc hiện thực
hóa các mục tiêu phát triển đã được các cấp ủy Đảng đề ra.
Trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy vai trị của cơng tác tun giáo,
năng lực tham mưu của đội ngũ cán bộ tuyên giáo nói chung và cán bộ tuyên
giáo cấp ủy cấp huyện cần phải được nâng lên một tầm cao mới, để tham mưu
hiệu quả, sắc bén hơn nữa các vấn đề tư tưởng, văn hóa, khoa giáo; hướng tới
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu toàn diện của Đảng trên mặt trận tư
tưởng - văn hóa, từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là việc phát hiện, đẩy lùi,
ngăn chặn sớm các nguy cơ tiềm ẩn, các vấn đề phức tạp về tư tưởng có thể

nảy sinh ngay từ cơ sở.
Cùng với sự phát triển của cả nước, vùng đồng bằng Sơng Hồng tiếp
tục có những bước phát triển mạnh mẽ về tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ
cấu khai thác, sử dụng tài nguyên, cơ cấu tổ chức đời sống xã hội; thu hút vốn
đầu tư tiếp tục tăng cao. Từ đó, tất yếu kéo theo những biến đổi đáng kể trong
đời sống văn hóa - xã hội, tư tưởng, tình cảm, lối sống của các tầng lớp dân


3
cư, gia tăng áp lực lên các vấn đề môi trường, an ninh, an toàn xã hội... cũng
như các nguy cơ về an ninh chính trị - tư tưởng. Những vấn đề được dự báo
kể trên, cùng những tác động của tình hình thế giới và khu vực, đặt ra cho đội
ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ tun giáo cấp huyện vùng đồng
bằng Sơng Hồng nói riêng những nhiệm vụ hết sức nặng nề, phức tạp. Do đó,
việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp khắc phục những hạn chế về năng lực,
trình độ cán bộ tuyên giáo nói chung và năng lực tham mưu của đội ngũ cán
bộ tuyên giáo cấp ủy cấp huyện vùng đồng bằng Sơng Hồng nói riêng trở
thành u cầu, địi hỏi tất yếu cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Trên cơ sở các lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Năng lực tham mưu
của cán bộ tuyên giáo cấp huyện vùng đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ ngành Chính trị học,
chun ngành Cơng tác tư tưởng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá đúng thực trạng
năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo cấp huyện vùng đồng bằng Sông
Hồng, Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng
cao năng lực tham mưu cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện vùng đồng
bằng Sông Hồng, Việt Nam trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, nhận xét
khái quát về các kết quả đã nghiên cứu và xác định hướng nghiên cứu của luận
án.
- Hệ thống hóa, phát triển, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về
năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo cấp huyện.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng và nhận diện những
vấn đề đặt ra cần giải quyết trong việc nâng cao năng lực tham mưu của cán
bộ tuyên giáo cấp huyện vùng đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam.


4
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực tham mưu của cán bộ
tuyên giáo cấp huyện vùng đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực tham mưu của cán bộ
tuyên giáo cấp huyện vùng đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu năng lực tham mưu của cán
bộ tuyên giáo thuộc ban tuyên giáo cấp ủy cấp huyện theo lát cắt của các
thành tố cấu thành, bao gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu năng lực tham mưu của
cán bộ tuyên giáo cấp ủy cấp huyện, thuộc các tỉnh vùng đồng bằng Sông
Hồng.
- Phạm vi thời gian: Luận án khảo sát các số liệu từ năm 2018 đến
2023 tại các ban tuyên giáo cấp ủy cấp huyện, là thời điểm triển khai thực
hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII, ngày 25/10/2017 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp
xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả”. Các giải pháp trong luận án có ý nghĩa đến năm 2030.

5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; lý luận khoa học công tác tư tưởng; quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến đề tài
luận án.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu, số liệu thống kê của các đề án khảo
sát đội ngũ cán bộ, báo cáo tổng kết công tác tổ chức cán bộ, báo cáo sơ kết, tổng
kết công tác tuyên giáo của các ban tuyên giáo cấp ủy cấp huyện vùng đồng bằng


5
Sông Hồng, báo cáo thu hoạch các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác
tuyên giáo cấp huyện và số liệu khảo sát trực tiếp từ kết quả nghiên cứu thực tế.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: Luận án sử dụng các nguyên tắc, quan điểm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, đó là: nguyên tắc
khách quan; nguyên tắc đề cao tính năng động, chủ quan của ý thức; quan
điểm tồn diện; quan điểm phát triển; quan điểm lịch sử - cụ thể.
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trên cơ sở cách tiếp cận từ góc độ
khoa học cơng tác tư tưởng, luận án sử dụng đồng thời một số phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, sắp xếp các nguồn tài liệu
trong và ngoài nước liên quan đến luận án, từ những quan điểm lý thuyết, thu
thập các dữ liệu, thông tin, đến các số liệu thống kê, các cơng trình khoa học,
các báo cáo... để bóc tách, phân loại, lý giải... làm rõ các vấn đề liên quan đến
cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn về năng lực tham mưu của cán bộ
tuyên giáo cấp huyện vùng đồng bằng Sông Hồng.
Phương pháp logic - lịch sử: Được sử dụng trong việc tìm hiểu về sự

phát triển của cá nhân, diễn biến của sự kiện và tiến trình hoạt động diễn ra
theo trình tự thời gian, đánh giá sự vận động, biến đổi của các đối tượng dưới
tác động của các yếu tố chủ quan, khách quan để đánh giá mối liên hệ, xu
hướng phát triển và quy luật vận động của cá nhân, sự kiện, hoạt động. Phương
pháp logic - lịch sử cũng được sử dụng trong khái qt hóa các đề tài nghiên
cứu, từ các cơng trình khác nhau thành các chủ đề, vấn đề để tổng thuật và sử
dụng logic - lịch sử để sắp xếp các cơng trình theo trình tự thời gian cơng bố.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được sử dụng trong việc phân
loại, so sánh, đối chiếu các tác phẩm, bài viết, văn kiện của Đảng, Nhà nước;
các báo cáo đánh giá của các ban tun giáo; các cơng trình khoa học trong và
ngồi nước có liên quan đến đề tài luận án, các số liệu điều tra, khảo sát. Trên
cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát những vấn đề


6
chung mang tính quy luật, chắt lọc những dữ liệu, những thông tin cần thiết
để phục vụ cho luận án như: đánh giá thuận lợi, khó khăn; khái quát những ưu
điểm, hạn chế trong năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo cấp huyện
vùng đồng bằng Sông Hồng.
Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê, phân loại, sắp xếp các tài
liệu, số liệu, sự kiện, dữ liệu... có được trong q trình nghiên cứu, tiếp cận
thơng tin.
Phương pháp điều tra xã hội học: Được sử dụng thông qua việc thực
hiện khảo sát với cán bộ tuyên giáo và lãnh đạo ban tuyên giáo tại tất cả các ban
tuyên giáo cấp ủy cấp huyện của 05 tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng
Sông Hồng gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hưng n, Nam Định, Thái Bình; trong
đó ngồi Thủ đơ Hà Nội, còn lại gồm 02 tỉnh thuộc tiểu vùng Bắc đồng bằng
Sông Hồng là Hưng Yên, Hải Dương và 02 tỉnh thuộc tiểu vùng Nam đồng bằng
Sông Hồng là Nam Định, Thái Bình. Số phiếu phát ra là 305 phiếu (tổng số cán
bộ tuyên giáo của 70 đơn vị thuộc diện khảo sát); số phiếu thu về có đầy đủ

thông tin hợp lệ là 293 phiếu. Nội dung khảo sát tìm hiểu nhận thức và thái độ
của đối tượng khảo sát và các nội dung liên quan đến các thành tố kiến thức, kỹ
năng, thái độ của cán bộ tuyên giáo cấp huyện khi thực hiện hoạt động tham
mưu.
Phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu: Luận án triển khai
phương pháp theo phương thức: mỗi tỉnh/thành phố chọn ngẫu nhiên 02
huyện/quận để tổ chức thảo luận nhóm với cán bộ ban tuyên giáo; tiến hành
phỏng vấn sâu 01 lãnh đạo ban tuyên giáo và 01 đại diện cấp ủy của địa phương
được chọn. Tổng cộng có 10 cuộc thảo luận nhóm với 48 người tham dự và 10
cuộc phỏng vấn sâu tại 5 tỉnh khảo sát đã được thực hiện. Các quận, huyện được
khảo sát gồm: Hoàng Mai, Quốc Oai (Hà Nội); Thanh Miện, TP Hải Dương
(Hải Dương); Khoái Châu, TP Hưng Yên (Hưng Yên); Xuân Trường, TP Nam
Định (Nam Định); Vũ Thư; TP Thái Bình (Thái Bình). Nội dung thảo luận và
phỏng vấn sâu hướng đến làm rõ hơn những vấn đề về các yếu tố tác động,


7
nguyên nhân của thực trạng, những khó khăn, khúc mắc trong thực tiễn công tác
của đối tượng khảo sát và đánh giá của các cá nhân tham gia thảo luận, phỏng
vấn.
6. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án
6.1. Đóng góp mới của luận án
- Luận án xây dựng được những vấn đề lý luận bước đầu về năng lực
tham mưu của cán bộ tuyên giáo cấp huyện, bao gồm: xây dựng mới khái niệm
năng lực tham mưu của cán bộ tun giáo cấp huyện; xác định mơ hình cấu
trúc năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo cấp huyện gồm 3 thành tố: kiến
thức, kỹ năng, thái độ và tiêu chí đánh giá năng lực tham mưu của cán bộ tuyên
giáo cấp huyện gồm: mức độ làm chủ kiến thức, mức độ thuần thục kỹ năng,
mức độ phù hợp trong biểu đạt thái độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ; đề xuất
khung năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo cấp huyện, làm công cụ sử

dụng trong công tác cán bộ, trong xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi
dưỡng.
- Chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong thực tiễn và đề xuất một số
giải pháp mới nhằm nâng cao năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo cấp
huyện.
6.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn về năng lực tham mưu của cán bộ tuyên giáo cấp huyện vùng
đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam hiện nay. Những kết quả này, có thể làm cơ sở
cho những nghiên cứu tiếp theo về các nhóm năng lực của cán bộ tuyên giáo các
cấp.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy, bồi dưỡng... cho cán bộ, học viên, sinh viên chuyên ngành Công
tác tư tưởng, Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa hoặc các lĩnh vực khoa
học xã hội có liên quan.


8
- Những giải pháp luận án đề xuất có thể góp phần hình thành ý tưởng
cho cấp ủy và những người làm tuyên giáo các địa phương áp dụng trong đổi
mới công tác cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng... góp phần nâng cao nâng
cao chất lượng, hiệu quả cơng tác tun giáo.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có
kết cấu gồm 4 chương, 12 tiết.


9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến công tác tuyên
giáo và cán bộ tuyên giáo
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về cơng tác tun giáo
Phăn Đng Chít Vơng Sa (2002), Cơng tác lý luận của Đảng Nhân
dân Cách mạng Lào trong thời kỳ đổi mới [83]. Luận án nghiên cứu công tác lý
luận của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào dưới góc nhìn của khoa học Lịch sử,
đánh giá các bước phát triển và các nội dung đổi mới qua các thời kỳ. Cơng
trình cũng cung cấp những luận điểm cơ bản về công tác lý luận của Đảng, về
các lực lượng tiến hành công tác lý luận tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào. Trong đó, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy nhanh nhiệm vụ nâng
cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ lý luận của đảng đáp ứng kịp thời yêu
cầu thời đại.
Bun Đuông Cay Xơn (2005), Một số nhiệm vụ cấp bách về công tác tư
tưởng của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay [110].
Cơng trình khái qt những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tư tưởng của
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào như: khái niệm công tác tư tưởng, cán bộ tư
tưởng, cán bộ tuyên huấn, chức năng, nhiệm vụ của ban tuyên huấn. Trong
đó, nhấn mạnh chủ yếu đến nhiệm vụ xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh
về chính trị, tư tưởng và tổ chức là một trong những nhiệm vụ cấp bách đặt ra
đối với công tác tư tưởng của Đảng; đồng thời khẳng định Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào luôn coi công tác tư tưởng là công tác hàng đầu, là công việc
gốc, cần được tiến hành thường xuyên và là việc then chốt trong mọi lĩnh vực.
Lý Diệc Bác (2009), 意识形态宣传应增强新颖性和现代性 (Công tác
tuyên truyền tư tưởng cần tăng cường tính mới và tính hiện đại) [124]. Tác giả
bài viết chỉ ra những yêu cầu phải đổi mới công tác tuyên truyền tư tưởng của
Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua việc xây dựng quan niệm, cơ chế, hình


10

thức mới và hoàn thiện những chức năng mới để tăng cường tính thời đại. Yếu tố
theo tác giả bảo đảm cho việc đổi mới này chính là sức mạnh nhân cách của
người lãnh đạo, tính nêu gương, tính tiên phong và uy tín của người đảng viên sẽ
lan tỏa và tạo nên sức mạnh tập thể trên cơ sở sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước.
Trong phạm vi một bài báo, những kiến giải của tác giả chưa đề cập sâu đến các
yêu cầu cụ thể về phẩm chất, nhân cách, năng lực cán bộ tuyên truyền tư tưởng.
Lương Khắc Hiếu (chủ biên, 2008), Nguyên lý công tác tư tưởng [51].
Trong bộ sách, nhóm tác giả đã đề cập đến những vấn đề chung nhất của công
tác tư tưởng như đối tượng, bản chất, hình thái, mục đích, chức năng, nhiệm
vụ, nguyên tắc, phương châm và những nội dung cơ bản của công tác giáo
dục tư tưởng, những vấn đề về phương pháp, hình thức, phương tiện và sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng. Trong đó, dành riêng một
chương bàn về nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ tư tưởng. Tác giả đã khảo
cứu chủ đề này trên các phương diện: sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán
bộ tư tưởng; mục tiêu và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện
nay với các tiêu chuẩn về kiến thức, phẩm chất chính trị cần thiết.
Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), 80 năm ngành tuyên giáo của
Đảng Cộng sản Việt Nam 1930-2010 [6]. Nội dung cuốn sách khắc họa lại
những chặng đường lịch sử công tác tuyên giáo của Đảng; khái quát những
thành tựu và bài học; đưa ra những định hướng cơ bản trong công tác tuyên
giáo. Ở phần “những định hướng cơ bản trong công tác tuyên giáo”, cuốn sách
bàn về nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có giải pháp về công tác cán bộ tuyên
giáo; yêu cầu cán bộ tuyên giáo phải tăng cường nghiên cứu khoa học, tổng kết
thực tiễn, nâng cao trình độ lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ
mới.
Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), 80 năm truyền thống ngành tuyên
giáo – Những kỷ niệm sâu sắc [7]. Nội dung cuốn sách này chủ yếu bàn về
kỷ niệm của những người trực tiếp công tác trong ngành tuyên giáo, nhưng
cũng chứa đựng một số trăn trở, suy tư, “hiến kế” nâng cao chất lượng, hiệu



11
quả cơng tác này. Trong đó, có nhấn mạnh một số nội dung về phẩm chất,
năng lực, đặc thù của người làm công tác tuyên giáo, thể hiện gợi mở cho
công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho ngành.
Nguyễn Thế Kỷ (chỉ đạo nội dung) - Trần Doãn Tiến (chủ biên, 2014),
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo trước yêu cầu mới [61].
Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết liên quan trực tiếp đến việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo, như: nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý
luận chính trị; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh; nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; đấu tranh
với các biểu hiện suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”; tăng cường tính “tự miễn dịch” với thơng tin xấu độc trên
mạng xã hội...
Phạm Văn Linh (Chủ biên, 2016), Một số vấn đề về đổi mới nội dung,
phương thức công tác của Ban Tuyên giáo [63]. Trên cơ sở đánh giá về vai trị
của cơng tác tun giáo trong cơng tác Đảng, khái quát những thành tựu, hạn
chế của ngành Tuyên giáo, tác giả khẳng định: Đổi mới nội dung, phương thức
công tác tuyên giáo trong mỗi thời kỳ phù hợp với nhiệm vụ cách mạng của
Đảng là một vấn đề lớn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó, đề xuất
một số giải pháp đổi mới công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ chuyên
trách công tác tuyên giáo, như: coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo;
đổi mới công tác tổ chức, cán bộ; đổi mới về luân chuyển, điều động, bổ nhiệm
cán bộ.
Vũ Đức Nam (2017), Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động công tác tuyên giáo trong công tác xây dựng Đảng [66]. Bài viết khẳng
định Đảng ta luôn coi trọng công tác tuyên giáo, coi đây là nhiệm vụ thường
xun và có tính chất mở đường về tư tưởng chính trị, góp phần xây dựng, bồi
đắp nền tảng tư tưởng cách mạng, nền tảng chính trị của Đảng, nền tảng tinh
thần của xã hội, góp phần đưa đường lối đổi mới của Đảng đi vào cuộc sống,

mở rộng dân chủ, khơi dậy sáng tạo của mọi ngành, mọi địa phương, các tầng


12
lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Do đó, việc chăm lo
đội ngũ cán bộ tuyên giáo là một giải pháp quan trọng trong đổi mới công tác
tuyên giáo hiện nay, bên cạnh việc triển khai tồn diện, đồng bộ nhiều nội
dung cơng việc, để đổi mới tồn diện cơng tác tun giáo.
Lương Ngọc Vĩnh (2019), Bài viết: Cần nhận thức đúng về công tác
tuyên giáo của Đảng [106]. Bài viết tập trung phân tích, luận giải các cách
tiếp cận về công tác tuyên giáo, bước đầu đưa ra khái niệm công tác tuyên
giáo của Đảng. Từ đó, giúp người đọc hiểu rõ được cơng tác cụ thể của những
người làm tuyên giáo, những công việc do ngành tuyên giáo theo dõi, hướng
dẫn, kiểm tra và định hình được chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong thực tiễn
của cán bộ tuyên giáo các cấp.
Ban Tuyên giáo Trung ương (2020), Tuyên giáo toàn cảnh nhiệm kỳ
Đại hội XII của Đảng [10]. Cơng trình là tập hợp các bài viết xoay quanh hoạt
động của ngành Tuyên giáo từ Trung ương đến địa phương, trên tất cả các
lĩnh vực. Trong đó, các tác giả bàn luận những vấn đề lý luận và thực tiễn
thuộc các lĩnh vực công tác tuyên giáo: Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội; Tư tưởng Hồ Chí
Minh tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước; Văn hóa là
sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững đất nước; Giáo dục và đào tạo góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam để phát triển bền vững
đất nước; Con người là trung tâm của sự phát triển;
Lương Ngọc Vĩnh (2021), Công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong thời kỳ mới [107]. Công trình nghiên cứu cơng tác tun
truyền của Đảng một cách toàn diện từ những vấn đề lý luận về khái niệm,
bản chất, đặc điểm, nguyên tắc hoạt động tuyên truyền đến thực tiễn hoạt
động của công tác tuyên truyền trong từng lĩnh vực nổi bật. Tài liệu giúp

người đọc hình dung được chức năng, nhiệm vụ và những việc cụ thể cần làm
khi tiến hành công tác tuyên truyền của Đảng.


13
Lê Đức Hoàng (2022), Tổ chức và hoạt động của ban tuyên giáo (Đề
tài định hướng giáo trình) [54]. Trong đề tài, tác giả đề cập tới nhiều nội dung
về tổ chức và hoạt động của ban tuyên giáo (trong các cơ quan Đảng; trong
các cơ quan chính quyền; trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trong các tổ chức
chính trị - xã hội; trong doanh nghiệp). Trong đó, tác giả trình bày các số liệu
thống kê về cơ cấu, số lượng, chất lượng, đồng thời nhận định khái quát về
thực trạng đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp hiện nay.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về cán bộ tuyên giáo
Bùi Phương Dung (2005), Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ
mới [22]. Cuốn sách là giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên truyền tư
tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ yếu hướng đến làm rõ các khái
niệm liên quan đến công tác tuyên truyền tư tưởng: tuyên truyền, báo chí, xuất
bản. Tác giả cung cấp khá kỹ lưỡng những phương thức, phương pháp điều tra,
khai thác thông tin phục vụ hoạt động tuyên truyền tư tưởng để trang bị cho đội
ngũ cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền tư
tưởng về tri thức, năng lực tuyên truyền, thuyết phục và tác phong người cán
bộ tuyên truyền.
Zheng

Zhi

Chao

(2019),


如何应对西方网络入侵

-

源于意识形态安全问 (Làm thế nào để ứng phó với sự thâm nhập của
phương Tây qua mạng xã hội - nhận diện từ vấn đề an ninh hệ tư tưởng)
[129]. Bài viết được đăng tải trên Tạp chí nghiên cứu lý luận (Bắc Kinh)
trước làn sóng ảnh hướng lớn của mạng xã hội đến công chúng trẻ tuổi.
Thông qua những nhận định về một vấn đề của thực tế xã hội Trung Quốc, tác
giả chỉ ra thế mạnh và sự cần thiết của việc phát huy thế mạnh của công tác
tuyên truyền lý luận. Bài viết chỉ ra những yêu cầu đối với tuyên truyền tư
tưởng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua mạng xã hội, để tiếp cận được
với giới trẻ như: nội dung truyền tải cần sinh động, dễ hiểu, đại chúng hóa,
đơn giản hóa các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa Mác, sao cho phù hợp thực
tế hoạt động của thế giới mạng, cũng như thói quen của cư dân mạng. Từ đó,


14
gợi ý quan điểm nâng cao khả năng nắm bắt tâm lý, khả năng sử dụng ngôn
ngữ, khả năng tiếp cận thông tin... cho những cán bộ tuyên truyền tư tưởng và
đề xuất đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng
cho đội ngũ cán bộ này.
Với nhan đề bài viết "Đổi mới tư duy về công tác cán bộ tuyên giáo"
(2002), tác giả Lương Khắc Hiếu và Nguyễn Viết Thông [49] đã đề cập đến
việc đổi mới cán bộ tuyên giáo. Bên cạnh những ưu điểm mà đội ngũ cán bộ
tuyên giáo đã đạt được, các tác giả cũng đã chỉ ra nhiều bất cập về công tác
cán bộ tuyên giáo. Trên cơ sở phân tích ưu điểm, hạn chế về cơng tác cán bộ,
các tác giả đã nêu ra 5 giải pháp thiết thực để đổi mới công tác cán bộ tuyên
giáo, trước hết là đổi mới về tư duy.
Bùi Thế Đức (2015), Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo đáp ứng cả

"chất" và "lượng" [41]. Trong bài viết, tác giả đánh giá công tác tuyên giáo là
bộ phận cấu thành đặc biệt trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Đây là lĩnh vực
trọng yếu của công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, góp phần quan
trọng vào việc hình thành Cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn của Đảng,
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân, biến chủ
trương, đường lối, chính sách ấy thành hành động cách mạng một cách tự giác
của đông đảo Nhân dân, tạo thành các cao trào cách mạng, đưa cách mạng
Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ đó, tác giả bài viết đưa ra
04 tiêu chí về phẩm chất, năng lực cơ bản của đội ngũ cán bộ tuyên giáo trong
giai đoạn cách mạng hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất thực hiện tốt 05 giải pháp
về xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo để tiếp tục xứng đáng là những chiến
sĩ xung kích trên mặt trận tuyên giáo của Đảng.
Bùi Thế Đức (2015), Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo giai đoạn
hiện nay [42]. Bài viết đưa ra những yêu cầu cơ bản mà đội ngũ cán bộ tuyên
giáo cần phải đạt được để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai
đoạn hiện nay và các giải pháp để hiện thực hóa những yêu cầu về bản lĩnh


15
chính trị, tư duy nhạy bén, bám sát thực tiễn, tác phong làm việc khoa học,
được thực hiện tốt trong công tác. Các giải pháp tác giả đề cập phần lớn tập
trung vào các điều kiện đảm bảo giúp công tác tuyên giáo được triển khai hiệu
quả, chuyên nghiệp. Trong đó, tiêu biểu là các giải pháp về cơng tác cán bộ,
cơ chế chính sách và tạo mơi trường học tập thuận lợi.
Nhà báo Hà Đăng (2017), có bài viết “Những vấn đề đặt ra cho công
tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tuyên giáo trong bối cảnh hiện nay”
[37], cũng thể hiện những tìm tịi, trăn trở, tâm huyết với công tác tuyên giáo
của Đảng. Tác giả chỉ ra một số hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ tuyên
giáo (kiến thức nền tảng chưa vững, nghiệp vụ, kỹ năng chưa thuần thục) nên

chất lượng và hiệu quả tham mưu chưa xứng tầm, đòi hỏi phải đổi mới căn
bản, tồn diện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2017), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
tuyên giáo trong giai đoạn hiện nay [55]. Cuốn sách tập hợp 45 bài viết của các
nhà khoa học, các chuyên gia, những người trực tiếp công tác trong ngành tuyên
giáo bàn luận đến nhiều khía cạnh về chủ đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán
bộ tuyên giáo. Trong đó, tập trung vào hai mảng nội dung: (1) Bối cảnh hiện nay,
những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên giáo và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
tuyên giáo; (2) Thực trạng, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ tuyên giáo trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, nhiều bài viết
nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ tuyên
giáo, như: Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ tun giáo;
Mơ hình nhân cách người cán bộ tuyên giáo; Đổi mới nội dung, chương trình
đào tạo – một yêu cầu cấp thiết nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ tuyên giáo
hiện nay...
Trần Thị Minh Tuyết (2021), Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo
chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ [105]. Trong bài viết này, tác giả đề
cập đến nhiều vấn đề cụ thể của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo;
khẳng định việc xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo chuyên nghiệp chính là


16
giải pháp căn cốt để ngành tuyên giáo vượt qua thử thách, hoàn thành nhiệm vụ
rất vinh quang nhưng cũng rất nặng nề mà thực tiễn cách mạng đang đặt ra. Tác
giả cũng chỉ ra 05 biểu hiện vượt trội về phẩm chất, năng lực của cán bộ tuyên
giáo đáp ứng điều kiện thách thức mới, nhiệm vụ mới và đặc thù công tác; đề
xuất 04 biện pháp cụ thể, cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều đơn vị hữu
quan nhằm chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp.
Đỗ Minh Hiền (2021), Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo đồng thời là
những nhà lãnh đạo công tác thông tin [47]. Tác giả nhấn mạnh, trong các giai

đoạn cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công tác tuyên giáo, coi đây là nhiệm vụ
thường xun, liên tục và có tính chất mở đường về tư tưởng chính trị, góp phần
xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng cách mạng, nền tảng chính trị của Đảng,
nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Cán bộ
tuyên giáo là người trong hệ thống chính trị, phần nào có những quyền lợi, nghĩa
vụ chính trị ở các mức độ khác nhau, để trở thành nhà lãnh đạo thông tin cần có
năng lực, phẩm chất đạo đức, uy tín, khả năng thuyết phục đám đông, quan hệ
quần chúng. Bài viết gợi mở những định hướng để xây dựng đội ngũ cán bộ
tuyên giáo có năng lực, hoạt động hiệu quả, đồng thời là những nhà lãnh đạo
công tác thông tin trong tình hình mới. Đồng thời, đề xuất các năng lực của cán
bộ tuyên giáo cần có để làm tốt công tác tuyên truyền: Khả năng lãnh đạo,
hướng dẫn, định hướng, dẫn dắt tư tưởng; Khả năng tạo động lực, thôi thúc tư
tưởng; Khả năng kết nối; Khả năng xây dựng tổ chức trong lĩnh vực công tác
tuyên giáo...
Nguyễn Hồng Chinh (2022), Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo
ngang tầm nhiệm vụ theo tư tưởng Hồ Chí Minh [14]. Tác giả khẳng định
trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm đến công tác tuyên giáo. Người không chỉ là hiện thân của “Tổng tư
lệnh tối cao” trên mặt trận tư tưởng, mà còn để lại những quan điểm, tư tưởng
quý báu về xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tun giáo có bản lĩnh
chính trị, tư tưởng vững vàng; có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng,


17
lành mạnh; tinh thơng, nhanh nhạy và sáng tạo, có phương pháp làm việc
khoa học… đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng đất nước. Tác giả khẳng
định, trong bối cảnh hiện nay, để chủ trương, đường lối của Đảng nhanh
chóng đi vào cuộc sống, đạt được thành quả, đáp ứng được nguyện vọng của
Nhân dân tất yếu cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo vững
mạnh, nhất là về năng lực, trình độ, phẩm chất, bản lĩnh chính trị ngang tầm

nhiệm vụ là nội dung vơ cùng quan trọng, vừa cấp bách, vừa cơ bản, thường
xuyên, lâu dài. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 05 giải pháp xây dựng đội ngũ
cán bộ tuyên giáo vừa hồng vừa chuyên.
Như vậy có thể thấy, bàn về công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo,
hướng đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu. Trong đó về cơ bản các cơng trình, bài viết đã làm
sáng tỏ được một số khái niệm, như: công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo,
cán bộ tuyên giáo…; nội dung, phương thức, nguyên tắc công tác tư tưởng,
công tác tuyên giáo; hiệu quả của các công tác này gắn với các vấn đề thực
tiễn cụ thể. Các cơng trình đều chỉ ra vai trị quan trọng của cơng tác tư tưởng,
cơng tác tuyên giáo, cán bộ tuyên giáo trong công tác xây dựng đảng, xây
dựng nền tảng tinh thần xã hội và thống nhất quan điểm: xây dựng và phát
triển đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo luôn là nhiệm
vụ trọng tâm đảm bảo đáp ứng u cầu thực tiễn đặt ra.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến năng lực cán bộ,
năng lực tham mưu và năng lực của cán bộ tuyên giáo cấp huyện
1.2.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến năng lực và
nâng cao năng lực cán bộ
Năng lực là khái niệm được nghiên cứu phổ biến trong ngành Tâm lý
học và các ngành khoa học ứng dụng liên quan như quản trị, giáo dục, chính
sách cơng... Ngày nay, các quan điểm về phát triển nguồn nhân lực; đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ; xây dựng, phát triển tổ chức, bộ máy... phần lớn đều dựa trên phát
triển năng lực và đánh giá năng lực.


18
Robert W. White (1959), Motivation reconsidered: The concept of
competence (Xem xét lại khái niệm năng lực) [123]. Bài viết được đăng tải
trên Tạp chí Tâm lý học Hoa Kỳ trong bối cảnh rất nhiều nghiên cứu đưa ra
tranh luận về khái niệm năng lực. Và mục đích của nghiên cứu mà Robert W.

White thực hiện là làm sáng tỏ khái niệm năng lực trên cơ sở xây dựng hệ
thống các câu hỏi khảo sát từ đó so sánh, đối chiếu để xây dựng cấu trúc năng
lực và mối liên hệ giữa năng lực và chất lượng.
David Mc. Clelland (1973), Testing for competence rather than for
“intelligence” [114]. Bài thuyết trình về “Kiểm tra năng lực hơn là kiểm tra
sự thông minh” là một trong những nỗ lực đầu tiên để thay thế cách tiếp cận
truyền thống trong việc phát triển và đánh giá năng lực của con người. Bài
thuyết trình đã tạo sức ảnh hưởng lớn đến cách đánh giá cá nhân trong nhiều
lĩnh vực. Trong bài viết này, McClelland phủ nhận giá trị của những bài kiểm
tra truyền thống về trí thơng minh với những câu hỏi được tách biệt khỏi bối
cảnh thực tế nhằm dự đốn thành cơng trong sự nghiệp và cuộc sống thực của
con người. McClelland kêu gọi sử dụng khái niệm năng lực để thay thế cho
khái niệm trí thơng minh trong việc đánh giá năng lực của người học. Ông
cũng đề xuất việc sử dụng các tiêu chí đánh giá dựa trên những phân tích về
các hành vi trong đời sống và các tiêu chí này cần phải phản ánh được tính đa
dạng của các tình huống trong cuộc sống thực. Kể từ nghiên cứu này của
McClelland, bốn khuynh hướng trong tư duy về giáo dục đã xuất hiện và trở
nên phổ biến trong rất nhiều nghiên cứu và góp phần hình thành nên hướng
tiếp cận toàn diện trong việc định nghĩa về năng lực.
R.E. Boyatzis (1982), The competent manager (Nhà quản lý có năng lực)
[112]. Nghiên cứu của Boyatzis gần như nối tiếp sau phần gợi mở của
McClelland. Đây có thể xem như một nghiên cứu đầy đủ về năng lực lãnh đạo,
quản lý khi ông công bố cùng một bảng khung năng lực. Trong đó, Boyatzis có
đưa ra những lý giải về khái niệm năng lực, các loại năng lực của cá nhân và ảnh
hưởng của năng lực đến công việc của họ, sau khi xây dựng một bộ 60 câu hỏi


19
gắn với sáu lĩnh vực công việc và tiến hành khảo sát. Tác giả sau đó đã xác định
các kỹ năng và kiến thức mà các ngành nghề cần có cho một vị trí cụ thể trong

nghề nghiệp của họ.
D.Dubois & W. Rothwell (2004), Competency-Based Human Resource
Management: Discover a New System for Unleashing the Productive Power of
Exemplary Performers, (Quản lý nguồn nhân lực dựa trên năng lực: Khám phá
một hệ thống mới để giải phóng năng lực làm việc của những người ưu tú) [117].
Hai tác giả đưa ra một mơ hình quản lý hiệu suất mới phù hợp với tài năng của
nhân viên với cơng việc phải hồn thành. Tác giả đưa ra những lý giải về năng lực
và phương thức để phân biệt các cá nhân có năng lực và không. Họ cho rằng bằng
cách tập trung vào những năng lực quan trọng giúp phân biệt những nhân viên
xuất sắc, các chuyên gia nhân sự có thể thay đổi cách họ tuyển dụng, lựa chọn,
đào tạo, phát triển và chi trả thỏa đáng cho những nhân viên có thành tích hàng
đầu.
Châu Vĩnh Học (2010), 中國公務員 - (提高公務員能力) [125],
(Cơng chức Trung Quốc (Nâng cao năng lực của công chức). Cuốn sách tập
trung bàn về mục tiêu, giải pháp cải cách công chức tại Trung Quốc theo
phương châm: xây dựng chế độ cơng chức khoa học hóa, quy chuẩn hóa, dân
chủ hóa. Dựa trên quy định chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo
bồi dưỡng, điều động luân chuyển, sa thải, nghỉ hưu, tuyển nhân viên hợp
đồng, tác giả đánh giá tính hợp lý và những hạn chế của các mức đánh giá từ
khơng hồn thành đến ưu tú đối với cơng chức. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh
đến 05 tiêu chuẩn công chức là: Đạo đức; Năng lực; Cần cù; Thành tích; Độ
liêm khiết. Những cải cách trong quản lý công chức theo tác giả hướng đến
phát triển nguồn nhân lực theo nguyện vọng và năng lực chuyên môn riêng,
không phụ thuộc vào con đường thăng tiến chức vụ. Các yếu tố cấu thành năng
lực công chức theo tác giả thiên nhiều về yếu tố thái độ trong cấu trúc năng lực
cá nhân.
Erica Dhawan & Saj – Nicole Joni (2016), Get big things done (Để


20

làm nên những điều lớn lao) [115]. Cuốn sách gồm ba phần với những lý giải
về năng lực kết nối của con người như một chỉ số của thời đại mới. Năng lực
kết nối là khả năng kết hợp sự đa dạng của thế giới về con người, các mạng
lưới, các nguyên tắc và các nguồn lực; các mối liên kết cộng hưởng với nhằm
tạo ra những kết quả có giá trị, ý nghĩa và mang tính đột phá. Tác giả có đưa
ra những lý giải về nguồn gốc của năng lực kết nối và nhận diện nó trong các
lĩnh vực của đời sống như tư tưởng, nhà cầm quyền, nhà quản lý, thảo luận
nhóm...
Mai Hữu Thỉnh (2013), Về xây dựng khung năng lực trong đơn vị sự
nghiệp công lập ở nước ta [92]. Tác giả bài báo đưa ra những nhìn nhận mang
tính tham khảo góp phần vào xây dựng khung năng lực đối với viên chức các
đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta. Trên cơ sở khẳng định tính ưu việt của mơ
hình khung năng lực và vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp, tác giả
giới thiệu mục đích, tác dụng của việc xây dựng bản khung năng lực, trong đó
cắt nghĩa khái niệm năng lực và các yếu tố cấu thành năng lực làm chỗ dựa cho
việc xây dựng khung năng lực và các cấp độ của khung năng lực. Bài viết chỉ ra
các bước tiến hành xây dựng bản khung năng lực theo vị trí việc làm và nhấn
mạnh khung năng lực của viên chức quản lý đơn vị sự nghiệp cơng lập. Kèm
theo đó, tác giả mơ tả các u cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ, hành vi, cam
kết trách nhiệm, động lực hoàn thành nhân cách của một cán bộ quản lý đơn vị
sự nghiệp công cần có.
Lê Quân (Chủ biên), (2016), Khung năng lực lãnh đạo, quản lý khu vực
hành chính cơng [77]. Trước khi đưa ra mơ hình khung năng lực lãnh đạo, quản
lý khu vực hành chính cơng, tác giả đã lý giải rất chi tiết các khái niệm công cụ
về năng lực, khung năng lực, khung năng lực lãnh đạo, quản lý và những ứng
dụng của khung năng lực trong quản trị. Tác giả dẫn ra trong nghiên cứu của
mình rất nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau xoay quanh các khái niệm công
cụ kể trên.



×